Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu bào chế gel ciprofloxacin 0,3% dùng cho nhãn khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.43 KB, 70 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, các kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon đã được sử dụng
ngày càng nhiều trong nhãn khoa, do ưu điểm của thuốc nhãn khoa chứa các
dược chất này có hiệu lực cao chống lại các vi khuẩn đã kháng các kháng sinh
khác như amino glycosid, penicillin, cephalosporin … [2], [4], [7].
Hiện nay ở Việt Nam, các chế phẩm nhãn khoa chứa ciprofloxacin được một
số cơ sở sản xuất dưới dạng dung dịch nhỏ mắt 0,3%. Tuy nhiên, khi dùng
dưới dạng dung dịch nồng độ thuốc giảm 10 lần trong thời gian 4-20 phút
(Maurice 1987) do tác dụng rửa trôi của nước mắt. Để làm tăng thời gian lưu
thuốc và làm tăng SKD của thuốc ở giác mạc, trong những năm gần đây, một
số tác giả trên thế giới đã nghiên cứu dạng gel và màng đặt nhãn khoa chứa
kháng sinh nhóm fluoroquinolon (ciprofloxacin, pefloxacin, gatifloxacin,
enoxacin…) dùng cho nhãn khoa.
Để góp phần bổ xung dạng thuốc sản xuất trong nước dùng cho nhãn khoa,
chúng tôi tiến hành đề tài:
“ Nghiên cứu bào chế gel ciprofloxacin 0,3% dùng cho nhãn khoa”
Với mục tiêu:
1. Nghiên cứu xây dựng công thức, qui trình bào chế gel ciprofloxacin
0,3% dùng cho nhãn khoa.
2. Theo dõi độ ổn định của chế phẩm.
3. Đánh giá tác dụng in vitro của chế phẩm nghiên cứu.


2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1. 1. Ciprofloxacin
1.1.1. Công thức hoá học
O


F

O
OH
. H2O. HCl

N

N

HN

Tên khoa học: 3- Quinolin carboxylic acid, 1- cyclopropyl - 6 - fluoro - 1,4
dihydro - 4 - oxo - 7 - (1 - piperazinyl), monohydroclorid, monohydrat
Công thức phân tử: C 17 H 18 FN 3 O 3 . HCl. H 2 O
Trọng lượng phân tử: 385,82
Hằng số phân ly: pka 1 =6 (chức –COOH), pka 2 =8,8 (nhóm pipezazinyl) [2],
[3], [4].
1.1.2. Tính chất
* Lý tính
Ciprofloxacin hydroclorid là chất kết tinh màu vàng nhạt, ít tan trong nước,
rất ít tan trong ethanol, không tan trong aceton và ethyl acetat [2], [4].
Theo Eboka và Okeri, các ion kim loại có trong dung dịch ảnh hưởng đến độ
tan của ciprofloxacin hydroclorid. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Ion Fe2+ làm
tăng độ tan nhiều nhất, ion Na+ và K+ rất ít ảnh hưởng đến độ tan. Có thể xắp
xếp thứ tự làm tăng độ tan: Fe2+ > Fe3+> Ca2+ > Al3+ > Mg2+ [17].
Theo Dana và Christopher, độ tan của ciprofloxacin hydroclorid phụ thuộc
vào pH và nhiệt độ: khi nhiệt độ tăng thì độ tan tăng, độ tan cao nhất trong
khoảng pH 4 - 5 [16].



3

* Độ ổn định
Các fluoroquinolon bị phân huỷ dưới tác dụng của ánh sáng tạo ra cùng một
kiểu sản phẩm phân huỷ. Các sản phẩm của phản ứng quang phân này không
có tác dụng dược lý. Ciprofloxacin hydroclorid bị phân huỷ dưới tác dụng của
ánh sáng tự nhiên và ánh sáng huỳnh quang [13]. Dung dịch ciprofloxacin
hydroclorid, pH trong khoảng từ 1,5 đến 7,5 ổn định ít nhất trong 14 ngày ở
nhiệt độ phòng [2], [20].
1.1.3. Đặc tính dược động học của thuốc nhãn khoa ciprofloxacin 0,3%
- Sự hấp thu của thuốc vào huyết tương là rất nhỏ so với đường uống và
đường tiêm. Hấp thu thuốc vào thuỷ dịch tăng khi mắt viêm hay tổn thương.
Trên bệnh nhân và động vật gây nhiễm khuẩn thực nghiệm, nồng độ thuốc
thấm vào giác mạc và các tổ chức khác như thuỷ dịch vượt mức nồng độ ức
chế tối thiểu MIC

90

của hầu hết các vi khuẩn gây bệnh ở giác mạc và kết

mạc. Trên thỏ, thời gian bán thải của cip trong dịch thể là 1-2 giờ [4], [20].
- Theo Robert và Adenis, trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu tính
thấm của thuốc nhãn khoa ciprofloxacin thu được những kết quả khác nhau:
Tai và cộng sự nghiên cứu khả năng thấm của một số kháng sinh
fluoroquinolon trên giác mạc. Kết quả cho thấy tốc độ thấm của dung dịch
nhỏ mắt ciprofloxacin 0,3% trên giác mạc là 15,12 ± 4,76cm/phút, nồng độ
thuốc đạt được trong dịch thể sau khi nhỏ 1 giọt dung dịch ciprofloxacin
0,3%, sau 60 phút là 0,32µg/ml. Nồng độ ciprofloxacin đạt được cao hơn
MIC 90 của hầu hết các vi khuẩn. Kết quả nghiên cứu Duzmaz và cộng sự

thấy, nồng độ ciprofloxacin đạt được trên giác mạc, sau khi nhỏ vào mắt 15
phút/ 1 giọt, trong 90 phút là 0,092 ± 0,077mg/ml, Luthardt và cộng sự ghi
nhận nồng độ ciprofloxacin đạt được trên giác mạc là 0,38 ± 0,33mg/ml với
dạng dung dịch nhỏ mắt và 1,16 ± 0,61mg/ml với dạng kính tiếp xúc mềm
[42].


4

1.1.4. Phổ tác dụng và cơ chế tác dụng
* Phổ tác dụng: ciprofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng trên vi
khuẩn gram (-) và gram (+), kể cả những chủng đã kháng các kháng sinh khác
như cephalosporin, penicillin... [2], [4], [5], [7], [42]. Gần đây, nghiên cứu
của Hassan và cộng sự cho thấy ciprofloxacin với mức nồng độ 0,1% - 0,5%
còn có tác dụng ức chế tốt một số chủng nấm [22].
* Cơ chế tác dụng: ciprofloxacin tác dụng theo hai cơ chế sau:
- Ức chế enzym DNA - gyrase: một trong những enzym tham gia vào quá
trình tổng hợp acid nhân của vi khuẩn.
- Tạo chelat: ciprofloxacin có thể tạo phức kiểu chelat với ion kim loại hoá trị
II (Fe 2+, Ca 2+...). Vì vậy, những protein có chứa ion kim loại trở thành đích
thu hút của ciprofloxacin [2], [4].
1.1.5. Chỉ định
Thuốc nhãn khoa ciprofloxacin 0,3% được chỉ định trong các trường hợp
nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng nhạy cảm, trong những bệnh: loét giác
mạc, viêm kết mạc do Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus pneumoniae,
Staphylococcus aureus...[2], [4], [5], [42].
1.1.6. Một số dung dịch thuốc nhỏ mắt ciprofloxacin 0,3% có trên thị
trường Việt Nam
- Ciloxan dung dịch nhỏ mắt hộp 1 lọ 5ml (Alcon- Mĩ )
- Cipox dung dịch nhỏ mắt nhỏ tai, hộp 1 lọ 5ml (Cip- India)

- Hadolmax dung dịch nhỏ mắt hộp 1 lọ 5ml (Công ty CPDP Hà Tây)
- Ciprofloxacin 0,3% dung dịch nhỏ mắt, nhỏ tai hộp 1 lọ 10ml (Công ty
CPDP Hà Nam)
- Cipmedic dung dịch nhỏ mắt 0,3% (Công ty Dược Khoa- Đại học Dược, Hà
Nội)


5

1.1.7. Một số phương pháp định lượng ciprofloxacin trong chế phẩm và
trong dịch sinh học
- Theo USP XXIV, BP 2005 định lượng ciprofloxacin bằng phương pháp
HPLC với detector UV ở bước sóng 280nm và pha động: 0,025M H 3 PO 4 và
acetonitril (87:13) hoặc acid acetic 2% và acetonitril (85:15) [11], [49] .
- Kassab và cộng sự nghiên cứu định lượng ciprofloxacin trong viên nén, và
trong dung dịch tiêm bằng phương pháp HPLC: sử dụng cột 100RP- 18 (5µm,
125 x 4mm), pha động là nước cất: acetonitril: triethylamin (80:20:0,3), tốc
độ dòng 1µl/phút, detector UV bước sóng 279nm, nhiệt độ cột 24 0C ± 2. Kết
quả cho thấy, nồng độ ciprofloxacin và diện tích pic có quan hệ tuyến tính
trong khoảng nồng độ 4 - 24µg/ml, hệ số tương quan R2 = 0,9999 [26].
- Nagarallin và cộng sự nghiên cứu định lượng ciprofloxacin dạng tinh khiết
và trong chế phẩm bằng phương pháp quang phổ UV. Phương pháp này dựa
trên đo độ hấp phụ ánh sáng của phức o-phenanthrolin Fe (II) (phương pháp
A) và phức di-piridyl Fe (II) (phương pháp B) ở các bước sóng là 510nm và
522nm. Phương pháp A và B chính xác khi nồng độ của ciprofloxacin từ: 0,04
- 7,2µg/ml và 0,05 - 9,0µg/ml [36].
- Sowinki và Kays định lượng ciprofloxacin trong huyết thanh và trong nước
tiểu bằng phương pháp HPLC. Với các điều kiện sắc ký: cột C 18 , dectector tử
ngoại (UVD) bước sóng 280nm, pha động chứa 10mM natri dodecyl sulfat,
10mM tetrabutyl amoni acetat, 25mM acid citric và 43% acetonitril, tốc độ

dòng 1ml/phút, nhiệt độ cột là 230C, thể tích tiêm mẫu 20µl. Phương pháp
chính xác: với nồng độ tối thiểu trong huyết thanh 100ng/ml, trong nước tiểu
là 1µg/ml [44].
- Fireston và cộng sự định lượng ciprofloxacin trong dung dịch nhỏ mắt 0,3%,
bằng phương pháp HPLC: cột ODS (4,6 x 250mm, 5µm), pha động là natri


6

dodecyl sulfat: acid acetic: acetonitril (58:2:40), tốc độ dòng là 1,5ml/phút,
detector UV bước sóng 277nm [19].
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới SKD của thuốc nhãn khoa và các biện
pháp làm tăng SKD.
SKD của thuốc nhãn khoa thường rất thấp (1-3%) do hàng rào sinh lý của
mắt cản trở sự hấp thu dược chất từ thuốc. Chính vì vậy, thách thức đối với kỹ
thuật bào chế các thuốc nhãn khoa là việc nâng cao SKD lên ít nhất 15-20%,
hai hướng chính để cải thiện SKD của thuốc nhãn khoa:
- Kéo dài thời gian lưu của thuốc ở vùng trước giác mạc
- Làm tăng tính thấm của giác mạc đối với dược chất [1], [4], [27], [28].
1.2.1. Kéo dài thời gian lưu thuốc ở vùng trước giác mạc.
Nếu thuốc nhãn khoa được lưu giữ ở vùng trước giác mạc lâu hơn, thì dược
chất được hấp thu lớn hơn, SKD sẽ cao hơn. Có thể tăng thời gian lưu bằng
cách:
* Tăng độ nhớt của thuốc
Khi độ nhớt của thuốc nhãn khoa tăng lên sẽ cản trở sự rút dịch của thuốc
qua ống lệ mũi, làm chậm tốc độ rút thuốc khỏi mắt đồng thời dược chất cũng
khó bị pha loãng hơn bởi dung dịch nước mắt.
* Hạn chế kích ứng mắt để không gây phản xạ tăng tiết nước mắt và rửa trôi
thuốc. Nguyên nhân là do đặc tính của bản thân dược chất, áp suất thẩm thấu
hoặc pH khác biệt quá lớn so với chỉ tiêu sinh lý bình thường của dịch nước

mắt. Do đó, nên điều chỉnh pH của thuốc nhãn khoa về giá trị trung tính hoặc
gần trung tính hay lý tưởng nhất là bằng pH của dung dịch nước mắt, nếu pH
đó không ảnh hưởng đến độ tan và độ ổn định dược chất. Trong trường hợp
cần dùng hệ đệm để giữ cho pH của thuốc nhỏ mắt ổn định nên dùng hệ đệm
có dung lượng đệm thấp.


7

- Munish A. và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố trong công thức
đến tính thấm của dung dịch thuốc nhỏ mắt natri diclofenac trên giác mạc.
Kết quả nghiên cứu cho thấy : Khi pH tăng từ 6-8 khả năng thấm natri
diclofenac giảm. Khi nồng độ dược chất giảm từ 0,1 xuống 0,05% ảnh hưởng
đến tính thấm không rõ ràng. Khi nồng độ natri diclofenac tăng từ 0,1 đến
0,15% tốc độ thấm dược chất giảm. Các chất bảo quản cũng ảnh hưởng đến
mức độ thấm của natri diclofenac: natri metabisulfit, dinatri edetat, methyl và
propyl paraben có tác dụng tăng tính thấm đáng kể. Benzalkonium clorid
không ảnh hưởng đến khả năng thấm dược chất, acid sorbic làm giảm tính
thấm natri diclofenac. Các chất làm tăng độ nhớt cũng ảnh hưởng đến khả
năng thấm của dược chất có thể xắp xếp theo thứ tự sau : HPMC > MC >
PVA > HPC- trọng lượng phân tử thấp [35].
* Sử dụng chất kết dính sinh học để kéo dài thời gian lưu của thuốc ở vùng
trước giác mạc. Những chất này có khả năng gắn vào lớp áo nhầy bao phủ bề
mặt giác mạc và kết mạc nên kéo dài thời gian lưu của thuốc.
- Sandri G. và cộng sự nhận thấy: khi sử dụng phối hợp một số polyme anion
như acid hyaluronic, acid polyacrylic và polyme cation như chitosan, gelatin
làm tăng khả năng kết dính, tăng tính thấm trên giác mạc của tetrahydrolin
hydroclorid. Tuy nhiên, phối hợp giữa gelatin và acid hyaluronic ổn định
dược chất hơn cả [43].
- Hongyi Qi và cộng sự sử dụng hỗn hợp tá dược poloxamer và carbopol tạo

hệ sol-gel cho thuốc nhãn khoa puerarin. Kết quả cho thấy, dạng sol-gel SKD
cao hơn so với dạng thuốc nhỏ mắt. Đồng thời sử dụng thêm chất kết dính
sinh học hydroxyl propyl-β-cyclodextrin làm tăng khả năng kết dính của
thuốc với giác mạc do đó tăng giải phóng dược chất [24].
* Chuyển sang dạng bào chế khác
- Bào chế thuốc dưới dạng hỗn dịch nhỏ mắt


8

+ Eremeev và cộng sự nghiên cứu bào chế dạng hỗn dịch nhỏ mắt proxodolol.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, dạng hỗn dịch có tác dụng phân tán đều trên
giác mạc, tăng thời gian tiếp xúc của dược chất với giác mạc do đó tăng giải
phóng thuốc. Thử nghiệm trên thỏ cũng cho thấy, dạng hỗn dịch có tác dụng
hạ nhãn áp hơn so với dạng thông thường [18].
- Bào chế dạng gel:
+ Pandit và cộng sự nghiên cứu sử dụng tá dược natri alginat tạo dạng gel cho
thuốc nhãn khoa indomethacin. Kết quả nghiên cứu cho thấy dạng gel kéo dài
thời gian giải phóng dược chất trên 8 giờ. Phương trình giải phóng
indomethacin tuân theo động học bậc 0. Dạng gel cho SKD cao hơn so với
dạng thuốc dung dịch nhỏ mắt thông thường [37].
+ Hassan M. A. và cộng sự nghiên cứu bào chế gel atenolol tác dụng kéo dài.
Kết quả cho thấy, khi tỷ lệ tá dược tạo gel CMC và natri alginat tăng thì thời
gian giải phóng dược chất kéo dài hơn. Nghiên cứu in vivo cho thấy, gel
atenolol bào chế theo các công thức đã khảo sát đều duy trì được tác dụng trên
8 giờ [23].
+ Để cải thiện nhược điểm SKD rất thấp của dạng dung dịch thuốc nhỏ mắt
thông thường, Amal E. K. và cộng sự nghiên cứu bào chế gel nhãn khoa
carteolol hydroclorid. Kết quả nghiên cứu cho thấy, gel sử dụng gelrit tỷ lệ
0,2-1% kéo dài giải phóng carteolol hơn so với dạng dung dịch. Nồng độ

gelrit 0,4%, có tốc độ và mức độ giải phóng tốt nhất so với các nồng độ đã
khảo sát. Gel bào chế theo công thức gồm 0,4% gelrit và 1% carteolol, tăng
đáng kể SKD so với dạng dung dịch [6].
- Sử dụng dạng sol-gel nhỏ mắt
Dạng sol-gel khi nhỏ mắt sẽ chuyển dần thành gel ở mắt do những biến đổi
hoá học, vật lý trong môi trường sinh lý. Sự tạo thành gel có thể do sự tăng
pH, ví dụ dùng chất tạo gel như cellulose acetat phtalat, polycarbophil… Sự


9

tạo gel có thể do tăng nhiệt độ khi nhỏ vào mắt nếu sử dụng chất tạo gel là
poloxamer, pluronic…sự tạo gel là do sự có mặt của các cation, đặc biệt là ion
calci trong nước mắt khi sử dụng kelcogel, gelrit…
+ Liu Z. và cộng sự nghiên cứu bào chế dạng sol-gel cho thuốc nhãn khoa
gatifloxacin. Tác giả sử dụng phối hợp giữa alginat 1% và HPMC 2% để tạo
hệ sol-gel. So sánh các thông số dược động học với dạng thuốc nhỏ mắt thông
thường cho thấy : dạng sol-gel cho SKD cao và duy trì được tác dụng của
gatifloxacin kéo dài hơn [31].
+ Gupta H. và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của tá dược tạo dạng sol-gel tới
khả năng giải phóng timolol maleat. Tác giả sử dụng Fluronic F 127 (tá dược
tạo gel theo cơ chế thay đổi nhiệt độ) và chitosan (tạo gel dưới tác dụng của
pH đồng thời là chất làm tăng tính thấm). Nghiên cứu cho thấy, dạng gel hình
thành khi nhiệt độ ≥ 340C, và pH khoảng 7,0. So với dạng thuốc nhỏ mắt
thông thường, dạng sol-gel có tác dụng làm tăng tính thấm timolol maleat trên
giác mạc, tăng giải phóng dược chất và kéo dài thời gian giải phóng trên 10
giờ [21].
+ Sultana Y. và cộng sự so sánh tác dụng của dạng sol-gel và dạng dung dịch
thuốc nhãn khoa pefloxacin mesylat. Kết quả cho thấy, dạng sol-gel sử dụng
nồng độ dược chất thấp hơn nhưng có hiệu quả điều trị tốt hơn so với dạng

dung dịch, giảm được số lần tra thuốc vào mắt, và tác dụng kéo dài hơn. Thử
nghiệm in vivo cũng cho thấy khi sử dụng dạng sol-gel, bệnh nhân dung nạp
tốt, không bị kích ứng, không có những phản ứng có hại [45].
- Thuốc nhãn khoa dựa trên hệ tiểu phân : các tiểu phân (có thể là vi cầu, vi
nang, siêu vi cầu hoặc liposom) sau khi được điều chế, phân tán vào nước,
dung dịch đệm hoặc dung dịch thuốc, giống như hỗn dịch nhỏ mắt. Để chế tạo
các hệ tiểu phân, người ta sử dụng nhiều polymer : poly(butyl) cyanoacrylat,
poly(iso butyl) cyanoacrylat, poly(hexyl) cyanoacrylat, albumin... Một số chất


10

kết dính sinh học cũng được nghiên cứu phối hợp vào hệ tiểu phân để kéo dài
thời gian lưu thuốc ở vùng trước giác mạc.
+ Rania M. H. và cộng sự nghiên cứu bào chế lyposom chứa acetazolamid.
Các tác giả sử dụng các tá dược: phosphatydyl choline (PC) và cholesterol
(CH), có và không có chất mang stearylamin (SA), docetyl phosphat (DP).
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ acetazolamid giải phóng ra khỏi chất mang
điện tích âm> mang chất mang điện tích dương. Nghiên cứu độ ổn định cho
thấy: sau 3 tháng bảo quản ở 40C, lượng acetazolamid còn lại trong chất mang
điện tích dương và âm là 89% và 69%. So sánh mức hạ huyết áp của dạng
liposom so với dạng dung dịch thuốc nhãn khoa thông thường thấy : dạng
liposom kéo dài tác dụng hạ nhãn áp hơn [40] .
- Một số dạng thuốc khác như : dạng kính tiếp xúc mềm, màng đặt nhãn khoa
giải phóng dược chất, hệ phân bố hoá học, hệ chuyển đổi cấu trúc pha...cũng
làm tăng SKD thuốc nhãn khoa.
+ Jain S. P. và cộng sự nghiên cứu màng đặt nhãn khoa của acyclovir điều
chế bằng phương pháp đun chảy. Acyclovir có thể dùng dưới dạng thuốc mỡ
5 lần/ ngày. Mục đích của tác giả bào chế dạng màng đặt nhãn khoa để giảm
số lần sử dụng thuốc xuống 2 lần trong một ngày. Tác giả dùng hydropropyl

cellulose là polyme hoá dẻo và các chất hoá dẻo khác như : propylen glycol,
glycerin, poly ethylen glycol 400. Kết quả cho thấy, dạng màng đặt nhãn khoa
đáp ứng được yêu cầu trên, không gây kích ứng và kéo dài giải phóng trên 10
giờ [25].
+ Kimura và Kakuju nghiên cứu bào chế miếng dán ketotifen vào mí mắt.
Thử nghiệm in vivo trên chuột cho thấy miếng dán cho hiệu quả điều trị cao
hơn so với dạng thuốc nhỏ mắt, nồng độ dược chất được duy trì ổn định trên
kết mạc trong 24 giờ [29].


11

1.2.2. Làm tăng tính thấm của biểu mô giác mạc đối với dược chất
- Có thể nâng cao sinh khả dụng của thuốc nhãn khoa bằng cách sử dụng các
chất làm tăng khả năng thấm của tế bào mô giác mạc đối với dược chất hoặc
các chất làm nới lỏng vùng liên kết chặt của lớp biểu mô giác mạc. Một số
chất đang được nghiên cứu gần đây bao gồm : chất tạo phức, chất hoạt động
bề mặt, các acid và muối mật, các acid béo như acid caprylic…
- Kết quả nghiên cứu của Rathore và Majumdar cho thấy hỗn hợp dinatri
edetat 0,01% và benzalkonium clorid 0,01% làm tăng đáng kể tính thấm của
gatifloxacin trên giác mạc của động vật đã khảo sát [41].
- Baydoun và cộng sự nghiên cứu sử dụng n-octenyl succinat starch (AS) làm
chất diện hoạt cho thuốc nhỏ mắt, kết quả nghiên cứu cho thấy AS có khả
năng làm tăng tính thấm của dược chất qua giác mạc [10].
1.3. Một số công trình nghiên cứu gel và màng đặt nhãn khoa chứa kháng
sinh nhóm fluoroquinolon trên thế giới
* Charoo và cộng sự nghiên cứu màng đặt nhãn khoa ciprofloxacin
hydroclorid, trong đó khoang chứa dược chất tạo bởi natri alginat và chất hoá
dẻo là PEG 600, chứa 0,75mg dược chất, màng bao kiểm soát giải phóng sử
dụng tá dược Eudragit RL và Eudragit RS trong dung môi ethanol - aceton

(3:2), chất hoá dẻo là diethyl phtalat (CT1) hoặc màng poly vinyl acetat dung
môi là cloroform (CT2). Kết quả cho thấy, sau 5 ngày, màng đặt nhãn khoa
bào chế theo CT1 và CT2 tỷ lệ ciprofloxacin giải phóng là 93% và 96%. Khi
sử dụng màng kiểm soát giải phóng dược chất là Eudragit, tỷ lệ Eudragit
RL100 tăng và tỷ lệ Eudragit RS100 giảm, mức độ giải phóng dược chất tăng.
Kết quả giải phóng in vitro và thử nghiệm đo đường kính vòng vô khuẩn cho
thấy, cả hai loại màng bào chế theo công thức CT1 và CT2 có tỷ lệ giải phóng
dược chất hằng định, phương trình giải phóng tuân theo động học bậc 0. Đo
lượng thuốc còn lại trên mắt thỏ, sau khi đặt màng nhãn khoa các tác giả nhận


12

thấy, tốc độ dược chất giải phóng hằng định là 0,6984 mol/l.h (CT1) và
0,6430mol/l.h (CT2), với hệ số tương quan lần lượt là 0,9958 và 0,9895 [14].
* Balasubramaniam và cộng sự nghiên cứu tác dụng in vitro của màng đặt
nhãn khoa ciprofloxacin hydroclorid. Kết quả nghiên cứu cho thấy: lượng
ciprofloxacin giải phóng từ màng đặt không tuân theo động học bậc 0, mức độ
dược chất giải phóng tăng lên khi tỷ lệ alcol polyvinyl tăng. Thử tác dụng ức
chế vi khuẩn của màng đặt nhãn khoa bào chế theo các công thức khác nhau
cho thấy, có sự tương quan giữa mức độ giải phóng dược chất và khả năng ức
chế vi khuẩn [9].
* Tai-lee K. và cộng sự nghiên cứu bào chế hệ giải phóng kéo dài chứa
ciprofloxacin hydroclorid. Các tác giả sử dụng tá dược tăng độ nhớt carbopol
và HPMC, sử dụng dodecyl maltosid làm tăng tính thấm. Kết quả nghiên cứu
in vitro trên mắt thỏ cho thấy, sử dụng dodecyl maltosid làm tăng tính thấm
của ciprofloxacin lên hơn 10 lần so với khi không sử dụng chất làm tăng tính
thấm. Nồng độ ciprofloxacin đạt được trên giác mạc, sau 8 giờ cao hơn MIC90
của hầu hết các vi khuẩn [48].
* Để khắc phục nhược điểm sinh khả dụng rất thấp và hiệu quả điều trị kém

của các dung dịch nhỏ mắt thông thường, Liu Z. và cộng sự nghiên cứu phát
triển gel tra mắt giải phóng kéo dài chứa enoxacin 0,3%. Các tác giả đã phối
hợp giữa 2- hydroxyl propyl- β- cyclodextrin (HP-β-CD) để làm tăng độ tan
của dược chất và tá dược tạo gel HPMC (Methocel F4M). Khảo sát mức độ
giải phóng enoxacin khi dùng HPMC với tỷ lệ khác nhau cho thấy:
- Với mẫu thuốc chứa 2% HPMC khoảng 37% enoxacin giải phóng sau 0,5
giờ và 96% enoxacin giải phóng, sau 6 giờ.
- Mẫu thuốc chứa 3% HPMC, sau 0,5 giờ, 23% enoxacin giải phóng và 90%
enoxacin giải phóng, sau 6 giờ .


13

- Mẫu thuốc chứa 4% HPMC, sau 0,5 giờ chỉ có 17% enoxacin giải phóng và
75% enoxacin giải phóng, sau 6 giờ.
Khả năng làm tăng tính thấm giác mạc của HP- β- CD theo nồng độ có thể
xếp như sau : nồng độ 8% < 2% < 6% < 4%. Sử dụng phối hợp HPMC 3%
làm tá dược tạo gel và HP- β –CD 4% làm tăng độ tan, kéo dài thời gian giải
phóng thuốc hơn 8 giờ. Đồng thời, thử tính kích ứng trên mắt thỏ theo mô
hình Draize cũng cho kết quả tốt : các gel đều không gây kích ứng [30].
* Nghiên cứu ảnh hưởng khi dùng kết hợp natri alginat và HPMC làm tá dược
tạo gel với dược chất gatifloxacin 0,3%, Liu Z. và cộng sự nhận thấy : gel sử
dụng natri alginat và HPMC có khả năng lưu thuốc tốt hơn khi dùng riêng
natri alginat hay HPMC. Hỗn hợp natri alginat- HPMC có thể sử dụng như
một tá dược tạo dạng sol - gel ở mắt để tăng SKD, đảm bảo sự dung nạp
thuốc của người bệnh. Nghiên cứu in vitro cho thấy :
- Mẫu gel chỉ dùng natri alginat 1% (mẫu A1) giải phóng 72% gatifloxacin,
sau 0,5 giờ.
- Mẫu gel chứa HPMC 2% cho mức độ và tốc độ giải phóng dược chất tương
tự như mẫu A1.

- Khoảng 17,2% gatifloxacin giải phóng sau 0,5 giờ ở mẫu gel dùng kết hợp
natri alginat 1% và HPMC E50Lv 2% , gần 80% sau 6 giờ và tổng lượng
thuốc giải phóng tiếp tục tăng lên sau đó [31].
* Lorenzo và cộng sự nghiên cứu dạng kính tiếp xúc mềm chứa dược chất
norfloxacin. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng acid acrylic như một
monome chức năng cho phép tạo hệ gel có khả năng chứa lượng norfloxacin
lớn và kéo dài giải phóng norfloxacin. Bào chế dạng kính tiếp xúc mềm đã
làm tăng đáng kể thời gian lưu thuốc trên giác mạc. Tác dụng của thuốc kéo
dài hơn 24 giờ [32].


14

* Balasubramaniam và cộng sự nghiên cứu thuốc nhãn khoa ciprofloxacin
dạng sol-gel giải phóng kéo dài. Dạng sol-gel có đặc điểm là khi nhỏ vào mắt
từ dạng dung dịch chuyển thành gel, tăng thời gian lưu thuốc trước giác mạc
nên làm tăng hiệu quả điều trị các bệnh về mắt. Trong công thức, các tác giả
đã sử dụng phối hợp giữa gelrit gellan và natri alginat tạo hệ sol - gel. Kết quả
cho thấy, nồng độ gelrit gellan 0,0625% thích hợp nhất so với các nồng độ đã
khảo sát, ciprofloxacin giải phóng kéo dài đến 8 giờ. Tiến hành thử trên 2
chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa ATCC 27853 và Staphylococcus
aureus ATCC 25923, môi trường nuôi cấy thạch thường, nhiệt độ 370C ± 0,5,
So sánh với dạng thuốc nhỏ mắt thông thường cho thấy dạng sol - gel tác
dụng kháng khuẩn cao hơn [8].
* Mundada và Shrikhande nghiên cứu bào chế màng đặt nhãn khoa kiểm soát
quá trình giải phóng của ciprofloxacin hydroclorid. Các tác giả đã sử dụng
phối hợp giữa gelatin ở các nồng độ 16%, 18% để tạo khoang chứa dược chất
và ethyl cellulose nồng độ 3%, 4% và 5% làm màng điều khiển quá trình giải
phóng dược chất. Kết quả trên cả thử nghiệm in vitro và in vivo đều cho thấy,
màng đặt nhãn khoa bào chế theo công thức phối hợp giữa 18% gelatin và 4%

ethyl cellulose cho kết quả giải phóng ciprofloxacin cao nhất và duy trì được
tác dụng kéo dài trong suốt 12 giờ. Đồng thời, tiến hành thử tính kích ứng trên
mắt thỏ cũng cho kết quả như mong muốn: màng đặt nhãn khoa chứa
ciprofloxacin không gây độc và kích ứng [34].
* Yoo M. K. và cộng sự nghiên cứu giải phóng ciprofloxacin hydroclorid từ
hệ gel nhãn khoa sử dụng tá dược chondroitin- 6- sulfat- graft- poloxamer
(C6S-P). Hệ được thiết kế gồm poloxamer làm tá dược tạo dạng sol - gel và
thêm chondroitin- 6- sulfat là chất kết dính sinh học, tăng tính thấm. Nhiệt độ
tạo gel được xác định bằng cách cho 1ml dung dịch poloxamer hoặc C6S-P
nồng độ 18%, 19% hoặc 20% vào ống vial 5ml, đặt trong bể nước làm nóng


15

với tốc độ 0,50C/phút. Mức độ ciprofloxacin giải phóng đo bằng phương pháp
quang phổ UV ở bước sóng 287nm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhiệt độ tạo
gel từ hệ C6S-P giảm khi tăng nồng độ poloxamer và giảm nồng độ C6S. Gel
sử dụng chondroitin- 6- sulfat- graft- poloxamer tỷ lệ 2,42% kéo dài thời gian
lưu của dược chất lâu nhất so với các tỷ lệ đã khảo sát. Sau 12 giờ,
ciprofloxacin giải phóng được khoảng 80%, trong khi đó nếu sử dụng riêng
poloxamer sau 4 giờ dược chất đã giải phóng gần như hoàn toàn [52].
* Trong một nghiên cứu khác về giải phóng ciprofloxacin từ hệ gel poloxamer
– graft - hyaluronic acid (P-HA), Cho K. Y. và cộng sự tổng hợp hệ P-HA từ
phản ứng giữa mono amin terminat poloxamer (MATP) và acid hyauronic
(HA). Phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H cho thấy nhóm amid của hệ
được hình thành từ nhóm amin của MATP và nhóm carboxylic của HA. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra nhiệt độ tạo gel phụ thuộc vào nồng độ của HA, nồng
độ HA cao thì nhiệt độ tạo gel lớn, dạng sol - gel không được hình thành khi
nồng độ HA trên 15% trong hệ. Sử dụng riêng poloxamer hầu hết
ciprofloxacin được giải phóng sau 3 giờ, nếu dùng hệ P-HA (HA 13,99%):

90% ciprofloxacin được giải phóng sau 20 giờ, do đó sử dụng hệ P-HA kéo
dài giải phóng dược chất. Mặt khác, khi tỷ lệ HA trong hệ tăng thì
ciprofloxacin giải phóng kéo dài hơn điều này là do khả năng kết dính và độ
nhớt cao của HA [15].
* Để kéo dài thời gian tác dụng của thuốc nhãn khoa pradofloxacin, Pijls và
cộng sự nghiên cứu bào chế tá dược mới gọi là OphthaCoil. OphthalCoil có
cấu tạo gồm một sợi dây thép mảnh được phủ ra ngoài bằng các polyme có
khả năng trương nở như N- methyl- vinylpyrrolidon và N- butylmethacrylat.
Dược chất pradofloxacin được phân bố trong lớp vỏ trên. Sau đó người ta đặt
vào trong túi cùng kết mạc của mắt, lớp vỏ trương nở và giải phóng dược chất
từ từ, làm tăng thời gian tiếp xúc với kết mạc làm tăng SKD và tác dụng kéo


16

dài hơn. Do đó, tá dược Ophthacoil rất có triển vọng để ứng dụng làm tá dược
cho các dạng thuốc nhỏ mắt tác dụng kéo dài. Tuy nhiên, thử nghiệm trên mắt
chó cho thấy, nồng độ của thuốc giảm trong lúc ngủ. Nguyên nhân là do mí
mắt chó đẩy thuốc ra khỏi túi cùng kết mạc, nhưng phản xạ này không xảy ra
trên mắt người [39].
* Budai L. và cộng sự nghiên cứu bào chế dạng gel và liposom cho thuốc
nhãn khoa ciprofloxacin 0,3%. Tác giả sử dụng các tá dược tạo gel là alcol
polyvinyl (PVA) và poly meta acrylat (PMA), lecithin và α-L-dipalmithoylphosphatidyl cholin (DPPC) tạo hệ liposom. Kết quả cho thấy:
- Gel sử dụng PVA 5% và PVA 7%: t 1/2 khoảng 300 và 360 phút, thuốc được
giải phóng hoàn toàn sau 550 và 900 phút.
- Gel sử dụng PVA 10% và PVA 15% , trong khoảng thời gian 300 phút,
dược chất giải phóng được 17% và 15%.
- Gel sử dụng PMA ở tỷ lệ 3 và 5% không thấy có sự khác nhau nhiều về mức
độ và tốc độ dược chất giải phóng.
- Liposom bào chế phối hợp giữa DPPC và PMA kéo dài giải phóng của

ciprofloxacin cao nhất so với các liposom đã khảo sát [12].
* Sultana và cộng sự nghiên cứu gel tra mắt pefloxacin mesylat sử dụng các
chất bảo quản propyl paraben và methyl paraben, hệ đệm borat pH 4,7, tá
dược tạo gel là carbopol 934p và methyl cellulose H4M (MC). Kết quả cho
thấy:
- Gel sử dụng phối hợp giữa 1,5% MC và 0,3% carbopol cho hệ sol-gel gel
kéo dài giải phóng dược chất hơn khi dùng riêng MC hoặc carbopol.
- Thử nghiệm in vivo trên chuột nhận thấy: với nồng độ pefloxacin mesylat
đạt được, gel vẫn đạt tác dụng điều trị sau 12 giờ. Gel bào chế theo công thức
chứa 0,18% pefloxacin mesylat cho kết quả tốt hơn so với dạng dung dịch
thông thường chứa 0,3% dược chất [46].


17

* Một nghiên cứu khác của Sultana và cộng sự, thuốc nhãn khoa pefloxacin
mesylat sử dụng tá dược gelrit tạo hệ sol - gel theo cơ chế ion. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, khi nồng độ gelrit tăng từ 0,4 đến 0,6%, pefloxacin mesylat giải
phóng kéo dài hơn. Khi nồng độ gelrit tăng lên 0,8% mức độ giải phóng dược
chất giảm. Với tỷ lệ gelrit 0,6%, 99% dược chất giải phóng, sau 12 giờ. So
sánh khả năng ức chế vi khuẩn Staphylococcus aureus và Pseudomonas
aeruginosa, trên giác mạc động vật gây nhiễm khuẩn với dạng thuốc nhỏ mắt
thông thường, gel pefloxacin mesylat cho kết quả tốt hơn: sau 12 giờ, lượng
dược chất giải phóng vẫn cao hơn MIC 90 của các vi khuẩn. Trong khi đó với
dạng thuốc nhỏ mắt thông thường nồng độ dược chất giải phóng đạt đỉnh sau
4 giờ, rồi giảm nhanh [47].
* Rathore và Majumdar nghiên cứu ảnh hưởng của pH và chất bảo quản đến
khả năng thấm qua giác mạc của gatifloxacin. Kết quả cho thấy:
- pH ảnh hưởng đến tính thấm của gatifloxacin, khi tăng giá trị pH lên từ 5 7,2, khả năng thấm dược chất tăng.
- Sử dụng phối hợp giữa hai chất bảo quản benzalkonium clorid 0,01% và

dinatri edetat 0,01% làm tăng tính thấm của gatifloxacin tốt nhất so với các
chất bảo quản đã sử dụng [41].
*Venkateshwar và Shyalr nghiên cứu màng đạt nhãn khoa norfloxacin. Các
tác giả sử dụng β-cyclodextrin (BCD) để làm tăng độ tan của norfloxacin,
HPMC tạo hệ cốt và thay đổi màng điều khiển giải phóng dược chất bằng
cách thay đổi tỷ lệ ethyl cenlulose (EC) và polyvinyl pyrrolidon K30 (PVP)
trong thành phần của màng. Thử nghiệm với 5 công thức: CT1 (EC:PVP =
8:1), CT2 (EC:PVP = 4:1), CT3 (EC:PVP = 2:1), CT4 (EC:PVP = 1:1), CT5
(EC 100%). Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng norfloxacin giải phóng phụ
thuộc vào tỷ lệ EC trong màng. Với hệ bào chế theo 2 công thức 1 và 5, động


18

học giải phóng dược chất tuân theo bậc 0. Khi tăng tỷ lệ PVP trong thành
phần của màng, tốc độ và mức độ giải phóng norfloxacin tăng [50].
* Pawar P. K. và Majumdar D. K. và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của
thành phần trong công thức thuốc nhỏ mắt moxifloxacin đến khả năng thấm
in vitro trên giác mạc của dê, bò, cừu. Kết quả cho thấy:
- Khi tăng nồng độ của dược chất từ 0,1% đến 0,5% lượng dược chất thấm
tăng lên nhưng tốc độ thấm giảm.
- Tăng pH của dung dịch khả năng thấm dược chất tăng.
- Khi sử dụng phối hợp giữa chất bảo quản benzalkonium clorid 0,01% và
dinatri edetat 0,01% làm tăng tính thấm moxifloxacin cao nhất so với các chất
bảo quản khác, trên giác mạc động vật đã khảo sát.
Từ đó lựa chọn được công thức thuốc nhỏ mắt có mức độ thấm dược chất tối
ưu: moxifloxacin 0,5%, cặp chất bảo quản benzalkonium clorid 0,01% và
dinatri edetat 0,01%, pH 7,2 [38].
* Vilches A. P. và cộng sự nghiên cứu gel tra mắt norfloxacin và
ciprofloxacin. Tác giả dùng tá dược tạo gel là carbopol 934 tỷ lệ 0,25%, sử

dụng natri hydroxyd để trung hoà và ổn định thể chất của gel. Lượng
norfloxacin giải phóng ra khỏi tá dược gel tăng 7,2 lần và ciprofloxacin tăng
34 lần so với dạng dung dịch. Quá trình giải phóng dược chất từ gel tuân theo
phương trình động học bậc 0. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy: gel
carbopol có tác dụng giải phóng thuốc với tốc độ hằng định, điều này rất có ý
nghĩa đối với việc thiết kế dạng thuốc tác dụng tại chỗ [51].


19

CHƯƠNG II : NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu, phương tiện nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu
Bảng 2.1: Nguyên liệu và hoá chất dùng cho nghiên cứu
STT Tên nguyên liệu

Nguồn gốc

TCCL

1

Ciprofloxacin hydroclorid

Trung Quốc

BP 1998

2


HPMC

Trung Quốc

BP 1998

3

CMC

Trung Quốc

BP 1998

4

Carbopol 940

Trung Quốc

BP 1998

5

Na CMC

Trung Quốc

BP 1998


6

Natri alginat

Trung Quốc

BP 1998

7

Acid citric

Trung Quốc

Tinh khiết hoá học

8

Natri citrat

Trung Quốc

Tinh khiết hoá học

9

NaOH

Trung Quốc


Tinh khiết hoá học

10

Acid acetic

Trung Quốc

Tinh khiết hoá học

11

Acid boric

Trung Quốc

Tinh khiết hoá học

12

Natri borat

Trung Quốc

Tinh khiết hoá học

13

Triethanolamin


Trung Quốc

Tinh khiết hoá học

14

Benzalkonium clorid

15

Dinatri edetat

Trung Quốc

Tinh khiết hoá học

16

Natri clorid

Trung Quốc

Tinh khiết hoá học

17

Kali clorid

Trung Quốc


Tinh khiết hoá học

18

Calci clorid

Trung Quốc

Tinh khiết hoá học

19

Natri bicarbonat

Trung Quốc

Tinh khiết hoá học

20

Nước cất

Nhật bản

Việt Nam

USP 24

DĐVN III



20

2.1.2. Phương tiện nghiên cứu
- Hệ thống đánh giá giải phóng thuốc qua màng Hanson Research
- Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao Spectra Symtem Thermo Finnigans
- Máy khuấy từ Kika-Werke của Đức
- Máy đo độ nhớt Broofield LVDP.E
- Máy đo pH, Ino Lap pH 730.
- Màng lọc cellulose acetat Sartorius 0,20; 0,45 µm
- Màng lọc polysulfon 0,45µm
- Tủ vi khí hậu Climacell
- Cân phân tích, cân kỹ thuật Sartorius
- Nồi hấp tiệt khuẩn
- Máy lọc
2.2. Nội dung nghiên cứu :
- Xây dựng công thức, qui trình bào chế gel nhãn khoa ciprofloxacin 0,3%
- Nghiên cứu độ ổn định của chế phẩm
- Đánh giá tác dụng kháng khuẩn của chế phẩm nghiên cứu trên vi khuẩn
Staphylococcus aureus ATCC 1128
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Xây dựng công thức và phương pháp bào chế gel nhãn khoa
ciprofloxacin 0,3%
Bào chế gel ciprofloxacin 0,3% theo phương pháp hoà tan đơn giản với sự
thay đổi của các yếu tố trong công thức nhằm tìm ra công thức và qui trình
bào chế thích hợp.


21


2.3.1.1. Với gel sử dụng tá dược HEC
Sử dụng tá dược HEC các nồng độ khác nhau, bào chế gel ciprofloxacin
0,3% theo phương pháp hoà tan đơn giản như mô tả sơ đồ hình 2.1, gồm các
bước dưới đây:
* Bước 1: tạo gel
Ngâm tá dược tạo gel vào trong 70ml nước cất ấm (hoặc hệ đệm đã điều
chỉnh pH thích hợp) cho trương nở. Tiệt khuẩn ở nhiệt độ 1210C trong 30
phút.
* Bước 2: pha dung dịch dược chất
Hoà tan ciprofloxacin hydroclorid (và các chất phụ nếu có) vào khoảng 10ml
nước cất, lọc loại khuẩn qua màng lọc kích thước 0,20µm.
* Bước 3: phối hợp gel và dung dịch dược chất, bổ sung nước cất đã lọc tiệt
khuẩn vừa đủ, khuấy trộn kỹ cho đồng nhất, điều chỉnh pH bằng dung dịch
NaOH hoặc HCl.
* Bước 4: cho chế phẩm vào tuýp nhôm sạch, khô, hàn kín và dán nhãn
2.3.1.2. Với gel sử dụng tá dược HPMC, CMC, HPC
Gel được bào chế theo phương pháp hoà tan đơn giản với các bước tương tự
như gel sử dụng tá dược HEC. Thành phần, khối lượng các nguyên liệu ghi
trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Công thức gel sử dụng tá dược HPMC, CMC, HPC
S

Tên

TT

nguyên liệu

1


Cip. HCl

2

HPMC

3

HPC

4

CMC

5

Nước cất vđ

CT1

CT2

CT3

CT4

CT5

CT6


CT7

CT8

CT9

CT10

CT11

0,357 g

0,357 g

0,357 g

0,357 g

0,357 g

0,357 g

0,357 g

0,357 g

0,357 g

0,357 g


0,357 g

9g

10 g

11 g

12 g

-

-

-

-

-

-

-

2g

2,5 g

3g


-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

2g

3g

4g

5g


100 g

100 g

100 g

100 g

100 g

100 g

100 g

100 g

100 g

100 g

100 g


22

Cân
nguyên liệu

Ngâm trương nở

HEC trong nước
(hệ đệm)

Hòa tan
dược chất, dung
môi, chất phụ

Tiệt khuẩn
1210C/30 phút

Lọc qua màng
kích thước 0,2µm
Dung dịch
Tá dược

dược chất

Gel ciprofloxacin
0,3%

Dung dịch NaOH
hoặc HCl điều
chỉnh pH

Đóng tuýp nhôm
kín, dán nhãn

Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn bào chế gel ciprofloxacin



23

2.3.1.3. Với gel sử dụng tá dược carbopol 940, natri alginat
Gel được bào chế theo phương pháp hoà tan đơn giản tương tự như gel HEC,
riêng trong trường hợp gel carbopol gồm các bước sau:
- Cân nguyên liệu theo công thức trong bảng 2.3.
- Rắc nhẹ carbopol lên mặt nước cho trương nở hoàn toàn.
- Thêm triethanolamin, tiếp tục khuấy trộn đến khi thu được gel đồng nhất.
Sau đó tiến hành tương tự như gel sử dụng tá dược HEC.
Bảng 2.3. Công thức gel ciprofloxacin sử dụng tá dược carbopol, natri
alginat
Tên nguyên liệu

CT 27

CT 28

CT 29

CT 30

CT 31

CT 32

CT 33

CT 34

1


Cip. HCl

0,357 g

0,357 g

0,357 g

0,357 g

0,357 g

0,357 g

0,357 g

0,357 g

2

Carbopol 940

0,3 g

0,4 g

0,5 g

0,6 g


-

-

-

-

3

Triethanolamin

1g

1g

1g

1g

-

-

4

Natri alginat

-


-

-

-

0,5 g

1,0 g

1,5 g

2,0 g

5

Nước cất vđ

100 g

100 g

100 g

100 g

100 g

100 g


100 g

100 g

STT

-

Nhận xét: Các công thức gel pha chế theo công thức CT 27 đến CT 34 sau khi
pha đều xuất hiện kết tủa vàng nhạt, vón, cho thấy dược chất ciprofloxacin
hydroclorid có thể tương kỵ với các tá dược tạo gel là carbopol, natri alginat.
2.3.2. Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm
2.3.2.1. Định lượng ciprofloxacin bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu
năng cao HPLC
* Định lượng ciprofloxacin trong các mẫu gel và định lượng dược chất giải
phóng bằng phương pháp HPLC với các điều kiện [4], [11], [19], [26], [44],
[49]:
- Cột: C 18 , 250mm x 4mm x 5µm
- Nhiệt độ cột: 250C ± 1
- Tốc độ dòng: 1ml/phút
- Detector UV, bước sóng 278nm


24

- Thể tích tiêm mẫu 5µl
* Tiến hành:
- Pha động: dung dịch acid acetic 2% và acetonitril với tỷ lệ 81:19.
- Mẫu chuẩn: cân chính xác khoảng 0,089g ciprofloxacin hydroclorid cho vào

bình định mức 25ml, thêm dung dịch acid acetic 2% đến vạch, lắc tan. Lấy
chính xác 1ml dung dịch trên cho vào bình định mức 50ml, thêm dung dịch
acid acetic 2% đến vạch, lọc qua màng lọc có kích thước 0,45µm.
- Mẫu thử: Cân chính xác khoảng 1,000g gel ciprofloxacin hydroclorid cho
vào bình định mức 50ml, thêm dung dịch acid acetic 2% đến vạch, lọc qua
màng lọc có kích thước 0,45µm.
* Tính toán kết quả:
Ct=

St
× Cc
Sc

Trong đó:
C t : Nồng độ cip mẫu thử (µg/ml)
C c : Nồng độ cip mẫu chuẩn (µg/ml)
S t : Diện tích pic mẫu thử
S c : Diện tích pic mẫu chuẩn
* Xây dựng đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa nồng độ ciprofloxacin
và diện tích pic
Pha dung dịch ciprofloxacin hydroclorid với các mức nồng độ 25, 50, 75,
100, 125, 150 µg/ml trong dung dịch acid acetic 2%. Mỗi mức nồng độ làm 3
mẫu. Xác định diện tích pic lấy giá trị trung bình, xây dựng đường chuẩn biểu
thị mối tương quan giữa nồng độ ciprofloxacin và diện tích pic.


25

2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu khả năng giải phóng dược chất ra khỏi
tá dược

- Sử dụng hệ thống đánh giá giải phóng qua màng Hanson Research được mô
tả như hình 2.2.
- Với các điều kiện cụ thể sau: [15]
+ Màng polysulfon, kích thước lỗ xốp 0,45µm
+ Môi trường khuyếch tán: 150ml dung dịch nước mắt nhân tạo gồm
Natri clorid

6,70g

Calci clorid

0,08g

Natri bicarbonat

2,00g

Nước cất vđ

1000ml

+ Thể tích môi trường khuyếch tán: V = 7ml
+ Nhiệt độ môi trường khuyếch tán: 340C ± 1

Hình 2.2. Hệ thống đánh giá khả năng giải phóng qua màng kiểu bình
Frank-Hanson research
+ Diện tích bề mặt màng khuyếch tán: 1,76cm2
+ Tốc độ khuấy: 400 vòng/phút



×