Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Báo cáo tổng kết năm học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.82 KB, 11 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
CƠ ĐIỆN LUYỆN KIM THÁI NGUYÊN

Số: ….. /BC - TCĐLK

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày

tháng 7 năm 2015

BÁO CÁO CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP NĂM 2016
THÔNG TIN CHUNG
1 – Tên trường: Trường Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên
Mã trường: CĐT 1202
- Cơ sở 1: Trường chính
Địa chỉ: Phưòng Tích Lương – TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên
ĐT: 02803845035
Fax: 02803845035
Email:
- Cơ sở 2: Cơ sở đào tạo bồi dưỡng Trung Thành
Địa chỉ : Phường Trung Thành – TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên
ĐT 02803832993
- Cơ sở 3: Phân hiệu đào tạo Hồng Lĩnh
Địa chỉ: Phường Bắc Hồng – TX Hồng Lĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh
ĐT: 0393835961
Fax: 0393838987
2 – Lãnh đạo:


- Hiệu trưởng:
Trần Văn Sơn
ĐT: 0982133944
- Hiệu phó:
1. Phan Văn Tư
ĐT: 0912853975
2. Lê Huy Tuyên
ĐT: 0912660950
3. Vũ Thanh Thái
ĐT: 0912478789
- TP Đào tạo:
Nguyễn Văn Tự
ĐT: 0982334316
I.Kết quả tuyển sinh 2013 và dự kiến 2014. (Biểu 01, biểu 02 kèm theo)
Công tác tuyển sinh năm 2013 diễn ra trong thời điểm có nhiều khó khăn
chung của đất nước. Toàn ngành dạy nghề cũng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là
công tác tuyển sinh, đa số các trường giảm mạnh về quy mô tuyển sinh, đặc biệt có
những trường đã phải đóng cửa do không tuyển được học sinh;
Công tác tuyển sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp
đến việc làm, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo do vậy nhà trường đã đặc biệt chú
trọng quan tâm lĩnh vực này;
Việc xác định số lượng chỉ tiêu tuyển sinh cho từng ngành nghề đào tạo chỉ
được thực hiện sau khi tìm được nguồn kinh phí do vậy kế hoạch tuyển sinh luôn
phải điều chỉnh về thời gian, số lượng giữa các nghề;
Tổng hợp kết quả tuyển sinh cả năm 2013 cụ thể như sau:


Hệ chính quy: 1048
Tại Thái Nguyên: 373
Tại các tỉnh khác: 675

Đào tạo SCN, dưới 3 tháng: 230
Hệ đào tạo dài hạn

Chỉ tiêu: 1000

Thực hiện: 1048

đạt 104,8 %

Hệ đào tạo ngắn hạn

Chỉ tiêu: 250

Thực hiện: 230

đạt 92 %

II. Tình hình liên kết đào tạo. ( Nhà trường không thực hiện).
III. Những thuận lợi, khó khăn trong tuyển sinh năm 2013.
1. Thuận lợi:
Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên, Đảng Ủy Nhà trường trong công
tác lãnh, chỉ đạo việc đào tạo nguồn nhân lực trong tình hình mới;
Nhà trường có kế hoạch giao chỉ tiêu tuyển sinh rõ ràng, cụ thể cho từng hệ
đào tạo; chỉ đạo và điều hành bám sát công tác tuyển sinh theo tuần, tháng, quý; mặt
khác có cơ chế tiền lương đãi ngộ, khuyến khích cho công tác tuyển sinh, phù hợp
với tình hình hiện nay.
Nguồn lao động chưa qua đào tạo tại các địa phương tỉnh ngoài tương đối dồi
dào, địa bàn hoạt động tương đối rộng.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi đã được đề cập, trong quá trình tổ chức thực hiện

công tác tuyển sinh năm 2013 còn gặp không ít những khó khăn, đó là:
*Những khó khăn khách quan:
Tiền lương, điều kiện làm việc, bố trí ăn, ở của Doanh nghiệp chưa đáp ứng
được nhu cầu của người lao động.
Đặc thù ngành nghề đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp tới sự lựa chọn ngành
nghề của người học.
Thu hút nhân lực chưa qua đào tạo của các khu công nghiệp trong nước.
Trên địa bàn tỉnh có nhiều trường cùng tham gia đào tạo nghề, tạo nên sự
cạnh tranh công tác tuyển sinh và tuyển sinh ngắn hạn tại các doanh nghiệp & nhu cầu
xã hội.
*Những khó khăn chủ quan:
Đội ngũ làm công tác tuyển sinh: Về cơ bản cán bộ làm công tác tuyển sinh
có tinh thần trách nhiệm trong thực thi các nhiệm vụ được giao, song ở một bộ phận
nhỏ mới được bổ sung vào hệ thống tuyển sinh còn thiếu kinh nghiệm.
Sự khác biệt về điều kiện đào tạo, ăn ở, giáo dục giữa nơi học và nơi làm việc
sau khi ra trường là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền,
vận động tuyển sinh của cơ sở đào tạo và người làm nhiệm vụ tuyển sinh.


Thực tế công tác tuyển sinh ngày càng khó khăn do các trường được thành
lập nhiều, mặt khác tâm lý của gia đình và học sinh không muốn học nghề cũng ảnh
hưởng trực tiếp tới công tác tuyển sinh.
IV. Những giải pháp để thực hiện công tác tuyển sinh năm 2014.
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên, công tác tuyển sinh năm trong
năm 2014 được đánh giá là tiếp tục sẽ có nhiều khó khăn. Để thực hiện các chỉ tiêu
kế hoạch trong năm 2014, công tác tuyển sinh năm 2014 đưa ra một số các giải
pháp chủ yếu trong công tác tuyển sinh, cụ thể như sau:
- Phòng tuyển sinh-Giới thiệu việc làm: Thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu kế hoạch
tuyển sinh được giao trong năm 2014, có trách nhiệm giao chỉ tiêu kế hoạch đến
từng cá nhân theo tháng, quý, năm; đồng thời gắn trách nhiệm của Trưởng phòng và

cá nhân vào kết quả tuyển sinh nhập học; trên cơ sở đó nghiệm thu, đánh giá, phân
loại lao động và gắn việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao với kết quả thi
đua của công tác đoàn thể.
- Tiếp tục thực hiện công tác tuyển sinh qua kênh học sinh-sinh viên đang học tại
trường, qua kênh của giáo viên chủ nhiệm và cán bộ lớp để tuyên truyền về hoạt
động tuyển sinh của Nhà trường.
- Gửi thông tin tuyển sinh đến các phường xã, địa phương, quảng cáo truyền thanh,
truyền hình. Làm việc với các trường học, trung tâm giáo dục trên địa phương;
- Tư vấn cho các doanh nghiệp mở các chuyên đề, các lớp học chuyên ngành đào
tạo chuyên sâu, đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng nghề và các lớp ngắn
hạn khác.
- Tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để năng cao chất lượng đào tạo.
- Tổ chức tốt chương trình tư vấn và giới thiệu việc làm cho HSSV sau khi tốt
nghiệp.
* Đối với công tác tuyển sinh tỉnh ngoài:
Tích cực mở rộng địa bàn tuyển sinh tại để gây dựng các mạng lưới tuyển
sinh ổn định trên các tỉnh thành từ Hà Tĩnh trở ra. Nghiên cứu kỹ đặc điểm, phong
tục tập quán, trình độ dân trí, lực lượng lao động ở độ tuổi lao động chưa qua đào
tạo nghề của từng xã để phối hợp tổ chức hội nghị tuyển sinh.
Triển khai công tác hướng nghiệp với từng Trường phổ thông và các Trung
tâm hướng nghiệp, phòng LĐ TBXH cấp Huyện trên địa bàn để tư vấn nghề cho
học sinh.
Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tuyển sinh cho đội ngũ cán bộ làm
công tác tuyển sinh một cách chuyên nghiệp hóa.
Phân công cán bộ nằm vùng làm công tác tuyển sinh để theo sát từng địa bàn
được giao. Duy trì và đổi mới hình thức tuyển sinh theo chiều sâu đối với các các
mạng lưới tuyển sinh đã xây dựng. Mặt khác phát triển thêm mạng lưới tuyển sinh
tại các tỉnh được phân công. Hàng tháng có kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh:
bao gồm khai thác các mạng lưới cũ, xây dựng thiết lập thêm các mạng lưới mới; có
tổng hợp, phân tích, đánh giá các mạng lưới đã gây dựng để tìm ra những mặt



mạnh, mặt yếu ở mỗi địa bàn tuyển sinh, từ đó có những giải pháp phù hợp cho
những tháng kế tiếp. Trên cơ sở đó, hàng quý có đánh giá tổng kết và áp dụng mô
hình phối hợp tuyển sinh hiệu quả nhất nhằm hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch
tuyển sinh Nhà trường giao.
Đứng trước những cơ hội và thách thức trong công tác tuyển sinh, với tinh
thần quyết tâm cao, tập thể CB,GV,CNV nhà Trường đồng tâm, hiệp lực quyết tâm
phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu được giao trong năm 2014
Trên đây là báo cáo công tác tuyển sinh năm 2013 và dự kiến kế hoạch tuyển
sinh năm 2014.
Kính mong nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công thương,
Vụ phát triển nguồn nhân lực, Tổng cục dạy nghề, Vụ dạy nghề chính quy, các Sở
ban ngành liên quan, địa phương, trong các hoạt động của Nhà Trường để nhà
trường ổn định và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.
Xin trân trọng cảm ơn!
HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương – Vụ PTNNL (B/c);
- Tông cục dạy nghề – Vụ DNCQ (B/c);
- Sở LĐTB-XH – P.Dạy nghề;
- Lưu VT, ĐT.


I. Đặc điểm, tình hình chung:
Năm 2015 diễn ra trong thời điểm có nhiều khó khăn chung của đất nước.
Toàn ngành dạy nghề cũng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác tuyển sinh,
đa số các trường giảm mạnh về quy mô tuyển sinh.
Thay đổi trong thi của học sinh trung học phổ thông về 1 kỳ thi trung học phổ
thông quốc gia và xét tuyển đại học có nhiều điều kiện cơ hội hơn cho học sinh.

Những thuận lợi khó khăn chính ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ
năm học như sau:
1. Thuận lợi:
- Nhà trường chuyển về Bộ Công thương nên đã được cấp một nguồn kinh
phí cao hơn với ở Tổng công ty và ổn định trong năm nên cũng tháo gỡ được một
số khó khăn cho nhà trường trước mắt.
- Tiếp tục thực hiện các hợp đồng đặt hàng năm học trước còn lại nên đã tạm
thời duy trì được việc làm và tạm thời ổn định được tài chính cho hoạt động năm
học;
- Sự đoàn kết nhất trí, cộng đồng trách nhiệm trong CBGVCNVC Nhà
trường đã tạo nên sức mạnh vượt qua thử thách duy trì ổn định nhà trường;
2. Khó khăn:
Ngoài những khó khăn chung của ngành dạy nghề, nhà trường còn gặp rất
nhiều khó khăn riêng trong năm học 2014-2015 như sau:
- Kinh tế trong và ngoài nước còn tăng trưởng chậm, đặc biệt là nghành thép
các doanh nghiệp đều rất khó khăn lợi nhuận thấp và nhiều doanh nghiệp lỗ nên
việc đầu tư phất triển rất hạn chế do đó thu hút lao động rất ít.
- Diễn biến về quy hoạch và điều chỉnh quy chế tuyển sinh của các trường đại
học và cao đẳng theo hướng tự chủ và mở rộng đã thu hút hầu hết số học sinh tốt
nghiệp THPT rất khó khăn cho công tác tuyển sinh đào tạo nghề.
- Khó khăn về công tác tuyển sinh, phải tuyển sinh và tổ chức đào tạo xa
trường, đối tượng chủ yếu thuộc diện chế độ chính sách, con em vùng sâu vùng xa
trình độ nhận thức thấp, ý thức tham gia học tập kém ảnh hưởng rất lớn đến công
tác đào tạo;
→ Với đặc điểm tình hình như trên, nhìn lại hoạt động của năm học vẫn còn
khó khăn. Song với với sự đoàn kết thống nhất khắc phục mọi khó khăn của
CBGVCNVC Nhà trường nên về cơ bản nhà trường đã triển khai nhiệm vụ năm
học 2014-2015 với những nội dung cơ bản sau:
II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM HỌC
2.1. Kết quả các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên

môn được giao
2.1.1. Kết quả công tác tuyển sinh


Công tác tuyển sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến việc làm, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo do vậy nhà trường đã đặc biệt
chú trọng quan tâm lĩnh vực này;
Việc xác định số lượng chỉ tiêu tuyển sinh cho từng ngành nghề đào tạo chỉ
được thực hiện sau khi tìm được nguồn kinh phí ( có đặt hàng không và số lượng là
bao nhiêu) do vậy kế hoạch tuyển sinh luôn phải điều chỉnh về thời gian, số lượng
giữa các nghề;
Đánh giá chung về công tác tuyển sinh:
Việc triển khai công tác tuyển sinh được tiến hành từ rất sớm và bằng nhiều
các giải pháp: huy động lực lượng CBGVCNVC và học sinh tham gia công tác
tuyển sinh, tổ chức thông tin quảng cáo trên truyền hình; tiếp xúc với các trường
phổ thông trong và ngoài tỉnh; liên kết đặt hàng công tác tuyển sinh với các cơ sở
ngoài tỉnh.
Công tác tuyển sinh đảm bảo theo quy chế, nhưng vẫn còn những hạn chế nhất
định chất lượng tuyển sinh đầu vào không cao, ngành nghề phân bố không đều, có
nghề không tuyển được học sinh, đặc biệt số học sinh tuyển tại cơ sở chính sụt giảm
thấp nhất từ trước đến nay, ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm của một số bộ phận.
2.1.2. Kết quả công tác giáo dục và đào tạo.
a) Kết quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và nhân cách nghề nghiệp cho HSSV.
Giáo dục chính trị tư tưởng, nhân cách nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên là
một phần quan trọng trong dạy nghề hiện nay, thái độ của người học và nhân cách
nghề nghiệp trong tương lai được xác định trong từng bài học, từng môn học/ mô
đun trong chương trình dạy nghề; xác định được tầm quan trọng của công tác này
trong năm học nhà trường đã triển khai nhiều nội dung, hình thức nhằm giáo dục
rèn luyện học sinh, sinh viên;
Tuyên truyền phổ biến các chế độ chính sách, nội quy, quy chế các vấn đề

liên quan đến người học, thông qua học tập chính trị đầu khóa, tập trung chào cờ, hệ
thống phát thanh của nhà trường;
Tăng cường kiểm tra giám sát việc chấp hành nề nếp dạy và học trong nhà
trường. Nêu cao vai trò của cán bộ quản lý, giáo viên quản lý học sinh, của giáo
viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm; Đặc biệt là sự chủ động của các giáo viên đi
giảng dạy tại các trạm đã đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục học
sinh trong việc chấp hành nề nếp, nội quy học tập;
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa thông qua phong trào đoàn thanh niên
như: Văn hóa thể thao; tổ chức các phong trào ủng hộ người ngèo, Hiến máu nhân
đạo… đã thu hút đông đảo học sinh sinh viên tham gia nâng cao nhận thức hình
thành nhân cách, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần ổn định tư tưởng học tập
trong học sinh sinh viên;
Hạn chế trong công tác này: Việc quản lý nề nếp tác phong trong học tập thực
hành nói chung còn hạn chế; công tác giáo viên chủ nhiệm giáo dục học sinh còn
chưa có nhiều giải pháp tốt, chưa có hình mẫu hiệu quả.


b) Kết quả học tập và rèn luyện của HSSV
Trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch đào tạo, bằng nhiều biện pháp tích cực trong
tổ chức và quản lý trong năm học qua chúng ta đã duy trì được các hoạt động đào
tạo ở mức tạm ổn định.
Trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch đào tạo, bằng nhiều biện pháp tích cực vể
biên pháp tổ chức và quản lý, tăng cường cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng đào
tạo. đào tạo.
Trong năm học qua các hội thi học sinh giỏi các cấp đã thúc đẩy hoạt động dạy
và học của các đội ngũ giáo viên và học sinh có nhiều chuyển biến, đặc biệt hội thi
học sinh giỏi nghề cấp tỉnh.
Về chất lượng rèn luyện đạo đức của học sinh sinh viên, do điều kiện khó
khăn về đối tượng tuyển sinh, Nhà trường phải tìm đến các địa phương có các dự án
sản xuất lớn để tìm thị trường đào tạo do đó học sinh có xu thế tập trung 1 đợt theo

vùng miền, chính vì thế công tác quản lý và giáo dục học sinh gặp rất nhiều khó
khăn do tính cục bộ địa phương. Tuy vậy, bằng nhiều giải pháp vể quản lý và tổ
chức đặc biệt quan tâm đến đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp, phát huy vai
trò của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Chính vì thế những hiện
tượng cục bộ địa phương, tiêu cực, bè phái đã giảm, tỷ lệ học sinh bị đuổi học do
đạo đức kém và vi phạm quy chế giảm nhiều so với năm học trước.
2.1.3. Kết quả thi HSG nghề cấp trường:
Hội thi học sinh giỏi cấp trường đã có 68 em tham gia, tổ chức trong 05 nghề
(Điện CN, Hàn, CN Ô tô, Công nghệ cắt gọt kim loại, Tin học văn phòng).
Kết quả đạt được:
+ Số học sinh đạt loại giỏi: 68học sinh, đạt 100%
+ Số học sinh đạt loại xuất sắc: 33 học sinh, đạt tỷ lệ 48.5%
2.1.4. Kết quả công tác tư vấn và giới thiệu việc làm cho HSSV.
Nhà trường đẩy mạnh công tác tư vấn và GTVL cho HSSV tốt nghiệp dưới
nhiều hình thức như công khai đầy đủ các thông tin HSSV tốt nghiệp trên trang
Website của Trường và có kết nối với sàn giao dịch việc làm, tổ chức ngày hội tư
vấn và GTVL cho HSSV, kết nối với các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển
dụng lao động nhằm giới thiệu cho HSSV.
Kết quả năm học 2014 -2015 đã thực hiện được 83.59% cho sinh viên khi ra
Trường. Biểu 3
2.1.5. Kết quả công tác tăng cường cơ sở vật chất.
Trong điều kiện cụ thể năm học này công tác xây dựng cơ bản theo các dự án
chủ yếu đã hoàn thành từ năm trước, do vậy nhà trường chỉ tập trung vào công tác
quản trị bổ xung cải tạo cơ sở vật chất chống xuống cấp các công trình bằng nguồn
nội lực. Cải tạo cảnh quan môi trường khuôn viên cơ quan, cải tạo sửa chữa phòng
học, bàn ghế học sinh.


Vốn đầu tư tăng cường cơ sở vật chất theo chương trình mục tiêu quốc gia là
1 tỷ 9 trăm triệu đã hoàn thành các thủ tục duyệt và đi vốn vào năm học 2014-2015.

c. Công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên
Đội ngũ giáo viên trong năm học biên chế đến hiện tại là 113 giáo viên cơ
hữu. (đạt tỷ lệ bình quân 20 học sinh/ 1 giáo viên)
Nhu cầu về đào tạo nâng cấp đội ngũ là rất cần thiết tuy nhiên năm học qua
do điều kiện tài chính khó khăn, do nhiệm vụ giảng dạy phức tạp hơn nên việc thực
hiện các định hướng chiến lược về bồi dưỡng đội ngũ còn bị hạn chế. Để duy trì
mục tiêu chất lượng đào tạo từ đầu năm trường đã chủ yếu tập trung vào công tác tự
bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng tin học trong toàn thể đội ngũ giáo viên. Cử các
giáo viên tham gia các lớp học bồi dưỡng, ngắn hạn về dạy nghề do cơ quan cấp
trên tổ chức; có 05 giáo viên được đi học tập ngắn ngày ở Hàn quốc theo chương
trinh của Bộ Công thương, Nhà trường đã chủ động bồi dưỡng hoàn chỉnh cho 30
giáo viên về chuẩn Tin học và ngoại ngữ. Giáo viên đi học dài hạn tại thời điểm
hiện tại là 02đ/c học cao học, 02 đ/c học lý luận chính trị cao cấp;
IV. Kết luận
+ Đánh giá chung:
Năm học 2014 - 2015 được sự quan tâm của các cơ quan nhà nước mà trực
tiếp là Bộ Công thương, Tổng Cục dạy nghề, Sở Lao động thương binh xã hội Thái
Nguyên. Lãnh đạo nhà trường tin tưởng với sự đoàn kết, phấn đấu của tập thể
CBGVCNVC và học sinh nhà trường, Nhà trường sẽ hoàn thành tốt các chỉ tiêu
phấn đấu mà hội nghị CBCCVC năm 2015 đã đề ra. Bảo đảm duy trì sự nghiệp đào
tạo của Nhà trường ổn định và phát triển, tạo tiền đề thuận lợi thực hiện nhiệm vụ
chính trị của Nhà trường năm học 2015 – 2016 ngày càng phát triển
Vận dụng linh hoạt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong
việc đa dạng hoá loại hình đào tạo, mở rộng và mềm hoá quá trình đào tạo, mở rộng
liên doanh liên kết đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ, thúc đẩy đào tạo
phát triển; cải thiện đời sống cho CBGVCNV nhà trường.
Với những thành tích đạt tích đạt được, đề nghị Hội đồng thi đua Bộ khen
thưởng cho tập thể, cá nhân trong nhà trường.
+ Những bài học kinh nghiệm:
- Cụ thể hóa các giải pháp trong tuyển sinh. Trước mắt chuẩn bị tốt các điều

kiện triển khai tốt công tác tuyển sinh chỉ tiêu đặt hàng còn lại và triển khai tuyển
sinh năm học mới.
- Tăng cường quan hệ tốt với các trường, các trung tâm đào tạo TX các huyện
trong và ngoài tỉnh để tuyên truyền, tuyển sinh và liên kết đào tạo đáp ứng nhu cầu
xã hội hóa và phân luồng của chính phủ trong đào tạo.
- Tăng cường khai thác có hiệu quả vật tư trang bị hiện có nhằm giữ vững và
nâng cao chất lượng đào tạo. Tận dụng các nguồn thu; tăng cường tiết kiệm, chống
lãng phí tạo nguồn lực phục vụ đào tạo và ổn định đời sống công nhân viên chức.
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra đào tạo.


- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quy hoạch đội ngũ đặt biệt
giáo viên để có kế hoạch tuyển dụng và bồi dưỡng đủ về chuẩn theo thông tư 30 đặc
biệt là nâng cao kỹ năng nghề và kiến thức thực tế của giáo viên đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ đào tạo trong tình hình mới.
- Ban hành quy chế nội bộ quan tâm nội dung tiết kiệm trong tất cả các hoạt
động.
- Đẩy mạnh các phong trào thi đua đặc biệt là phong trào thi đua dạy tốt học
tốt trong nhà trường, tăng cường quản lý giáo dục học sinh nhằm thực hiện tốt chỉ
tiêu nhiệm vụ của năm học.
PHÇn II: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP NĂM 2016
I. Nhiệm vụ năm học 2015 – 2016.
1. Định hướng phát triển nhà trường:
Triển khai và thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhà trường
lần thứ XVIII với mục tiêu tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo, tập
trung nguồn lực, nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện. Tiếp thu, cải tiến nội dung,
kế hoạch chương trình đào tạo bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo nghề ở ba
cấp trình độ; đồng thời áp dụng chủ trương xã hội hóa giáo dục vào Nhà trường đáp
ứng yêu cầu về mở rộng nghành nghề đào tạo, đa dạng hóa loại hình và phương
pháp đào tạo, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng lao động cho Ngành Thép

Việt nam nói riêng và các doanh nghiệp của Bộ Công thương và của xã hội nói
chung.
2. Những nhiệm vụ chính về công tác đào tạo, bồi dưỡng năm học 2015-2016
Tăng cường đào tạo liên kết, đào tạo kết hợp lao động sản xuất, đáp ứng chỉ
tiêu đào tạo theo nhu cầu người học và của các doanh nghiệp nhằm tăng cường bổ
sung kinh phí và cơ sở vật chất cho đào tạo. Thực hiện tốt các hợp đồng đặt hàng đã
và đang thực hiện, phổi hợp tốt với các trung tâm GDTX ở Thái Nguyên và Hà tĩnh
để tổ chức tuyển sinh và đào tạo một cách hiệu quả, chất lượng.
II. Các chỉ tiêu cơ bản.
a. Tuyển sinh
Xác định công tác tuyển sinh có tầm quan trọng đặc biệt, phát triển địa bàn
tuyển sinh, duy trì tạo mối quan hệ với các sở lao động của các tỉnh, các trung tâm
đào tạo các địa phương tạo nguồn tuyển sinh để hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh cho
năm học 2015 - 2016.
Ngoài nghề truyền thống tiếp tục nghiên cứu triển khai các nghề mới. Triển
khai tốt chương trình đào tạo liên thông cho tất cả các nghề trong quy định cho
phép.
b. Chất lượng đào tạo.
Phấn đấu đảm bảo duy trì:
- Kết quả đào tạo thường xuyên:







Lý thuyết đạt yêu câu: 100%
. Trong đó khá giỏi > 25%
Thực hành (Mô đun) đạt yêu cầu 100%

Trong đó khá giỏi > 25%
Kết quả tốt nghiệp:
Đạt > 98% trong đó khá giỏi > 30%
Rèn luyện đạo đức: loai xuất sắc, tốt, khá > 75%, loại yếu, kém < 2%
c. Cơ sở vật chất
- Sắp xếp quy hoạch lại các phòng học của các nghề phù hợp theo phương pháp dạy
theo Môdun.
- Tăng cường bảo dưỡng bảo trì và khai thác tốt các trang thiết bị hiện có.
- Lập kế hoạch trình Bộ để triển khai đầu tư cho 4 nghề trọng điểm đã được phê
duyệt trong giai đoạn 1 vào năm 2015
d - Bồi dưỡng đội ngũ:
- Tiếp tục rà soát, khảo sát, quy hoạch, phân loại, bồi dưỡng đội ngũ đảm bảo đáp
ứng nhiệm vụ đào tạo từng bước đáp ứng chuẩn mới theo thông tư 30 của TCDN.
- Triển khai đánh giá kỹ năng nghề cho toàn thể giáo viên dạy nghề đặc biệt giáo
viên ở các nghề được đầu tư nghề trọng điểm.
- Có kế hoạch tuyển bổ xung thêm đội ngũ giáo viên trẻ cho một số nghề có số
lượng học sinh đông, các nghề được phê duyệt nghề trọng điểm.
đ – Công tác Chương trình giáo trình
- Rà soát hiệu chỉnh ban hành chương trình dạy nghề cho tất cả các nghề trong
trường.
- Tiết tục xây dựng các đề cương bài giảng, trên cơ sở các giáo trình TCDN đã ban
hành chung cho các trường như Điện CN, Hàn, Cắt gọt, CN Ô tô vào quá trình
giảng dạy. Triển khai biên soạn hiệu chỉnh đề cương giảng dạy cho 100% số mô
đun, môn học các nghề LT, LG, Cán kéo.
e - Thi đua
- Phấn đấu 100% giáo viên tham gia hội thi GVG đạt yêu cầu, 100% học sinh thi
HSG các cấp đạt yêu cầu 30% đạt xuất sắc.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động phong trào của khối Các trường Cao đẳng và
Trung cấp số 2 và đạt kết quả tốt.
III. Các giải pháp thực hiện:

1- Tiếp tục phổ biến quán triệt sâu sắc đến toàn thể đội ngũ CBGVCNV và học sinh
nhà trường về định hướng phát triển nhà trường trước mắt và lâu dài, những chỉ
tiêu nhiệm vụ năm học 2015 – 2016. Động viên đoàn kết lực lượng, khắc phục
những khó khăn phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.
2- Cụ thể hóa các giải pháp trong tuyển sinh. Trước mắt chuẩn bị tốt các điều kiện
triển khai tốt công tác tuyển sinh theo chỉ tiêu của năm học 2015 -2016 đặc biệt
quan tâm các chỉ tiêu đào tạo nhân lực cho Tỉnh Thái Nguyên và Hà Tĩnh, Tích cực
liên kết với các trung tâm GDTX trong và ngoài tỉnh để tuyển sinh hệ trung cấp
nghề theo chủ trương phân luồng của chính phủ.


3- Công tác kế hoạch đào tạo được triển khai cụ thể theo chương trình đã được phê
duyệt, về tiến độ phải sử lý linh hoạt đảm bảo nội dung và chất lượng đề ra.
4- Chuẩn hóa các thủ tục trong nghiệp vụ đào tạo, tăng cường công tác thanh kiểm
tra đào tạo.
5- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quy hoạch đội ngũ đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ đào tạo trong tình hình mới. Tiếp tục rà soát biên chế để xắp sếp theo định
hướng vị trí việc làm với mục đích hiệu quả chất lượng, ban hành quy chế nội bộ
quan tâm nội dung tiết kiệm trong tất cả các hoạt động, cơ chế tiền lương theo
nhiệm vụ.
6- Đẩy mạnh các phong trào thi đua đặc biệt là phong trào thi đua dạy tốt học tốt
trong nhà trường, tăng cường quản lý giáo dục học sinh nhằm thực hiện tốt chỉ tiêu
nhiệm vụ của năm học.
Trên đây là báo cáo tổng kết thi đua năm học 2014 – 2015 và phương hướng
năm học 2015 – 2016 của Trường Cao đẳng nghề CĐ – LK Thái nguyên
Kính mong nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo của: Ủy ban nhân
Tỉnh; Sở lao động thương binh xã hội; các sở ban nghành trong tỉnh; khối thi đua
các trường Cao đẳng và trung học số 2, trong các hoạt động của Nhà Trường để nhà
trường ổn định, phát triển và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.
Xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

- Khối các trường TH,CĐ số 2;
- Giám hiệu, Công đoàn, Thanh niên;
- Lưu VT, Đào tạo.

ThS. Trần Văn Sơn



×