Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 33 trang )

Trường cao đẳng thực hành Fpt Polytechnic Đà Nẵng

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP DOANH NGHIỆP
Nghề: Hướng Dẫn Du Lịch
Giảng viên hướng dẫn: Võ Văn Anh
Sinh viên thực tập: Huỳnh Lê Phương Trâm
Lớp: DL13301
Thời gian thực tập: từ ngày 18/03/2019 đến ngày 28/04/2019
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH TẦM VÓC VIỆT
Địa chỉ: Lô 14- B2- 34 Khu đô thị Phước Lý, Phường Hoà Minh, Quận Liên Chiểu,
Thành phố Đà Nẵng.

Bộ phận thực tập:
Điều Hành Tour: Huỳnh Xuân Lệ

Ngày nộp báo cáo thực tập: 23/04/2019


LỜI CẢM ƠN
Trong khoảng thời gian thực tập vừa qua tại Công ty Du Lịch Tầm Vóc Việt ,
em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong công ty. Có thể nói được
thực tập tại Công ty là niềm may mắn và vinh hạnh cho chúng em, được cùng đồng
hành với quý anh chị trong suốt thời gian gần hai tháng vừa qua, nhìn nhận và tiếp xúc
được với môi trường làm việc, để từ đó biết cố gắng và phấn đấu nhiều hơn nữa.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến Lãnh đạo Công ty Cổ phần Du
lịch Tầm Vóc Việt và Giám Đốc bà : Huỳnh Xuân Lệ đã tạo cơ hội cho em có được cơ
hội tiếp xúc thực tế với ngành nghề. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý
thầy cô trong trường, Giáng viên Hướng Dẫn thầy Võ Văn Anh đã hướng dẫn và tận
tình giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực tập. Xin chân thành cảm ơn!

1




LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đất nước thì du lịch
không chỉ là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế mà còn là đòn bẩy, thúc đẩy
sự phát triển của tất cả các ngành trong kinh tế quốc dân tạo động lực cho sự tích lũy
của nền kinh tế, là phương tiện quan trọng để thực hiện chính sách mở cửa và là cầu
nối với thế giới bên ngoài phát triển du lịch, tiến bộ xã hội tình hữu nghị, hoà bình và
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Trải qua quá trình hình thành, xây dựng và phát
triển, thì du lịch đã chiếm vị thế rất quan trọng. Chính vì thế, những thế hệ ngày này đã
và đang cố gắng học tập và phát triển ngành công nghiệp này. Đã được học tập, bồi
dưỡng về kiến thức và nghiệp vụ du lịch, thời gian chúng em đã được nhà trường, quý
thầy cô tạo cơ hội để tiếp xúc với công việc tại các cơ sở doanh nghiệp. Thực tập tại
Doanh Nghiệp chính là bước khởi đầu quan trọng cho sinh viên ý thức được về ngành
nghề mà mình đang theo học. Đồng thời đây cũng là quãng thời gian cho các sinh viên
có cơ hội áp dụng những gì đã học vào thực tế nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn và
tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm quý báu để chuẩn bị cho hành trang vào đời.
Chính vì vậy, em vô cùng trân trọng những gì đã học được tại cơ sở Doanh Nghiệp mà
mình đã được thực tập. Được trải nghiệm những điều mới mẻ, học hỏi được nhiều kinh
nghiệm quý báu từ các anh chị đi trước. Những kiến thức và kinh nghiệm mà mình
trau dồi được áp dụng vào thực tế vào đúng thời gian và hoàn cảnh giúp cho em có cơ
sở, nền tảng vững chắc để phát triển khả năng của bản thân. Mặc dù hiểu, nắm bắt duy
trì và phát triển về mọi mặt. Song, bởi kiến thức chưa sâu, kinh nghiệm còn non kém.
Nên bài báo cáo có thể còn nhiều sai sót, vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và
giúp đỡ từ các thầy cô để bài báo cáo của em sẽ hoàn thiện tốt hơn. Cuối cùng, em xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong nhà trường đã tạo cơ hội cho chúng
em được trải nghiệm, cọ xát với môi trường thực tế. Cảm ơn các anh chị tại đơn vị
thực tập Công ty Du Lịch Tầm Vóc Việt đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên em trong
suốt quá trình thực tập và cảm ơn thầy Võ Văn Anh đã giúp đỡ chúng em rất nhiều,
người đã đồng hành cùng chúng em trong thời gian này!


2


PHẦN 1
TÌM HIỂU VỀ DOANH NGHIỆP THỰC TẬP VÀ
NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp thực tập (sự hình thành và phát triển; cơ cấu tổ
chức)
1.1.1. Quá trình hình thành của công ty TNHH Tầm Vóc Việt.
a. Giai đoạn 1.
- TẦM VÓC VIỆT được thành lập tháng 12 năm 2017 với hình thức hoạt động công ty
cổ phần trong giai đoạn đầu của định hướng phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng.
- TẦM VÓC VIỆT hơn 1 năm thành lập đã có những lượt khách ổn định cũng một
phần nhờ thành phố có những định hướng đúng đắn về phát triển du lịch cùng với sự
hỗ trợ của sở du lịch Đà Nẵng luôn tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp du lịch
tại Đà Nẵng hoạt động tốt nhất để mang đến UY TÍN chung cho du lịch của thành phố.
b. Giai đoạn 2.
- Từ năm 2018 đến 2019. TẦM VÓC VIỆT đã có bước đi ổn định và thành công nhờ
vào những định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo và công tác thực hiện các tour du
lịch trong nước.
- TẦM VÓC VIỆT đã tổ thành công 100% các chương trình tour với mức độ hài lòng
mà khách hàng phản hồi là 99%.
- Trong sự phát triển thành công và ổn định cũng nhờ vào sự tin tưởng tuyệt đối của
Quý đoàn thể, khách hàng lần đầu sử dụng dịch vụ và sự tin yêu của Quý đoàn thể,
khách hàng đã chia sẽ và quảng bá hình ảnh của TẦM VÓC VIỆT đến bạn bè và đồng
nghiệp.
Định hướng.
- Trong năm 2020 TẦM VÓC VIỆT đang hướng đến lĩnh vực kinh doanh Outbound
trong thời gian đến hướng đến các tour dành cho người Việt du lịch ra nước ngoài.

- Phát triển hệ thống chi nhánh đến các thị trường Bắc - Nam nhằm phục tốt hơn nhu
cầu của Quý khách hàng.
Lĩnh vực hoạt động
- Đại lý vé máy bay
- Tổ chức tour trong nước.
- Tổ chức tour du lịch nước ngoài.
3


- Cho thuê xe du lịch.
Phương châm của TẦM VÓC VIỆT
- Là doanh nghiệp trẻ so với các doanh nghiệp lữ hành khác tại Việt Nam nhưng với
nhiệt huyết TẦM VÓC VIỆT luôn mang đến các tour du lịch chất lượng cao nhất cho
Quý

khách

cùng

với

Slogan:



Du

Lịch

Theo


Cách

Của

Bạn”

- Với phương châm " CAM KẾT VỚI CHẤT LƯỢNG VÀ DỊCH VỤ"
Xin trân trọng cảm ơn !
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH TẦM VÓC VIỆT
Trụ sở chính: Lô 14- B2- 34 Khu đô thị Phước Lý, Phường Hoà Minh, Quận Liên
Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.
Mã số thuế: 0401867294
Người ĐDPL: Huỳnh Thị Xuân Lệ
Số điện thoại: 0905118294
Ngày hoạt động: 06/12/2017
Giấy phép kinh doanh: 0401867294
Tài khoản ngân hàng số: 0041000321787
Tại ngân hàng vietcombank chi nhánh Thanh Khê- Đà Nẵng.
Từ khi thành lập đến nay công ty đã thu hút được số lượng khách đến đặt hàng,
tổ chức sự kiện, tổ chức nhiều tour du lịch trong và ngoài nước hấp dẫn.
Cùng với sự phát triển và cạnh tranh gay gắt của thị trường, sự năng động của
tập thể cán bộ công nhân viên và uy tín của DN đã tạo cho mình một chổ đứng vững
chắc trên thị trường.
1.1.2. Quá trình phát triển của công ty
Ngày từ những ngày đầu mới thành lập, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn do
cơ sở vật chất còn chưa được đảm bảo hoàn toàn, nguồn vốn còn hạn chế.
Nhưng nhờ sự năng động trong quản lí, sự cố gắng và nổ lực hết mình của các
nhân viên nên công ty đã dần khắc phục được những khó khăn, tồn tại để ổn định và
kinh doanh ngày càng có hiệu quả.

1.2. Lĩnh vực hoạt động, các loại hình sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp
đang cung cấp
1.2.1. Lĩnh vực hoạt động
Kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa
4


- Dịch vụ vui chơi, giải trí, karaoke, massage
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng và khu du lịch
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng
- Tổ chức sự kiện và biểu diễn nghệ thuật
- Hướng dẫn viên du lịch
- Cho thuê nhà và văn phòng
- Tư vấn, đào tạo du lịch trong nước và quốc tế
- Đại lý vé máy bay quốc tế và nội địa: Với thương hiệu và uy tín sẵn có của tổng công
ty trên thị trường cũng như trong hoạt động kinh doanh lữ hành nên các hãng hàng
không như Vietnam Airlines và Pacific Airlines đã chọn công ty làm đại lý chính thức.
Điều này rất thuận lợi trong việc bán vé cho khách khi đi tham quan du lịch. - Kinh
doanh bất động sản
- Đại lý thu đổi ngoại tệ.
1.2.2. Một số chương trình du lịch trong nước và ngoài nước.
● Chương trình du lịch trong nước:
* ĐẢO NGỌC PHÚ QUỐC (3N2Đ)

Ngày 1: ĐÀ NẴNG-PHÚ QUỐC.
Ngày 2: KHÁM PHÁ ĐẢO NGỌC
Ngày 3: PHÚ QUỐC – ĐÀ NẴNG - QUẢNG NAM
* HÀ NỘI-HÀ GIANG (3N2Đ)

5



Ngày 1: HÀ NỘI-QUẢN BẠ-YÊN MINH
Ngày 2: YÊN MINH-CAO NGUYÊN ĐÁ-LŨNG CÚ
Ngày 3: ĐỒNG VĂN-HÀ GIANG-HÀ NỘI
* ĐÀ NẴNG – HUẾ - HỘI AN (3N2Đ)
Ngày 1: BÀ NÀ – NÚI THẦN TÀI
Ngày 2: ĐÀ NẴNG – THÀNH PHỐ HUẾ
Ngày 3: HUẾ - HỘI AN – ĐÀ NẴNG
* HÀNH TRÌNH DI SẢN MIỀN TRUNG (5N4Đ)

Ngày 1: QUẢNG NAM – QUẢNG BÌNH
Ngày 2: THAM QUAN ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG – HUẾ
Ngày 3: HUẾ - ĐẠI NỘI- QUẢNG NAM
Ngày 4: ĐÀ NẴNG – PHỐ CỔ HỘI AN
Ngày 5: ĐÀ NẴNG – QUẢNG NAM
● Chương trình du lịch ngoài nước
* BANGKOK-PATTAYA (5N4Đ)

6


Ngày 1: ĐÀ NẴNG – BANGKOK-PATTAYA
Ngày 2: PATTAYA-BÃI BIỂN JOMTIEN
Ngày 3:PATTAYA-BANGKOK
Ngày 4: BANGKOK
Ngày 5: BANGKOK-ĐÀ NẴNG
* PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN-TRƯƠNG GIA GIỚI (6N5Đ)

Ngày 1: ĐÀ NẴNG-TRƯỜNG SA-PHƯỢNG HOÀNG

Ngày 2: PHƯỢNG HOÀNG-ĐỒNG NHÂN
Ngày 3: ĐỒNG NHÂN-TRƯƠNG GIA GIỚI
Ngày 4: TRƯƠNG GIA GIỚI
Ngày 5: TRƯƠNG GIA GIỚI-TRƯỜNG SA
Ngày 6:TRƯỜNG SA-ĐÀ NẴNG
* MALAYSIA-SINGAPORE (6N5Đ)
7


Ngày 1: ĐÀ NẴNG-HỒ CHÍ MINH-MALAYSIA
Ngày 2: KUALALUMPUR-CAO NGUYÊN GENTING
Ngày 3: KUALALUMPUR-MALACCA
Ngày 4: MALACCA-SINGAPORE
Ngày 5: THAM QUAN SINGAPORE
Ngày 6: SINGAPORE-HỒ CHÍ MINH-ĐÀ NẴNG.
1.3. Tìm hiểu chức năng, nghiệp vụ các phòng ban, nghiệp vụ của bộ phận thực
tập
1.3.1. Chức năng, nghiệp vụ của các phòng ban
Ban Tổng Giám Đốc Điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước
pháp luật. Xác định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị trực
thuộc, các cấp quản lý trong Công ty. Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động
hằng ngày của công ty, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, các dự án đầu tư.
Đôn đốc chỉ đạo các phòng ban, thực hiện các kế hoạch đã đề ra.
Ban Kiểm Soát Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm kiểm tra, kiểm
soát các báo cáo tài chính hàng năm, 6 tháng, hàng quý, các vấn đề kiểm toán và các
vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty, bảo vệ quyền lợi cổ đông theo luật pháp
và Điều lệ Công ty. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban
Tổng Giám đốc.
Phòng Kinh Tế Tài Chính Tổ chức thực hiện toàn bộ hoạt động tài chính, tín

dụng, công tác hạch toán kế toán. Thống kê, phân tích hoạt động kinh tế trong toàn
công ty. Lập báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của nhà nước và đánh giá kết
8


quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hằng năm. Phòng Tổ Chức Hành Chính
Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc về các lĩnh vực: Tổ chức cán bộ,
lao động tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn
thư khiếu nại, tố cáo, công tác pháp chế, quản trị hành chính, thi đua khen thưởng, kỷ
luật.
- Xây dựng quy hoạch cán bộ, tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển dụng, đào tạo,
đào tạo lại, bồi dưỡng thi tay nghề nâng bậc.
- Xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương hàng năm, thực hiện các chế độ,
chính sách theo quy định của Nhà nước. Tổ chức quản lý tốt lực lượng lao động toàn
Công ty.
- Phối hợp với Công đoàn phát động phong trào thi đua, tổng kết khen thưởng
kịp thời, chính xác, tham mưu xử lý các vụ việc vi phạm kỷ luật theo quy định hiện
hành
- Thực hiện công tác văn thư lưu trữ đúng quy định, quản lý tốt kho lưu trữ tài
liệu.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí hành
chính của văn phòng Công ty, xây dựng văn hoá trong doanh nghiệp, trong hội họp,
tiếp khách. Phòng CNTT – Hành chính Đảm bảo thực hiện các công việc văn phòng
của công ty, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác. Thực hiện những
công tác chủ yếu trong việc xây dựng cán bộ của công ty, tham mưu cho giám đốc về
tổ chức, sắp xếp lao động. Thực hiện các quy chế, nội quy, khen thưởng kỷ luật, chế
độ tiền lương, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công nhân viên. Chi nhánh Hà Nội: Là
đầu mối thu hút khách và là đầu mối triển khai các hoạt động nhằm thực hiện các yêu
cầu (các chương trình du lịch) của công ty tại Hà Nội. Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: Là
đầu mối thu hút khách và là đầu mối triển khai các hoạt động nhằm thực hiện các yêu

cầu (chương trình du lịch) của công ty tại TP. Hồ Chí Minh.
Nhiệm vụ của các chi nhánh:
- Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh khách sạn, nhà hàng, tổ chức sự kiện
- Kinh doanh các dịch vụ sauna, steambath, jacuzzi, massage. - Quản lý cơ sở
vật chất, các chi phí định mức.
- Quản lý chất lượng phục vụ khách hàng, chất lượng thực phẩm, và các dịch vụ
có liên quan
9


1.3.2. Nghiệp vụ của bộ phận thực tập
- Có thể đại diện công ty giới thiệu dịch vụ, thương thảo hợp đồng với khách
hàng.
- Cùng với nhân viên chính thức của công ty xây dựng, thiết kế các dịch vụ theo
nhu cầu của khách hàng.
- Tham gia phụ tour để tích lũy, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm
1.4. Tìm hiểu nghiệp vụ của nhân viên văn phòng du lịch lữ hành
- Tổ chức, lập các chương trình kế hoạch marketing tìm kiếm khách hàng, nhận
thông tin về yêu cầu của khách hay nhằm quảng bá du lịch lữ hành của công ty.
- Thực hiện các chiến dịch thông tin và quảng cáo cho dịch vụ lữ hành Công ty
- Xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện các mục tiêu, chính sách
của công ty đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành.
- Lập chương trình tour du lịch, điều hành tour du lịch và tính giá.
- Trực tiếp đặt một số các dịch vụ và giám sát công việc của phòng điều hành
(bao gồm các bộ phận đặt dịch vụ khách sạn, xe, ăn uống, visa, vé máy bay,..) và kiểm
tra việc thực hiện các dịch vụ.
- Thanh quyết toán và chăm sóc sau bán hàng.
- Phối hợp công tác chặt chẽ cùng với các bộ phận trong Công ty và các bộ
phận dưới quyền, đảm bảo mục tiêu chung của Công ty đạt kết quả tối ưu. Đồng thời,
xây dựng hoặc chỉnh sửa cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ có liên quan (khi

được yêu cầu).
- Chịu trách nhiệm mọi hoạt động của phòng lữ hành nội địa. Quản lí toàn bộ
nhân viên của phòng lữ hành nội địa
- Công việc cụ thể sẽ trao đổi trực tiếp trong buổi phỏng vấn.
1.5. Tìm hiểu quy trình và nghiệp vụ của hướng dẫn viên du lịch lữ hành (toàn
tuyến, tuyến điểm)
Nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch mô tả vị trí công việc cơ bản nhất của một
Hướng dẫn viên có trách nhiệm tạo sự thoải mái, dễ chịu và đảm bảo an toàn cho mỗi
cá nhân, mỗi du khách khi tham gia chương trình du lịch. Khi gặp tình huống bất ngờ
hoặc khó khăn, thì hướng dẫn viên phải là người đưa ra quyết định và tổ chức trợ giúp
nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách.

10


Bắt đầu chương trình du lịch, sau khi gặp gỡ đoàn, hướng dẫn viên sẽ đi cùng
với đoàn suốt chương trình, ở cùng khách sạn với đoàn và là người đại diện tại chỗ của
công ty lữ hành.
Hướng dẫn viên phải am hiểu tất cả các vấn đề, đặc điểm dân tộc, địa lý, lịch sử
và kinh tế xã hội của từng điểm trong quốc gia có trong các chương trình, cũng như
các thông tin về phong tục địa phương. Và phải có kiến thức về các thủ tục liên quan
đến hộ chiếu, thị thực, ngân hàng, bệnh viện, các quyền của khách, bảo hiểm, thủ tục
xuất nhập cảnh và các quy định và tập tục của địa phương.
Thực hiện đúng lịch trình đã định nhằm đảm bảo khách du lịch được hưởng các
dịch vụ đã nêu trong tài liệu của Công ty lữ hành. Hướng dẫn viên thực hiện các công
việc thanh toán, xác nhận và phối hợp các dịch vụ liên quan như vận chuyển, lưu trú,
nhà hàng, giải trí, tham quan và các hoạt động theo lịch trình hàng ngày.
Hướng dẫn viên có kỹ năng thuyết phục các thành viên trong đoàn tin tưởng
vào khả năng xử lý và kinh nghiệm bản thân và là người trực tiếp chăm sóc khách
hàng. Hướng dẫn viên là cầu nối liên kết giữa các thành viên trong đoàn về văn hóa

khi ở nước ngoài. Họ có trách nhiệm đối với khách, Công ty lữ hành và môi trường.
1.6. Tìm hiểu nghiệp vụ của nhân viên tổ chức các sự kiện
Nhân viên tổ chức các sự kiện
- Khai thác tài trợ quảng cáo cho các chương trình sự kiện được truyền hình
trực tiếp do Công ty tổ chức. Làm việc qua điện thoại trong giờ hành chính
- Tìm kiếm, tạo mới khách hàng tiềm năng, sử dụng các mối quan hệ để tiếp
cận khách hàng là các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp, doanh nhân trên toàn
quốc.
- Tư vấn, đàm phán và thuyết phục khách hàng tham gia tài trợ cho chương
trình do công ty tổ chức thông qua điện thoại, email, fax, chuyển fax nhanh,..
- Thực hiện các thủ tục ký kết với khách hàng, thực hiện các hoạt động
Marketing online về các sản phẩm, dịch vụ của công ty trên mạng internet, website,…
- Quản lí đào tạo đội ngũ cộng tác viên (PG – PB) của công ty - Đề xuất các ý
tưởng, dịch vụ kinh doanh mới của công ty.

11


PHẦN 2
THỰC TẬP NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH
TOUR THỰC TẾ ĐÀ NẴNG – HỘI AN
Chương trình tour (1 ngày) Xe và hướng dẫn viên sẽ đón khách tại sân bay, nhà
ga hoặc bến xe,… đưa về khách sạn nghỉ ngơi, ăn trưa nhà hàng
14h30: Khởi hành đi tham quan Bán đảo Sơn Trà, tham quan Chùa Linh Ứng Sơn Trà
– Tượng Phật Bà Quan Âm cao nhất Việt Nam 67m.
15h15: Tham quan Ngũ Hành Sơn, với hệ thống các hang động, chùa tháp như chùa
Linh Ứng Ngũ Hành Sơn, động Huyền Không, Tháp Xá Lợi,..
17h30: Đến phố cổ Hội An tham quan những ngôi nhà cổ có niên đại hàng trăm năm,
tham quan Chùa Cầu, hội quán Phúc Kiến và nhà cổ Tân Ký.
19h00: Quý khách dùng cơm tại nhà hàng, thưởng thức các món ăn đặc sản dân giã

của Phố Hội: Cao Lầu, cơm gà Hội An, Bánh đập… 20h00: Đoàn tự do tham quan,
ngắm đèn lồng Phố Hội lung linh, mua sắm tại chợ đêm Nguyễn Hoàng, thả Hoa Đăng
cầu may mắn,…
20h30: Xe và Hướng dẫn viên đưa quý khách quay trở về Đà Nẵng.
❖ Các công việc mà Hướng dẫn viên đã thực hiện trong suốt chuyến đi:
2.1. Công tác chuẩn bị của Hướng Dẫn Viên
Đọc kỹ chương trình du lịch
Ghi nhớ những điều khoản trong hợp đồng du lịch, nắm vững những điều khoản
quan trọng nhất. Các nội dung quan trọng là chương trình, các dịch vụ cơ bản và dịch
vụ bổ sung (số lượng, chất lượng, địa điểm) và quyền lợi, nghĩa vụ của các bên liên
quan, của trưởng đoàn, cơ sở cung cấp dịch vụ và khách du lịch.
Nghiên cứu rõ ràng chương trình du lịch:
- Cơ cấu của đoàn khách và số lượng khách (danh sách đoàn, đặc điểm tâm lí, tiêu
dùng của khách, những yêu cầu, sự kiện đặc biệt cần được lưu ý trước)
- Thời gian bắt đầu và kết thúc tour, tính hợp lý và khả thi của chương trình tuyến –
điểm. Nếu phát hiện sai sót có điều chưa rõ thì phải làm rõ ngay và ghi vào sổ tay.
- Rà soát các dịch vụ du lịch cung ứng gồm khách sạn, nhà hàng, giải trí, vận chuyển
đã chuẩn bị đầy đủ và đảm bảo sẵn sàng đón khách đúng thời gian, số lượng, chất
lượng, kịp thời bổ sung những thiếu sót, sai lệch.

12


Nhận bàn giao các giấy tờ, vật dụng liên quan
- Chương trình chi tiết
- Nhận tài liệu phục vụ, biển đón đoàn
- Các giấy tờ cung ứng dịch vụ: giấy ủy quyền, giấy giới thiệu, biên bản thực hiện dịch
vụ đối với các đối tác.
- Các giấy tờ liên quan đến khách: danh sách đoàn, danh sách phân phòng (nếu có).
- Nhận tiền tạm ứng

- Quà lưu niệm cho khách
- Các loại vé máy bay, vé tàu và các loại vé khác. Chuẩn bị cho nghiệp vụ
- Nắm bắt được đặc điểm tâm lý và yêu cầu của khách từ đó lập ra kế hoạch phục vụ
tốt nhất từ lúc đón đoàn, đưa đi tham quan đến lúc tiễn khách (ngôn ngữ sử dụng, đặc
điểm văn hóa, cá tính dân tộc, nghề nghiệp và tôn giáo,…)
- Kiểm tra việc bố trí, phục vụ khách ngày đầu tiên (khách sạn, nhà hàng, phương tiện
vận chuyển, điểm đến, thời tiết,…)
- Thu thập thông tin về tuyến điểm có trong chương trình và chuẩn bị bài thuyết minh,
bản đồ chỉ dẫn tuyến – điểm và nội dung hoạt náo.
- Chuẩn bị cá nhân, các loại giấy tờ và các vật dụng hỗ trợ như dụng cụ sơ cấp cứu,
băng đĩa nhạc, dao vạn năng, bộ kim chỉ, sổ tay điện thoại, sổ ghi chép, nhật ký hành
trình,…
- Nắm thông tin thời sự, thời tiết, kinh tế tài chính, cước phí bưu điện, thủ tục hải quan,
vấn đề an ninh du lịch.
- Chuẩn bị tâm lý và sức khỏe thật tốt để phục vụ cho chuyến đi.
2.2. Đón tiếp khách và làm quen với đoàn Kiểm tra lần cuối dữ kiện về đoàn khách,
việc đón khách
- Số hiệu chuyến bay, chuyến tàu và giờ đến của khách. Nắm bắt thông tin chính xác
nơi hãng hàng không, nhà ga.
- Kiểm tra phương tiện đón khách từ sân bay đến nơi lưu trú. Liên lạc trực tiếp với tài
xế về thời gian và địa điểm đón.
- Nắm rõ các dịch vụ như y tế, nhà vệ sinh, cửa ra vào tại nơi đón.
- Kiểm tra lại chương trình, danh sách đoàn, những vấn đề xuất nhập cảnh.
- Bảng đón đoàn.
- Chuẩn bị cá nhân, trang phục, vật dụng cần thiết mang theo.
13


Đón khách
- Có mặt tại điểm đón ít nhất 15 – 30 phút, chọn vị trí thích hợp và thuận tiện cho việc

đón khách.
- Nhận diện chính xác đoàn khách, gặp mặt và làm quen. Giới thiệu tên Hướng dẫn
viên và doanh nghiệp.
- Làm quen với trưởng đoàn và các thành viên khác, đối chiếu thông tin, số lượng
khách thực tế so với danh sách đoàn. Khi có thời gian thích hợp, liên lạc với khách sạn
về sự điều chỉnh nếu có.
- Giúp khách kiểm tra hành lý, tư trang và hoàn tất các thủ tục giấy tờ. Đồng thời
thông báo số xe, vị trí và hướng dẫn khách di chuyển.
2.3. Tổ chức phục vụ lưu trú và ăn uống cho khách
2.3.1. Tổ chức lưu trú tại khách sạn
Trước khi đến khách sạn
- Hướng dẫn viên liên lạc với lễ tân khách sạn về việc nhận buồng, nội dung dịch vụ
(số lượng, chất lượng), thống nhất sự điều chỉnh (nếu có).
- Thông tin cho khách về tiêu chuẩn khách sạn, dịch vụ kèm theo như hồ bơi, phòng
gym, massage, bar, quầy bán đồ lưu niệm,.. giới thiệu các tiện nghi trong phòng ngủ,
nhất là các thiết bị mới và cách sử dụng, việc thanh toán các chi phí phát sinh.
- Thông tin cho khách về các dịch vụ bên ngoài trong phạm vi gần khách sạn như địa
điểm mua sắm, giải trí, thời gian hoạt động, thông tin liên lạc, thuê phương tiện tự do.
Khi đến khách sạn
- Hướng dẫn viên là người đầu tiên rời khỏi phương tiện vận chuyển, mời khách tạm
nghỉ ở tiền sảnh khách sạn.
- Phối hợp với lễ tân, trưởng đoàn hoàn tất các thủ tục nhận buồng, bố trí buồng phòng
một cách nhanh chóng và hợp lý nhất.
- Trước khi giao chìa khóa cho khách, hướng dẫn viên kiểm tra cẩn thận các thông tin
về dịch vụ của khách sạn, thông tin cho khách về vị trí nhà hàng, thời gian phục vụ,
cung cấp cho khách danh thiếp và sơ đồ vị trí của khách sạn, số điện thoại của hướng
dẫn viên khi cấp thiết. Nhắc nhở thời gian bắt đầu lịch trình kế tiếp, trang phục và vật
dụng cần thiết.
- Phát chìa khóa cho khách theo danh sách đã bố trí và ghi chính xác số buồng khách ở
vào danh sách đoàn.

14


- Nhắc khách gửi lại lễ tân những tư trang có giá trị, thủ tục gửi và nhận lại, giải quyết
các thủ tục liên quan đến việc nhận buồng cho khách. Sau khi khách lên phòng
- Kiểm soát việc đưa hành lý lên phòng, đảm bảo đầy đủ và đúng vị trí.
- Kết hợp với trưởng đoàn kiểm tra vé máy bay khứ hồi có cần tái xác nhận, giải quyết
các vấn đề liên quan như thị thực, đặt chỗ và thanh toán theo hợp đồng.
- Chỉ khi sắp xếp xong nơi ở các vấn đề liên quan, hướng dẫn viên mới về phòng hoặc
ra về.
2.3.2. Tổ chức ăn uống tại nhà hàng
Việc tổ chức ăn uống theo thực đơn tại nhà hàng đã được hợp đồng với công ty du lịch
lữ hành.
Chuẩn bị
- Hướng dẫn viên kiểm tra và gọi điện thông báo cho nhà hàng thơi gian giờ ăn.
- Trường hợp thực đơn không có sự đặt trước, hướng dẫn viên cần liên hệ ý kiến của
người phụ trách nhà hàng và trưởng đoàn theo đúng khẩu phần ăn khi xây dựng thực
đơn và cần cố gắng đáp ứng nhu cầu riêng của từng khách nếu như khách có yêu cầu
ăn chay, ăn kiêng.
- Trước khi đưa khách đến bàn ăn, hướng dẫn viên cần kiểm tra cách thức bố trí bàn
ăn, số lượng khẩu phần cung cấp.
Phục vụ ăn
- Hướng dẫn viên đưa khách ngồi vào bàn ăn theo đúng sự sắp xếp
- Những thông tin về thực đơn, số lượng món ăn, khả năng đặt thêm món ăn thì hướng
dẫn viên kết hợp với nhân viên nhà hàng thông báo rõ ràng trước khi mời khách
thưởng thức.
- Đối với những món đặc sản có cách thưởng thức riêng thì hướng dẫn viên cần chỉ
dẫn cách ăn cho khách.
- Theo dõi và kiểm tra sự phục vụ ăn uống cho khách, đảm bảo đầy đủ và khách không
cần gì thêm và chúc khách ăn ngon miệng.

Kết thúc tại nhà hàng
- Hướng dẫn viên thanh toán sau khi kết thúc hoạt động ăn uống. Các khoản chi phí
phục vụ thêm ngoài hợp đồng, hướng dẫn viên cần thông báo cho khách thanh toán
ngay.

15


- Nắm bắt tâm lý, thái độ của khách sau khi ăn để có hướng xử lí, điều chỉnh thích hợp
ở những lần ăn kế tiếp.
2.4. Tổ chức hoạt động hướng dẫn tham quan Quá trình di chuyển tới điểm đến
- Hướng dẫn viên giới thiệu khái quát thông tin của điểm đến, tránh những nội dung sẽ
đề cập khi đưa khách vào điểm đến.
- Nhắc nhở cho khách về những yêu cầu, những quy định của điểm tham quan và
những vật dụng cần mang theo khi vào điểm đến.
- Thông báo cách thức tham quan, giờ tham quan, nơi vào/ra của điểm tham quan.
- Mời khách xuống xe, mua vé (nếu có) và đưa khách vào tham quan. Tham quan tại
điểm
- Hướng dẫn viên thực hiện việc tham quan theo một trình tự nhất định, mang tính
khoa học và tiện lợi cho khách. Tuy nhiên, cũng có thể linh động thay đổi tùy theo
điều kiện tại điểm và tùy theo tâm lý, sức khỏe của du khách.
- Thuyết minh về các sự vật, sự việc, hiện tượng tại điểm tham quan, giải quyết các
tình huống và trả lời khách khi có yêu cầu.
❖ Hướng dẫn viên thuyết minh các điểm tham quan có trong chương trình:
Chùa Linh Ứng Sơn Trà được xem là cõi Phật giữa chốn trần gian. Chùa nằm
trên đỉnh núi thuộc Bãi Bụt, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng (nhiều người gọi là Chùa Linh
Ứng Bãi Bụt hoặc là Chùa Linh Ứng Sơn Trà - vì Đà Nẵng có đến 3 Chùa Linh Ứng)
hướng nhìn ra biển Đông, một bên là đảo Cù lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân
phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển.
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được khởi công xây dựng từ tháng 07/2004 và khánh

thành ngày 30/07/2010, đến nay chùa vẫn còn tiếp tục xây dựng thêm nhiều hạng mục.
Chùa ở độ cao 693 mét so với mực nước biển, với diện tích 20 héc ta, trên địa hình
một bên núi, một bên biển. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là một quần thể nhiều hạng mục
gồm chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện... Ngoài việc được biết
đến như một ngôi chùa đẹp, lớn và… trẻ nhất trong 3 ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng,
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt còn được biết đến bỡi nơi có tượng Phật Quan Thế Âm cao
nhất Việt Nam.
Bán đảo Sơn Trà còn là nơi giao hòa giữa biển trời với núi sông trong khoảng
không trầm lặng, với tiếng vỗ rì rầm của biển cả và lời kể về một câu chuyện thuở xưa:
Vào thời vua Minh Mạng, dân chài ven biển nơi đây tìm thấy một tượng Phật từ đâu
16


trôi về, sóng đánh vào bãi cát, họ cho đấy là điềm lành, liền lập am thờ tự. Kể từ đó,
sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn, cũng từ đó nơi đây có tên gọi là Bãi Bụt,
hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian nơi Quan Thế Âm độ thế, cứu khổ, giúp
con người vượt vòng trầm luân.
Sau khi leo lên hết những bậc đá trên con đường dẫn vào chùa, bước qua cổng
chính, ngay trên lối vào chính điện, nằm giữa trung tâm của khoảng sân rộng với
những hàng cây cảnh đẹp mắt là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bên phải là
Quan Thế Âm Bồ tát, và bên trái là Tam Tạng Phật, bốn vị Thần Long Hộ Pháp cùng
18 vị La Hán được sắp xếp hai hàng bảo vệ cho chính điện. Phía bên trái là tượng Phật
Quan Thế Âm cao 67m, đường kính tòa sen 35m được xem là cao nhất Việt Nam.
Dưới chân đài sen của bức tượng luôn thu hút rất đông du khách và phật tử tới
lễ Phật và thưởng ngoạn nét đẹp từ bi của bức tượng có một không hai này. Trong lòng
tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng,
vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”. Tượng đứng tựa lưng vào núi,
hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình
nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa. Cảnh quan gian
chính điện kết hợp với bức tượng Phật Quan Thế Âm tạo nên một bức tranh toàn cảnh

linh thiêng, thanh tịnh mà tao nhã như chốn bồng lai.
Đến thăm chùa Linh Ứng, du khách thập phương còn có dịp tham quan bức
tranh toàn cảnh của một đô thị đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Từ chùa phóng tầm
mắt về phía biển sẽ thấy bao quanh bởi một màu xanh bát ngát biển trời, bờ cát dài
trắng mịn chạy vòng cung theo con đường dưới chân núi lấp lánh dưới cái nắng dịu
của vùng bán đảo. Nếu đổi hướng nhìn về thành phố, những tòa nhà cao tầng nổi phía
bên kia bờ sông Hàn như những ngọn tháp in trên nền trời xanh mây trắng. Trên con
đường từ trung tâm thành phố ra bán đảo Sơn Trà, du khách sẽ dừng chân trên cầu
Thuận Phước, cầu nằm vắt ngang đúng nơi con sông Hàn đổ về với biển. Đứng trên
cầu, phóng tầm mắt về bốn phía mới thực sự cảm nhận được những nét đẹp của thiên
nhiên, biển cả và sức sống mạnh mẽ của một thành phố tràn đầy sức sống.
Dọc hai bên sân chùa là hai hàng tượng 18 vị La hán, những biểu tượng tín
ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của mỗi vị trong Thập bát La Hán đều mang những
nét siêu nhiên kỳ bí nhưng cũng rất gần gũi dân gian. Điểm nổi bật nhất trong quần thể
kiến trúc chùa Linh Ứng Bãi Bụt là pho tượng Quán Thế Âm bồ tát cao 67 mét, đường
17


kính tòa sen 35 mét, nhìn hướng ra biển. Đây là tác phẩm của hai điêu khắc gia Thụy
Lam và Châu Viết Thạnh. Trong lòng tượng có 17 tầng mỗi tầng đều có bệ thờ tổng
cộng 21 pho tượng Phật với hình dáng vẻ mặt tư thế khác nhau gọi là “Phật trung hữu
Phật”. Ban đêm, pho tượng này được chiếu sáng nổi bật trên nền trời, hầu như từ mọi
vị trí ở Đà Nẵng nều có thể nhin thấy. Từ trên sân chùa, du khách có thể ngắm nhìn
toàn cảnh thành phố, núi và biển quanh Đà Nẵng. Xa xa về phía nam là danh thắng
Ngũ Hành Sơn, bãi biển Non Nước với bãi cát dài trắng mịn. Bên trong chánh điện
rộng lớn, chính giữa thờ Phật Thích Ca, bên phải là thờ Quán Thế Âm bồ tát, bên trái
thờ Địa Tạng Vương bồ tát. Ba pho tượng đều được đúc bằng đồng. Ngoài chánh điện,
chùa còn có nhà tổ, giảng đường, tăng đường và thư viện ...Một số công trình phụ khác
vẫn được tiếp tục xây dựng. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt nay đã trở thành một điểm du
lịch, tham quan hấp dẫn ở Đà Nẵng. Đường lên ngôi chùa trên núi này thật dễ dàng

nhờ có một con đường tráng nhựa rộng rãi men theo sườn đồi đưa du khách lên tận
nơi.
Danh thắng Ngũ Hành Sơn, với 5 ngọn núi đá vôi hình thành nên giữa cảnh
quan sát biển, là món quà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Từ xưa đến nay,
xung quanh những ngọn núi này, có biết bao câu chuyện huyền thoại được thêu dệt, để
nói về sự hình thành năm ngọn núi, trong đó có truyền thuyết về "Trứng Rồng và Rùa
thần". Theo truyền thuyết của người Chăm, thuở xa xưa có một lão ngư sống giữa bãi
cát mênh mông bên bờ biển. Một hôm, lão ngư thấy một con giao long rất lớn đến đây
đẻ trứng. Bỗng từ đâu một con rùa vàng hiện lên, tự xưng là thần Kim Quy, đào cát vùi
quả trứng xuống, rồi giao cho ông lão một cái móng chân của mình, và dạy cách trông
coi trứng rồng. Nhờ có móng rùa thần, mà ngư ông đã ngăn chặn được diều hâu và các
loài thú dữ đến xâm phạm nơi ấp trứng. Sau đó, quả trứng ngày một lớn dần. Cho đến
một hôm, trứng nở ra một thiếu nữ xinh đẹp, và vỏ trứng tách thành năm mảnh, trở
thành năm ngọn: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Vua Chăm nghe được câu chuyện ấy
liền cưới thiếu nữ làm vợ, còn Thần Kim Quy thì chở ông lão lên trời. Huyền thoại tuy
là vậy và Từ trước đến nay, người ta đặt cho nhóm núi này nhiều tên. Người Việt đặt
tên nó là Ngũ Chỉ, tượng trưng cho 5 ngón tay vì từ trên cao nhìn xuống, thấy các
ngọn núi như 5 ngón tay ấn xuống đất. Người dân Quảng Nam gọi nó là núi Non
Nước. Người Pháp ghi trên bản đồ địa dư đặt tên là núi Cẩm Thạch, và danh từ Ngũ
Hành Sơn là do vua Minh Mạng đặt.
18


Gần 200 năm trước, vua Minh Mạng đã từng đến đây. Ông đã tự mình đặt tên
cho núi, cho các hang động, chùa chiền. Không ai biết những cái tên như Ngũ Hành
Sơn, Huyền Không, Hóa Nghiêm, Lăng Hư, Tàng Chân, Vân Nguyệt, Thiên Long... đã
làm nhà vua phải suy nghĩ mất hết biết bao nhiêu thời gian. Nhưng có một điều chắc
chắn rằng, giữa những lo toan quốc kế dân sinh, trong tâm hồn của con người này,
cảnh trí Ngũ Hành Sơn đã chiếm một phần quan trọng như một nỗi tự hào về một miền
đất xinh đẹp.

Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam,
trên một bãi cát mênh mông gần bờ biển, thuộc làng Hòa Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện
Hòa Vang nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn. Không gian thơ mộng của
cảnh trí và vẻ bãng lãng cổ tích của những câu chuyện cổ đã mang lại cho Ngũ Hành
Sơn cái ý vị mà ít nơi nào có được. Trong tư duy triết học của Trung Hoa, Ngũ hành:
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những yếu tố cấu thành vũ trụ. Con số 5 là con số cực
kỳ quan trọng trong tư duy và trong đời sống phương Đông. Nhìn như thế, trong sự
trùng hợp ngẫu nhiên, 5 ngọn Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn tự
trong mình nó đã hàm chứa những vẻ kỳ bí dị thường. Những núi đá vôi nằm rải rác
trên diện tích khoảng 2km2. Mỗi ngọn núi có một vẻ đẹp riêng về hình dáng, vị trí,
chất liệu đá, về hang động, chùa chiền bên trong. Trong các ngọn núi, Thủy Sơn là hòn
lớn nhất và cũng kiều diễm nhất. Núi cao 106m, có 3 ngọn ở 3 tầng giống như 3 ngôi
sao (Tam Thai). Đây là nơi tập trung nhiều hang động, chùa chiền nhất. Về hang động
có: Hóa Nghiêm, Huyền Không, Linh Nham, Lăng Hư, Vân Thông, Thiên Long, Bàn
Cờ, Tàng Chân, Chiêm Thành và Vọng Hải Đài, Vọng Giang Đài. Và các ngôi chùa
như Tam Thai, Tam Tôn, Linh Ứng…
Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có
trên thế giới, Hội An giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc
như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ... Các
kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao
lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây. Trải qua nhiều thế
kỷ, những phong tục tập quán, nghi lễ, sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng cũng như các
món ăn truyền thống vẫn lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Hội
An còn có một môi trường thiên nhiên trong lành, êm ả với những làng nhỏ ngoại ô
xinh xắn, có nghề thủ công như mộc, làm đồ đồng, gốm…
19


Là cây cầu cổ duy nhất của Phố cổ Hội An, do những thương nhân người Nhật
xây dựng để thuận tiện cho việc đi lại và giao thương giữa phố người Hoa và phố

người Nhật . Với chiều dài 18m bắt qua một lạch nước ngăn cách hai tuyến phố Trần
Phú và Nguyễn Thị Minh Khai. Do trong cầu có am thờ nên người dân vẫn thường gọi
là Chùa Cầu, tuy nhiên nó còn có một tên gọi khác là Cầu Nhật Bản vì theo truyền
thuyết con thủy quái Mamazu có đầu nằm ở Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ Dương và thân
thì ở Việt Nam, mỗi khi cựa mình sẽ gây ra động đất, thiên tai, lũ lụt. Vì vậy những
người Nhật đã xây dựng cây cầu cùng tượng Thần Hầu và Thần Cẩu để trấn yểm con
quái vật.
Chùa Cầu được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo “Thượng gia hạ kiều” tức
trên là nhà, dưới là cầu. Đây là phong cách kiến trúc khá độc đáo và phổ biến ở các
nước Châu Á đặc biệt là: Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản… Nhìn từ bên
ngoài, cây cầu nổi bật nhờ hệ mái cong mềm mại nâng đỡ bởi một hệ thống kết cấu gỗ
và phần móng được làm bằng vòm trụ đá. Mặt cầu vồng lên kiểu cầu vồng, được lát
ván làm lối qua lại, hai bên có bệ gỗ nhỏ, trước kia làm nơi bày hàng buôn bán… Trên
cửa chùa cầu có treo bức hoành màu đỏ với ba chữ “Lai Viễn Kiều” do chúa Nguyễn
Phúc Chu ban tặng vào năm 1719 với ý nghĩa cây cầu của những người bạn từ phương
xa đến. Ở mỗi đầu cầu, hai bên lối đi đều có hai bức tượng thú, một bên tượng khỉ, bên
kia tượng chó. Các tượng đều được chạm bằng gỗ mít trong tư thế ngôi chầu, phía
trước mỗi tượng có một bát nhang.
Ngày nay Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia
năm. Cùng với chức năng điều tiết giao thông, thuận tiện cho việc đi lại của người dân
trong khu phố cổ, chùa Cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền
thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai và là một biểu tượng đặc trưng của du lịch
Hội An. Hình ảnh chùa Cầu có trên tờ tiền 20.000 đồng bằng polymer của Việt Nam.
Được xây dựng vào năm 1697 dùng để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị
thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái. Ngoài ra còn là nơi hội họp đồng hương
của những người Phúc Kiến. Hội quán Phúc Kiến có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo
các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính điện –
sân sau – hậu điện.

20



Chính điện thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà
Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông
đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác.
Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến,
hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị
cổ. Thông qua cách bài trí, thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền, bà mụ, thần tài,..
hội quán đã thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người. Vốn là nơi gia
đình họ Lê sinh sống 7 đời, chủ hiệu buông Tân Ký xây dựng ngôi nhà từ cuối thế kỷ
XVIII. Mặt trước ngôi nhà thông ra phố Nguyễn Thái Học để mở hiệu buôn, mặt sau
thông ra phía bờ sông, trên phố Bạch Đằng để thuận tiện cho việc nhập hàng hóa. Gỗ
là nguyên liệu chính được chủ nhà sử dụng để xây ngôi nhà, bên cạnh gỗ còn có loại
đá và gạch lát. Đá đem về từ Thanh Hóa, chính loại đá ấy mới giúp cho những cột gỗ
không bị mục sau từng ấy thời gian. Gạch lát nền là loại gạch Bát Tràng, mùa hè mát,
mùa đông ấm. Nhà cổ Tấn Ký được làm bởi những nghệ nhân có đôi bàn tay khéo léo
nhất làng mộc Kim Bồng nổi tiếng của Quảng Nam. Các họa tiết, hoa văn, cấu trúc
trên ngôi nhà đều mang những ý nghĩa, thông điệp đầy màu sắc, triết lý phương Đông.
Ngôi nhà là sự kết hợp giữ các phong cách kiến trúc Trung Hoa, Nhật Bản và Việt
Nam. Xây theo kiểu kiến trúc "chồng rường giã thủ" gồm có 2 thanh ngang chồng lên
nhau, tượng trưng cho thiên - nhân, 5 thanh dọc giống như 5 ngón tay, tượng trưng cho
ngũ hành. Kiến trúc hài hòa của ngôi nhà nói lên mơ ước về sự hòa hợp giữa con
người với thiên nhiên. Ngôi nhà mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ, khắp
nơi đều không có cửa sổ, nơi đón ánh sáng duy nhất của ngôi nhà là một khoảng sân
gọi là giếng trời. Tuy nhiên khi bước vào ngôi nhà cổ này du khách lại không hề có
cảm giác ngột ngạt. Hiện nhà cổ Tấn Ký còn lưu giữ được nhiều hoành phi, liễn đối,
trong đó có nhiều bức tuyệt đẹp như: "Tích đức lưu tôn" (dạy bảo con cháu giữ đức tốt
cho thế hệ sau), "Tâm thường thái" (giữ tâm luôn yên tĩnh), ngoài ra nơi đây còn lưu
giữ một bộ liễn đối "Bách Điểu" được giới khảo cổ coi là độc nhất vô nhị. Liễn đối
Bách Điểu được viết bằng 100 nét, mỗi nét là một con chim đang bay. Một điều đặc

biệt nữa làm nên tên tuổi của nhà cổ Tấn Ký, đây là ngôi nhà cổ đầu tiên vinh dự trở
thành Di sản quốc gia và cũng là ngôi nhà cổ duy nhất ở Hội An hân hạnh đón tiếp các
nguyên thủ quốc gia, chính khách trong và ngoài nước. Nhiều đoàn làm phim cũng
từng đóng phim tại đây. Nhà cổ Tấn Ký, cũng như các ngôi nhà khác ở phố cổ Hội An
21


từng hứng chịu những trận lụt lịch sử, trong đấy đỉnh điểm là năm 1964, nước ngập
cao tới trần tầng một. Thế nhưng những ngôi nhà cổ vẫn còn nguyên vẹn, như thách
thức với thời gian. Cũng trong không gian phía sau của ngôi nhà, đối diện với những
bức ảnh và cột mốc ghi lại sự kiện lụt tại ngôi nhà là nơi bày bán các sản phẩm lưu
niệm cho du khách đến thăm. Đây là gian hàng của ban quản lý. Hiện nay chủ nhân
của ngôi nhà không còn sống tại đây, chỉ tới làm việc trên gác hai vào buổi sáng, buổi
chiều tối lại trở về nhà riêng ở một nơi khác.
Ngoài không gian trưng bày những cổ vật vô giá ở phòng khách, trong ngôi nhà
có hai góc nhỏ dễ thương dành để chủ nhà trưng bày huy hiệu và những món quà nhỏ
của du khách tới thăm tặng gia đình làm kỷ niệm.
Trước khi rời điểm tham quan
- Khi thực hiện xong quy trình tham quan tại điểm, hướng dẫn viên dành một
khoảng thời gian hợp lý để khách tự do tham quan, chụp ảnh, quay phim, vệ sinh mua
sắm quà lưu niệm tại điểm. Thông báo cho khách thời gian và địa điểm đón khách để
đi tiếp.
- Trong khoảng thời gian đó, hướng dẫn viên có thể giúp đỡ khách trong việc
mua sắm, thông dịch và chụp ảnh,..
- Hướng dẫn viên có mặt tại điểm hẹn đón khách trước giờ quy định ít nhất 5
phút và kiểm tra số lượng khách trước khi bắt đầu chuyến đi tiếp theo.
- Nắm bắt được tâm lý của khách sau khi tham quan tại điểm để có hướng giải
quyết và xử lý thích hợp trong những điểm đến tiếp theo.
2.5. Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí và các dịch vụ khác
- Trong quá trình tham quan du lịch, khách du lịch thường có những khoảng

thời gian rỗi nhất định tại khách sạn. Khoảng thời gian đó, khách có thể nghỉ ngơi,
tham gia thể dục thể thao, thưởng thức văn nghệ, vui chơi giải trí, mua sắm hoặc quan
sát, tìm hiểu thêm về văn hóa, dân cư địa phương nơi lưu trú. Hướng dẫn viên cần có
sự quan tâm, giúp đỡ, thậm chí tổ chức các hoạt động này cho khách. Các cách thức có
thể là :
- Hướng dẫn khách sử dụng các dịch vụ tại khách sạn và các địa điểm bên ngoài
(nếu khách sạn không có hoặc khách có nhu cầu thêm) như: hồ bơi, phòng gym,
massage, quầy bar, casino, nhà hát, rạp chiếu phim, công viên giải trí v.v…

22


- Thông tin cho khách về những nơi mua sắm, địa điểm và thời gian bán hàng
và đặc biệt là những sản vật đặc biệt của địa phương hay những hàng hóa mà khách có
nhu cầu mua. Hướng dẫn, hỗ trợ khách mua sắm khi có yêu cầu.
- Tổ chức cho khách tham quan bảo tàng, các di tích, các làng nghề,... không có
trong chương trình.
- Phối hợp cùng các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức cho khách tham
gia các
Hoạt động như giao lưu văn hóa, văn nghệ, tổ chức đốt lửa trại, uống rượu cần
v.v…
- Nếu trong thời gian lưu trú, tại địa phương có các hoạt động thi đấu thể thao,
hội hè hay hoạt động kỷ niệm nào đó, hướng dẫn viên tìm hiểu và có thể đưa khách
đến thưởng thức, tham dự.
- Tổ chức sinh nhật cho du khách.
- Với những sự kiện khác liên quan đến khách như kỷ niệm ngày cưới, đám
cưới vàng – đám cưới bạc …, ngày lễ dân tộc, lễ tôn giáo hướng dẫn viên cũng cần có
hình thức chúc mừng giản dị, phù hợp, tạo ấn tượng nơi khách
2.6. Tổ chức tiễn khách và thu thập ý kiến khách hàng
- Xác định địa điểm tiễn khách (sân bay, ga tàu, điểm hẹn)

- Trước khi lên xe đến điểm tiễn khách (kiểm tra các giấy tờ liên quan, cung cấp
thông tin cho khách, nhắc khách kiểm tra giấy tờ, hành lí).
- Trên xe đến điểm tiễn khách, hỏi khách cảm nhận về chuyến đi, thu phiếu
đánh giá của khách, giới thiệu tour và tuyến mới cho khách.
- Khi đến điểm tiễn khách, giúp khách vận chuyển hành lí xuống xe. Sau đó,
làm thủ tục và gửi hành lí.
- Chúc khách trở về an toàn đồng thời nói lời cảm ơn, chào tạm biệt và hẹn gặp
lại.
- Xử lí tình huống (nếu có) và rời khỏi khu vực tiễn khách.
2.7. Những công việc sau chuyến đi
- Hướng dẫn viên du lịch sau khi hoàn thành công việc, tiến hành thực hiện chế
độ báo cáo tour và kết toán tour, rút kinh nghiệm sau tour.

23


- Hướng dẫn viên sau khi thực hiện chương trình du lịch, trong khoảng thời
gian từ một đến ba ngày, phải viết báo cáo chi tiết trình cho công ty về chuyến du lịch
của đoàn.
- Trong báo cáo phải trình bày nội dung về chuyến du lịch, tại mỗi điểm du lịch,
về các dịch vụ: vận chuyển, lưu trú, ăn uống. Trình bày những vấn đề liên quan đến
trưởng đoàn, hướng dẫn viên và đoàn du lịch; những vấn đề bất thường xảy ra đối với
du khách trong đoàn và cách giải quyết, kết quả đạt được.
- Sau cùng là phải có ý kiến, kiến nghị về chuyến du lịch để các phòng ban chức
năng của công ty tổ chức rút kinh nghiệm.
- Hướng dẫn viên phải giao nộp toàn bộ hoá đơn thanh toán, chứng từ, giấy
biên nhận, vé tàu, xe, bản photocopy biên lai về các chi phí trong chuyến đi cùng bản
báo cáo chi phí cho phòng điều hành trong thời gian không chậm quá bảy ngày.
- Nộp các bản nhận xét của khách (survey) cho hãng du lịch. Tổng hợp ý kiến
của khách để tự rút kinh nghiệm, trả lại các dụng cụ hướng dẫn, giải quyết những vấn

đề tồn đọng và gửi thư chúc mừng đoàn.

24


×