Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Chuẩn kiên thức kỹ năng môn đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.44 KB, 10 trang )

MÔN ĐẠO ĐỨC
• Đặng Văn Trường
I. DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐỐI VỚI MÔN ĐẠO ĐỨC
Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng (KTKN) môn Đạo đức
được biên soạn dựa vào mục tiêu chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học và chuẩn
kiến thức, kĩ năng, thái độ của môn Đạo đức cấp Tiểu học.
Mục tiêu môn Đạo đức cấp tiểu học nhằm giúp học sinh:
- Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, chuẩn mực hành vi
mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản
thân; với người khác; với công việc; với cộng đồng, đất nước, nhân loại; với môi
trường tự nhiên và hiểu ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.
- Bước đầu hinh thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những
người xung quanh theo các chuẩn mực đã học; hình thành kĩ năng lựa chọn và thực
hiện các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống
đơn giản, cụ thể của cuộc sống.
- Bước đầu hinh thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách
nhiệm với hành động của mình; yêu thương, tôn trọng con người; mong muốn đem lại
niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình
với cái ác, cái sai, cái xấu.
Như vậy, cùng với công tác giáo dục toàn diện học sinh, môn Đạo đức giúp các em
trở thành những con ngoan, biết vâng lời, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; những trò
giỏi, biết học hành chăm ngoan, lễ phép, biết ơn các thầy cô giáo; những bạn tốt, trung
thực, tự tin, biết hợp tác và quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, hoạt động.
Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn Đạo đức được cấu trúc gồm 2
phần : Hướng dẫn chung và Hướng dẫn cụ thể. Phần hướng dẫn cụ thể có yêu cầu về
mức độ cần đạt tới từng tuần, từng bài học. Cột “Yêu cầu cần đạt” đưa ra các yêu cầu
cơ bản, tối thiểu về kiến thức kĩ năng và thái độ của từng bài học cần đạt được đối với
tất cả học sinh sau khi hoàn thành bài học. Cột “Ghi chú” gồm những chỉ dẫn, gợi ý
nhằm đáp ứng các đối tượng học sinh có khả năng và nhu cầu phát triển.
Dạy học đáp ứng những yêu cầu Chuẩn kiến thức, kĩ năng và thái độ của môn
Đạo đức là quá trình dạy học thông qua sự tiếp cận linh hoạt, nhẹ nhàng, gần gũi,


xuất phát từ quyền và bổn phận của trẻ với sự tương tác của thầy và trò, trò với trò,
làm cho tất cả các đối tượng học sinh đều đạt được chuẩn KTKN và yêu cầu thái độ
của môn học.
Ví dụ:
- Khi dạy bài Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập (Đạo đức lớp 1), mục đích của bài
học là giáo dục cho các em biết yêu quý và thực hiện giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
Để đạt được mục đích này, thông qua việc tổ chức các hoạt động, bằng các phương
pháp dạy học như thảo luận nhóm, đóng vai, trò chơi học tập và các hình thức tổ chức
5
học tập đa dạng, phong phú, giáo viên giúp học sinh tìm hiểu khái niệm và lợi ích của
việc giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập, tìm hiểu quyền và bổn phận của học sinh đối
với nhiệm vụ học tập; giúp các em biết và hiểu được thực hiện giữ gìn sách vở đồ
dùng học tập là trách nhiệm, là việc làm nhằm thực hiện quyền lợi của các em đối với
học tập. Cách tiếp cận như vậy vừa gần gũi, nhẹ nhàng, tự nhiên vừa giúp các em hiểu
bài được dễ dàng.
- Khi dạy bài Quan tâm giúp đỡ bạn (Đạo đức lớp 2), mục đích giáo dục của bài
này là hình thành ở các em chuẩn mực hành vi biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng
những việc làm phù hợp với khả năng trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
Để hình thành được chuẩn mực hành vi này, giáo viên làm cho học sinh biết và hiểu
được bản chất của việc quan tâm giúp đỡ bạn, thế nào là giúp đỡ bạn những hành vi,
việc làm thể hiện quan tâm giúp đỡ bạn. Muốn vậy, giáo viên cần đưa các em tham gia
vào tổ chức các hoạt động học tập linh hoạt thông qua các phương pháp dạy học như
thảo luận nhóm, diễn tiểu phẩm, kể chuyện, trò chơi học tập và các hình thức học tập
đa dạng, phong phú khác nhằm giúp các em tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên,
nhẹ nhàng.
- Khi dạy bài Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (Đạo đức lớp 3), mục đích
giáo dục của bài này là hình thành ở các em chuẩn mực hành vi tự giác tham gia việc
lớp, việc trường phù hợp với khả năng. Để đạt được mục đích cuối cùng này, giáo
viên cần giúp học sinh biết vả hiểu được : Thế nào là việc trường, việc lớp? Vì sao bổn
phận của học sinh phải tham gia việc trường, việc lớp? Tham gia việc trường, việc lớp

đem lại lợi ích gì cho học sinh? Từ đó, giáo viên giúp cho các em hiểu được: tham gia
việc lớp việc trường là quyền lợi, là trách nhiệm và bổn phận của học sinh đối với việc
thực hiện bảo vệ quyền lợi học tập của mình. Muốn vậy, cần phải tổ chức việc học tập
thật nhẹ nhàng, tự nhiên và gần với cuộc sống của các em. Giáo viên giúp các em tiếp
cận các chuẩn mực bằng quyền và bổn phận của trẻ em đối với việc học tập. Sau đó,
thông qua các hoạt động học tập, với các hình thức linh hoạt, đa dạng và bằng các
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, giáo viên làm cho học sinh biết
và hiểu được tham gia việc lớp, việc trường chính là giúp các em học tập tốt hơn, hiệu
quả hơn, chính là bảo vệ quyền được học tập của các em.
- Khi dạy bài Biết bày tỏ ý kiến (Đạo đức lớp 4), mục đích giáo dục của bài này là
hình thành ở các em chuẩn mực hành vi biết bày tỏ ý kiến với mọi người về những vấn
đề có liên quan đến trẻ em một cách phù hợp với lứa tuổi. Để đạt được kết quả này,
giáo viên cần giúp các em biết và hiểu được nội hàm của Quyền được tham gia của trẻ
em; biết và hiểu đúng về:
+ Quyền được biểu đạt các ý kiến, quan điểm về các lĩnh vực có liên quan đến
trẻ em một cách phù hợp (học tập, chăm sóc sức khỏe, gia đình, môi trường sống,…).
+ Trẻ em cần biết lắng nghe và tôn trọng quyền và ý kiến của người khác (bạn
bè, cha mẹ và người lớn).
Để đạt được mục tiêu này, thay vì thuyết trình giảng giải, giáo viên nên tạo cơ hội
cho các em được chia sẻ, trải nghiệm thông qua các tình huống giả định, gần gũi với
cuộc sống thực tế của các em.
Dạy học theo Chuẩn KTKN và thái độ của môn Đạo đức cần đảm bảo được các
yêu cầu sau:
6
(1) Tinh thần của Chuẩn KTKN và yêu cầu thái độ môn học phải được thể hiện
trong tất cả các giai đoạn của nhiệm vụ dạy học và được trải nghiệm trong cuộc sống
và quá trình giáo dục học sinh. Điều đó có nghĩa là các khâu từ soạn giáo án, tổ chức
hướng dẫn các hoạt động dạy và học, đến khâu kiểm tra, đánh giá học sinh đều bám
sát các yêu cầu của Chuẩn KTKN môn học.
(2) Tổ chức kiểm tra, đánh giá dạy và học môn Đạo đức phải gắn bó hữu cơ với sự

thể hiện các chuẩn mực hành vi trong cuộc sống thực của học sinh. Cần kết hợp linh
hoạt việc đánh giá, việc tiếp nhận kiến thức trên lớp với việc quan sát, thu thập thông
tin về thái độ, hành vi, việc làm của các em trong cuộc sống sinh hoạt và học tập hằng
ngày ở lớp, ở trường và gia đình.
Chẳng hạn, đối với học sinh lớp 1, việc dạy học môn Đạo đức làm cho các em luôn
vui tươi, yêu lớp, yêu trường, tự tin, thích đi học, kính trọng thầy cô, đoàn kết và quan
tâm tới bạn bè, yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em, … chính là đáp ứng
được những yêu cầu về Chuẩn KTKN và thái độ của môn học.
Khi đánh giá kết quả học tập của học sinh ở bài Tích cực tham gia việc lớp, việc
trường, cùng với đánh giá việc nắm kiến thức của bài, giáo viên cần chú ý quan sát sự
tham gia của học sinh vào các công việc của lớp, trường thì các em đạt được những
yêu cầu về Chuẩn KTKN của bài học.
(3) Các phương án dạy và học cần linh hoạt và phù hợp với đặc điểm, điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng học sinh lớp học nhằm hỗ trợ các đối tượng học
sinh (đặc biệt là học sinh yếu) đạt được Chuẩn KTKN và yêu cầu thái độ. Để thực
hiện được yêu cầu này, ngay từ khâu soạn giáo án, giáo viên cần chuẩn bị các phương
án đáp ứng các đối tượng học sinh lớp mình. Để hỗ trợ học sinh yếu, cần có các điều
kiện dạy học như thế nào, thiết bị dạy học gì và thực hiện vào hoạt động nào của tiết
dạy.
Chẳng hạn, khi dạy bài Biết bày tỏ ý kiến cho đối tượng học sinh các vùng khó
khăn, vùng dân tộc ít người, giáo viên không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các hoạt
động, các bước đi của bài một cách cứng nhắc. Giáo viên chỉ cần kể một câu chuyện
có liên quan tới nội dung bài, sau đó tạo điều kiện cho học sinh trao đổi, chia sẻ với
nhau, qua đó làm cho các em biết được trẻ em cần biết bày tỏ ý kiến với người lớn về
các việc liên quan tới trẻ em (học tập, sức khỏe, gia đình,…)
(4) Cách tiếp cận dạy học bộ môn phải nhẹ nhàng tự nhiên, gần gũi, sát với đời
sống thực của học sinh trên cơ sở gắn với quyền và bổn phận của trẻ. Gắn với Quyền
trẻ em không có nghĩa lúc nào cũng phải nói “quyền” trong nội dung bài học mà điều
này được thể hiện thông qua khâu tổ chức các hoạt động học tập của học sinh với sự
giúp đỡ, phân tích của giáo viên, làm cho các em biết và hiểu được ý nghĩa của

“quyền” trong mỗi nội dung bài học.
Ví dụ 1: Khi nói về Quyền và bổn phận của trẻ em trong học tập, giáo viên có thể
cho học sinh biết: Dù trong hoàn cảnh nào, khó khăn đến mấy, gia đình, bố mẹ và xã
hội vẫn luôn tạo điều kiện tốt nhất có thể cho các em được đi học. Vì vậy các em cần
phải chăm chỉ học tập và học tập thật tốt để đền đáp công ơn bố mẹ.
Ví dụ 2: Ở bài Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, điều quan trọng là
làm cho các em biết và hiểu: Ông bà, cha mẹ, anh chị em là những người thân trong
gia đình; ông bà, cha mẹ là những người sinh ra em, chăm sóc, nuôi dưỡng, dành
những tình cảm tốt đẹp nhất cho em, … Chính vì vậy, các em cần kính trọng, quan
7
tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. Trên cơ sở đó, giáo viên xác
định các hình thức, phương pháp thích hợp, giúp các em biết và hiểu được các chuẩn
mực đạo đức cần thiết.
Dạy học theo Chuẩn KTKN và thái độ môn Đạo đức tạo cơ hội cho giáo viên chủ
động, sáng tạo và linh hoạt trong việc tổ chức dạy học. Trên cơ sở và yêu cầu Chuẩn
KTKN của từng bài, giáo viên có thể lựa chọn các cách tiếp cận bài học khác nhau,
với các hình thức, phương pháp đa dạng, phong phú nhằm đạt được Chuẩn và đáp ứng
nhu cầu học tập của các đối tượng học sinh. Giờ học có thể là một buổi trò chuyện,
chia sẻ giữa thầy và trò, trò với trò về chủ đề liên quan, có thể là một hoạt động gắn
với thực tiễn cuộc sống, tham quan các viện bảo tàng, làng nghề truyền thống, các cơ
sở sản xuất, các gia đình thương binh liệt sĩ, các bà mẹ anh hùng, các gia đình có công
với quê hương, đất nước, các địa danh lịch sử; cũng có thể là một buổi liên hoan, thi
tìm hiểu nội dung, chủ đề bài học, … qua đó, giáo dục cho các em đạt được các chuẩn
mực đạo đức của bài học. Giờ học Đạo đức phải thực sự nhẹ nhàng, tự nhiên, gần gũi,
tạo được sự hứng thú với các hình thức và cách tổ chức dạy học linh hoạt và thực sự
hấp dẫn học sinh, tránh xu hướng sơ cứng, gò bó, nhồi nhét kiến thức.
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ
NĂNG
Môn Đạo đức là một trong các môn học đánh giá kết quả học tập của HS bằng
nhận xét. Đánh giá kết quả học tập của HS bằng nhận xét môn Đạo đức được xác định

theo hai mức :
1. Loại Hoàn thành (A) : HS đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức kĩ năng của
môn học, đạt được từ 50% số nhận xét trở lên trong từng học kì hoặc cả năm học.
Những HS đạt hoàn thành nhưng có những biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học,
đạt 100% số nhận xét trong từng học kì được đánh giá là Hoàn thành tốt (A+) và ghi
nhận xét cụ thể vào học bạ.
2. Loại Chưa hoàn thành (B) : HS chưa đạt yêu cầu theo quy định, đạt dưới
50% số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học.
Đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của HS cần tự nhiên, nhẹ nhàng, chú
trọng động viên, khuyến khích học sinh trong học tập, rèn luyện. Cần kết hợp hài hoà
giữa đánh giá việc tiếp thu kiến thức của HS ở trên lớp với việc quan sát, thu thập các
thông tin về các hành vi, việc làm của các em trong thực tế học tập, sinh hoạt và hoạt
động tập thể.

CÁC NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ĐẠO ĐỨC
Hệ thống nhận xét đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức ở các lớp 1, 2 : mỗi
lớp gồm 8 nhận xét với 24 chứng cứ. Ở các lớp 3, 4, 5, mỗi lớp gồm 10 nhận xét với
30 chứng cứ. Trong quá trình đánh giá, học sinh thực hiện 2 chứng cứ trở lên là đạt
được nhận xét đó.
LỚP 1
Nhận xét Biểu hiện cụ thể (Chứng cứ)
Học kì I
8
Nhận xét 1:
Biết ăn mặc gọn
gàng sạch sẽ
- Nêu được một vài biểu hiện về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
- Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
- Trang phục, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng.
Nhận xét 2:

Biết giữ gìn sách
vở, đồ dụng học tập
- Nêu được một vài biểu hiện về biết giữ gìn sách vở, đồ dùng
học tập.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Kể được một việc làm thể hiện biết giữ gìn sách vở hoặc đồ
dùng học tập.
Nhận xét 3:
Biết ứng xử với
mọi người trong gia
đình
- Nêu được một vài biểu hiện về biết lễ phép với ông bà, cha
mẹ, anh chị.
- Nêu được một vài biểu hiện về biết nhường nhịn em nhỏ.
- Kể được một việc làm thể hiện biết lễ phép với ông bà, cha
mẹ, anh chị hoặc biết nhường nhịn em nhỏ.
Nhận xét 4:
Biết thực hiện nội
quy của lớp, của
trường
- Nghiêm trang khi chào cờ
- Đi học đúng giờ
- Giữ trật tự trong lớp
Học kì II
Nhận xét 5:
Biết lễ phép với
thầy giáo, cô giáo,
thân ái với bạn bè
- Nêu được một vài biểu hiện về biết lễ phép với thầy giáo, cô
giáo.

- Nêu được một vài biểu hiện về đoàn kết, thân ái với bạn bè.
- Kể được một việc làm thể hiện biết lễ phép với thầy giáo, cô
giáo hoặc đoàn kết, thân ái với bạn bè.
Nhận xét 6:
Biết chào hỏi, cảm
ơn, xin lỗi
- Nói được khi nào phải chào hỏi.
- Nói được khi nào phải cảm ơn.
- Nói được khi nào phải xin lỗi.
Nhận xét 7:
Biết các quy định
khi đi bộ
- Nói được cách đi bộ an toàn
- Nói được cách qua đường an toàn
- Nói được vì sao phải đi bộ đúng quy định.
Nhận xét 8:
Biết bảo vệ cây và
hoa nơi công cộng
- Nêu được một vài biểu hiện về biết bảo vệ cây và hoa ở nơi
công cộng.
- Kể được một lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với
cuộc sống của con người.
- Kể được một việc làm về bảo vệ cây hoặc hoa ở nơi công
cộng.
Xếp loại học lực môn Đạo đức lớp 1 theo các quy định sau :
Xếp loại học lực Học kì I Học kì II
Hoàn thành (A+)
Hoàn thành (A)
4 nhận xét
2 – 3 nhận xét

8 nhận xét
4 – 7 nhận xét
Chưa hoàn thành (B) 0 – 1 nhận xét 0 – 3 nhận xét
LỚP 2
Nhận xét
Biểu hiện cụ thể (Chứng cứ)
Học kì I
9

×