Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

CLB bóng đá trong nhà trường là nơi tập hợp các học sinh có cũng sở thích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 15 trang )


Hương Toàn, ngày 10 tháng 5 năm 2019

BÁO CÁO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, CẢI TIẾN KỸ THUẬT
Đề nghị công nhận danh hiệu: Chiến sĩ thi đua cơ sở

- Họ và tên: Đỗ Đình Quốc Phong
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm giáo dục thể chất.
- Chức vụ: Tổ phó tổ Bộ Môn
- Đơn vị công tác: Trường tiểu học số 2 Hương Toàn.
- Tên đề tài sáng kiến: Một số biện pháp duy trì và hoạt động hiệu quả câu lạc
bộ bóng đá ở trường tiểu học số 2 Hương Toàn.

1. Lí do chọn đề tài:
Ngày 27/03/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: “ Giữ gìn dân chủ,
xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành
công. Một người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, một người dân mạnh khoẻ
tức làm cho cả nước khoẻ mạnh …” và vì thế: “ Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ
là bổn phận của người dân yêu nước” Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rèn
luyện sức khoẻ dưới chế độ mới, để xây dựng một xã hội văn minh. Mục đích của
giáo dục thể chất là phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam.
Giáo dục thể chất và các câu lạc bộ thể dục- thể thao nói chung và câu lạc bộ bóng
đá trong trường tiểu học nói riêng, nắm giữ một vai trò quan trọng trong việc giáo
dục toàn diện. Môn bóng đá trong trường học là một biện pháp tích cực tác động
nhiều tới sức khỏe học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng
vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh để rèn luyện thân thể, bồi dưỡng đạo đức ,
kỹ năng sống và tác phong con người mới.


Cho đến nay, các câu lạc bộ(CLB) trong trường học đã không còn là điều mới mẻ


với nhiều người. CLB học tập, CLB thể thao, CLB nghệ thuật… nhiều CLB đã là
nơi chắp cánh cho những tài năng trong tương lai. Lợi ích của các CLB này nhiều
vô cùng, vừa cho học sinh có thể vui vẻ học tập, vui chơi trong môi trường mà
chúng yêu thích, vừa giúp chúng tự tin vào bản thân, hòa đồng với bạn bè.
Hoạt động câu lạc bộ bóng đá là một trong những phương thức hoạt động sinh
động, là công cụ để giáo dục tư tưởng, văn hoá, giáo dục truyền thống và giáo dục
thẩm mỹ cho học sinh. Đồng thời là môi trường tiên tiến để mỗi thành viên tự điều
chỉnh nhận thức, hành vi, rèn luyện, giao tiếp, ứng xử qua các loại hình sinh hoạt
khác nhau của câu lạc bộ bóng đá, học sinh có dịp giúp nhau học tập, trao đổi kinh
nghiệm trong cuộc sống, phát huy mặt tích cực, cải thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu
cực, lạc hậu, kích thích tính chủ động, sáng tạo, tính tích cực xã hội, xây dựng nếp
sống văn minh môi trường học đường lành mạnh.
Không chỉ thế, những hoạt động ngoại khóa như thế này chắc chắn tốt hơn rất
nhiều so với việc học sinh lãng phí thời gian của mình ở những nơi khác như tiệm
internet, rong chơi… Phụ huynh có thể yên tâm hoàn toàn khi con em mình tham
gia các CLB bóng đá của trường học bởi ở đó chúng được an toàn, và vui chơi lành
mạnh. Trường học có thể khuếch trương danh tiếng của mình khi các câu lạc bộ
phát triển và gặt hái thành tựu.
- Ở học sinh phổ thông nói chung và học sinh tiểu học nói riêng, tính vui tươi
hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu ở các em. Vì vậy trong môn thể dục không
nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây sự mệt mỏi, căn thẳng,
nhàm chán dẫn đến phản tác dụng trong môn học. Cần phải tạo nên sự hứng thú,
giúp các em ham thích bằng các hình thức câu lạc bộ bóng đá. Mặc khác, có nhiều
đối tượng học sinh khác nhau: giới tính, lứa tuổi, có em có sức khỏe tốt, có em có
sức khỏe yếu, …
Mặc khác, theo báo cáo của phòng giáo dục và đào tạo Thị Xã Hương Trà về
dự án bóng đá cộng đồng 2016-2018 và mô hình hoạt động bền vững sau năm 2018
khi mà FFAV không tài trợ kinh phí và các CLB phải tự chủ kinh phí tự chủ hoạt
động thì các câu lạc bộ bóng đá cộng đồng tại Hương Trà gặp những khó khăn
chung là: hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ chưa đồng điều, các CLB chưa chủ

động trong việc tổ chức các hoạt động…, các hoạt động nhiều khi thiếu tính sáng
tạo, còn lập đi, lập lại, ít gây hứng thú cho học sinh, sự quan tâm của cha mẹ học


sinh còn hạn chế, phụ huynh không cho các học sinh nữ tham gia, hoạt động bóng
đá KNS còn bị chồng chéo với các hoạt động khác trong nhà trường……
Vậy phải làm thế nào để các em này cùng được gia nhập, tập luyện, tham gia
câu lạc bộ bóng đá nhà trường thường xuyên. Phải dùng biện pháp nào?
- Với suy nghĩ và phương pháp đặc ra như vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài:
Một số biện pháp duy trì và hoạt động hiệu quả câu lạc bộ bóng đá ở trường tiểu
học số 2 Hương Toàn.


2. Giải quyết vấn đề:
2.1 Những lí luần chung
Khái niệm CLB đã có từ lâu đời, thịnh hành khắp nơi trên thế giới đặc biệt là
những nước có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Cụm danh từ “Câu lạc bộ” và
thực tế các hình thức tổ chức của nó đã phát triển rộng rãi, muôn hình muôn vẻ
trong mọi lĩnh vực và hoạt động xã hội như: CLB văn hóa văn nghệ, CLB khoa học
kỹ thuật, CLB khiêu vũ... CLB là tổ chức xã hội bao gồm một tập hợp người nhất
định trên cơ sở tự nguyện, tự giác và ham thích một mặt hoạt động nào đó của xã
hội.
Câu lạc bộ thể thao trong trường tiểu học là một loại hình tổ chức vừa là một
phương thức hoạt động, là một tổ chức vững chắc của các đơn vị, nhằm hỗ trợ giải
quyết các vấn đề do các nhu cầu đặt ra của sinh họ sinh. Câu lạc bộ là nơi có những
hoạt động phong phú, phù hợp với nhu cầu, lợi ích của những thành viên tham gia
CLB; nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý nghĩa của việc tập luyện thể dục
thể thao; tạo điều kiện cho các thành viên tập luyện và tham gia thi đấu, tạo môi
trường cho các tài năng và năng khiếu được bộc lộ, phát triển.
Nguyên tắc tổ chức hoạt động của CLB bóng đá là tự nguyện tự giác. Mục đích

của người tham gia CLB bóng đá là để trao đổi, rèn luyện, học tập nâng cao trình
độ chuyên môn, tiếp thu kiến thức trong một hoạt động nào đó, đồng thời trực tiếp
thể hiện bản thân thỏa mãn nhu cầu và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của họ.
Nâng cao nhận thức và rèn luyện kỹ năng trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng, sở
thích của từng đối tượng học sinh với những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, Câu
lạc bộ bóng đá có trách nhiệm từng bước thoả mãn, đáp ứng nhằm nâng cao nhận
thức về mọi mặt trong học tập và vui chơi cho học sinh. Đồng thời giúp các em rèn
luyện những kỹ năng cơ bản trong học tập và trong quan hệ xã hội.
Câu lạc bộ bóng đá là gì?
CLB bóng đá trong Nhà trường là nơi tập hợp các học sinh có cũng sở thích, năng
khiếu ở một lĩnh vực Bóng đá tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập, vui
chơi, giải trí phù hợp với bản thân.
Có nhiều người nghĩ rằng mục đích của Câu lạc bộ bóng đá chỉ là phát triển các
tài năng và để thắng trong các trận thi đấu bóng đá. Một cách tốt hơn để tiếp cận là
để xem Câu lạc bộ như là một nơi dành cho Cộng đồng địa phương và dành cho
những ai quan tâm đến bóng đá, đó là cầu thủ, tình nguyện viên, người hỗ trợ hay
lãnh đạo CLB... Câu lạc bộ là nơi mà niềm vui là mối quan tâm chung duy nhất,
nơi tinh thần đoàn kết là rất mạnh, nơi mà chính bóng đá làm tất cả hài lòng trên tất


cả các cấp độ, nơi mà những cuộc tranh tài cũng chỉ nhằm mục đích là vui. Có một
kế hoạch không cạnh tranh cho trẻ em tại Câu lạc bộ không có nghĩa là hạn chế sự
phát triển tài năng mà là tạo cơ hội cho tài năng phát triển. Nếu tuân theo các
khuyến nghị trên, Câu lạc bộ có thể tạo ra một môi trường mà mọi người được chào
đón, Câu lạc bộ có thể là nơi thách thức sự phát triển các kỹ năng trong bóng đá.
2.2. Thực trạng ban đầu:
- Qua tìm hiểu thực tế và trao đổi với đồng nghiệp; trao đổi với cha mẹ học sinh tôi
biết thêm một vài điều về nguyên nhân hoạt động câu lạc bộ bóng đá hoạt động
chưa hiệu quả như mong muốn của ban chủ nhiệm là do:
+ Một số em xem tham gia hoạt động CLB bóng đá là không quan trọng lắm.

+ Một số em chưa hiếu được tác dụng ( Bổ ích) hoạt động CLB bóng đá.
+ Một số học sinh có sức khỏe yếu và không mạnh dạng.
+ Một số học sinh không ưa thích vận động.
+ Một số học sinh nữ không ưa thích vận động, ngại ngùng khi không đá
được bóng.
+ Một phần từ nhận thức sai lầm của cha mẹ học sinh là bóng đá không quan
trọng bằng các môn học khác… còn phán rằng: Con gái mà bóng với đá…. Đen
da… mất thời gian cho việc học khác, không giúp bố mẹ làm việc nhà…. Và còn
nhiều nguyên nhân khác nữa
Đặc biệt hoạt động câu lạc bộ bóng đá trường tiểu học số 2 Hương Toàn trước
đây được sự tài trợ, giúp sức về nhiều mặt từ “Dự án bóng đá cộng đồng tại Việt
Nam” – “Football for All in Vietnam” nhưng sau năm 2018, Dự án sẽ không tồn tại
với cái tên “Dự án bóng đá cộng đồng tại Việt Nam” – “Football for All in
Vietnam” nữa mà sẽ chuyển sang hình thức bóng đá phong trào trong trường học
với sự quản lí của Liên đoàn bóng đá Việt Nam và Bộ Giáo dục & Đào tạo. Nên từ
2018 Dự án bóng đá cộng đồng tại Việt Nam” – “Football for All in Vietnam không
tài trợ kinh phí hoạt động nữa nên giờ đây câu lạc bộ bóng đá trường tiểu học số 2
Hương Toàn phải tìm nhiều biện pháp mới để duy trì hoạt động câu lạc bộ bóng đá
như mong mỏi của các em của ban chủ nhiệm và của cha mẹ học sinh.
2.3. Những giải pháp chính của sáng kiến kinh nghiệm.


2.3.1 Khảo sát sở thích các em:
Đối với ban chủ nhiệm nhà trường: cần tạo điều kiện cho các em học sinh của mình
lựa chon các câu lạc bộ phù hợp với khả năng của mình thông qua việc khảo sát.
Ví dụ: Dùng lời nói để khảo sát sở thích của các em thông qua tiết thể dục. qua đó
vận động để các em thích bóng đá đăng kí tham gia câu lạc bộ mà mình yêu thích.
Nhà trường hỗ trợ cơ sở vật chất và làm hậu phương vững chắc cho các em.
Để tạo không khí thi đua và các em đạt thành tích cao, chúng ta cũng nên tổ chức
các cuộc thi trong trường cũng như cho các em tham gia các cuộc thi với các câu

lạc bộ trường bạn trong phạm vi tỉnh thành…

CLB bóng đá Hương Toàn 2 Giao lưu cùng CLB bóng đá Hương Giang- Hương
Hưu( Nam Đông _ T T Huế.)
Ví dụ: câu lạc bộ bóng đá thì nên tổ chức thi đấu cùng các trường khác hoặc đấu
giải… Ngoài ra nhà trường cần liên hệ, trao đổi với phụ huynh về lợi ích của câu
lạc bộ, từ đó khuyến khích các em tham gia.
2.3.2 Lên lịch sinh hoạt cố định cho câu lạc bộ Bóng đá:
Đối với học sinh Một câu lạc bộ trong trường học là một hoạt động ngoại khóa,các
em sẽ luôn có được những định hướng đúng đắn từ các thầy cô giáo có kinh
nghiệm và còn có chỗ dựa vững chắc trong quá trình hoạt động. Để duy trì câu lạc
bộ, các em nên đặt lịch sinh hoạt thường xuyên và cố định.
Lập kế hoạch hoạt động từng HK, trong mỗi hoạt động có sự điều chỉnh. Tại sao
lập kế hoạch HK? Quá trình hoạt động sẽ phát sinh nhiều thay đổi như việc một số
thành viên không còn hứng thú, có ý muốn thay đổi (do năng lực, do nhận thức cảm
tính, do lôi kéo của bạn...) Do thời tiết. Buổi sinh hoạt trùng với kế hoạch chung


của ngành. Thường xuyên đôn đốc kiểm tra, giao ban quý để câu lạc bộ đi vào nề
nếp
Ví dụ như thứ bảy hàng tuần, hay 2 buổi 1 tuần, sau giờ học buổi chiều ( sau
16h30)… và nghiêm chỉnh tuân theo lịch sinh hoạt.
2.3.3 “Tác động đến nhận thức của học sinh và các đối tượng liên quan”
Đối với gia đình Phụ huynh nhiều người cho rằng con trẻ đi học việc trên lớp là
quan trọng nhất, tham gia những hoạt động ngoại khóa chỉ là những trò hỡi hơi, ảnh
hưởng học tập, ảnh hưởng tương lai. Chúng ta cần làm công tác tuyên truyền công
tác truyền thông thông qua các cuộc họp phụ huynh đầu- cuối năm, giải thích rằng:
Đó là quan niệm cực kỳ sai lầm! Nếu bạn cứ giữ con em mình trong lớp học và về
nhà lại đóng cửa đọc sách, nó sẽ trở thành một con mọt sách chính hiệu .Những đứa
trẻ cần được vui chơi, được giao lưu và sống theo cách mình muốn, vậy nên chúng

cần câu lạc bộ bóng đá. Khi tham gia câu lạc bộ sẽ mài giũa cho con em các bạn
những kỹ năng xã hội, kỹ năng cộng đồng rất thiết thực. Chúng sẽ có những mối
quan hệ, những trải nghiệm mới mẻ tuyệt vời và ít bỡ ngỡ hơn nếu sau này bước ra
cuộc sống. Vậy nên, là người làm cha làm mẹ, các bạn đừng ngăn cản con em mình
tham gia hoạt động câu lạc bộ.
2.3.4 Kiện toàn Ban chủ nhiệm(BCN) và các tiểu ban hằng năm:
Kiện toàn Ban chủ nhiệm(BCN) và Ban chủ nhiệm câu lạc bộ thành lập các tiểu
ban, Hằng năm có một số lượng lớn các em rời khỏi câu lạc bộ vì các em lớp năm
ra trường lên lớp sáu, nên cần kiện toàn BCN và các tiểu ban từ đó xác định mục
tiêu nhiệm vụ cho từng tiểu ban.
Ví dụ:Ban chủ nhiệm: Tên các tiểu ban- Người phụ trách Trưởng Ban: ……, Phó
Ban: …….
Phân công người phụ trách: Người phụ trách có thể là thành viên của Ban Chủ
nhiệm Câu lạc bộ hoặc chỉ là thành viên của Câu lạc bộ. Người phụ trách có trách
nhiệm tiến hành toàn bộ công việc chuẩn bị kiểm tra và đôn đốc các khâu thực
hiện. Người phụ trách phải hình thành đề cương chuẩn bị và có trách nhiệm điều
hành buổi sinh hoạt. - Tuyên truyền cổ động: Thông báo đến các thành viên Câu lạc
bộ về buổi sinh hoạt và tiến hành tuyên truyền


2.3.5 Giao lưu - tham quan và học hỏi các câu lạc bộ
Câu lạc bộ bóng đá Hương Toàn 2 đã tổ chức nhiều chuyến tham quan và giao lưu
bóng đá, chuyến đi tham quan đến CLB Hương Giang và CLB Hương Hữu tại
huyện Nam Đông

“Giao lưu tham quan đến CLB Hương Giang và CLB Hương Hữu-Nam Đông”
CLB Phú Hậu – TP Huế, CLB Quảng Phú huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế
để ban chủ nhiệm, các em học sinh học hỏi và chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm để tổ
chức thực hiện tốt hơn các hoạt động trong tương lai cho CLB mình.


2.3.6 Nội dung tập luyện thường xuyên bóng đá:
- Xác định nội dung chính cho từng buổi tập luyện: Là xác định chủ đề cho buổi
sinh hoạt tập luyện. Đây là khâu quan trọng nhất. Khi xác định được chủ đề thì mới
xác định được toàn bộ công việc chuẩn bị kèm theo. Một buổi sinh hoạt chỉ nên
nhằm vào một chủ đề, thậm chí một chủ đề có thể sinh hoạt nhiều buổi.


Ví dụ: Nếu buổi chiều nay sinh hoạt tập làm quen với kỹ năng đánh đầu thì chỉ
xoay quanh nội dung này như: tâng bóng bằng đầu, chuyền bóng bằng đầu hai
người với nhau khoảng cách nhỏ sau rộng ra, ghi bàn bằng đầu: tung bóng dánh
đầu ghi bàn, tạc bóng bỏng ghi bàn… nếu buổi hôm đó học sinh tập chưa tốt thì
buổi sau tập tiếp…
Hoạt động tập luyện thường xuyên ở các câu lạc bộ là nền tảng của các hoạt động
bóng đá của chúng tôi.
Các hoạt động thường xuyên tại câu lạc bộ sẽ là cơ sở để phát triển kỹ năng cho các
cầu thủ, huấn luyện viên, trọng tài, chủ nhiệm câu lạc bộ hay phụ huynh. Hoạt động
này tạo điều kiện cho tất cả các em tham gia vào các bài tập kỹ thuật với bóng cũng
như các trận giao hữu với các trường hay các câu lạc bộ lân cận.

Nếu các em được tập luyện thường xuyên, điều này sẽ tạo điều kiện cho việc phát
hiện cũng như phát triển kỹ năng đá bóng của các em. Đây là nền tảng cho việc
phát triển bóng đá chuyên nghiệp; góp phần nâng cao chất lượng các giải bóng đá
quốc gia và kết quả của đội tuyển quốc gia tại các giải đấu quốc tế.
2.3.7 Lồng ghép nội dung kỹ năng sống vào mọi hoạt động của câu lạc bộ:
Trong tất cả các hoạt động, chúng tôi hướng đến giáo dục cho trẻ em những kỹ
năng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày như vệ sinh cá nhân, phòng chống
HIV/AIDS, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, giáo dục nguy cơ bom mìn hay
kỹ năng giao tiếp.



Trong ngày “hội bóng đá” tại trường TH số 2 Hương toàn tổ chức: Các em còn
được tham gia các trò chơi lồng ghép giáo dục kỹ năng sống phù hợp với sở thích
của lứa tuổi.
2.3.8 Nội dung trường học bóng đá: Sự kiện thường được tổ chức trong một
ngày hoặc nửa ngày tại các trường học. Đây là một hoạt động mở dành cho
những học sinh không phải là thành viên của câu lạc bộ cũng có thể tham gia.
Các huấn luyện viên cũng như thành viên câu lạc bộ sẽ tổ chức nhiều hoạt động
luyện tập cũng như các trận bóng cho các em. Đối với nhiều em, đây là lần đầu
tiên được tham gia các hoạt động bóng đá. Điều này không chỉ khơi dậy niềm
thích thú của các em đối với bóng đá mà còn củng cố tinh thần bóng đá phong
trào ở cộng đồng.

2.3.9 Nội dung gây quỹ (xã hội hoá):
Nhận thức tầm quan trọng của phụ huynh, mỗi khi CLB sinh hoạt với những ngày
hội bóng đá chúng tôi( BCN) luôn mời phụ huynh đồng hành rồi trao đổi ý kiến.
Trong đó, vấn đề được nhấn mạnh là làm sao huy động nguồn kinh phí để CLB có
thể hoạt động vững mạnh, bớt lệ thuộc vào kinh phí từ FFAV tài trợ.

(CLB giao lưu bóng đá và vui chơi tại Nam Đông.)


Phụ huynh là nguồn tài sản vô tận:Xác định tầm quan trọng từ các doanh nghiệp
song mấu chốt vẫn nằm ở sự hỗ trợ của phụ huynh. “Phụ huynh là tài sản không thể
bỏ qua được. Đây là nguồn mang tính ổn định và bền vững, vô tận. Mình làm được
cho con họ thì họ sẽ đáp ứng lại cho mình”.
Tính công khai, minh bạch là rất quan trọng để duy trì được mối quan hệ và gây
dựng niềm tin ở nhà tài trợ.
Trong quá trình diễn ra ngày hội bóng đá tại trường, nhà trường liên tục cập nhật và
thông báo đến toàn trường số tiền quý vị phụ huynh và mạnh thường quân hỗ trợ
CLB bóng đá, và ngày hôm sau đó, nhà trường gửi một thư cám ơn đến những đơn

vị/ cá nhân đã hỗ trợ CLB, chỉ một động tác nhỏ nhưng đây chính chìa khóa quan
trọng để trường TH Hương Toàn 2 luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ nhiệt tình
và liên tục của các nhà tài trợ.
Ví dụ: Sau ngày hội bóng đá vui, trường TH Hương Toàn 2 đã huy động được
3.370.000 đồng từ: Gian hàng gây quỹ câu lạc bộ, sự ủng hộ của các mạnh
thường quân và phụ huynh.
2.3.10 Phụ huynh đồng hành cùng câu lạc bộ bóng đá trong vài trò tình
nguyện viên và cổ động viên.
Hội phụ huynh nhà trường sẽ là cánh tay đắc lực đồng hành cùng các hoạt động của
Câu lạc bộ bóng đá.Chúng tôi thu hút phụ huynh tham gia cùng con em vào các
hoạt động bằng các buổi tập huấn tình nguyện viên.

(Tập huấn TNV tại trường tiểu học số 2 Hương Toàn)

Tại đây, phụ huynh, giáo viên cùng các em đã được tham gia các hoạt động khác
nhau. Sự hứng khởi, nhiệt tình cùng những nụ cười đầy sảng khoái là những gì có
thể cảm nhận được qua buổi hoạt động này.

(Phụ huynh tham gia làm trọng tài – phụ huynh đứng bên ngoài cổ động)


2.4. Hiệu quả và những ảnh hưởng mà sáng kiến kinh nghiệm mang lại:
- Nhớ áp dụng những phương pháp trên, tôi nhận thấy câu lạc bộ bóng đá
hoạt động được duy trì một cách hiệu quả, Các em đã tự tìm hiểu, biết được tầm
quan trọng và tác động tích cực của môn bóng đá và đã tích cực tự giác tham gia
câu lạc bộ.
- Nhiều em có nhiều tiến bộ trong môn học thể dục cũng như các môn học
khác, bớt chuyện sau giờ ra về và giờ nghỉ ghé quán NET. Cụ thể là học sinh rất
ham thích tập luyện, thường mong đến tiết thể dục, cuối giờ học buổi chiều để tập
hoạt động bóng đá, chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn, kế cả học sinh có

sức khỏe yếu, khuyết tật, các em học sinh nữ đã mạnh dạn tham gia hơn, tuy không
đòi hỏi ở mức độ cao, song cũng đảm bảo tốt về mặt sức khỏe tinh thần ý thức tổ
chức kỹ luật. Đó là cơ sở để các em bước vào lớp nối tiếp với sự tự tin hơn và tiến
xa hơn một số học sinh cũng đã đạt được nhiều thành tích cao ở các phong trào
bóng đá do Phòng giáo dục Thị xã tổ chức như:
+ Bóng đá: Giải nhất bóng đá nữ năm 2018-2019


3.Kết luận:
- Nhớ áp dụng những phương pháp như: Tác động đến nhận thức của học sinh
và cha mẹ học sinh; phương pháp giảng dạy, sinh hoạt câu lạc bộ phù hợp với
tâm sinh lý- lứa tuổi; đặc biệt là việc tổ chức các hình thức câu lạc bộ Bóng đá
trong trường học tôi nhận thấy các phương pháp trên đã giúp học sinh yêu thích
môn thể dục – Bóng đá; đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học thể
dục ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Để đáp ứng là môi trường cung
cấp cho xã hội những con người trẻ có sức khoẻ tráng kiện, hoạt bát trong cuộc
sống
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này thật dễ áp dụng vì không đòi hỏi nhiều về
cơ sở vật chất nhưng cần phải quán triệt tinh thần của đề tài cộng với sự tận tâm
và tình yêu thương trẻ thì kết quả mang lại thật như ý muốn. Nếu được áp dụng
rộng rãi tôi tin đề tài sẽ có sức lan tỏa trong thị xã.
- Xuất phát từ thực tế giảng dạy và áp dụng những giải pháp mang tính khả thi
cao, năm học 2018 - 2019 môn bóng đá tại trường tiểu học số 2 Hương Toàn do
tôi phụ trách đã đạt được một số hiệu quả nhất định, từ đây tôi rút ra được bài
học kinh nghiệm:
- Giáo viên cần nắm vững đặc trưng, Kỹ chiến thuật bộ môn bóng đá , nắm
vững tâm sinh lí, đặc điểm sức khỏe, giới tính... từng học sinh. Giáo viên phải nhiệt
tình và trình độ chuyên môn vững vàng để truyền đạt, hướng dẫn, giúp đỡ cho học
sinh.
- Luôn quan tâm gần gũi và giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập.

- Xây dựng môi trường thân thiện, học sinh tích cực" trong Dạy và Học để từ
đó các em yêu thích sinh hoạt và tập luyện bóng đá.
Tuy nhiên cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi nếu đầy đủ và phù hợp với công
tác giảng dạy và tập luyện thì việc học tập và giảng dạy đạt chất lượng và mang lại
hiệu quả cao hơn.
Đề tài này tuy rằng đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi hạn chế thiếu sót,
mong các bạn đồng nghiệp và hội đồng xét sáng kiến các cấp đóng góp ý kiến, bổ
sung để tôi có thêm các biện pháp mới hay hơn với thực tiển địa phương và từng


đối tượng học sinh, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các em
học sinh
Hội đồng xét sáng kiến của trường xác nhận,
xếp loại
(Ký tên, đóng dấu)
………………………………………………

Người viết sáng kiến

………………………………………………
……………………………………………....
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
ĐIỂM:…………………………………..

XẾP LOẠI: …………………………….
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG – HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Xuân Lựa

Đỗ Đình Quốc Phong



×