Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Quản lý tại Học Viện Quản lý Giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.47 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-----˜˜˜-----

NGUYỄN MINH HẠNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ TẠI
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
(Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản lý giáo dục)

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-----˜˜˜-----

NGUYỄN MINH HẠNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ TẠI
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
(Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản lý giáo dục)

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đậu Thị Hồng Thắm


Hà Nội - 2019



LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép của Ban Chủ nhiệm Khoa, em đã tiến hành nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài “Quản lý hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Quản lý tại Học Viện Quản
lý giáo dục”.
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Đậu Thị Hồng
Thắm, giảng viên Khoa Quản lý, Học viện quản lý giáo dục, người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý cho em trong quá trình thực hiện và hoàn thành
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của Khoa Quản lý, các cô
chuyên viên phòng Quản lý Khoa học đã nhiệt tình cung cấp những thông tin
quý báu về thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
khoa Quản lý, Học viện quản lý giáo dục, những thông tin này là nguồn tư
liệu thiết thực giúp em có thể hoàn thành khóa luận một cách chu đáo nhất.
Xin chân thành cảm ơn các bạn và các em sinh viên của Khoa Quản lý,
đã giúp đỡ em trong quá trình khảo sát, phỏng vấn để thu thập những thông
tin cần thiết cho khóa luận.
Mặc dù đã đầu tư nhiều công sức, nhưng chắc chắn khóa luận không thể
tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của quý Thầy, Cô,
quý anh, chị và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Trân trọng biết ơn!

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
BGD&ĐT
CB

CBQL
CGCN
CNH
CSVC
ĐH
GD&ĐT
GDĐH
GV
HĐH
KH&CN
NCKH
NXB
QL
QLGD
SV

Từ viết đầy đủ
Bộ Giáo dục và đào tạo
Cán bộ
Cán bộ quản lý
Chuyển giao công nghệ
Công nghiệp hóa
Cơ sở vật chất
Đại học
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục đại học
Giảng viên
Hiện đại hóa
Khoa học và công nghệ
Nghiên cứu khoa học

Nhà xuất bản
Quản lý
Quản lý giáo dục
Sinh viên

2


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................2
MỤC LỤC................................................................................................................ 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................7
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ........................................................................7
MỞ ĐẦU..................................................................................................................7
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................9
3. Khách thể và Đối tượng nghiên cứu........................................................................9
4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................9
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................10
7. Cấu trúc Khóa luận...............................................................................................10
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC........................................................................................................................ 12
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề..........................................................................12
1.1.1. Vấn đề nghiên cứu trong nước................................................................12
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu ngoài nước...............................................................14
1.2. Những khái niệm cơ bản..................................................................................15

1.2.1. Quản lý...................................................................................................15
1.2.2. Quản lý giáo dục.....................................................................................16
1.2.3. Khoa học................................................................................................17
1.2.4. Nghiên cứu khoa học..............................................................................18
1.2.5. Nghiên cứu khoa học của sinh viên........................................................19
1.2.6. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên...........................20
1.3. Những vấn đề lý luận về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.........20

3


1.3.1. Mục tiêu của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên...................20
1.3.2. Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên......................21
1.3.3. Hình thức nghiên cứu khoa học của sinh viên........................................23
1.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên...................................23
1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.........23
1.4.2. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên..........................24
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên...........................25
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên..........26
1.5. Phương pháp Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên............27
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động của sinh viên.............28
1.6.1. Năng lực học tập – nghiên cứu khoa học của sinh viên..........................28
1.6.2. Năng lực nghiên cứu khoa học của cán bộ hướng dẫn khoa học............28
1.6.3. Các văn bản pháp quy về Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
của sinh viên.....................................................................................................29
1.6.4. Nguồn kinh phí và cở sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên..............................................................................................29
Tiểu kết chương 1...................................................................................................30
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ TẠI HỌC VIỆN

QUẢN LÝ GIÁO DỤC..........................................................................................31
2.1. Khái quát về Học Viện Quản Lý Giáo Dục và khoa Quản lý.........................31
2.1.1. Khái quát về Học Viện Quản Lý Giáo Dục.............................................31
2.1.2. Khái quát về khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục........................33
2.2. Giới thiệu hoạt động khảo sát, nghiên cứu thực trạng của sinh viên
Khoa Quản lý, Học viện Quản lý Giáo dục............................................................35
2.2.1. Mục đích khảo sát...................................................................................35
2.2.2. Nội dung khảo sát...................................................................................35
2.2.3. Công cụ khảo sát....................................................................................36
2.2.4. Phương pháp khảo sát.............................................................................36

4


2.2.5. Phương thức xử lý số liệu.......................................................................36
2.3. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Quản lý,
Học viện Quản lý Giáo dục.....................................................................................36
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa
Quản lý.................................................................................................................... 46
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên...........................................................................................................46
2.4.2. Thực trạng tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.........48
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên..........49
2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên...........................................................................................................51
2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Quản Lý...........................................54
2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên khoa Quản Lý..........................................................................................56
2.5.1. Mặt mạnh................................................................................................56

2.5.2. Mặt yếu và nguyên nhân.........................................................................57
Tiểu kết chương 2...................................................................................................60
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ TẠI HỌC VIỆN QUẢN LÝ
GIÁO DỤC.............................................................................................................61
3.1. Căn cứ đề xuất biện pháp................................................................................61
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu............................................................................61
3.1.2. Đảm bảo tính khả thi..............................................................................61
3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả............................................................................61
3.1.4. Đảm bảo tính hệ thống............................................................................62
3.1.5. Đảm bảo tính đồng bộ............................................................................62
3.2. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
khoa Quản lý...........................................................................................................62

5


3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiên cứu
khoa học của sinh viên.....................................................................................62
3.2.2. Biện pháp 2: Phân công, chỉ đạo và giám sát chặt chẽ hoạt động
hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên...................65
3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng cơ chế khen thưởng, khuyến khích sinh
viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học trong Học viện.........................66
3.2.4. Biện pháp 4: Huy động và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên...................................................................................................................68
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp......................................................................69
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................71
1. Kết luận................................................................................................................71
2. Khuyến nghị.........................................................................................................72

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................74
PHỤ LỤC...............................................................................................................76

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học
và công tác Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên................37
Bảng 2 2. Số lượng sinh viên khoa Quản lý đăng ký và hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.........................................................................................................39
Bảng 2.3. Số lượng, kết quả đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh
viên khoa Quản lý các năm.............................................................................40
Bảng 2.4. Nguyên nhân không tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
khoa Quản lý...................................................................................................41
Bảng 2.5. Hiệu quả thực hiện các hình thức nghiên cứu khoa học của...........44
Bảng 2.6. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên..........................................................................................................46
Bảng 2.7. Thực trạng tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.48
Bảng 2.8. Thực trạng chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. 49
Bảng 2.9. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên..........................................................................................................51
Bảng 2.10. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Quản Lý..........................................54

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Nguyên nhân không tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên
khoa Quản lý
41

Biểu đồ 2.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động nghiên cứu khoa học
của sinh viên khoa Quản lý
42

7


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Để thực hiện thành công sự nghiệp lớn lao này đòi hỏi phải phát huy sức
mạnh của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Riêng đối với sinh viên,
trước hết phải nhận thức được tầm quan trọng của mình trong sự nghiệp
chung, từ đó xác định trách nhiệm của bản thân đối với sự đi lên mạnh mẽ của
đất nước. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi sinh viên lúc này là phải học tập: học tập
một cách khẩn trương, kiên trì, không biết mệt mỏi để nắm lấy mọi tri thức
cần thiết, chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học công nghệ, trở thành
những người có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, những nhà quản lý giỏi,
tích cực nghiên cứu, sáng tạo góp phần vào sự nghiệp chung của dân tộc, đưa
đất nước sánh vai với bè bạn năm châu. Phương pháp học tập và nghiên cứu
khoa học chính là chìa khóa thành công của sinh viên trên đường học tập và
nghiên cứu ở nhà trường đại học, cao đẳng.
Công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên là một trong những phương
pháp có hiệu quả nhất trong việc đào tạo những người cán bộ ở trình độ đại
học. Nó phát triển tối ưu tư duy sáng tạo, phát triển tính linh cảm khoa học,
phát triển những kỹ năng, kỹ xảo nghiên cứu khoa học của người sinh viên
trong quá trình tiếp nhận tri thức, từ đó sử dụng chúng vào giải quyết một số
vấn đề lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu khoa học là cơ hội để sinh viên tự thể
hiện nhân cách của mình và hình thành kỹ năng làm việc nhóm. Hoạt động
nghiên cứu khoa học sinh viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của

nhà trường.
Bằng nhiều hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập,
khóa luận tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học…, sinh viên sẽ được rèn luyện khả

7


năng trình bày một vấn đề, khả năng phê phán, bác bỏ hay chứng minh một
cách khoa học những quan điểm; rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến
thức, tư duy lôgic, xây dựng tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong hoạt động
nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó, nghiên cứu khoa học sẽ tạo ra những
bước đi ban đầu để sinh viên tiếp cận với những vấn đề mà khoa học và cuộc
sống đang đặt ra, gắn lý luận với thực tiễn.
Học viện Quản lý giáo dục là cơ sở giáo dục có uy tín trong nước và khu
vực về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học giáo dục, quản lý giáo dục –
nơi cán bộ, giảng viên, sinh viên luôn khát vọng học tập, sáng tạo và cống
hiến vì một nền giáo dục tiên tiến, hiên đại, nhân văn. Học viện nói chung và
Khoa Quản lý nói riêng rất quan tâm tới hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên.
Tuy nhiên, có một số nhận định rằng, đa số sinh viên hiện nay lại chưa
nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học, do đó, chưa thực sự
có sự hứng thú, say mê, đầu tư đúng mức vào hoạt động này. Trong quá trình
tiến hành làm các bài tiểu luận cuối kỳ, thực hiện công trình nghiên cứu khoa
học, em nhận thấy nhận định này là chính xác. Phần lớn sinh viên khoa Quản
lý, Học Viện Quản lý giáo dục ít quan tâm và không chú trọng đến vấn đề
nghiên cứu khoa học, tỷ lệ sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa
học còn thấp.
Bên cạnh thực tế đó, các cấp quản lý tuy rằng đã có một số thành tích
đáng kể trong việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học cho sinh viên, tổ
chức bài bản các hội thi sinh viên nghiên cứu khoa học, tuy nhiên vẫn chưa có

sức thu hút đối với sinh viên cũng như chưa huy động được đa số sinh viên
tham gia nghiên cứu khoa học. Vì thế mỗi năm học, số lượng đề tài tham gia
rất hạn chế, cũng như chất lượng các đề tài vẫn chưa cao so với mong đợi của
các nhà quản lý.

8


Xuất phát từ thực tiễn trên, em đã chọn đề tài “Quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Quản lý tại Học Viện Quản lý
Giáo dục” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá về thực trạng “quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên khoa Quản lý tại Học Viện Quản lý giáo dục”, khoá luận sẽ
đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên khoa Quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Quản lý nói riêng và sinh viên tại
Học Viện Quản lý giáo dục nói chung.
3. Khách thể và Đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Quản
lý tại Học Viện Quản lý Giáo dục.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Các nghiên cứu, khảo sát được tiến hành đối với việc Quản lý hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Quản lý, Học viên Quản lý
giáo dục hệ đào tạo chính quy khóa 9 và khóa 10.
- Hồi cứu và sử dụng các số liệu từ năm 2014 trở lại đây.
- Đề xuất biện pháp cho chủ thể Quản lý là lãnh đạo khoa Quản lý.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
của sinh viên Khoa Quản lý tại Học Viện Quản lý giáo dục.

9


- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên khoa Quản lý tại Học Viện Quản lý giáo dục.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu, văn bản, lý luận về
quản lý, quản lý hoạt động giáo dục, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
nhằm tổng hợp hệ thống cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học của sinh viên.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phiếu tham dò ý kiến sinh
viên hệ chính quy, cán bộ, giảng viên về công tác Quản lý hoạt động NCKH
của sinh viên Khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục
- Phương pháp quan sát: tham khảo tài liệu, hồ sơ lưu trữ về công tác
quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Khoa Quản lý, Học viện QLGD.
- Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại: gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với
chuyên viên quản lý khoa học, cán bộ, giảng viên, sinh viên khoa Quản lý
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm
6.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, giảng
viên giàu kinh nghiệm, giảng viên từng hướng dẫn sinh viên NCKH.
- Phương pháp thống kê toán học: Tổng hợp các ý kiến điều tra, xử lý số

liệu, lập các bảng biểu, phân tích đánh giá các số liệu.
7. Cấu trúc Khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, các phụ
lục; luận văn được tổ chức thành ba chương sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên trường Đại học

10


Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên khoa Quản lý tại Học viện Quản lý giáo dục
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên khoa Quản lý tại Học viện Quản lý giáo dục.

11


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Vấn đề nghiên cứu trong nước
Hiện nay các trường Đại học trên cả nước luôn xem NCKH sinh viên là
một trong những nhiệm vụ quan trọng, và luôn có nhiều hoạt động khuyến
khích, tạo động lực để SV tham gia tích cực. Bên cạnh đó, còn thường xuyên
tổ chức cuộc thi NCKH hằng năm cho SV nhà trường với sự đầu tư kinh phí,
nguồn lực. Cụ thể như trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã xác định rõ quyền
lợi của SV khi tham gia NCKH trong Quyết định số 1357/QĐKH của Hiệu
trưởng về việc ban hành Quyết định Nghiên cứu khoa học của Sinh viên và

Căn cứ theo công văn số 6716/BGDĐT-KHCNMT ngày 7/10/2011:
- Được chọn báo cáo khoa học ở Khoa/Viện, Trường, dự các hội thảo khoa
học trong và ngoài Trường.
- Những sinh viên có đề tài nghiên cứu được chọn báo cáo sinh hoạt khoa
học từ lớp trở lên được ưu tiên khi xét các danh hiệu sinh viên xuất sắc, tiên
tiến, xét các loại học bổng về học tập và khuyến khích tài năng.
- Sinh viên đạt kết quả tốt trong kỳ thi chuyên đề, học sinh giỏi, có các
công trình NCKH được đánh giá xuất sắc, được Nhà trường xét cộng điểm
hoặc cho miễn thi môn học có liên quan.
- Sinh viên có đề tài nghiên cứu được báo cáo tại Hội nghị khoa học từ
cấp Khoa/Viện trở lên được cộng điểm khi xét ngành học giai đoạn hai.
- Sinh viên được xét chuyển tiếp nghiên cứu sinh trong và ngoài nước phải
có ít nhất 1 công trình nghiên cứu được khen thưởng từ cấp Trường trở lên.
Hay sinh viên Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội có truyền thống nghiên
cứu khoa học (NCKH) tốt, nhất là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

12


(KH XH&NV). Hàng năm, Nhà trường đều tổ chức hoạt động nghiên cứu
khoa học sinh viên, thu hút gần 300 sinh viên (SV) tham gia với trên 100 đề
tài các loại được duyệt. Do vậy, nhà trường đã tạo ra một văn hóa nghiên cứu
khoa học trong sinh viên. Còn tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, theo thông lệ, vào đầu năm học, nhà
trường tổ chức lớp tập huấn nghiên cứu khoa học nhằm trang bị cho sinh viên
những vấn đề lý thuyết, phương pháp nghiên cứu cơ bản cũng như cách thức
triển khai nghiên cứu và viết sản phẩm nghiên cứu.
Về kinh phí cho hoạt động NCKH của SV thì theo PGS.TS Vũ Văn Tích,
thực trạng tài chính cho hoạt động KHCN của các trường đại học hiện nay
thực sự rất khiêm tốn. Trong bản báo cáo kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu

cho biết đầu tư tài chính cho hoạt động KHCN trong cả nước bình quân cả
giai đoạn 2011-2015 vào khoảng 1,7% ngân sách Nhà nước - tương đương
0,4% GDP, thấp so với các nước trong khu vực: Thái Lan là 0,48%; Malaysia
1,26% và Singapore là 2,2% GDP (theo tính toán của World Bank năm 2016).
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác NCKH, nhiều tác giả đã
lựa chọn vấn đề nghiên cứu khoa học của sinh viên làm nội dung nghiên cứu
của mình, như:
- Phạm Trung Thanh, Nguyễn Thị Lí (2000), Phương pháp thực hiện
đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên, Nxb Khoa học và Kĩ thuật
- Phạm Viết Vượng (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
giáo dục (Dùng cho các trường đại học và đại học sư phạm), Hà Nội.
- Lê Thị Tuấn Nghĩa (2010), Để hướng dẫn sinh viên NCKH thành
công, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 112, 9/2011...
Hay trong các luận văn thạc sĩ có nhiều đề tài quan tâm đến thực trạng
và biện pháp quản lý hoạt động NCKH của SV như:

13


- Lê Thi Thanh Chung (2006), Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên
cứu khoa học giáo dục của sinh viên đại học sư phạm, Luận án Tiến sĩ Giáo
dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội [8].
- Đinh Ái Linh (2006), Công tác quản lí hoạt động học tập và nghiên
cứu khoa học của sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Luận
văn Thạc sĩ Quản lí giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TPHCM [14].
- Bùi Thị Kiều Phượng (2016), Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tạp chí
Quản lý Giáo dục số 82-3/2016. Đã đánh giá những mặt mạnh và hạn chế của
việc quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, từ đó đã đề xuất các biện pháp
quản lý có tính khoa học nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý hoạt

động NCKH của SV và chất lượng đào tạo của trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn [21].
- Vũ Thị Thanh Mai (2015), Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ Quản lý
Giáo dục. Luận văn đã đề xuât được những biện pháp quản lý phù hợp, bám
sát thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả NCKH của sinh viên góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo của nhà trường [16].
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu ngoài nước
Các trường Đại học trên thế giới cũng rất quan tâm đến hoạt động
NCKH của sinh viên và xem đây như là một hoạt động quan trọng nhằm phát
triển chất lượng sinh viên. Như các trường Đại học ở Liên Xô trước đây, rất
coi trọng các hình thức NCKH cho SV, trong đó tổ chức cho SV làm khóa
luận, luận văn tốt nghiệp được xem là quan trọng nhất.
Năm 1972, P.T.Prikhodko trong tác phẩm “Tổ chức và phương pháp
công tác NCKH” đã giới thiệu những đặc trưng cơ bản của hoạt động NCKH
của SV: tác giả đánh giá tầm quan trọng của tổ chức cho SV làm niên luận,

14


khóa luận tốt nghiệp, coi đây là những hình thức tập dượt NCKH nhờ đó mà
SV có khả năng tự học suốt đời.
Trong tác phẩm “Research and Report Writing”, tác giả Francesco
Cordasco và Elliots S.M.Galner đã chỉ ra những hoạt động cụ thể để hình
thành kỹ năng NCKH cho sinh viên.
Tại Singapore năm 1983, hai tác giả Keith Howard và John A.Sharp
đã biên soạn tài liệu “The management of a student research project”,
nhằm giúp sinh viên biết cách quản lý kế hoạch nghiên cứu.
Hay “Quản lý công tác nghiên cứu khoa học”, K.Bexle, E. Delsen,
Xlasinxki do Nguyễn Văn Lân dịch từ bản tiếng Nga, Nguyễn Xuân Khoa

hiệu đính, bản viết tay, 1983 tại thư viện Đại học sư phạm Hà Nội.
1.2. Những khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Trong từ điển Giáo dục học “quản lý” là tổ chức điều khiển hoạt động
của một đơn vị, một cơ quan [11, tr.1363].
Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ thì: “Quản lý là một quá trình định
hướng, quá trình có mục đích, quản lý có hệ thống là quá trình tác động đến
hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu này đặc
trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn”.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là những tác động có định
hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ
chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định” [22, tr.10].
Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người. Quản
lý là hoạt động do một hay nhiều người điều phối hành động của những người
khác nhằm đạt được một mục tiêu nào đó một cách có hiệu quả.

15


Hiểu một cách khái quát nhất: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ
chức, có tính hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt
được mục tiêu đã đề ra”.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có tính hướng
đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, điều
phối, giám sát… một cách có hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt
động phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội.
Theo M.I.Kônđakôp khẳng định: “Quản lý giáo dục là tập hợp những
biện pháp tổ chức cán bộ, giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính, cung tiêu nhằm

đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục,
bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng
như chất lượng”.
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng
quan là điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo
thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển
giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà
cho mọi người. Cho nên, QLGD được hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục
quốc dân” [3, tr.31]
Bản chất Quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức của chủ thể
QL tới khách thể QL và các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo
dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục.
Như vậy, Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có
kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống giáo dục
được quản lý, vận hành theo đúng đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng,
thực hiện được các mục tiêu giáo dục đề ra.
1.2.3. Khoa học

16


Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm khoa học, tiêu biểu là tác
giả Phạm Viết Vượng. Tác giả đã phân tích khái niệm khoa học trên ba khía
cạnh:
- Thứ nhất, khoa học là một hình thái, yếu tố xã hội.
- Thứ hai, khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy và
những quy luật phát triển khách quan của nó được hình thành trong lịch sử xã
hội của nhân loại.
- Thứ ba, khoa học luôn vận động, biến đổi, vận động và phát triển để
đón đầu, định hướng cho sự phát triển của xã hội.

Sau khi phân tích ông giới thiệu định nghĩa về khoa học: “Khoa học là
hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển
của tự nhiên, xã hội và tư duy. Hệ thống tri thức này được hình thành trong
lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.”
Từ đó có thể thấy, khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra
những kiến thức mới, học thuyết mới… về tự nhiên và xã hội. Những kiến
thức hay học thuyết mới này tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không
còn phù hợp. Ví dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được
thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận.
Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật
chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư
duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển
trên cơ sở thực tiễn xã hội. Các nhà nghiên cứu đã phân biệt ra 2 khái niệm
thuộc hệ thống tri thức đó là tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động
sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con
người với thiên nhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về
cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người

17


trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và
phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật
sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối
quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ
phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là
cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.
- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ
thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học, các họat động này có mục tiêu xác

định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh
nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những
thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong
tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ
môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh
học…
1.2.4. Nghiên cứu khoa học
Theo Từ điển Triết học (1986), khoa học được định nghĩa là “lĩnh vực
hoạt động nghiên cứu nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự
nhiên, xã hội, tư duy và bao gồm tất cả những điều kiện, những yếu tố của sự
sản xuất này: nhà khoa học, cơ quan khoa học, phương pháp, thông tin khoa
học”.
Thông thường người ta hiểu: Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên,
về xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã
hội và tư duy, hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và không
ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.
Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm … dựa
trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy
luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới (đây là hướng

18


nghiên cứu hàn lâm) hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô
hình mới có ý nghĩa thực tiễn (đây là hướng nghiên cứu ứng dụng).
Nghiên cứu khoa học là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt
động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm
kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều con người
chưa biết đến hoặc chưa biết đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng
tri thức mới có giá trị mới về nhận thức hoặc phương pháp.

Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự
vật, quy luật tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng
vào thực tiễn. Là sự khám phá, phát hiện những quy luật vận động của thế giới
tự nhiên và xã hội (bao gồm cả con người), là sự sáng tạo các giải pháp và sử
dụng các giải pháp khoa học được khám phá nhằm phục vụ sự tiến bộ của loài
người.
1.2.5. Nghiên cứu khoa học của sinh viên
Nghiên cứu khoa học của sinh viên là một nội dung quan trọng trong
chương trình đào tạo ở trường đại học, qua đó hình thành tư duy và phương
pháp NCKH, thực hiện phương châm “giảng dạy kết hợp với thực nghiệm và
NCKH”.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một hình thức tổ chức
dạy học của nhà trường, đó là quá trình vận dụng các kiến thức tổng hợp và
phương pháp luận NCKH vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong
quá trình học tập, dưới sự hướng dẫn của GV, nhà khoa học nhằm phát triển
năng lực trí tuệ, rèn luyện phương pháp và các phẩm chất tự học, tự nghiên
cứu của sinh viên, góp phần hoàn thiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo của trường
đại học.
Nghiên cứu khoa học của sinh viên là quá trình sinh viên đang theo
học tại các trường Cao đẳng, Đại học tham gia vào quá trình tìm hiểu, nghiên

19


cứu nhằm tìm ra những tri thức mới, luận điểm mới và phát triển hoàn thiện
các kỹ năng bản thân phục vụ công việc.
1.2.6. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học là quá trình tác động có mục
đích của chủ thể quản lý (các đơn vị quản lý khoa học, trường học…) tác
động lên các đối tượng quản lý (sinh viên) bằng các chương trình, kế hoạch,

điều phối, can thiệp, huy động, giúp đỡ, điều chỉnh, kiểm tra nhằm đạt được
những mục đích của tổ chức.
Cũng có thể định nghĩa quản lý nghiên cứu khoa học thực chất là những
tác động của chủ thể quản lý vào quá trình NCKH (được tiến hành bởi tập thể
các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, học sinh sinh viên, với sự hỗ trợ đắc lực
của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nền khoa
học nước nhà.
Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là quá trình
định hướng tổ chức, chỉ đạo, điều khiển và theo dõi đánh giá thực hiện hoạt
động NCKH của sinh viên và sử dụng biện pháp quản lý để tác động nhằm
tăng cường hiệu quả, chất lượng NCKH.
1.3. Những vấn đề lý luận về hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên
1.3.1. Mục tiêu của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Mục tiêu của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên hướng đến
mục tiêu chung của hoạt động khoa học và công nghệ trong trường Đại học
được quy định tại Điều 39, Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13:
“1. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, năng lực nghiên cứu và khả
năng ứng dụng khoa học và công nghệ của giảng viên, nghiên cứu viên, cán
bộ quản lý, viên chức.

20


2. Hình thành và phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho người
học; phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trình
độ cao.
3. Tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp mới để phát triển khoa học và
giáo dục, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
của đất nước”

Như vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được thực hiện
nhằm ba mục đích chính, đó là:
- Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo;
- Tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học;
- Giải quyết một số vấn đề khoa học và thực tiễn.
Nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm khơi dậy và phát huy tinh
thần tích cực, tự học, tự bồi dưỡng của SV, đảm bảo để hoạt động NCKH của
trường đạt được mục đích, mục tiêu mong muốn.
1.3.2. Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ chiến lược trọng tâm
của một trường đại học, hai nhiệm vụ này có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Hoạt động KH- CN vừa góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết của xã
hội, vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong
nhà trường, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Quyết định số 418/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược
phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020 chỉ rõ: "Phát triển
khoa học công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là
động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Khoa học và
công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo bước phát triển đột phá về lực
lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước".

21


×