Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng corticoid xuyên màng nhĩ trong điều trị điếc đột ngột tại bệnh viện tai mũi họng trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.64 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGÔ THỊ HỒNG THIỆN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
CORTICOID XUYÊN MÀNG NHĨ TRONG
ĐIỀU TRỊ ĐIẾC ĐỘT NGỘT TẠI
BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG TRUNG ƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH DƯỢC LÝ – DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 60.73.05

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Đoàn Thị Hồng Hoa
TS. Vũ Thị Trâm

HÀ NỘI 2012


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
TS.BS. Đoàn Thị Hồng Hoa
TS.BS. Vũ Thị Trâm
đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện
luận văn này
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:


Các Ban Giám hiệu trường Đại học Dược Hà Nội, các thầy cô giáo bộ
môn Dược lâm sàng, bộ môn Dược lực và toàn thể các thầy cô và các phòng ban
trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em trong quá trình học tập tại trường.
Tập thể bác sỹ, y tá của khoa Tai thần kinh - bệnh viện Tai mũi họng
Trung ương, các anh chị cán bộ phòng Kế hoạch tổng hợp, bộ phận lưu trữ hồ sơ
của bệnh viện Tai mũi họng Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
quá trình thực hiện đề tài tại khoa và bệnh viện.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã luôn động viên, chia sẻ, giúp đỡ em./.

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2012
Học viên

Ngô Thị Hồng Thiện

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................... 3
1.1. Điếc đột ngột ....................................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa và đặc điểm dịch tễ .......................................................... 3
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ...................................................... 3

1.1.3. Đặc điểm bệnh ................................................................................... 5
1.1.4. Chẩn đoán xác định ........................................................................... 9
1.1.5. Diễn tiến và tiên lượng bệnh .............................................................. 10
1.2. Điều trị ................................................................................................ 11
1.2.1. Nguyên tắc điều trị ............................................................................ 11
1.2.2. Các phương pháp và hiệu quả điều trị ............................................... 11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 22
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................ 22
2.1.1. Mục tiêu 1: Phân tích các thuốc sử dụng trong điều trị điếc đột ngột . 22
2.1.2. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả corticoid xuyên màng nhĩ trong điều trị điếc
đột ngột sau thất bại với liệu pháp điều trị ban đầu .............................. 24
2.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 27
2.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 27
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu .................................................................. 27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 29
3.1. Phân tích tình hính sử dụng thuốc trong điều trị điếc đột ngột ....... 29
3.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................. 29
3.1.2. Thuốc sử dụng trong điều trị .............................................................. 33

2


3.1.3. Hiệu quả điều trị ................................................................................ 38
3.1.4. Các tương tác thuốc gặp trong điều trị và hậu quả .............................. 44
3.1.5. Tác dụng không mong muốn, biến chứng trong quá trình điều trị ....... 45
3.2. Đánh giá hiệu quả điều trị bằng corticoid xuyên màng nhĩ sau khi thất
bại biện pháp điều trị thông thường ................................................... 45
3.2.1. So sánh đặc điểm của 2 nhóm nghiên cứu ......................................... 45
3.2.2. So sánh mức độ cải thiện bệnh ở 2 nhóm nghiên cứu ......................... 48
4.2.3. Các tác dụng không mong muốn và biến chứng trong điều trị ............ 55

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................... 56
4.1. Phân tích tình hính sử dụng thuốc trong điều trị điếc đột ngột ..... 56
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu ........................................... 56
4.1.2. Thuốc sử dụng trong điều trị ............................................................. 56
4.1.3. Hiệu quả điều trị ............................................................................... 58
4.2. Đánh giá hiệu quả điều trị bằng corticoid xuyên màng nhĩ sau khi thất
bại với biện pháp điều trị thông thường ............................................. 62
4.2.1. So sánh đặc điểm của 2 nhóm nghiên cứu........................................... 62
4.2.2. So sánh mức độ cải thiện bệnh ở 2 nhóm nghiên cứu ......................... 62
4.2.3. Các tác dụng không mong muốn và biến chứng trong điều trị ............ 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 67
Kết luận ....................................................................................................... 67
1. Tình hình sử dụng thuốc trong điều trị điếc đột ngột ................................ 67
2. Hiệu quả điều trị bằng corticoid xuyên màng nhĩ sau thất bại với biện pháp
điều trị thông thường ................................................................................... 68
Kiến nghị .................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AAO-HNS

: (The American Academy of Otolaryngology – Head and neck
surgery foundation)
Viện hàn lâm Tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ Hoa Kỳ

BN


: Bệnh nhân

dB

: Decibel

DEX

: Dexamethasone

ĐĐN

: Điếc đột ngột

MP

: Methylprednisolone

Pred

: Prednisolone

PTA

: (Pure Tone Average) Ngưỡng nghe trung bình đơn âm

TDKMM

: Tác dụng không mong muốn


TLĐ

: Thính lực đồ hay thính lực đồ đơn âm

XMN

: Xuyên màng nhĩ

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1

: Một số nghiên cứu sử dụng corticoid toàn thân trong điều trị 13
điếc đột ngột

Bảng 1.2

: Corticoid xuyên màng nhĩ được dùng trong một số nghiên cứu

16

Bảng 3.1

: Tỷ lệ phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới tính

29


Bảng 3.2

: Mức độ nghe kém phân loại theo PTA

32

Bảng 3.3

: Tỷ lệ các bệnh lý mắc kèm

32

Bảng 3.4

: Thời gian từ khi khởi phát đến khi điều trị

33

Bảng 3.5

: Thời gian điều trị

33

Bảng 3.6

: Các nhóm thuốc sử dụng

34


Bảng 3.7

: Số lượng thuốc phối hợp trong điều trị

35

Bảng 3.8

: Các corticoid sử dụng trong điều trị

36

Bảng 3.9

: Việc sử dụng corticoid toàn thân trên BN có bệnh lý khác đi kèm

37

Bảng 3.10 : Tỷ lệ bệnh nhân giảm các triệu chứng cơ năng

38

Bảng 3.11 : Tỷ lệ bệnh nhân hồi phục bệnh

39

Bảng 3.12 : So sánh ngưỡng nghe ở từng tần số trước và sau điều trị

39


Bảng 3.13 : Mối liên quan giữa việc điều trị và khả năng hồi phục thính lực

40

Bảng 3.14 : Mối liên quan giữa nhóm tuổi và khả năng hồi phục thính lực

41

Bảng 3.15 : Mối liên quan giữa giới tính và khả năng hồi phục thính lực

41

Bảng 3.16 : Khả năng hồi phục bệnh theo thời gian từ khi khởi phát đến điều trị 42
Bảng 3.17 : Khả năng hồi phục thính lực của các dạng thính lực đồ

43

Bảng 3.18 : Mối liên quan giữa tiền sử nghe kém và khả năng hồi phục 44
thính lực
Bảng 3.19 : Mối liên quan giữa mức độ nghe kém và tỷ lệ cải thiện bệnh

44

Bảng 3.20 : Các cặp tương tác gặp trong điều trị

45

Bảng 3.21 : So sánh đặc điểm về tuổi, giới tính ở 2 nhóm nghiên cứu

46


Bảng 3.22 : So sánh đặc điểm về thời gian điều trị ở 2 nhóm nghiên cứu

46

Bảng 3.23 : So sánh tỷ lệ triệu chứng cơ năng ở 2 nhóm BN nghiên cứu

47

5


Bảng 3.24 : So sánh một số đặc điểm lâm sàng của 2 nhóm nghiên cứu

47

Bảng 3.25 : So sánh một số đặc điểm cận lâm sàng của 2 nhóm nghiên cứu

48

Bảng 3.26 : So sánh ngưỡng nghe ở từng tần giữa 2 nhóm BN nghiên cứu

49

Bảng 3.27 : So sánh tỷ lệ cải thiện triệu chứng cơ năng ở 2 nhóm BN 49
nghiên cứu
Bảng 3.28 : So sánh tỷ lệ hồi phục ở 2 nhóm nghiên cứu

50


Bảng 3.29 : Mức độ cải thiện thính lực ở từng tần số ở 2 nhóm nghiên cứu 50
Bảng 3.30 : Số mũi tiêm corticoid XMN được chỉ định

51

Bảng 3.31 : Mối liên quan số mũi tiêm XMN và sự cải thiện triệu chứng 51
cơ năng
Bảng 3.32 : Mối liên quan số mũi tiêm XMN với mức độ hồi phục thính lực

52

Bảng 3.33 : Mối liên quan số mũi tiêm XMN với tỷ lệ hồi phục thính lực

52

Bảng 3.34 : Mối liên quan giữa dạng thính đồ và khả năng hồi phục thính 53
lực ở nhóm BN tiêm corticoid XMN
Bảng 3.35 : Mối liên quan giữa mức độ nghe kém và khả năng hồi phục 54
thính lực ở những BN tiêm corticoid XMN
Bảng 3.36 : Mối liên quan giữa thời gian từ khi khởi phát đến điều trị và 54
khả năng hồi phục thính lực ở những BN tiêm corticoid XMN
Bảng 3.37 : Tỷ lệ bệnh nhân gặp các TDKMM khi tiêm corticoid XMN
Bảng 4.1

55

: Khả năng cải thiên của BN ở một số nghiên cứu trước đây (sử 63
dụng corticoid XMN là biện pháp cuối cùng, sau thất bại liệu
pháp thông thường)


6


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1

: Thính lực đồ dạng đi lên (type A)

7

Hình 1.2

: Thính lực đồ dạng nằm ngang (type B)

7

Hình 1.3

: Thính lực đồ dạng đi xuống (type C)

8

Hình 1.4

: Thính lực đồ dạng biến thiên (type D)

8

Hình 1.5


: Thính lực đồ dạng điếc sâu (type E)

8

Hình 3.1

: Tỷ lệ tai bệnh trong mẫu nghiên cứu

30

Hình 3.2

: Tỷ lệ bệnh nhân có tiển sử bệnh

30

Hình 3.3

: Triệu chứng cơ năng đi kèm

31

Hình 3.4

: Các dạng thính lực đồ

31

7



ĐẶT VẤN ĐỀ
Điếc đột ngột được xem như là một tình trạng cấp cứu Tai Mũi Họng mà
hiện nay việc chẩn đoán xác định nguyên nhân cũng như điều trị còn rất nhiều
điều tranh luận [80]. Hầu hết các tác giả định nghĩa điếc đột ngột là một tình
trạng điếc tiếp nhận, đặc trưng bởi tình trạng giảm thính lực từ 30dB trở lên ở ít
nhất 3 tần số liên tiếp xuất hiện trong khoảng thời gian dưới 3 ngày [3, 4, 78,
87].
Theo nhiều kết quả nghiên cứu, điếc đột ngột có tỷ lệ gặp khoảng 5 – 20
trường hợp/100.000 dân/ năm [4, 6]. Trong những nghiên cứu gần đây ghi nhận
được tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng, lên đến 160 trường hợp trong 100.000 dân ở
Đức . Tuy nhiên, tỷ lệ thực tế không rõ vì có một vài nhóm bệnh nhân tự khỏi mà
không cần điều trị. Tỷ lệ tự phục hồi này dao động từ 32% đến 65%. Điếc đột
ngột có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh gặp nhiều nhất ở người đang trong độ
tuổi lao động [4, 6, 68].
Đa số điếc đột ngột đều vô căn, chỉ có khoảng 10% phát hiện ra nguyên
nhân bệnh [63]. Cho đến nay, việc điều trị điếc đột ngột vẫn có sự khác biệt rất
lớn giữa các trung tâm nghiên cứu và thực hành lâm sàng trên thế giới. Trong đó,
corticoid toàn thân dùng đơn độc hay phối hợp vẫn được coi là phương pháp điều
trị có hiệu quả, được áp dụng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới [35, 55, 78] . Đặc
biệt, hiện nay corticoid xuyên màng nhĩ là phương pháp mới, với ưu điểm là điều
trị chọn lọc trên tai bệnh, hạn chế được các tác dụng toàn thân không mong muốn
của corticoid, đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà điều trị [39, 54, 71,
78].
Trong các nghiên cứu từ rất nhiều trung tâm trên thế giới luôn có sự tranh
cãi về lợi ích của việc sử dụng corticoid xuyên màng nhĩ (XMN) trong điều trị
điếc đột ngột [71]. Có một số nghiên cứu này cho thấy corticoid XMN không có
hiệu quả ưu việt hơn so với việc sử dụng corticoid toàn thân theo phác đồ truyền
thống, thậm chí không tốt hơn việc điều trị không dùng thuốc [66, 76]. Nhưng
bên cạnh đó, có khá nhiều nghiên cứu khẳng định hiệu quả của biện pháp sử


8


dụng corticoid tại chỗ này trong điều trị điếc đột ngột [50, 64, 73, 83]. Do vậy,
trong Hướng dẫn điều trị năm 2012 của Viện hàn lâm Tai mũi họng và phẫu thuật
đầu - cổ Hoa Kỳ (AAO-HNS) chấp nhận liệu pháp corticoid XMN trong điều trị
điếc đột ngột [78]. Ở Việt Nam, năm 2009, Nguyễn Minh Hảo Hớn, Võ Quang
Phúc và cộng sự đã có một nghiên cứu trên 238 bệnh nhân và cũng khẳng định
hiệu quả của corticoid XMN khi dùng đơn độc hay khi kết hợp với corticoid toàn
thân trong điều trị điếc đột ngột, với tỷ lệ cải thiện bệnh lần lượt là 76% và 73%
[2].
Cho đến nay số lượng những nghiên cứu về thực hành điều trị tại bệnh
viện Tai Mũi Họng Trung Ương còn ít [5, 8], vì vây để có cái nhìn toàn diện về
tình hình điều trị điếc đột ngột tại viện và đánh giá hiệu quả của liệu pháp
corticoid tại chỗ với điếc đột ngột, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả
sử dụng corticoid XMN trong điều trị điếc đột ngột tại bệnh viện Tai Mũi
Họng Trung Ương” với mục tiêu:
1.

Khảo sát việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh điếc đột ngột tại khoa
Tai Thần Kinh - bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương

2.

Đánh giá hiệu quả của corticoid XMN trong điều trị điếc đột ngột sau
khi thất bại với biện pháp điều trị thông thường.

9



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. ĐIẾC ĐỘT NGỘT
1.1.6. Định nghĩa và đặc điểm dịch tễ
Điếc đột ngột được định nghĩa là một tình trạng điếc tiếp nhận, đặc trưng
bởi tình trạng giảm thính lực từ 30dB trở lên ở ít nhất 3 tần số liên tiếp xuất hiện
trong khoảng thời gian dưới 3 ngày [3, 4, 6, 68, 78].
Tần suất bệnh dường như tăng theo độ tuổi, tuổi trung bình bệnh nhân bị
điếc đột ngột là 46 – 49 tuổi . Điếc đột ngột có thể vĩnh viễn, tạm thời và trở lại
bình thường hoặc gần như bình thường; thường xảy ra một bên tai (80 – 85%)
nhưng cũng có thể hai bên tai (15 – 20%). Mức độ giảm thính lực trong điếc đột
ngột rất thay đổi, có thể chỉ 15 – 20dB hoặc lên đến 70dB hay điếc đặc [4, 6, 68].
1.1.7. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Đa số điếc đột ngột đều vô căn, chỉ có 10% các trường hợp có thể tìm thấy
nguyên nhân bệnh và những hiểu biết về bệnh sinh của điếc đột ngột còn rất ít
[63]. Tuy nhiên, có một số giả thuyết đề xuất chủ yếu về nguyên nhân của điếc
đột ngột như sau:


Nguyên nhân tại ốc tai

- Do nhiễm khuẩn [4, 6, 68]
Nhiễm khuẩn được coi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây
nên điếc đột ngột [19]. Có nhiều bằng chứng cho thấy sự liên quan giữa điếc tiếp
nhận bẩm sinh ở trẻ em có liên quan đến việc nhiễm một số loại virus như quai
bị, rubella, cúm, cytomegalovirus, herpes zoster trong quá trình bào thai. Vì thế
giả thuyết về cơ chế tác động trực tiếp của virus hay thông qua trung gian miễn
dịch được hình thành. Một nghiên cứu khác cho thấy có khoảng 28% số bệnh
nhân điếc đột ngột có bị nhiễm virus đường hô hấp trên trong vòng 1 tháng trước
đó. Westmore GA và cộng sự đã phân lập được virus quai bị trong ngoại dịch

bệnh nhân điếc đột ngột. Nhiều tác giả khác cũng đã tìm thấy virus kháng kháng

10


thể kháng virus ở vân mạch, màng Reissner hay cơ quan Corti cùng với sự tổn
thương thiểu sản, biến dạng của các cấu trúc này thông qua xét nghiệm
cytopathic ở các bệnh nhân điếc đột ngột hay giải phẫu bệnh lý trên xác của bệnh
nhân điếc đột ngột đã tử vong. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu đã chứng minh
khả năng gây nên tình trạng điếc đột ngột của các loại virus như quai bị, herpes,
virus cúm type A và B, rhinovirus, HIV, CMV…[71]. Tuy nhiên, đến nay chưa
có kỹ thuật in vivo để lấy mẫu dịch tai trong, nên nguyên nhân nhiễm virus trong
điếc đột ngột vẫn là một nghi vấn [19].
- Bệnh lý mạch máu [68]
Mạch máu nuôi ốc tai thuộc loại nhánh tận, do đó tất cả các yếu tố làm
giảm lưu lượng hay tắc nghẽn các động mạch này đều gây ra tình trạng thiếu oxy
ốc tai. Trên thực nghiệm, người ta thấy rằng sự tắc nghẽn động mạch mê nhĩ sẽ
gây tổn thương nhanh chóng và hoàn toàn ốc tai trong thời gian ngắn (một giờ).
Như vậy, theo lý thuyết thì tất cả các điều trị sau một giờ kể từ khi xuất hiện tắc
nghẽn mạch máu sẽ không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này
phụ thuộc vào sự phân bố mạch máu của tai trong, cũng như vị trí tắc nghẽn. Sự
tái tưới máu trong giai đoạn phục hồi còn phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm với
các chấn thương âm thanh trong giai đoạn thiếu máu và yếu tố tuổi.
Cơ chế của sự tắc nghẽn này có thể do tắc mạch, do nhồi máu, do giảm
lưu lượng tưới máu gây ra bởi các nguyên nhân như rối loạn chuyển hoá (đái
tháo đường, tăng lipid máu, suy giáp, suy thận… ); tăng độ nhớt của máu (trong
các bệnh lý huyết học như bệnh đa hồng cầu, hồng cầu liềm, bệnh đông
globulin); thiếu máu, huyết áp thấp; huyết áp cao, co thắt mạch; do xuất huyết
trong mê nhĩ (do chấn thương, do điều trị chống đông, do các bệnh về đông máu,
do suy tuỷ …) hay chính do nhiễm virus [4, 6, 19]. Các bệnh lý như tăng huyết

áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu hay tình trạng hút thuốc cũng là một trong
những yếu tố có liên quan đến tình trạng điếc đột ngột [52, 71].
Vai trò của sự co thắt, huyết khối, thuyên tắc và vỡ mạch gây giảm thính
lực vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.

11


- Nguyên nhân miễn dịch

Rất nhiều nghiên cứu đã tìm thấy các kháng thể đặc hiệu hoặc không đặc
hiệu kháng peptid có tính kháng nguyên của tai trong các collagen typ II và IX,
protein ốc tai P30 và P80, cardiolipid, phospholipids, serotonine và gangliosid
trên những bệnh nhân đang bị điếc đột ngột [19, 62]. Người ta cũng tìm thấy một
tỷ lệ lớn bệnh nhân điếc đột ngột đáp ứng tốt với điều trị bằng corticoid có kiều
gene HLA loại II liên quan đến các bệnh tự miễn. Trên lâm sàng, có thể gặp điếc
đột ngột xảy ra trên những bệnh nhân bị các bệnh tự miễn như u hạt Wegener,
hội chứng Cogan, bệnh Buerger, lupus ban đỏ hệ thống …[4, 6]
- Do chấn thương
Chấn thương làm rách màng mê nhĩ, gây dò ngoại dịch, như vỡ xương đá,
chấn thương do áp lực, do chấn động âm quá lớn, hoặc sau phẫu thuật vào vùng
cửa sổ tròn và cửa sổ bầu dục. Cũng có thể gặp điếc đột ngột sau bị điện giật, sau điều
trị tia xạ... [4, 6]


Nguyên nhân sau ốc tai
Các tổn thương sau ốc tai (tại dây thần kinh thính giác hay tại thần kinh

Trung Ương) cũng có thể biểu hiện bằng triệu chứng điếc đột ngột. Các tổn
thương này bao gồm tổn thương u (u dây VIII, u góc cầu tiểu não, u hành cầu

não, u củ não sinh tư), tổn thương viêm (viêm dây thần kinh thính giác), tổn
thương nhồi máu não và tổn thương gặp trong các bệnh toàn thân như xơ cứng
rải rác. Gần đây, dựa vào các thăm dò cận lâm sàng như đo điện đáp ứng thính
giác thân não, chụp cộng hưởng từ hạt nhân … người ta phát hiện ra một số
trường hợp các u dây thần kinh VIII, u góc cầu tiểu não trên bệnh nhân điếc đột
ngột [4, 6, 19].
Ngoài ra, còn còn các nguyên nhân khác gây nên điếc đột ngột như vỡ nền
sọ, tiếp xúc gần với tiếng ồn lớn (tổn thương do nổ mìn, bắn súng hay pháo
hoa…), chấn thương áp lực do ngộ độc thuốc, bệnh Ménière và sau phẫu thuật
tai.
1.1.8. Đặc điểm bệnh

12


1.1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
 Nghe kém
Nghe kém là triệu chứng chủ yếu, thường xảy ra ở một tai, cũng có khi cả
hai bên tai, thường khởi phát đột ngột kèm theo ù tai. Người bệnh có thể mô tả
một cách chính xác ngày giờ họ cảm thấy nghe kém. Bệnh thường xảy ra ban
đêm hoặc lúc buổi sáng thức dậy. Đa số nghe kém xuất hiện và tiến triển nhanh
trong vài phút đến vài giờ, cũng có khi nghe kém xuất hiện rồi tăng dần trong
vòng một vài ngày. Nếu nghe kém cả hai bên bệnh nhân sẽ phát hiện ngay tức
khắc do không nghe được khi giao tiếp, nhưng nếu nghe kém một bên có khi
bệnh nhân không phát hiện được cho đến khi gặp sự cố như khi nghe điện thoại
di động. Nghe kém ở nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến điếc đặc [4, 6, 71].
 Ù tai
Ù tai là triệu chứng gây ấn tượng mạnh mẽ nhất cho bệnh nhân. Người
bệnh có thể bị ù tai ở các mức độ khác nhau trong suốt thời gian bị bện; có thể ù
tai tiếng trầm hoặc ù tai tiếng cao như tiếng ve kêu, tiếng còi tàu [6]. Ù tai thường

xuất hiện cùng với nghe kém nhưng có khi ù tai xuất hiện trước triệu chứng nghe
kém vài giờ, lắng đi trong vòng 1 tháng, cũng có thể kéo dài suốt thời gian bị
điếc hoặc lâu hơn [6, 71, 73, 84].
 Chóng mặt
Có khoảng 30 - 40% bệnh nhân điếc đột ngột bị chóng mặt thoáng qua
hoặc nhẹ và 10% bị chóng mặt nặng không thể làm việc được. Chóng mặt kéo
dài trong vòng 4 - 7 ngày, có trường hợp kéo dài đến 7 tuần. Buồn nôn và nôn
thường kết hợp với chóng mặt nặng [4, 6, 71].
 Những triệu chứng khác
Cảm giác đầy tai: người bệnh có cảm giác bị chèn ép bên tai điếc hoặc như bị
đút nút tai [71].
Ngoài ra có thể gặp đau đầu, đau tai và các triệu chứng nhiễm trùng đường
hô hấp trên do siêu vi xảy ra trong khoảng 25% bệnh nhân, một số bệnh nhân có
thể bị sốt nhẹ. Soi tai có thể bình thường hoặc viêm tai giữa thanh dịch.

13


1.1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng
 Đo thính lực bằng âm thoa: điếc tiếp nhận Weber lan về bên lành [4, 6].
 Thính lực đồ đơn âm: điếc tiếp nhận ở các mức độ khác nhau. Ngưỡng nghe
đường khí và đường xương đều tăng, nhưng ở mỗi tần số ngưỡng nghe đường khí
và đường xương không chênh lệch nhau quá 10 dB, biểu đồ đường khí và đường
xương luôn song hành [4, 6].
 Các dạng thính lực đồ đơn âm, theo phân loại của Trần Bá Huy [70]:

Type A: Thính lực đồ dạng đi lên
Biểu đồ thính lực giảm nhiều ở các tần
số trầm (dưới 2000Hz), giảm ít ở các tần
số cao. Người bệnh nghe kém hơn ở các

âm trầm và nghe tốt hơn ở các âm cao.
Hình 1.1: Thính lực đồ dạng đi lên
(type A)

Type B: Thính lực đồ dạng nằm ngang.
Biểu đồ thính lực có tất cả các tần số đều
giảm như nhau. Loại thính lực đồ này
thường gặp trong các trường hợp có tổn
thương ở vân mạch hay tắc các tiểu động
mạch hay do sũng nước mê nhĩ.
Hình 1.2: Thính lực đồ dạng nằm ngang
(typeB)

14


Type C: Thính lực đồ đi xuống.
Biểu đồ thính lực đồ đi xuống giảm
nhiều ở tần số cao, giảm ít ở các tần số
trầm. Người bệnh nghe tốt hơn ở các âm
trầm.
Hình 1.3: Thính lực đồ dạng đi xuống
(type C)

Type D: Thính lực đồ biến thiên.
Biểu dồ thính lực thường giảm nhiều hơn
ở các tần số trung bình, giảm ít hơn ở các
tần số trầm và tần số cao. Người bệnh
nghe kém hơn ở các âm có tần số trung
bình.

Hình 1.4: Thính lực đồ dạng biến thiên
(type D)

Type E: Thính lực đồ dạng điếc sâu hay
điếc đặc. Trên biểu đồ thính lực, ngưỡng
nghe tăng cao, ở nhiều tần số không đáp
ứng. Người bệnh có thể bị điếc hoàn
toàn.
Hình 1.5: Thính lực đồ dạng điếc sâu
(type E)

15


 Nhĩ lượng đồ thường bình thường.
 Các nghiệm pháp thăm dò thăm dò chức năng ốc tai và sau ốc tai:

- Âm ốc tai (AOE – Otoacoustic Emission) kích thích có ở tất cả các tai
bình thường, và thường được sử dụng trên lâm sàng để đánh giá chức năng ốc tai.
- Điện ốc tai (ECoG – Electrocochleography): được sử dụng để chẩn đoán
trong các tình trạng bệnh lý của ốc tai, tiền đình như tình trạng tăng áp lực nội
dịch (bệnh Meniere), dò ngoại dịch …
- Đo điện thính giác thân não (ABR – Audiory Brainstem Response): là
một phương pháp thăm dò chứng năng đáp ứng đáp ứng của thân não với kích
thích âm thanh. Thăm dò này cho phép định khu tổn thương tại ốc tai hoặc sau ốc
tai, tuy nhiên nên làm sau ngày thứ 21 để tránh gây tổn thương âm cho ốc tai
- ASSR (Auditory Steady – State Response): là đáp ứng sinh lý điện của
vỏ não đối với kích thích thính giác nhanh. Mục đích của nó là tạo ra một thính
lực đồ có giá trị cho những người không thể hoặc không hợp tác trong các
nghiệm pháp chủ quan. ASSR cũng có giá trị trong việc đánh giá định khu tổn

thương ốc tai hay sau ốc tai.
 Chẩn đoán hình ảnh:
- Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI): là một thăm dò không xâm lấn,
dùng để chẩn đoán nguyên nhân bệnh như khối u, tai biến mạch não, tình trạng
mê nhĩ…
- Chụp cắt lớp vi tính xương thái dương: thường được chỉ định trong
trường hợp điếc đột ngột là một triệu chứng xảy ra sau chấn thương hay nghi ngờ
có rò ngoại dịch. Với các lát cắt mỏng 0,5mm có thể thấy được vị trí rò. Đôi khi
trong trường hợp u dât VIII có thể thấy hình ảnh gián tiếp với ống tai giãn rộng.
Ngoài ra, các xét nghiệm thường quy (công thức máu, máu lắng) để xác
định tình trạng viêm nhiễm hay những bệnh lý về rối loan chuyển hoá (đái tháo
đường tuỵ, rối loạn lipid máu …) sẽ cho những thông tin về bệnh sinh cũng như
về lựa chọn thuốc trong điều trị.
1.1.9. Chẩn đoán xác định

16




Triệu chứng chính [3, 4, 6]


Giảm thính lực đột ngột, khởi phát nhanh trong vòng 72 giờ hoặc ít hơn



Không rõ nguyên nhân






Triệu chứng khác đi kèm [3, 4, 6]


Có thể có ù tai đi kèm



Có thể có chóng mặt, buồn nôn hoặc/và nôn



Không có các triệu chứng thần kinh sọ não khác.
Cận lâm sàng: chủ yếu dựa vào thính lực đồ đơn âm: điếc tiếp nhận từ

30dB trở lên ở ít nhất 3 tần số liên tiếp xuất hiện trong vòng không quá 72 giờ.
Tuy nhiên, có thể gặp khó khăn khi BN có tiền sử nghe kém không rõ ràng trước
đó [3, 4, 6] .


Chẩn đoán mức độ: dựa vào thính lực đồ đơn âm, theo chỉ số PTA là

ngưỡng nghe trung bình được đánh giá bằng trị số trung bình cộng của giá trị
ngưỡng nghe ở 4 tần số 500Hz, 1000Hz , 2000Hz và 4000Hz
PTA =

dB(500) + dB(1000) + dB(2000) + dB(4000)
4


Phân loại điếc đột ngột theo tiêu chuẩn phân loại của WHO [22]
< 25 dB

: Bình thường (normal hearing)

26 – 40 dB

: Nhẹ (mild)

41 – 60 dB

: Trung bình (moderate)

61 – 80 dB

: Nặng (severe)

> 80 dB

: Điếc đặc/sâu (profound)

1.1.10.Diễn tiến và tiên lượng bệnh


Diễn tiến tự nhiên của bệnh
Mattoux và Simmons (1977) và Byl (1984) đã báo cáo tỷ lệ tự hồi phục

thính lực trong điếc đột ngột dao động trong khoảng 30 - 65% [18, 20, 21, 56,
71]. Những BN phục hồi thính lực 50% trong vòng 2 tuần đầu có tiên lượng tốt

hơn những BN không đạt được sự phục hồi tương tự (Ito, 2002) [42].

17




Tiên lượng bệnh
Nói chung tiên lượng bệnh tốt, tình trạng bệnh thường có thể cải thiện sau

một vài ngày. Tuy nhiên, với những BN không cải thiện bệnh sau 2 tuần thường
không có sự phục hồi bệnh đáng kể [58]. Một số nghiên cứu nhận thấy sự liên
quan giữa tiên lượng bệnh với mức độ giảm thính lực; dạng thính lực đồ; nghe
kém đi kèm với các triệu chứng chóng mặt, ù tai hay thời gian từ khi khởi phát
bệnh đến điều trị, nhưng mối liên hệ này chưa thực sự được khẳng định [71].
1.2. ĐIỀU TRỊ
1.2.3. Nguyên tắc điều trị [4, 6]


Mục tiêu điều trị:


Cải thiện thính lực



Giảm triệu chứng ù tai

Kinh điển, điếc đột ngột là một cấp cứu trong Tai Mũi Họng, đòi hỏi phải
được điều trị càng sớm càng tốt, bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị nguyên

nhân (nếu tìm được nguyên nhân).
1.2.4. Các phương pháp và hiệu quả điều trị [4, 6]
Điều trị nguyên nhân: nếu có thể tìm được nguyên nhân bệnh dựa vào
khai thác tiền sử, bệnh sử, thăm khám, xét nghiệm cận lâm sàng …[4, 6, 71]
Điều trị triệu chứng: vì có tới 90% trường hợp không tìm được nguyên
nhân bệnh nên việc điều trị triệu chứng là chủ yếu [4, 6, 23, 35, 71, 78]. Các
nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị dựa trên các giả thuyết về bệnh sinh của
điếc đột ngột. Các nhóm thuốc được dùng là: corticoid toàn thân hoặc tại chỗ;
thuốc kháng virus; thuốc giãn mạch ngoại biên, tăng cường tuần hoàn; thuốc lợi
niệu; liệu pháp oxy cao áp…
Một số liệu pháp điều trị hỗ trợ: nghỉ ngơi, tránh vận động, căng thẳng,
tránh tiếp xúc với tiếng ồn lớn…
1.2.2.1. Corticoid


Corticoid toàn thân

18


Corticoid là nhóm thuốc đã và đang được chấp nhận là có hiệu quả và
được sử dụng rộng rãi nhất [23]. Cơ chế tác dụng của corticoid trên chức năng
của ốc tai đến nay vẫn chưa được hiểu biết chính xác [39] nhưng với việc tìm
thấy sự có mặt của gluco-corticoid và mineralo-corticoid receptor ở tai trong, các
tác giả cho rằng corticoid có tác dụng bảo vệ ốc tai khỏi tác hại của các chất
trung gian hoá học gây viêm như TNF-, NF-B, các cytokine; điều chỉnh chức
năng ốc tai [12, 39]; làm giảm tình trạng viêm ở mê nhĩ; cải thiện dòng máu tới
ốc tai, chống lại hiện tượng thiếu máu cục bộ ốc tai; tránh hiện tượng giảm thính
lực do tổn thương âm; đồng thời tăng tổng hợp protein ở tai trong. Bên cạnh đó,
hệ thống vân mạch có vai trò điều chỉnh sự bài tiết Na, K để giữ cân bằng điện

thế trong ốc tai, là nơi dễ bị tổn thương trong các trường hợp điếc đột ngột.
Corticoid toàn thân có tác dụng cải thiện chức năng vân mạch, bảo vệ hình thái
vân mạch và vì thế giúp cải thiện tình trạng điếc đột ngột [30, 39].
Corticoid toàn thân (theo đường tĩnh mạch hoặc đường uống) vẫn đang
được coi là phương thức điều trị điếc đột ngột được lựa chọn phổ biến trên thế
giới. Lợi ích của corticoid toàn thân đã được Wilson và cộng sự chứng minh năm
1980 [74]. Sau đó, rất nhiều tác giả với các công trình nghiên cứu khác nhau
cũng khẳng định tác dụng của corticoid. Tuy nhiên, loại corticoid sử dụng, liều
dùng, thời gian dùng thuốc rất khác nhau giữa các nghiên cứu.
Việc sử dụng corticoid toàn thân trong điếc đột ngột còn rất nhiều tranh
cãi. Thuốc thường dùng là prednisone, prednisolon, methylprednisolon hay
dexamethsone với liều thông thường là 1mg prednisolon/kg/ngày . Cũng có
nghiên cứu, tác giả còn sử dụng corticoid với liều rất cao là 500 – 1000 mg
prednisolon/ngày [12] hay 1200mg hydrocortison/ngày [15] để điều trị bệnh và
các biện pháp này đều có hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh.

19


Bảng 1.1: Một số nghiên cứu sử dụng corticoid toàn thân trong điều trị điếc đột ngột
Tác giả
Wilson (1980) [74]

Corticoid sử dụng

Liều và thời gian điều trị

Dexamethason hoặc DEX 0,75mg/ngày đến 4,5mg x 2 lần/ngày
methylprednisolon


MP 4mg/ngày đến 16mg x 3 lần/ngày

Cinnamon (2001) [21]

Prednisolon

1mg/kg/ngày

Chen (2003) [20]

Prednisone (uống)

60mg/mg/ngày và có giảm liều

Slattery (2005) [77]

Prednisone (uống)

60mg/mg/ngày, giảm liều trong 14 ngày

Methylprednisolon

64mg/ngày x 2 ngày

(uống)

Sau đó giảm liều mỗi 2 ngày

Battista (2005) [16]


Roebuck (2006) [67]

Prednisone (uống)

60mg/mg/ngày x 14 ngày
Sau đó giảm liều trong 6 ngày

Prednisolon

1mg/kg/ngày x 10 ngày

Xenellis (2006) [84]

(tĩnh mạch)

sau đó giảm liều trong 4 ngày

Hong (2009) [41]

Prednisolon (uống)

Rauch (2011) [66]

Prednisolon (uống)

60mg/ngày x5 ngày

Dispenza (2011) [28]

Prednisone (uống)


60mg/mg/ngày, giảm liều trong 14 ngày

Halpin (2012) [36]

Prednisone (uống)

60mg/mg/ngày x 4 ngày
Sau đó giảm liều trong 5 ngày

60mg/mg/ngày x 14 ngày
Sau đó giảm liều trong 5 ngày

Mặc dù hiệu quả của corticoid trong điều trị điếc đột ngột được khẳng định
trong nghiên cứu có đối chứng của Wilson và một số nghiên cứu không đối
chứng khác nhưng trong 2 phân tích meta gần đây của Conlin và cộng sự (2007)
[24] và Labus và cộng sự (2010) [48] nhận thấy không có lợi ích trong việc sử
dụng corticoid toàn thân.
Nhiều nghiên cứu cho thấy thính lực cải thiện tốt hơn ở nhóm bệnh nhân
được điều trị bằng corticoid so với nhóm không điều trị hoặc dùng placebo [12,
20, 58, 76, 77]. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này là nghiên cứu không đối
chứng. Ngoài ra, một số ít nghiên cứu khác lại cho thấy nhóm sử dụng corticoid
toàn thân có tiến triển xấu hơn (Minoda, 2000) [57] hay corticoid không hiệu quả
trong điều trị điếc đột ngột ở tần số thấp (Kitajiri, 2002) [46].

20


Điểm đáng chú ý trong các y văn là thiếu các nghiên cứu có đối chứng
được kiểm soát chặt chẽ để có thể khẳng định một cách chắc chắn hiệu quả của

corticoid toàn thân trong điều trị điếc đột ngột [82].
Hơn nữa, việc sử dụng corticoid toàn thân có thể gây ra rất nhiều phản ứng
có hại [1, 25]:
- Tác dụng trên sự tăng trưởng ở trẻ em, đây là hậu quả của việc giảm mức
hormon tăng trưởng kết hợp với ức chế tạo xương và giảm hoạt động của hormon
tuyến giáp.
- Gây xốp xương do các corticoid tăng cường quá trình huỷ xương và ức
chế quá trình tạo xương, ngăn cản sự đổi mới của mô xương và làm tăng quá
trình tiêu xương.
- Loét dạ dày – tá tràng là tai biến xảy ra không nhiều nhưng nếu gặp
thường rất nặng, thậm chí có thể gây thủng dạ dày hoặc tử vong. Các tai biến này
thường gặp ở BN cao tuổi. Tác dụng phụ này có nhiều trường hợp không phụ
thuộc vào loại corticoid và liều nhưng đa phần tăng theo liều và độ dài điều trị.
- Hiện tượng ức chế trục dưới đồi - tuyến yên - thượng thận: Khi dùng các
corticoid có tác dụng kéo dài như dexamethason, nồng độ thuốc trong máu luôn ở
mức cao nên trục dưới đồi - tuyến yên - thượng thận bị ức chế mạnh hơn các
corticoid có thời gian bán thải ngắn hơn.
- Tình trạng thừa corticoid và bệnh Cushing do thuốc. Khi sử dụng các
corticoid kéo dài có thể tạo nên hình ảnh Cushing với mức ACTH giảm.
- Ngoài ra, việc sử dụng corticoid còn có thể ảnh hưởng đến các quá trình
chuyển hoá của cơ thể, gây nên tình trạng tăng đường huyết (đặc biệt trên những
BN đái tháo đường), hoại tử vô khuẩn, rối loạn tâm thần, đục thuỷ tinh thể…


Corticoid xuyên màng nhĩ
Trong nhiều năm gần đây, những tranh cãi về việc thay đổi phương thức

điều trị điếc đột ngột vẫn diễn ra rất sôi nổi. Dù cơ chế tác động của corticoid ở
tai trong vẫn chưa được làm rõ và liều tối ưu vẫn chưa được chắc chắn, nhưng
nhiều tác giả nhận thấy nồng độ cao corticoid trong ốc tai liên quan đến khả năng


21


phục hồi thính lực tốt hơn. Ngoài ra, corticoid toàn thân có nhiều TDKMM
nghiêm trọng và chống chỉ định với những BN có viêm loét đường tiêu hóa, tăng
nhãn áp, đái tháo đường, lao và phụ nữ mang thai… Vì vậy, corticoid xuyên
màng nhĩ tỏ ra có triển vọng là phương pháp thay thế vừa tránh được tác dụng
phụ toàn thân và vừa mở rộng đối tượng điều trị bệnh [54, 71, 72, 81].
Báo cáo đầu tiên về việc sử dụng corticoid XMN cho các bệnh tai trong
khi điều trị Meniere xuất hiện vào năm 1991. Sau đó, từ 1996, Silverstein và
nhiều tác giả khác tiếp tục có những báo cáo về việc sử dụng corticoid XMN
trong điều trị điếc đột ngột [75]. Bắt đầu từ năm 2001, nhiều nghiên cứu sử dụng
corticoid XMN như biện pháp thứ hai để điều trị điếc đột ngột [84]. Tỷ lê đáp
ứng điều trị dao động rất lớn 12% đến 100% tùy vào mỗi nghiên cứu [14, 39, 72].
Corticoid XMN có ưu điểm là cho phép điều trị chọn lọc trên tai bệnh, đạt
nồng độ thuốc cao trong dịch ngoại bào và tránh được các TDKMM toàn thân
của corticoid, ngoài ra thủ thuật không quá khó tiến hành và có thể áp dụng đối
với BN điều trị ngoại trú. Mặc dù vậy, corticoid XMN cũng có thể gây ra các tình
trạng như: chóng mặt thoáng qua, viêm xương chũm, thủng màng nhĩ, nhiễm
khuẩn… nhưng những biến chứng này thường hiếm gặp [11, 40, 83]. Những năm
gần đây, việc sử dụng corticoid xuyên màng nhĩ trong điều trị điếc đột ngột đang
nhận được quan tâm rộng khắp trên toàn thế giới và có xu hướng sử dụng ngày
càng phổ biến [14, 39].
Corticoid xuyên màng nhĩ thường được sử dụng theo 3 cách [39]:
 (1): Corticoid xuyên màng nhĩ được sử dụng là biện pháp điều trị đầu
tiên cho BN điếc đột ngột
 (2): Corticoid xuyên màng nhĩ được sử dụng như là biện pháp điều trị
sau cùng, khi BN không đáp ứng corticoid toàn thân hoặc các biện pháp
điều trị khác.

 (3): Corticoid xuyên màng nhĩ được sử dụng phối hợp với corticoid
toàn thân

22


Bảng 1.2: Corticoid XMN được dùng trong một số nghiên cứu
Tác giả

Hướng

Corticoid

Liều dùng

điều trị

Cách đưa

Các thuốc dùng trước và đồng

Liệu trình corticoid

thuốc

thời với corticoid XMN

XMN

Rauch [66]


(1)

MP

40mg/ml

Tiêm

4 mũi tiêm/ 14 ngày

Dispenza [28]

(1)

DEX

4mg/ml

Tiêm

1 mũi/ tuần x 4 tuần

Hong [41]

(1)

DEX

5mg/ml x 0,3-0,4ml


Tiêm

1 mũi/ngày x 8 ngày

Han [37]

(1)

DEX

5mg/ml x 0,5ml

Tiêm

4 mũi tiêm/ 14 ngày

Fitzgerald[31]

(1)

MP

62,5mg/ml x 0,4ml

Tiêm

1 mũi/ tuần x 3 tuần

Lee [50]


(2)

DEX

5mg/ml

Tiêm

Pred x 10 ngày

4 mũi tiêm/ 14 ngày

Ginkgo biloba x 10 ngày
Lee [51]

Ahn [9]

(2)

(2)

DEX

DEX

5mg/ml

5mg/ml x 0,3-0,4ml


Tiêm

Tiêm

DEX tĩnh mạch x 7 ngày

1 mũi tiêm mỗi 48h x

Sau đó, pred x 3 ngày

2 tuần

MP, vitamin và lipo-PGE1 uống

3 mũi tiêm ngày 1,3,5

đồng thời trong 14 ngày
Plaza [64]

(2)

MP

20mg/ml x 0,3-0,5ml

Tiêm

MP (120mg) tĩnh mạch x 5 ngày

1 mũi/tuần x 3 tuần


Haynes [39]

(2)

DEX

24mg/ml x 0,3-0,5ml

Tiêm

DEX tĩnh mạch

1 mũi tiêm

Xenellis [84]

(2)

MP

40mg/ml x 1,5-2ml

Tiêm

Pred truyền tĩnh mạch x 10 ngày;

4 mũi tiêm/ 15 ngày

acyclovir

Roebuck [67]

(2)

DEX

24mg/ml x 0,3-0,5ml

Tiêm

MP x 5-7 ngày trước đó; nhóm đối
chiếu dùng Pred x 20 ngày

23

1 mũi tiêm duy nhất


Dallan [26]

(2)

DEX

40mg/ml

Tiêm

MP tiêm tĩnh mạch x 10 ngày +


1 mũi tiêm duy nhất

pentoxyfylline x 10 ngày
2 BN dùng heparin trọng lượng
phân tử thấp
Herr [40]

(2)

DEX
hoặc MP

10mg/ml DEX hoặc

Microwick

62,5 mg/ml MP

Corticoid liều cao

Microwick DEX

hoặc

3 giọt/ngày hoặc

microcatheter

microcatheter MP
10μl/h x 10-13 ngày


Slattery [76]

(2)

MP

62,5mg/ml x 0,9ml

Tiêm

Pred x 14 ngày

4 mũi tiêm/ 2 tuần

Gouveris [34]

(2)

DEX

8mg/ml x 0,3-0,4ml

Tiêm

Pred tĩnh mạch và chất giãn mạch

2 – 7 mũi

Plontke [65]


(2)

MP hoặc

40mg/ml MP hoặc

Microcatheter

MP tiêm tĩnh mạch x 10 ngày và

Microcatheter

pentoxyfylline x 10 ngày

MP(10μL/h) hoặc

DEX

4mg/ml DEX

DEX(5μL/h) x 4 tuần
Lauterman[49]

Fu [32]

Battista [16]

(3)


(3)

(3)

MP

DEX

DEX

32mg/ml

Ventilation

5mg/ml x 0,8ml

24mg/ml x 0,3ml

Pred truyền tĩnh mạch đồng thời x

1 lần/ngày x 5 ngày

tube

10 ngày + thuốc tăng oxy máu

Tiêm

DEX x 2 tuần; prostaglandin E1 x


1 mũi tiêm mỗi 48h x

7 ngày và oxy cao áp x 30 ngày

2 tuần

MP uống x 11 ngày

4 mũi tiêm/ 2 tuần

Tiêm

MP: methylprednisolon, DEX: dexamethason, Pred: prednisolon
(1): Biện pháp điều trị ban đầu; (2): biện pháp điều trị cuối cùng sau khi các phương pháp khác không có hiệu quả; (3): phối hợp
24


×