Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Chuẩn kiến thức kỹ namg8 môn Âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.52 KB, 13 trang )

MÔN ÂM NHẠC
• Nguyễn Quang Minh
Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang
I. PHẦN CHUNG
Tài liệu đưa ra những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức và kĩ năng của
môn học mà học sinh ở bất cứ vùng miền nào cũng cần đạt được.
Đối với những nơi có điều kiện về cơ sở vật chất, có giáo viên chuyên nhạc thì
thực hiện một số yêu cầu cao hơn (cột ghi chú).
Chuẩn kiến thức kĩ năng (KTKN) được thực hiện toàn cấp tiểu học, theo kế
hoạch dạy học (tuần, tiết - bài).
Yêu cầu cần đạt: là những yêu cầu tối thiểu dành cho tất cả học sinh tiểu học.
Lớp 1, 2, 3 lấy nội dung học Hát làm chủ yếu. Yêu cầu cần đạt: Biết hát theo
giai điệu và lời ca, không cần biết tên nhạc sĩ sáng tác. Khi hát, giáo viên (GV) chọn
cách gõ đệm phù hợp với lớp và kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
Lớp 4, 5 vẫn là nội dung học Hát làm chủ yếu nhưng yêu cầu cần đạt ở mức
cao hơn lớp 1, 2, 3. Cụ thể, ở những tiết ôn tập yêu cầu “biết hát theo giai điệu và
thuộc lời ca”. Nội dung Tập đọc nhạc dành cho những nơi có điều kiện.
* Lưu ý: Những nơi có lớp ghép, mỗi lớp có đến 2, 3 đối tượng học sinh khác
nhau, GV nên chọn những bài hát dễ nhất để dạy, không nhất thiết phải dạy theo trình
tự nội dung bài học.
II. CHƯƠNG TRÌNH BỘ MÔN ÂM NHẠC
Gồm 35 tuần (1 tiết / tuần)
Chương trình Âm nhạc tiểu học gồm 3 phân môn: Học hát, Phát triển khả năng
âm nhạc, Tập đọc nhạc.
LỚP HỌC HÁT PHÁT TRIỂN KNAN TĐN
1
12 bài (có 1 bài địa
phương tự thay bằng
bài khác “bài Quả”
tuần 24)
- Nghe nhạc.


- Kể chuyện âm nhạc.
Không
2 12 bài
- Giới thiệu nhạc cụ.
- Nghe nhạc.
- Kể chuyện âm nhạc.
Không
3 11 bài (trong đó có
bài Quốc ca)
- Giới thiệu nhạc cụ.
- Nghe nhạc.
- Kể chuyện âm nhạc.
- Một số ký hiệu ghi nhạc thông
Không
30
dụng.
4 10 bài
- Giới thiệu nhạc cụ.
- Nghe nhạc.
- Kể chuyện âm nhạc.
- Một số ký hiệu ghi nhạc thông
dụng.
- Một số hình thức biểu diễn.
- 8 bài TĐN.
- Nhịp 2/4.
- Giọng Đô trưởng.
5
10 bài (có 1 bài địa
phương tự thay bằng
bài khác “bài Màu

xanh quê hương”
tuần 24)
- Giới thiệu nhạc cụ.
- Nghe nhạc.
- Kể chuyện âm nhạc.
- Một số ký hiệu ghi nhạc thông
dụng.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- 8 bài TĐN.
- Nhịp 2/4, 3/4
hoặc 3/8.
- Giọng Đô trưởng.
* Số tiết địa phương tự chọn:
Học kỳ I Học kỳ II
Lớp 1 1 (tuần 17) 1 (tuần 24, thay bài “Quả”)
Lớp 2 1 (tuần 17) 1 (tuần 33)
Lớp 3 1 (tuần 17) 1 (tuần 32)
Lớp 4 1 (tuần 15) 1 (tuần 32)
Lớp 5 1 (tuần 16) 1 (tuần 32)
III. MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT
LỚP CŨ (896-9832) MỚI (CKT-KN)
1
- Tuần 24, 25: Dạy 3 lời bài “Quả”.
- Tuần 28: Ôn tập “Quả”, “Hòa bình
cho bé”, nghe hát (hoặc nghe nhạc).
- Tuần 31, 32: Địa phương chọn theo
gợi ý bài “Tiếng chào theo em” hoặc
“Đường và chân” để thay bài “Năm
ngón tay ngoan”.
- Tuần 33: Ôn “Đi tới trường”, học

hát bài do địa phương tự chọn.
- Tuần 35: Tập biểu diễn.
- Địa phương tự thay thế bằng bài
hát khác.
- Ôn tập bài hát tự chọn tuần 24,
“Hòa bình cho bé”, nghe hát (hoặc
nghe nhạc).
- Chọn bài “Đường và chân” thay
bài “Năm ngón tay ngoan”.
- Ôn “Đi tới trường”, “Đường và
chân”, nghe hát (hoặc nghe nhạc).
- Ôn tập và biểu diễn bài hát.
2 - Tuần 8: Ôn 3 bài hát, phân biệt âm
thanh cao-thấp, dài-ngắn.
- Tuần 17: Tập biểu diễn một vài bài
hát đã học.
- Tuần 25: Ôn 2 bài hát “Trên con
đường đến trường”, “Hoa lá mùa
xuân”, kể chuyện âm nhạc “Tiếng
đàn Thạch Sanh”.
- Tuần 34: Ôn tập các bài hát.
- Tuần 35: Tập biểu diễn một số bài
- Học hát: Địa phương tự chọn.
- Ôn 3 bài hát.
- Ôn 2 bài hát “Trên con đường đến
trường”, “Hoa lá mùa xuân”.
- Ôn tập và biểu diễn bài hát.
- Ôn tập và biểu diễn bài hát.
31
hát đã học.

3
- Tuần 19: Học hát “Em yêu trường
em”; bỏ hoạt động 2 “Tập gõ theo tiết
tấu”.
- Tuần 22: Ôn tập “Cùng múa hát
dưới trăng”, giới thiệu khuông nhạc
và khóa son; bỏ hoạt động 2 “Tập
biểu diễn kết hợp động tác”.
- Tuần 34: Ôn tập các bài hát.
- Tuần 35: Tập biểu diễn một số bài
hát đã học.
- Hoạt động 2: Thực hiện ở nơi có
điều kiện.
- Hoạt động 2: HS hát kết hợp vận
động phụ họa (chỉ đơn giản, không
cần theo HD của hoạt động 2 -
SGV).
- Ôn tập và biểu diễn bài hát.
- Ôn tập và biểu diễn bài hát.
4
- Tuần 16: Ôn tập 3 bài hát (không
quy định bài).
- Tuần 17: Ôn 2 bài Tập đọc nhạc
(không quy định bài).
* (Tuần 17, tuần 34: Yêu cầu cần đạt không
gắn với nội dung bài dạy dành cho nơi
không có điều kiện)
- Ôn 3 bài “Em yêu hòa bình”, “Bạn
ơi hãy lắng nghe”, “Cò lả”.
- Ôn 2 bài tập đọc nhạc: số 2 và 3.

5
- Tuần 24: Học hát “Màu xanh quê
hương”.
- Tuần 25: Ôn tập “Màu xanh quê
hương”, TĐN số 7.
- Tuần 28: Ôn 2 bài “Màu xanh quê
hương”, “Em vẫn nhớ trường xưa”,
kể chuyện âm nhạc.
- Tuần 33: Ôn và kiểm tra “Tre ngà
bên lăng Bác”, “Màu xanh quê
hương”, ôn TĐN số 6.
- Tuần 34: Ôn và kiểm tra “Em vẫn
nhớ trường xưa”, “Dàn đồng ca mùa
hạ”, ôn TĐN số 8.
* (Tuần 11, 15, 29: Yêu cầu cần đạt không
gắn với nội dung bài dạy dành cho nơi
không có điều kiện)
- Địa phương tự chọn bài khác để
thay thế.
- Ôn tập bài hát tự chọn tuần 24 và
TĐN số 7.
- Ôn bài hát tự chọn tuần 24, “Em
vẫn nhớ trường xưa”, kể chuyện âm
nhạc.
- Tập biểu diễn “Tre ngà bên lăng
Bác” bài hát tự chọn tuần 24, ôn
TĐN số 6.
- Tập biểu diễn “Em vẫn nhớ
trường xưa”, “Dàn đồng ca mùa
hạ”, ôn TĐN số 8.

Toàn cấp, yêu cầu cần đạt “Học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca”. (Riêng
yêu cầu biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca dành cho những nơi có điều kiện).
32
* HƯỚNG DẪN CỤ THỂ (trích tài liệu HDTH CKT-KN)
LỚP 1
Tuần Tên bài dạy Yêu cầu cần đạt
Ghi chú
(Nơi có điều kiện)
1
Học hát: bài Quê
hương tươi đẹp
- Biết hát theo giai điệu và lời
ca.
- Biết vỗ tay theo bài hát.
Biết gõ đệm theo
bài hát.
2
Ôn tập bài hát: Quê
hương tươi đẹp
- Biết hát theo giai điệu và
đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay theo
bài hát.
Biết gõ đệm theo
tiết tấu lời ca.
3
Học hát: bài Mời
bạn vui múa ca
- Biết hát theo giai điệu và lời
ca.

- Biết hát kết hợp vỗ tay theo
bài hát.
Biết gõ đệm theo
phách.
LỚP 5
Tuần Tên bài dạy Yêu cầu cần đạt
Ghi chú
(Nơi có điều kiện)
4
Học hát: bài Hãy
giữ cho em bầu trời
xanh
- Biết hát theo giai điệu và lời
ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc
gõ đệm theo bài hát.
Biết gõ đệm theo
tiết tấu lời ca.
5
- Ôn tập bài hát:
Hãy giữ cho em bầu
trời xanh
- TĐN số 2
- Biết hát theo giai điệu và
đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động
phụ họa.
- Biết hát đối đáp.
- Biết đọc bài TĐN
số 2.

6
Học hát: bài Con
chim hay hót
- Biết hát theo giai điệu và lời
ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc
gõ đệm theo bài hát.
- Biết đây là bài hát
do nhạc sĩ Phan
Huỳnh Điểu sáng
tác nhạc, lời theo
đồng dao.
- Biết gõ đệm theo
phách, theo nhịp.
7
- Ôn tập bài hát:
Con chim hay hót
- Ôn tập: TĐN số 1,
số 2
- Biết hát theo giai điệu và
đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động
phụ họa.
Biết đọc nhạc và
ghép lời ca bài
TĐN số 1, số 2
8 - Ôn tập 2 bài hát:
Reo vang bình
minh, Hãy giữ cho
em bầu trời xanh

- Nghe nhạc
- Biết hát theo giai điệu và lời
ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc
gõ đệm theo bài hát.
- Biết hát kết hợp vận động
phụ họa.
- Biết hát đúng giai
điệu và thuộc lời
ca.
- Nghe một ca khúc
thiếu nhi hoặc trích
đoạn nhạc không
33
lời.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Môn Âm nhạc ở cấp Tiểu học được đánh giá bằng nhận xét. Việc đánh giá ở
lớp 1, 2, 3 theo 2 nội dung Học hát và Phát triển khả năng âm nhạc, đánh giá ở lớp 4,
5 theo 3 nội dung Học hát, Tập đọc nhạc (TĐN) và Phát triển khả năng âm nhạc. Ở
lớp 1, lớp 2, mỗi lớp có 8 nhận xét, phân bổ trong 2 học kì ; các lớp 3, 4, 5, mỗi lớp có
10 nhận xét, phân bổ trong 2 học kì. Do vậy, khi đánh giá, GV cần nắm vững yêu cầu
sau:
- Đánh giá thường xuyên ở tất cả các tiết học Âm nhạc (theo tổ, nhóm, cá nhân
qua mỗi bài hát, mỗi lần nghe nhạc, mỗi bài TĐN, từng hoạt động, từng trò chơi).
- Đối với những HS đạt kết quả học tập qua đánh giá thường xuyên thì không
nhất thiết phải tiến hành đánh giá định kì.
- Đánh giá định kì chỉ dành cho những HS đặc biệt, như : HS khuyết tật, sức
học thất thường không ổn định đã được đánh giá thường xuyên nhiều lần nhưng chưa
đạt yêu cầu.
- Đánh giá kết quả học tập của HS phải căn cứ vào sự tiến bộ từng bước, không

nên yêu cầu quá cao, quá nghiêm ngặt như đánh giá HS có năng khiếu đang học ở các
trường chuyên nghiệp.
- Ở những nơi chưa có điều kiện, GV lấy nội dung Hát là chủ yếu để đánh giá
HS. Yêu cầu mức độ cần đạt chỉ là Hát theo giai điệu và đúng lời ca ; HS có năng
khiếu cần đạt yêu cầu Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Nội dung Tập đọc nhạc
không đánh giá ở nơi không có GV chuyên.
- Ở những nơi có điều kiện, khi GV đánh giá nội dung Hát với mức độ cần đạt
cao hơn là : từ Hát theo giai điệu và đúng lời ca đến Hát đúng giai điệu và thuộc lời
ca ở mỗi bài hát, mỗi tiết học,…
- Âm nhạc phải đem đến niềm vui cho các em trong học tập. GV cần động viên,
khích lệ HS để tất cả các em cùng hào hứng tham gia học tập bộ môn.
- Khi đánh giá HS, cần bám sát những nội dung sau :
+ Hát: Hát đúng (giai điệu, lời ca), thuộc lời ca, biết thể hiện tình cảm bài hát.
+ TĐN: Biết đọc và đọc đúng cao độ, trường độ, ghép được lời ca.
+ Phát triển khả năng âm nhạc : Nghe, biết phân biệt dân ca các miền, nhận
biết và gọi tên một vài nhạc cụ dân tộc, nói rõ tên nốt, hình nốt, vị trí các nốt trên
khuông nhạc.
+ Các hoạt động khác : thực hiện vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp,
theo tiết tấu lời ca, biết vận động phụ hoạ và tích cực tham gia biểu diễn bài hát.
+ Thái độ : Có hứng thú và tích cực học tập âm nhạc.
34

×