Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu phân biệt một số dược liệu mang tên rau đắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.29 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ HUYỀN TRANG

NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT MỘT SỐ
DƯỢC LIỆU MANG TÊN RAU ĐẮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ HUYỀN TRANG

NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT MỘT SỐ
DƯỢC LIỆU MANG TÊN RAU ĐẮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC LIỆU – DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 60.73.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Viết Thân


HÀ NỘI 2012


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS.
Nguyễn Viết Thân, người thầy đã tận tình dìu dắt, hướng dẫn và truyền đạt kinh
nghiệm nghiên cứu cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, các
thầy cô giáo bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyền và các thầy cô giáo trường
Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
những người luôn động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống, công việc và học tập.
Hà Nội, tháng 09 năm 2012.
Lê Thị Huyền Trang.


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình
Danh mục các bảng
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Phần I. TỔNG QUAN


3

1. Rau đắng

3

1.1. Mô tả

4

1.2. Phân bố, thu hái

4

1.3. Bộ phận dùng

4

1.4. Thành phần hóa học

4

1.5. Tác dụng dược lý

6

1.6. Tính vị, công năng

7


1.7. Công dụng

7

1.8. Bài thuốc có Rau đắng

8

2. Rau đắng đất

8

2.1. Mô tả

9

2.2. Phân bố, thu hái

9

2.3. Bộ phận dùng

9

2.4. Thành phần hóa học

9

2.5. Tác dụng dược lý


11

2.6. Tính vị, công năng

12

2.7. Công dụng

12

2.8. Bài thuốc có Rau đắng đất

12


3. Rau đắng biển

13

3.1. Mô tả

13

3.2. Phân bố, thu hái

13

3.3. Bộ phận dùng


14

3.4. Thành phần hóa học

14

3.5. Tác dụng dược lý

16

3.6. Tính vị, công năng

18

3.7. Công dụng

18

3.8. Bài thuốc có Rau đắng biển

19

4. Rau xương cá

19

4.1. Mô tả

19


4.2. Phân bố, thu hái

20

4.3. Bộ phận dùng

20

4.4. Thành phần hóa học

20

4.5. Tác dụng dược lý

20

4.6. Tính vị, công năng

21

4.7. Công dụng

21

4.8. Bài thuốc có Rau ương cá

22

Phần II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


23

2.1 Nguyên liệu nghiên cứu

23

2.2 Phương tiện nghiên cứu

23

2.3 Phương pháp nghiên cứu

24

2.3.1 Nghiên cứu về thực vật

24

2.3.2 Nghiên cứu về hóa học

25

Phần III. NỘI DUNG THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ

33

3.1. Nghiên cứu về thực vật

33



3.1.1. Đặc điểm thực vật

33

Rau đắng

33

Rau đắng đất

33

Rau đắng biển

34

Rau xương cá

35

3.1.2. Vi phẫu

39

Vi phẫu Rau đắng

39

Vi phẫu Rau đắng đất


41

Vi phẫu Rau đắng biển

43

Vi phẫu Rau xương cá

45

3.1.3. Đặc điểm bột

44

Rau đắng

48

Rau đắng đất

49

Rau đắng biển

50

Rau xương cá

51


3.2 Nghiên cứu về hóa học

53

3.2.1. Định tính các nhóm chất bằng phản ứng hóa học

53

3.2.2 Định tính bằng sắc ký lớp mỏng

63

Dịch chiết toàn phần

63

Phân đoạn chloroform

64

Dịch còn lại (phân đoạn A)

65

Phần IV. BÀN LUẬN

68

Phần V. Kết luận và đề xuất


74

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC
\


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DD

Dung dịch

TT

Thuốc thử

TB

Tế bào

HN

Hà nội

EtOH

Ethanol

n-BuOH


n-butanol

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

DC

Dịch chiết

DĐVN

Dược điển Việt Nam

Rau đắng đất

Rau đắng đất [Glinus oppositifolius (L.) DC]

Rau đắng biển

Rau đắng biển [Bacopa monnieri (L.) Wettst]

Rau xương cá

Rau đắng nước [Myosoton aquaticum (L.) Moench]


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT


Tên hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Công thức cấu tạo của aviculin (1), avicularin 5
R=L-aribinofuranose

(2),

procyanidin

glucoside (3), julanin (4), , acid gentisic 5-O(6 '-O-alloyl)-β-D-glucopyranoside (5), acid
rosmarinic (6).
2

Hình 1.2

Công thức cấu tạo của Sperulin B (1), 10
spergulin A (2), Spergulacin (3), spergulacin
B (4).

3


Hình 1.3

Công thức cấu tạo của Bacosid A3(1), 15
Bacosaponin

C

(2),

Bacoside

II

(3),

Bacosapoin C (4), Bacoside I (5), Acid
Betulinic (6), Bacosin (7).
4

Hình 2.1

Sơ đồ chiết phân đoạn các nhóm chất

32

5

Hình 3.1

Hình ảnh Rau đắng


37

6

Hình 3.2

Hình ảnh Rau đắng Đất

37

7

Hình 3.3

Hình ảnh Rau đắng biển

38

8

Hình 3.4

Hình ảnh Rau xương cá

38

9

Hình 3.5


Vi phẫu thân Rau đắng

40

10

Hình 3.6

Vi phẫu lá Rau đắng

40

11

Hình 3.7

Vi phẫu rễ Rau đắng

40

12

Hình 3.8

Vi phẫu thân Rau đắng đất

42

13


Hình 3.9

Vi phẫu lá Rau đắng đất

42

14

Hình 3.10

Vi phẫu thân rễ Rau đắng đất

42

15

Hình 3.11

Vi phẫu thân Rau đắng biển

44


16

Hình 3.12

Vi phẫu lá Rau đắng biển


44

17

Hình 3.13

Vi phẫu rễ Rau đắng biển

44

18

Hình 3.14

Vi phẫu thân Rau xương cá

46

19

Hình 3.15

Vi phẫu lá Rau xương cá

46

20

Hình 3.16


Vi phẫu rễ Rau xương cá

46

21
22
23
24
25

Hình 3.17
Hình 3.18
Hình 3.19
Hình 3.20
Hình 3.21

Một số đặc điểm bột Rau đắng
Một số đặc điểm bột Rau đắng đất
Một sô đặc điểm bột Rau đắng biển
Một sô đặc điểm bột Rau xương cá
Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết toàn phần của

48
49
50
51
64

Rau đắng, Rau đắng đất, Rau đắng biển, Rau
xương cá

26

Hình 3.22

Hình ảnh sắc ký đồ dịch chiết phân đoạn 67
chloroform của Rau đắng, Rau đắng đất, Rau
đắng biển, Rau xương cá

27

Hình 3.23

Hình ảnh sắc ký đồ dịch còn lại của Rau 67
đắng, Rau đắng đất, Rau đắng biển, Rau
xương cá


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1


So sánh một số đặc điểm thực vật của Rau 36
đắng, Rau đắng đất, Rau đắng biển, Rau
xương cá.

2

Bảng 3.2

So sánh một số đặc điểm vi phấu thân Rau

47

đắng, Rau đắng biển, Rau xương cá.
3

Bảng 3.3

So sánh một số đặc điểm bột Rau đắng, Rau

52

đắng biển, Rau xương cá.
4

Bảng 3.4

Kết quả định tính trong lá, thân và cành Rau 61
đắng, Đắng đất, Đắng biển, Xương cá

5


Bảng 3.5

Kết quả định tính các nhóm chất của Rau 62
đắng, Rau đắng đất, Rau đắng biển, Rau
xương cá.



ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe để sống khỏe có ích luôn là mục tiêu của con người.
Hiện nay, thế giới đang quan tâm đến những sản phẩm chăm sóc sức khỏe có
nguồn gốc tự nhiên vì tính hiệu quả và an toàn của nó.
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới WHO, trên thế giới có khoảng 80%
dân số ở các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng y
học cổ truyền, 85% thuốc y học cổ truyền đòi hỏi phải sử dụng dược liệu hoặc
chất chiết suất từ dược liệu và tỷ lệ này đang tăng lên nhanh chóng ở các nước
phát triển [46].
Việt Nam là nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm,
có hệ thực vật phong phú, đa dạng. Theo thống kê mới đây, Việt Nam có gần
11000 loài thực vật bậc cao, khoảng 3800 loài thực vật bậc cao và bậc thấp được
dùng làm thuốc [17]. Cả nước có khoảng 290 cơ sở sản xuất dược phẩm, 1300
loại dược phẩm được sản xuất từ nguyên liệu thực vật hoặc chiết xuất từ thực
vật, chiếm 23 % số loại dược phẩm. Nhu cầu sử dụng dược liệu cho khối công
nghiệp dược là 20.000 tấn/năm, cho xuất khẩu là 10.000 tấn/năm [13]. Tuy
nhiên, vấn đề quản lý dược liệu hiện nay đang là một vấn đề phức tạp, cần được
quan tâm, tình trạng khai thác bừa bãi không hợp lý, đặc biệt là sự nhầm lẫn, giả
mạo dược liệu đang diễn ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng
dược liệu.
Rau đắng là một loại dược liệu quen thuộc với người dân Việt Nam, được sử

dụng rất phổ biến để làm thuốc, rau ăn, Rau đắng đã đi vào trong thơ ca “Còn
thương Rau đắng mọc sau hè ”. Có nhiều loài mang tên Rau đắng, ở mỗi địa
phương lại có những dược liệu mang tên Rau đắng khác nhau, trong đó có nhiều
loài có giá trị sử dụng cao, đã và đang được thế giới quan tâm như Rau đắng
(Polygonum aviculare L.), Rau đắng đất [Glinus oppositifolius (L.) DC], Rau

1


đắng biển [Bacopa monnieri (L.) Wettst.], Rau đắng nước thường gọi là Rau
xương cá [Myosoton aquaticum (L.) Moench].
Rau đắng lợi tiểu, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào…thường được dùng trong
các bài thuốc chữa kiết lỵ, táo bón, đái buốt, đái rắt… Rau đắng đất kích thích
tiêu hóa, lợi tiểu, nhuận gan… được dùng làm thuốc hạ sốt, chữa bệnh về gan…
Rau đắng biển kích thích thần kinh, trợ tim, thanh nhiệt, giải độc… được dùng
làm thuốc chữa suy nhược thần kinh, viêm gan, ho… Rau xương cá lợi sữa,
thanh nhiệt giải độc... được dùng để chữa mụn nhọt, kiết lỵ, trĩ… Các loại dược
liệu này có cùng tên, khi còn tươi thì có thể nhận biết bằng mắt thường, nhưng
khi đã khô chế biến, sản xuất thành các chế phẩm thì rất khó phân biệt. Với mục
tiêu nhằm góp phần vào việc phân biệt các dược liệu mang tên Rau đắng đang
được sử dụng trên thị trường ở dạng dược liệu hay chế phẩm, đồng thời mong
muốn đưa ra một số tiêu chuẩn có thể dùng làm cơ sở cho việc xây dựng những
chuyên luận kiểm nghiệm dược liệu sau này, chúng tôi tiên hành thực hiện đề
tài: Nghiên cứu phân biệt một số dược liệu mang tên Rau đắng với mục tiêu
sau:
Phân biệt các loài Rau đắng về thực vật, hóa học.
Để thực hiện mục tiêu đề tài, chúng tôi tiến hành các nội dung sau:
- Nghiên cứu về giải phẫu thực vật của cây Rau đắng, Rau đắng đất, Rau
đắng biển, Rau đắng nước (Rau xương cá): Mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm
vi phẫu lá, thân, rễ; đặc điểm bột Rau đắng, Rau đắng đất, Rau đắng biển, Rau

xương cá.
- Nghiên cứu về thành phần hóa học của cây Rau đắng, Rau đắng đất, Rau
đắng biển, Rau đắng nước: Định tính các nhóm chất bằng phản ứng hóa học, sắc
ký lớp mỏng đối với dịch chiết toàn phần, dịch chiết phân đoạn chloroform, dịch
còn lại, của các mẫu nghiên cứu.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Có nhiều loài mang tên Rau Đắng, ở mỗi địa phương lại có những dược liệu
mang tên Rau đắng khác nhau. Với mục đích là nghiên cứu phân biệt một số
dược liệu mang tên Rau đắng thường dùng góp phần giúp cho việc sử dụng dược
liệu được đúng, an toàn. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu phân biệt 4 loài:
- Rau đắng: Polygonum aviculare L., họ Rau răm (Polygonaceae).
- Rau đắng đất: Glinus oppositifolius (L.) DC, họ Cỏ bụng cu
(Molluginaceae).
- Rau đắng biển: Bacopa monnieri (L.) Wettst, họ Hoa mõm chó
(Scrophulariaceae).
- Rau đắng nước (Rau xương cá): Myosoton aquaticum (L.) Moench, họ
Cẩm chướng (Caryophyllaceae).

1. Rau Đắng
Tên khoa học: Polygonum aviculare L.
Syn. Polygonum aviculare subsp. buxiforme (Small) Costea & Tardif.
Tên khác: Cây càng tôm, Biển súc, Mụ khuyết, Biển biện, Xương cá.
Tên nước ngoài: Crab-grass, hog weed, bird knotgrass (Anh); renouée des
oiseaux (Pháp).
Họ: Rau răm (Polygonaceae).


1.1. Mô tả
Cây thảo nhỏ, sống lâu năm, cao khoảng 10 cm. Thân và cành nhẵn, mọc tỏa
tròn, gần sát đất, thân mảnh có khía dọc màu tím. Lá mọc so le, hình mác hẹp,
gốc và đầu tròn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt dưới nhạt, chỉ gân giữa rõ, bẹ
chìa, cuống lá ngắn. Hoa màu hồng tím, mọc tụ họp 3-4 cái ở kẽ lá; bao hoa gồm

3


5 phiến bằng nhau, nhị đính ở gốc bao hoa. Quả 3 cạnh, bao bọc bởi hoa tồn tại,
chứa một hạt màu nâu. Mùa hoa quả: Tháng 3-5 [8,10, 12, 15, 17, 65].

1.2. Phân bố, thu hái
Rau đắng phân bố phổ biến ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới châu Á, bao
gồm Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Thái Lan, Mianma, Malaysia... Ở Việt Nam Rau
đắng phân bố ở khắp mọi nơi, từ vùng đồng bằng đến trung du và miền núi thấp.
Cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, thường mọc thành đám ở ruộng trồng hoa màu, bãi
sông, nương rẫy, vườn và ven đường đi. Cây con mọc từ hạt, xuất hiện vào cuối
mùa xuân, ra hoa quả vào mùa hè, cuối thu thì tàn lụi. Vòng đời khoảng 4-6
tháng. Rau đắng thường bị coi là cỏ dại ảnh hưởng đến cây trồng [12, 17].

1.3. Bộ phận dùng
Toàn cây, thu hái vào lúc ra hoa, dùng tươi hoặc sấy khô [12, 17].

1.4. Thành phần hóa học
Rau đắng chứa tinh dầu, avicularin, quercetin, emodin, các sắc tố flavon,
avicularosid, kaepferitrosid, tanin và acid silicic [12, 17].
Theo tài liệu Ấn Độ, Rau đắng chứa 3-4% tannin, chất nhầy, các acid galic,
cafeic, oxalic, silicic, chlorogenic, coumaric [12, 17].

Ngoài ra còn chứa d-catechol, leucoanthocyanidin, oxymethyl anthraquinon
(0,35% trong rễ, 0,20% trong cành, 0,15% trong lá) [17].
Kim, Hyoung Ja; W.O. Eun Rhan đã phân lập được một glucosid lignin là
aviculin cùng với các chất juglanin, avicularin, astragalin [17, 58].
Hai Jian Cong và cộng sự đã phân lập từ các bộ phận khác nhau của
Polygonum aviculare L. được procyanidin glucoside, catechin 3-O-acetate(4α→8)-catechin 3-O-acetate-3′-O-β-D-glucopyranoside (1), năm flavonoids và
một lignan [33].
HU Hao-bin và cộng sự đã xác định được các hợp chất phenolic trong
polygonum aviculare L. là acid rosmarinic, acid galic, acid gentisic 5-O-(6 '-O-

4


alloyl)-β-D-glucopyranoside, acid caffeic, acid p-coumaric, ethyl caffeate và
acteoside [37].

MeO

CH2OH

OH

CH2

HO

O

HO


O

HO

O

OR

Me
OMe

OH

OH

OH OH

OH

O

2

1

OH
HO

O


OH

OH
HO

OCOCH3

O

OH

OH

OH

HO
O

HO

OH

OH
OCOCH3
OH

O

OH O


O

O
OH

CH2OH

3

OH

4

HO
HO

O

OH

HO

O

O

OH

OH


OH

O

OH
OH

HO

O

OH

5

6

Hình 1.1. Công thức cấu tạo của aviculin (1), avicularin R=L-aribinofuranose (2),
procyanidin glucoside (3), julanin (4) , acid gentisic 5-O-(6 '-O-alloyl)-β-D-glucopyranoside
(5), acid rosmarinic (6).

5


1.5. Tác dụng dược lý
Cao nước và cao cồn Rau đắng làm tăng khả năng đông máu: Cao nước
hoặc cao cồn của lá tiêm tĩnh mạch gây hạ huyết áp ở mèo, thỏ, và chó. Rau
đắng gây co bóp tử cung cô lập và tử cung tại chỗ của động vật thí nghiệm, tác
dụng tương tự như nấm cựa gà. Rau đắng có tác dụng lợi tiểu, làm săn, hạ sốt,
sát khuẩn và trị giun [12, 17].

Chống oxy hóa: Trong Rau đắng có hàm lượng cao các hợp chất phenolic:
Tổng số mg phenolic trong 1 g lá, hoa Rau đắng là: 31,25±1,56 và 25,41±1,07
[60]. Các hợp chất phenolic này có tác dụng chống oxy hóa bảo vệ tế bào [26].
Nghiên cứu tác dụng của Rau đắng trên các thông số tinh trùng của chuột
sau khi phơi nhiễm với EMF thấy: EMF làm giảm khả năng di chuyển của tinh
trùng chuột, sau khi chuột phơi nhiễm với EMF được điều trị bằng Rau đắng thì
thấy chất lượng tinh trùng được cải thiện, khả năng di chuyển của tinh trùng
tăng lên. Đó có thể là do hàm lượng cao các chất chống oxy hóa phenolic có
trong Rau đắng [41].
Chống ung thư:
Nghiên cứu tác dụng của dịch chiết Rau đắng trên dòng tế bào ung thư người
(MCF-7) - lấy từ ngân hàng tế bào quốc gia Iran. Kết quả cho thấy, Rau đắng ở
nồng độ 300 ng/µl. gây chết dòng tế bào MCF-7 50%, còn ở nồng độ 400ng/µl
gây chết tế bào là 97% [32].
Bền mao mạch: Các hợp chất flavone trong Rau đắng làm bền mao mạch, có
tác dụng kiểu cortisone lên mô lợi, được dùng để hỗ trợ điều trị viêm lợi [31].
Kháng khuẩn: Rau đắng có tác dụng kháng khuẩn đối với cả khuẩn Gram
âm, Gram dương, và nấm : Salmonella paratyphi, Bacillus subtilis, Salmonella
typhi… Rau đắng có tác dụng ức chế Staphylococcus aureus. Dịch chiết xuất từ
gốc có tác dụng hơn dịch chiết xuất từ lá. Trong số bốn dung môi được sử dụng

6


để chiết xuất, dịch chiết từ chloroform có tác dụng cao nhất đối với các sinh vật
thử nghiệm, tiếp theo là các dịch chiết từ nước, ethanol và acetone [35].

1.6. Tính vị, công năng
Theo y học cổ truyền Rau đắng có vị đắng nhạt, tính bình, có tác dụng lợi
tiểu, tiêu sưng, giải độc [12, 17].


1.7. Công dụng
Rau đắng được dùng chữa kiết lỵ, táo bón, đái rắt, đái buốt do viêm hoặc sỏi
thận, sỏi bàng quang, ung nhọt, sưng tấy (giã đắp ngoài và uống trong), phù, lở
ngứa chảy nước vàng, phụ nữ ngứa âm hộ, trẻ em bị giun: Liều dùng: ngày 1020g Rau đắng khô nấu nước uống [12, 17].
Rau đắng tươi giã nát, thêm nước gạn uống, bã đắp, chữa rắn cắn [12, 17].
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, Rau đắng là thuốc hạ sốt và lợi tiểu, điều
trị sốt rét nhiệt đới, phù, thuốc bổ trong suy nhược thần kinh, thuốc cầm máu,
chống viêm và trừ giun. Để làm thuốc bổ, dùng liều một lần 10g. chữa sốt rét
nhiệt đới và trị giun liều 5-25g [17].
Trong y học cổ truyển Ấn Độ, Rau đắng được coi có tác dụng bổ, hạ sốt, hạ
đường huyết, sát khuẩn, lợi tiểu, cầm máu, trị giun, thấp khớp, sốt, loét bên
trong và ngoài. Nước sắc của cây trị lỵ, tiêu chảy, viêm phế quản, trĩ, chảy máu
và kinh nguyệt nhiều. Cao được dùng làm thuốc cầm máu. Hạt có mùi thơm và
có tác dụng gây nôn và tẩy mạnh [17].
Các hợp chất flavone trong Rau đắng có tác dụng làm bền thành mạch, có
tác dụng kiểu
Ở Liên Xô trước đây, chế phẩm từ Rau đắng là thuốc gây co hồi tử cung cho
phụ nữ sau khi đẻ [17].

7


1.8. Bài thuốc có Rau đắng
Chữa viêm bàng quang cấp tính:
Rau đắng 12g, Tỳ giải, Bồ công anh mỗi vị 20g, Sài hồ, Hoàng cầm, Hoạt
thạch, Cù mạch, mỗi vị 12g; Mộc thông 6g. Nếu tiểu tiện ra máu thêm Sinh địa,
Chi tử sao đen, Rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang [17].
Chữa tiểu tiện ít và khó:
Rau đắng, Mộc thông, Xa tiền tử, Cù mạch, Sơn chi tử, Hoạt thạch, mỗi vị

12g, Đại hoàng 8g, Cam thảo chích 6g. Sắc uống ngày một thang [17].
Chữa tiểu tiện khó khăn, đái rắt, đái buốt:
a). Rễ rau đắng, Hạt vông vang, Nhân trần, Mộc thông, Hạt Mã đề, Cỏ lá tre,
mỗi vị 8g; Cỏ bấc 2g. Sắc uống ngày một thang [17].
b). Rau đắng 12g, Hoạt thạch 10g, Mã đề 8g, Mộc thông 5g. Sắc uống ngày
một thang [17].
Chữa sưng tấy, đau nhức:
Rau đắng khô băm nhỏ, ngâm rượu, dùng xoa bóp hàng ngày. Hoặc cây tươi
(15-20) giã nát, thêm nước, gạn uống [17].
Chữa rắn cắn, trẻ đau bụng giun:
Rau đắng, Cỏ nọc rắn, mỗi vị 40-60g. Sắc uống [17].
Chữa tiêu chảy, viêm ruột cấp tính, lỵ do thấp nhiệt:
Rau đắng 15g, Hạt mã đề 10g, Long nha thảo 15 g. Sắc uống [12].

2. Rau đắng đất
Tên khoa học: Glinus oppositifolius (L.) DC.
Syn. Mollugo oppositifolia L., M. spergula L.
Tên khác : Rau đắng lá vòng.
Họ Cỏ bụng cu (Molluginaceae).

8


2.1. Mô tả
Cây thảo, sống lâu năm. Thân và cành mảnh, mọc tỏa sát mặt đất, dài và
nhẵn. Lá mọc vòng 2-5 to nhỏ không đều, hình mác thuôn, gốc và đầu nhọn; lá
kèm rất nhỏ, sớm rụng. Hoa mọc tụ 2-5 cái ở kẽ lá, màu lục nhạt, có cuống dài;
đài 5 răng hơi không bằng nhau, những lá phía ngoài ngắn, những lá bên trong
rộng hơn, không có cánh hoa; nhị 5, chỉ nhị đều; bầu thuôn; thắt lại ở hai đầu, 3
ô. Quả nang, mở ở cạnh bên theo chiều dọc, hạt hình thận. Mùa hoa quả: Tháng

4-7 [10, 15, 17, 65].

2.2. Phân bố, sinh thái
Chi Glinus L. gồm một số loài đều là thân cỏ, phân bố ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới. Ở Việt nam, có ba loài. Rau đắng đất phân bố ở vùng nhiệt đới
châu Á, từ Ấn Độ tới Malaysia, Campuchia, Việt Nam và đảo Hải Nam Trung
Quốc. Ở Việt Nam, Rau đắng đất phân bố dọc theo các tỉnh ven biển, từ Nam
Định đến vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cây ưa sáng, thường mọc trên mặt
đất pha cát ở các ruộng hoang, các hố nông cạn nước về mùa khô, đôi khi thấy
cả ở quanh làng, ven đường đi. Do khả năng phân nhánh khỏe, nên cây thường
mọc thành từng đám dày đặc, lấn át các loại cỏ khác. Cây ra hoa quả nhiều hàng
năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt [17].

2.3. Bộ phận dùng
Phần trên mặt đất [15, 17].

2.4. Thành phần hóa học
Rau đắng đất chứa chủ yếu là saponin và flavonoid. Đã phân lập được
spergulin A, spergulacin, spergulacin A, spergulagenin A, spergulin B [17, 37].
Fanta Traore và cộng sự Rau đắng đất có glinoside A: 16-O-(βarabinopyranosyl)-3-oxo-12,16β,21β,22-tetrahydroxyhopane, glinoside B: 16-O(β-arabinopyranosyl)-3-oxo-12,16β,22-trihydroxyhopane [30].

9


Deepark Kumai và cộng sự đã phân lập được một saponin triterpenoid từ
Rau đắng đất có tác dụng ức chế enzym glucosidase là glinoside C [16-O-(β-Dglucopyranosyl)-3β,12β,16β,21α,22-pentahydroxy hopane] [29].
Consolacion Y. Ragasa và cộng sự đã phân lập được một titerpen mới trong
Rau đắng đất là oppositifolone, ngoài ra còn phân lập được spinasterol,
squalene, lutein [28].


OH

H

H

OH
O
O
HO
MeHO
HO

H

O
O
1
OH OH

OH

O

H

O
H

CH3


H

OH

O
HO
R1O

R1
SO3H

2

H

R2
H

OR2

3

H

Me
O

HO
HO


4

H

OH
Me
O

HO
HO

OH

Hình 1.2. Công thức cấu tạo của Sperulin B (1), spergulin A (2), Spergulacin (3),
spergulacin B (4).

10


2.5. Tác dụng dược lý
Trên hệ tiêu hóa: Rau đắng đất có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng [17].
Chống oxy hóa: Hợp chất polyphenolic, flavonoid trong Rau đắng đất có tác
dụng chống oxy hóa. Nghiên cứu khả năng dọn gốc tự do DPPH (1,1-diphenyl2-picrylhydrazyl) của dịch chiết methanol Rau đắng đất cho thấy IC50 là
1000µg/ml. Trong khi đó ascorbic acid, IC50 = 14.45 µg/ml [45].
Hạ đường huyết: Thí nghiệm trên chuột cho thấy, dịch chiết methanol và dịch
chiết nước Rau đắng đất với liều 200mg , 400mg/kg thể trọng có tác dụng làm
giảm đường huyết ở chuột bình thường được cho uống glucose (p<0,05), và
chuột bị tăng đường huyết (p<0,05) so với metformin [45].
Dịch chiết methanol và dịch chiết nước Rau đắng đất với liều 200 mg/kg,

400mg/kg thể trọng có tác dụng làm giảm cholesterol, triglycerid ở chuột đái
tháo đường và chuột bình thường [22].
Kháng khuẩn: Dịch chiết Methanol Rau đắng đất ở nồng độ 2000-2500 µg/ml
có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm (chất đối chiếu là norfloxacin) [54]
Trị giun: Dịch chiết Methanol Rau đắng đất có tác dụng trị giun đất: Thời làm
giun tê liệt đến chết là 4,5 – 12,4 phút (Albedazol thời gian giun bị tê liệt đến
chết là: 4,14 – 10,52 phút) [54].
Trên hệ miễn dịch: Hai pectin polysaccharid của Rau đắng đất là GOA1 và
GOA2 có thể có khả năng hút các tế bào miễn dịch T và NK nên làm giảm sự
sưng, nóng, đỏ, đau ở người viêm khớp [39].
Bảo vệ gan: Dịch chiết ethanol (80%)

phần trên mặt đất của Glinus

oppositifolius có tác dụng bảo vệ gan của chuột khỏi tổn thương gây ra bởi
paracetamol . G. oppositifolius với liều 200 mg /kg và 400 mg /kg đã làm giảm
SGOT, SGPT, ALP, cholesterol và bilirubin ở chuột bị tổn thương gan bởi
paracetamol [50].

11


2.6. Tính vị, công năng
Toàn cây Rau đắng đất có vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiêu hóa, khai vị,
lợi tiểu, nhuận gan, hạ sốt [15, 17].

2.7. Công dụng
Rau đắng đất được dùng làm thuốc hạ sốt, chữa bệnh về gan, vàng da. Liều
dùng: 20-30g, sắc nước uống [17].
Ở Ấn Độ, toàn cây Rau đắng đất được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa,

nhuận tràng, và điều trị ứ sản dịch. Cây giã nát trộn với dầu Castor đắp nóng
chữa đau tai, dịch chiết từ Rau đắng đất trị ngứa và bệnh ngoài da [17].
Rau đắng đất được sử dụng trong các trường hợp liên quan đến hệ thống
miễn dịch như: Đau khớp, viêm, sốt rét…[55].
Rau đắng đất giúp lành vết thương, dùng ngoài chống các bệnh ngoài da như
ghẻ ngứa [55].

2.8. Bài thuốc có Rau đắng đất
Thuốc thanh can, giải độc:
Rau đắng đất 6g, Nhân trần hoặc Bồ bồ 5g, Dành dành 5g, Cỏ xước 6g, Rau
má 6g, Ké đầu ngựa 6g, Dây khổ qua 6g, Cỏ mực 8g, Muồng trâu 6g, Rễ cỏ
tranh 6g, Sài đất 6g, Cam thảo 3g. Sắc nước uống hoặc tán bột, luyện thành viên
uống [17].
Cao thuốc trị các bệnh vàng da, khó tiêu, mụn nhọt, mày đay:
Dây cứt quạ 1 thúng, Rau đắng đất 1 thúng, nấu nhừ, lược bỏ nước, nấu
thành cao. Thêm đường hoặc mật nấu cho đặc. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1
muỗng café [8, 17].

12


3. Rau đắng biển
Tên khoa học: Bacopa monnieri (L.) Wettst.
Tên đồng nghĩa: Herpestis monnieri (L.) Rothm.
Tên khác: Rau sam trắng, Rau sam đắng.
Tên nước ngoài: Thyme – leaved gratiola (Anh).
Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

3.1. Mô tả
Cây thảo, sống lâu năm, cao 10-20cm. Thân nhẵn, phần gốc mọc bò, bén rễ

ở những mấu, phần trên mọc đứng. Lá mọc đối, không cuống, hình trái xoan,
mọng nước, hình thuôn, đầu tù, hai mặt nhẵn, chỉ gân giữa rõ. Hoa màu trắng,
mọc đơn độc ở kẽ lá trên một cuống dài, lá bắc con hình sợi. Đài 5 răng không
bằng nhau, 3 cái hình trái xoan, 2 cái hình chỉ. Tràng dài gấp hai lần đài, 5 cánh
gần bằng nhau, chỉ nhị 4, chỉ nhị nhẵn. Quả nang, hình trứng đầu nhẵn, có đài
tồn tại, hạt nhỏ, có cạnh. Mùa hoa quả: Tháng 4-9 [11, 12, 15, 17].

3.2. Phân bố, sinh thái
Bacopa Aubl. là chi tương đối lớn, có khoảng 70 loài, phân bố rải rác khắp
các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới; tập trung nhiều ở khu vực Trung và Nam
Mỹ. Ở Việt Nam chỉ có 2 loài. Loài Rau đắng biển được coi là cây liên nhiệt
đới, đồng thời cũng thấy ở vùng cận nhiệt đới. Ở châu Á, Rau đắng biển phân bố
rộng rãi từ vùng Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, đến các nước khác ở Đông
Nam châu Á [12, 17].
Ở Việt Nam, Rau đắng biển phân bố ở khắp các vùng đồng bằng và trung du
miền Bắc và miền Nam. Cây ưa sáng, thường mọc trên đất ẩm, pha cát lẫn với
các loại cỏ thấp ở bờ ruộng, bãi sông, bờ kênh mương… Cây ra quả hàng năm,
tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cây còn có khả năng mọc chồi khỏe từ kẽ lá, kể

13


cả phần còn sót lại sau khi cắt. Do đó, Rau đắng biển cũng bị coi là cỏ dại ảnh
hưởng tới cây trồng [12, 17].

3.3. Bộ phận dùng
Phần trên mặt đất, thu hái quanh năm. Sau khi thu hái có thể dùng tươi hoặc
phơi, sấy khô [12, 17].

3.4. Thành phần hóa học

Rau đắng biển chứa một triterpen là bacosin. Chất này có tác dụng gây tê.
Ngoài ra, cây còn chứa nhiều saponin triterpenic như bacosaponin A ( 3-O-α-Larabinopyranosyl-20-O-α-L-arabinopyranosyl-jujubogenin) bacosaponin B (3O-[α-L-arabinofuranosyl (1 - > 2) α-L-arabinopyranosyl] pseuojujubogenin,
bacosaponin C (3-O- [β-D-glucopyranosyl (1->3) [α-L-arabinofuranosyl] (1>2)] α-L-arabinopyranosyl pseudojujubogenin [17, 19, 60].
Ngoài ra còn phân lập được từ Rau đắng biển một số saponin triterpen khác
là bacosid A1 (3-O-[α-L-arabinofuranosyl (1->3) α-L-arabinopyranosyl]
jujubogenin),

bacoside

A3

(3-β-[O-β-D-glucopyranosyl

(1->3)-O-[α-L-

arabinofuranosyl (1->2)]-O-β-D-glucopyranosyl], bacopasaponin D 3-O-[α-larabinofuranosyl (1->2)β-d-glucopyranosyl] pseudojujubogenin, bacopaside I
3-O-α-L-arabinofuranosyl-(1→2)-[6-O-sulphonyl-β-D-glucopyranosyl-(1→3)]α-L-arabinopyranosyl

pseudojujubogenin,

arabinofuranosyl-(1→2)-[β-D-glucopyranosyl

bacopaside

II

3-O-α-L-

(1→3)]-β-D-glucopyranosyl


pseudojujubogenin [17, 19, 60].
Shashi B và cộng sự đã phân lập được từ Rau đắng biển Bacopasaponin E
3-O-[β-D-glucopyranosyl(1→3){α-L-arabinofuranosyl(1→2)}α-Larabinopyranosyl]-20-O-(α-L-arabinopyranosyl) jujubogenin, Bacopasaponin F
3-O-[β-D-glucopyranosyl(1→3){α-L-arabinofuranosyl(1→2)}β-Dglucopyranosyl]-20-O-α-L-arabinopyranosyl) jujubogenin [52].

14


×