Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Đề cương ôn thi PHAP CHE DUOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.17 KB, 23 trang )

ĐỀ CƯƠNG PHÁP CHẾ DƯỢC
1/Tính chất cơ bản của pháp luật :
 Tính quy pham phổ biến:
- Khuôn mẫu chung cho nhiều người
 Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
 Tính bắt buộc chung: Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
thống nhất
Bắt buộc phải tuân theo, không phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người
 Tính bảo đảm công bằng nhà nước: Pháp luật do nhà nước ban hành phải phù
hợp với thực tế xã hội
 Tính xã hội: Pháp luật phải phù hợp với các quy luật khách quan của xã hội
 Tính hình thức đặc biệt : Pháp luật luôn luôn thể hiện trong 1 văn bản có nội
dung rõ ràng chính xác và chặt chẽ để bất kì ai cũng chỉ tuân theo 1 khuôn mẫu
thống nhất
 Tính hệ thông : hệ thống pháp luật <= ngành luật <=chế định luật <= quy phạm
pháp luật
2/Trình bày cấu trúc quy phạm pháp luật . Cho vd
o Chế tài: Biện pháp mà nhà nước áp dụng đối với đối tượng không tuân thủ quy
định
+ Hậu quả như thế nào nếu không thực hiện đúng quy định?
o Giả định: Nêu lên hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống, các đối
tượng ở hoàn cảnh đó chịu sự chi phối của pháp luật
+ Ai? Khi nào? hoàn cảnh nào?
o Quy định: Nêu cách xử sự mà đối tượng ở phần giả định được phép hoặc buộc
phải thực hiện
+ Được làm gì? Không được làm gì? Phải làm gì? Làm như thế nào?
VD: “Người nào xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác thì bị phạt cảnh cáo , cai
tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”
Gỉa định :”Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm danh dự của người khác”
Quy định: ( ẩn đi ko đc nêu rõ trong quy phạm pháp luật)
Chế tài : “bị phạt cảnh cáo , cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng


đến 2 năm”
3/Trình bày hình thức thực hiện pháp luật .cho vd
Thực hiện pháp luật: là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những qui định của
pháp luật đi vào cuộc sống xã hội, tạo cơ sở pháp lý cho họat động thực tế của các chủ
thể pháp luật.
o Các hình thức :
- Tuân theo PL: Chủ thể không được tiến hành các hoạt động mà pháp luật không cho
phép
- Thi hành PL: Chủ thể chủ động thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định
- Sử dụng PL: Chủ thể thực hiện các quyền luật định của mình
- Áp dụng PL: Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nghĩa vụ và quyền
lực của mình trong công tác quản lí xã hội
4/Trình bày hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về dược . Cho vd


- Luật dược:
+ Luật dược số 34/2005/QH11
+ Luật dược số 105/2016/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2017, sử dụng hiện nay. Gồm 14
chương và 116 điều.
- Nghị định:
+ Nghị 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật dược 105 có hiệu
lực từ 01/01/2017
+ Nghị định 155/2018/NĐ-CP: sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều
kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế
- Các thông tư:
+ Thông tư 52/2017/TT-BYT: QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN THUỐC VÀ VIỆC KÊ ĐƠN
THUỐC HÓA DƯỢC, SINH PHẨM TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
+ Thông tư 07/2017/TT-BYT: ban hành danh mục thuốc không kê đơn
+ Thông tư 20/2017/TT-BYT Quy định chi tiết một số điều của Luật dược và nghị định
54/2017/NĐ-CP về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt

+ Thông tư 02/20018/TT-BYT quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc

* Câu 5: Vị trí công việc phải có chứng chỉ hành nghề Dược. Các trường hợp
được cấp, cấp lại và điều chỉnh chứng chỉ hành nghề Dược.
5.1 Vị trí công việc phải có CCHND
 Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của các CSSKD dược
+CSSX thuốc, nguyên liệu làm thuốc
+ CSXK, NK thuốc, nguyên liệu làm thuốc
+ CS bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc
+ CS bán buôn thuốc: NT, QT, tủ thuốc trạm y tế xã xã, CS chuyên bán lẻ dược
liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền
+ CSKD dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc
+ CSKD dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc
+ CSKD dịch vụ thử thuốc trên lâm sang
+ CSKD dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc
 Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của CSSX thuốc, nguyên liệu làm
thuốc.
 Người phụ trách công tác dược lâm sàng của CSKB,CB.
5.2 Cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược
Các trường hợp cấp CCHND
Hình thức: - Xét duyệt cho người đề nghị
- Thi cho người có nhu cầu
Áp dụng:
 Cấp CCHN lần đầu
 Cấp CCHN nhưng bị thu hồi
- Các TH bị thu hồi chỉ được cấp sau 12 tháng kể từ ngày bị thu hồi:
+ Giả mạo giấy tờ trong hs đề nghị cấp


+ Cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng CCHN

+ Vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề gây hậu quả nghiêm trọng
+Bị tước CCHND từ 02 lần trở lên đv 1 hành vi vi phạm
Các trường hợp cấp lại CCHND
Đối với trường hợp bị mất hoặc hư hỏng.
Điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược
Đã được cấp Chứng chỉ hành nghề dược nhưng có thay đổi phạm vi hành nghề, hình
thức cấp hoặc thông tin của người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
* Câu 6: Điều kiện cấp CCHND:
 Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn được cấp hoặc công
nhận tại VN phù hợp với vị trí công việc:
- Dược sỹ
Bằng TNĐH

- Y đa khoa
- YHCT hoặc DHCT
- Sinh học, hóa học

Bằng TN CĐ

Y, dược

Bằng TNTC

Dược, YHCT hoặc DHCT

Văn bằng, chứng chỉ

Sơ cấp dược

Giấy chứng nhận


Lương y, Lương dược, Bài thuốc gia
truyền hoặc
văn bằng, chứng chỉ, GCN khác về y
dược cổ truyền

 Thời gian thực hành
- Đối với người có văn bằng chuyên môn quy định ở bảng trên thì thời gian thực hành
theo quy định của Bộ trưởng BYT.
- Đối với người bị thu hồi CCHND do không cập nhật kiến thức chuyên môn ( 3 năm
kể từ ngày được cấp): không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến
thức chuyên môn về dược
- Đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp với phạm vi hành nghề
thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ
 Có GCN đủ sức khỏe để hành nghề dược: Cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
 Không thuộc một trong các trường hợp sau :
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án;
trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược
theo bản án, quyết định của Tòa án
- Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
 Tự nguyện xin cấp CCHND theo hình thức thi: phải đáp ứng đủ điều kiện trên


* Câu 7-Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở
bán buôn thuốc , nguyên liệu làm thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc :
 Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở
bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
CSBB
Người chịu trách nhiệm chuyên môn
Thuốc, nguyên - Bằng Dược sỹ

liệu làm thuốc
- KN: 02 năm
- Có GCN đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở y tế có thẩm
quyền cấp.
- Không thuộc 1 trong các trường hợp sau:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án,
quyết định của tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề; cấm làm
công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định
tòa án
+ Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Vắc xin, sinh - Bằng ĐH Dược/ ĐH Y/ ĐH Sinh học
phẩm
- KN: 02 năm
- Có GCN đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở y tế có thẩm
quyền cấp.
- Không thuộc 1 trong các trường hợp sau:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án,
quyết định của tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề; cấm làm
công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định
tòa án
+ Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Dược liệu, thuốc - Bằng Dược sỹ
dược liệu, thuốc - ĐH, TC ngành YHCT hoặc DCT
cổ truyền
- GCN Lương y, Lương dược, Bài thuốc gia truyền/Văn bằng,
chứng chỉ, GCN khác về YDCT
- KN: 02 năm
- Có GCN đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở y tế có thẩm
quyền cấp.
- Không thuộc 1 trong các trường hợp sau:

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án,
quyết định của tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề; cấm làm
công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định
tòa án
+ Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
 Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược trong cơ sở
bán lẻ thuốc:


Nhà thuốc

- Bằng dược sỹ
- KN: 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp
+ SN thuốc, XNK thuốc
+ BB, BL thuốc
+ DLS, cung ứng thuốc trong các cơ sở KCB
+ KNT, nguyên liệu làm thuốc
+ Nghiên cứu dược
+ Bảo quản thuốc, phân phối thuốc
+ Quản lý dược tại các cơ quan quản lý về dược
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược có thể đồng thời là
người làm công tác DLS tại NT
- Có GCN đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
- Không thuộc 1 trong các trường hợp sau:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết
định của tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề; cấm làm công việc
liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định tòa án
+ Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Quầy thuốc - Bằng ĐH Dược, CĐD, TCD
- KN: 18 tháng

+ SN thuốc, XNK thuốc
+ BB, BL thuốc
+ DLS, cung ứng thuốc trong các cơ sở KCB
+ KNT, nguyên liệu làm thuốc
+ Nghiên cứu dược
+ Bảo quản thuốc, phân phối thuốc
+ Quản lý dược tại các cơ quan quản lý về dược
- Có GCN đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
- Không thuộc 1 trong các trường hợp sau:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết
định của tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề; cấm làm công việc
liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định tòa án
+ Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Tủ thuốc - Bằng ĐH Dược, CĐD, TCD, Sơ cấp Dược
trạm y tế - KN: 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc

CSKB,CB
+ SN thuốc, XNK thuốc
+ BB, BL thuốc
+ DLS, cung ứng thuốc trong các cơ sở KCB
+ KNT, nguyên liệu làm thuốc
+ Nghiên cứu dược
+ Bảo quản thuốc, phân phối thuốc
+ Quản lý dược tại các cơ quan quản lý về dược
*Vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng KT-XH
đặc biệt khó khăn chưa đáp ứng được ĐK trên:
- Bằng ĐHY, CĐY, TCY


- KN: 01 năm thực hành chuyên môn tại CSKB,CB

- Có GCN đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
- Không thuộc 1 trong các trường hợp sau:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết
định của tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề; cấm làm công việc
liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định tòa án
- + Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Dược liệu, - Bằng Dược sỹ, CĐD, TCD
thuốc dược - ĐH, TC ngành YHCT hoặc DCT
liệu, thuốc - GCN Lương y, Lương dược, Bài thuốc gia truyền/Văn bằng, chứng
cổ truyền
chỉ, GCN khác về YDCT
- KN: 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc
CSKB,CB
+ SX, nghiên cứu, KD, KB, CB bằng YHCT
+ Hoặc quản lý về dược hoặc y, DCT tại các cơ quan quản lý về dược
- Có GCN đủ sức khỏe để hành nghề do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
- Không thuộc 1 trong các trường hợp sau:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết
định của tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề; cấm làm công việc
liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định tòa án
- + Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
*Câu 8.1: Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung, thu hồi Chứng chỉ hành
nghề dược
- Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung, thu hồi Chứng chỉ hành
nghề dược theo hình thức xét duyệt.
Giám đốc Sở Y tế thành lập Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề dược có
sự tham gia của đại diện hội về dược để tư vấn cho Giám đốc Sở Y tế trong việc cấp,
cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược.
- Bộ Y tế cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi.
*Câu 8.2: Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề

dược
* Hồ sơ đề nghị cấp
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược có ảnh chân dung của người đề
nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
- Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn.
- Bản chính/bản sao Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở
y tế có thẩm quyền cấp.
- Bản chính/bản sao Giấy xác nhận về thời gian thực hành chuyên môn
- Bản sao có chứng thực căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ
chiếu.


- Bản chính/bản sao giấy xác nhận kết quả thi do cơ sở tổ chức thi cấp
- Phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp là người nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài phải có lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận hiện không phải là
người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không thuộc trường hợp bị cấm
hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định
của Tòa án do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
-Giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn
về dược đối với trường hợp đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược do ko cập nhật
kiến thức chuyên môn
- Trường hợp cấp Chứng chỉ hành nghề dược bị thu hồi do lỗi cơ quan cấp ghi
sai chỉ cần nộp đơn đề nghị cấp
- Số lượng hs: 01 bộ
* Hồ sơ đề nghị cấp lại
- Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược có ảnh chân dung của người đề nghị được
chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
- Bản sao Chứng chỉ hành nghề dược đã được cấp, trường hợp bị mất phải có cam kết của
người đề nghị cấp lại.


- Số lượng hs: 01 bộ
* Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược
Đơn đề nghị điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược có ảnh chân dung của người đề
nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
- Bản sao các giấy tờ chứng minh nội dung thay đổi.
- Bản sao Chứng chỉ hành nghề dược đã cấp.

- Số lượng hs: 01 bộ
*Câu9-Các trường hợp thu hồi CCHND:
• Cấp không đúng thẩm quyền.
• Người được cấp đề nghị thu hồi Chứng chỉ của mình.
• CC Ghi sai do lỗi của cơ quan cấp
• Giả mạo giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp (1)
• Cá nhân có từ 02 CCHND trở lên.
• Cho thuê, cho mượn, thuê, mượn hoặc cho người khác sử dụng CCHN (2)
• Người đã được cấp không đáp ứng một trong các ĐK được cấp
• Người đã được cấp mà không hành nghề trong thời gian 12 tháng liên tục.
• Người hành nghề dược không có GXN hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật
kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp hoặc kể
từ ngày có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức
chuyên môn về dược gần nhất.
• Vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược gây hậu quả nghiêm trọng (3)


• Đã bị tước Chứng chỉ hành nghề dược từ 02 lần trở lên đối với một hành vi vi phạm.
(4)
Câu 10: Hoạt động kinh doanh dược và CSKD dược
Hoạt động kinh doanh dược
- Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
- Kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

- Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
- Kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;
- Kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.

CSKD dược
Cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
- Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
- Cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
- Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
- Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán
lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền;
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.

Câu 12: Quyền và trách nhiệm chung của CSKD dược
Quyền:
- Thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động kinh doanh dược nếu đáp ứng đủ
điều kiện tương ứng với từng loại hình kinh doanh
- Hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện KD dược theo quy định
- Được thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật
- Thực hiện chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí cho CSKB, CB để Điều trị cho
bệnh nhân theo quy định của BYT.
- Tổ chức bán lẻ thuốc lưu động tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải
đảo, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Trách nhiệm:
- Phải có GCN ĐĐKKD và chỉ được kinh doanh đúng loại hình CSKD, phạm vi
và địa điểm kinh doanh ghi trong giấy
- Bảo đảm duy trì các ĐKKD dược trong quá trình hoạt động

- Thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định
- Bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do lỗi của cơ sở theo quy
định.


- Chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền trường hợp bảo đảm cung
ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai,
thảm họa
- Báo cáo BYT hoặc SYT và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
trường hợp tạm dừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động
- Thông báo, cập nhật danh sách người có CCHND đang hành nghề tại cơ sở đến
cơ quan có thẩm quyền
- Niêm yết công khai CCHND và GCN ĐĐKKD tại CSKD
- Báo cáo hằng năm và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý về dược có
thẩm quyền
- Tuân thủ quy định của BYT trong việc mua, bán thuốc thuộc DM thuốc hạn chế
bán lẻ
- Niêm yết giá BB, BL bằng đồng VN tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của
CSKD và tuân thủ quy định về giá
- Lưu giữ chứng từ, tài liệu : ít nhất là 01 năm kể từ ngày thuốc, nguyên liệu làm
thuốc hết hạn dùng
- Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo ĐK ghi trên nhãn
- Ghi rõ tên thuốc, hàm lượng, hạn dùng cho người sử dụng trong trường hợp bán
lẻ thuốc không đựng trong bao bì ngoài của thuốc; trường hợp không có đơn
thuốc đi kèm, phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng
- CSBL Chỉ được bán thuốc kê đơn thuốc khi có đơn thuốc
- CSKD thuốc phải kiểm soát đặc biệt:
+ Báo cáo định kỳ; báo cáo xuất khẩu, nhập khẩu; báo cáo theo yêu cầu của cơ
quan quản lý có thẩm quyền
+ Lập hồ sơ, lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan cho từng loại thuốc, nguyên liệu

làm thuốc theo quy định của BYT.
* Câu 13: Trình bày phân loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt
1. Thuốc gây nghiện
- Phân loại:

Quy định tại Phụ lục
I, II và III Thông tư
20/2017/TT-BYT
THUỐC VÀ NGUYÊN
LIỆU LÀM THUỐC PHẢI
KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất GN


Đáp ứng đồng thời các điều kiện:

-Trong đó:
-Dược chất GN ( NĐ,HL <= NĐ,HL_ PLIV)
-Dược chất HTT ( NĐ,HL <= NĐ,HL_ PLV)
-Dược chất TC ( NĐ,HL <= NĐ,HL_ PLVI)
2. Thuốc hướng tâm thần:
- Phân loại:
Quy định tại
PL II, III
Thông tư
20/2017/TTBYT: Thuốc
và nguyên
liệu làm
thuốc phải

kiểm soát
đặc biệt
Thuốc dạng phối
hợp có chứa dược
chất HTT:
Đáp ứng đồng thời các điều kiện:

3. Tiền chất làm thuốc:
Quy định tại PL III Thông tư
20/2017/TT-BYT: Thuốc và
nguyên liệu làm thuốc phải
kiểm soát đặc biệt


Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất TC
Đáp ứng đồng thời các điều kiện:

Câu 14: Trình bày quy định bảo quản thuốc phải kiểm soát đặc biệt trong cơ sở
khám chữa bệnh?
Yêu cầu:
*Tuân thủ thưc hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc:
- Thuốc gây nghiện/HTT/TC
+ Mỗi loại phải bảo quản tại kho riêng có khóa chắc chắn và ko được để cùng các
thuốc, nguyên liệu khác
+ Ko có kho, tủ riêng: thuốc GN có thể để cùng tủ , giá, kệ chng với thuốc HTT, thuốc
TC nhưng phải sắp xếp riêng biệt cho từng loại thuốc, có biển hiệu rõ ràng để tránh
nhầm lẫn.
+ Thuốc HTT sắp xếp trong quầy, tủ của trạm y tế: phải có khóa chắc chắn và có phân
công người quản lý, cấp phát, theo dõi sổ sách
- Ở tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu:

+ Để ở một ngăn hoặc ô riêng, có khóa chắc chắn, ko được để cùng các thuốc khác
+ Quản lý:
. Số lượng, chủng loại thuốc do người đứng đầu cơ sở quy định bằng văn bản
. Do điều dưỡng viên trực giữ, cấp phát theo y lệnh
. Khi đổi ca trực, người giữ thuốc của ca trực trước phải bàn giao số lượng thuốc và sổ
theo dõi thuốc cho người giữ thuốc của ca trực sau. Khi bàn giao, hai bên phải ký nhận
đầy đủ trên sổ theo dõi thuốc
- Thuốc dạng p/hợp có chứa hoạt chất GN/HTT/TC:
Để khu vực riêng biệt, ko để cùng với các thuốc khác
* Trình độ của người quản lý
Thuốc và nguyên
liệu

Trình độ người quản lý
- Khoa dược BV: DSĐH trở lên

Gây nghiện

HTT, TC

- CS KB-CB; Cai nghiện bắt buộc; CS nghiên cứu đào tạo
chuyên
ngành y dược; CS hoạt động dược ko vì mục đích thương
mại khác:
DSTC trở lên
DSTC trở lên

* Câu 15: Nội dung bắt buộc trên nhãn bao bì ngoài của thuốc , nguyên liệu làm
thuốc?



* Nội dung bắt buộc trên nhãn bao bì ngoài của thuốc
1. Tên thuốc
2. Dạng bào chế
3. Thành phần, hàm lượng, khối lượng hoặc nồng độ của dược chất, dược liệu trong
công thức thuốc
4. Quy cách đóng gói
5. Chỉ định, cách dùng, CCĐ của thuốc
6. Số giấy ĐKLH hoặc số GPNK (nếu có)
7. SLSX, ngày SX, HD, TCCL, ĐKBQ thuốc
8. Các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo khi dùng thuốc
9. Tên, địa chỉ CSSX thuốc
10. Tên, địa chỉ CSNK (với thuốc NK)
11. Xuất xứ của thuốc
Nhãn bao bì ngoài có kích thước nhỏ ko thể hiện được hết tất cả nội dung bắt buộc: có
thể ghi tóm tắt mục 5 như sau: “Chỉ định, cách dùng, CCĐ và các thông tin khác” xem
trong tờ HDSD thuốc kèm theo
* Nội dung bắt buộc trên nhãn bao bì ngoài nguyên liệu làm thuốc
a. Tên nguyên liệu làmthuốc
b. Khối lượng hoặc thể tích nguyên liệu làm thuốc trong 1 đơn vị đóng gói nhỏ nhát
c. TCCL của NLLT
d. SĐK lưu hành hoặc số GPNKA (nếu có)
đ. Số lô SX, ngày SX, hạn dùng, ĐK bảo quản
e. Tên, địa chỉ CSSX nguyên liệu làm thuốc
g. Tên, địa chỉ CSNK nguyên liệu làm thuốc ( đói vs nguyên liệu làm thuốc nhập
khẩu)
h. Xuất xứ nguyên liệu làm thuốc.
* Đối với nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt
Ngoài nội dung quy định của nhãn nguyên liệu, phải ghi thêm các dòng (in đậm trong
khung và được in trên mặt chính của nhãn):

- “Nguyên liệu gây nghiện”,
“nguyên liệu HT”,
“nguyên liệu tiền chất làm thuốc”,
“nguyên liệu độc”
“Dược liệu độc”
“nguyên liệu phóng xạ”
*Câu 16 : Trình bày nhãn bao bì trung gian của thuốc, nhãn bao bì tiếp xúc trực
tiếp với thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
 Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn bao bì trung gian của thuốc
Nhãn bao bì trung gian của thuốc thành phẩm phải ghi tối thiểu:
a. Tên thuốc
b. Số lô sản xuát
c. Hạn dùng
Bao bì trung gian là chất liệu trong suốt có thể nhìn thấy thông tin ghi trên nhãn trực
tiếp thì ko yêu cầu phải ghi thông tin trên
 Nội dung bắt buộc trên nhãn bao bì trực tiếp của thuốc:


 a. Tên thuốc
 b. Thành phần định lượng , hàm lượng , nồng độ hoặc khối lượng dược chất , ducowj
liệu trong công thức thuốc
 c. Số lô sản xuát
 d. Hạn dùng
 đ. Tên CSSX thuốc

* Nội dung bắt buộc trên nhãn bao bì trực tiếp đối vs nguyên liệu làm thuốc
Có bao bì ngoài ghi đầy đủ nội dung Ko có bao bì ngoài thì bao bì tiếp xúc trực
theo quy định (nếu ko bóc ra bán lẻ)
tiếp vs thuốc
Ko yêu cầu phải ghi nhãn trên bao bì Phải ghi đầy đủ nội dung của nhãn bao bì

trực tiếp
ngoài theo quy định
Câu 17: Yêu cầu chung tờ HDSD thuốc
- Thuốc lưu hành trên thị trường phải có tờ HDSD bằng Tiếng việt. Mỗi bao bì thương
phẩm phải kèm theo tối thiểu một tờ HDSD thuốc bằng Tiếng Việt
- Cac thuốc có cùng tên thuốc, cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng chỉ định và cùng
nhà SX nhưng có nhiều hàm lượng hoặc nồng độ khác nhau và cùng được phép lưu
hành thì có thể ghi chung trong 1 tờ HDSD thuốc
- Trong mỗi bao bì ngoài của thuốc phải kèm theo tối đa 01 tờ HDSD thuốc bằng tiếng
Việt (Ko có bao bì ngoài thì mỗi bao bì tiếp xúc với thuốc phải có tối thiểu 01 HDSD
thuốc)
* Câu 18: Nội dung của tờ HDSD thuốc :
1. Tên thuốc
2. Các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo cần khi dùng thuốc
3. Thành phàn công thưc thuốc
4. Dạng bào chế
5. Chỉ định
6. Cách dùng, liều dùng
7. Chống chỉ định
8. Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc
9. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
10.Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe vận hành máy móc
11.Tương tác, tương kỵ của thuôc.
12.Tác dụng không mong muốn
13.Quá liều và cách sử trí
14.Đặc tính dược lực học (ko bắt buộc đv thuốc ko kê đơn, thuốc dược liệu, thuốc
cổ truyền)
15.Đặc tính Dược động học (ko bắt buộc đv thuốc ko kê đơn, thuốc dược liệu,
thuốc cổ truyền)



16.Quy cách đóng gói
17.Điều kiện bảo quản hạn dùng , TCCL của thuốc
18.Tên , địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc
Câu 19: Cách ghi tên thuốc, tên nguyên liệu làm thuốc
 Vị trí: Dễ thấy, dễ đọc và phải có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc
khác trên nhãn và HDSD thuốc
 Ghi theo: Chữ cái Latinh và có thể ghi thêm số viết dưới dạng chữ số, chữ số La Mã
hoặc một số kí hiệu khác ghi theo bảng chữ cái Hy Lạp (ví dụ: alpha, beta..)
 Tên thuốc: Ghi theo tên thương mại hoặc tên chung quốc tế. (Thuốc cổ truyền: ghi tên
thương mại hoặc tên bài thuốc cổ truyền đã được BYT công nhận, trừ vị thuốc cổ
truyền).
- Tên thương mại của thuốc phải:
o Không có tính chất quảng cáo.
o Không gây hiểu lầm về thành phần, xuất xứ của thuốc. Nhiều thành phần dược chất
dược liệu: không sử dụng tên từng thành phần để đặt tên thuốc.
o Không gây hiểu lầm hoặc mang tính chất mô tả quá mức về tác dụng, hiệu quả, chỉ
định của thuốc
o Không đặt tên giống nhau nếu thuốc có thành phần hoạt chất khác nhau.
o Không vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống VN.
o Không gây xung đột với đối tượng SHTT của cá nhân, tổ chức khác đang được bảo
hộ
o Không gây hiểu lầm hoặc mô tả quá mức về tác dụng, hiệu quả, chỉ định của thuốc.
o Không được đặt tên khác nhau khi thuốc có cùng tiêu chí: hoạt chất, dược liệu, dạng
bào chế, đường dùng, nồng độ, hàm lượng và nhà SX. (Không áp dụng với thuốc
SXGC)
o Thuốc có cùng tên thuốc,cùng nhà sx, cùng dạng bào chế, cùng hoạt chất nhưng
nhiều hàm lượng, nồng độ khác nhau thì tên thuốc có thể ghi kèm hàm lượng, nồng
độ tương ứng ngay cạnh để nhận biết và phân biệt
Câu 20: Các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo khi dùng thuốc

 Phải ghi trên nhãn, tờ HDSD thuốc, gồm:
 Các dòng chữ: “Để xa tầm tay trẻ em”, “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi
dùng”
 Đối với thuốc kê đơn:
- Nhãn bao bì ngoài: phải ghi ký hiệu “Rx” tại góc trên bên trái của tên thuốc và dòng
chữ “Thuốc kê đơn”
- Tờ HDSD thuốc: phỉa ghi ký hiệu “Rx” tại góc trên bên trái của tên thuốc; ghi dòng
chữ “Thuốc này chỉ dùng theo đơn thuốc”
 Đối với thuốc phải kiểm soát đặc biệt hoặc thuốc khác:
- Thuốc phóng xạ: ghi “THUỐC PHÓNG XẠ”, kiểu chữ đậm, in hoa.
- Thuốc thuộc danh mục thuốc độc: ghi khuyến cáo: “THUỐC ĐỘC”, kiểu chữ đậm, in
hoa.
- Thuốc phục vụ chương trình y tế của nhà nước: ghi dòng chữ: “Thuốc chương trình,
không được bán”


- Thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo: ghi dòng chữ: “Thuốc viện trợ, không được bán”
- Thuốc dùng cho mục đích thử nghiệm lâm sàng: trên nhãn phải ghi dòng chữ: “Thuốc
dùng cho thử lâm sàng. Cấm dùng cho mục đích khác”
- Sinh phẩm tương tự: phải ghi rõ “tên sinh phẩm tương tự” là sinh phẩm tương tự với
sinh phẩm tham chiếu “tên sinh phẩm tham chiếu”.
 Các dấu hiểu lưu ý khuyến cáo khác:
- Thuốc tiêm, truyền: Nhãn ghi đầy đủ hoặc ghi tắt đường dùng của thuốc: tiêm bắp (tb),
tiêm dưới da (tdd), tiêm tĩnh mạch (ttm), tiêm truyễn tĩnh mạch (tttm) hoặc các cách
tiêm cụ thể khác.
- Thuốc nhỏ mắt, tra mắt: ghi “Thuốc nhỏ mát” hoặc “Thuốc tra mắt”. Thuốc nhỏ mũi
ghi dòng chữ “Thuôc nhỏ mũi”; thuốc nhỏ tai ghi dòng chữ “Thuốc nhỏ tai”.
- Thuốc dùng ngoài da: “Thuốc dùng ngoài”; Thuốc đóng ống để uống phải ghi dòng
chữ “Không được tiêm”.
- Thuốc có yêu cầu phải lắc kỹ trước khi dùng (VD: Thuốc hỗn dịch, thuốc bột, thuốc

cốm đa liều dùng để uống có yêu cầu phải pha thành hỗn dịch hoặc dạng bào chế sau
khi pha dễ lắng, đọng hoặc tách lớp) phải ghi rõ dòng chữ: “Lắc kỹ trước khi sử
dụng”.
 Cách ghi các dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo khi dùng thuốc:
 Được in rõ ràng trên nhãn bao bì ngoài hoặc nhãn phụ vs tờ HDSD thuốc. Nội
dung bảo đảm nhận biết được dễ dàng ở điều kiện quan sát thông thường.
 Tờ HDSD thuốc: Ghi ngay dưới tên thuốc cá dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo khi
dùng thuốc.
 Một thuốc có nhiều dấu hiệu lưu ý, phải ghi đầy đủ các dấu hiệu lưu ý của thuốc.
* Câu 21: Yêu cầu chung nội dung kê đơn thuốc:
- Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các Mục in trong Đơn thuốc hoặc trong Sổ khám bệnh
của người bệnh.
- Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố
hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn.
- Đối với Trẻ dưới 72 tháng tuổi phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số CMND hoặc sổ
căn cước công dân bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.
- Viết tên thuốc:
+Thuốc có một hoạt chất
. Theo tên chung quốc tế (INN, generic);
. Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).
+ Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương mại.
- Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường dùng, thời
điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải ghi thuốc độc trước
khi ghi các thuốc khác.
- Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
- Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước.
- Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sữa.


- Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký

của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải; ký tên, ghi (hoặc
đóng dấu) họ tên người kê đơn.
*Câu 22: Quy định về kê đơn thuốc gây nghiện:
 Kê đơn vào Đơn thuốc “N” và được làm thành 03 bản:
• 01 Đơn thuốc “N” lưu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
• 01 Đơn thuốc “N” lưu trong Sổ khám bệnh hoặc Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài
ngày của người bệnh
• 01 Đơn thuốc “N” lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc có dấu của cơ sở KB, CB. Trường
hợp việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở KB, CB kê đơn thuốc thì không cần dấu
của cơ sở KB, CB đó.
 Kê đơn Điều trị bệnh cấp tính: số lượng thuốc không vượt quá 07 ngày.
 Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện, người kê đơn hướng dẫn người bệnh hoặc
người đại diện của người bệnh (trong trường hợp người bệnh không thể đến cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người bệnh không có đủ năng lực hành vi dân
sự) viết cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện. Cam kết được viết theo mẫu quy
định tại Phụ lục V ban hành kèm theo thông tư này, được lập thành 02 bản như
nhau, trong đó: 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, 01 bản giao cho
người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh.
 Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải lập danh sách chữ ký mẫu của người kê đơn
thuốc gây nghiện của cơ sở mình gửi cho các bộ phận có liên quan trong cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh được biết.
* Kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người
bệnh AIDS
 Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chẩn đoán xác định người bệnh ung thư hoặc
người bệnh AIDS thì làm Bệnh án điều trị ngoại trú cho người bệnh. Người kê
đơn hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh viết cam kết về
sử dụng thuốc gây nghiện cho người bệnh (PL V)
- Liều kê đơn: Mỗi lần kê đơn thuốc tối đa 30 (ba mươi) ngày, phải ghi đồng thời
03 đơn cho 03 đợt điều trị liên tiếp, mỗi đơn không vượt quá 10 (mười) ngày (ghi
rõ ngày bắt đầu và kết thúc của đợt điều trị).

 Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc
người bệnh AIDS giai đoạn cuối nằm tại nhà không thể đến khám tại cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh:
- Người bệnh phải có Giấy xác nhận của Trạm trưởng trạm y tế xã, phường, thị
trấn nơi người bệnh cư trú xác định người bệnh cần tiếp tục điều trị giảm đau
bằng thuốc gây nghiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VI và bảng tóm tắt hồ sơ
bệnh án để làm căn cứ cho bác sỹ tại cơ sở KCB kê đơn thuốc. Mỗi lần kê đơn,
số lượng thuốc sử dụng không vượt quá 10 (mười) ngày.


*Câu 23: Quy định về kê đơn thuốc HTT và tiền chất
 Kê đơn vào Đơn thuốc “H” (PL07), được làm thành 03 bản:
• 01 Đơn thuốc “H” lưu cơ sở KB, CB.
• 01 Đơn thuốc “H” lưu trong Sổ khám bệnh hoặc Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài
ngày của người bệnh
• 01 Đơn thuốc “H” lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc có dấu của cơ sở KB,CB. Trường
hợp việc cấp, bán thuốc của chính CS KB, CB kê đơn thuốc thì không cần dấu của
CS KB, CB đó.
 Bệnh cấp tính: Kê số lượng thuốc không vượt quá 10 ngày.
 Bệnh cần chữa trị dài ngày (bệnh mạn tính): Kê đơn thuốc theo hướng dẫn chẩn
đoán và Điều trị của BYT hoặc kê với số lượng thuốc sử dụng tối đa 30 ngày.
 Đối với người bệnh tâm thần, động kinh:
• Kê đơn theo hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị của chuyên khoa
• Người nhà người bệnh hoặc nhân viên trạm y tế xã nơi người bệnh cư trú chịu trách
nhiệm cấp phát, lĩnh thuốc và ký, ghi rõ họ tên vào sổ cấp thuốc của trạm y tế xã.
• Người bệnh tâm thần có được tự lĩnh thuốc hay không do người kê đơn thuốc quyết
định đối với từng trường hợp.
*Câu 24: Trình bay nguyên tắc xây dựng và tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục
thuốc không kê đơn
 Nguyên tắc

a) Bảo đảm an toàn cho người sử dụng
b) Bảo đảm việc tiếp cận thuốc kịp thời cho người dân
c) Phù hợp với thực tế sử dung, cung ứng thuốc của VN
d) Hòa hợp với các nguyên tăc, quy định phân loại thuốc ko kê đơn của các
nước trong khu vực và trên thế giới
 Tiêu chí
a) Thuốc có độc tính thấp, quá trình bảo quản và khi vào trong cơ thể người tạo
ra các sản phẩm phân hủy có độc tính , không có những phản ứng có hại
nghiêm trọng đã được biết hoặc được WHO, cơ quan quản lý VN hoặc nước
ngoài khuyến cáo có phản ứng có hại dẫn dến 1 trong những hậu quả :
- Tử vong
- Đe dọa tính mạng
- Buộc người bệnh phải nhập viện điều trị hoặc kéo dài thời gian nằm viện
- Để lại di chứng nặng nề hoặc vĩnh viễn cho người bệnh
- Gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi
b) Thuốc có phạm vi liều dùng rộng, an toàn cho các nhóm tuổi ít ảnh hưởng
đến việc chẩn đoán điều trị các bệnh cần theo dõi lâm sàng
c) Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh không phải là bệnh nghiêm
trọng và người bệnh có thể tự điều trị không nhất thiết phải có sự kê
đơn và theo dõi của người hành nghê khám chữa bệnh
d) Đường dùng dạng uống đơn giản mà người sử dụng có thể tự dùng
e) Thuốc ít tương tác với thuốc khác về thức ăn , đồ uống thông dụng
f) Thuốc ít có khả năng gây tình trạng lệ thuộc


g) Thuốc ít có nguy cơ bị lạm dụng , sử dụng sai mục đích làm ảnh hưởng
đến sự an toàn người dùng
h) Thuốc đã có thời gian lưu hành tại Việt Nam từ 5 năm trở lên
Câu 25: Trình bày nội dung quy định quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng thuốc,
nguyên liệu làm thuôc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc

 Quy chuẩn:
• Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực
tiếp với thuốc và phương pháp kiểm nghiệm chung được quy định trong Dược điển
Việt Nam.
• Quy định mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật, yêu cầu quản lý, hoạt động luên quan
phải tuân thủ.
• Quy chuẩn kỹ thuật thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành dưới dạng văn bản để bắt
buộc áp dụng.
 Tiêu chuẩn chât lượng:
• TCQG: Bộ Y tế xây dựng, Bộ Khoa hộc và Công nghệ thẩm định và công bố theo quy
định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
• TCCS: do cơ sở sản xuất áp dụng trong hoạt động của cơ sở mình nhưng không được
thấp hơn quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
DĐVN chưa có, cơ sở xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học hoặc theo
quy định của Dược điển nước ngoài và được Bộ Y tế phê duyệt.
Câu 26: Quy định về áp dụng dược điển Việt Nam, dược điển tham chiếu, Tiêu
chuẩn cơ sở
 Áp dụng DĐVN , DĐ tham chiếu:
a)CSKD, được áp dụng DĐVN hoặc 1 trong các dược điển: EUP, BP,USP,Quốc tế, Nhật
Bản
b) Việc áp dụng các dược điển nước ngoài phải bao gồm toàn bộ các quy định về chỉ
tiêu chất lượng, mức chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm
c) Trường hợp cơ ở sản xuất công bố áp dụng 1 trong cấc dươc điển quy định =>
phương pháp kiểm nghiệm khác => chứng minh sự tương đương
d) Đối với thuốc dược liệu => DĐ hoặc DĐ xuất xứ của thuốc
 Áp dụng tiêu chuẩn cơ sở :
1/ TCCS phải đáp ứng những quy định cụ thể sau
a)Đáp ứng yêu cầu về chỉ tiêu, mức CL của DĐVN PP kiểm nghiệm của DĐVN
b) Tường hợp DĐVN và DĐ tham chiếu chưa có chuyên luận tương ứng , cơ sở xây
dựng cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học

2/ Tiêu chuẩn cơ sở của thuốc pha chế, bào chế tại cơ sở khám bệnh do cơ sở xay
dưng, đánh giá sự phù hợp và được người đưng đầu cơ sở ban hành
*Câu 27: Các trường hợp thu hồi thuốc . Hình thức thu hồi thuốc. Căn cứ để
phân loại mức độ vi phạm?
* Các trường hợp thu hồi thuốc:
 Thuốc không được phép lưu hành
 Giấy đăng kí lưu hành thuốc bị thu hồi


 Không đáp ứng yêu cầu quy định
 Thuốc không đạt chất lượng, thuốc sx từ nguyên liệu ko đạt TCCL
 Có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thuốc không đạt yêu cầu về
an toàn, hiệu quả;
 Thuốc không có bằng chứng đã được kiểm tra chất lượng trong quá trình sản
xuất và trước khi xuất xưởng;
 Có thông báo thu hồi thuốc của cơ quan quản lý về dược của nước ngoài.
* Hình thức thu hồi thuốc:
• Thu hồi tự nguyện : thu hồi do cơ sở đăng kí thuốc, cơ sở sản xuất , cơ sở nhập
khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu thuốc tự nguyện thực hiện
• Thu hồi bắt buộc “ khi cơ quan quản lí , kiểm tra nhà nước về dược có thảm
quyền yêu cầu”.
* Căn cứ để phân loại mức độ vi phạm
1) Thuốc vi phạm mức độ 1: là thuốc vi phạm có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng
đối với sức khỏe hoặc ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng như: thuốc
giả, thuốc có chứa chất cấm, thuốc nhầm lẫn hoạt chất …
2) Mức dộ 2: thuốc có bằng chứng không đảm bảo đầy đủ hiệu quả điều trị hoặc có
nguy cơ không an toàn cho người sử dụng nhưng chưa đến mức gây tổn hại
nghiêm trọng đối với sức khỏe hoặc chưa ảnh hưởng đến tính mạng của người
dùng.
3) Mức dộ 3: thuốc không thuộc trường hợp quy định tại mục I, II mà do các

nguyên nhân khác nhưng không ảnh hưởng đến hiệu qủa điều trị và an toàn khi
sử dụng
4) Các trường hợp vi phạm khác: Cục quản lí dược kết luận mức độ vi phạm của
thuốc sau khi có ý kiến của hội đồng tư vấn. Ý kiến của hội đồng được xác định
trên cơ sở đánh giá nguy cơ ảnh hưởng của thuốc vi phạm đến sức khỏe của
người sử dụng
*CÂU 28: Vẽ sơ đồ cấu trúc của Mã ATC.
Cấu trúc mã ATC của 1 thuốc: cấu tạo bởi 5 bậc khác nhau
Bậc 1:
- Chỉ bộ phận giải phẫu của cơ thể mà thuốc tác động vào
- Được ký hiệu bằng một chữ cái in hoa
- Phân thành 14 nhóm nhỏ tương ứng với 14 chữ cái
Ví dụ: Ampicilin có mã: J.01.C.A.01
Paracetamol có mã: N.02.B.E.01
Bậc 2:
- Chỉ tác dụng điều trị chính có liên quan đến BPGP thuốc tác động
- Được ký hiệu bằng 02 chữ số
- Xếp theo thứ tựu từ 01 đến 16
Ví dụ: N.01 : Gây tê và gây mê
N.02: Giảm đau
Bậc 3:
- Chỉ nhóm điều trị cụ thể


- Được kí hiệu bằng một chữ cái
Ví dụ: N.01.A: Gây mê toàn thân. N.01.B: Gây tê tại chỗ
Bậc 4:
- Chỉ nhóm hóa học có liên quan đến tác dụng dược lý
- Được ký hiệu bằng một chữ cái
Ví dụ: N.01.A.A: Nhóm ete.

N.01.A.B: Nhóm halogen
Bậc 5:
- Chỉ nhóm chức hóa học cụ thể của thuốc
- Được ký hiệu bằng 02 chữ số
- Xếp từ 01 đến 76
Ví dụ: N.01.A.A.01: ete ethyl
N.01.A.A.02: ete vinylic
Câu 29: TRÌNH BÀYSơ đồ quy trình lựa chọn tên quốc tế không được đăng kí
bản quyền

Tầm quan trọng của tên INN:
- Tên quốc tế không được đăng ký bản quyền (INN) được biết đến như là tên gốc.
- Giúp chúng ta gọi tên hay nhận dạng được các dược chất hay các sản phẩm dược
- Mỗi tên INN là tên thống nhất được cả thế giới công nhận và là thành quả của nhân
loại
- Không ai được phép đăng ký sở hữu riêng
- Hệ thống tên INN được WHO khởi xướng năm 1950
- Đến nay có khoảng 7000 tên trong hệ thống, mỗi năm bổ sung thêm 120- 150 tên
mới


Mục tiêu:
• Cung cấp cho các nhà chuyên môn, các nhà quản lý một tên thống nhất cho mỗi
dược chất hoặc mỗi dược phẩm
 Nhằm: + Kê đơn, cấp phát an toàn, hợp lý
+ Liên lạc và trao đổi thông tin chuyên môn
• Tên của các DC có tính chất liên quan với nhau thì mối liên quan được thể hiện
bằng một họ chung
 Nhằm giúp: Các BS, DS, người hoạt động KD dược có thể phân biệt dược các
hoạt chất trong cùng một nhóm có tác dụng dược lý tương tự

Câu 30: Trình bày Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính. Các hình thức xử
phạt hành chính.
 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính:
 Mọi VPHC: phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm
minh, mọi hậu quả gây ra phải được khắc phụ theo đúng quy định của pháp luật.
 Xử phạt VPHC:
- Tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công
bằng, đúng quy định của pháp luât.
- Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm
nhẹ, tình tiết tăng nặng.
 Chỉ xử phạt VPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định
- Một hành vi cỉ bị xử phạt một lần
- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về
hành vi VPHC đó
- Một người thực hiện nhiều hành vi hoặc vi phạm nhiều lần thi bị xử phạt về từng
hành vi vi phạm.
 Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm: Chứng minh VPHC của cá nhân
hoặc tổ chức.
 Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền: tự mình hoặc thông qua người đại diện
hợp pháp chứng minh mình không VPHC.
 Một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ chức: Bằng 02 lần mức phạt tiền
đối với cá nhân
 Các hình thức xử phạt hành chính:
 Hình thức xử phạt chính:
• Cảnh cáo
• Phạt tiền
 Hình thức xử phạt bổ sung:
• Đình chỉnh hoạt động có thời gian
• Tịch thu tang vật, phương tiện
• Trục xuất

 Hình thức xử phạt bổ sung cũng có thể là thình thức xử phạt chính.
 Mỗi VPHC, cá nhân, tổ chức chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính, có thể
bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung.
 Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính


*Câu 31 : trình bày nội dung quảng cáo thuốc
Nội dung QC thuốc phải đúng quy định :
Phù hợp với các tài liệu quy định:
+ Giấy phép lưu hành tại VN
+ Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được BYT phê duyệt.
+ Chuyên luận về thuốc đã được ghi trong Dược thư Quốc gia hoặc trong các tài liệu
về thuốc đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất công nhận.
 Nội dung bắt buộc (**)
a. Tên thuốc theo quyết định cấp SĐK
b. Tên hoạt chất của thuốc:
- Tân dược: theo danh pháp quốc tế.
- Nguồn gốc dược liệu: dùng tên tiếng Việt, nếu tên dược liệu ở VN chưa có thì
dùng theo tên nguyên bản nước xuất kèm tên la-tinh.
c. Chỉ định của thuốc.
d. Chống chỉ định hoặc các khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt
đ. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường
e. Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.
 Nội dung trên báo nói, báo hình
- Ngoài các nội dung bắt buộc thì phải đọc rõ các điểm a,b,e .
- Nếu thành phần thuốc có từ 03 hoạt chất trở lên thì tùy theo thời lượng phát
sóng, có thể đọc tên hoạt chất chính hoặc đọc tên chung các vitamin, khoáng
chất, dược liệu.
 Nội dung trên phương tiện QC ngoài trời
ND theo các điểm a,b,đ,e:

- Tên thuốc theo quyết định cấp SĐK
- Tên hoạt chất của thuốc
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
- Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.
 Chỉ định điều trị không được đưa vào
- Bệnh lao, bệnh phong.
- Bệnh lây qua đường tình dục.
- Chứng mất ngủ kinh niên.
- Mang tính kích dục.
- Bệnh ung thư, bệnh khối u.
- Bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác.
- Bệnh viêm gan do vi rút, các bệnh lạ mới nổi.
 Thông tin, hình ảnh không được sử dụng
- Hình ảnh người bệnh.
- Sơ đồ tác dụng của thuốc chưa được nghiên cứu, đánh giá.
- Hình ảnh, tên của thầy thuốc để giới thiệu thuốc.
- Mô tả quá mức tình trạng bệnh lý hoặc công dụng của thuốc.
- Hình ảnh động vật, thực vật trong danh mục cần bảo tồn.


- Thông tin, hình ảnh tạo ra cách hiểu: sử dụng thuốc này không cần có ý kiến của
thầy thuốc; sử dụng thuốc này hoàn toàn vô hại, không có tác dụng phụ, không
có chống chỉ định, bảo đảm 100% hiệu quả.



×