Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu tác dụng hạ glocose huyết của chiết phẩm steviosid từ lá của cây cỏ ngọt trồng ở việt nam trên động vật thực nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.71 MB, 80 trang )

BỘ G IÁ O DỤ C V À Đ À O TẠ O

BỘ Y T Ế

TRƯ Ờ NG Đ Ạ I HỌC D ư ợ c H À NỘ I

Đỗ THỊ PHƯƠNG


NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE HUYẾT CỦA




CHIẾT PHẨM STEVIOSID TỪ LÁ CỦA CÂY

cỏ NGỌT


TRỒNG ỏ VIỆT NAM TRÊN ĐỘNG VẬT THựC NGHIỆM




LUẬN VĂN THẠC








sĩ D ư ợ c HỌC

-

Ch s - h ĩ

o2 é.

HÀ NỘ I- 2005

/


BỘ Y T Ế

BỘ G IÁ O DỤC VÀ Đ À O TẠO
TRƯ Ờ NG Đ Ạ I HỌC Dược H À N Ộ I

ĐỖ THỊ PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE HUYẾT CỦA




CHIẾT PHẨM STEVIOSID TỪ LÁ CỦA CÂY

cỏ NGỌT



TRỒNG ở VIỆT NAM TRÊN ĐỘNG VẬT THựC NGHIỆM




LUẬN VĂN THẠC

Chuyên ngành:



a

sĩ Dược HỌC

Dược lý - Dược lâm sàng

Mã số:

60 73 05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TSKH. ĐỖ TRUNG ĐÀM
2. PGS.TS. NGUYỄN KIM CAN

HÀ NỘI- 2005





Jlcel cảm v ẻ l iấ t cả áự kúiU tàởHCỷ, tô i 'XÀn ếmỷ ỉẩ ỈÁmỷ k ế i cm ÌÂU óắc tẩl:
- PQễ. ^ễ>KJi. %ề- "^'uuuỷ ^à m , n < ị^i tkàiỷ đã tậ n ũnẤ ẹùíp-

uà hưổnẹ clư^ iôi

MẤièncỷ ỉu ^ c ầ i đầu Ũê4i, t/ưm(ỷ ncịẦùêH. cứi4. kkờa kạc. ^kàiỷ đã ân cần, cẤủ ếứớ- tôi
i/ưmcỳ ■iuếi (ịud ỈAÌnk kạc tập- aà Uiực kiện Luậyi- aă^, đóH(ỷ Cf6^- ckữ- tứi iJưẾinxỷ kieM,
Uiức aâ cỉmcị, (ịid ká ii ÌAũmị, c&ii/ỷ mệc aà ouộc ẳẩHCỷ.
- PQẵ. ^ễ>KJí.
ỉmo- ckữ- tữl

K.im QẩK, HCỊ4^i tkàiỷ đã tọK ũíiẤ lue^ncj, dẫn, cịlÚỸ

cJủ

ẬziếvL thức Cịỉú cịÁd tnan^ HCỷlúên cứu- kkữa kức.

^ỗi oẤn ẩặc ỉù ệt cảm (m tớ i

J^(ỷmfễn K.lm pkiyamcỷ-

Klíỡa

ảúiẤ kơd-V iện 'ĩbm íc íiệ ti uà tờàn. U iểcán ếậ nkoM. uíên inxmcỷ kkữa,
tdc, ẩd tọừ- mại ầiền ki£M uề

L^-


tâi đoMCỷ c&ncỷ

ŨệM,, kữd ũkất aà đã tộM^ ÙmU (ịùlp. ầữ, cU lỉiảỡ- tôi

ÌAữHCị, câncỷ iúệc, đỚHCỷ ẹáf- nlúỉncỷ íỷ kiến (ịu l kaú đ ể iô l Uờàn ÌkàtiẰ LuỘẬt oãK.
Với ừ iJ^ cảm ckâK tkà n k, tô i

Ỉỉàiỷ tẩ ÌÀnẹ ỉù ũ cm tổ i ^ ể . ỉ^ẹiUịần, ÍẰíok ^k a -

phó- '^'u/eẻncỷ Klma p kân Uck ừêa cUuẩkt đã đặc ỉúệi ầànk ciíớ- tôi áự cỹUip- đ^, c íủ ỉiảờ;
uà cá tnẤiểu, Ỷ ỉe^íến (ịỉ4X ỉsdu-, áửa ckĩẼa íu ậ ịt oẩM.
oỉúd<ỷ 'Xiíi. cdm ím. 'ỉh ể.

Kim íìứ d t- ^n-iứỈHỶ K.Uữa piíâtn, Uck tiễu. cịiMẩn.

cimcị, tiiàn tk ể các cám^ ếậ nkâK iúên ÌAOMíị, KUữa đã Cfldp- ^ ^

4 ^ ^Aều, JsJện cUữ- tâi

ÌAữncỷ óúếi Cỳiid Uỉh à làm Laậ4^ ưã*t.
^ữi MM- ckân U uinh cẩm

PQẵ. ^ẳ . cẰíoàncỷ Kim Jím ỷần,- '^nưẻncị, ÍẰỘ- m ỗ^ 'ìhưực

lâm. áÒM(ỷ, in/ỷmsl ikàiỷ ầã tnực tiếp- ầcuỷ hảứ- okữ- tôi HkiầA, ỉsíến ikứ c ếẩ ícU aề cịuufỀ4i.
yuỷànk lâm áầ*Kỷ.


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT


ADN

: acid deoxyribonucleic

Chlo

: Chlorpropam id

cs.

: cộng sự

ĐTĐ

: đái tháo đường

đvqt

; đơn vị quốc tế

GB

: gây bệnh

GH

: glucose huyết

Gli


: glipizid

GOD

: glucose oxidase

HPLC

; High Perform ance Liquid Chromatography
(sắc ký lỏng hiệu năng cao)

i.p.

; intraperitoneal ( tiêm phúc mạc)

i.v.

; intravenous ( tiêm tĩnh mạch)

kl/tt

; khối lượng/thể tích

NC

: nghiên cứu

NPH insulin: Neutral Protamine H agedom insulin
( là insulin protam in trung tính Hagedom )
Po


: p so với lúc 0 giờ

POD

: peroxidase

SL

; sinh lý

Ste (steviosid): chiết phẩm steviosid
W HO

: World Health Organization ( Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Kết quả chiết suất steviosid

29

Bảng 3.2. Diễn biến GH trong ngày ở động vật ăn uống bình thường

31

Bảng 3.3. Diễn biến GH trong ngày ở động vật nhịn đói kéo dài

33


Bảng 3.4. Kết quả nghiên cứu liều alloxan gây tăng GH trên chuột nhắt

35

trắng

Bảng 3.5. Diễn biến GH khi tiêm alloxan i.v. liều 60 m g/ kg trên chuột

36

nhắt trắng

Bảng 3.6. Tác dụng của steviosid trên GH ở chuột nhắt trắng bình

38

thường có so sánh với glipizid và chlorpropamid

Bảng 3.7. Tác dụng của steviosid trên GH ở chuột nhắt trắng bị tăng GH
do alloxan có so sánh với insulin và glipizid

41


MỤC LỤC
trang
N H ữ ^ G KÝ H IỆU V IẾT TẮT
DANH M ỤC CÁC BẢN G
DANH M ỤC CÁ C HÌNH

DA NH M Ụ C PH Ụ LỤC
ĐẶ T VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: TỔ N G QU AN

1

3

1. 1.

Bệnh đái tháo đường

3

1 .2 .

Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đưòỉng

3

1.3.

Phân loại và cơ ch ế bệnh sinh của đái tháo đường

4

1.4.

Các thuốc điều trị bệnh đái tháo đưòfng


6

1.4.1.

Insulin

6

1.4.2.

Các sulfonylurea

9

1.4.3.

Các biguanid

11

1.4.4.

Dẫn chất thiazolidindion

11

1.4.5.

Các chất ức ch ế alpha-glucosidase


12

1.4.6.

Các chất ức ch ế aldose reductase

12

1.5.

Các cây thuốc có tác dụng hạ glucose huyết

13

1 .6 .

Cây cỏ ngọt và steviosid

15

1 .6 . 1 .

Cây cỏ ngọt

15

1 .6 .2 .

Steviosid


17

1.6.3.

M ột số công trình đã nghiên cứu về steviosid và cây cỏ ngọt

17

1.7.

Các phương pháp nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết

19

CHƯƠNG 2: Đ Ô Ì TƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN,

22

PHƯƠNG PH ÁP N G H IÊN c ú u


2.1.

Đ ối tượng nghiên cứu

22

2.2.

Phương tiện nghiên cứu


22

2.3.

Phưcmg pháp nghiên cứu

23

CHƯƠNG 3: K ÊT Q U Ả N G H IÊN c ú ư

29

3.1.

K ết quả chiết suất steviosid từ lá cỏ ngọt

29

3.2.

K ết quả diễn biến glucose huyết trong ngày ở động vật

31

3.3.

K ết quả diễn biễn glucose huyết khi đói ở động vật

32


3.4.

K ết quả xác định liều alloxan làm tăng glucose huyết ở chuột

34

nhắt trắng
3.5.

K ết quả nghiên cứu tác dụng của steviosid trên glucose huyết ở

37

chuột nhắt trắng bình thường khi đói, có so sánh với glipizid và
chlorpropam id
3.6.

Kết quả nghiên cứu tác dụng của steviosid trên

chuột nhắt

41

trắng bị đái tháo đường do alloxan, có so sánh với insulin và
glipizid
CHƯƠNG 4: B À N LUẬN
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU TH A M KH Ả O
PHỤ LỤC


46
53


DANH MỰC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ đồ qui trình chiết steviosid từ lá cỏ ngọt

24

Hình 3.1. Sắc ký đồ HPLC của chiết phẩm steviosid

30

Hình 3.2. Phổ ƯV-VIS của steviosid chuẩn và pic có thời gian lưu 34,78

30

phút của chiết phẩm steviosid
Hình 3.3. Biểu đồ diễn biến GH trong ngày ở động vật ăn uống bình thưòỉng

32

Hình 3.4. Biểu đồ diễn biến GH trong ngày ở động vật nhịn đói kéo dài

34

Hình 3.5. Biểu đồ diễn biễn nồng độ GH phụ thuộc liều alloxan trên chuột


35

nhắt trắng

Hình 3.6. Biểu đồ diễn biến GH khi tiêm alloxan i.v. liều 60 m g/ kg trên

37

chuột nhắt trắng

Hình 3.7. Biểu đồ biểu thị tác dụng của steviosid trên GH ở chuột nhắt trắng

40

bình thường có so sánh với glipizid và chloq^ropamid

Hình 3.8. Biểu đồ biểu thị tác dụng của steviosid trên GH ở chuột nhắt trắng
bị đái tháo đường do alloxan có so sánh với insulin và glipizid

44


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lụ c l.

Các chất nhầy trong cây đã thử tác dụng hạ glucose huyết

Phụ lục 2.


Những cây thuốc có tác dụng hạ glucose huyết qua sàng lọc thực
nghiệm

Phụ lục 3. 30 cây thuốc thường dùng chữa đái tháo đường ở ấn độ
Phụ lục 4. Tác dụng hạ glucose huyết của cao từ 30 cây trên đái tháo đường do
alloxan ở chuột nhắt trắng


ĐẶT VẤN ĐỂ
H iện nay, bệnh đái tháo đường đã thật sự trở thành m ối lo chung của
toàn xã hội. Bệnh có chiều hướng tăng rõ rệt theo thời gian và sự tăng trưởng
kinh tế. H iện tại nó là m ột trong ba bệnh (ung thư, tim m ạch, đái tháo đường)
phát triển nhanh nhất. M ới gần đây W H O đã lên tiếng “ báo động” về m ối lo
ngại này trên toàn th ế giới [59]. Do tốc độ phát triển nhanh của bệnh, nên nhu
cầu điều trị đái tháo đường cũng tăng nhanh, đã có hàng loạt thuốc điều trị đái
tháo đường ra đời nhằm cải thiện cuộc sống cho người bệnh.
Bên cạnh các thuốc có nguồn gốc tổng hợp, các nguồn thuốc thảo dược
cũng đang được quan tâm và phát triển. Uỷ ban chuyên gia của W H O về đái
tháo đưòỉng đã khuyên nghị nên phát triển và sản xuất các thuốc điều trị đái
tháo đường có nguồn gốc thảo dược, bởi vì đây là nguồn dược liệu sẵn có, dễ
sử dụng, độ an toàn cao, giá thành rẻ, dễ chấp nhận cho cộng đồng, đặc biệt là
các nước kém phát triển [74].
Trước đây, lá cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) đã được dùng để chữa đái
tháo đường [52], [6 8 ], nhưng với quan niệm cho là do cỏ ngọt có vị ngọt làm
cho bệnh nhân giảm ăn đường, nên glucose huyết giảm . Gần đây, m ột số nhà
khoa học đã chứng m inh chính bản thân steviosid có tác dụng làm giảm
glucose huyết [39], [50], [61].
Cây cỏ ngọt đã bắt đầu di thực vào nước ta từ năm 1988 và hiện được
trồng khá phổ biến. Tuy nhiên, chưa có m ột công trình nào trong nước nghiên
cứu m ột cách đầy đủ về tác dụng của nó. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài:

“ N ghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của chiết phẩm steviosid từ lá
của cây cỏ ngọt trồng ở V iệt nam trên động vật thực nghiệm ” .


Với mục tiêu là:
1. Chiết suất một chiết phẩm steviosid có hàm lượng steviosid cao
từ lá của cây cỏ ngọt để nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết và làm
bán thành phẩm cho sản xuất thuốc.
2. Chỉnh lý mô hình nghiên cứu thuốc chữa đái tháo đường thực
nghiệm ở chuột nhắt trắng trong điều kiện của Việt Nam.
3. Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết và sơ bộ tìm hiểu cơ chế
tác dụng của chiết phẩm steviosid.


CH Ư Ơ NG 1: TỒ N G Q U A N
1.1. Bệnh đái tháo đưòỉng
Đái tháo đưcmg là m ột bệnh rối loạn chuyển hoá, được biểu hiện bằng
tăng glucose huyết m ạn tính do giảm tương đối hoặc tuyệt đối về tác dụng
hoặc bài tiết insulin của tuyến tụy kèm theo rối loạn chuyển hoá các chất
glucid, lipid, protid [3], [15], [19], [48], [56]. Các rối loạn này có thể đưa đến
các biến chứng cấp tính, tình trạng dễ nhiễm trùng và về lâu dài sẽ gây ra các
biến chứng ở m ạch m áu nhỏ và m ạch m áu lớn [62].
1.2. Tỷ lệ m ắc bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường có xu hướng tăng rõ rệt theo thời gian và sự tăng
trưởng của kinh tế. Trên th ế giới, theo thống kê về tỷ lệ mắc bệnh đái tháo
đường năm 1997 của m ột số quốc gia như sau: Mỹ: 6 ,6 %; N hật Bản; 1,7%;
Anh 2,1% ; Pháp 4,4% ; Đức 9,1% ; Tây Ban Nha: 4,0% ... [15], [19], [25].
M ặt khác, bệnh đái tháo đường cũng thay đổi theo lứa tuổi, dân tộc, các
vùng địa lý khác nhau [19].
ở V iệt nam , cho đến nay chưa có tài liệu nào công bố về dịch tễ học

của bệnh đái tháo đường trên phạm vi toàn quốc.
Năm 1991, Lê H uy Liệu và Phan Sĩ Quốc đã thực hiện m ột cuộc điều
tra ở Hà N ội, tỷ lệ m ắc bệnh chung là 1,1% trong đó nội thành chiếm 1,6% và
ngoại thành chiếm 0,82% [18].
Năm 1993, M ai T hế Trạch và cs. đã điều tra ở thành phố Hồ Chí M inh,
tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường là 2,52% [30].
Năm 1996, theo điều tra của Trần Hữu D àng tại thành phố H uế tỷ lệ
mắc bệnh đái tháo đường là 0,96% [5].
Rõ ràng đái tháo đường đang có chiều hướng phát triển nhanh cả ở nước
ta nhất là lại tập trung ở lứa tuổi lao động 30- 64 [53].


Theo ước tính của Tổ chức Y tế T hế giới, nếu năm 2000 có 146 triệu
người mắc bệnh đái tháo đường thì năm 2 0 1 0 sẽ là 2 2 0 triệu người và năm
2025 sẽ có thể có tới 300 triệu người, chiếm 5% dân số th ế giới [38], [59^.
Do hậu quả của bệnh đái tháo đường

với những biến chứng về tim

m ạch, thần kinh, gây đột qụy, m ù loà, tổn thương

thận, cắt cụt chi, giảm tuổi

thọ... nên bệnh đái tháo đường không chỉ là m ối quan tâm của ngành Y tế m à
còn liên quan đến vấn đề kinh tế xã hội.
1.3. Phân loại và cơ chê bệnh sinh của đái tháo đường
1.3.J. P hán loại:
a. Đ ái tháo đường typ 1: Đ ái tháo đường typ 1 xảy ra khi tế bào beta bị tổn
thương dẫn đến thiếu insulin. N guyên nhân tổn thương có thể do cơ ch ế m iễn
dịch trung gian tế bào, cũng có thể do khuyết tật về gen ở tế bào beta [15],

[26], [43].
h. Đ ái tháo đường typ 2: Đ ái tháo đưòng typ 2 là do kháng insulin kết hợp với
khả năng bài tiết insulin giảm . N guyên nhân có thể do cơ thể sinh ra yếu tố
kháng insulin (kháng insulin typ A), do kháng thể tranh chấp với insulin tại
thụ thể hoặc cũng có thể do thuốc gây ra (acid nicotinic, glucocorticoid, các
thiazid, horm on tuyến giáp...). N guyên nhân bệnh lý do rối loạn nội tiết như
bệnh Cushing, u tuỷ thượng thận, ưu năng tuyến giáp, bệnh to đầu chi... cũng
gây ra bệnh đái tháo đường typ 2 [26], [48].
c. C ác typ Đ TĐ đặc hiệu khác
Đái tháo đường thai nghén
Rối loạn dung nạp glucose
Đái tháo đường do di truyền
Đái tháo đưòỉng thứ p h á t ...
1.3.2. C ơ c h ế bệnh sin h của đá i tháo đường
a. C ơ c h ế bệnh sinh Đ TĐ typ ỉ


Cơ ch ế bệnh sinh chính là sự thiếu hụt insulin do tế bào beta của tuyến
tụy bị tổn thương m à nguyên nhân là do cơ ch ế tự m iễn dịch, do các yếu tố về
gen và yếu tố m ôi trường [15], [26], [43]. Yếu tố m ôi trường thường đề cập
nhất là virus (Cytom egalovirus, virus Cox sackie B, Epstein-Bar, Echo...) [55],
thứ đến là thức ăn ( sữa, cafein..) và điều kiện sống ( stress...) [75].
Khi tác nhân m ôi trường tác động sẽ làm tăng độ nhạy cảm của cá thể,
m ôi trường chính là yếu tố khởi phát quá trình bệnh ở những cá thể m ẫn cảm
di truyền, nó khởi động hoạt tính m iễn dịch, tạo ra m ột chuỗi sự kiện hoạt hoá
phản ứng tự m iễn [43]. Khi phản ứng viêm do sự tự m iễn hoàn tất, tế bào beta
của đảo tụy bị phá huỷ nhiều, lượng insulin m áu vẫn đủ cho nhu cầu hoạt
động của cơ thể, thì lâm sàng chưa có biểu hiện gì, đây là giai đoạn tiền ĐTĐ
[19], [25], [43],
Giai đoạn tiền ĐTĐ có thể ngắn hoặc dài tuỳ từng cá thể. Khi tế bào

beta bị phá huỷ nhiều, lượng insulin sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt
động của cơ thể, glucose huyết sẽ tăng, lúc này biểu hiện lâm sàng rõ và được
chẩn đoán là ĐTĐ [15].
b. C ơ c h ế bệnh sinh Đ TĐ typ 2
M ặc dù ĐTĐ typ 2 hay gặp hơn (chiếm 80-90% tổng số bệnh nhân
ĐTĐ ) và có tính chất gia đình rõ rệt [15], [19], [37], nhưng sinh bệnh học của
bệnh ĐTĐ typ 2 vẫn chưa được hiểu m ột cách đầy đủ. Tuy nhiên hai yếu tố
đóng vai trò quan trọng trong cơ ch ế bệnh sinh ĐTĐ typ 2 là khiếm khuyết
chức năng tế bào beta tuyến tụy và hiện tượng kháng insulin, là hai yếu tố tác
động qua lại lẫn nhau [41].
K hiếm khuyết chức năng bài tiết insulin có thể làm xuất hiện hiện
tượng kháng insulin, hoặc ngược lại. Giữa hai yếu tố này, yếu tố nào chiếm ưu
th ế và yếu tố nào xuất hiện trước cho đến nay vẫn chưa xác định. Cùng với
yếu tố m ôi trường (chế độ ăn uống, sinh hoạt, bệnh béo phì...) thúc đẩy làm
phát sinh và phát triển bệnh [44], [65],


Sinh bệnh học Đ TĐ typ 2 diễn hiến qua 3 giai đoạn [641:
G iai đoạn 1: M ặc dù nồng độ glucose trong m áu vẫn ở mức bình
thường, nhưng có hiện tượng kháng insulin vì mức insulin tăng cao hơn mức
bình thường trong m áu.
Giai đoạn 2: Tinh trạng kháng insulin có xu hướng nặng dần và xuất
hiện tăng glucose m áu sau bữa ăn.
G iai đoạn 3; Sự kháng insulin không thay đổi, nhưng bài tiết insulin suy
giảm và gây tăng glucose m áu lúc đói, bệnh ĐTĐ biểu hiện ra bên ngoài.
T rong các yếu tố m ôi trường đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển bệnh,
béo phì là yếu tố thường được đề cập nhất [41]. Chính béo phì làm gia tăng
tình trạng kháng insulin. N hiều bằng chứng cho thấy các biện pháp giảm béo
phì sẽ làm giảm đáng kể tình trạng kháng insulin và kiểm soát tốt glucose
huyết.

Tóm lại, sự cùng tồn tại khiếm khuyết bài tiết insulin và kháng insulin
là điều kiện để bệnh ĐTĐ biểu hiện và béo phì là yếu tố góp phần thúc đẩy
bệnh ĐTĐ phát triển.
1.4. Các thuốc điều trị bệnh Đ T Đ
1.4.1. Insulin
P hân loại [15], [27]:
Insulin có thể được phân chia theo nguồn gốc như insulin bò, lợn, cừu;
insulin người được tổng hợp bằng kỹ thuật tái tổ hợp ADN.
M ỗi loại insulin thuộc nguồn gốc khác nhau, có thể được ch ế tạo thành
các dạng thuốc có thời gian tác dụng khác nhau. Insulin thường hoặc insulin
hoà tan là loại insulin tác dụng nhanh, có tác dụng sau 0,3-0,7 giờ, thời gian
đạt tác dụng tối đa là 2-4 giờ sau khi tiêm và kéo dài 6 -8 giờ. Insulin tác dụng
trung bình (NPH insulin) bắt đầu có tác dụng sau 1-2 giờ, tác dụng đạt tối đa
sau 6-12 giờ và kéo dài 18-24 giờ. Insulin tác dụng kéo dài thường phải sau 4-


6 giờ mới bắt đầu có tác dụng, tác dụng đạt tối đa vào 14-20 giờ sau khi tiêm

và kéo dài 24-30 giờ.
Các insulin thường được tiêm dưới da, chỉ có insulin hoà tan mới được
tiêm tĩnh m ạch. Để vừa có tác dụng nhanh, vừa có tác dụng kéo dài, phải phối
hợp insulin hoà tan với insulin tác dụng trung bình hoặc kéo dài.
C ơ c h ế tác dụng
Insulin có tác dụng sinh học rất rõ rệt. M ô đích quan trọng để điều hoà
sự hằng định glucose trong nội m ô là gan, cơ và m ô mỡ, nhưng insulin gây ra
hiệu quả điều hoà m ạnh trên cả các loại tế bào khác [23], [48] .
Sau khi được giải phóng, insulin đến các m ô đích, gắn vào thụ thể đặc
hiệu. Thụ thể insulin là 1 glycoprotein gồm 2 tiểu đơn vị a (nằm ngoài tế bào)
và 2 tiểu đơn vị p (nằm trong tế bào) [42]. Bốn đơn vị này gắn đối xứng với
nhau bằng cầu nối disulfid. Insulin liên kết với tiểu đofn vị a ở ngoài tế bào,

kích thích tyrosin kinase của tiểu đơn vị p trong tế bào, khởi động chuỗi phản
ứng, làm thay đổi sinh lý, sinh hoá trong tế bào. K ết quả là làm tăng tính thấm
của m àng tế bào với glucose, giúp glucose chuyển vào tế bào. N gay sau khi
vào trong tế bào, glucose được phosphoryl hoá, tạo thành glucose- 6 -phosphat
(G 6 P). G 6 P sẽ được chuyển thành glycogen hoặc bị oxy hoá để cung cấp năng
lượng cho cơ thể và do đó làm giảm hàm lượng glucose huyết [56].
Vì insulin có vai trò quan trọng chuyển hoá các chất glucid, lipid,
protid, nên khi có các rối loạn về tác dụng hoặc bài tiết insulin sẽ gây rối loạn
chuyển hoá các chất, đặc biệt là glucose, làm tăng glucose huyết, gây đái tháo
đường.
Dược động học của insulin
Insulin bị m en proteinase của dạ dày phá huỷ, do vậy uống không có
tác dụng. Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, insulin hấp thu tốt vào máu. K hả năng
hấp thu insulin tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: nguồn gốc (insulin lợn, bò..),
đường tiêm , vị trí tiêm ... và thay đổi theo từng bệnh nhân [26], [48].


N gay sau khi hấp thu, insulin nhanh chóng vào m áu rồi phân phối ra
dịch ngoại bào. Nửa đời trong huyết tương của insulin khoảng 9 phút, không
có sự khác biệt giữa nửa đời của thuốc ở người lành và người bệnh [48].
Insulin chuyển hoá tại gan, thận và cơ. K hoảng 50% insulin đến gan
qua tĩnh m ạch cửa bị giáng hoá và không vào vòng tuần hoàn chung. Insulin
được lọc qua cầu thận, tái hấp thu ở ống lượn gần (80% ). K hoảng 60% insulin
tái hấp thu bị chuyển hoá ở ống lượn gần, do vậy ở những bệnh nhân có chức
năng thận suy giảm cần điều chỉnh liều cho phù hợp [48].
C h ỉ định của insulin [27], [62].
-

Tất cả bệnh nhân ĐTĐ typ 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin).


-

Đối với bệnh nhân ĐTĐ typ 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin), về
nguyên tắc, cần được điều trị bằng ch ế độ ăn, luyện tập và dùng thuốc
uống chữa ĐTĐ. Insulin được dùng trong các trường hợp hôn mê do
ĐTĐ, do nhiễm acid ceton khi phẫu thuật, sốt cao, nhiễm khuẩn, rối
loạn chức năng gan thận nặng hoặc ĐTĐ ở phụ nữ có thai.

T a i biến và tác dụng không m ong m uốn [27], [56].
-

Hạ glucose huyết: là tai biến thường gặp, xảy ra khi nồng độ glucose
giảm xuống dưới m ức bình thường. N guyên nhân chủ yếu là do dùng
quá liều insulin.

-

Phản ứng dị ứng với insulin: Có thể chỉ xuất hiện tại chỗ hoặc toàn thân
* Dị ứng nhanh: xuất hiện 15-30 phút sau khi tiêm insulin, tại chỗ tiêm
xuất hiện quầng m àu hồng nhạt, nổi m ẩn m ày đay.
* Dị ứng chậm: xuất hiện sau m ột ngày, có khi còn lâu hơn với các triệu
chứng thâm nhiễm tại chỗ tiêm.
* N ổi m ày đay toàn thân, choáng phản vệ ít gặp, có thể có m ột số triệu
chứng toàn thân như m ệt m ỏi, sốt, ngứa, đau các khớp, rối loạn tiêu
hoá. Loạn dưỡng m ô m ỡ tại chỗ tiêm: teo m ô m ỡ dưới da...


1.4.2. C ác sulfonylurea
Các thuốc chính:
Các sulfonylurea thưòỉng được chia làm 2 nhóm hoặc còn gọi là 2 thế

hệ. Các thuốc th ế hệ 1 gồm có tolbutam id, tolazam id và chlorpropam id; các
thuốc th ế hệ 2 gồm có glyburid, glipizid và gliclazid. Các thuốc này đang
được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng, đem lại nhiều kết quả khả quan cho
người bệnh [15], [26], [27], [48].
Dược động học .
Các sulfonylurea hấp thu tốt qua đường uống. Thuốc gắn m ạnh vào
protein huyết tương, m ạnh nhất là glyburid, thấp nhất là chlorpropam id.
Các thuốc th ế hệ 1 có nửa đời trong huyết tưcmg rất khác nhau. Trong
khi acetohexam id có nửa đời rất ngắn (4-7 giờ) thì chlorpropam id có nửa đời
rất dài (24-48 giờ) [48].
Tác dụng hạ glucose huyết của các thuốc th ế hộ 2 m ạnh hơn nhiều
(khoảng 100 lần) so với các thuốc th ế hệ 1. M ặc dù nửa đời trong huyết tương
ngắn hơn nhưng tác dụng hạ glucose huyết kéo dài hơn, do vậy chỉ cần dùng
thuốc 1 lầ n /n g à y [49].
Tất cả các sulfonylurea đều chuyển hoá ở gan, sản phẩm chuyển hoá
đào thải qua đường tiểu [49]. C hlorpropam id chuyển hoá không hoàn toàn,
khoảng 2 0 % thuốc đào thải dưới dạng chưa chuyển hoá, do vậy cần thận trọng
với bệnh nhân có bệnh lý suy giảm chức năng gan, thận [48], [49].
C ơ c h ế tác dụng
Các sulfonylurea gây ra hạ glucose huyết là do kích thích sự giải phóng
insulin từ tế bào beta tuyến tụy. Trước hết sulfonylurea liên kết với thụ thể của
nó ở m àng tế bào beta tuyến tụy, làm chẹn kênh Kali, gây khử cực m àng, kênh
calci m ở ra cho phép

từ ngoài vào trong tế bào [35], [56]. N ồng độ

trong tế bào tăng, khởi động việc chuyển các hạt chứa insulin đến bề m ặt tế
bào beta và giải phóng insulin ra ngoài [35]. Dùng cấp tính các sulfonylurea



10

cho bệnh nhân đái tháo đường typ 2 , làm tăng sự giải phóng insulin từ tuyến
tụy.
Sulfonylurea cũng có thể làm tăng nồng độ insulin bằng cách làm giảm
độ thanh thải insulin ở gan. Trong những tháng đầu điều trị bằng sulfonylurea,
nồng độ insulin trong huyết tương lúc đói và đáp ứng của insulin khi uống
glucose tăng lên.
Khi dùng lâu dài, nồng độ insulin trong tuần hoàn giảm đi đến mức
bằng nồng độ insulin trước điều trị. N hưng m ặc dù nồng độ insulin giảm ,
nồng độ glucose trong huyết tương vẫn giữ ở mức giảm . N guyên nhân của sự
việc này còn chưa rõ, nhưng có thể là do sự giảm glucose trong huyết tưcmg đã
làm cho insulin trong tuần hoàn có tác dụng m ạnh hơn trên các m ô đích, đồng
thời cũng do nguyên nhân là chính sự tăng glucose huyết m ạn tính đã làm tổn
hại đến sự tiết insulin. [48].
Tai hiến và tác dụng không m ong muốn
Hạ glucose huyết; dị ứng ngoài da, đỏ da, ngứa, nổi m ày đay, da m ẫn
cảm với ánh sáng, vàng da; rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn; giảm bạch cầu,
giảm tiểu cầu..
C h ỉ định:
Bệnh nhân ĐTĐ typ 2 khi đã điều chỉnh ch ế độ ăn hợp lý và luyện tập
không hiệu quả.

C hống c h ỉ định :
-

Đái tháo đường typ 1

-


Bệnh nhân hôn m ê do ĐTĐ

-

Bệnh nhân trong giai đoạn phẫu thuật,

-

Bệnh nhân trong thời kỳ m ang thai và cho con bú

-

Suy gan, suy thận nặng

Những trường hợp trên phải dùng insulin.

nhiễm khuẩn cấp


11

1.4.3. C ác biguanid
C ác thuốc chính
Các thuốc thuộc nhóm biguanid bao gồm m etform in, phenform in và
buform in. Hiện nay m etform in là thuốc được sử dụng phổ biến nhất, vì ít gây
tăng acid lactic huyết hơn [71].
C ơ c h ế tác dụng
Các biguanid là thuốc chống tăng glucose huyết, không gây hạ glucose
huyết. Thuốc tác dụng chủ yếu ngoài tụy, không có tác dụng kích thích tế bào
beta của tuyến tụy bài tiết insulin [48].

Cơ chế tác dụng của các biguanid là cải thiện liên kết của insulin với
thụ thể, và có lẽ có cả tác dụng sau thụ thể. Cụ thể là [48], [71]:
- Tăng cường sự sử dụng glucose trong tế bào, kích thích trực tiếp sự
phân huỷ glucose trong các m ô và tăng chuyển vận glucose từ m áu vào mô.
- Làm giảm sự tân tạo glucose ở gan .
- Làm chậm sự hấp thu glucose qua ruột.
- Làm giảm nồng độ của glucagon trong huyết tưcfng.
1.4.4. D ẫn chất thiazolidindion
C ác thuốc
Các thuốc thuộc dẫn chất thiazolidindion còn gọi là thiazolindion hoặc
glitazon. Troglitazon đã được dùng trên lâm sàng nhưng gây nhiều tai biến,
nên hiện ít dùng. Thuốc được dùng hiện nay là rosiglitazon, pioglitazon. Các
chất đang nghiên cứu là ciglitazon, englitazon.
C ơ c h ế íá c dụng
Các thiazolindion làm giảm cả glucose huyết lúc đói, cả glucose huyết
sau khi ăn ở bệnh nhân bị ĐTĐ typ 2 do làm tăng sự nhạy cảm của các tế bào
đích đối với insulin [63], [74]. Do đó sự thu nạp và sử dụng glucose ở các mô
ngoại vi (cơ xương, mô mỡ) được tăng cường, sự tân tạo glucose và sự sản


12

sinh ra glucose ở gan bị ức chế. Các thiazolindion làm giảm sự kháng insulin,
nên làm giảm nồng độ cả glucose huyết, cả insulin huyết và hem oglobin A|C
Khác với sulfonylurea, các thiazolindion không làm tăng sự tiết insulin
từ tế bào beta của tụy, thuốc không có hiệu quả nếu không có insulin. Các
thiazolindion không gây tụt glucose huyết thậm chí khi dùng liều cao. Vì vậy,
chúng được gọi là thuốc chống tăng glucose huyết, đúng hơn là thuốc hạ
glucose huyết.
1.4.5. C ác ch ất ức ch ếa lph a-glu cosidase

Có khá nhiều chất có tác dụng ức chế alpha-glucosidase. H iện đã có
m ột số thuốc được lưu hành trên thị trường như acarbose (glucobay), m iglitol,
voglibose.
Các chất ức ch ế alpha-glucosidase làm giảm sự hấp thu qua ruột của
tinh bột, dextrin và các disaccharid, do ức chế tác dụng của alpha-glucosidase
ở rìa bàn chải của ruột. Sự ức ch ế này làm chậm sự hấp thu carbohydrat. Do
đó, sự tăng glucose huyết sau khi ăn giảm ở cả người đái tháo đường và người
bình thường. Thuốc làm giảm nồng độ glucose huyết ở cả người đái tháo
đường typ 1 và typ 2. Tuy nhiên chỉ cải thiện được ít nồng độ hem oglobin A ,c
[48], [56].
1.4.6. C ác chất ức c h ế aldose reductase
H iện nay đã tìm ra được khá nhiều chất có tác dụng ức ch ế aldose
reductase như tolrestat, epalrestat, ponalrestat, zenarestat, zopolrestat,...và đã
có thuốc được lưu hành trên thị trường như tolrestat.
Các chất ức ch ế aldose reductase không ảnh hưởng trực tiếp trên
glucose huyết m à chỉ có tác dụng chống lại m ột số tai biến do ĐTĐ, đặc biệt
là tai biến trên hệ thần kinh, gây rối loạn collagen, đục thuỷ tinh thể và bệnh
võng m ạc [48].


13

1.5. Các cây thuốc có tác dụng hạ GH
Trong kho tàng y học dân gian thuộc các nền văn hoá khác nhau có
nhiều cây thuốc, vị thuốc và bài thuốc được dùng để điều trị bệnh đái tháo
đường m à Đ ông y gọi là bệnh tiêu khát [52], N hiều bằng chứng cho thấy rằng
th ế giới cây cỏ là m ảnh đất có thể tìm kiếm m ột cách hiệu quả để thu được các
thuốc uống có tác dụng làm hạ GH. ở Ấn Độ, T rung Quốc, N hật Bản, Hàn
Quốc, Pakistan và m ột số nước khác có rất nhiều cây thuốc có tác dụng hạ
GH [52], [6 8 ],

Q ua nghiên cứu, các tác giả đã tập hợp được khá nhiều cây thuốc có tác
dụng hạ GH.
N ăm 1989, H anda và cs. đã lập danh sách hơn 100 cây cỏ có tác dụng
hạ GH, đồng thời nêu tên chất nhầy có tác dụng hạ GH trong các cây đó (Phụ
lục 1) và thống kê được 47 cây có tác dụng hạ GH qua sàng lọc thực nghiêm
(Phụ lục 2) [52],
Cũng trong năm đó, R ahm an và Z am an đã thu thập được 343 cây cỏ có
tác dụng hạ GH [6 8 ]. Còn theo tài liệu của K ar Aiit và cs. (2003) thấy có vài
trăm cây cỏ được dùng để chữa ĐTĐ, trong đó có 30 cây thường dùng nhất để
chữa ĐTĐ ở Ấ i Đ ộ (Phụ lục 3) và nghiên cứu tác dụng hạ GH của cao chiết từ
30 cây trên mô hình ĐTĐ do alloxan ở chuột cống trắng (Phụ lục 4) [58],
ở V iệt N am , cũng có nhiều cây thuốc được nhân dân ta dùng chữa
ĐTĐ [20], [32]. Trong thời gian vừa qua các cây bạch truật, cỏ mực, cỏ ngọt,
hoàng kỳ, huyền sâm , mướp đắng, sinh địa, thổ phục linh đã được m ột số tác
giả V iệt N am nghiên cứu tác dụng hạ GH hoặc thử lâm sàng tác dụng chữa
ĐTĐ.
Đoàn Thị N hu, Lê M inh Phương (1993) đã nghiên cứu tác dụng hạ GH
của bột quả của cây mướp đắng {M om ordica charantỉa L.) và cao cồn rễ chiết
từ cây bạch truật {Atractyìodes m acrocephala Koidz) thấy rằng bột quả mướp


14

đắng và cao lỏng bạch truật có tác dụng hạ GH ở thỏ gây ĐTĐ bằng alloxan

[22].
Trần Thuý, Trương V iệt Bình, Bùi Thị H ồng Thuý (1996) nghiên cứu
tác dụng hạ GH của cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana H em slay), và kết luận là
cỏ ngọt dạng chè thuốc có tác dụng hạ GH trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 [28].
Trần Thị H ồng N ga và cs. (2001) nghiên cứu tác dụng của chè tan

G am osa, thấy chè tan G am osa có tác dụng hạ GH trên thỏ và trên người tình
nguyện [2 1 ].
Phạm Văn T hanh (2001) nghiên cứu về thực vật, thành phần hoá học,
chiết xuất bán thành phẩm , nghiên cứu dược lý, độc tính, bào ch ế dạng thuốc
m orantin để điều trị bệnh ĐTĐ từ quả của cây m ướp đắng [25].
N guyễn Thị Thu Hương, N guyễn Thị Diễm H ồng (2002) đã nghiên cứu
tác dụng hạ GH của cây cỏ m ực ( E clipta alba H assk.), kết quả cho thấy cao
cồn chiết từ cây cỏ mực có tác dụng hạ glucose huyết trên thỏ bình thường
[16].
Phùng Thanh Hương, H ồ M ai Anh, N guyễn X uân Thắng (2002) nghiên
cứu tác dụng hạ GH của thân cây mướp đắng (M om ordica charantia L.), thấy
dịch chiết cồn từ thân cây m ướp đắng có tác dụng hạ GH trên chuột cống
trắng bị ĐTĐ do streptozocin [17].
Phạm Hữu Đ iển và cs. (2002) đã nghiên cứu tác dụng hạ GH của thân
rễ

sinh

địa

(R ehm ania

glutinosa

Libosch) và thân

rễ cây

tri m ẫu


{Anem arrhena asphodeloides Bunge), thấy dịch chiết ethanol từ thân rễ sinh
địa và thân rễ tri m ẫu có tác dụng hạ GH trên chuột chắt trắng [10].
M ai Tất Tố, Dương Thị Ly Hương, Lưu M ạnh H ùng (2002) đã nghiên
cứu tác dụng hạ GH của m ột bài thuốc đông dược (gồm 4 vị: quả mướp đắng,
thổ phụ linh, vị thuốc X, cam thảo nam ). Kết quả cho thấy, dịch chiết nước sắc
của bài thuốc này có tác dụng hạ GH trên m ô hình chuột cống trắng bình


15

thường và trên chuột nhắt trắng được gây tăng GH thực nghiệm bằng
adrenalin [29].
N guyễn N gọc Xuân (2004) đã nghiên cứu tác dụng dược lý, độc tính và
bước đầu nghiên cứu cơ ch ế tác dụng hạ GH của cao khô thổ phục linh [24],
[33].

1.6. Cây cỏ ngọt và steviosid
1.6.1. C ây cỏ ngọt
1.6.1.1. M ô tả thực vật
Cây cỏ ngọt Stevia rehaudỉana (Bert.) H em sley họ Cúc A steraceae là
loại cây thảo nhỏ, sống nhiều năm , cao 0,5-0 ,6 m, có khi đến 1 m. Thân cứng
m ọc thẳng, có rãnh dọc và nhiều lông m ịn, ít phân nhánh. Lá m ọc đối, hình
m ác hoặc bầu dục, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, dài 5- 7 cm, rộng 1-1,5
cm, có 3 gân, 4-6 đôi răng nhọn ở phần nửa về phía đầu lá, hai m ặt có lông
trắng m ịn, nhấm lá thấy có vị ngọt rất đậm; cuống lá rất ngắn. Hoa lưỡng tính,
tụ họp thành đầu m àu trắng ở ngọn thân. Q uả bế, không có m ào lông, hạt
không có nội nhũ. M ùa hoa: tháng 5-9 [ 32]
1.6.1.2. Phân b ố và sinh thái
Cỏ ngọt đang trồng ở V iệt nam hiện nay, được nhập nội từ m ột nước
N am M ỹ (nguồn gốc Paraguay) năm 1988. c ỏ ngọt là cây ưa ẩm và ưa sáng,

có thể chịu bóng và ưa bóng vào thời kỳ cây con. V ốn là cây ở vùng nhiệt đới,
cỏ ngọt trồng ở V iệt nam sinh trưởng, phát triển tốt vào vụ xuân - hè. Cây ra
hoa quả nhiều hàng năm . Tuy nhiên người ta vẫn áp dụng cách nhân giống
bằng cách giâm cành [32].
1.6.1.3. Trồng trọt
Có thể nhân giống cỏ ngọt bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành, tiến
hành vào m ùa xuân. Thời vụ trồng cỏ ngọt tốt nhất là vào tháng 2-3, khi nhiệt

độ không khí thấp hơn 15-20°c. c ỏ ngọt trồng m ột lần có thể thu hoạch 2-3


16

năm. Thu hoạch trước lúc ra nụ hoa có chất lượng tốt nhất. Cần thu hoạch vào
buổi sáng sớm những ngày nắng ráo. Thu xong rửa sạch, phơi khô ngay đến
độ ẩm dưới 10% và bảo quản nơi khô ráo. N ăng suất trung bình đạt khoảng 4
tấn lá khô / 3 lứa cắt/ ha [32].
1.6.1.4. Thành p hần hoá học
Lá cỏ ngọt chứa;
Các ent-kauren diterpen glycosid: steviosid (2,2- 18,5% ), rebaudiosid
A, B, c , D, E, dulcosid, steviobiosid [25], [32]. Các thành phần này có vị ngọt
ở các mức độ khác nhau. N guyễn K im c ẩ n và cộng sự (2001) đã chiết được
steviosid trong lá cỏ ngọt trồng ở V iệt N am với hàm lượng từ 1,36- 4,89% tuỳ
theo khu vực lấy m ẫu [ 1 ], [2 ].
Các labdan diterpen gồm jhanol, austroinulin, 6-0-acetylaustroinulin.
Các triterpen gồm P-am yrin acetat, lupeol.
Các thành phần khác gồm (3- sitosterol, stigm asterol, tanin và tinh dầu
(0,12-0,4% ). Các thành phần chính (43% ) trong tinh dầu là caryophylen oxyd
và spathulenol [20], [32].
1.6.1.5. C ông dụng

Cỏ ngọt và steviosid thường được dùng để chữa đái tháo đường, chữa
béo phì, chữa cao huyết áp và dùng để thay th ế đường sacharose trong công
nghiệp thực phẩm , nước giải khát, ở V iệt nam hiện nay dùng steviosid hoặc
cỏ ngọt làm chất điều vị cho các loại trà thuốc, trà túi lọc; có loại trà cũng
được dùng cho người đái tháo đường hoặc để giảm béo như trà actiso-stevia;
trà sâm qui- stevia: có sâm V iệt nam , tam thất, đương qui, thục địa, táo, long
nhãn, ngũ gia bì và cỏ ngọt; trà nhân trần, thảo quyết m inh, cỏ ngọt; trà túi lọc
Sotevin có dừa cạn, hoa cúc, hoa hoè và cỏ ngọt [32].


×