Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại việt nam tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.25 KB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

MAI THỊ PHƯƠNG THÙY

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI
RỦI RO MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9340201
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Trần Hoàng Ngân

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Mai Thị Phương Thùy (2018), “Tác động của chính sách tiền tệ đến tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, tháng 11/2018
2. Mai Thị Phương Thùy (2018), “Rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và sự mất
khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại”, Tạp chí Tài chính, tháng
11/2018
3. Mai Thị Phương Thùy (2018), “Tác động của quy mô hội đồng quản trị đến
mức chấp nhận rủi ro của các công ty cổ phần tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính,
tháng 6/2018
4. Mai Thị Phương Thùy, Trương Nguyễn Tường Vy (2018), “Tác động của quản


trị doanh nghiệp đến cấu trúc vốn công ty”, Tạp chí Tài chính, tháng 7/2018
5. Mai Thị Phương Thùy, Bùi Thị Điệp (2018), “Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro
thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính,
tháng 5/2018
6. Mai Thị Phương Thùy (2015), “Ảnh hưởng của các cú sốc kinh tế vĩ mô đến nợ
xấu ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, tháng 8/2015.

.


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Lý do chọn đề tài
Rủi ro mất khả năng thanh toán là một trong những rủi ro được đề cập trong
giai đoạn gần đây đặc biệt khi các cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu nói chung
và từng khu vực nói riêng liên tiếp xảy ra. Các nghiên cứu của Laetitia, Strobel và
Frank (2013), Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) cho thấy rủi ro mất khả năng
thanh toán giữ một vị trí quan trọng trong các loại rủi ro do có liên quan đến sự tồn
tại của một ngân hàng và đôi khi là cả hệ thống tài chính của một quốc gia. Trong đó
vấn đề đảm bảo khả năng thanh toán rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của các ngân hàng. Khả năng thanh toán dưới góc độ ngân hàng được hiểu là khả
năng đáp ứng tức thời nhu cầu rút tiền của khách hàng tại mọi thời điểm phát sinh.
Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán sẽ khiến cho nền kinh tế rơi vào ảm đạm.
Thực tế điều này đã được kiểm chứng qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm
2007 – 2008 vừa qua, rủi ro của các khoản tín dụng dưới chuẩn kéo theo tình trạng
mất khả năng thanh toán và phá sản của những tập đoàn, công ty lớn trong ngành
ngân hàng như Lehman Brothers, Merrill Lynch đã đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy
thoái.
Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất
khả năng thanh toán ngân hàng cho thấy nhiều kết quả khác nhau. Vì vậy, sự thay đổi
rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng trước các cú sốc chính sách tiền tệ như

thế nào vẫn là một câu hỏi quan trọng cần được lấp đầy. Xuất phát từ những lý do đó,
tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng
thanh toán tại các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ.
1.2 Khe hở nghiên cứu
Các nghiên cứu trước đây còn tồn tại khoảng trống nghiên cứu là:
Thứ nhất: Các nghiên cứu trước đây trên thế giới về tác động của chính sách
tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM theo các khía cạnh khác nhau,
do đó cho thấy kết quả nhiều chiều theo nhiều kênh truyền dẫn khác nhau.


Mặt khác, nghiên cứu về tác động này tại các NHTM Việt Nam chỉ nhận được
sự quan tâm hạn chế, chưa có công bố nào trong nước được tác giả tìm ra.
Thứ hai: Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan cho thấy, lãi suất cơ
bản là công cụ chính sách chính đại diện cho biến chính sách tiền tệ được sử dụng
của NHTW trong các mẫu nghiên cứu và đánh giá tác động của công cụ này tới rủi
ro mất khả năng thanh toán của NHTM, do đó các nghiên cứu chưa phân biệt rõ hiệu
quả của từng công cụ chính sách tiền tệ. Trong khi ở Việt Nam, hỗn hợp một số công
cụ phi lãi suất thường được sử dụng để bổ sung hoặc thậm chí là thay thế chính sách
tiền tệ dựa trên lãi suất.
Thứ ba: Các tài liệu trước đây chủ yếu nghiên cứu một số đặc điểm riêng của
các ngân hàng như quy mô và cấu trúc vốn, khả năng vốn hóa đối với ảnh hưởng của
chính sách tiền tệ đối với rủi ro ngân hàng, còn điều kiện kinh tế vĩ mô, chất lượng
thể chế và tính minh bạch của chính sách ảnh hưởng đến kênh này vẫn còn hạn chế.
Chưa có nghiên cứu đồng thời kiểm tra tác động của đặc điểm cá nhân của các ngân
hàng, như quy mô và cấu trúc vốn, khả năng vốn hóa, thành phần thu nhập và nguồn
vốn… và các yếu tố đặc trưng của nền kinh tế như: tốc độ phát triển kinh tế, tỷ lệ lạm
phát, chất lượng thể chế hay sự minh bạch của chính sách đối với tác động này.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá tác động của chính sách tiền tệ
đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại Việt Nam dưới ảnh

hưởng của chất lượng thể chế.
Để đạt được mục tiêu tổng quát, nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể như sau:
-

Đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM Việt Nam

-

Kiểm tra tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán
của NHTM Việt Nam

-

Kiểm tra tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán
của các NHTM Việt Nam dưới ảnh hưởng của chất lượng thể chế.


-

Đưa ra các giải pháp cho NHNN Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ hiệu
quả giúp cho các NHTM Việt Nam hạn chế rủi ro mất khả năng thanh toán

1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
-

Mức độ rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM Việt Nam trong thời gian
qua như thế nào?

-


Tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM
Việt Nam như thế nào?

-

Khi chất lượng thể chế thay đổi, tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất
khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam thay đổi như thế nào?

-

Nhằm điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả và hạn chế rủi ro mất khả năng
thanh toán, cần thực hiện những giải pháp nào và NHNN cần điều chỉnh chính
sách tiền tệ như thế nào?

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng
thanh toán của NHTM.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân đối cho 30 NH
TMCP tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017.
1.6. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cho 30 NH TMCP tại Việt Nam trong giai
đoạn 2008-2017.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, mô tả.
Phương pháp so sánh, đối chiếu.


Phương pháp phân tích và tổng hợp.

Phương pháp ước lượng. nghiên cứu này thực hiện hồi quy các mô hình bằng
phương pháp System GMM– SGMM của Arellano & Bond (1991).
1.7. Ý nghĩa nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành đo lường và đánh giá chính sách tiền
tệ tác động như thế nào đến mức độ rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM
Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017. Thêm vào đó, điều tra các yếu tố điều chỉnh tác
động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán ngân hàng như: các
yếu tố đặc trưng của ngân hàng, điều kiện kinh tế vĩ mô, chất lượng thể chế và tính
minh bạch của chính sách... Nghiên cứu có các đóng góp cụ thể:
Về mặt lý thuyết: kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết
về rủi ro mất khả năng thanh toán, chính sách tiền tệ, tác động của chính sách tiền tệ
đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM. Ngoài ra, nghiên cứu cung cấp một
cái nhìn hệ thống và tổng quan các bằng chứng thực nghiệm từ trước đến nay trên thế
giới về tác động này trong điều kiện ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng của ngân
hàng, đặc điểm của nền kinh tế.
Về mặt thực tiễn:
Một là, Nghiên cứu này đóng góp một bằng chứng thực nghiệm quan trọng
cho thấy khi NHNN Việt Nam thực thi chính sách tiền tệ mở rộng góp phần làm giảm
rủi ro mất khả năng thanh toán của khu vực NHTM.
Hai là, Khi chất lượng thể chế tăng lên, NHNN thực thi chính sách tiền tệ mở
rộng làm rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM được giảm xuống nhiều hơn
Ba là, Việc xác định tác động của chính sách tiền tệ đối với rủi ro mất khả
năng thanh toán ngân hàng dưới ảnh hưởng của chất lượng thể chế đóng vai trò quan
trọng trong việc đưa ra các gợi ý chính sách cho các nhà quản lý và điều hành chính
sách tiền tệ.


1.8. Kết cấu nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biểu,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 5 chương cụ thể như

sau:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về tác động của chính
sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại
Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ
TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TỚI RỦI RO MẤT KHẢ NĂNG
THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Lý luận về chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương
2.1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ
Tóm lại, chính sách tiền tệ là một bộ phận trong tổng thể hệ thống chính sách
kinh tế của Nhà nước để thực hiện việc quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế nhằm đạt
được những mục tiêu kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Chính sách tiền
tệ có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa thông thường. Theo nghĩa rộng thì chính
sách tiền tệ là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế quốc
dân nhằm tác động đến bốn mục tiêu lớn của kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó đạt mục tiêu
cơ bản là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hóa.
Theo nghĩa thông thường là chính sách quan tâm đến khối lượng tiền cung ứng tăng
thêm trong thời kì tới (thường là một năm) phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế dự
kiến và chỉ số lạm phát nếu có, tất nhiên cũng nhằm ổn định tiền tệ và ổn định giá cả
hàng hóa.
2.1.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Trong việc thiết kế các mục tiêu chính sách, các nhà hoạch định chính sách
xây dựng thành nhiều cấp mục tiêu khác nhau, bao gồm mục tiêu cuối cùng, mục tiêu
trung gian, và mục tiêu hoạt động. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ chẳng
hạn như sản lượng, lạm phát hay công ăn việc làm. Để đạt được mục tiêu này, các

nhà hoạch định sẽ thiết kế ra các mục tiêu trung gian chẳng hạn như mục tiêu cung
tiền hay mục tiêu lãi suất. Nhưng trước đó, để tiến đến mục tiêu trung gian cần xây
dựng nên các mục tiêu hoạt động. Để thiết kế được mục tiêu hoạt động, đòi hỏi ngân
hàng trung ương cần phải có các công cụ chính sách tương ứng. Các mục tiêu này
của chính sách tiền tệ được trình bày cụ thể như sau:
2.1.2.1Mục tiêu cuối cùng


Mục tiêu cuối cùng bao gồm: ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá
hối đoái, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính, tăng trưởng kinh tế, giảm tỷ lệ
thất nghiệp
2.1.2.2 Mục tiêu trung gian
Các chỉ tiêu thường được sử dụng làm mục tiêu trung gian là tổng khối lượng
tiền cung ứng (M1, M2 hay M3) hoặc mức lãi suất thị trường (ngắn và dài hạn).
2.1.2.3 Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu hoạt động là các chỉ tiêu có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của
công cụ CSTT. Các chỉ tiêu này bao gồm: tổng dự trữ hoặc cơ số tiền tệ, lãi suất ngắn
hạn trên thị trường liên ngân hàng, hoặc lãi suất tín phiếu kho bạc.
2.1.3. Các công cụ của chính sách tiền tệ
Theo Mishkin (2013), các NHNN quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện
CSTT quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp
vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác
2.1.4. Kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ
Theo Chatelain và cộng sự (2002); Mishkin (2009), Cecchetti (1999), Ganev
và cộng sự (2002), CSTT có thể tác động tới nền kinh tế thông qua bốn kênh truyền
tải chính: kênh lãi suất, kênh tín dụng, kênh tỷ giá hối đoái và kênh tài sản, cụ thể như
sau:
2.1.5. Tính hiệu quả của chính sách tiền tệ
Cùng với chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ là hai công cụ chính để các
nhà hoạch định chính sách thực hiện các mục tiêu vĩ mô. Và để đo lường tính hiệu

quả và hữu ích của chính sách tài khóa và tiền tệ tới hoạt động kinh tế, các nhà nghiên
cứu kinh tế thường sử dụng mô hình IS – LM


2.2. Lý thuyết về rủi ro mất khả năng thanh toán tại NHTM
2.2.1. Khái niệm rủi ro mất khả năng thanh toán tại NHTM
 Khả năng thanh toán của NHTM
Khả năng thanh toán đã trở thành một vấn đề cấp thiết trong thực tiễn đối với
hệ thống ngân hàng. Ở khía cạnh học thuật, khái niệm về khả năng thanh toán được
đề cập trong các nghiên cứu, như:
BIS (2009) định nghĩa khả năng thanh toán của NHTM là một khái niệm
chuyên ngành về khả năng của ngân hàng vừa có thể tăng thêm tài sản vừa đáp ứng
các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không bị những thiệt hại quá mức cho phép.
Theo Duttweiler (2009) khả năng thanh toán của NHTM là khả năng ngân
hàng đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt
động kinh doanh như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, và các giao dịch tài chính
khác.
Tóm lại, khả năng thanh toán của NHTM là khả năng tiếp cận các khoản tài
sản có thể dùng để chi trả với chi phí vốn hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh.
Nhiệm vụ duy trì khả năng thanh toán đầy đủ là một trong những công việc, tiêu chí
hàng đầu của mỗi ngân hàng, đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển vốn
kinh doanh, và thông qua đó ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của
NHTM. Có thể nói, khả năng thanh toán là vấn đề rất nhạy cảm trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Một ngân hàng bị mất khả năng thanh toán sẽ nhanh chóng đi
tới bờ vực phá sản và ảnh hưởng tới tính ổn định của toàn bộ hệ thống.
 Rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM
Theo Lastra và Schiffman (1999), rủi ro mất khả năng thanh toán là tình trạng
mất khả năng thanh toán, có thể được định nghĩa bằng hai cách. Thứ nhất, đó là sự
thất bại trong việc hoàn trả những nghĩa vụ tài chính khi đến hạn. Thứ hai, đó là tình
trạng khoản mục nợ phải trả vượt quá tài sản trên bảng cân đối kế toán. Như vậy có

thể hiểu rằng rủi ro mất khả năng thanh toán là một biến cố bất ngờ xảy ra khi một cá
nhân hoặc một tổ chức không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình đối với bên


cho vay khi đến hạn thanh toán. Rủi ro này thường có thể dẫn đến việc phá sản của
tổ chức.
2.2.2. Đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán tại NHTM
Các nhà nghiên cứu thường sử dụng chỉ số Z theo đề xuất của Mohamed
Aymen Ben Moussa (2015) cụ thể:
𝑍 − 𝑐𝑜𝑟𝑒 =

(𝑅𝑂𝐴𝑖,𝑡 ) + 𝐸𝐴𝑖,𝑡 )
𝜎(𝑅𝑂𝐴𝑖,𝑡 )

Trong đó:
ROAi,t : đại diện cho tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân của ngân hàng
i trong năm t
EAi,t : biểu thị tỷ lệ vốn chủ sở hữu bình quân trên tổng tài sản bình quân của
ngân hàng i trong năm t
𝜎(ROAi,t) : độ lệch chuẩn của ROA của ngân hàng i trong năm t
2.2.3. Ảnh hưởng của rủi ro mất khả năng thanh toán
Rủi ro mất khả năng thanh toán là một trong những rủi ro khá hiếm khi xảy ra
nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng. Rủi ro này xuất
hiện đồng nghĩa với việc ngân hàng đang rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính và nếu
không có biện pháp kịp thời, khả năng dẫn đến sự phá sản của ngân hàng là rất cao.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa có qui định thật sự rõ ràng và cụ thể về việc phá sản
ngân hàng nên hầu hết các ngân hàng Việt Nam khi rơi vào tình trạng mất khả năng
thanh toán trong thời gian dài thường sẽ đi đến việc hợp nhất, sáp nhập với các ngân
hàng khác. Rủi ro mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của
bản thân ngân hàng, mà còn có thể ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính của một quốc

gia. Thông thường, các ngân hàng lớn sẽ được giúp đỡ bởi ngân hàng trung ương,
điển hình như các trường hợp ngân hàng bị mất khả năng thanh toán do tin đồn. Tuy
nhiên, cũng chính hành động này có thể sẽ khiến ngân hàng trung ương phải đối mặt


với vấn đề thay đổi chính sách tiền tệ hiện tại, sao cho vừa có thể điều tiết nền kinh
tế vĩ mô, vừa có thể đưa ngân hàng thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán
2.3. Tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của
NHTM
Các nghiên cứu trước đây tập trung vào hai nhóm tác động chính của chính
sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại: Hướng
thứ nhất là chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của
NHTM. Hướng thứ hai đề cập đến chính sách tiền tệ mở rộng làm giảm rủi ro mất
khả năng thanh toán của NHTM
2.3.1 Chính sách tiền tệ mở rộng làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của
NHTM
Thứ nhất, Chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng giá trị tài sản trong đó có tài
sản thế chấp và thu nhập của các ngân hàng, do đó nâng cao năng lực chịu đựng rủi
ro của các ngân hàng, hay làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM.
Thứ hai, Việc giảm lãi suất có thể làm tăng lợi nhuận ngân hàng, do đó dẫn
đến giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng. Agur và Demertzis
(2012) cho rằng chính sách tiền tệ mở rộng có thể sẽ có hai hiệu ứng bù đắp về rủi ro
ngân hàng: thứ nhất, lãi suất thấp hơn cũng có thể làm giảm nguy cơ vỡ nợ của người
đi vay vì chi phí tài chính giảm và sản lượng của họ tăng lên, thứ hai, lãi suất thấp có
thể làm tăng lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng.
2.3.2 Chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của
NHTM
Tác động của các công cụ chính sách tiền tệ làm tăng rủi ro mất khả năng thanh
toán ngân hàng thông qua một số kênh như sau:
Thứ nhất, lãi suất giảm khi ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ

mở rộng ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng tiền gửi, các ngân hàng gặp khó khăn
trong việc huy động nguồn vốn kinh doanh và khả năng chịu rủi ro giảm.


Thứ hai, khi chính sách tiền tệ mở rộng, các ngân hàng có thể nới lỏng các
tiêu chuẩn cho vay và tăng tín dụng cho các khách hàng có nguy cơ cao hơn khi chính
sách tiền tệ được dỡ bỏ và có sự bùng nổ về rủi ro tín dụng.
Thứ ba, việc giảm lãi suất sẽ làm tăng đòn bẩy và rủi ro mất khả năng thanh
toán của ngân hàng.
2.4 Thể chế và ảnh hưởng của chất lượng thể chế lên tác động của chính sách
tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM
2.4.1 Thể chế và chất lượng thể chế
 Khái niệm thể chế
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có thể trình độ phát triển khác nhau, song đều
được vận hành bởi sự chi phối trực tiếp hay gián tiếp của thể chế. Cho đến hiện nay
đã và đang có sự ghi nhận rộng rãi về vai trò của thể chế đối với sự phát triển nói
chung, tăng trưởng phát triển kinh tế nói riêng, song vẫn chưa có sự thống nhất chung
về lý luận thể chế và hiện tồn tại những quan niệm khác nhau về thể chế.
Theo quan niệm của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):Thể chế có thể được
hiểu là cái tạo thành khung khổ trật tự cho các quan hệ của con người, định vị cơ chế
thực thi và giới hạn của các quan hệ giữa các bên tham gia tương tác; là ý chí chung
của cộng đồng xã hội trong việc xác lập trật tự, những quy tắc, những ràng buộc và
các chuẩn mực, giá trị chung được mọi người chia sẻ… Như vậy, thể chế hiểu theo
nghĩa trên là những nguyên tắc (không phân biệt hình thức của nguyên tắc) về cách
cư xử trong xã hội, được hình thành từ thực tiễn trong các phạm vi quan hệ của con
người, được xã hội chấp nhận và chỉ dẫn cho mối quan hệ qua lại của con người. Đây
có thế coi là một khái niệm chung nhất về thể chế.
Nghiên cứu của Simon Anholt, Dung (2008) cho rằng, thể chế bao gồm ba yếu
tố: luật pháp, bộ máy nhà nước, phương thức điều hành đất nước. Giá trị phổ biến về
thể chế của những nước phát triển thuộc OECD (được xem như là những nước có

thương hiệu quốc gia tốt nhất) là dân chủ, tam quyền phân lập, kinh tế thị trường, hội


nhập quốc tế...Những giá trị này có tính bền vững vì dù ở những nước này đã nổ ra
hàng chục cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng không những đã không phá hủy
những giá trị bền vững ấy mà còn làm cho những giá trị phổ biến ấy ngày càng hoàn
thiện hơn.
Theo Douglass North (1993), thể chế là những ràng buộc mà con người tạo ra
để định hướng cho những tương tác giữa người với người. Hoặc nói một cách khác,
thể chế là những “luật chơi trong một xã hội”. Nếu chúng làm tốt thì sẽ khích lệ con
người hành động theo hướng tạo ra những kết quả tốt đẹp, và ngược lại. Những “luật
chơi” này bao gồm những thể chế chính thức (chẳng hạn như luật pháp, quyền sở
hữu, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước) và những thể chế phi chính thức (chẳng
hạn như những tục lệ, truyền thống, và chuẩn mực ứng xử trong xã hội). North cho
rằng những thể chế không chính thức cũng rất quan trọng, chúng có ảnh hưởng đối
với sự thành công hay thất bại của những thể chế chính thức. Thí dụ, cho dù nhiều
đạo luật tốt được ban hành nhưng nếu thiếu vắng tinh thần thượng tôn pháp luật thì
hiệu quả của chúng chẳng là bao.
 Chất lượng thể chế
Schneider (1999) định nghĩa chất lượng thể chế công như là việc thi hành thẩm
quyền hoặc kiểm soát để quản lý hoạt động và tài nguyên của một quốc gia. Có nhiều
tiêu chí đánh giá chất lượng thể chế. Theo World Bank, có 6 tiêu chí được áp dụng
để đánh giá chất lượng thể chế: tiếng nói của người dân và trách nhiệm giải trình của
chính quyền; ổn định chính trị; hiệu quả của chính quyền; chất lượng thực thi chính
sách; tuân thủ luật pháp, nhà nước pháp quyền, khả năng kiểm soát tham nhũng
Một thể chế được xem là có chất lượng “tốt” nếu nó làm giảm chi phí giao
dịch và có chế tài hạn chế được xung đột.


2.4.2 Ảnh hưởng của chất lượng thể chế lên tác động của chính sách tiền tệ đến

rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM
Thứ nhất, chất lượng thể chế đóng vai trò quan trọng trong chi phí giao dịch,
là chi phí để có thông tin.
Thứ hai, ngày nay, những luật lệ chính thức, và các quyền sở hữu rõ ràng ảnh
hưởng tới các hoạt động kinh tế. Nhưng ngay cả trong các nền kinh tế phát triển nhất,
các luật lệ chính thức chỉ chiếm một phần rất nhỏ của tổng hợp các ràng buộc hình
thành nên những lựa chọn. Sự tương tác hàng ngày của các chủ thể trong gia đình,
ngoài xã hội, trong các giao dịch kinh tế, chịu ảnh hưởng lớn từ những quy tắc đạo
đức, những quy tắc ứng xử và tục lệ. Những ràng buộc không chính thức quy định
cách mà các cá nhân xử lý và sử dụng thông tin. Ý nghĩ, ý thức hệ, và ngay cả lòng
cuồng tín tôn giáo cũng giữ vai trò quan trọng trong việc đình hình xã hội. Chất lượng
thể chế có vai trò quyết định đến sự hình thành và hoạt động của cơ chế, chính sách
và cơ chế điều hành và hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có các tác
động của chính sách tiền tệ.
2.5. Lược khảo các nghiên cứu liên quan
Thứ nhất: các nghiên cứu chỉ ra chính sách tiền tệ trực tiếp tác động tới rủi ro
mất khả năng thanh toán thông qua lợi nhuận, dòng tiền... của ngân hàng, bao gồm
các nghiên cứu của Gambacorta L (2009); Altunbas và ctg (2009); De Nicolo và ctg
(2010); cũng như Delis & Kouretas (2011); Agur và Demertzis (2011); Delis,
Manthos D. and Hasan (2012); Paul Gaggl và Maria T. Valderrama (2014); Minghua
Chen và cộng sự (2017)
Thứ hai, một hướng nghiên cứu khác các nghiên cứu chỉ ra chính sách tiền tệ
trực tiếp tác động tới rủi ro tín dụng của NHTM và do đó gián tiếp làm gia tăng rủi
ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng. Các nghiên cứu này bao gồm nghiên
cứu của Kashyap và Stein (1995); Jiménez và cộng sự (2009); , Gambacorta và
Marques-Ibanez (2011); Angeloni và cộng sự (2015),


Thứ ba là vấn đề tác động của chính sách tiền tệ tới rủi ro mất khả năng thanh
toán của NHTM có thể bị thay đổi dưới ảnh hưởng của các yếu tố khác như: khách

hàng, thể chế,... Các nghiên cứu này bao gồm nghiên cứu của Crowe and Meade
(2008); Bekaert và cộng sự (2013); Papadamou và cộng sự (2014); Dincer và
Eichenengreen (2014); Dell'Ariccia và cộng sự (2014); Drakos và cộng sự (2016)
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Quy trình nghiên cứu
3.1.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Chính sách tiền tệ mở rộng có thể làm giảm rủi ro mất khả
năng thanh toán của ngân hàng.
Giả thuyết H2: Tăng trưởng tín dụng có thể làm tăng rủi ro mất khả năng
thanh toán của ngân hàng
Giả thuyết H3: Tỷ lệ dự trữ ngoại hối gia tăng có thể làm giảm rủi ro mất khả
năng thanh toán của ngân hàng
Giả thuyết H4: Tăng trưởng cung tiền M2 gia tăng có thể làm giảm rủi ro mất
khả năng thanh toán của ngân hàng
Giả thuyết H5: Khi mức độ cạnh tranh trên thị trường ngân hàng gia tăng sẽ
làm tăng rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng.
Giả thuyết H6: Đa dạng hoá thu nhập gia tăng sẽ có tác động làm tăng rủi ro
mất khả năng thanh toán của ngân hàng.
Giả thuyết H7: Tốc độ tăng trưởng kinh tế gia tăng sẽ có tác động làm giảm
rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng.
Giả thuyết H8: Lạm phát của nền kinh tế gia tăng sẽ có tác động làm tăng rủi
ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng.


Giả thuyết H9 : Chất lượng thể chế tốt sẽ làm gia tăng ảnh hưởng của chính
sách tiền tệ lên rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng.
3.1.3. Mô hình nghiên cứu
Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên nghiên cứu của Minghua Chen
và cộng sự (2017), như sau:

Riski,t = 𝛽0 + 𝛽1 Risk (i, t − 1) + 𝛽2 MPt + 𝛽3 CR t + 𝛽4 FXIt +𝛽5 INFt +𝛽6 LERNER i,t
+𝛽7 INC𝑖,𝑡 +𝛽8 GRO𝑡 + 𝛽9 𝑆𝑀𝑡 +𝑓𝑖 + εi,t (1)
Nhằm xem xét tác động của chính sách tiền tệ đến rủi ro mất khả năng thanh
toán của NHTM trong điều kiện thay đổi về chất lượng thể chế và trả lời cho câu hỏi
nghiên cứu số 2, nghiên cứu xem xét bổ sung biến tích trong mô hình (2) dưới đây:
Riski,t = 𝛽0 + 𝛽1 Risk (i, t − 1)

+ 𝛽2 MPt ∗ 𝐼𝑁𝑆𝑡 + 𝛽3 CR t + 𝛽4 FXIt

+𝛽5 INFt

+𝛽6 LERNER i,t +𝛽7 INC𝑖,𝑡 +𝛽8 GRO𝑡 + 𝛽9 𝑆𝑀𝑡 +𝑓𝑖 + εi,t (2)
Trong đó:
Riski,t: Rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM i năm t
Risk (i, t − 1) : Rủi ro mất khả năng thanh toán của NHTM i năm t-1
MPt : Chính sách tiền tệ của Việt Nam năm t bao gồm: lãi suất tái chiếu khấu (MP-I1)
và lãi suất tái cấp vốn (MP-I2)
CR t : tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nền kinh tế Việt Nam năm t
FXIt : Tỷ lệ tăng trưởng dự trữ ngoại hối của Việt Nam năm t
INFt : Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm t
GROt : Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm t
INCi,t : Đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng i năm t
LERNER i,t : Mức độ cạnh tranh của NHTM i năm t


SM t : Tăng trưởng cung tiền M2 của Việt Nam năm t
INS t : Chất lượng thể chế của Việt Nam năm t
𝑓𝑖 : yếu tố cố định của ngân hàng i theo từng giai đoạn thời gian
εi,t : sai số của mô hình (1)
Mô tả các biến được liệt kê chi tiết như sau:

Bảng 3.1: Giải thích các biến trong mô hình
Tên
biến

Ký hiệu

Công thức tính/nguồn dữ liệu

Kỳ
vọng
dấu

Biến phụ thuộc
Rủi ro
(𝑅𝑂𝐴𝑖,𝑡 ) + 𝐸𝐴𝑖,𝑡 )
𝜎(𝑅𝑂𝐴𝑖,𝑡 )

mất
khả
Riski,t

năng
thanh

𝑍𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒

𝜎(ROAi,t) được tính bằng độ lệch chuẩn
của lợi nhuận trên tổng tài sản bình

toán


quân trong một thời kỳ 3 năm, thường

của

lấy t đến t-3

NHTM
Biến độc lập
Biến
độ trễ
của
Riski,t-1

Rủi ro
mất
khả
năng

L1.𝑍𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒

+


thanh
toán
của
NHTM
𝟏


Chính sách tiền tệ
Lãi
suất tái
chiết

MP_Δi1

𝐿𝑆 𝑡á𝑖 𝑐ℎ𝑖ế𝑡 𝑘ℎấ𝑢𝑡

-

MP_ Δi2

𝐿𝑆 𝑡á𝑖 𝑐ấ𝑝 𝑣ố𝑛𝑡

-

khấu
Lãi
suất tái
cấp
vốn
𝟐

Chính sách tiền tệ bổ sung
𝑇í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑡 − 𝑇í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔𝑡−1
𝑇í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔𝑡−1

Tăng
trưởng

tín
dụng

𝑇í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑡 : là doanh số cho vay năm t
Δ𝐶𝑅𝑡

nền

𝑇í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑡−1 : là doanh số cho vay năm

-

t-1

kinh tế
Tăng
trưởng
dự trữ
ngoại
hối

FXI𝑡

Dự trữ ngoại hối t - Dự trữ ngoại hốit-1
Dự trữ ngoại hốit-1

+


Tăng

trưởng
cung

Cung tiền M2 t - Cung tiền M2t-1
Cung tiền M2t-1

𝑆𝑀𝑡

tiền

+

M2
𝟑

Đặc thù của từng NHTM
Cạnh
tranh
thị

Lerner =

LERNER

Pi,t −MCi,t
Pi,t

-

trường

Đa
dạng
hoá thu

INC

thu nhập ngoài lãi
tổng thu nhập hoạt động

-

GDPt − GDPt−1
GDPt−1

+

nhập
𝟒

Điều kiện kinh tế vĩ mô
Tốc độ
tăng
trưởng

GRO

của
GDP
CPIt − CPIt−1
CPIt−1


Tỷ lệ
lạm

INF

CPIt : chỉ số giá tiêu dùng năm t

phát
CPIt−1 : chỉ số giá tiêu dùng năm t-1

-


Chất
5

lượng

INS

thể chế

=(INS1+ INS2+ INS3+ INS4+ INS5+
INS1)/6

MP_Δi1 x INS

-


MP_Δi2 x INS

-

Δ𝐶𝑅𝑡 x INS

-

FXI𝑡 x INS

+

𝑆𝑀𝑡 x INS

+

Biến tương tác giữa chất
lượng thể chế và chính
sách tiền tệ

Tiếng
nói và
trách
nhiệm

INS1

Worldwide Governance Indicators - WGI

INS2


Worldwide Governance Indicators - WGI

giải
trình
Ổn
định
chính
trị và
không
có bạo
lực


Hiệu
quả
của

INS3

Worldwide Governance Indicators – WGI

INS4

Worldwide Governance Indicators – WGI

INS5

Worldwide Governance Indicators – WGI


INS6

Worldwide Governance Indicators – WGI

chính
phủ
Chất
lượng
các
quy
định
Nhà
nước
pháp
quyền
Kiểm
soát
tham
nhũng
Nguồn: nghiên cứu của tác giả
3.1.4. Phương pháp ước lượng
Sử dụng phương pháp SGMM
Các kiểm định độ tin cậy của mô hình bao gồm: kiểm định sự tự tương quan
của phần dư, kiểm tra tính phù hợp của mô hình và các biến đại diện thông qua kiểm
định F, kiểm định Sargan/Hansen
3.2. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cho 30 NH TMCP tại Việt Nam trong giai
đoạn 2008-2017.



CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng tình hình kinh tế Việt Nam và điều hành chính sách tiền tệ của
NHNN Việt Nam
4.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và tương quan giữa các biến
Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả
Biến quan Số quan Giá trị trung
Sai số
sát
sát
bình
chuẩn
ZSCORE
300
23.98102
11.48096

Giá trị nhỏ
Giá trị lớn
nhất
nhất
1.32173
62.19548

MP_I1

300

.0660692

.0255972


.04375

.1183333

MP_I2

300

.0854233

.024424

.06375

.1333333

CR

300

.1962818

.0859924

.0885

.3753

FXI


300

1.036094

.0333158

.9913957

1.09083

INF

300

.08424

.0690287

.0063

.2297

SM

300

.20431

.0542346


.12

.298

INC

300

.0176324

.0299349

.0005517

.3610977

GRO

300

.0600761

.0052783

.0524737

.0681

LERNER


300

.296084
.0839612 .0214135
.608538
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0

 Ma trận hệ số tương quan
Bảng 4.4: Ma trận hệ số tương quan
ZSCORE

MP_I1

MP_I2

CR

FXI

INF

SM

ZSCORE

1.0000

MP_I1


0.1203

1.0000

MP_I2

0.1222

0.9993

1.0000

CR

0.1430

-0.2086

-0.2082

1.0000

FXI

0.1461

0.4627

0.4488


0.4813

1.0000

INF

0.1978

0.8018

0.7976

0.1905

0.7298

1.0000

SM

0.0989

-0.1787

-0.1552

0.5685

0.0095


0.0182

1.0000

INC

0.0208

-0.0653

-0.0648

-0.0955

-0.1047

-0.0958

-0.0252

INC

1.0000

GRO

LERNER INS


GRO


-0.1095

-0.3343

-0.3555

0.0328

0.0562

-0.2153

-0.4937

0.0116

1.0000

LERNER

0.1612

0.1462

0.1485

0.5026

0.4026


0.3208

0.3448

-0.1788

-0.1120

1.0000

INS

0.1925

0.4753

0.4744

0.7025

0.5432

0.6008

0.3699

-0.1151

-0.2282


0.5134

1.0000

Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0
4.3. Kết quả ước lượng mô hình:
4.3.1. Kết quả nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất tái
chiết khấu đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam
Bảng 4.5. Kết quả ước lượng tác động của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất
tái chiết khấu đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam:
ZSCORE
L1.ZSCORE
MP_I1

(1)

(2)

0.7332959***

0.7330487***

-77.6337***

MP_I1*INS
LERNER

-136.0426***
-67.31281***


-67.88617***

INC

-5.837649

-6.101499

GRO

-4.069882

0.0312943

INF

17.60018**

18.33111**

INS

142.714***

150.1159***

AR (1) p-value

0.000


0.000

AR (2) p-value

0.430

0.420

Hansen p-value

0.158

0.179

Number of groups

30

30

Number of instruments

12

12


Second stage F-test pvalue


0.000

0.000

*** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ** có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; * có ý nghĩa
thống kê ở mức 10%
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12.0
4.3.2. Kết quả nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất tái
cấp vốn đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam
Bảng 4.6. Kết quả ước lượng tác động của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất
tái cấp vốn đến rủi ro mất khả năng thanh toán của các NHTM Việt Nam:
ZSCORE

(1)

(2)

L1.ZSCORE

0.7333975***

0.73317***

MP_I2

-76.60372***

MP_I2INS
LERNER


-135.118***
-65.30902***

-65.94658***

INC

-5.213932

-5.516252

GRO

-9.668521

-6.166287

INF

15.73444*

16.51843*

INS

141.0092***

151.256***

AR (1) p-value


0.000

0.000

AR (2) p-value

0.439

0.435

Hansen p-value

0.127

0.147

Number of groups

30

30

Number of instruments

12

12

0.000


0.000

Second stage F-test pvalue


×