Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN Tin học 9 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THỰC HÀNH TỐT MÔN TIN HỌC 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.78 KB, 13 trang )

1

Mục Lục
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU

Trang

1. Lí do chọn đề tài................................................................................................2
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
5. Tính mới của đề tài............................................................................................3
PHẦN 2. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận......................................................................................................4
2. Thực trạng..........................................................................................................4
3. Giải pháp...........................................................................................................5
3.1. Sử dụng trực quan trong giảng dạy............................................................5
3.2. Tìm sự hỗ trợ từ học sinh khá - giỏi...........................................................7
3.3. Hướng học sinh tự học...............................................................................8
3.4. Cập nhật kiến thức cho các phiên bản phần mềm......................................9
3.5. Giúp học sinh dùng các phím tắc để thực hiện một lệnh nào đó................9
4. Kết quả thực hiện.............................................................................................10
PHẦN 3. KẾT LUẬN
1. Kết luận...........................................................................................................12
2. Đề xuất.............................................................................................................12


2

Tên đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THỰC HÀNH TỐT


MÔN TIN HỌC 9 TRƯỜNG THCS HƯNG PHÚ
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môn tin học ở bậc Trung học cơ sở bước đầu giúp học sinh làm quen với một
số kiến thức ban đầu về Công nghệ thông tin, hình thành cho học sinh một số
phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại, có ý thức và thói
quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại, có thái
độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm tin học, bước đầu hiểu khả năng
ứng dụng Công nghệ thông tin trong học tập trong học tập, có ý thức tìm hiểu
Công nghệ thông tin trong các hoạt động xã hội.
Thực tế cho thấy để học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản của Công nghệ
thông tin là một việt khó khăn cho học sinh cũng như cho giáo viên giảng dạy ở
vùng nông thôn do nhiều điều kiện như: công nghệ thông tin khu vực nông thôn
chưa phát triển, điều kiện máy móc hạn chế, học sinh chưa được làm quen với
môn Tin học từ cấp tiểu học…. môn Tin học không chỉ truyền đạt kiến thức trên
lý thuyết cho học sinh mà còn phải rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh để
tạo nên sự hứng thú học tập môn Tin học cho học sinh, do đó trong quá trình
giảng dạy tôi đã đút kết được: “Một số giải pháp giúp học sinh thực hành tốt
môn tin học 9 trường THCS Hưng Phú” nhằm giúp các em thực hành tốt hơn
trong môn tin học 9 tại trường.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Đề tài nghiên cứu đề ra một số giải pháp giúp học sinh có kỹ năng
thực hành tốt môn tin học 9, góp phần năng cao hiệu quả việc dạy và học môn
Tin học 9 ở trường Trung học cơ sở Hưng Phú.
Nhiệm vụ: Do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thực hành của học sinh
như: thiếu máy, môn Tin học các lệnh chủ yếu bằng tiếng Anh chuyên ngành, sự


3


thay đổi thường xuyên của các phiên bản phần mềm… do đó nhiệm vụ đặt ra là
tìm các giải pháp giúp các em học sinh có thể thực hành tốt môn Tin học.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng:
Học sinh lớp 9 trường THCS Hưng Phú.
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu một số giải pháp giúp học sinh thực hành tốt môn tin học
9 tại trường THCS Hưng Phú.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trực quan: sử dụng các phương tiện, tài liệu trực quan trong
giảng dạy
- Phương pháp học nhóm: chia học sinh thành các nhóm nhỏ, thực hiện nhiệm
vụ trong một thời gian cho trước và tự hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Phương pháp khám phá: Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa,
internet để giải quyết vấn đề.
5. Tính mới của đề tài
Đề tài vận dụng và kết hợp một số phương pháp dạy học tích cực nhằm đem
lại hiệu quả trong dạy học thực hành cho học sinh lớp 9, các phương pháp
nghiên cứu trong đề tài chủ yếu lấy học sinh làm trung tâm phát huy tính tự học,
sáng tạo và có tinh thần hợp tác giúp đỡ bạn bè trong học tập, ngoài ra đề tài còn
giới thiệu thêm cách ghi nhớ các lệnh thông qua các phím tắc giúp học sinh thực
hành một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn.


4

PHẦN 2. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa đặt trọng tâm vào việc đổi mới
phương pháp dạy học. Chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy học và chúng ta

có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp
người năng động, sáng tạo có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều
nước trên thế giới hướng tới nền kinh tế tri thức.
Trong vài thập kỷ gần đây, đã có sự bùng nổ về thông tin hay gọi là thời đại
thông tin. Cùng với việc sáng tạo ra hệ thống công cụ mới, con người cũng đã
tập trung trí tuệ từng bước xây dựng ngành khoa học tương ứng để đáp ứng
những yêu cầu khai thác tài nguyên thông tin. Trong bối cảnh đó, ngành Tin học
được hình thành và phát triển thành một ngành khoa học độc lập với các nội
dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu riêng và ngày càng có nhiều ứng dụng
trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người.
Tin học được đưa vào nhà trường, vào giáo dục của nước ta nhằm giúp học
sinh chúng ta theo kịp với trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Đưa Tin
học vào nhà trường nói chung và THCS nói riêng là một việc làm cần thiết để
các em làm quen và tiếp cận với công nghệ khoa học tiên tiến.
Kỹ năng thực hành của học sinh trong bộ môn Tin học là rất quan trọng,
không chỉ nắm được kiến thức mà học sinh phải thực hành thành thạo trước máy
tính, do đó đề tài một số giải pháp giúp học sinh thực hành tốt môn tin học 9
trường THCS Hưng Phú nhằm nghiên cứu phương pháp để năng cao kỹ năng
thực hành cho học sinh.
2. Thực trạng
Do điều kiện máy vi tính còn hạn chế nên các em học nhiều lý thuyết, ít được
thực hành, mặc khác đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở
trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn
chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp, một số em rất


5

ngại thực hành trên máy vì sợ mình không thực hiện được thao tác mặt dù các
em nắm được lý thuyết rất tốt. Một vấn đề nữa là khi tới tiết thực hành do học

sinh ngồi theo nhóm nên một số em không thể thực hành trực tiếp được mà chỉ
quan sát bạn khác thực hành hoặc đôi khi được thực hành nhưng rất ít, chính vì
vậy mà kỹ năng thực hành của học sinh còn rất hạn chế.
3. Giải pháp
3.1. Sử dụng trực quan trong giảng dạy
Dạy học Tin học thường gồm có hai phần: Lý thuyết và thực hành, cả hai
được kết hợp song song với nhau trong quá trình dạy học, phần lý thuyết Tin học
là rất mới đối với đa số học sinh. Vì vậy trong một tiết học lý thuyết Tin học
thường rất khô khan, có thể nói, sự cung cấp kiến thức thường diễn ra một chiều,
bởi vì : Đây là một môn học mới, khó học, có nhiều khái niệm trừu tượng, nhiều
thuật ngữ chuyên ngành, ngôn ngữ Tiếng Anh, vì vậy học sinh khó hiểu, khó
hình dung, còn xa lạ với nhiều học sinh, do đó trong tiết học lý thuyết Tin học
rất dễ bị nhàm chán, những học sinh theo không kịp không thể tự tìm cho mình
kiến thức.
Do đó với những bài dạy lý thuyết dạy về các thao tác thực hành, tôi sử dụng
máy chiếu để vừa dạy lý thuyết vừa thực hành trên máy cho học sinh quan sát và
cho một vài học sinh lên máy giáo viên thực hành lại thao tác, từ đó giúp các em
dễ dàng tiếp nhận được kiến thức; ngoài ra trong giờ dạy lý thuyết tôi cũng sắp
xếp cho học sinh ngồi vào phòng máy để các em vừa học lý thuyết vừa được
thực hành ngay, giúp ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
Việc khai thác tốt các hình ảnh, video thông qua phương pháp dạy học trực
quan trong quá trình dạy học không chỉ giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới
nhanh hơn, hiệu quả hơn mà còn rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, dự đoán,
so sánh, khái quát, kỹ năng vận dụng để học sinh nâng cao kỹ năng thực hành và
có hứng thú hơn đối với môn học. Do đó tôi thường dùng các tranh ảnh, biểu
tượng có liên quan để hỗ trợ thêm trong giờ dạy lý thuyết.


6


Ví dụ dạy bài: “Từ máy tính đến mạng máy tính”, tôi chuẩn bị những hình
ảnh trực quan sau:
- Khi giới thiệu các kiểu kết nối mạng:

- Các thành phần của mạng:

- Các loại dây dẫn:


7

- Mạng không dây:

3.2. Tìm sự hỗ trợ từ học sinh khá - giỏi
Học sinh hỗ trợ lẫn nhau là phương pháp thu hút sự tham gia của học sinh,
phù hợp với đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay là “dạy ít, học nhiều”.
Vào đầu giờ, tôi chọn những học sinh có kỹ năng thực hành tốt vào nhóm hỗ
trợ, sau đó tôi giải thích, hướng dẫn thật kỹ thao tác cho nhóm hỗ trợ đảm bảo
cho tất cả các thành viên trong nhóm nắm chắc được kiến thức; sau đó chính các
học sinh này sẽ đóng vai người hỗ trợ, có nhiệm vụ giải thích và hướng dẫn các
bạn cùng nhóm thực hiện các bài tập do giáo viên giao.


8

Giải pháp này thể hiện sự hợp tác cùng tiến bộ, giáo viên cần nhắc nhở học
sinh thực hiện tốt vai trò của người hỗ trợ và người nhận hỗ trợ. Giáo viên cũng
nên chỉ ra các điều kiện cần để đảm bảo có được hoạt động học sinh hỗ trợ lẫn
nhau hiệu quả, giáo viên cũng cần phải hỗ trợ, quan sát, kiểm tra công việc của
nhóm hỗ trợ.

Những học sinh học tốt hơn có vai trò hỗ trợ sẽ giải thích khi cần thiết, đặt
câu hỏi và đưa ra phản hồi tại thời điểm thích hợp giúp học sinh nhận hỗ trợ sẽ
dễ hiểu hơn. Việc này giúp các em thoải mái trao đổi, không sợ sai; đồng thời có
cơ hội để thảo luận, tăng kỹ năng phối hợp, hợp tác.
Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả bằng cách chỉ định một học sinh bất kỳ
trong nhóm thực hiện các yêu cầu đặt ra của nội dung thực hành. Nếu học sinh
được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm sẽ thuộc về cả nhóm.
Hoặc cho học sinh trong nhóm kiểm tra kết quả thực hành lẫn nhau. Làm như
vậy, học sinh sẽ có ý thức hơn trong thực hành.
Ngoài ra, trong giờ thực hành giáo viên cũng nên tạo sự tranh đua giữa các
nhóm bằng cách phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận
xét, chấm điểm của nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá
trình thực hành.
3.3. Hướng học sinh tự học
Trong một số bài học, có các thao tác cụ thể được hướng dẫn trong sách giáo
khoa, trước tiên tôi cho học sinh quan sát kết quả của thao tác mà các em sẽ làm
và yêu cầu các em tham khảo sách giáo khoa và tự thực hiện thao tác, cuối cùng
tôi gọi một số em lên thực hiện lại thao tác và nhận xét sửa chữa nếu có sai xót.
Ví dụ như đối với bài thực hành 6. Thêm màu sắc cho bài trình chiếu, tôi đưa
ra 4 trang chiếu với 4 kiểu màu nền (đơn sắc, hiệu ứng chuyển màu, mẫu có sẵn
và hình nền), sau đó yêu cầu các em nghiên cứu sách giáo khoa và thực hiện
thao tác định dạng sao cho giống với các trang mẫu mà tôi đưa ra, sách giáo
khoa hướng dẫn các thao tác rất chi tiết nên các em có thể tự thực hiện yêu cầu
giáo viên đưa ra một cách nhanh chóng và dễ dàng.


9

3.4. Cập nhật kiến thức cho các phiên bản phần mềm
Theo hướng dẫn của sách giáo khoa, nên cài đặt đúng phần mềm đó để phù

hợp với kiến thức chung của bộ môn. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ phát
triển như vũ bảo hiện nay, chắc chắn sẽ có nhiều phiên bản mới, cả về hệ điều
hành lẫn phần mềm ứng dụng. Chẳng hạn trước đây sách giáo khoa Tin học chủ
yếu hướng dẫn các thao tác trên Window XP, nhưng sau Window XP còn có
Window 7, Window 8, Window 8.1, và hiện nay là Window 10, tượng tự trước
đây là Microsoft Office 2003 (Word 2003, Excel 2003, PowerPoint 2003),
nhưng sau đó còn có các bảng Office 2007, Office 2010, Office 2013, Office
2016. Hiện nay sách giáo khoa mới nhất hướng dẫn Window 10 và Office 2010.
Ngoài ra còn nhiều phần mềm học tập khác thường xuyên được nâng cấp phiên
bản.
Giáo viên phải có kỹ năng sử dụng nhuần nhuyễn theo yêu cầu bộ môn, cài
đặt phần mềm học tập liên quan tiết thực hành. Khi giảng dạy trên lớp người
giáo viên không chỉ dạy theo nội dung sách giáo khoa mà còn phải giới thiệu
thêm các phiên bản khác để các em có thể thao tác tốt trên mọi phiên bản, điều
đó đòi hỏi người giáo viên phải tự học, tự nghiên cứu để đảm bảo vững chắc
kiến thức truyền đạt cho các em.
Bản thân tôi là một giáo viên Tin học nên không thể ngồi yên và bằng lòng
với kiến thức chỉ ghi trong sách giáo khoa, tự bản thân đã nghiên cứu thông qua
sách, internet. Cài đặt trực tiếp các phiên bản phần mềm trên máy tính để có thể
sử dụng nắm bắt các tính năng trên phần mềm đó. Khi đứng lớp ngoài việc giới
thiệu nội dung trong sách giáo khoa tôi còn giới thiệu thêm và cho học sinh thực
hành trên cả phiên bản phần mềm cũ và phiên bản mới.
3.5. Giúp học sinh dùng các phím tắc để thực hiện một lệnh nào đó
Khả năng tiếp thu Tiếng Anh đặc biệt là Tiếng Anh công nghệ thông tin của
học sinh còn rất hạn chế, việc học Tin học đòi hỏi phải thực hành thường xuyên
thì mới có thể ghi nhớ được kiến thức, tuy nhiên với các thao tác hầu hết liên
quan đến các lệnh tiếng Anh, học sinh lại không có nhiều điều kiện thực hành
trên máy thường xuyên, chủ yếu là khoảng thời gian thực hành ở trường nên
mặc dù trong lúc thực hành các em thao tác được nhưng sau khoảng thời gian



10

sau các em lại mau quên vì không được thực hành lại thường xuyên và các lệnh
cũng rất khó nhớ.
Sử dụng phím tắc là giải pháp thay thế khá hiệu quả thay cho việc ghi nhớ các
lệnh bằng Tiếng Anh, ngoài ra còn giúp tiết kiện được thời gian thao tác trên
chuột, hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp với máy tính, trong sách
giáo khoa ít đề cập tới việc sử dụng phím tắc nhưng trong quá trình giảng dạy
giáo viên cũng giới thiệu qua cho học sinh nắm cách sử dụng phím, ví dụ một số
phím tắc:
Ctrl + S: Lưu bài trình chiếu
Ctrl + O: mở bài trình chiếu
Ctrl + N: tạo bài trình chiếu mới
Ctrl + C và Ctrl + V: sao chép đối tượng hoặc trang chiếu
Ctrl + X và Ctrl + V: di chuyển đối tượng hoặc trang chiếu
Ctrl + B: tạo kiểu chữ đậm
Ctrl + I: tạo kiểu chữ nghiên
Ctrl + U: tạo kiểu chữ gạch chân
Ctrl + A: Chọn toàn bộ đối tượng hoặc trang chiếu
Ctrl + Z: khôi phục lại thao tác trước đó
Ctrl + T: mở hộp định dạng Font
...............
Các phím tắc ở các phiên bản phần mềm trong bộ Office cũng gần tương
tự nhauviệc nhớ các phím tắc thậm chí còn giúp các em thao tác nhanh hơn và
dễ ghi nhớ hơn. Việc giúp các em ghi nhớ thao tác bằng các các phím tắc nếu
được tiến hành ở Tin học lớp 6 tôi thấy sẽ có hiệu quả rất nhiều do các em mới
tiếp xúc với máy tính, nhờ đó hình thành thói quen và nắm vững kiến thức để
học các lớp tiếp theo được dễ dàng hơn.
4. Kết quả thực hiện

Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 9, kết quả mang lại như sau:
Kết quả năm học 2016 – 2017:


11

Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin
học lớp 9 đã trình bày ở trên đạt được kết quả cao trong học tập.


12

PHẦN 3. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Để việc học Tin học của học sinh đạt kết quả tốt, chất lượng cao, học sinh cần
nắm chắc bài, biết thao tác trên máy tính cần cho học sinh học tại phòng máy,
học sinh vừa nghe giáo viên giảng bài vừa ghi bài và thực hiện trên máy tính
theo từng bước một.
Người giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, cần rèn luyện, học
tập, cập nhật kiến thức thường xuyên. Việc dạy bộ môn tin học cần phải linh
hoạt, không nhất thiết phải lấy nội dung trong sách giáo khoa làm chuẩn, trong
quá trình học cần phải kết hợp nhiều phương pháp để giúp học sinh nắm vững
kiến thức.
Các thiết bị dạy học rất có ý nghĩa giáo viên phải luôn phát huy hết tác dụng
của các thiết bị dạy học, có như vậy mới gây được hứng thú học tập của các em.
Bên cạnh mỗi tiết dạy giáo viên luôn nỗ lực chuẩn bị các đồ dùng dạy học đầy
đủ phù hợp với nội dung bài dạy từ đó giáo viên mới tạo được sự hứng thú bộ
môn cho các em.
Các tài liệu, tư liệu minh họa, tranh ảnh cần tìm hiểu sưu tầm và cập nhật
thường xuyên để theo kịp thời đại.

2. Đề xuất
- Đối với giáo viên: Cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người giáo viên
trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, luôn không ngừng học hỏi, tìm tòi
các phương pháp mới giúp học sinh tiếp thu tốt kiến thức.
- Đối với nhà trường: thường xuyên tham mưu với các cấp quản lí để bổ sung
thêm máy vi tính cho các em có điều kiện thực hành được tốt hơn.
- Đối với phòng giáo dục: nên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề Tin học để
giáo viên có thể học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.


13

Trên đây là một số phương pháp dạy học mà trong quá trình dạy học tôi đã
đút kết được. Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là những vấn đề cơ bản mà bản thân
tôi nghiên cứu và tìm hiểu được, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, sai lầm mong
quý thầy giáo, cô giáo đóng góp ý kiến để tôi rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn.
Xác nhận của Hiệu trưởng

Người viết

Xác nhận của hội đồng khoa học (hội đồng sáng kiến)



×