Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Khảo sát việc sử dụng thuốc điều trị viêm khớp và tác dụng không mong muốn của chúng ở người cao tuổi tại bệnh viện e tỉnh nam định những năm 2001 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.91 MB, 98 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TÊ

TRƯ Ờ NG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘ I

LẠI TH Ị TH ANH

KHẢO SÁT VIỆC sử DỤNG THUỐC ĐIỂU TRỊ VIÊM KHỚP
VÀ TÁC DỤNG KHỐNG MONG MUỐN CỦA CHÚNG
ở NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN E TỈNH NAM ĐỊNH NHỮNG NĂM 2001-2003

LUẬN VÁN THẠC s ĩ

Dược

HỌC

Chuyên ngành: Dược iý - Dược lâm sàng
M ã số: 60 73 05

Người hướng d ẫ n : PGS.TS. MAI TẤT T ố
PGS.TS. PHẠM QUANG TÙNG

HÀ NỘ I-2003


M

p J



Q c M

( f it

q u á h ìn h tiụ itièn (itíii tìm h iể u (Tê h o à n tliù n h (tễ tà i
nàụ

tô i

fit à í/ oà,

(Tã n h ã n (Tiioe stt' liu óitíỊ ílâ n , (ỊÌúfL đ ổ , iĩỗ tiíị

tìiên củ a các

e á e b a n ú /i (ịiư đ ì n h .

'rĩrũóe tiê n , ỉô ì x ì lí hỉítỊ tó lòm Ị L ín h tro II(Ị oà h iêt ổn sâ u sue,
tiỉiâỉ tói

rf)Cị(S. cTfV. J tliii Cĩât "7ỏ ^Ĩiií ÓHíị hà Iiiêti rf)tiò(‘ húi tr ư ờ n g , (Tại
h oe íliio e

Q ịỏ ì.

'PtỉxS.QicS. rf)lim u Q u a nạ. ^7ùu(ị bò m ô ti

cSùth íio á , ntỊMụên


^Ĩv íú u k ị pítòítạ đ à o tao J till (tai hoe, rJi'tiòtUỊ (Tại ít oe (Dùổe '^ t)à Qỉòì.
QƯtũìtạ ttạùởi (Tã tâu tìitli liiióiKị (lan , (‘h í hảo tòi hot KỊ suốt
q u á trình tít lie í tiên (Tỉ tà i 11(11/.

(Ằuin ch âu th à n h c ả m 0/1 CịiS. ^JcS~Klỉô. 'rỉCtìừntẬ c7/W/ 'dõuyềti,
VQtò i ỉvotKị q u á trìn h h o à n th ìèu CÔHÍỊ h ìn h n ò ụ.
(Ằúin eh ân th à n h cá m Oil bác iĩị r()ũ rị)iè t 1t)ùu(ị - Cịiánt (Toe
b in h viên <5 , cúc bác i í j , (Ị ỉ ú pltiUMỊ Uê htìaeh tôn (Ị h o p , UIt tìa Cìlôi c /
b ỉ Ilit từêti

QLaut (Đ in h (tã tao đ ĩ en Uiên ffiúfì tòi thu tliâ p sò í ì ỉu .

Q U iâ n t l ỉ p t i à i/, t ô i rTÌit e/u ĩii t h à n h c ả m Oil (B an ụ ì á m l iìê ti,

p h ờ ttạ rĐ ùo ta o sa u (Tai h oe, bở m ò n ri)tiO(‘ lã m i à ti ạ lùi eáe tliầ ụ cò
ạ iá o , b ạ n hè, ỉĩồtKị /lợ/ t ỉệp hu òiK Ị đ ạ i h oe rO tiọe lù à Q tộ i (tã n lĩiêt
tìn h ạ iả n ạ . diỊỊị. oil fịiú p íTíĩ tô i trou ụ su ố t u /to á hoe.
'7f)ỉ x ỉn hù ụ tó lòn (Ị L ín h ụêu oà h iêt ôn

oô h a n tó i n h ĩù itị

IU/nòi th ả n trtìntị (fin (tĩnh ỉtã Itlòn tao m o i đ iều Liêu ehú tôi tvrtnsuốt q u á trình, hoe tá p (Tê tôi có ituo'e n ỉ III n ạ à ụ /lâm n a ụ.

Guiu (‘h â n th à n h c ả m ổti t à t cử su ’ụ ỉtíp đ ỡ q tu ị h á u đ á i
Dưọc sỹ Lại thị Thanh


MỤC

LỤC


Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ

1

PHẦN 1 - TỔNG QUAN

2

1.1. Nói vể khớp và bệnh khớp

2

1.1.1. Phân loại

3

1.1.2. Đặc tính và những bệnh gặp trong mỗi loại kể trên

3

1.2.Thuốc thường dùng điều trị viêm khớp

9

1.2.1. Nhóm thuốc glucocorticoid (CtC)


9

1.2.2. Thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm

14

1.2.3.Các nhóm thuốc khác dùng trong điều trị viêm khớp

24

PHẦN 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

27

2.1. Đối tưọng nghiên cứu

27

2.2.Phương pháp nghiên cứu

27

2.2.1. Nghiên cứu hồi cứu

27

2.2.2. Nghiên cứu tiến cứu

29


2.3.XỬ lý kết quả

29

PHẦN 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN

30

3.1. Kết quả nghiên cứu hồi cứu trên bệnh án

30

3.1.1 Một vài đặc điểm của mẫu nghiên cứu, hồi cứu

30

3.1.2. Khảo sát nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm sử dụng
trong điều trị viêm khớp tại bệnh viện E Nam Định

34

3.1.3. Nhóm thuốc glucocorticoid (GC) dùng trong điều trị viêm khớp
ở bệnh viện E Nam Định

4^

3.1.4. Kết quả khảo sát việc sử dụng kháng sinh, vitamin,thuốc chống
loét tiêu hoá, colchicin trong điều trị bệnh viêm khớp ở bệnh viện E
Nam Định
51

3.2. M ột sô kết quả bước đầu nghiên cứu tiến cứu

54

3.2.1. Một vài đặc điểm của mẫu nghiên cứu, tiến cứu

55

3.2.2. Các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm dùng điều trị viêm
khớp ở bệnh viện E N am Định, 2003

57


3.2.3. Các thuốc GC dùng điều trị viêm khớp, 2003.

68

3.2.4. Các nhóm thuốc kháng sinh, vitamin, thuốc chống loét tiêu
hoá, colchicin được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân viêm khớp,
2003
71
3.3. Nhận xét, bàn luận chung

73

3.3.1. Khái quát chung về kết quả nghiên cứu

73


3.3.2. M ột số ý kiến và nhận xét về khắc phục tác dụng không mong
muốn của thuốc NSAID và GC trong điều trị

80

3.3.3. Đề xuất

82

PHẦN 4 - KẾT LUẬN

84

1) Về tình hình bệnh

84

2) Về thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm dùng trong điều trị

84

3) Về thuốc GC trong điểu trị viêm khớp

84

4) Về tác dụng không m ong muốn của thuốc

85

5) Các thuốc khác


85

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

V


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

ACTH

Adenocorticotropichormon (hormon hướng vỏ thượng thận)

cox

Cyclooxygenase

HC

Hồng Cầu

GC

Glucocorticoid

NSAID

Non-Steroidal - anti-inflammatorydrugs


PG

Prostaglandin


ĐẶT VẤN ĐỂ

Bệnh xương khớp là một bệnh rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở
Việt Nam , các bệnh đau xương khớp chiếm một tỷ lệ khá cao trong nhân dân.
Người cao tuổi ( từ 60 tuổi trở lên) do trải qua nhiều năm tháng lao động vất
vả và do sự lão hoá tự nhiên của cơ thể nên bệnh xương khớp càng tăng [38].
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy người cao tuổi thường mắc rất nhiều
bệnh, trong đó tỷ lệ các bệnh xương khớp đứng hàng đầu, chiếm tới 60% [1],
[29], [38]. Viêm khớp dạn s thấp, thoái hoá xương khớp, bệnh gút...là những
bệnh thường gặp [2]. Thuốc dùng điều trị các bệnh viêm khớp chủ yếu gồm
hai nhóm chống viêm steroid và nonsteroid. Cả hai nhóm này đều là những
thuốc có nhiều tác dụng khôns mong muốn, để lại hậu quả nặng nề: đau
thượng vị, viêm, loét dạ dày, tá tràng, chảy máu tiêu hoá, dị ứng, tăng huyết
áp, suy thận ...[6], [8], [25], [27], [40], [41], [42], [43], [44], [46]. Hiện nay,
các thuốc thuộc hai nhóm này rất phong phú, được sử dụng dưới nhiều loại
biệt dược, nhiều dạng bào chế. Nhưng chính điều đó lại cũng gây khó khăn
cho thầy thuốc và bệnh nhân trong việc lựa chọn thuốc, dễ dẫn đến các tác
dụng không mong muốn, ở người cao tuổi, các chức năng gan, thận đều giảm,
ảnh hưởng đến chuyển hoá và thải trừ thuốc nên tác dụng không mong muốn
của thuốc càng tăng [3], [39]. Để hạn chế tác dụng không mong muốn của
thuốc điều trị viêm khớp, góp phần vào chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi là
những người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu và giữ vai trò
quan trọng trong gia đình và xã hội; những người đã trải qua và có công trong
hai cuộc kháng chiến cún nước, chúng tôi tiến hành "Khảo sát và đánh giá việc

sử dụng thuốc điều trị viêm khớp và tác dụng không mong muốn của chúng ở
người cao tuổi tại bệnh viện E tỉnh Nam Định những năm 2001 - 2003 "với
mục tiêu cụ thể sau:
1. Khảo sát thực trạng bệnh viêm khớp ở người cao tuổi vào điều trị nội
trú tại bệnh viện E Nam Định từ tháng 1/2001 đến tháng 8/2003.
2.Khảo sát việc sử dụng thuốc và những tác dụng không mong muốn
của chúng đã gặp phải và ghi nhận được trong qúa trình điều trị viêm khớp.
3.

Đề xuất sử dụng thuốc nhất là nhóm NSAID hợp lý, an toàn nhằm

góp phần hạn chế các tác dụng không mong muốn của thuốc.


2

PHẨN 1
TỔNG QUAN
1.1 NÓI VỀ KHỚP VÀ BỆNH KHỚP
Tất cả các khớp xương trong cơ thể con người, dù lớn hay nhỏ, đều
được cấu tạo bởi một thứ vật liệu với chất lượng tối ưu, cho phép được sử dụng
hầu như suốt đời. Tuỳ theo chức năng hoạt động và trong quá trình phát triển
của chúng, các khớp được chia ra hai nhóm lớn:
* Khớp bất động: là loại khớp không có ổ khớp, hầu như bất động về
mặt chức năng, điển hình là các khớp ở đầu như vòm sọ, thái dương-đỉnh, giữa
2 xương mũi...
* Khớp động: là khớp có đầy đủ các thành phần của khớp,...Tất cả các
khớp ở tay, chân và một số khớp vùng hàm- mặt thuộc nhóm này. Nói nôm na là
những khớp cử động được, và đó cũng là đối tượng được đề cập trong đề tài này.
Một khớp động được cấu tạo bởi hai đầu xương có bề mặt được phú

một lớp sụn trơn láng, có thể trượt lên nhau dễ dàng để ngăn tình trạng tiếp
xúc xương với xương. Một tổ chức sợi bao quanh 2 đầu xương, tạo nên một
khoảng trống giữa 2 đầu xương gọi là ổ khớp. Tổ chức sợi này được gọi là bao
khớp. Bao khớp có tác dụng giữ vững khớp. Lót mặt trong của bao khớp là
màng hoạt dịch có khả năng sinh ra chất dịch chứa trong ổ khớp, có tác dụng
bảo vệ và bôi trơn khớp, giúp khớp vận động dễ dàng. Bên ngoài bao khớp là
các thành phần khác như dây chằng, cơ và gân. Các thành phần này bám vào
hai đầu xương giúp khớp được cố định chắc chắn và giữ vững khớp [14], [19].
Bệnh viêm khớp phá huỷ khớp
* Sụn khớp bị huỷ, bề mặt trơn láng trở nên thô ráp, xù xì. Nếu sụn bị
mòn hoàn toàn, hai đầu xương sẽ tiếp xúc trực tiếp nhau gây cảm giác đau.
*


3

* Bao khớp, m àng hoạt dịch bị viêm, chất hoạt dịch không còn tính chất
nhờn nguyên thuỷ nữa, nên vai trò "bôi trơn" khớp giảm dần hoặc mất, khớp
trở nên khó cử động và cảm giác đau tăng lên.
* Khớp bị đau, hạn chế vận động kéo theo tình trạng gân cơ quanh khớp
teo nhỏ, co rút, làm khớp càng khó cử động gây ra cứng khớp.
Các nhà khớp học hiện tại đề nghị phân loại các bệnh khớp thường gặp
trong nội khoa thành sáu loại và là sau đây là một số những đặc điểm cơ bản:
1.1.1 PHÂN LOẠI

Căn cứ vào nguyên nhân, diễn biến và đặc điểm diễn tiến, có thể chia ra
6 loại bệnh về khóp như sau [14]:
1) Bệnh khớp do chuyển hoá
2 ) Viêm khớp dạng thấp
3) Viêm khớp nhiễm khuẩn

4) Thoái hoá khớp
5) Bệnh khóp do thần kinh
6) Các khối u của khớp
1.1.2 ĐẶC TÍNH VÀ NHỮNG BỆNH GẬP TRONG M ỗ i LOẠI KỂ TRÊN

1.1.2.1

Bệnh khớp do chuyên hoá: gồm các bệnh về khớp do rối loạn

chuyển hoá [14], [18], [19], [32]
* Bệnh thống ph o n g (gút)

-Bệnh do rối loạn chuyển hoá purin trong cơ thể gây nên tinh
trạng tăng, lượng acid uric trong máu, acid uric lắng đọng ở khớp và một số cơ
quan gây nên bệnh gút, bệnh thường chỉ gặp ở nam giới, tuổi trung niên trở
lên, bệnh có liên quan đến nhịp độ sống và chế độ dinh dưỡng.
*


4

Triệu chứng:
Cơn đau cấp của bệnh gút điển hình là hiện tượng viêm sưng, tấy ngón
chân cái, thường xuất hiện sau một bữa ăn nhiều thịt, rượu. Ngón chân cái sưng
to nhanh chóng, nóng, có màu đỏ tía, đau dữ dội, đau như dao đâm, như lửa đốt.
Xét nghiệm thấy acid uric trong máu tăng cao. Nếu dùng colchicin uống thì các
triệu chứng giảm rất nhanh. Bệnh kéo dài vài ngày rồi khỏi, nhưng rất hay tái
phát, tái phát xảy ra khi ăn uống nhiều rượu, thịt, lao động quá sức, lạnh...
Ngoài vị trí ngón chân cái, viêm tấy có thể gặp ở khớp cổ chân, khớp gối, các
ngón chân khác, bàn ngón tay. Nếu bệnh không chữa đúng sẽ tái phát nhiều lần

và trở thành mạn tính, viêm liên tục nhiều khớp, nổi các u cục ở quanh các
khớp, biến dạng khớp, sỏi đường tiết niệu, suy thận, cao huyết áp.
* Bệnh khóp do rối loạn alcaptone: hiêrn gặp

1.1.2.2 Viêm khớp dạng thấp [1], [11]
Là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh khớp mạn tính ở người lớn,
biểu hiện bằng viêm m àng hoạt dịch nhiều khớp, diễn biến kéo dài, tăng dần,
cuối cùng dẫn đến dính và biến dạng khớp, hiện được coi là một bệnh của hệ
thống liên kết do tự miễn dịch. Bệnh mang tính xã hội vì sự phổ biến và diễn
tiến kéo dài đến mức dai dẳng của nó, hậu quả thường dãn đến tàn phế, mất
khả năng lao động vì biến dạng khớp.
Nguyên nhân và cơ c h ế sinh bệnh:
Lúc đầu tác nhân gây bệnh (virut) tác động vào một cơ thể có sẩn cơ địa
thuận lợi và có nhũng yếu tố di truyền. Khi đó cơ thể sẽ sinh ra kháng thể
chống lại tác nhân gây bệnh, rồi kháng thể này lại trở thành tác nhân kích thích
cơ thể sinh ra một kháng thể chống lại nó (gọi là tự kháng thể). Kháng thể (lúc
đầu) kết hợp với tự kháng thể, cùng với sự có mặt của bổ thể tạo thành những
phức hợp kháng nguyên- kháng thể (Kháng nguyên là IgG của bản thân cơ thể
với tự kháng thể kháng IgG). Những phức họp này được bạch
*

cầu đa nhân


5

trung tính và đại thực bào đi đến để thực bào. Sau đó những tế bào này sẽ bị phá
huỷ bởi chính các enzym tiêu thể mà chúng giải phóng ra để tiêu các phức họp
kháng nguyên-kháng thể trên. Sự phá huỷ các tế bào thực bào giải phóng ra
nhiều enzym tiêu thể. Những enzym này sẽ kích thích và huỷ hoại màng hoạt

dịch khớp gây nên một quá trình viêm không đặc hiệu, kéo dài không dứt từ
khóp này sang khớp khác. Chính quá trình này gây ra sự bào mòn khớp[l],[l 1].
Triệu chứng lâm sàng
- Đau, sưng nề và hạn chế cử động ở các khớp nhỏ thuộc bàn tay, bàn
chân. Thườnẹ có tính đối xứng 2 bên phải và trái.
- Buổi sáng sớm thường bị cứng các khớp đó, cố gắng cử động thì bớt
cứng. Các triệu chứng trên thường phát từng đợt. Thường sau mỗi đợt cấp, các
khớp vận động gần như bình thường.
- Các khớp ngón tay bị biến dạng (có hình thoi ) sau một thời gian bệnh
tiến triển.
Thường mệt mỏi, gầy sút, ăn ngủ kém, teo cơ vùng quanh khớp vì vận
động bị hạn chế. Các khớp thường bị là bàn tay, cổ tay, bàn chân, cổ chân.
Các khớp khác như khuỷu, gối, vai ... cũng có khả năng mắc bệnh. Trong loại
này, có thể có 4 thể bệnh là : cấp, bán cấp, mạn và viêm cột sống dính khớp
* T hấp khớ p c ấ p : còn gọi là thấp tim để chỉ đặc tính của bệnh là luôn
có biểu hiện ở tim. Bệnh thường có đợt cấp phát đầu tiên ở trẻ con hoặc trẻ
tuổi (5-20 tuổi với tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở 8 tuổi).
* Thấp khớp bán cấp

Là bệnh chuyển tiếp giữa thấp khớp cấp và thấp khớp mạn. Bệnh chỉ
gặp ở những người đứng tuổi (30-50 tuổi). Bệnh tiến triển tự nhiên khỏi được
trong vòng 6 tháng đến 2 năm.

4


6

* Thấp khớp mạn


Còn gọi là viêm đa khớp kinh diễn tiến triển, bệnh thường gặp ở người
đứng tuổi, Bệnh bắt đầu từ từ, âm thầm, lúc đầu thường là các khớp nhỏ
: Các khớp ngón chân, ngón tay sưng thành hình thoi. Có khi bệnh bắt đầu ở
các khớp to như khớp gối, khớp khuỷu. Bệnh tiến triển kéo dài hàng năm,
hàng chục năm thường gây các di chứng là teo cơ và cứng khớp.
* Bệnh viêm cột sống dính khớp [9], [18]

Là một bệnh lý viêm khớp cột sống và khớp cùng chậu mạn tính gây ra
sự hạn chế vận động của cột sống, có xu hướng dính do xơ hoá và cốt hoá dây
chằng quanh khớp và bao khớp
* N guyên nhân và cơ c h ế bệnh sinh, cố th ể do:
- Yếu tố di truyền.
- Do nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn đường tiêu hoá (Yersinia,
K lebsiella, Salm onella, Shigella.), hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu-sinh dục
(Chlam ydia, M ycoplasm a.). Những vi sinh vật này hoặc có cấu trúc kháng
nguyên gần giống HLA-B27, hoặc làm thay đổi bản chất kháng nguyên của
nó, làm cơ thể sinh ra những tự kháng thể chống lại HLA-B27.TỰ kháng thê
chống lại các mô của khớp vùng chậu hông và cột sống thắt lưng, có thể do
các mô ở vùng này có cấu trúc gần giống HLA-B27.
- Do chấn thương: "yếu tố thuận lợi".
#

* Triệu chứng lâm sàng:
Phần lớn bệnh nhân có triệu chứng bắt đầu là đau lưng, đau vùng thắt
lưng hông hoặc vùng mông, có người bắt đầu bằng hội chứng đau thần kinh
toạ, cá biệt có khi bệnh nhân đau vùng xương sống cổ, về sau có biểu hiện cứng
khớp sống lưng: bệnh nhân cúi ngỉra rất khó và đau. Giai đoạn rõ rệt của bệnh
bao giờ cũng có những biểu hiện ở cột sống khi chụp X quang(100% tổn

4



7

thương cột sống thắt lưng), viêm các khớp lớn ở gốc chi nhất là khớp háng và
khớp gối. Đặc điểm chung là sưng đau và hạn chế vận động nhiều, teo cơ
nhanh, thường đối xứng, đau nhiều về đêm và gần sáng.
1.1.2.3 Viêm khớp nhiễm khuẩn
Bao gồm các bệnh khớp do tình trạng nhiễm khuẩn đã được xác nhận rõ
trong loại này có thể có 3 thể bệnh là:
* Viêm khóp do lậu cầu

Là nhữns viêm khớp thứ phát sau nhiễm khuẩn N eisser, phần lớn các
trường hợp có thấy lậu cầu trong mô khớp, nhưng cũng có trường hợp không
tìm thấy. Biểu hiện của khớp rất đa dạng, từ đau khớp thông thường đến viêm
khớp cấp hoặc mạn tính. Thường chỉ khu trú ở một số ít khớp: các khớp nhỏ
như khớp ngón tay, khớp hàm...
* Viêm khớp do tụ cầu.

Nước dịch khớp thường có mủ, xét nghiệm thấy nhiều tụ cầu. Có khi
nước dịch trong hay đục xét nơhiệm không thấy vi khuẩn.
* Viêm khớp do lao.

Thường biểu hiện ở một khớp, có tìm thấy BK trong khớp, phần lớn có
làm mủ và tiến triển đến tình trạno huỷ hoại xương.
1.1.2.4 Thoái hoá khớp [2], [4], [19], [20]
Thoái hoá khớp là những bệnh của khớp và cột sống mạn tính, đau và biến
dạng, không có biểu hiện viêm.Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái
hoá của sụn khớp và đĩa đệm (ở cột sống), phối họp với những thay đổi ở phần
xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Nguyên nhân của thoái hoá khớp là quá trình

lão hoá và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp và đĩa đệm.


8

* Người bệnh có các triệu chứng:
- Đau khớp trong lúc hoạt động hoặc ngay sau đó nghỉ ngơi thì bớt đau.
Cảm giác đau âm ỉ tại khớp (thường được mô tả là "rêm mình mẩy") trước
hoặc khi thay đổi thời tiết.
- Khớp thỉnh thoảng có sưng nề, nhưng không bao giờ có nóng đỏ tại
chỗ, và ấn vào không thấy có điểm đau cố định.
- Nếu bệnh diễn tiến nặng, đôi khi người bệnh không thể co duỗi khớp
bị đau vì cơ chung quanh co cứng. Một số người bệnh có dấu hiệu cứng khớp
vào buổi sáng hoặc lúc bắt đầu vận động.
- Biến dạng khớp do mọc các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị
màng hoạt dịch
1.1.2.5 Bệnh khóp do thần kinh.
Do tổn thương hệ thần kinh.
Thường chỉ có hai bệnh thần kinh hay có biểu hiện ở khớp .
T

* Bệnh tabes.

Bên cạnh các biểu hiện về thần kinh của bệnh tabes, đặc hiệu của khớp
ở đây là khớp xương rất to (thường là khớp gối), nhưnẹ hoàn toàn bệnh nhún
không đau đớn gì khi cử động. Các khớp có thể xoay chuyển dễ dàng và



thể nghe thấy những tiếng lạo xạo trong khớp khi vận động.

* Bệnh ống sáo tuỷ.

*

Biểu hiện của khớp trong bệnh này rất giống trong bệnh tabes.Tuy
nhiên, góc độ cử động ở đây có thể bị hạn chế.
1.1.2.6 Các u ỏ khớp.
ít gặp các u này có thể lành tính hoặc ác tính


9

1.2THUỐC THƯỜNG DÙNG ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP
1.2.1 NHÓM THUỐC GLUCOCORTICOID (GC ) [5], [12], [15], [36]

1.2.1.1 Tác dụng của GC trẽn cơ thể.
Thuốc có tác dụng điều trị tốt , nhưng có nhiều khuyến cáo rằng khi
dùng kéo dài, mọi tác dụng sinh lý của GC đều có thể sẽ là nguồn gốc của các
tai biến.
+

1) Tác dụng trên chuyển hoá các chất [3], [5], [36]

* Chuyển hoá qlucid: GC thúc đẩy tạo glucose lừ protid, tăng tạo
glycogen ở gan, làm tăng glucose máu. Ngoài ra còn làm giảm tiết insulin và
tăng tiết glucagon.Vì thế có khuynh hướng gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh
tiểu đường.
* Chuyển hoá protid: tăng dị hoá protid, giảm chuyển acid amin vào tế
bào, ngăn cản tổng hựp protein từ các acid amin, thúc đẩy việc chuyển các
acid amin vào chu trình tổng hợp glucose. Hậu quá là teo cơ, giảm khung

protein

của

xương



gây

mềm

xươnu

* Chuyến hoá ỉipid: GC gây rối loạn phân bố lipid trong cơ thể, tập trung
nhiều ở nửa thân trên như ở mặt gây bệnh Cushing, ở xương đòn gây bệnh gù
châu, nửa thân dưới thì teo đi.
* Ảnh hưởng lên cân bằng điện giải'. Thuốc có một sô' tác dung giống
như aldosteron, nhưng kém về mức độ:
- Tăng tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa kèm nước, nên có thổ gây phù và
tăng huyết áp
- Tăng thải trừ K + và H +, dãn tới kiềm huyết và giảm K + máu
- Tác động lên thụ thể GC, gây tăng sức lọc cầu thận, tăng cung lượng tim
* Chuyển hoá phospho, calci: Giảm hấp thu calci ở ruột do đối kháng


10

với vitamin D và tăng thải trừ calci qua thận, làm giảm calci máu, gây cường
phó giáp trạng, tăng tiết hormon cận giáp, calci sẽ được kéo từ xương ra, gây

tiêu xương. Thuốc còn gây giảm tái hấp thu phospho ở ống thận.
2) Trên các cơ quan và mô [5],[33]

* Trên mô hạt: GC ức chế các mô hạt và nguyên bào sợi, GC làm chậm
lên sẹo các vết thương
* Trên sự tạo m á u : Làm tăng quá trình đông máu, tăng số lượng bạch
cầu, tiểu cầu, hồng cầu, làm giảm tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân
* Trên hệ thần kinh trung ương: Kích thích, gây sảng khoái, bồn chồn,
mất ngủ hoặc co giật, trầm cảm do ảnh hưởng của sự trao đổi nước-điện giải
của dịch ngoại bào.
* Trên tiêu hoá: Làm tăng tiết dịch vị acid và pepsin, làm giảm sản xuất
chất nhày, giảm tổng hợp prostaglandin E|, E2 có vai trò trong việc bảo vệ
niêm mạc dạ dày. Do vậy GC có thế gây loét dạ dày-tá tràng.
r

* Trên hệ tim m ạch: Do tác dụng giữ Na+ ncn giữ nước, làm thế tích
máu tăng, làm thành mạch tăng nhạy cảm với các yếu tố co mạch nội sinh
(renin, catecholamin, vasopressin). Hậu quả là tăng huyết áp, suy tim mất bù.
3) Tác dung chông viêm, chông dị úng và ức chê miễn dịch [5]
-

Đây là ba tác dụng chính được dùng trong điều trị. Tác dụng chí đạt

được khi nồns độ trong máu của GC cao hơn nồng độ sinh lý. Đó là nguyên
’ế

nhân dẫn đến các tai biến trong điều trị
* Tác dụng ức c h ế miễn dịch : GC ức chế sản xuất ra các interferon miễn
dịch - một sản phẩm của limpho T hoạt hoá. Thực chất tác dụng trên hệ miễn
dịch của GC nhằm ngăn cản việc phản ứng quá mức của cơ thể trước một tác

động của yếu tố ngoại lai để bảo vệ cơ thể. Mặt trái của tác dụng này là giảm sức
đề kháng của cơ thể, do đó tăng khả năng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm [3],[5].


11

* Tác dụng chống dị ứng: Bằng cách ức chế phospholipase c , GC phong
toả sự giải phóng các chất

trung gian hoá học của phản ứng dị ứng như

histamin, serotonin, leucotrien,.. .GC là những chất chống dị ứng mạnh.
* Tác dụng chống viêm : GC ức chế phospholipase A2. Tác dụng này là
gián tiếp, vì GC kích thích sự tổng hợp một protein là lipocortin, chất này
ngăn cản tác động của phospholipase A2 trên phospholipid, vì vậy GC làm
giảm tổng hợp cả prostaglandin, cả leucotrien.
-r

Ngoài ra tác dụng chống viêm của GC còn là kết quả của một loạt tác
dụng: ứ c chế sản xuất kháng thể, ức chế khả nãng di chuyển và tập trung của
bạch cầu, cản trở thực bào, hạn chế việc giải phóng và phát huy tác dụng của
enzym tiêu thê (collagenase, elastase),.. .Các tác dụng đó xuất hiện nhanh,
không bền vững. Do đó tác dụng của thuốc thường nhanh, nhưng khi ncừng
thuốc, bệnh dễ tái phát.
1.2.1.2 Tác dụng không m ong muốn của GC và cách khắc phục [3]
Người ta đã phân biệt được ít nhất 7 thể loại thể hiện tác dụng không
mong muốn của GC:
I) Tác dụng lên sự tăng trưởng ở trẻ em
ở mức sinh lý, GC kích thích sự tiết hormon tăng trưởng nhưng ỉại ức
chế khi dùng liều cao.Tác dụng gây chậm lớn ở trẻ em là hậu quả của sự giảm

mức hormon tăng trường kết hợp với ức chế sự tạo xương và giảm hoạt động
của hormon luyến giáp, ở tuổi dậy thì, sự ức chế hoạt động của hormon sinh
dục cũng là nguyên nhân gây chậm lớn và rối loạn sinh dục.
Để giảm hậu quả do tác dụng này gây ra, phải hạn chế kê đơn nhóm
thuốc này ở trẻ em. Khi bắt buộc phải dùng nên sử dụng ở mức liều thấp nhất
có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất có thể. Khi phải dùng kéo dài nên
dùng kiểu điều trị cách ngày để giảm bớt hiện tượng ức chế tuyến thượng


12

thận, sinh dục và giáp triền miên. Khuyến khích trẻ vận động, chơi thể thao và
tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu chất đạm và calci.
2) Gảy xốp xương
Cơ chế gây xốp xưong là do GC tăng cường sự huỷ xương nhưng lại ức
chế quá trình tạo xương, do đó ngăn cản sự đổi mới của mô xương và làm tăng
quá trình tiêu xương.Tác dụng này đối lập với hormon sinh dục, calcitonin và
fluor. Các tác dụng này cộng them với việc ngăn cản hấp thu calci từ ruột và
tãng thải calci qua nước tiểu làm xương xốp nhanh hơn, đặc biệt ở phụ nữ mãn
kinh và người cao tuổi. Để giảm bớt nguy cơ này, bệnh nhân nên tăng vận
động để kích thích tạo xương, tăng dinh dưỡng. Với người cao tuổi, do sự giảm
sút lượng hormon sinh dục nên cũng dỗ xốp xương, vì vậy có thể bổ sung
hormon sinh dục nhưng không dùng biện pháp này cho bệnh nhân uns thư
tuyến hoặc phụ nữ đã mãn kinh trên 15 năm để tránh tăng sinh nội mạc tử
cung quá mức. Các chế phẩm fluoric! hoặc calcitonin cũng có ích cho những
trường hợp này.
3) Loét dạ dày- tá tràng
Tỷ lệ gây tai biến đường tiêu hoá tuy không nhiều (khoảng 1,8%) [3],
nhung nếu gập thường rất nặng, thậm chí có thể gây thủng dạ dày hoặc tử vong.
Các tai biến loại này thường gặp nhiều ở bệnh nhân cao tuổi và tai biến ờ dạ dày

nhiều hơn ruột.Tác dụng không mong muốn này không phụ thuộc loại GC và
liều. Hiện tượng thủng dạ dày gặp nhiều hơn ở bệnh nhân dùng liều cao.
Loét và thủng xảy ra cả khi dùng thuốc ngoài đường tiêu hoá (tiêm, viên
đặt). Có thể dùng thuốc trung hoà dịch vị (kháng acid) nhưng không được uống
đồng thời với GC. Một số tác giả đề nghị dùng các chất kháng thụ thể H2
(cimetidin, ranitidin), một số khác khuyên không cần dùng thuốc hỗ trợ vì ít có
tác dụng mà nên theo dõi chặt chẽ để có thể xử lý sớm, kịp thời ngừng thuốc
khi có tai biến.
V


13

4) Tác dụng không m ong m uôn do dùng GC tại chỗ
Các dạng bôi dùng ngoài hoặc nhỏ mắt mũi. Tai biến thường gặp bao
gồm: teo da, xơ cứng bì, viêm da ửng đỏ, mụn trứng cá hoặc bội nhiễm nấm
và vi khuẩn, virut. Hiện tượng chậm liền sẹo không chỉ gặp với những dạng
bôi ngoài mà cả khi dùng toàn thân. Đục thuỷ tinh thể hoặc tăng nhãn áp hay
gặp khi dùng dạng nhỏ mắt và do đó trên nhãn thuốc có chứa GC phải ghi
chống chỉ định cho những trường họp này. Bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc khi
có chỉ định của bác sĩ.
'■r

5) ức c h ế trục dưói đồi-tuyến yên -tuyến thượng thận
Mối liên hệ giữa vùng dưới đồi (Hypothalamus)-tuyến yên (Pituitary)tuyến thượng thận (Adrenocortical) tạo nên hệ HPA. Sự tác động tương hỗ
tuân theo quy tắc liên hệ ngược( feedback) của các tuyến nội tiết, nghĩa là khi
mức hormon trong máu tăng sẽ gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi, ngược
lại khi hormon giảm sẽ gây kích thích sự hoạt động của tuyến yên.
Khi dùng GC, sự tiết CRF ( yếu tố giải phóns corticoid) và ACTH
r


(hormon hướng vỏ thượng thận) bị ức chế. Mức độ ức chế của trục HPA phụ
thuộc một số yếu tố: liều lượng, khoảng cách đưa thuốc, thời điểm dùng thuốc,
đường đưa thuốc và độ dài đợt điều trị. Độ dài đợt điều trị là quan trọng hơn cả
vì nếu dùng liều cao, thậm chí rất cao nhưna chỉ trong vòng vài ngày thì khi
ngừng thuốc trục HPA cũng không bị ảnh hưởng; thế nhưng chỉ dùng liều thấp
trong nhiều tháng thì khi ngừng thuốc dễ gặp hiện tượng suy thượng thận đột
ngột . Do đó những bệnh nhân dùng thuốc kéo dài phải được giám sát chặt chẽ
và việc ngừng thuốc từ từ là điều bắt buộc. Thời gian giảm liều tuỳ thuộc liều
dùng và độ dài của đợt điều trị. Quy tắc giảm dần liều cũng được áp dụng cả
với các chế phẩm GC bôi ngoài khi bôi kéo dài vì khả năng thấm của GC qua
da và niêm mạc rất lớn. Khi dùng chế phẩm GC cho trẻ em nên chọn loại có t 1/2
ngắn hoặc trung bình và tránh băng ép để giảm khả năng thấm qua da.


6) S ự thừa GC và hội chứng Cushing do thuốc
Hội chứng Cushing: danh pháp dùng chung cho tình trạng cường chức
năng vỏ thượng thận tiên phát (do u vỏ thượng thận), do điều trị bằng cortisol
hoặc steroid tổng hợp giống cortisol kéo dài, quá liều, hoặc do các ung thư
ngoài tuyến yên tiết ACTH làm tăng tiết cortisol. Sự khác nhau chỉ ở chỗ
trong Cushins tự phát thì mức HC trong máu tăng kèm theo sự tăng ACTH
nhưng trong Cushing do điều trị bằng GC kéo dài , quá liều thì ngược lại: mức
ACTH giảm, các triệu chứng rối loạn nội tiết do thừa androgen cũng ít gặp
hơn hoặc ít trầm trọng hơn, phù do ứ N a+ và nước chỉ gặp khi sử dụng
hydrocortison và prednisolon. Một hình ảnh Cushing đầy đủ hiếm gặp. Khi
gặp một trong các hiện tượng trên thì phải ngừng thuốc. Việc ngùng thuốc
trong trường hợp này vẫn phải tuân theo quy tắc giảm liều chứ không được
ngùng đột ngột. Sau khi ngừng thuốc, nếu bệnh tái phát thì nên sử dụng các
thuốc đặc hiệu điều trị triệu chứng tốt hơn là quay lại dùng GC: ví dụ giảm
đau khớp bàng các thuốc chốns viêm không steroid.

7) Các tác dụng không m ong muốn khác
*

Trên chuyển liocĩ: Tăng glucose- máu, tiểu đường, hôn mê tăng áp lực

thẩm thâu, giữ nước, mất kali. Đặc biệt các rối loạn chuyển hoá đường rất dễ
xuất hiện ở người lớn tuổi.
*Trên tim m ạch: Tãng huyết áp, suy tim mất bù.
*Trên thẩn kinh- tâm thần: Kích thích hoặc trầm cảm.
*Trêfĩ hệ miễn dịch: Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, khởi phát nhiễm
khuẩn tiềm tàng.
1.2.2 THUỐC GIẢM ĐAU, HẠ SỐT, CHÔNG VIÊM

Trong nhóm này có paracetamol và các thuốc chống viêm không
steroid(Non-steroidal anti-inflammatorydrugs-NSAID). Chỉ riêng paracetamol


15

không có tác dụng chống viêm, còn tất cả các thuốc, ở mức độ khác nhau, đều
có tác dụng chống viêm, hạ sốt, giảm đau nên gọi là thuốc giảm đau-hạ sốtchống viêm [5], [25].
1.2.2.1 Cơ chê tác dụng của thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm
ỉ ) C ơ c h ế chủ yếu nhất là ức c h ế quá trình sinh tổng họp
prostaglandin PG
Năm 1971, Vane đã tìm ra cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là ức
chế quá trình sinh tổn °; hợp PG do ức chế cyclooxygenase (COX) [49].
PG được sinh tổng hợp ở màng tế bào (tử cung, phổi, não, tuyến ức, tuỵ
tạng, thận...) từ acid arachidonic

qua xúc tác của c o x . Acid arachidonic


được hình thành từ phospholipid màng tế 'bào nhờ phospholipase A 2. Bình
thường lượng acid arachidonic tự do trong huyết tương và trong bào tương rất
thấp, chủ yếu từ thức ăn và từ mô mỡ. Do đó mức độ tạo thành các PG cũng
rất thấp. Nhưng khi bị kích thích, acid arachidonic tự do được giải phóng ra
nhiều và chủ yếu là từ phospholipid của màng tế bào. Nếu có tác nhân gây
viêm, gây sốt, gây đau kích thích vào cơ thể, sẽ hoạt hoá sự tổng họp PG là
chất vừa có khả năng gây ra, vừa có khả năng làm tăng viêm, sốt, đau.
Đầu tiên, c o x chuyển acid arachidonic thành PGG2, là một chất trung
gian endoperoxid không bền vững, rồi chất trung gian này lại được chuyển
thành một chất trung gian không bền vững khác là PGH2 do tác dụng của
peroxydase. Chất trung gian sẽ được chuyển hoá ở mức cao hơn thành PG,
prostacylin, thromboxan tuỳ theo loại tế bào.
PG có nhiều loại, hay gặp là PGE, PGF. Khi có những kích thích gây
viêm đều làm tăng tổng hợp PG. Trong cơ thể luôn có sự tổng hợp PG từ acid
arachidonic dưới tác dụng của

cox.

PGE2, PGI2 làm giãn tiểu động mạch,

tiểu tĩnh mạch, gây ban đỏ, n ó n g , phù nề. PG làm cho những ngọn dây thần
kinh đi tới gây đau nhạy cảm hơn với chất được giải phóng tại ổ viêm. PGE,


16

gây sốt, PGF2a gây co cơ trơn phế quản rất mạnh, làm tăng biên độ và tần số
bóp của tử cung có thai, ngược lại PG Ep PGF2 làm giãn phê quản.
Thuốc giảm đau. hạ sốt, chống viêm ức chế c o x nên làm giảm sự tổng

hợp PG, do đó có tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Cơ chê tác dụng
được trình bày ở hình 1:

PCÌGV PG H t

Leucotrien

(PGI,)
Hình 1: Co chế ức chê quá trình sinh tổng hợp PG của thuốc giảm
đau, hạ sốt, chống viêm.
Ghi chú: a: Prostacyclin synthetase

(-): ức chế

b: Endoperoxid rcđuctase
c: Thromboxan synthetase
COX đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp PG. Nhiều công
trình nghiên cứu vào đầu những năm 90 phát hiện thấy có một đồng dạng
khác của c o x tồn tại trong bạch cầu đơn nhân và đại thực bào. Đồng dạng


này được gọi là COX-2 và dạng c o x cơ bản ban đầu được gọi là CO X -l[49].
Việc phát hiện ra COX-2 đã giúp cho các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết về
cơ chế tác dụng và các tác dụng không mong muốn của NSAID: COX-1 có
nhiều trong mạch máu, dạ dày, thận, tiểu cầu. COX-1 tham gia tổng hợp các
PG có vai trò điều hoà hoạt động bình thường của tế bào, duy trì cân bằng nội
môi, bảo vệ niêm mạc dạ dày thận. Trong khi đó, COX-2 chỉ xuất hiện trong
các ổ viêm và tăng lên rất nhanh khi có mặt các chất trung gian hoá học
gây viêm. Sự có mặt của COX-2 dẫn đến tăng tổng hợp các PG gây viêm [49].
Phần lớn các NSAID ức chế cả COX-1 và COX-2, ít có tác dụng ức

chế lựa chọn trên COX-2, nên kèm theo tác dụng chống viêm của NSAID là
tác dụng gây loét dạ dày. Việc phát hiện ra COX-1 và COX-2 đã mở ra hướns
mới trong nghiên cứu các thuốc có tác dụng chống viêm tốt mà ít có tác dụng
không mong muốn trên dạ dày, tá tràng [31].
2)

Các tác dưng khác của thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm [5],

[16], [25]
*

Làm bền vững m a n s lisosom(thể tiêu bào): tại ổ viêm trong quá trình

thực bào, các đại thực bào làm giải phóng các enzym của lysosom( hydrolase,
aldolase, phosphatase, colagenase, elastase...) làm tăng thêm quá trình viêm.
Do làm vững bền m àng lysosom, các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm làm
ngăn cản giải phóng các enzym phân giải, ức chế quá trình viêm.
-Tác động trên quá trình làm biến chất protein.
- Tác động trên yếu tố gọi bạch cầu.
- Ngăn cản quá trình kết hợp kháng nguyên và kháng thể.
- Hoạt tính huỷ fibrin.
- Tác động trên sinh tao histamin và serotonin.
CM SZ^
- ứ c chế tác động của bradykinin.
/ỉi6ioj


18

-


ứ c chế sự tiết các chất trung gian hoá học gây đau tại ngọn sợi cảm

giác ở ngoại vi.
1.2.2.2.Tác dụng của thuốc giảm đau, hạ sốt, chông viêm [5],[25],[27].
1) Tác dụng giảm đau
Do ức chế sự tiết các chất trung gian hoá học gây đau tại ngọn sợi cám
giác ở ngoại vi, nên các thuốc này có tác d ụn s giảm đau, nhưng chí có tác
dụng với chứng đau nhẹ và trung bình. Tác dụng tốt với các chứng đau do
viêm (đau khớp, viêm cơ, viêm dây thần kinh, đau răng ). Khác với morphin,
các thuốc này không có tác dụng giảm đau nặng, không kèm tác dụng gây ngủ
và gây nghiện.
2) Tác dụng hạ sốt [5], [25]
Các thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm chỉ làm hạ nhiệt trên những
người sốt do bất cứ nguyên nhân gì ở liều điều trị, khônơ có tác dụng trên
người bình thường. Khi vi khuẩn, độc tố, nấm ... (gọi chung là các chất gây sốt
ngoại lai) xâm nhập vào cơ thể. sẽ kích thích bạch cầu sản xuất các chất gây
sốt nội tại. Các chất này hoạt hoá prostaglandin synthetase (COX), làm tăng
tổng hợp PG (đặc biệt là PGE,, PGE2) từ acid arachidonic của vùng dưới đồi,
gây sốt do làm tăng quá trình tạo nhiệt (rung cơ, tăng hô hấp, tăng chuyến hoá
)và làm giảm quá trình mất nhiệt (co mạch da). Các thuốc này ức chế
prostaglandin synthetase, làm giám tổng hợp PG nên có tác dụng hạ sốt do
làm tăng quá trình thải nhiệt (làm giãn mạch nsoại biên, ra mồ hôi), lập lại
thăng bằng cho trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi. Vì không có tác dụng
đến nguyên nhân gây sốt nên thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng chữa triệu chứng,
sau khi thuốc bị thải trừ thì cơ thể sẽ bị sốt trở lại (hình 2) [5]:

*



19

THUỐC HA SỐT

Vùng dưới đồi
PG (E 1,E2)
Chất gây — r Bạch cầi

TK TƯ -Rung cư
Tăng hô hấp

synthetase

sỔ
▼ /
Chất gây

sốt ngoại lai

Acid

T K T V - Co mạch,

/
^

- Tăng chuyển hoá

arachiđon c


sốt nôi tai

Sốt

Hình 2: Co chẻ gây sốt và tác dụng của thuốc hạ sốt
Ghi chú : 0
(-)

: Kích thích
: ức chế

3) Tác dụng chông viêm
-

Do ức chế c o x nên ức chế sinh tổ nu hợp PCì , làm giảm PC;Et và

PG F1U là những chất trung gian hoá học gây viêm.
- Làm bền vững màng lysosom, ngăn cản giải phóng các cn/ym phân
giải, ức chế quá trình viêm.
- Đối kháng tác dụng của histamin, serotonin, bradvkinin.
- ức chế sự di chuyển bạch cầu.
- ứ c chế phản ứng kháng nguyên và kháng thể.
4) Tác dụng chống ngưng kết tiêu cầu
Trong màng tiểu cầu có chứa nhiều thromboxan synthetase là cn/ym
chuyển endoperoxid của PGG2/H2 thành thromboxan A , (chỉ tồn tại trong một
phút) có tác dụng làm ngưng kết tiểu cầu. Nhưng nội mạc cũng rất giàu
prostacyclin

synthetase là enzym tổng hợp PGI-,




tác dụng đối kháng với

thromboxan A t V ì vậy tiểu cầu chảy trong mạch bình thường không bị ngưng


20

kết. Khi nội mạc mạch bị tổn thương, PGIọ giảm. Mặt khác, khi tiếp xúc vói
thành mạch bị tổn thương, ngoài việc giải phóng ra thromboxan A2 tiểu cầu
còn phóng ra các"giả túc" làm dính các tiểu cầu với nhau và với thành mạch,
dẫn tới hiện tượng ngưng kết tiếu cầu. Các thuốc giảrn đau, hạ sốt, chống viêm
ức chế thromboxan synthetase, làm giảm tổng hợp thromboxan A2 của tiểu
cầu, nên có tác dụng chống ngưng kết tiểu cầu. Hình 3 trình bày tác dụng
chống nsưng kết tiểu cầu của aspirin [5] :

Thromboxan A2

Tác duns đối lập

Prostacyclin
(PGI,)
Hình 3: Tác dụng chỏng ngung kết tiểu cầu của aspirin
Ghi chú: ©

: kích thích

(-)


: ức chế

1.2.2.3. M ột sô nhóm thuốc và thuốc NSAID thông dụng
Các thuốc NSAID được chia thành các nhóm, có thể tóm tắt như ở bảng 1: