Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

ĐỀ CƯƠNG văn học TRUNG đại 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.51 KB, 36 trang )

ĐỀ CƯƠNG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Câu 1: Nội dung yêu nước trong đoạn mở đầu văn học X-XV
Nội dung văn học thời kì này phản ánh tinh thần yêu nước với những biểu hiện cụ thể:
* Yêu nước là thương dân, vì dân diệt bạo
Trước hết là lòng căm thù giặc sâu sắc.
Hịch tưởng sĩ lên án bọn giặc xâm lược với thái độ sôi sục, coi giặc như cú diều, dê chó,
hổ đói, trực tiếp bộc lộ nỗi căm hờn qua lời tâm sự của chủ tướng: nửa đêm vỗ gối, ruột
đau như cắt, nước mắt đầm đìa, thề rằng sẽ xã thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
Bình Ngô đại cáo cũng miêu tả giặc như một bầy dã thú, thằng há miệng, đứa nhe răng để
tàn hại nhân dân ta.
Thương dân điêu linh vì giặc đày đoạ, vơ vét, khủng bố tàn sát, nên người lãnh đạo cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn đã:
Ngẫm thù lớn há đội trời chung;
Căm giặc nước thề không cùng sống.
Để vì dân mà diệt bạo:
Việc nhân nghĩa cốt ở yến dân;
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
(Bình Ngô đại cáo)
* Yêu nước là xây dựng đất nước hoà binh
Mong ước giang san bền vững muôn đời:
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu.
(Phò giá về kinh)


Nội dung chủ yếu của văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là tinh thần yêu nước, tinh thần
quật khởi chống xâm lược:
*Tự hào khi đất nước, sạch bóng quân thù, mở đầu một giai đoạn xây dựng hoà
bình:
Giặc tan muôn thuở thanh bình
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.


(Phủ sông Bạch Đằng)
* Ý thức độc lập tự chủ và tỉnh thần quật khởi chống xâm lược
Thể hiện qua lời cảnh cáo bọn giặc cướp nước:
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh ten bời.
(Sông núi nước Nam)
* Ý chí chiến đấu kiên cường, lập chiến công lừng lẫy, đuối giặc ra khỏi bờ cõi
Chiến thắng rực rỡ trong đời Trần:
Chương Dương cướp giáo giặc.
Hàm Tử bắt quân Hồ.
(Phò giá về Kinh)
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là giai đoạn giành độc lập và bảo vệ nền độc lập của dân tộc
ta. Quá trình lịch sử vẻ vang đó chẳng những ghi nhận những chiến công hiển hách của
dân tộc mà còn xây dựng được một nền văn học viết rất đáng tự hào.
Nền văn học viết đó, với nội dung chủ yếu là tinh thần yêu nước, tinh thần quật khởi
chống xâm lược, đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta.


* Phân tích vài bài chiếu thời Lý :
Chiếu Dời Đô
Trước những biến động của nước nhà, hàng loạt các chiếu của nhà vua được ban
xuống để bây giờ trở thành những tác phẩm hay có giá trị trong nền văn học Việt
Nam. Cùng với Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung thì chúng ta còn được biết
đến Chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn. Bài chiếu không chỉ có ý nghĩa về mặt
lịch sử mà nó còn mang nhiều nét văn học trong đó. Lý Công Uẩn nổi tiếng là một
nhà vua thông minh nhân ái có trí lớn và lập được nhiều chiến công hiển hách. Khi
vua Lê Ngọa Triều băng hà, ông được triều thần tôn lên làm vua, xưng là Lí Thái
Tổ, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Năm Canh Tuất (1010), Lý Thái Tổ viết bài
chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội
ngày nay).

Tương truyền khi thuyền nhà vua đến đoạn sông dưới chân thành thì chợt thấy có
rồng vàng bay lên. Cho là điềm lành, Lý Thái Tổ nhân đó đổi tên Đại La thành
Thăng Long.
Chiếu là một loại văn bản cổ, nội dung thông báo một quyết định hay một mệnh
lệnh nào đó của vua chúa cho thần dân biết. Chiếu thường thể hiện một tư tưởng
lớn lao có ảnh hưởng đến vận mệnh triều đại, đất nước. Chiếu dời đô cũng mang
đầy đủ đặc điểm trên nhưng bên cạnh đó, nó cũng có những nét riêng. Đó là tính
chất mệnh lệnh kết hợp hài hòa với tính chất tâm tình. Ngôn ngữ bài chiếu vừa là
ngôn ngữ hành chính vừa là ngôn ngữ đối thoại. Cũng như chế và biểu, chiếu được
viết bằng tản văn, chữ Hán, gọi là cổ thể; từ đời Đường (Trung Hoa) mới theo lối
tứ lục gọi là cận thể (thể gần đây).
Trước hết tác giả nêu lên những dẫn chứng, những cơ sở để làm tiền đề cho việc
dời đô của mình. Từ cổ chí kim việc dời đô là một việc làm thường xuyên của các
nhà vua, cốt là để tìm cho hàng cung một chỗ phong thủy hợp cho sự phát triển
của đất nước, góp phần hưng thịnh đất nước. Lý Công Uẩn dẫn ra hàng loạt sự dời
đô của những vị vua bên Trung Quốc trước đó. Xưa nhà Thương đến vua Bàn
Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu
các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời ? Chỉ vì muốn đóng
đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên
vâng mệnh trời, dưới theo ý dân nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận
nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Có thể nói bằng những dẫn chứng trên tác giả
lấy đó làm tiền đề và mở đầu cho bản chiếu dời đô của mình. Dời đô không phải là
một việc xấu, từ xưa nó đã diễn ra thường xuyên rồi. Mục đích của nó cốt chỉ để
làm cho việc mưu sinh thêm thuận lợi, bộ máy hành chính được đặt ở trung tâm
của đất nước. Dời để hợp ý trời và thuận lòng dân để từ đó đất nước phồn thịnh
kéo dài.


Qua việc đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng ấy, tác giả khẳng định việc thay đổi kinh
đô đối với triều đại nhà Lý là một tất yếu khách quan. Ý định dời đô của Lý Công

Uẩn bắt nguồn từ thực tế lịch sử đồng thời thể hiện ý chí mãnh liệt của nhà vua
cũng như của dân tộc ta hồi đó. Nhà vua muốn xây dựng và phát triển Đại Việt
thành một quốc gia hùng mạnh trong tương lai.
Tiếp theo tác giả phân tích nhưng thực tế cho thấy kinh đô cũ không còn thích hợp
với sự mở mang của đất nước nữa cho nền cần thiết phải dời đô. Ông không ngần
ngại phê phán những triều đại cũ “Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình,
khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô
thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm
họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó,
không thể không dời đổi”. Tác giả nói rằng các triều đại nhà Đinh nhà Lê đã
không nghe theo ý trời nên chỉ đóng đô ở nơi đây chính vì thế mà triều đại không
được lâu dài. Không biết học những cái của thời xưa như nhà Thương, nhà Chu.
Vậy nên trái với khách quan thì sẽ bị tiêu vong, không đi theo quy luật thì sẽ
không có kết quả tốt. Tóm lại kinh đô Đại Việt không thể phát triển được trong
một quốc gia chật hẹp như thế. Nhưng thực chất thì ở giai đoạn đó hai triều đại
chưa đủ mạnh cả thế và lực để tiến hành việc rời đô vùng đồng bằng trống trải nên
vẫn phải dựa vào địa thế hiểm trở của rừng núi để chống thù trong, giặc ngoài.
Nhưng đến thời Lí, trên đà mở mang phát triển của đất nước thì việc đóng đô ở
Hoa Lư không còn phù hợp nữa. Bên cạnh những dẫn chứng thuyết phục như thế
tác giả còn thể hiện giãi bày tình cảm của mình. Điều đó đã làm tăng thêm sức
thuyết phục cho bài văn. Cảm xúc ấy chính là cảm xúc mà tác giả muốn phát triển
đất nước theo một hướng phát triển thịnh vượng hơn, lâu dài và bền vững hơn.
Sau đó nhà vua chứng minh và khẳng định sự đúng đắn hợp quy luật và phù hợp
của việc dời đô. Đại La là một nơi có tất cả các điều kiện để phát triển đất
nước: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm
trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện
hưởng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư
khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt
tươi.” Đại La hiện lên đẹp về mọi mặt như địa lý, văn hóa, đầu mối giao lưu, điều
kiện của dân cư và sự phong phú, tốt tươi của cảnh vật. tác giả đã nhìn từ góc nhìn

của một nhà phong thủy, cho thấy tất cả những điều kiện tốt đẹp của thiên nhiên
cũng như con người nơi đây. Thành Đại La ở vị trí trung tâm của đất nước. Có thế
rồng cuộn hổ ngồi. Địa hình đa dạng có núi có sông, địa thế cao và khoáng đạt, mở
ra bốn hướng nam, bắc, đông, tây, tiện cho việc phát triển lâu dài của quốc gia.
Đây cũng là đầu mối giao lưu chính trị, văn hóa và kinh tế của cả nước. Xét toàn
diện, thành Đại La có đủ điều kiện tối ưu để trở thành kinh đô mới của Đại Việt.
Chứng cớ nhà vua đưa ra có sức thuyết phục rất lớn vì được cân nhắc kĩ càng trên
nhiều lĩnh vực. có thể nói đây là một mảnh đất lý tưởng cho kinh đô và với những
điều kiện ấy triều đại sẽ phát triển hưng thịnh. Nhà vua tự cho rằng xem cả dải đất


nước Đại Việt thì chỉ có mỗi nơi đây là thánh địa. Có thể hiểu thánh địa là một nơi
đất đai địa hình tốt đẹp hợp với một sự phát triển mạnh mẽ.
Kết thúc bài chiếu Lý Công Uẩn không dùng sức mạnh uy quyền để quyết định rời
đô mà dùng một giọng như tham khảo ý kiến của nhân dân, bề tôi trung tín “Trẫm
muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?".
Đó như thể hiện sự dân chủ và công bằng cho tất cả những người bề dưới, quyền
quyết định đương nhiên thuộc về nhà vua thế nhưng ông vẫn muốn hỏi ý kiến phía
dưới để thấy đồng lòng với người dân. Vì chỉ có hợp với lòng dân thì nhà vua
cũng nhu đất nước mới trở nên vững bền được.
Như vậy có thể thấy Lý Công Uẩn là một vị vua thông minh, nhân ái hiền từ và rất
đổi hợp lòng dân. Ông không chỉ lấy những thực tế dẫn chứng từ các triều đại
trước cũng như sự tốt đẹp của địa hình Đại La mà ông còn đánh vào tình cảm để
thuyết phục. Tuy là một bài chiếu có ý nghĩa ban bố mệnh lệnh nhưng Chiếu dời
đô của Lý Công Uẩn rất có sức thuyết phục bởi nó hợp với lẽ trời, lòng dân. Tác
giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, giọng điệu mạnh mẽ,
khỏe khoắn để thuyết phục dân chúng tin và ủng hộ cho kế hoạch dời đô của mình.
Chiếu xá thuế
Ở Lý Thái Tông, ông vua thứ hai của triều Lý, có một bài chiếu ngắn gọn nhưng rất đáng
quan tâm: Chiếu xá thuế (Xá thuế chiếu). Bài chiếu nhỏ về quy mô, chỉ giản dị 4 câu,

nhưng không nhỏ về ý nghĩa. Có hai điểm đặc biệt khiến người đọc chú ý:
- Lý do xá thuế không phải vì thiên tai, mất mùa khiến dân thiếu thốn, đói khổ mà ngược
lại “mùa đông năm nay được mùa lớn”(7). Được mùa thì dân chúng sung túc, dư dã, giả
sử có tăng thuế để bổ sung cho ngân khố quốc gia vừa bị vơi đi do “đánh dẹp phương xa”
cũng không phải là không hợp lý và người dân vẫn có thể đóng góp được. Thế nhưng nhà
vua đã không tăng thuế mà còn giảm thuế phân nửa. Một điều nghịch lý đáng suy ngẫm!
Phải chăng không chỉ lo giúp dân thoát khỏi đói nghèo mà lòng vua còn muốn cho dân có
được tích lũy để thịnh vượng lên. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Lời bộc bạch của vua
thật cảm động: “Nếu trăm họ đều no đủ thì trẫm còn lo gì thiếu thốn?”(8) Ở đây không chỉ
có tình yêu thương nồng hậu mà còn cả niềm tin trao gởi. Vận mệnh đất nước, vận mệnh
của vương triều, Lý Thái Tông đã trân trọng đặt vào tay dân. Nhà vua tin rằng khi đất
nước hữu sự thì của cải mà dân có cũng là của quốc gia có. Dân và nước – mà vua là đại
diện – là một. Sức mạnh của nước ở nơi dân. Khi đất nước cần dân sẽ dốc lòng lo, chẳng
tiếc riêng tư của mình. Có tin tưởng như vậy, nhà vua mới có được đường lối chính trị cởi
mở, thực hành đúng như lời quốc sư Pháp Thuận từng khuyên vua Lê Đại Hành – “Vô vi
cư điện các”(9) – tức dùng chính trị khoan giản (nới lỏng và giản dị, không gây phiền
nhiễu cho dân), thuận theo lòng dân, để đạt đến thái bình thịnh trị dài lâu cho đất nước
(“Xứ xứ tức đao binh”(10)).


Cách nói và vận dụng nhiều vẻ khác nhau, tùy theo trường hợp khác nhau nhưng tư tưởng
chỉ là một: lấy dân làm gốc, dựa vào dân và phát huy sức mạnh của dân. Đó là chìa khóa
của mọi thành công mà các bậc tiền nhân đã biết nắm giữ. Vua Lý Thái Tông nếu không
có lòng nhân ái, mà nói nôm na giản dị là tình thương, một đạo lý truyền thống ông cha ta
thường xuyên tâm niệm (“Thương người như thể thương thân”, “Bầu ơi thương lấy bí
cùng”, “Người trong một nước phải thương nhau cùng”…) kết hợp với tinh thần “vô ngã
vị tha” – quên đi bản thân mình để hướng đến người khác – sao có thể có những lời chiếu
cao cả và xúc động đến thế?
- Bài chiếu công bố “xá cho thiên hạ một nửa tiền thuế năm nay để an ủi nỗi khó nhọc lội
suối trèo đèo”(11). Một lần nữa thấy được thái độ trọng dân của nhà vua. Thật công bằng.

Người dân tạm gác việc gia đình, việc mưu sinh để theo vua vất vả gian lao trong chiến
chinh, công sức ấy cần phải được ghi nhận và đền bù. Dân không phải là tôi tớ hay công
cụ phục vụ cho lợi ích của vương triều. Mối quan hệ giữa dân và vua không chỉ có một
chiều là cung ứng, cống hiến mà còn có chiều ngược lại: được đãi ngộ và cùng hưởng thụ
thành quả. Vua biết đến công của dân như thế, lẽ nào dân lại tiếc thân mình không đáp lại
mệnh lệnh của vua khi đất nước cần? Lẽ công bằng này không phải dễ thực hiện nếu chỉ
nghĩ đến bản thân mình, nhất là đối với người đang là kẻ mạnh, đang nắm quyền lực tối
thượng trong tay. Cái lớn lao trong nhân cách của vị vua nhà Lý là ở đó. Từng nhớ có lần
quần thần xin dâng thêm tôn hiệu để tỏ ý ngợi ca, vua đã thẳng thắn từ chối, cho rằng
mình “chưa xứng đáng để được tôn vinh những danh hiệu tốt đẹp” (12) và chân thành bộc
bạch: “Trẫm đem tấm thân cô đơn gửi nơi vị trí ở trên sĩ dân, dậy sớm thức khuya, lo
lắng như lội vực sâu, chưa biết lấy đạo gì để thấu trời đất, lấy đức gì để kịp Nghiêu
Thuấn”(13). Chính sự khiêm tốn này càng tôn lên tầm cao của nhà vua.
* Bài chiếu xá thuế vì không có tài liệu nên các bạn nhìn vào hai đặc điểm để phân tích
Lâm Chung Di Chiếu
Con người ta, khi gần đất xa trời, thường viết di chúc để lại cho con cháu. Di chúc thể
hiện ý chí, nguyện vọng, lời dặn dò, răn dạy của người sắp chết đối với người đang sống.
Đó là những lời gửi gắm thiêng liêng mà thế hệ con cháu đời sau phải cố gắng thực hiện.
Di chúc cũng không quên vấn đề phân chia tài sản của bố mẹ cho con cái, tránh tranh
chấp, mâu thuẫn sau này.
Đó là di chúc của những thường dân.
.
Di chúc của những người đứng đầu đất nước thì quan trọng hơn nhiều, nó liên quan đến
vận mệnh của một quốc gia, sự tồn vong của một triều đại.
Bản di chúc xưa nhất của một vị nguyên thủ quốc gia mà sử sách còn ghi lại được, đó là
di chúc của vua Lý Nhân Tông, mà thời bấy giờ gọi là Lâm chung di chiếu. Lý Nhân
Tông là vị vua thứ tư của triều Lý. Ngày nay đọc lại di chiếu của vua Lý Nhân Tông, ta
không khỏi cảm động vì những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người đứng
đầu đất nước đều hướng về dân, lo cho dân,trăn trở cùng vận mệnh của đất nước, sự tồn
vong của triều đại. Nhà vua bình tĩnh đón nhận cái chết như một quy luật tất yếu ở đời, đã



có sinh ắt phải có tử, không ai ra ngoài quy luật đó. Vì vậy mà phải bình thường hoá cái
chết : Trẫm nghe, phàm các loài sinh vật, không loài nào không chết. Chết là số lớn của
trời đất là lẽ đương nhiên của mọi vật (1). Có chân lý nào đơn giản hơn thế. Vì vậy cho
nên ông căn dặn : Chôn cất hậu làm mất cơ nghiệp, để tang lâu làm tổn tính mệnh, trẫm
không cho là phải. Ta ít đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên, đến khi chết đi lại
khiến cho thứ dân mặc áo sô gai, sớm tối khóc lóc,giảm ăn uống, bỏ cúng tế, làm cho lỗi
ta thêm nặng, thiên hạ bảo ta là người thế nào! Sự nghiêm nhường giữ mình của nhà vua
đến thế là cùng. Ông sợ quần thần và dân chúng vì lo tang mà vất vả, sợ đời sau đánh giá
không hay về mình. Sự nghiệp cả đời ông, lo cho dân, cho nước, thiên hạ thái bình, biên
thuỳ yên ổn, thế là thoả mãn lắm rồi, chết không còn gì phải ân hận: Trẫm xót phận tuổi
thơ phải nối ngôi báu, ở trên các vương hầu, lúc nào cũng nghiêm kính sợ hãi. Đã 56
năm nay, nhờ anh linh của tổ tông, được Hoàng thiên phù hộ bốn biển yên lành, biên
thuỳ không biến, chết mà được xếp sau các bậc Tiên quân là may lắm rồi, còn phải
thương khóc làm gì? Ởđây, chính người chết lại đi an ủi người sống,thật là đặc biệt. Rồi
ông nêu lên những phẩm chất tốt đẹp của người được ông chọn làm kế vị và gửi gắm con
côi cho triều thần: Thái tử Dương Hoán tuổi đã tròn một kỷ (tức 12 tuổi), có nhiều đức
độ, thông minh, thành thật, trung nghiêm, kính cẩn, có thể theo phép cũ của trẫm mà lên
ngôi Hoàng đế. Nay kẻ ấu thơ chịu mệnh trời, nối thân ta, truyền nghiệp của ta, làm cho
rộng lớn thêm công nghiệp thời trước. Nhưng cũng phải nhờ quan dân các ngươi một
lòng giúp rập mới được.
Cuối cùng, ông nhắc nhở cụ thể hơn về việc tang : Việc tang chỉ ba ngày bỏ áo trở, nên
thôi thương khóc, việc chôn cất thì nên theo Hán Văn Đế, cốt phải kiệm ước, không xây
lăng mộ riêng, nên để ta hầu bên cạnh Tiên đế. Đọc đến đây, ta lại nhớ đến di chúc của
chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng dặn về việc tang: “Chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để
khỏi tổn hại đến thì giờ, tiền bạc của nhân dân”. Về việc chôn cất, Bác Hồ cũng di chúc
lại rất cụ thể là hoả táng : “Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Gần Tam Đảo và Ba
Vì hình như có nhiều đồi tốt. Trên mộ nên xây một cái nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn,
mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi” (Trích Di chúc của Chủ tịch

Hồ Chí Minh. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Hà Nội, 1989). Ôi,
các bậc vĩ nhân xưa cũng như nay, đến cái chết của bản thân mình cũng không muốn tốn
kém phiền hà cho dân, làm sao cho dân được thuận lợi nhất.
Lý Nhân Tông (1066-1128) là con trưởng của Lý Thánh Tông, được lên ngôi vua từ năm
6 tuổi,ở ngôi được 56 năm (1072-1128) là vị vua nổi tiếng hiền minh. Ông lại được
những vị tướng tài như Lý Thường Kiệt giúp rập, nên triều đại của ông nổi tiếng là triều
đại võ công, văn trị. Bên ngoài thì đánh thắng giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi, bên trong
thì kinh tế phồn vinh, muôn dân no đủ. Chính ông là người lập ra trường Quốc tử giám
(1076) và mở khoa thi chọn hiền tài đầu tiên ở nước ta (1075).
Một ngàn năm sau đọc lại di chiếu của Lý Nhân Tông càng thấy nổi bật lên tính chất
nhân hậu, nhân văn cao cả của một vị vua luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, lúc nào
cũng đau đáu đến muôn dân trăm họ. Vĩ đại thay mà cũng giản dị thay!


Câu 2: Phân tích vài bài thơ chữ Hán thời Trần
Tụng giá hoàn kinh sư.
Tụng giá hoàn kinh sư
Đoạt sóc Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử gian san.
Dịch nghĩa
Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương,
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử.
Buổi thái bình nên gắng hết sức,
(Thì) muôn đời (có) giang sơn này.

Phò giá về kinh là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của Trần Quang Khải, đứng
trong hàng ngũ những bài thơ yêu nước xuất sắc nhất của văn học Việt Nam. Bài thơ vừa
thể hiện âm hưởng chiến thắng hào hùng vừa cho thấy tầm nhìn xa trông rộng về đường

hướng phát triển đất nước của tác giả.
Bài thơ làm ngay sau khi quân ta giành chiến thắng, lúc đó Trần Quang Khải đi đón và
hộ giá Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trở về kinh thành
Thăng Long. Bởi vậy bài thơ ra đời trong âm vang chiến thắng hào hùng của chiến thắng
Chương Dương, Hàm Tử do đích thân Trần Quang Khải chỉ huy chiến đấu.
Hai câu thơ đầu là cảm hứng tự hào trước những chiến công của thời đại, mang thời sự
nóng hổi:
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù.
Câu thơ ngắn gọn, chỉ có năm chữ mà chắc nịch ý tứ và niềm vui. Câu thơ như dồn nén
sức mạnh và sự thần tốc, chớp nhoáng của các chiến công. Các động từ mạnh mẽ, dứt
khoát: đoạt, cầm mang phong cách của một vị tướng. Đồng thời còn diễn tả được không
khí sục sôi của những sự kiện lịch sử có ý nghĩa xoay chuyển cục diện chiến trường.


Chương Dương là trận đấu mở màn nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến chiến thắng của
cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai. Câu thơ vang lên thật hào
sảng, hân hoan niềm vui. Đầu mỗi câu thơ gắn với hai địa danh: Chương Dương, Hàm Tử
đây là những địa danh chói lọi gắn liền với những chiến công lịch sử của dân tộc, nó cũng
trở thành biểu tượng cho thắng lợi huy hoàng. Nhắc lại hai địa danh đó càng làm niềm
vui, niềm tự hào được nhân lên hơn nữa. Ngoài ra tác giả còn sử dụng từ ngữ mang sắc
thái biểu cảm: chữ Hồ thường được người phương Bắc dùng để gọi các dân tộc thiểu số
phía Tây và Tây Bắc Trung Quốc. Bởi vậy khi dùng chữ này với quân xâm lược Mông –
Nguyên tác giả thể hiện sự khinh bỉ.
Vui với niềm vui chiến thắng, nhưng đằng sau đó ta vẫn thấy một Trần Quang Khải có
tầm nhìn xa trông rộng, hết sức quan tâm đến vận mệnh đất nước. Hai câu thơ trên lướt
nhanh qua những dòng sự kiện để rồi đọng lại những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc:
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu.
Hai câu thơ cho thấy cho thấy suy nghĩ, tầm nhìn của một vị thủ lĩnh, trong niềm vui

chung của đất nước, ông không bị cuốn đi, không an lạc trong chiến thắng mà vẫn nêu
lên nhiệm vụ sau khi giành được độc lập. Ông nêu lên trách nhiệm dẫu thái bình vẫn
phải dốc hết sức lực để xây dựng, phát triển đất nước, có như vậy sông núi nước Nam
mới bền vững muôn thuở. Hai câu thơ cuối vừa là chân lí vừa là kinh nghiệm được đúc
rút từ thực tiễn chiến đấu lâu dài của dân tộc. Cũng chính bởi lời dặn dò ấy, mà nhân dân
ta đã tiếp tục đánh thắng sự xâm lược của quân Mông - Nguyên lần tiếp theo, cũng bởi
thế mà vận mệnh đất nước lâu bền, thịnh trị, nhân dân được sống trong cảnh yên ấm,
hạnh phúc. Câu thơ đã thể hiện tầm nhìn của một con người có hiểu biết sâu rộng, cái
nhìn sáng suốt, chiến lược trong tương lai.
Bài thơ sử dụng thể thơ ngũ ngôn với số câu chữ ít ỏi, nhưng vô cùng hàm súc. Số câu
chữ ít ỏi những đã khái quát đầy đủ sự kiện lớn của dân tộc và nêu lên chân lí lớn của
thời đại. Kết cấu thơ chặt chẽ, ngôn từ chọn lọc, nhịp thơ ngắn gọn, kết hợp giữa biểu ý
và biểu cảm. Vừa đưa ra những sự kiện lịch sử chính vừa thể hiện niềm vui, sự hân hoan
trước chiến thắng và những suy tư, chiêm nghiêm sau khi đất nước đánh bại quân xâm
lược.


Bài thơ với ngôn ngữ chọn lọc, cô đọng giàu sức biểu cảm đã cho thấy hào khí chiến
thắng và khát vọng thái bình thịnh trịnh của nhân dân đời Trần. Đồng thời khẳng định
chân lí vừa mang ý nghĩa thời sự vừa mang ý nghĩa lịch sử:
“Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”.
Thuật hoài
Đã từng một thời, văn học Việt Nam được biết tới như những con thuyền chở đầy ý chí
và khát vọng cao đẹp của người đương thời, đó là những áng thi ca trung đại đầy hào
sảng, hùng tráng. Bởi vậy chăng mà cứ mỗi lần từng tiếng thơ “Thuật hoài” (Phạm Ngũ
Lão) vang lên, hiện lên trước mắt ta luôn là hình ảnh người tráng sĩ thời đại Lý – Trần với
hùng tâm tráng chí sôi nổi, như những bức tượng đài đẹp nhất đại diện cho cả một thời
đại đầy rực rỡ của phong kiến Việt Nam: thời đại Đông A.
Là một vị tướng tài ba từng gắn bó sâu sắc với triều đại nhà Trần, Phạm Ngũ Lão hiểu rõ

hơn ai hết tấm lòng thiết tha với non sông và khao khát giữ vững độc lập chủ quyền nước
nhà của tướng quân và nhân dân. Trong hoàn cảnh cả dân tộc đang dốc sức thực hiện
kháng chiến chống Mông – Nguyên làn hai, cần có một liều thuốc tinh thần tiếp thêm sức
mạnh để quân dân từng ngày cố gắng hơn nữa trong sự nghiệp bảo vệ đất nước; “Thuật
hoài” ra đời cũng vì lẽ đó. Đặt trong một hoàn cảnh đặc biệt, được viết dưới ngòi bút của
con người có tầm vóc lớn lao, bài thơ dù chỉ là một trong hai tác phẩm của Phạm Ngũ
Lão còn lưu lại, song cũng đủ để ghi danh tác giả cho tới tận muôn đời.
Hai câu thơ đầu là những nét phác họa đầu tiên về chân dung người tráng sĩ Đông A:
橫橫橫橫橫橫橫橫
橫橫橫橫橫橫橫橫
Hoàng sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
(Múa giáo non sông trải mấy thu
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)


Bằng lối vào đề trực tiếp, trong câu thơ đầu tiên, tác giả đã dựng lên hình ảnh người tráng
sĩ thời Trần mang vẻ đẹp của con người thời đại: cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông.
Chỉ qua một hành động “hoành sóc”, người tráng sĩ hiện lên với tư thế đầy oai hùng và
kiên cường, ngay thẳng, vững vàng. Sừng sững như một bức tượng đài đầy hiên ngang
giữa không gian rộng lớn của “ giang sơn” và dòng thời gian dài trôi chảy “ kháp kỉ thu”,
người ấy mang vẻ đẹp của những đấng anh hùng từng trải, với kinh nghiệm già dặn đã
được tôi luyện mỗi ngày. Vận mệnh và sự bình yên của đất nước đang được đặt trên đầu
ngọn giáo kia, đó là trọng trách lớn lao đặt lên vai người tráng sĩ, nhưng cũng chính ngọn
giáo ấy là điểm tựa vững vàng che chắn cho cả dân tộc tồn tại. Câu thơ tỉnh lược chủ ngữ
ngắn gọn mang ngụ ý của tác giả: đó không chỉ là một hình ảnh duy nhất của một con
người duy nhất, mà là tầm vóc hào sảng của cả biết bao con người thời đại, là không khí
sôi sục của đất trời Đông A.
Chưa một thời đại nào trong lịch sử dân tộc, tầm vóc của con người lại trở nên lớn lao
đến vậy, với khí thế hùng tráng: “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. Cách nói ẩn dụ ước lệ

quen thuộc trong thi pháp thơ ca trung đại với phép phóng đại “tam quân tì hổ’ cho người
đọc ấn tượng mạnh mẽ về đội quân “sát thát” của nhà Trần, với khí thế dũng mãnh, kiên
cường. Cụm từ’ khí thôn ngưu”, có thể hiểu là khí thế của đội quân ra trận với sức mạnh
phi thường đến mức có thể “nuốt trôi trâu”, cũng có thể hiểu khí thế ấy sôi sục tới độ at
cả sao ngưu, sao mai. Trong cách nói cường điệu, ta thấy được tình cảm tự hào của nhà
thơ khi đã nâng tầm vóc của quân dân nhà Trần có thể sáng ngang với thiên nhiên, vũ trụ
bao la. Đó là niềm tự hào của một con người được sinh ra trong một đất nước, một thời
đại hùng mạnh, đầy phấn chấn, tự tin, luôn khao khát vươn lên, giữ vững chủ quyền cho
nước nhà.Từ hình ảnh người tráng sĩ hiên ngang tới tầm vóc lớn lao của ba quân thời đại,
rõ ràng, vẻ đẹp người tráng sĩ ấy là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, và vẻ đẹp dân tộc càng
tôn vinh thêm vẻ đẹp hùng sảng của những tráng sĩ thời Trần. Hai câu thơ đầu tiên vang
lên, Phạm Ngũ Lão không chỉ cho ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một vị anh hùng thời đại,
mà là vẻ đẹp muôn thuở của một dân tộc anh hùng.
Từ tư thế hiên ngang dũng mãnh, nhà thơ giúp người đọc đi sâu hơn để khám phá tâm thế
vững vàng với hùng tâm tráng chí bên trong ngững tráng sĩ:


橫橫橫橫橫橫橫橫
橫橫橫橫橫橫橫橫
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu
Với người quân tử trong xã hội phong kiên đương thời, chí làm trai là phẩm chất không
thể thiếu. Ta từng nhớ đã đọc những câu thơ nhắc đến món nợ công danh của các đấng
nam nhi:
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
(Đoàn Thị Điểm)
Hay:
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
(Nguyễn Công Trứ)

Đối với những người tráng sĩ “bình Nguyên” thuở ấy, trong hoàn cảnh đât nước đang bị
lăm le xâm chiếm bởi giặc ngoại bang, “nợ công danh” mà họ phải trả, đó là làm sao để
bảo vệ trọn vẹn đất nước, để có thể đem lại yên ấm cho muôn dân. Nói khác đi, hùng tâm
tráng chí trong lòng người tráng sĩ chính là niềm yêu nước thiết tha sâu nặng, là tiếng nói
khát khao đáng giặc cứu lây non sông. Điều đặc biệt là trong từng câu chữ của “Tỏ lòng”,
tinh thần bất khuất ấy không được nêu lên một cách giáo điều, khô cứng, mà nó như được
tỏa ra từ chính trái tim, thốt lên từ tâm can của một con người với khát vọng đang sôi
cháy, rực lửa.
Để rồi, nợ công danh chưa trả hết, và người đời lại “luống thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu
xưa: “Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”. Câu thơ gợi lại một câu chuyện cổ về bậc anh
tài Gia Cát Lượng từng giúp hình thành thế chân vạc Tam Quốc, giúp Thục – Ngô chống
Tào… Người tướng sĩ thấy hổ thẹn bởi công lao của mình vẫn chưa đáng bao nhiêu so
với Tôn Tử, song đó lại là cái thẹn cao cả, là cái thẹn lớn lao, đáng trân trọng của một bậc
đại trượng phu. Ngũ Lão từng là một trong những vị tướng tài ba nhất của nhà Trần, làm


tới chức Điện súy thượng tướng quân, vậy còn điều gì khiến người còng hổ thẹn? Rằng,
đó không chỉ là nỗi thẹn, mà là niềm khao khát vươn tới những đỉnh cao, vươn tới những
tầm vóc rộng lớn hơn nữa. Có những cái thẹn khiến người ta trở nên bé nhỏ, có những cái
thẹn khiến cho người ta khinh, nhưng cũng có những cái thẹn cho người ta thấy được cả
một tầm vóc lớn lao và ý chí mãnh liệt; cái thẹn của người tráng sĩ thời Trần là cái thẹn
như thế.
“Thuật hoài” lấy tiêu đề dựa theo một hình ảnh quen thuộc trong văn học trung đại, bên
cạnh “Cảm hoài” của Đặng Dung, hay “Tự tình” của Hồ Xuân Hương,… những bài thơ
bày tỏ nỗi lòng của người viết. Với “Tỏ lòng”, đây là lời tâm sự bày tỏ tâm tư, ý chí của
Phạm Ngũ Lão, cũng là của những tráng sĩ thời Trần mà tâm can đều dành trọn cho dân
tộc. Bài thơ được viêt theo thể thất ngôn tứ tuyệt, chỉ với một số lượng ngôn từ ít ỏi, song
lại đạt được tới sự hàm súc cao độ khi đã dựng lên được những bức chân dung con người
và hào khí Đông A với vẻ đẹp hào sảng, khí thế, dũng mãnh.
Cùng với “Hịch tướng sĩ” – Trần Quốc Tuấn, “Bạnh Đằng giang phú”- Trương Hán Siêu,

… “Thuật hoài” mãi là khúc tráng ca hào hùng ngợi ca vẻ đẹp con người và thời đại, và
sẽ tồn tại mãi cùng với dòng trôi chảy của thời gian…
Cảm hoài
橫橫
Việt Nam là đất nước có truyền thống, bề dày về lịch sử, trong suốt chiều dài của quá
trình dựng nước và giữ nước ông dân tộc ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến cố . Và
cùng với sự phát triển của lịch sử đấu tranh là sự phát triển của lịch sử văn học. Cứ mỗi
khi đất nước có giặc ngoại xâm, có các cuộc đấu tranh chống giặc thì các tác phẩm thơ
văn viết về đề tài yêu nước lại phát triển hơn bao giờ hết. Trong lịch sử văn học trung đại
Việt Nam, có một thời kì đó là thời kì Đông A, khi mà các nhà văn, nhà thơ lớn đều
hướng ngòi bút của mình đến phản ánh sự oai hùng của dân tộc, ca ngợi sức mạnh, ca
ngợi triều đại và lòng tự hào trước những chiến thắng lừng lẫy. Cũng trong phong trào
văn học mang hào khí Đông A ấy, nhà thơ Đặng Dung đã viết ra một tác phẩm nổi tiếng
“Cảm hoài”.
Trong văn học trung đại xưa, ta có thể thấy ngoài những nhà Nho, những nhà trí thức làm
nên lực lượng sáng tác văn chương hùng hậu thì còn có một sự đóng góp không hề nhỏ
của những người tướng lĩnh, họ là những người tài ba khi cầm quân đánh giặc nhưng khi


cầm bút thì họ lại là những nhà văn, nhà thơ xuất chúng, hơn người. Nếu nhắc đến tướng
Lí Thường Kiệt ta sẽ nhớ ngay đến bài thơ thần gắn bó với tên tuổi của ông “Nam Quốc
sơn hà”, hay tướng Trần Quang Khải thì ta cũng có thể liên tưởng ngay đến tác phẩm
“Tụng giá hoàn kinh sư”. Có nghĩa tên tuổi của những vị tướng này gắn liền với các tác
phẩm thơ văn mà mình sáng tác.
Cũng là một vị tướng tài ba, có tài văn chương nhưng nhắc đến thơ thì dường như toàn bộ
bức chân dung của con người ông cũng được lột tả một cách sâu sắc, đó là “Cảm hoài”
của Đặng Dung. “Cảm hoài”được hiểu là nỗi lòng, xúc cảm của chính bản thân của nhà
thơ Đặng Dung. Ngay mở đầu bài thơ, Đặng Dung đã thể hiện được khát vọng được cống
hiến tài năng, sức lực cho dân, cho nước nhưng đồng thời cũng thể hiện sự bất lực của
mình khi tuổi tác đã lớn:

橫橫橫橫橫橫橫
橫橫橫橫橫橫橫
“Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca”
Dịch:
(Việc đời man mác, tuổi già thôi
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi”
Là một con người luôn có ý thức trước trách nhiệm với đất nước, với dân tộc nên lúc nào
Đặng Dung cũng mang trong mình khát khao được cống hiến, khát khao được mang sức
lực của mình ra để giúp dân, giúp nước. Nhưng sự tha thiết trong khát khao của nhà thơ
gặp những giới hạn nhất định, đó chính là sự giới hạn về tuổi tác “Thế sự du du nại lão
hà” việc đời dù còn mênh mông, bao nhiêu việc cần cống hiến cần dốc sức hoàn thành
nhưng bản thân mình dù mang những khát vọng, hoài bão lớn được dâng hiến, nhưng
chợt nhận ra mình đã già, biết làm sao? Câu hỏi đó nhà thơ tự vấn với chính mình và tự
day dứt với tuổi già của chính mình.
“Vô cùng thiên địa nhập hàm ca” tức cuộc đời rộng lớn vô cùng, đành thu cả vào cuộc
say ca. Trước những khát khao lớn, nhưng vì bất lực trước tuổi già nên nhà thơ chỉ có thể
tự thu mình vào những cuộc say ca, như để tìm đến một thú vui mà tạm quên đi những
nỗi khắc khoải trong lòng. Nhưng dường như sự cố gắng ấy của nhà thơ cũng vô ích. Bởi
Đặng Dung lại là con người rất trách nhiệm, dù có tự quên hay cố tình làm cho quên đi
nỗi buồn trong lòng thì ông vẫn day dứt tự vấn:
橫橫橫橫橫橫橫
橫橫橫橫橫橫橫


“Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa”
Dịch:
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ
Tan tành sự thế luống cay ai)

Ở trong hai câu thơ này, nhà thơ Đặng Dung nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thời cơ
và sự tiếc nuối khi vận số đã hết. Dường như những vấn đề nhà thơ nêu ra có liên quan
đến tư tưởng định mệnh trong Nho giáo, nhà thơ cho rằng khi thời cơ đến thì ngay cả
những kẻ tầm thường nhất như người bán thịt, bán cá thì cũng sẽ dễ dàng đạt được những
thành công nhất định. Đó chính là yếu tố thời cơ, bởi nếu thời cơ không đến thì dù tài giỏi
đến đâu hay anh hùng như thế nào đi nữa thì cũng khó có thể làm nên việc lớn, bởi không
có hoàn cảnh cụ thể, mục tiêu cụ thể để thể hiện tài năng. Ngược lại, nhà thơ cũng nêu ra
sự bi đát, thất vọng của những bậc anh hùng dù mang trong mình những chí khí lớn
nhưng cũng không thành công vì đã hết thời, đành nuốt hận. Ở đây ta có thể thấy hình
ảnh của chính Đặng Dung trong câu thơ này, nhà thơ tự chế giễu, mỉa mai mình đã hết
vận số, dù có mong mỏi nhưng cũng không thể làm gì để có thể cống hiến cho dân, cho
nước.
橫橫橫橫橫橫橫
橫橫橫橫橫橫橫
“Trí chủ hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà”
Dịch
(Phò vua bụng những mong xoay đất
Gột giáp sông kia khó vạch trời)
Ở những câu thơ này nhà thơ Đặng Dung lại thể hiện khát vọng lớn trong suốt cuộc đời
mình, đó chính là dốc lòng giúp đỡ vua chúa, những mong làm nên được nghiệp lớn, ví
như chống đỡ được trục quả đất “Trí chủ hữu hoài phù đại trục”. Ta có thể thấy những
khát vọng của nhà thơ thật đẹp, thật vĩ đại, Đặng Dung là con người có tài năng lại có
chí. Ông không mang những thế mạnh ấy để mưu nghiệp riêng cho bản thân mà luôn
luôn trung thành với nhà vua, cũng như với triều đại mà mình sinh sống, đó là con người
nhập thế khi luôn muốn tài năng cống hiến cho đất nước. Khát vọng của ông cũng rất có


tầm vóc, vì ông muốn xoay chuyển cả vũ trụ, chống đỡ trục quả đất, tức là mang sức
mình ra để bảo vệ cho người dân, bảo vệ cho đất nước, giang san.

Không chỉ là con người có chí lớn trong mưu nghiệp việc lớn mà Đặng Dung còn là con
người luôn đề cao cuộc sống thanh bình, không còn chiến tranh, cuộc sống của người dân
không còn lầm than, chết chóc, chia li. Khát vọng ấy được thể hiện ngay trong câu thơ
“Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà” tức nhà thơ muốn rửa sạch giáp binh nhưng lại chẳng có
cách nào kéo sông Ngân xuống. Rửa sạch giáp binh là gột sạch những những đau thương,
chết chóc còn in hẳn trên đó, nó là máu, là sự hi sinh. Bao giờ con người không còn phải
đối mặt với chiến tranh thì cuộc sống mới bình yên và hạnh phúc. Khát khao đến một
cuộc sống không còn binh lửa, chết chóc ấy nhưng nhà thơ cũng thể hiện sự bất lực khi
không thể kéo sông Ngân xuống.
橫橫橫橫橫橫橫
橫橫橫橫橫橫橫
“Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”
Dịch
(Đầu bạc giang san thù chưa trả
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi)
Đến hai thơ cuối cùng, nhà thơ lại trở về với nỗi trăn trở, buồn bã của bản thân, đó là sự
mâu thuẫn giữa khát vọng được dâng hiến với giới hạn của đời người. Nhà thơ nhận thấy
mối thù chung của dân tộc vẫn còn đó nhưng đầu cũng đã bạc “Quốc thù vị báo đầu tiên
bạch”, sự khát khao của nhà thơ trong việc dâng hiến còn thể hiện ở hành động đầy quyết
tâm “Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma”, tức đã bao phen đội trăng để mài gươm báu
Long Tuyền.
Như vậy, bài thơ “Cảm hoài” chính là sự bộc lộ nỗi niềm, tâm sự của một con người nhập
thế, hết lòng với dân tộc, với đất nước. Nhà thơ nguyện đem hết tài trí, sức lực hiến dâng
cho sự nghiệp lớn, tiêu diệt quân thù, báo đền nợ nước. Âm hưởng bi tráng, triết lí sâu
sắc, uất hận ngút trời, chí lớn khôn nguôi, tấm lòng vằng vặc. Bài thơ không chỉ là bức
chân dung về con người cũng như khí phách của Đặng Dung mà còn là tác phẩm tiêu
biểu cho hào khí Đông A.
Câu 3: Phân tích vài bài thơ Thiền Lý- Trần



Thị Đệ Tử
Dạy Dệ Tử
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Người đời như bóng chớp, có rồi lại không,
Như cây cối, mùa xuân tốt tươi, mùa thu khô héo.
Mặc cho vận đời dù thịnh hay suy, đừng sợ hãi,
Vì sự thịnh suy [cũng mong manh] như giọt sương đầu ngọn cỏ
Đến với bài thơ, trước hết cần đặt thi phẩm này trong toàn cảnh kiểu truyện tiểu sử thiền
sư, trong văn cảnh nhà sư làm ngay trước khi qua đời và tính chất một bài thơ - thi tụng thơ Thiền - kệ thị tịch... Trên hết, đây là bài kệ do Vạn Hạnh đọc trước khi quy tịch và
được Thiền sư giải thích rõ thêm về bản chất sự tồn tại cái bản ngã “không lấy chỗ trụ mà
trụ”, “chẳng lấy chỗ vô trụ mà trụ”... Xét cho cùng, Phật giáo cũng chỉ là một cách nhìn,
một cách hình dung về đời người và thế giới con người với tất cả những tham - sân – si ái - ố - hỷ - nộ, bình đẳng cùng quan niệm và những cách giải thích khác nhau của tất cả
các dòng phái triết học và tôn giáo khác trên cõi đời này.
Bài thơ mở đầu bằng sự khẳng định Thân như điện ảnh hữu hoàn vô (Đời người như
bóng chớp, có rồi không). Dịch chữ THÂN là “đời người” cho dễ hiểu nhưng mới đúng
theo lẽ phải thông thường mà chưa hẳn đã sát nghĩa. Trong bản chất, “thân” là biểu thị
của thân nghiệp, sắc tướng, pháp tướng, hiển lộ bằng hình hài con người. Nhưng cái thân
con người đã đến từ đâu, do đâu mà có và rồi sẽ đi về đâu? Khoa học hiện đại đã minh
chứng thân xác con người chiếm khoảng 95% là nước (H20). Trước khi ra đời, con người
có chín tháng mười ngày nằm trong bụng mẹ, trước đó là do những chủng tử gien XX (ở
mẹ) và XY (ở cha) hợp thành. Trước nữa thì ở đâu? Chính là ở trong rau cỏ, nước, không
khí hội hợp thành; rồi xa hơn nữa có cội nguồn từ ông bà, cụ kỵ, tổ tiên... Đứa bé được
sinh ra với vài ba ký. Nó lớn lên bằng sữa mẹ. Rồi tập ăn sam, rồi nhờ gạo, khoai, sắn, mì
tôm, cải bắp, su hào, rau muống, mồng tơi, rau đay... mà thành người lớn. Vậy bản quyền
cái thân xác con người năm bảy chục ký với những nước là nước và cộng hưởng từ rau cỏ
kia sẽ thuộc về đâu? Còn có cái “bản ngã” nào ẩn náu đằng những sau hợp chất thân xác

của nước và rau cỏ kia?
Cái “thân” con người tồn tại trên cõi đời này chỉ như điện và ảnh, như ảnh của điện, như
bóng chớp, hiện hữu rồi qua đi. Chữ điện ảnh đến nay vẫn được dùng để chỉ ngành nghệ
thuật thứ bảy (gọi nôm na là chớp bóng, chiếu bóng, chiếu phim). Cái “thân” con người
đang hữu (có) rồi tất yếu sẽ đến ngày trở về vô (không). Nhưng theo quan niệm của Phật
giáo và theo Thiền sư Vạn Hạnh, cái “thân” con người không phải từ hữu tuần tự đi đến


vô mà là hoàn vô, trở về vô, về cõi hư vô - về với “Tây phương Cực lạc”, “hạc giá vân
du”, “thiên thu vĩnh quyết”...
Muôn kiếp con người có tự cõi vô thủy vô chung, từ quá khứ vô cùng (á) cho đến thời
khắc sinh ra ở điểm A, cứ cho là thượng thọ đến 80 tuổi, tồn tại trong 80 năm trên cõi đời
yêu dấu, rồi tạ từ cuộc sống ở điểm C và lại được trở về với cõi vị lai - vô cùng - vô
chung vô thủy (á). Thế là trọn vẹn một kiếp con người.
Đời người hữu sinh hữu tử, có sinh tất có tử. Thế thì sau khi hân hạnh được sinh ra làm
kiếp con người, mỗi ngày ta sống đây cũng tức là đang mất đi, đang xa dần điểm A, tóc
ngày một bạc phai, mắt ngày một mờ, chân ngày một chậm. Mỗi ngày ta sống đây tức là
đang thêm một ngày tiến dần về điểm C, quỹ tháng năm dần thu hẹp, “miếng da bò” thời
gian dần khép lại.
Xin hình dung tiếp, nếu một người hưởng thọ 80 tuổi, tương đương từ 6 giờ sáng đến 6
giờ tối, thế thì năm tròn 40 tuổi anh ta đã đứng bóng, chính Ngọ, đúng 12 giờ trưa. Còn
sau đó là sang chiều, xế chiều, xế bóng. Cảm giác buổi chiều thường hiu hắt, bâng
khuâng, qua nhanh hơn, thương hơn: Tà tà bóng ngả về tây (Nguyễn Du), Êm êm chiều
ngẩn ngơ chiều (Xuân Diệu), Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng chiều (Tố Hữu)... Từ nay
xin không ai nhắc đến tuổi, chỉ cần hỏi: “Thưa anh, mấy giờ rồi ạ?”.
Nên hiểu rằng Phật giáo và Thiền sư Vạn Hạnh thấu triệt bản chất giới hạn sự tồn tại của
thân kiếp con người nhưng tuyệt nhiên không quan niệm cuộc đời là hư vô, hư ảo, vô
nghĩa. Trong thực chất, việc Thiền sư nhấn mạnh sự thật Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
(Vạn thứ cây mùa xuân tốt tươi, mùa mùa thu khô héo) chính là nhằm chỉ rõ chân lý và
quy luật tồn tại của thế giới hữu hình muôn kiếp chúng sinh. Đời người có những tháng

năm tuổi trẻ thì rồi sẽ đến ngày già nua, da mồi tóc bạc. Từ cuối chặng đường đời, chính
Nguyễn Trãi cũng từng tiếc nuối “Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên” và nhắc nhở kẻ
hậu sinh: “Biên xanh nỡ phụ cười đầu bạc - Đầu bạc xưa rày có thuở xanh” (Thơ tiếc
cảnh)... Đời người cũng như muôn vật, có danh thì có hư, có trưởng thì có tiêu, có thừa
thì có trừ, có thăng thì có giáng... Qui luật đời người là “sinh, lão, bệnh, tử”, điều gì đến
sẽ đến, có gì mà lo sợ.
Trước thực tại về cái hữu cái vô, cái còn cái mất, cái được cái không, Thiền sư Vạn Hạnh
đề cao khả năng nhận thức và nắm bắt quy luật sự sống: Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
(Đạt đến thông hiểu rồi thì sự thịnh suy không sợ hãi). Con người khi đã đạt đến trình độ
“nhậm vận” tức là đã đạt ngộ, đạt tới vô cầu vô kỷ, thấu suốt trước sau, không gì làm cho
bất ngờ, sợ hãi. Người “nhậm vận” hiểu rõ thời vận, quy luật cuộc đời và biết rõ ngay cả
những thăng trầm số phận cũng chính là một phần tất yếu của sự sống.


Câu chuyện “Tái Ông thất mã” không chỉ nói lên tính tương đối của sự may rủi mà còn
đem đến một phương thức xử thế và niềm an ủi lớn lao. Bản thân sự thịnh - suy có thể là
hiện thực tất yếu nhưng thái độ “thông hiểu”, chủ động trước thịnh - suy cũng giữ vai trò
vô cùng quan trọng. Do đó người “nhậm vận” thắng không kiêu, bại không nản, không
nịnh trên, không nạt dưới. Bậc đạt đạo có thể vô bố úy, không sợ thịnh, không sợ suy, tự
chủ được cả khi suy cũng như khi hưng thịnh. Ngược trở lại, người đời quá “sợ suy” mà
chưa biết đến “sợ thịnh”! Trong Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều từng cảnh tỉnh:
“Bả vinh hoa lừa gã công khanh... Bừng con mắt dậy thấy mình tay không!”... Với tinh
thần “nhậm vận”, dường như Thiền sư Vạn Hạnh đã cập bến bờ giác ngộ, vượt lên hai
chiều suy - thịnh, thịnh - suy...
Đến câu kết Thịnh suy như lộ thảo đầu phô (Thịnh suy chẳng qua như giọt sương treo
đầu ngọn cỏ), Thiền sư Vạn Hạnh không chỉ diễn giải bản chất thịnh suy giống như giọt
sương trên đầu ngọn cỏ mà còn đặt sự thịnh suy trong quá trình biến đổi, từ phía cuối con
đường, phía bên kia cuộc đời, phía sau của thực tại hôm nay. Nói khác đi, Thiền sư đặt
mình ở điểm nhìn chung cuộc, kết cuộc, đặt mình vào cõi hư vô mà soi nhìn lại đời người
và tháng năm quá khứ. Tất cả đời người và sự thịnh suy đều như giọt sương, sẽ tan đi trên

đầu ngọn cỏ, tan đi dưới ánh ban mai, tan đi trước thời gian. Trong cuộc đời dài rộng
chừng tám mươi năm, con người trải qua biết bao những sự thịnh suy lớn nhỏ khác nhau.
Sự thịnh - suy nho nhỏ thì như một lần bốc thăm được cái quạt thanh lý, hai lần thăng
lương sớm, ba lần cảm gió, năm lần trượt xổ số hai trăm triệu, một lần mất xe máy...; sự
thịnh - suy lớn thì như một lần lấy vợ, một lần xây nhà ba tầng, một lần ngoi lên chức phó
tổng, một lần đi Pháp, một lần đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, v.v. Nhưng sự hưng thịnh
nào rồi cũng qua, khó khăn nào rồi cũng qua, nỗi buồn nào rồi cũng dứt: Ai nắm tay được
suốt ngày; Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời; Bảy mươi chửa què chớ khoe làm
tốt; Cười người hôm trước hôm sau người cười... Nếu biết vậy? Thì chính Thiền sư Vạn
Hạnh đã tổng kết, chỉ rõ cái kết cục tất yếu để mỗi con người an nhiên hơn trước mọi sự
thịnh suy trong hôm nay để đến ngày mai không bao giờ phải ân hận, tiếc nuối.
Theo Thiền sư Vạn Hạnh, khi còn có tấm thân và được làm một bóng chớp, làm một giọt
sương treo trên đầu ngọn cỏ giữa cõi đời này, con người cần phải biết quý từng phút từng
giây. Thời gian rồi sẽ qua đi, đối diện với mọi lẽ thịnh suy, con người càng cần biết làm
chủ chính mình, đạt đến “nhậm vận”, an nhiên tự tại trước mọi thăng trầm thế sự. Sống
một ngày là lãi một ngày. Sống một ngày là thêm niềm vui và hạnh phúc. Có thể đó là
thông điệp Thiền sư Vạn Hạnh gửi đến mọi chúng sinh trên cõi đời này.


Cáo tật thị chúng

Phiên âm :
CÁO TẬT THỊ CHÚNG
MÃN GIÁC THIỀN SƯ
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai


Dịch nghĩa ::

CÁO TẬT THỊ CHÚNG
MÃN GIÁC THIỀN SƯ
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở
Việc đời đi qua trước mát
Cái già đến trên đầu rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết


Đêm qua sân trước một nhành mai.

Về thời nhà Lí (1009 – 1225), Thăng Long trở thành kinh đô nước Đại Việt. Sau chiến
thắng sông Cầu – Như Nguyệt (1076), nền độc lập của Tổ quốc ta được củng cố, ý thức
dân tộc phát triển mạnh mẽ. Việc học hành được mở mang, Kinh tế nông nghiệp và thủ
công nghiệp phát triển khá phồn thịnh. Đạo Phật trở thành quốc giáo. Việc xây chùa, đúc
chuông, tạc tượng, in kinh Phật diễn ra sôi nổi khắp nơi. Nhiều vị Thiền sư được triều
đình trọng vọng. Họ là những con người lỗi lạc, đức trọng, tài cao, giỏi thơ văn, tên tuổi
sáng ngời sử sách.
Trong số đó, Mãn Giác Thiền sư (1052 – 1096) là một vị cao tăng mang tâm hồn thi sĩ
tuyệt đẹp. Bài "Có bệnh bảo mọi người" (Cáo tật thị chúng) được vị Thiền sư đọc cho các
đệ tử nghe khi ông lâm bệnh trọng, trước lúc qua đời. Vốn là một bài kệ (kinh kệ) hàm
chứa triết lí đạo Phật cao sâu, nhưng lại tươi mát, gợi cảm, đầy thi vị. Nguyên tác bằng
chữ Hán, đây là bản dịch thơ:
“Xuân qua, trăm hoa rụng,
Xuân tới, trăm hoa cười.
Trước mắt, việc đi mãi,
Trên đầu, già đến rồi.

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết;
Đêm qua, sân trước, một cành mai”
(Ngô Tất Tố dịch)
Bài kệ – thơ đã nói lên quy luật của sự sống và thiên nhiên, biểu lộ tâm thế của nhà sư
trước quy luật sinh, tử ở cõi nhân gian, cái tịch diệt và cái vĩnh hằng trong vũ trụ.
“Có bệnh bảo mọi người” gồm 6 câu, cứ 2 câu kết thành một liên đăng đối, hài hoà để lại
nhiều ấn tượng thú vị.
Hai câu đầu nói lên sự tuần hoàn của 4 mùa, tiêu biểu là sự chuyển vần của mùa xuân.
Mỗi độ xuân về, trăm hoa nở (bách hoa khai) đua sắc khoe hương.
Hình ảnh “trăm hoa cười’’ tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, cho vẻ đẹp của cây cổ
thiên nhiên và mùa xuân. Nhựa sống mùa xuân, hương sắc mùa xuân… còn gì đẹp hơn?
Và khi mùa xuân đi qua, ngày tháng sẽ trôi nhanh theo mùa hạ, chuyển sang mùa thu rồi
đến mùa đông, chẳng bao lâu lại trở về mùa xuân… cỏ cây, hoa lá, tạo vật cũng biến đổi,
sinh trưởng hay phai tàn theo 4 mùa, năm tháng. Khi mùa xuân trôi qua, “trăm hoa rụng”
(bách hoa lạc) theo quy luật của tự nhiên. Hai câu thơ mang màu sắc triết lí, khái quát
quy luật tồn tại của thiên nhiên và sự vận động của thời gian. Mùa xuân cũng như sự sống
thiên nhiên chuyển biến bất tận: “xuân qua” rồi “xuân tới”, “hoa nở” rồi “hoa tàn ”…
Mùa xuân là vĩnh hằng. Cỏ cây, trăm hoa cũng như vạn vật, con người đều bị chi phối
theo quy luật khắc nghiệt của tự nhiên:
"'Xuân qua, trăm hoa rụng,
Xuân tới, trăm hoa cười”
Hai câu tiếp theo, Mãn Giác nói về chuyện người, chuyện đời. Trong cõi nhân sinh, vạn
vật biến diễn không ngừng, vận động theo năm tháng “Trước mắt việc đi mãi… Cũng


như con người, có sinh tất có tử, lúc khoẻ mạnh ắt có lúc ốm đau, bệnh tật, có tuổi hoa
niên trẻ tráng tất cái già sẽ đến. Quy luật cuộc sống là như thế, vốn thế! Vị cao tăng đang
nằm trên giường bệnh, đọc bài kệ này cho các đệ tử nghe. Ông muốn nhắc nhở họ với tất
cả sự thanh thản: Ông đã về già, đang “có bệnh ”, nhất định sẽ “tịch ” (chết). Đó là lẽ
thường tình, có gì đáng sợ, đáng lo. Ý tưởng và triết lí của câu kệ cao siêu vô cùng. Hãy

biết yêu cuộc đời với sự thanh thản – hãy làm chủ cuộc sống:
“Trước mắt, việc đi mãi,
Trên đầu, già đến rồi”.
Bài kệ được khép lại bằng hai câu tuyệt cú, xưa nay được truyền tụng như một vần thơ
đẹp trong bài cổ thi:
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
(Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết,
Đêm qua sân trước, một cành mai).
Hai tiếng "mạc vị ” (đừng tưởng) như một lời nhắc khẽ, thấm thìa. Câu thơ cấu trúc liên
hoàn, tương phản: “hoa rụng hết ” và “một cành mai ” nở ra. Hình ảnh “nhất chi mai ”
(một cành mai) là một thi liệu ta thường bắt gặp trong thơ cổ. “Đối ngạn: nhất chi mai ”,
(Bên suối: một nhành mai) – Hồ Chí Minh… nhành mai tượng trưng cho vẻ đẹp tinh
khiết, thanh cao, lộng lẫy của thiên nhiên và con người. Trong bài thơ này, cành mai nở
hoa buổi xuân tàn là một hoán dụ nghệ thuật, nhà thơ lấy nó để nói về mình, chỉ về mình,
biểu lộ một quan niệm nhân sinh của vị chân tu: vạn vật sinh ra, tồn tại rồi mất đi, có
sinh, trưởng, lão, bệnh, tử… nhưng nhà tu hành chân chính, đắc đạo có thể vượt ra khỏi
vòng sinh tử, ngoài quy luật tự nhiên như cành mai nở hoa buổi xuân tàn, khi trăm hoa đã
rụng hết! Vậy thì ta (Thiền sư Mãn Giác) đang “có bệnh ” là chuyện thường tình, theo
quy luật của tự nhiên có gì đáng băn khoăn? "Thác là thể phách, còn là tinh anh” (Truyện
Kiều). Ngoài triết lí sâu xa của đạo Phật, được cụ thể hóa và hình tượng hóa qua hình ảnh
“nhất chi mai ”, câu thơ còn ẩn chứa một ý nghĩa đẹp: nhà sư rất lạc quan yêu đời. Với
ông, thìthiên nhiên hữu sắc hữu hương, tràn đầy sức sống, tươi mát trẻ trung, cuộc sống
không ngừng vươn lên mạnh mẽ theo dòng chảy thời gian.
Bài kệ “Cáo tật thị chúng ” thể hiện một cốt cách, một quan niệm sống đẹp của vị Thiền
sư đức trọng tài cao. Tư tưởng Phật giáo hoà quyện với chất thơ, tầm cao sâu triết lí đạo
Phật được trang phục bằng lời thơ đẹp, giàu hình tượng và cảm xúc.
Bài kệ đã trở thành bài cổ thi, đã đi suốt hành trình một thiên niên kỉ. Đọc bài “Cáo tật thị
chúng”, ta trân trọng tinh thần yêu đời, yêu sự sống của vị Thiền sư, chúng ta yêu thêm
vẻ đẹp trắng muốt của cành mai nở hoa buổi xuân tàn. Dư vị của bài thơ như một lời nhắc

khẽ: hãy làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời và biết làm chủ bản thân mình, để yêu
đời, yêu sống, để lao động và học tập say mê.
Bước đi của mùa xuân “qua… tới”, cũng như trăm hoa “rụng… nở”, một lối nói đầy cảm
xúc, làm cho câu kệ vốn khô khan đã trở thành câu thơ đẹp và hay. Qua đó, ta thấy tâm
hồn vị Thiền sư quả là đẹp!


Cư trần lạc đạo
Cư trần lạc đạo
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu báo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền
Sống đời vui đạo
Sống đời vui đạo cứ tùy duyên
Đói thì ăn no mệt ngủ liền
Trong nhà có của, đừng tìm nữa
Nhìn cảnh vô tâm, hỏi chi thiền
Sống đời vui đạo cứ tùy duyên. Sống đời vui đạo. Không phải là “trốn đời vui đạo”
theo kiểu “Lan và Điệp” như mọi người thường lầm tưởng. Đời và đạo là sống và
vui.
“Đời đạo là sống vui. Đạo đời là vui sống.”
Có “sống đời” thì mới “vui đạo” được. Vì đời là đạo và đạo là đời. Ngoài đời không
có đạo, ngoài đạo không có đời. Như thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác nói trong
Vô minh thực tính tức phật tính
Huyễn hóa không thân tức pháp thân
Giải thích:
Bản tính thực của vô minh (si mê) chính là tính phật
“Thân không thực” huyền ảo này chính là thân (thực) của tất cả mọi thứ
Đây cũng chính là “sắc bất dị không, không bất dị sắc” (sắc chẳng khác không,

không chẳng khác sắc).
• Muốn “sống đời vui đạo” thì phải “tùy duyên” Chữ “duyên” là chữ bao gồm toàn
bộ tư tưởng Phật học.


“Duyên” là nhân quả. Những gì xảy ra bây giờ là kết quả của tất cả mọi nguyên nhân
(mọi nhân duyên) trước đó—một tích tắc trước cũng như vô lượng kiếp trước—và là
nguyên nhân của những gì sau đó—một tích tắc sau cũng như vô lượng kiếp sau.
(Chỉ cần hiểu hết được lý lẽ của chữ duyên—thập nhị nhân duyên, mười hai bước
nhân duyên của cuộc đời—là đã có thể giác ngộ thành Bích Chi Phật)
“Tùy duyên” là “theo duyên”. Nghĩa là chuyện gì xảy đến cũng có lý do của nó, cứ
thuận theo đó mà sống–không cần phải chống lại nó, không cần phải phàn nàn về nó,
không cần phải lo âu về nó, không cần phải stress về nó, như là:
• Đói thì ăn no, mệt ngủ liền.
Chẳng ai phàn nàn tại sao đói. Chẳng ai thắc mắc tại sao mệt. Chẳng ai đau khổ mỗi
khi đói bụng hay buồn ngủ.
Vậy thì, bệnh thì tìm thuốc chữa, cần tiền thì đi làm kiếm tiền, cần thi đậu thì học,
cần hết stress thì giải stress
Việc gì phải làm thì làm, chẳng lý do gì phải stress, phải phàn nàn, phải trách móc,
phải giận dữ, phải đau khổ, phải than thân trách phận, phải tiêu cực.
• Trong nhà có của, đừng tìm nữa.
Cái gì là báu vật vậy? USD? Hột xoàn mười mấy cara?
Không. Báu vật đó là cái tất cả mọi người trong thiên hạ đi tìm: Hạnh phúc.
Hạnh phúc: Nhà Phật gọi là Niết Bàn—hoàn toàn tĩnh lặng, hoàn toàn an lạc, thành
người tĩnh thức, thành Phật.
Nhưng Niết Bàn không nằm ngoài ta—Niết Bàn đã có sẵn trong tâm ta. Phật cũng
không nằm ngoài ta, Phật đã nằm sẵn trong tâm. Mỗi người chúng ta là Phật đang
thành, là Niết Bàn sắp hiện.
Đừng tìm Phật bên ngoài, đừng tìm Niết Bàn bên ngoài. Trong nhà có của, đừng tìm
nữa.

• Nhìn cảnh vô tâm, hỏi chi thiền.
Nhìn cảnh thì thấy cảnh, đừng “chú giải” thêm vào cảnh đó. Như là nhìn“mưa rơi
trên mái hiên” thì thấy “mưa rơi trên mái hiên”, chứ đừng chú giải thêm là “mưa rơi


trên mái hiên buồn tênh” hay “mưa rơi trên mái hiên như những bước nhảy nhót của
người yêu.”
Phụ chú tình cảm chủ quan vào “cảnh” ta thấy, là có tâm ý.
Chỉ nhìn cảnh, thấy cảnh, nhưng không phụ chú, không tam quốc diễn nghĩa thêm
vào, gọi là “không tâm ý”, tức là “vô tâm.”
“Nhìn cảnh vô tâm” tức là nhìn người chửi mình mà không nổi giận; nhìn bệnh tật
đến với mình mà không sợ hãi; nhìn nguy hiểm trước mắt mà không kinh khiếp; nhìn
đống vàng mà không hoa mắt; nhìn danh vị mà không ham hố; nhìn quyền lực mà
không say mê; nhìn túi quần không một xu teng mà không mặc cảm; nhìn thân thể
tật nguyền mà không tủi thân, nhìn thế lực địa vị trong tay mà không kiêu mạn…
Điều gì đến thì đến, điều gì phải làm thì làm. Đến thì đến, nhìn thì nhìn, làm thì làm,
nhưng tâm luôn bình lặng, luôn thoải mái, luôn an lạc.
Đó là vô tâm.
Và đó là Hạnh phúc, là Niết Bàn, là Phật tính.
Đối cảnh vô tâm. Nhìn cuộc đời với con tim hoàn toàn tĩnh lặng.
Như thế thì không còn tham lan, sân hận, si mê, kiêu mạn, sợ hãi, làm cho tâm bị mù
lòa nữa.
Lúc đó tự nhiên ta thấy được của báu đã có sẵn trong nhà—cái tâm tĩnh lặng của
mình, Phật tính của mình, Niết Bàn của mình.

“Đối cảnh vô tâm” là Phật, là Niết Bàn, là an lạc, là Hạnh phúc.
Thế thì đâu cần phải hỏi chi đến thiền, hay tu, hay pháp?
Câu 4: Tư tưởng nhân nghĩa trong bình ngô đại cáo của nguyễn trãi
Bình Ngô đại cáo xét về mặt tư tưởng thì đây là tác phẩm nổi bật về chù nghĩa nhân đạo,
minh chứng hùng hồn cho cuộc chiến thắng của nhân dân ta chống giặc Minh

Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu
Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng


×