Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Mối liên hệ giữa thứ tự sinh và mất cân bằng giới tính trước khi sinh ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ THANH THUỶ

MỐI LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ SINH VÀ MẤT
CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ THANH THUỶ

MỐI LIÊN HỆ GIỮA THỨ TỰ SINH VÀ MẤT
CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 8.31.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ MẠNH LỢI

HÀ NỘI, năm 2019




LỜI CẢM ƠN
Thực hiện đề tài “Mối liên hệ giữa thứ tự sinh và mất cân bằng giới
tính khi sinhở nước ta hiện nay”, tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ của
Ban giám đốc học viện, các thầy cô giáo và cán bộ Khoa Xã hội học, Học
viện Khoa học xã hội Việt Nam. Đó là nơi đã dạy dỗ, hướng dẫn tôi trong hai
năm vừa qua giúp tôi có kiến thức để hoàn thành đề tài luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Mạnh Lợi,
thầy giáo hướng dẫn khoa học, đã không quản ngày đêm, nhiệt tình, hướng
dẫn, góp ý, động viên tôi trong trong suốt thời gian tôi hoàn thành khoá luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh đạo Trung
tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN), cùng các đồng
nghiệp, nơi tôi công tác, đã cổ vũ tinh thần, cung cấp nguồn số liệu VHLSS
để tôi có thể làm tốt đề tài này.
Lời cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình đã hỗ trợ nguồn tài
chính vô cùng quý báu để tôi có thể học tập và nghiên cứu trong hai năm học
vừa qua. Tuy rất cỗ gắng, nhưng với thời gian không cho phép cũng như năng
lực cần phải học tập thêm, tôi chắc chắn rằng luận văn này còn nhiều sai sót.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Thầy cô, đồng nghiệp và
bạn bè để có thể hoàn chỉnh luận văn.
Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2019
Người thực hiện

Trần Thị Thanh Thuỷ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5
NỘI DUNG CHÍNH .............................................................................................. 9

Chương 1: Cơ sở lý luận về mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam ....... 9
1.1. Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong đề tài .................................. 9
1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 12
1.3. Quan điểm của Đảng – Nhà nước về giảm thiểu mất cân bằng giới
tính khi sinh ....................................................................................................... 15
Chương 2: Tổng quan phương pháp luận nghiên cứu và một số hạn chế
của nghiên cứu ..................................................................................................... 17
2.1. Tình hình nghiên cứu của đề tài (ngoài nước và trong nước) ................... 17
2.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 32
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 33
2.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................ 33
2.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .................................................. 40
2.6. Cơ cấu luận văn ......................................................................................... 40
2.7. Cơ sở dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình (Dữ liệu VHLSS) ................ 42
2.8. Một số hạn chế của nghiên cứu ................................................................. 43
Chương 3: Mối liên hệ giữa thứ tự sinh và mất cân bằng giới tính khi
sinh 45
3.1. Thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinhở Việt Nam ........................... 45
3.2. Yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng đến mất cân bằng giới tính khi sinh ... 47
3.3. Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh ...................................................... 49
3.4. Phân tích tổng hợp về thứ tự sinh, mất cân bằng giới tính khi sinh và
các yếu tố ảnh hưởng ........................................................................................ 68
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 72
3.1 Kết luận..................................................................................................... 72
3.2 Khuyến nghị .............................................................................................. 76
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 80
PHỤ LỤC: CÁC PHẦN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN TỪ BẢNG
HỎI ĐIỀU TRA MỨC SỐNG HỘ DÂN CƯ 2016Error! Bookmark not defined.

2



DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Ước lượng tỷ số giới tính khi sinh giai đoạn 2005-2009 và 2010-2014
theo các khu vực ở Việt Nam .......................................................................... 45
Hình 2: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ, giai đoạn 2012-2016 50
Hình 3: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ trong cơ cấu giới tính
các lần sinh trước, giai đoạn 2012-2016 ......................................................... 52
Hình 4: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ tại khu vực thành
thị/nông thôn, giai đoạn 2012-2016 ................................................................ 54
Hình 5: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ với dân tộc của chủ hộ,
giai đoạn 2012-2016 ........................................................................................ 57
Hình 6: Tỷ số giới tính theo năm nhóm kinh tế- xã hội ở Việt Nam, 2009 và
giai đoạn 2010-2014 ........................................................................................ 58
Hình 7: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ trong các lần sinh trước,
giai đoạn 2012-2016 ........................................................................................ 59
Hình 8: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ và nghề nghiệp của bố,
giai đoạn 2012-2016 ........................................................................................ 61
Hình 9: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ theo trình độ học vấn
của bố, giai đoạn 2012-2016 ........................................................................... 62
Hình 10: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ theo trình độ học vấn
của mẹ, giai đoạn 2012-2016 .......................................................................... 63
Hình 11: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ theo trình độ học vấn
của mẹ, giai đoạn 2012-2016 .......................................................................... 64
Hình 12: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ theo thu nhập của bố,
giai đoạn 2012-2016 ........................................................................................ 66
Hình 13: Thứ tự sinh và tỷ số giới tính khi sinh của trẻ theo thu nhập của mẹ,
giai đoạn 2012-2016 ........................................................................................ 67

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam và các vùng miền từ 2010 ....... 6
Bảng 2: Quy mô mẫu phỏng vấn sâu .............................................................. 37
Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến MCBGTKS ở con thứ hai....................... 69
Bảng 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến MCBGTKS ở con thứ ba ........................ 70

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐB

Đồng bằng

MCBGTKS

Mất cân bằng giới tính khi sinh

LCGT

Lựa chọn giới tính

GSO

Tổng cục thống kê

TSGTKS

Tỷ số giới tính khi sinh


TSGTTE

Tỷ số giới tính trẻ em

UNFPA

Quỹ dân số liên hợp quốc

VHLSS

Điều tra mức sống hộ gia đình

TCTK

Tổng cục thống kê

4


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết, sự cần thiết của đề tài
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) tại Việt Nam hiện
nay được coi là một vấn đề quan tâm của quốc gia. Tỉ số giới tính khi sinh
(TSGTKS) được tính bằng số bé trai trung bình trên 100 bé gái được sinh ra trong
năm hoặc thời kỳ báo cáo. TSGTKS tại nhiều quốc gia thông thường nằm trong
khoảng 103 – 106, và đây là mức chấp nhận được. TSGTKS tại Việt Nam lần đầu
tiên được ghi nhận trong cuộc Tổng điều tra dân số năm 1999 và tiếp tục được báo
cáo dựa trên các điều tra biến động dân số hàng năm. Theo kết quả Tổng điều tra
dân số và nhà ở, và các điều tra khảo sát biến động dân số, trong khi năm 2000,
TSGTKS ở Việt Nam còn ở mức bình thường (106,2 bé trai trên 100 bé gái) thì con

số này đã tăng lên 111,6 vào năm 2007, và liên tục giữ ở mức cao cho đến nay.
TSGTKS có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng miền cũng như giữa các tỉnh,
thành trong cả nước. Đặc biệt, đồng bằng sông Hồng,là nơi có tình trạng
MCBGTKS luôn ở mức cao nhất trong nước với mức 120,7 bé trai trên 100 bé gái
vào năm 20151. Đề án Kiểm soát MCBGTKS giai đoạn 2016-2020 do Bộ Y tế ban
hành cũng đã chỉ rõ các tỉnh có tình trạng MCBGTKS cao trong thời gian qua ở khu
vực Đồng bằng sông Hồng như Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh.

1Các

nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra sự khác biệt vùng miền về tỉ lệ giới tính khi sinh (Guilmoto, 2012).Mặt khác, trình
độ học vấn và điều kiện kinh tế-xã hội của người mẹ cũng có mối tương quan với TSGTKS. Báo cáo phân tích số liệu
điều tra về dân số và nhà ở 2014 của UNFPA cho thấy nhóm bà mẹ có trình độ học vấn và điều kiện kinh tế càng cao lại
càng có TSGTKS cao. Theo đó, TSGTKS tăng dần từ 107,4 ở nhóm phụ nữ không biết chữ và 107,1 ở nhóm có trình độ
tiểu học trở xuống, lên đến 111,4 ở nhóm có trình độ trung học, và cuối cùng là 113,9 ở nhóm các bà mẹ có trình độ cao
đẳng trở lên

5


Bảng 1. Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam và các vùng miền từ 2010
đến 2016

Cả nước
ĐB sông Hồng
Trung du và miền núi
phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên
hải miền Trung
Tây Nguyên

Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu
Long

Đơn vị tính: số bé trai/100 bé gái2
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
111.2 111.9 112.3 113.8 112.2 112.8 112.2
116.2 122.4 120.9 124.6 118.0 120.7 113.7
109.9

110.4

108.2

112.4

116.1

114.3

122.6

114.3

103.3

112.1

112.3


105.5

112.2

115.2

108.2
105.9

104.3
108.8

98.4
111.9

114.1
114.2

108.0
108.9

104.2
114.2

117.3
103.1

108.3

114.9


111.5

103.8

114.1

103.7

102.9

Nguồn: Tổng cục thống kê ( />
Sự khác biệt về TSGTKS tại các vùng sinh thái và các tỉnh khác nhau của
Việt Nam thể hiện sự “can thiệp” có chủ định của con người (không theo tự nhiên).
Điều này phản ánh tình trạng “thích có con trai” một cách mạnh mẽ của người Việt
Nam, dẫn đến việc các gia đình đã có các biện pháp lựa chọn giới tính cho con của
mình. Các dự báo dân số đã chỉ ra rằng, TSGTKS tiếp tục mất cân bằng kéo dài sau
năm 2010 sẽ dẫn đến hậu quả lớn cho xã hội. Nếu TSGTKS không trở về mức bình
thường (105/100), thì sẽ xảy ra tình trạng chênh lệch rất lớn về số lượng nam so với
nữ hay nói cách khác là “thừa nam giới” trong xã hội, dẫn đến những vấn đề trầm
trọng về hôn nhân như đã quan sát thấy ở một số nước lân cận (Trung Quốc và Ấn
Độ). Các hậu quả khác về mặt xã hội là áp lực cho nữ giới phải kết hôn sớm hơn,
tăng buôn bán phụ nữ qua biên giới. Tình trạng bạo lực giới đối với phụ nữ và buôn
bán phụ nữ đã được ghi nhận ở Việt Nam và điều này có thể trở thành nguy cơ cao
cho nhóm trẻ em gái và phụ nữ nếu tỷ lệ nam giới tăng trong xã hội.
Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam khác biệt theo thứ tự sinh.

2

Số liệu từ Vụ Thống kê, Dân số và Lao động, Tổng cục thống Kê


6


TSGTKS của Việt Nam cao ngay từ lần sinh thứ nhất. Ở phần lớn các quốc gia
có TSGTKS cao, trong lần sinh thứ nhất TSGTKS nằm trong giới hạn bình thường
nhưng sẽ tăng nhanh vào những lần sinh sau: Ấn Độ có TSGTKS ở lần sinh thứ 2 là
120, ở lần sinh thứ 3 lên tới trên 130; Trung Quốc hiện đang áp dụng chính sách 1
con rưỡi nên TSGTKS ngay ở lần sinh thứ 2 đã lên tới trên 150. Ở Việt Nam,
TSGTKS đã cao ngay trong lần sinh đầu tiên: 110,2; lần sinh thứ hai: 109; lần sinh
thứ ba trở lên (chiếm 16% tổng số trẻ được sinh ra) là 115,5. Như vậy, ở Việt Nam
một số cặp vợ chồng đã thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh ngay trong lần
mang thai thứ nhất, điều này hiếm được ghi nhận ở các quốc gia khác.
TSGTKS rất cao ở lần sinh cuối cùng. Trước đây, muốn có con trai chỉ có cách
đẻ nhiều cho tới khi có con trai mới thôi do vậy TSGTKS ở lần sinh cuối cùng rất
cao. Trong nhân khẩu học người ta gọi đây là “quy luật dừng”, nói một cách khác
yếu tố giới tính đã quyết định việc dừng sinh đẻ hơn là số con đã có. Khi mức sinh
cao, với tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ)
khoảng 6 con, chỉ có khoảng 1,5% phụ nữ không có con trai. Chính vì thế, ở Việt
Nam giai đoạn 1988-1997, mặc dù TSGTKS ở lần sinh cuối cùng lên tới 134,2
nhưng TSGTKS nói chung cũng chỉ lên tới 107.
Từ đầu những năm 2000, do mức sinh giảm nhanh cùng với việc tiếp cận dễ dàng
các kỹ thuật chẩn đoán giới tính trước sinh, “quy luật dừng” ở Việt Nam cũng đã có
những sự thay đổi: Một mặt, một số cặp vợ chồng đã chủ động tìm kiếm các kỹ
thuật chẩn đoán giới tính trước sinh ngay từ lần sinh thứ nhất như đã nói ở trên; nếu
chưa được như mong muốn, họ sẽ tìm kiếm dịch vụ trong những lần có thai sau:
TSGTKS trong lần sinh thứ ba trở lên ở nhóm các bà mẹ chưa có con trai lên tới
130. Khu vực Đồng bằng sông Hồng (nơi có TSGTKS cao nhất cả nước), TSGTKS
đã tăng vọt từ mức 110 trong lần sinh thứ nhất và lần sinh thứ hai lên tới 152 trong
lần sinh thứ 3 trở lên.

Trong năm đầu tiên được ghi nhận, mặc dù TSGTKS tại Việt Nam đã ở mức
cao hơn TSGTKS tự nhiên nhưng chưa đến mức đáng báo động và chưa làm lệch
cấu trúc giới tính của dân số. Trong những năm qua, Việt Nam đã rút được kinh
nghiệm từ các nước châu Á khác đang phải chịu hậu quả của tình trạng mất cân
bằng giới tính khi sinh như Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc và đồng thời học hỏi
những chính sách đối phó với với tình trạng này của các quốc gia kể trên. Tuy
nhiên, Việt Nam hiện vẫn đang phải đối mặt với các yếu tố có nguy cơ dẫn tới
MCBGTKS đó là mức sinh giảm, tâm lý thích con trai và sự sẵn có các công nghệ
chẩn đoán giới tính.
7


Mặc dù Việt Nam đã ban hành quy định nghiêm cấm việc lựa chọn giới tính
trước khi sinh, trong đó quy định mức phạt đáng kể đối với nhân viên y tế và phụ nữ
sử dụng công nghệ siêu âm cho mục đích lựa chọn giới tính thai nhi, nhưng việc lựa
chọn giới tính trước khi sinh vẫn đang diễn ra trên thực tế. Cuộc Điều tra Dân số
năm 2007 của Tổng cục Thống kê (GSO) cho thấy 63,5% các bà mẹ biết giới tính
của con mình trước khi sinh (UNFPA, 2009). Phạm và các cộng sự (2011) cũng chỉ
ra rằng lựa chọn giới tính trước khi sinh cũng là một lý do gây ra tỷ số giới tính cao
hiện nay.
Xuất phát từ những phân tích và nhận định trên liên quan đến MCBGTKS ở
Việt Nam đang ở mức cao trong khi các chính sách liên quan đến bình đẳng giới và
giảm thiểu MCBGT khi sinh được Đảng, Nhà nước và các địa phương nỗ lực quan
tâm và thực hiện. Tác giả quan tâm đến vấn đề “mối liên hệ giữa thứ tự sinh với
MCBGT khi sinh là như thế nào?” Để trả lời những câu hỏi trên, tác giả tiến hành đề
tài nghiên cứu “Mối liên hệ giữa thứ tự sinh và MCBTKS ở nước ta hiện nay”
qua phân tích bộ số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) năm 2016 góp phần
điểm chấm thêm một cách nhìn về vấn đề MBCGTKS ở Việt Nam hiện nay.

8



NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Cơ sở lý luận về mất cân bằng giới tính khi sinh ở
Việt Nam
1.1.

Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong đề tài

1.1.1

Dân số và giới tính

Dân số là một tập hợp người (hay cộng đồng người) sinh sống trong một
quốc gia, một địa phương hay một vùng lãnh thổ nhất định, được xác định tại một
thời điểm cụ thể (Tổng cục DSKHHGĐ, 2010)
Dân số là dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ quy mô và cơ cấu. Như
vậy khi nói đến dân số cũng tức là nói đến quy mô, chất lượng, sự phân bố và cơ
cấu, trong đó có cơ cấu dân số theo giới tính khi sinh và những thành tố tạo nên sụ
biến động của nó như sinh, chết, di dân (chuyển đến, chuyển đi)... Như vậy, có thể
nói dân số theo nghĩa rộng bao gồm lĩnh vực: Quy mô, cơ cấu (trong đó có cơ cấu
theo giới tính khi sinh), phân bổ, chất lượng dân số (Tổng cục DSKHHGĐ, 2010).
Giới tính: là sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Sự khác biệt này
chủ yếu liên quan đến sinh đẻ và di truyền nòi giống, con người khi sinh ra đã có
những đặc điểm về giới tính (nam hay nữ). Các đặc điểm nay không thể thay đổi
được trừ khi phẫu thuật chuyển ododir giới tính so với giới tính gốc của mình.(Tuy
nhiên việc này chưa hoàn toàn được chấp nhận ở Việt Nam về mặt luật pháp) (Tổng
cục DSKHHGĐ, 2010).
Giới tính khác với khái niệmhứ 2 là nữ giảm đi 4%. Như vậy nếu như
con đầu là nữ giới, sẽ có can thiệp lựa chọn giới tính ở con thứ hai để có con trai.

Điều này phù hợp với các phân tích và tính toán ở trên. Kết quả nghiên cứu đã chỉ
ra những gia đình đã có con trai, ở lần sinh thứ hai họ ít quan tâm tới giới tính của
con hơn. Trong khi những gia đình chưa có con trai, tỷ số giới tính ở lần sinh này là
tăng cao hơn so với lần sinh đầu và cao hơn so với nhóm đã có con trai.

69


Biến số thứ hai là khu vực sinh sống của hộ gia đình, kết quả cho thấy nếu
như hộ gia đình sống ở nông thôn xác xuất để có con gái tăng lên 6.1%. Sở dĩ kết
của này có ảnh hưởng đến nhau vì biến số này thể hiện qua một biến trung gian nữa
là sự sẵn có của và tiếp cận dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh. Khu vực đô thị dễ
dàng tiếp cận với các yếu tố này hơn là nhóm nông thôn là hiển nhiên, vì khu vực
đô thị nơi tập trung nguồn lực, nhân lực và dịch vụ y tế tốt hơn ở nông thôn.
Các biến số khác tuy có mức ý nghĩa thống kê cao nhưng mức độ ảnh hưởng
lại vô cùng nhỏ do vậy đề tài không đề cập đến các biến số này.
Với mô hình thứ 2, đề tài tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến xác xuất sinh
con trai ở con thứ 3. Kết quả phân tích mô hình hồi quy Logistic được mô tả như
Bảng 3 bên dưới:

Bảng 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến MCBGTKS ở con thứ ba

Giới tính các con
trước
Thu nhập gia đình
Dân tộc chủ hộ
Số năm đi học của
bố
Tuổi của bố
Nghề của bố

Tỷ số giới tính khi
sinh giai đoạn 20102014
Thành thị/nông thôn
Số quan sát
Pseudo R2

Hệ số hồi
quy
0,166***

Ảnh hưởng
cận biên
-0,015***

Tỷ số z
11,34

Mức ý nghĩa
thống kê
0,000

0,999***
0,589***
0,887***

-0,001***
-0,009***
-0,027***

-89.08

-50.56
-143.62

0,000
0,000
0,000

1,078***
0,996***
1,020***

0,017***
-0,001***
0,004***

135.55
-24.05
36.58

0,000
0,000
0,000

1,420***
532,386
0,087

0,078***
532,386
0,087


46.31

0,000

(Mức ý nghĩa * p< 0.1, ** p< 0.05, *** p< 0.01)

Nguồn:Số liệu VHLSS 2016, tổng hợp từ mô hình hồi quy Logistic

70


Với mô hình thứ 3, mức ý nghĩa của các biến phụ thuộc ảnh hưởng đến xác
xuất sinh con thứ 3 là rất cao. Với mô hình này 3 yếu tố ảnh hưởng nhiều đến xác
xuất sinh con gái ở con thứ 3 trong hộ gia đình bao gồm: giới tính các con trước, số
năm đi học của bố và khu vực sinh sống của gia đình. Số liệu của mô hình chỉ ra
rằng nếu gia đình chưa có con trai thì xác xuất con thứ 3 là gái sẽ giảm đi 1.5%. Bố
học vấn càng cao thì xác xuất con thứ 3 là gái giảm đi 2.7%. Kết quả này giống với
phân tích ở trên cho thấy nỗ lực của các cặp vợ chồng trong việc sinh thêm con thứ
3 là trai rất cao, đặc biệt nhóm bố mẹ có học vấn cao. Cuối cùng là khu vực sinh
sống của hộ gia đình là nông thôn xác xuất có con thứ 3 là gái sẽ tăng lên 8.7%. Ở
vùng nông thôn, đặc biệt là dân tộc thiểu số có mức sinh cao hơn ở khu vực thành
thị. Do vậy việc sinh thêm con thứ 3 hoặc thứ 3 trở lên không nhằm mục đích sinh
bằng được con trai mà có thể do nhiều yếu tố như cần thêm lao động, ưa thích sự
đông con, hoặc gặp cản trở trong việc phòng tránh thai…

71


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

3.1 Kết luận
Dữ liệu VHLSS 2016 đã cung cấp những dữ liệu mới cho phép đánh giá hiện
trạng của tỷ số giới tính khi sinh trong tương quan với thứ tự sinh và các yếu tố
khác đi kèm liên quan đến đặc điểm của hộ dân cư và các thành viên trong hộ gia
đình. Mặc dù số liệu còn một vài hạn chế nhưng số liệu này cũng chỉ ra nhiều điểm
tương đồng với các kết quả từ các bộ số liệu liên quan đến Điều tra dân số và nhà ở
trước đó. Bên cạnh những điểm tương đồng, bộ số liệu này cũng chỉ ra được một số
điểm mới khi xem xét khía cạnh về MCBGT và thứ tự sinh của các hộ gia đình.
Khi phân tích dữ liệu VHLSS giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối tương quan
giữa các biến nhân khẩu học, kinh tế và xã hội với MCBGT khi sinh ở những lần
sinh khác nhau. Phân tích sâu hành vi sinh sản cho thấy mối tương tác phức tạp giữa
thứ tự con và giới tính của con mà các cặp vợ chồng mong muốn. Đặc biệt phân tích
này cho thấy nhu cầu có con trai là yếu tố đằng sau quyết định sinh thêm con hoặc
lựa chọn giới tính con ngay từ lần sinh đầu tiên. Nhiều cặp vợ chồng điều chỉnh
hành vi sinh sản của mình để đạt được mục tiêu sinh được ít nhất một con trai. Nếu
như thế hệ trước nỗ lực sinh con trai được thể hiện mạnh mẽ bằng việc sinh thêm
con, đến khi đạt được giới tính con như mong muốn. Đến ngày nay công nghệ lựa
chọn giới tính trước sinh đã có mặt trên khắp cả nước. Sinh thêm con không còn là
cách thức duy nhất để có được con trai, mà các cặp vợ chồng có thể tránh sinh thêm
con bằng can thiệp vào quá trình sinh sản, từ quá trình rụng trứng cho đến quá trình
hình thành thai nhi. Nạo phá thai cũng là một trong những dịch vụ có mặt ở khắp
mọi vùng miền từ nông thông cho đến thành thị. Biện pháp nạo phá thai chọn lọc
giới tính cũng ảnh hưởng đến tỷ số giới tính khi sinh trong các hộ dân cư. Vai trò
của hệ gia đình, khó khăn về kinh tế, văn hoá, áp lực xã hội cũng được chỉ ra ở
nhiều nghiên cứu trước đó. Điều tra mức sống hộ dân cư 2016 góp phần lượng hoá
tâm lý ưa thích con trai và các quyết định hiện thực hoá sự ưa thích này.
72


Qua việc nghiên cứu tìm hiểu cụ thể bộ dữ liệu VHLSS 2016 nhằm đi tìm

câu trả lời cho đề tài nghiên cứu “Mối liên hệ giữa thứ tự sinh và mất cân bằng giới
tính khi sinh ở nước ta hiện nay”, đề tài đã rút ra được một số kết luận sau:
Một là: Tỷ số giới tính ở lần sinh đầu tiên trong mức sinh tự nhiên, ở mức
chấp nhận được là 105.5, điều này cho thấy các cặp vợ chồng vẫn thoải mái ở lần
sinh con thứ nhất, có vẻ như họ họ chưa có can thiệp lựa chọn giới tính con theo ý
muốn. Lựa chọn giới tính xảy ra ở lần sinh thứ hai trở đi dưới sức ép về mức sinh
giảm và mong muốn có ít nhất một con trai khiến tỷ số này tăng cao ở mức 113.3
trẻ em trai/100 trẻ em gái. Đến lần sinh thứ 3 áp lực sinh con trai vẫn lớn khiến tỉ số
giới tính khi sinh của trẻ em ở giai đoạn này vẫn cao ở mức 110.2 trẻ em trai/100 trẻ
em gái.
Hai là: Việc lựa chọn giới tính tập trung nhiều ở lần sinh thứ hai đặc biệt
trong các gia đình chưa có con trai. Bằng chứng là ở lần sinh thứ hai trong các gia
đình đã có con trai, tỷ số này là 107.6 khá gần với mức sinh tự nhiên. Trái lại những
gia đình chưa có con trai, tỷ số này gia tăng mạnh lên đến 119.6. Đến lần sinh thứ 3
những gia đình đã có ít nhất một con trai tỷ số giới tính giảm hẳn, trong khi những
hộ đã có hai con gái vẫn cao ở mức 112.5
Ba là: Không có sự khác biệt nhiều về sự ưa thích con trai ở cả hai khu vực
nông thôn và thành thị ở lần sinh thứ 2 (nông thôn là 110.9 và đô thị là 114.3). Khu
vực nông thôn đã lựa chọn giới tính con ngay từ đứa đầu tiên, tỷ số này vẫn cao ở
đứa thứ hai và áp lực về có con trai đã giảm từ đứa thứ ba trở đi. Có thể nói ở nông
thôn dưới sức ép của tư tưởng cổ truyền từ xa xưa về gia trưởng, về lễ giáo, khu vực
này vốn xem như là trọng tâm của bất bình đẳng và định kiến giới. Thêm vào đó các
công cụ và phương tiện lựa chọn giới tính thai nhi được lan truyền khá phổ biến cả
trên kênh chính thức và phi chính thức. Việc tiếp cận những thông tin này dù là
nông thôn hay thành thị cũng trở nên ngày một dễ dàng.
Ngược lại, ở khu vực đô thị ở lần sinh thứ nhất các hộ gia đình có vẻ như
thoải mái trong lần sinh đầu tiên. Theo số liệu này thì không thấy sự lựa chọn giới
73



tính trước sinh ở khu vực này. Nhưng đến đứa thứ hai tỷ số giới tính khi sinh đã cao
hơn, cho thấy dấu hiệu của việc can thiệp lựa chọn giới tính. Đặc biệt đến đứa thứ 3
có vẻ như khu vực này rất quyết tâm để có thể có được con trai. Điều này dẫn tới tỷ
số giới tính lên đến 143.8%, có nghĩa là số trẻ em nam dư gần 44% so với trẻ em
gái ở khu vực này (143.8).
Bốn là: Cả người Kinh và người dân tộc thiểu số đều ưa thích con trai và có
hành vi lựa chọn giới tính trước khi sinh. Nhóm người dân tộc thiểu số có tình trạng
MCBGTKS ngay từ lần sinh đầu tiên trong khi tỷ lệ này ở ngời Kinh là gần đúng
với mức cân bằng giới tính tự nhiên (người khác Kinh là 143.8 và người Kinh là
107.7). Ở lần sinh thứ hai cả hai nhóm đều MCBGTKS nhưng nhóm người Kinh có
TSGTKS cao hơn, có thể trong lần sinh đầu nhóm người này không đạt được mong
muốn về giới tính của con, nên những áp lực của họ hầu như dồn vào lần thứ hai
nhiều hơn (116 bé trai bên 100 bé gái). Đến lần thứ 3 áp lực của cả hai nhóm có vẻ
đã giảm do vậy TSGTKS gần như quay về mức sinh cân bằng sinh học.
Năm là: Lựa chọn giới tính xảy ra ở các nhóm có mức thu nhập khác nhau,
dù là hộ giàu hay hộ nghèo thì mức độ yêu thích con trai là như nhau. Ở lần sinh thứ
nhất và lần sinh thứ hai hầu như không có sự khác biệt nhiều đáng kể trong các
nhóm thu nhập. Tỷ số giới tính khi sinh ở lần sinh thứ nhất, nhóm thu nhập thấp cao
hơn một chút (tỷ số này là 112.6 ở nhóm thu nhập thấp và 111.1 ở nhóm thu nhập
cao). Nhưng càng ở những lần sinh sau nhóm thu nhập cao lại thể hiện sự quyết tâm
rõ rệt trong việc có con trai. Ở lần sinh thứ hai nhóm thu nhập thấp và cao có tỷ số
giới tính khi sinh khác hẳn nhau, lần lượt là 110.1 và 119.4. Đặc biệt ở lần sinh thứ
ba nhóm thu nhập cao sử dụng mọi nỗ lực để tiếp cận việc sinh con theo ý muốn
nên tỷ lệ ở nhóm này rất cao và có sự khác biệt rõ ràng khi so với nhóm còn lại (tỷ
số này ở nhóm thu nhập thấp chỉ là 92.4 nhưng nhóm thu nhập cao lên đến 136.1).
Sáu là: Mất cân bằng giới tính xảy ra trong tất cả các nhóm nghề nghiệp của
bố nhất là ở đứa con thứ hai (112.7 ở nhóm làm phi nông nghiệp và 130.4 ở nhóm
nông nghiệp). Những ông bố làm trong lĩnh vực lao động giản đơn nông lâm nghiệp

74



là nhóm người có con trai nhiều hơn nhóm người lao động khác, xu hướng lựa chọn
giới tính của nhóm này cũng thể hiện khá rõ. Họ lựa chọn giới tính cho con ngay từ
đứa thứ nhất (134.4 trẻ em trai/100 trẻ em gái), trong khi nhóm còn lại chỉ lựa chọn
giới tính từ đứa thứ hai. Điều này có thể giải thích là, nhóm nghề lao động giản đơn
là thuộc lĩnh vực nông nghiệp những người sống ở nông thôn, chịu nhiều ảnh hưởng
của tư tưởng truyền thống, gia trưởng áp lực sinh con trai khá sớm.
Bảy là: Bố mẹ có trình độ học vấn khác nhau nhưng mức độ yêu thích con
trai là như nhau. Nếu nhìn ở lần sinh đầu tiên, có vẻ như trình độ học vấn cao giúp
bố mẹ thoát khỏi những quan niệm gia trưởng và những áp lực xã hội có liên quan.
Tuy nhiên giả thiết này có vẻ không hợp lý nếu xem xét các lần sinh sau ở những bố
mẹ có trình độ học vấn cao hơn, tỷ lệ sinh con trai ở những lần sinh sau cao hơn lần
sinh trước và tỷ số giới tính từ lần sinh thứ hai của nhóm này cao hơn so với nhóm
bố mẹ có trình độ học vấn thấp hơn. Điều này cho thấy sự quyết tâm ở họ bằng mọi
cách để sinh được con trai.
Như trên đã lý giải điều này trình độ học vấn là biến số trung gian cho tình
trạng kinh tế xã hội... Điều này không phù hợp với một số giả thiết rằng những
người có học vấn cao hơn họ thoát khỏi tư tưởng gia trưởng và những áp lực xã hội
liên quan ở trong nghiên cứu này. Nguyên nhân đó là do, càng ở trình độ học vấn
cao việc tiếp cận với công nghệ lựa chọn giới tính dễ dàng hơn. Thêm vào đó những
người này tập trung ở khu đô thị nơi mà những dịch vụ về sức khoẻ sinh sản phát
triển hơn hẳn vùng nông thôn.
Tám là: Như vậy dù là xem xét đến thu nhập của bố hay thu nhập của mẹ thì
số liệu đều có điểm chung là lựa chọn giới tính trước sinh. Tỷ số giới tính ở những
bố/mẹ có thu nhập không ổn định cao hơn bố/mẹ có thu nhập ổn định theo tháng (tỷ
số này lần lượt là là 156.3 và 106.7) ở lần sinh thứ nhất. Nói như vậy không có
nghĩa là nhóm có thu nhập ổn định hơn không lựa chọn giới tính mà họ lựa chọn
sau khi sinh đứa thứ nhất. Thay vì nhóm kia lựa chọn ngay từ đứa con đầu, nhóm bố
mẹ có thu nhập cao hơn lựa chọn giới tính tính từ đứa con thứ hai.


75


Tóm lại đề tài đã trả lời được những câu hỏi liên quan đến bốn giả thuyết
ban đầu được đưa ra.
1. Điều kiện kinh tế không phải là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới hiện
tượng MCBGTKS, các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau
nhưng vẫn có những nỗ lực ngang nhau trong việc tìm kiếm con trai
nếu họ chỉ có con gái.
2. Trình độ học vấn cao không làm giảm thiểu MCBGTKS, các hộ gia
đình có vợ/chồng có trình độ học vấn cao vẫn nỗ lực tìm kiếm con trai
nếu họ chỉ có con gái.
3. Những gia đình đã có từ một con trai trở lên ít quan tâm tới giới tính
khi sinh ở lần tiếp theo hơn những gia đình chưa có con trai.
4. Tỷ trọng trẻ em trai được sinh ra ở lần thứ nhất là bình thường và tăng
lên nhanh chóng ở các lần sinh sau: các vợ chồng có con gái có xu
hướng sinh thêm con và tỷ trọng trẻ em trai được sinh ra cũng tăng lên
ở những lần sinh này.
3.2 Khuyến nghị
Về phía nhà nước
Các cơ quan ban ngành nhà nước cần nâng cao chất lượng, tính thực thi của
các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên quan tới giảm thiểu MBCGTKS,
đặc biệt là việc xử lí vi phạm các quy định về thông báo giới tính thai nhi của các cơ
sở y tế. Để triển khai một cách có hiệu quả việc xử lý vi phạm về thông báo giới
tính thai nhi, đòi hỏi xây dựng một chương trình/hành động can thiệp toàn diện từ
nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân viên và cán bộ ở các cơ sở chứ không
chỉ áp dụng các biện pháp chế tài.
Duy trì và tăng cường các kênh truyền thông đại chúng như báo, đài phát
thanh và truyền hình. Đây vẫn là kênh tiếp cận thông tin phổ biến nhất và có mức


76


độ bao phủ rộng nhất tới nhiều nhóm cộng đồng khác nhau. Do đó cần tiếp tục chú
trọng phát triển các chương trình truyền thông trên các kênh thông tin này. Với xu
hướng sử dụng Internet và các mạng xã hội online phát triển như hiện nay, cần xây
dựng kế hoạch truyền thông trên các kênh này để tiếp cận hiệu quả hơn tới các đối
tượng trẻ và giới văn phòng.
Để giải quyết được vấn đề MCBGTKS thì cần phải giải quyết nhiều các vấn
đề khác có liên quan như về bình đẳng giới, bạo lực giới và chăm sóc sức khoẻ sinh
sản của ngành y tế. Do đó cần có sự liên kết và phối hợp không chỉ giữa các cơ
quan ban ngành có liên quan mà còn đòi hỏi sự nhất quán và xuyên suốt trong các
chương trình và chính sách ban hành. Nói cách khác trong mọi các chủ trương và
chính sách liên quan đến phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cần có sự quan tâm và
lồng ghép các chỉ số về nhạy cảm giới và bình đẳng giới.
Các cơ quan ban ngành của Nhà nước có liên quan cần áp dụng, học hỏi
những can thiệp từ một số chương trình của các tổ chức Quốc tế đã triển khai can
thiệp về Giảm thiểu MCBGTKS như Quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA). Những
điểm cần học hỏi ở các tổ chức này bao gồm: tài liệu đào tạo nâng cao năng lực cho
cán bộ làm công tác truyền thông dân số, các tài liệu truyền thông. Nhà nước cần có
chính sách nhân rộng những mô hình can thiệp tích cực ở cấp quốc gia đặc biệt ở
những vùng có tỷ số giới tính khi sinh cao.
Chính quyền địa phương các cấp (tỉnh, huyện, xã)
Tăng cường và duy trì các hoạt động truyền thông thay đổi thái độ, hành vi
vai trò đầu tàu tham gia các hoạt động này ở cấp địa phương. Vận động các đoàn
thể chính trị xã hội tích cực tham gia vào hoạt động này, vai trò đầu tàu nên là Hội
Phụ nữ và Hội Nông dân. Việc ưa thích con trai đã có nguyên nhân từ nghìn đời,
nhận thức này ăn sâu vào nhiều thế hệ. Việc thay đổi nhận thức cần cả một quá
trình, đòi hỏi truyền thông phải kiên trì, bền bỉ như kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Qua

đó sẽ tác động đến một bộ phận người dân và lan ra cả cộng đồng. Việt Nam là
nước rất thành công trong chính sách dân số. Thay đổi nhận thức của người dân từ
77


đẻ nhiều con sang “mỗi gia đình chỉ có 1-2 con” hay cũng thay đổi nhận thức “trời
sinh voi, trời sinh cỏ” ở những năm trước đây.
Nhân rộng các mô hình tốt, bài học hay từ các địa phươn, các trường hợp
thực hiện tốt các chính sách về dân số đến các địa phương chưa thực hiện tốt vấn đề
này.
Kênh truyền thông mà người dân đặc biệt là khu vực nông thôn tiếp cận
chính hiện nay vẫn là các phương tiện thông tin đại chúng (loa đài, tivi, truyền
hình). Do đó cần quan tâm và chú trọng xây dựng những tin bài và chương trình
truyền thông hiệu quả cho các kênh này. Ngoài ra cần đa dạng hoá các hình thức
truyền thông và tài liệu truyền thông nhằm tiếp cận đến đông đảo đối tượng, chú
trọng nhất là đối tượng có nguy cơ cao, đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ.
Bản chất của việc ưa thích con trai nằm ở việc phân biệt giới, bất bình đẳng
giới. Do đó các chính sách của địa phương cần chú trọng tới việc nâng cao vai trò
của phụ nữ, giảm bất bình đẳng giới. Việc tuyên truyền cho đông đảo người dân tập
trung sớm vào ngay cả học đường cho các em học để nhận thức được giá trị của phụ
nữ, điều đó làm cho cộng đồng đề vai trò của phụ nữ giảm áp lực cần phải sinh con
trai. Do đó, mọi chủ trương và chính sách tại địa phương cần quan tâm tới việc lồng
ghép các hoạt động về nhạy cảm giới, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới.
Đồng thời, trong các chính sách và chương trình hành động này cần huy động sự
tham gia và nêu rõ vai trò cụ thể của các ban ngành đoàn thể.
Hộ gia đình và nữ giới
Mất cân bằng giới tính khi sinh gây ra những hệ luỵ khôn lường cho tương
lai. Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn tới "thừa nam giới, thiếu nữ giới" trong
độ tuổi kết hôn, sẽ dẫn đến tiêu cực tới cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai,
dẫn tới dư thừa nam giới trong xã hội nếu không có những biện pháp can thiệp kịp

thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ phải đối mặt với viễn cảnh dư thừa từ 2,4
đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ.

78


Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đối với phát
triển kinh tế xã hội của đất nước và ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ, nam giới,
gia đình và cộng đồng. Làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng giới. Nhiều phụ nữ có
thể phải kết hôn sớm, tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ tăng cao.
Mất cân bằng giới tính còn gây ra những tình trạng và hậu quả xấu cho xã
hội khi thừa nam giới sẽ tăng tệ nạn xã hội, gia tăng tình trạng buôn bán phụ nữ và
trẻ em gái, và bạo lực tình dục với phụ nữ và trẻ em gái.
Chính vì các lý do trên bản thân các gia đình, các cặp vợ chồng trong độ tuổi
sinh đẻ tự trang bị cho bản thân kiến thức về sức khoẻ sinh sản về bình đẳng giới để
sinh con theo giới tính tự nhiên mà không cần can thiệp. Bản thân những người trẻ
cũng cần tuyên truyền cho các thế hệ trong gia đình, để các thế hệ lớn hơn hiểu về
bình đẳng giới.
Ngược lại ông, bà cha mẹ, thế hệ người cao tuổi cũng là những người có uy
tín trong gia đình có uy tín trong cộng đồng. Họ cần tích cực tuyên truyền cho con
cháu về bình đẳng giới, điều này làm giảm lên áp lực phải sinh được con trai ở các
cặp vợ chồng trẻ.
Đối với phụ nữ luôn luôn trau dồi rèn luyện bản thân, nâng cao khả năng học
tập và lao động để có vị thế như nam giới trong xã hội. Chính điều này tạo sự tôn
trọng từ xã hội và từ người khác giới. Giúp xã hội giảm định kiến về phụ nữ trong
việc chỉ có con giai mới có thể nuôi bố mẹ khi về già mà không phải là con gái.

79



DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Almond, Douglas; Edlund, Lena, Tỷ số giới tính thiên về con trai trong năm
2000, Tổng Điều tra dân số Hoa Kỳ (2018)
2. Nguyễn Phạm Bằng, Wayne; Hill, Peter; Rao, Chalapait, Nghiên cứu Phân
tích các hoạt động chính trị-xã hội và sức khỏe ảnh tỷ số giới tính khi sinh ở
Việt Nam “Analysis of Socio- political and health practices influence Sex
Ratio at Birth in Viet Nam, Reproductive Health Matters (2008).
3. Belanger, Daniele; Khuat Thi Hai Oanh, Phá thai ba tháng giữa và phá thai
lựa chọn giới tính ở Hà Nội, Việt Nam (2009)
4. Belanger, Daniele, Sự khác biệt giữa các vùng trong cấu trúc hộ gia đình và
mô hình hình thành gia đình ở Việt Nam (2009)
5. Belanger, Daniele, Không thể thiếu con trai: thương thuyết về về mong muốn
sinh đẻ ở nông thôn Việt Nam (2006)
6. Belanger, Daniele; Oanh, Khuất Thị Hải; Jianye, Liu; Thuy, Lê Thanh;
Thanh, Phạm Viet, Gia tăng tỷ số giới tính khi sinh có đang xảy ra ở Việt
Nam hay không?
7. Chatterjee, Patralekha, Sự mất cân bằng tỷ số giới tính đang ngày càng tồi tệ
hơn ở Việt Nam (2009)
8. Chung, Woojin and Das Gupta, Monica, Tại sao xu thế ưa thích con trai lại
giảm ở Hàn Quốc? Vai trò của chính sách phát triển và chính sách công, ý
nghĩa đối với Trung Quốc và Ấn Độ (2017)
9. Chung, Woojin; Das Gupta, Monica, Sự suy giảm tâm lý ưa thích con trai tại
Hàn Quốc. Vai trò của các chính sách phát triển và chính sách công cộng
(2017)

80


10. Gammeltoft, Tine; Thuy, Nguyen Hanh Thi, Các điều kiện của thai nhi và
các quyết định chết người: vấn đề đạo đức trong việc sử dụng siêu âm sàng

lọc ở Việt Nam (2007).
11. Guilmoto, Christophe Z.; Xuyen, Hoang; Toan, Ngo Van, Sự gia tăng gần
đây về TSGTKS ở Việt Nam (2009).
12. Guilmoto, Christophe Z, Giai đoạn Quá độ của Tỷ số giới tính khi sinh ở
Châu Á (2009).
13. Hồ chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ, NXB phụ nữ.
14. Hội đồng xuất bản toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1998), Các Mác và
Ph.Ăng-ghen toàn tập, tập 2, Nhà xuất bản Sự thật.
15. Hội đồng xuất bản toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1998), Các Mác và
Ph.Ăng-ghen toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản Sự thật.
16. Hội đồng xuất bản toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1998), Các Mác và
Ph.Ăng-ghen toàn tập, tập 6, Nhà xuất bản Sự thật
17. Hội đồng xuất bản toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1998), Các Mác và
Ph.Ăng-ghen toàn tập, tập 21, Nhà xuất bản Sự thật
18. Hội đồng xuất bản toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1998), Các Mác và
Ph.Ăng-ghen toàn tập, tập 27, Nhà xuất bản Sự thật.
19. Hội đồng xuất bản toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1998), Các Mác và
Ph.Ăng-ghen toàn tập, tập 30, Nhà xuất bản Sự thật.
20. Hội đồng xuất bản toàn tập C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1998), Các Mác và
Ph.Ăng-ghen toàn tập, tập 36, Nhà xuất bản Sự thật
21. Lê Ngọc Hùng (2011), lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb ĐH quốc gia Hà
Nội.
22. Vũ Mạnh Lợi, Một số quan điểm lý thuyết về giới trong nghiên cứu gia đình,
2000, tạp chí Xã hội học, số 4 (72).
81


23. Li, Shuzhuo, Mất cân bằng trong Tỷ số giới tính khi sinh và các chương trình
can thiệp toàn diện của Trung Quốc (2007)
24. Dư Chúc Ly (2015), Luận văn thạc sĩ xã hội học, Thực trạng và những yêu tố

ác động đến mất cân bằng giới tính khi sinh tại xã Khánh An, huyện U Minh,
tỉnh Cà Mau.
25. Hồ Chí Minh, Toàn tập, 1995, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
26. John, Mary E.; Kaur, Ravinder; Palriwala, Rajni; Raju, Saraswati; Sagar,
lpana, Kế hoạch gia đình, Kế hoạch giới, và Tỷ số giới tính khi sinh đảo
ngược tại một số huyện/vùng thuộc các bang Madhya Pradesh, Rajasthan,
Himachal Pradesh, Haryana và Punjab (2008)
27. Joseph, Josantony; Mattam, Matthew; Mathew, Sofy; Siradhna, Kavita;
Patkar, Rohini; Kulkarni, Vidya; Radhakrishnan, E.M, Một số nhận xét về
Chiến dịch chống thực hành lựa chọn giới tính và con đường tiến về phía
trước.
28. Kim, Doo-Sub, Tỷ số giới tính khi sinh của Hàn Quốc: Các xu hướng thay
đổi và sự khác biệt theo vùng (2004).
29. Trần Thị Kiệm (2013), Tỷ số giới tính khi sinh và một số yếu tố liên quan tại
huyện Yên Lãng, tp Hải Phòng trong 5 năm (2007-2011), Tạp chí Y học thực
hành số 872
30. Priya Nanda, Abshihek Gautam, Ravi Verma (Trung tâm Quốc tế Nghiên
cứu về Phụ nữ); Khuất Thu Hồng, Trần Giang Linh (Viện Nghiên cứu phát
triển Xã hội); Mahesh Puri Jyotsna Tamang, Prabhat Lamichhane (Trung tâm
Nghiên cứu Môi trường, Sức khoẻ và Dân Số) Nghiên cứu về giới, Nam tính
và sự ưa thích con trai ở Nepal và Việt Nam (2012).
31. Poston, Dudley L; Juan Wu, Julie; Han Gon, Kim, Các mô hình và sự thay
đổi trong Tỷ số giới tính khi sinh tại Hàn Quốc (2003)

82


32. Vũ Hào Quang, các lý thuyết xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
phát hành.
33. Song, Jian, Tăng tỷ số giới tính ở Trung Quốc: sự ứng phó và tác động của

các chính sách xã hội (2009)
34. Hàn Thị Hồng Thuý, Thực trạng, các yếu tố ảnh hưỏng mất cân bằng giới
tính khi sinh ở tỉnh Bắc Giang và hiệu quả một số biện pháp can thiệp (2012)
35. Tổng cục thống kê và UNFPA (2016), Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt
Nam năm 2014, xu hướng các yếu tố và sự khác biệt
36. Tổng cục thống kê (2011), Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam năm:
các bằng chứng mới về thực trạng, xu hướng và sự khác biệt.
37. Tổng cục thống kê (2012), Sách biến động dân số 2011
38. Tổng cục thống kê (2012), Sách biến động dân số 2012
39. Tổng cục thống kê (2013), Sách biến động dân số 2013
40. Tổng cục thống kê (2014), Sách biến động dân số 2014
41. Trần Thị Thương (2014), Luận văn thạc sĩ xã hội học, Dư luận xã hội về mất
cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam (giai đoạn 2011-2013).
42. Quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA), (2010), Mất cân bằng giới tính khi sinh
ở Việt Nam: Bằng chứng từ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.
43. Quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA), (2009), cấu trúc tuổi và giới tính của
dân số Việt Nam: bằng chứng từ tổng điều tra dân số và nhà ở 2009
44. Quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA), (2011), Mất cân bằng giới tính khi sinh
xu hướng và sự khác biệt: Bằng chứng từ tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009.
45. Quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA), và Tổng cục thống kê (2011),
Chuyenkhao-Tyso-gioitinh-khisinh.

83


×