Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của mạng xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.7 KB, 94 trang )

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI
ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHOA QUẢN LÝ – HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số đề tài: CSV.2018-29.01
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Thịnh
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Ngọc Anh

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ: Quản lý đào tạo


Hà Nội, Tháng 04/Năm 2019

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
“SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC” NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI
ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
KHOA QUẢN LÝ – HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Mã số đề tài: CSV.2018-29.01
Thuộc nhóm ngành khoa học:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Anh

Nam, Nữ: Nữ

Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa:

K10B-QLGD

Ngành học:

Quản lý giáo dục

Năm thứ: 3

Người hướng dẫn: ThS. Trần Thị Thịnh

Số năm đào tạo: 4


Hà Nội, Tháng 04/Năm 2019


HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Anh
4x6
Sinh ngày: 12 tháng 07 năm 1995
Nơi sinh: Chương Mỹ - Hà Nội
Lớp:
K10B
Khóa: 10
Khoa: Quản lý giáo dục
Địa chỉ liên hệ: Sn12 - Ngõ 104 - Trung Liệt - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 0983581365
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm
thứ 1 đến năm đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Quản lý giáo dục
Khoa: Quản lý Giáo dục
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích: Không có
* Năm thứ 2:
Ngành học: Quản lý giáo dục
Khoa: Quản lý Giáo dục
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích: Học bổng giỏi
* Năm thứ 3:
Ngành học: Quản lý giáo dục
Khoa: Quản lý Giáo dục
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích: Không có
Tháng 4 năm 2019

Xác nhận của trường đại học
(ký tên và đóng dấu)

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nguyễn Thị Ngọc Anh


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của mạng xã hội đến hoạt động học tập của
sinh viên Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Anh
- Lớp: K10B – QLGD

Khoa: Quản lý

- Năm thứ: 3

Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: Th.S Trần Thị Thịnh
2. Mục tiêu đề tài:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về ảnh hưởng của mạng xã hội đến học tập của
sinh viên và đánh giá ảnh hưởng của mạng xã hội đến học tập của sinh viên khoa

Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục từ đó đề ra một số biện pháp giúp sinh viên sử
dụng mạng xã hội một cách thông minh trong học tập.
3. Tính mới và sáng tạo:
Đề tài “Đánh giá ảnh hưởng mạng xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên
Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục” là một đề tài mới chưa có tác giả nào
nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng mạng xã hội đến hoạt
động học tập của sinh viên Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục, từ đó đề
xuất một số biện pháp, khuyến nghị giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách
thông minh trong học tập.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Những số liệu thống kê về thực trạng đánh giá ảnh hưởng mạng xã hội đến hoạt
động học tập của sinh viên.
- Từ việc khảo sát thực trạng thực trạng đánh giá ảnh hưởng mạng xã hội đến hoạt
động học tập của sinh viên khoa Quản lý-Học viện quản lý giáo dục, đề tài đề xuất
một số biện pháp, khuyến nghị nhằm giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách
thông minh trong học tập.


5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng
và khả năng áp dụng của đề tài:
Đề tài khái quát được cơ sở lý luận về đánh giá ảnh hưởng mạng xã hội đến
hoạt động học tập của sinh viên với việc làm rõ khái niệm mạng xã hội; các loại
mạng xã hội; sinh viên và hoạt động học tập của sinh viên; đánh giá ảnh hưởng của
mạng xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên bao gồm một số tiêu chí đánh giá
về: thời gian sử dụng, nội dung sử dụng, cách thức ứng dụng mạng xã hội trong học
tập của sinh viên. Trong đó nhóm đã chỉ rõ những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
của từng tiêu chí đến hoạt động học tập của sinh viên.
Kết quả nghiên cứu đã khái quát thực trạng ảnh hưởng của mạng xã hội đến
hoạt động học tập của sinh viên khoa Quản lý - Học viện Quản lý giáo dục, từ đó là
cơ sở để các bên hữu quan (nhà trường – gia đình – xã hội) xác định rõ hơn và thực

hiện tốt hơn vai trò của mình trong việc tạo điều kiện, động lực và khuyến khích
sinh viên sử dụng mạng xã hội và phát huy tác động tích cực từ việc sử dụng mạng
xã hội trong hoạt động học tập, hướng tới phát triển chuyên môn nghế nghiệp trong
tương lai, đồng thời cũng giúp bản thân các em nhận thức rõ được mục đích của
việc sử dụng mạng xã hội và xác định, lên kế hoạch sử dụng khoa học phù hợp, hiệu
quả.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ
tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên
cứu (nếu có):
............................................................................................................................
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên
thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
..............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
..............................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Hà Nội, tháng 4 năm 2019

Xác nhận của trường đại học


Người hướng dẫn

(ký tên và đóng dấu)

(ký, họ và tên)


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, trước tiên em xin
gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến Th.Sĩ Trần Thị Thịnh – Học Viện Quản
lý giáo dục, đã hướng dẫn trực tiếp, chỉ bảo em trong suốt quá trình lựa chọn
và hoàn thiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Học viện
đã cung cấp thông tin kịp thời và bổ ích, định hướng cho em trong quá trình
làm đề tài.
Em cũng chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cùng các thầy, cô giáo làm
viêc tại thư viện trường Học viện quản lý giáo dục, Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn đã cung cấp các tài liệu tham khảo hữu ích để hoàn thành đề tài.
Dù rất cố gắng trong quá trình làm đề tài nghiên cứu, song nghiên cứu chắc
chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý,
chỉ dẫn của các thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội tháng 04 năm 2019
Sinh viên


DANH MỤC VIẾT TẮT
Stt

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
21
15
16
17
18
19
20
21
22
23

Từ viết tắt
BBS
CBQL
CBQLGD
CEO

CN
DVMS
GD&ĐT
GS
GV
GVCC
K
MXH
NCKH
NCS
NQ/TW
PGS.TS

QLGD
SV
Th.Sĩ
THPT
TS
TS.GVC
VMN

Nguyên nghĩa
Be back soon
Cán bộ quản lý
Cán bộ quản lý giáo dục
Chief Executive Officer
Cử nhân
Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Giáo dục và đào tạo
Giáo Sư

Giảng viên
Giảng viên cao cấp
Khóa
Mạng xã hội.
Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu Sinh
Nghị quyết trung ương
Phó Giáo sư Tiến sĩ
Quyết Định
Quản lý giáo dục
Sinh viên
Thạc Sĩ
Trung học phổ thông
Tiến sĩ
Tiến sĩ giảng viên chính
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại.


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................1
2. Lý do chọn đề tài...............................................................................................4
3. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................6
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu...................................................................6
6. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG
CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN..............8
1.1. Môt số vấn đề chung về mạng xã hội..........................................................8

1.1.1 Khái niệm.....................................................................................................8
1.1.2 Các loại mạng xã hội....................................................................................9
1.1.3. Sự hình thành và phát triển của mạng xã hội.............................................10
1.1.4. Tác động của mạng xã hội đến đời sống con người...................................12
1.2. Hoạt động học tập của sinh viên các trường đại học...............................16
1.2.1 Khái niệm sinh viên và hoạt động học tập của sinh viên............................16
1.2.2 Đặc điểm của sinh viên và hoạt động học tập của sinh viên.......................18
1.3 Đánh giá ảnh hưởng của mạng xã hội đến hoạt động học tập của sinh
viên.............................................................................................................................. 21
1.3.1 Khái niệm...................................................................................................21
1.3.2. Đánh giá ảnh hưởng mạng của xã hội đến hoạt động học tập của
sinh viên....................................................................................................................... 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................30
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN
HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN LÝ HỌC
VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC...................................................................................31
2.1. Học viện Quản lý giáo dục và quá trình hình thành phát triển
Khoa Quản lý.............................................................................................................31
2.1.1 Khái quát quá trình phát triển, tầm nhìn, sứ mạng của Học viện
Quản lý giáo dục..........................................................................................................31
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Khoa Quản lý – Học viện Quản
lý giáo dục...................................................................................................................34
2.2. Tổ chức khảo sát.........................................................................................40


2.2.1. Mục đích khảo sát......................................................................................40
2.2.2. Nội dung khảo sát......................................................................................40
2.2.3. Công cụ khảo sát.......................................................................................41
2.2.4. Phương pháp khảo sát................................................................................41
2.2.5. Xử lý kết quả.............................................................................................41

2.3. Đánh giá ảnh hưởng của mạng xã hội đến hoạt động học tập của
sinh viên khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục................................................42
2.3.1. Nhận thức của sinh viên và giảng viên về ảnh hưởng của mạng xã
hội đến hoạt động học tập của sinh viên Khoa Quản lý...............................................42
2.3.2 Thời gian gian sử dụng mạng xã hội của sinh viên Khoa Quản lý..............45
2.3.3 Thời điểm sử dụng mạng xã hội của sinh viên Khoa Quản lý....................49
2.3.4 Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên Khoa Quản lý......................52
2.3.5 Tâm lý của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội...........................................55
2.3.6 Thông tin thu thập được từ mạng xã hội đối với các bạn sinh viên
có................................................................................................................................. 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................59
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP SINH VIÊN KHOA
QUẢN LÝ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TRONG HỌC TẬP.................................60
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp....................................................................60
3.2. Một số biện pháp giúp sinh viên khoa Quản lý sử dụng mạng xã
hội trong học tập........................................................................................................60
3.2.1. Thay đổi nhận thức của sinh viên về mạng xã hội.....................................60
3.2.2. Lên kế hoạch học tập và sinh hoạt khoa học..............................................61
3.2.3. Tích cực chủ động tham gia của sinh viên vào các hoạt động của
Khoa và Học viện........................................................................................................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................65
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................66
1. Kết luận...........................................................................................................66
2. Khuyến nghị....................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................70
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 2.1.

Những mạng xã hội sinh viên thường sử dụng.......................................43

Bảng 2.2.

Những mạng xã hội giảng viên thường sử dụng để phục vụ cho
hoạt động dạy học..................................................................................43

Bảng 2.3.

Bảng số liệu mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên....................53

Bảng 2.4.

Bảng số liệu mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên theo
đánh giá của giảng viên..........................................................................53

Bảng 2.5.

Bảng số liệu tâm lý của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội...................55

Bảng 2.6.

Bảng số liệu tâm lý của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội theo
đánh giá của giảng viên..........................................................................55

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ sinh viên và giảng viên đánh giá ảnh hưởng mạng xã hội

đến hoạt động học tập của sinh viên khoa Quản lý................................42
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ thể hiện thời gian sử dụng mạng xã hội trong một ngày
của sinh viên Khoa Quản lý...................................................................45
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ thời lượng sử dụng mạng xã hội dành cho hoạt động học
tập của sinh viên khoa Quản lý..............................................................47
Biểu đồ 2.4

Tỷ lệ thể hiện kết quả học tập của sinh viên Khoa Quản lý........................49

Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ thời điểm sử dụng mạng xã hội sinh viên Khoa Quản lý.............50
Biểu đồ 2.6 Tỷ lệ đánh giá của giảng viên về thời điểm sử dụng mạng xã hội
sinh viên Khoa Quản lý..........................................................................51
Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ thể hiện giá trị thông tin từ mạng xã hội đem lại cho sinh
viên Khoa Quản lý.................................................................................57



PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1. Ở ngoài nước
Được xem như một kênh truyền thông mới, sự phát triển bùng nổ của mạng
xã hội thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Trên thế giới, đã có
rất nhiều những công trình nghiên cứu, bài viết về mạng xã hội và giới trẻ đã
thu được nhiều thành quả, tiêu biểu như: Nghiên cứu cứu của Sophie TanEhrhrdt năm 2013: “Social networks”and Internet usages by the young
generations” (Mạng xã hội và thói quen sử dụng Internet của thế hệ trẻ).
Nghiên cứu này đã chỉ ra những thói quen của giới trẻ khi sử dụng mạng xã
hội và Internet, so sánh những thói quen này với những hành vi trong đời thực
cũng như những quan điểm của thế hệ trẻ về mạng xã hội, Internet. Đồng thời,
nghiên cứu cũng nhấn mạnh về sự quan trọng của mạng xã hội và internet

trong xã hội hiện đại. [27]
Một nghiên cứu khác của Isak Ladegaard với tên gọi “Young and old use
social media for surprisingly different reasons” (Những người trẻ và già sử
dụng truyền thông xã hội với những lý do đáng ngạc nhiên) đã cho thấy
những lý do mà mọi người tham gia sử dụng mạng xã hội, mạng xã hội đã
thay đổi thói quen và lối sống của họ như thế nào cũng như xu hướng sử dụng
mạng xã hội trong tương lai như thế nào. [23]
Bên cạnh đó, cũng có không ít những cuộc tranh luận xung quanh vấn đề
những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với thế hệ trẻ, tiêu
biểu như cuộc tranh luận trên trang web Debate.org với tiêu đề: Is social
networking bad for today's generation? (Có phải mạng xã hội là xấu đối với
thế hệ ngày nay?). Đã có rất nhiều ý kiến vào tranh luận, trong đó có 58%

1


đồng ý rằng mạng xã hội đang có những tác động tiêu cực đến thế hệ trẻ, 42%
không đồng ý và kể ra những ưu điểm mà mạng xã hội mang lại. [25]
1.2. Ở trong nước
Tại Việt Nam, mạng xã hội chỉ mới du nhập trong vòng mấy năm gần đây
nhưng nó cũng đã khiến nhiều người chú ý và quan tâm, có nhiều nghiên cứu
cũng như những bài báo viết về sức manh của mạng xã hội trong thời đại
truyền thông đa phương tiện. Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng lại ở
mức độ khái quát và thường tập chung chủ yếu vào những tính năng cũng như
những cách thức truyền thông thông tin trên mạng xã hội, mối quan hệ tương
tác giữa mạng xã hội và truyền thông truyền thống.
Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu đề tài này, nhóm nghiên cứu có điều kiện
tham khảo các tài liệu ở Văn phòng khoa, thư viện của trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Học viện Quản lý giáo dục, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, Đại học Quốc gia, cũng như tài liệu từ các nguồn khác và nhận

thấy rằng trong các diễn đàn về mạng xã hội thì đã có khá nhiều những công
trình nghiên cứu về mạng xã hội tiêu biểu như: Tác động của mạng Facebook
đối với sinh viên đại học Văn Lang của sinh viên Phạm Thuỳ An khoa PR
trường đại học Văn Lang, đề tài này chủ yếu nghiên cứu về sự tác động của
facebook đối với sinh viên và mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên. [1]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hoa trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn về đề tài “Tác động của mạng xã hội facebook đến sinh viên hiện
nay”. Đề tài đã nghiên cứu được những nguyên nhân, thực trạng, ảnh hưởng
tích cực và tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội đến học tập của sinh viên và đưa
ra một số khuyến nghị giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội vào học tập hiệu
quả hơn. [7]
Ngoài ra còn có có nghiên cứu của Tiến sĩ Trần Thị Minh Đức ở Viện Hàn
Lâm khoa học xã hội Việt Nam nghiên cứu về “Sử dụng mạng xã hội trong
sinh viên Việt Nam”. Nghiên cứu này cho thấy sinh viên sử dụng facebook
2


nhiều nhất, nhu cầu là để tương tác giải trí, mặc dù mức độ chịu áp lực từ
mạng xã hội chưa đáng báo động , nhưng khi sinh viên càng có nhu cầu sử
dụng thì nguy cơ chịu áp lực từ mạng xã hội càng lớn. [4]
Đề tài “Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Thái
Bình”, luận văn Thạc sỹ Tâm lý học của Đặng Thị Nga (2013) đã khái quát
chung về tình hình sử dụng MXH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm
Thái Bình. Qua nghiên cứu đề tài đã chỉ ra rằng, MXH trong xã hội ngày nay
đóng một vai trò to lớn trong đời sống của mỗi người và có ảnh hưởng lớn đối
với hoạt động sống và học tập của sinh viên. [14]
Luận văn của học viên Hoàng Thị Hải Yến, (2012), Khoa Báo chí và
Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội với đề tài: “Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt
Nam từ năm 2010 đến năm 2011 – thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng

Facebook, Zingme và Go.vn). Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý thuyết
chung về mạng xã hội, nghiên cứu thực trạng trao đổi thông tin của giới trẻ
Việt Nam trên mạng xã hội từ năm 2010 – 2011 qua khảo sát thông tin và
người dùng ở 3 trang mạng xã hội Facebook, Zingme và Go.vn. Chỉ ra những
mặt tích cực và tiêu cực khi giới trẻ tham gia vào mạng xã hội. Trình bày kinh
nghiệm, giải pháp và mô hình quản lý giới trẻ Việt Nam sử dụng mạng xã hội.
[22]
Có thể thấy các nghiên cứu trên đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên thì
chưa có đề tài nghiên cứu nào về mạng xã hội ảnh hưởng đến học tập đối với
cụ thể sinh viên trường Học viện Quản lý giáo dục. Bởi vậy, chúng tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá ảnh hưởng của mạng xã hội đến hoạt động
học tập của sinh viên khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục” là một trong
những đề tài đầu tiên nghiên cứu về những tác động của mạng xã hội đến hoạt
động học tập của sinh viên khoa Quản lý, ở khía cạnh những thay đổi về lối
sống, cách thức thu thập và truyền tải thông tin cũng như những quan niệm về
3


sử dụng mạng xã hội trong hoạt động học tập. Đây là đề tài không trùng lặp
và khá mới mẻ ở Học viện Quản lý giáo dục.
2. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh nhu cầu được ăn no, mặc đẹp thì nhu
cầu về giải trí của con người cũng ngày được nâng cao. Và sự phát triển của
hệ thống mạng toàn cầu nói chung và mạng xã hội nói riêng chính là một
trong những yếu tố góp phần đáp ứng cho nhu cầu ấy. Cũng từ đó, mạng xã
hội dần trở thành thói quen giải trí, tiêu khiển của giới trẻ, điển hình là các
bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội không chỉ dừng
lại ở mức độ giải trí mà còn có tác động lớn đến tâm lý, lối sống, hành vi và
cách ứng xử của sinh viên trong các mối quan hệ. Sự bùng nổ của công nghệ
thông tin đã tạo những điều kiện và cơ hội cho mọi người giao lưu, liên kết,

chia sẻ sở thích, sự quan tâm, ý tưởng, những việc làm bằng các phương tiện
truyền thông hiện đại – nhất là sự phát triển ngày càng đa dạng của internet,
trong đó có các mạng xã hội.
Đối với sinh viên, những tiện ích mà mạng xã hội mang lại như sử dụng nó
trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Sinh viên thông qua
mạng xã hội liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm người có cùng sở thích,
cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới
sinh thực hiện những hành động có ý nghĩa tích cực như tổ chức các hoạt
động từ thiện nhân những ngày Lễ Tết, giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những
sinh hoạt văn hóa lành mạnh; nhiều nhóm chia sẻ sở thích du lịch kết hợp việc
làm từ thiện ở vùng cao biên giới hẻo lánh…Không chỉ vậy, rất nhiều sinh
viên từ các trường đại học khác nhau trên mọi miền tổ quốc đã lập ra những
trang giúp đỡ nhau học tập tiếng Anh hoặc các môn học chuyên ngành. Đây là
một trong những kênh giúp các bạn nâng cao hiệu quả học tập, chia sẻ kiến
thức và tài liệu.

4


Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì việc sử dụng mạng xã hội cũng
gây ra những tác động không tốt đối với sinh viên. Mạng xã hội đã khiến
nhiều sinh viên sao nhãng việc học tập cũng như tham gia các hoạt động ngoại
khóa. Quỹ thời gian tự học của các bạn giảm đi do dành quá nhiều thời gian
cho các hoạt động trên các trang mạng. Mạng xã hội còn tiềm ẩn nguy cơ khi
những thông tin, nội dung, hình ảnh riêng tư được đưa lên mạng để chia sẻ với
người thân, bạn bè… nhưng vô tình bị kẻ xấu lợi dụng và sử dụng vào mục
đích xấu, hoặc là người sử dụng mạng xã hội chưa có ý thức, vô trách nhiệm
trong việc đưa thông tin xấu lên mạng gây ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ
của sinh viên. Tất cả những vấn đề này có tác động tiêu cực đến đời sống và
việc học của sinh viên.

Học viện Quản lý giáo dục hiện tại đã và đang tuyển sinh đến khóa sinh viên
thứ 12, tổng số sinh viên tính đến nay là 1800 sinh viên. Trong đó hơn 200
sinh viên Khoa Quản lý ai cũng có ít nhất một tài khoản mạng xã hội như
Facebook, Zalo. Đó là điều hiển nhiên trong xã hội ngày nay, bởi đây là kênh
liên lạc hữu hiệu giúp sinh viên trao đổi, liên lạc với các bạn cùng lớp, cùng
khóa, cùng ngành và thậm chí là ngành khác và khoa khác. Tuy nhiên, việc sử
dụng mạng xã hội cho hoạt động học tập để có thể phát huy được hết tính
năng của nó mà lại không phụ thuộc vào nó là điều mà không phải sinh viên
nào cũng làm được, do đó nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá
ảnh hưởng của mạng xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên khoa
Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục” làm đề tài nghiên cứu của mình, nhằm
bước đầu đánh giá những tác động của mạng xã hội đối với hoạt động học tập
của sinh viên khoa Quản lý, Học viện lý giáo dục, từ đó đề xuất một số biện
pháp giúp sinh viên khoa Quản lý sử dụng mạng xã hội một cách thông minh
trong học tập.

5


3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về ảnh hưởng của mạng xã hội đến học tập của
sinh viên và đánh giá ảnh hưởng của mạng xã hội đến học tập của sinh viên
khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục từ đó đề ra một số biện pháp giúp
sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách thông minh trong học tập.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Đọc, tra cứu, khái quát hóa, tổng hợp, phân tích những tài liệu khoa học về
mạng xã hội, hoạt động học tập của sinh viên đại học, ảnh hưởng của mạng xã
hội đến hoạt động học tập của sinh viên, đánh giá ảnh hưởng của mạng xã hội
đến hoạt động học tập của sinh viên để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề

nghiên cứu.
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát việc sử dụng điện thoại thông minh và máy
tính của sinh viên Khoa Quản lý khóa 9, 10, 11, 12 để nắm được thái độ, tinh
thần và tần suất sử dụng mạng xã hội của sinh viên
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng phần câu hỏi có nội dung
liên quan đến đánh giá ảnh hưởng mạng xã hội đến học tập của sinh viên khoa
quản lý Học viện quản lý giáo dục.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp một số bạn sinh viên
4.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
- Phương pháp thống kê toán học: thống kê số liệu bằng exel
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đánh giá ảnh hưởng của mạng xã hội đến học tập của sinh viên Khoa

6


Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục

7


5.2. Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu: Việc sử dụng mạng xã hội phục vụ cho việc học tập
của sinh viên.
6. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát ảnh hưởng của mạng xã hội đến hoạt động học tập của sinh viên
khóa 9, 10, 11, 12 ngành Quản lý giáo dục và ngành Kinh tế giáo dục


8


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI
ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

1.1. Môt số vấn đề chung về mạng xã hội
1.1.1 Khái niệm
“Mạng xã hội” hay còn gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng anh: social netword) là
một ứng dụng giúp kết nối mọi người ở bất cứ đâu, là bất kỳ ai thông qua dịch
vụ internet, giúp người dùng có thể chia sẻ những sở thích và trao đổi những
thông tin cần thiết với nhau. Mạng xã hội dành cho mọi đối tượng sử dụng,
không phân biệt giới tính, độ tuổi, vùng miền… Người dùng có thể liên kết
với nhau dù họ ở bất cứ đâu, chỉ cần có internet. (Theo Wikipedia)
Mạng xã hội là một loại hình dịch vụ kinh doanh.Tại sao lại nói như vậy, bởi
nó sẽ công cụ kết nối mọi người khắp cả nước lại với nhau thông qua internet
về các vấn đề sở thích, hay thông tin quan trọng… nó không phân biệt đối
tượng sử dụng và có thể kết nối ở bất kì không gian thời gian nào. Khi ta sử
dụng đồng nghĩa ta phải bỏ tiền ra thì ta mới có thể kết nối với mọi người, do
đó đây là loại hình kinh doanh dịch vụ thu tiền gián tiếp từ người sử dụng
(theo VVM)
Theo DVMS mạng xã hội, hay còn có thể biết đến dưới những tên gọi khác
như "cộng đồng ảo" hay "trang hồ sơ", là một trang web mang mọi người đến
với nhau để nói chuyện, chia sẻ ý tưởng và sở thích, hay làm quen với những
người bạn mới.
Mạng xã hội là một loại hình dịch vụ kết nối internet, ở trên đó mọi người có
thể xem phim, chat, nghe nhạc và làm quen với tất cả mọi người không phân
biệt lưa tuổi, trong nước hay ngoài nước, ai có thiết bị thông minh và kết nối
mạng thì đều có thể sử dụng.


9


Mạng xã hội là khái niệm chỉ chung các dịch vụ kết nối thành viên, bạn bè
qua Internet. Các dịch vụ, ứng dụng này cho phép người dùng chia sẻ thông
tin qua tin nhắn, thậm chí gọi điện trực tuyến. Có thể nói, mạng xã hội là một
trong những sản phẩm khoa học trí tuệ của con người trong thời đại bùng nổ
công nghệ thông tin như hiện nay. [9]
1.1.2 Các loại mạng xã hội
Với thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, có rất nhiều
MXH để sử dụng. Trong khuôn khổ của một đề tài nghiên cứu khoa học sinh
viên, tác giả xin trình bày một số MXH sau:
- Facebook: là trang mạng xã hội phát triển nhất hiện nay, người dùng
có thể truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều hành. Qua đó người
dùng có thể tham gia các trang mạng theo khu vực, nơi làm việc, trường học
và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người thể kết bạn và
gửi tin nhắn cho nhau, cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo
cho bạn bè biết về chúng. Đây là kênh thông tin giúp mọi người gần nhau hơn
thông qua tương tác. [23]
- Zalo là ứng dụng để trò chuyện (video call), nhắn tin, kết nối bạn bè xung
quay miễn phí được phát triển bởi tập đoàn Game hàng đầu Việt Nam là
Vinagame. Zalo cho phép bạn có thể tạo và tham gia các nhóm trò chuyện,
chia sẻ thông tin với bạn bè, đồng nghiệp và gia đình một cách thuận tiện
nhất. [23]
- Instagram: mạng xã hội với tính năng đặc trưng là chia sẻ và chỉnh sửa hình
ảnh. Khi người sử dụng chụp một tấm ảnh và muốn chia sẻ lên Instagram,
trang mạng 14 này sẽ xuất hiện tính năng chỉnh sửa hình ảnh với nhiều công
cụ cắt, xoay, đổi màu, ghép ảnh… để bức ảnh được đăng tải trở nên đẹp hơn.
[23]


10


- Twitter: là một trang mạng xã hội cho người sử dụng có thể tải hình
ảnh lên, viết và đọc nội dung có độ dài giới hạn. Nếu như bạn là người chuyên
nhắn tin điện thoại thì bạn sẽ biết rõ giới hạn 160 ký tự của tin nhắn
SMS. Twitter cũng gần giống thế như thậm chí số ký tự cho phép còn ít hơn
chỉ có 140 ký tự. Twitter có 320 triệu người dùng. [23]
- Youtube: mạng xã hội chuyên biệt các tính năng xoay quanh mục
đích chia sẻ phim ảnh (video). Người dùng có những tính năng riêng biệt để
xử lý video như thêm phụ đề, cắt - ghép phim, chỉnh nhạc nền… [23]
- Google: Sau Facebook thì Google được mọi người sử dụng tương đối
nhiều đặc biệt là các bạn sinh viên, đây được xem như công cụ hỗ trợ đắc lực
cho việc học của sinh viên. Với các dịch vụ khác của Google, bao gồm Gmail,
Youtobe. Google mang các đặc điểm phổ biến của phương tiện truyền thống
xã hội như nhận xét, chia sẻ phim ảnh, video... với vòng kết nối xã hội của
bạn. Google là mạng xã hội mà bất kì người dùng mạng nào cũng chọn lựa hỗ
trợ trong công việc cũng như học tập Trong Google, mọi người trò truyện,
chia sẻ ý kiến, đăng ảnh và video lưu giữ liên lạc và chia sẻ tin tức cá nhân,
chơi trò chơi, lập kế hoạch họp mặt và gặp gỡ, gửi lời chúc sinh nhật và ngày
lễ, làm bài tập và làm việc cùng nhau, tìm và liên hệ với bạn bè và họ hàng
mà lâu ngày không liên lạc, đánh giá sách, đề xuất nhà hàng và hỗ trợ mục từ
thiện. 15 Bên cạnh các tính năng chuyên biệt của một số mạng xã hội, đa phần
các mạng xạ hội đều có những tính năng bổ trợ cho công tác truyền thông và
quảng cáo. Tuy nhiên, những tính năng chuyên biệt đòi hỏi người dùng phải
có kiến thức và kĩ năng nhất định về công nghệ thông tin. Do đó, người sử
dụng mạng xã hội với thành phần, trình độ chuyên môn và lứa tuổi rất đa
dạng, chỉ sử dụng những chức năng cơ bản như chính trò chuyện, chia sẻ dữ
liệu, bình luận, ghi chép nhật kí điện tử. [23]


11


1.1.3. Sự hình thành và phát triển của mạng xã hội
Khởi điểm cho thời đại kết nối không giới hạn như ngày nay diễn ra vào
những năm 70 thế kỉ trước. Năm 1971, thư điện tử đầu tiên được gửi đi giữa
hai chiếc máy tính…nằm cạnh nhau với thông điệp ngắn gọn gồm dãy kí tự
hàng đầu từ phía trái trên bàn phím chuẩn hiện nay “QWERTYUIOP”. [9]
Tiếp đến, cùng năm 1978 diễn ra 2 sự kiện quan trọng. Hệ thống trao đổi
thông tin dữ liệu BBS điện thoại đường dài hoạt động. Ngoài ra, những trình
duyệt sơ khai thời đầu cũng bắt đầu “lây lan” khắp nơi thông qua USENET,
một trong số những nền tảng BBS đầu tiên. [9]
Tuy nhiên, cũng phải đến 20 năm sau, trên Internet mới bắt đầu hình thành
những mạng xã hội đầu tiên. Tên tuổi tiên phong làm nên cuộc hành trình
social network đầu tiên trong gần 20 năm nay trước khi rơi vào quên lãng là
Geocites.
Năm 1994, Geocities được thành lập. Người dùng có thể khởi tạo và phát triển
những địa chỉ, website cá nhân tại đây. Yahoo đã mua lại Geocities và biến
trang này thành một địa chỉ quen thuộc với người dùng Yahoo. Tuy nhiên, do
công nghệ lạc hậu và thiếu linh hoạt trong chiến lược phát triển, Geocities đã
buộc phải đóng cửa cách đây không lâu, nhường bước cho Facebook,
Linkedin, Twitter hay MySpace…. [9]
Một năm sau khi Geocites ra đời, mạng xã hội đáng chú ý thứ hai trong giai
đoạn này là Theblobe.com hình thành. Trang web cho phép người dùng cơ hội
được trải nghiệm và xuất bản nội dung bất kì theo ý mình, đồng thời dễ dàng
tương tác với bạn bè có cùng sở thích.
Tuy nhiên, TheGlobe.com đã nhanh chóng tụt dốc thê thảm do thiếu các điều
kiện thiên thời địa lợi như hiện nay. Chỉ trong 3 năm, mạng xã hội này đã
“đánh mất” gần như toàn bộ số tiền 850 triệu USD, thu được từ lần phát hành

cổ phiếu đầu tiên, còn đúng 4 triệu USD. Hiện nay, TheGlobe chỉ còn lại một
trang index đơn giản. [9]

12


×