Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH TM DV phước hải đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.11 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA KINH TẾ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

XÂY DỰNG CHIẾN LUỢC KINH DOANH CHO
CÔNG TY TNHH TM DV PHUỚC HẢI ÐẾN NĂM 2020

GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG
SVTH : NGUYỄN SONG HẬU 12124025

S KL 0 0 4 4 4 4

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA KINH TẾ
......................

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CHO CÔNG TY TNHH TM DV PHƯỚC HẢI
ĐẾN NĂM 2020

GVHD : ThS. Nguyễn Thị Hồng


SVTH

: Nguyễn Song Hậu

MSSV : 12124025
Lớp

: 121241A

Khóa

: 2012 - 2016

Hệ

: Đại học chính quy

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2016


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
----------

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
............................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
TP. HCM, ngày ... tháng 06 năm 2016
Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Thị Hồng

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang i


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
----------

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
TP. HCM, ngày ... tháng 06 năm 2016
Giảng viên phản biện

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang ii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến tất cả các quý thầy cô trong
khoa Kinh tế đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và làm việc trong một môi
trường tốt, các thầy cô đã tận tình chỉ bảo cũng như truyền đạt những kiến thức bổ
ích để tôi đủ hành trang bước vào đời.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến công ty TNHH TM DV Phước Hải đã

tạo điều kiện cho tôi thực tập tại công ty trong thời gian qua. Để hoàn thành bài
này, tôi xin chân thành cảm ơn quý anh chị trong phòng kinh doanh đã cung cấp tài
liệu và hướng dẫn tôi rất nhiệt tình, nhờ đó tôi mới hoàn thành bài khóa luận tốt
nghiệp.
Và đặc biệt tôi xin cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô Nguyễn Thị Hồng.
Cô đã nhiệt tình tư vấn và góp ý để tôi có thể hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô.
Kính chúc tất cả mọi người sức khỏe, thành công và hạnh phúc!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Song Hậu

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang iii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
STT

Từ viết tắt

1

TP HCM


2

TNHH

3

TM

Thương mại

4

DV

Dịch vụ

5

web

Website

6



Giám Đốc

SVTH: Nguyễn Song Hậu


Giải thích
Thành phố Hồ Chí Minh
Trách nhiệm hữu hạn

Trang iv


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013-2015 ..................... 6
Bảng 1.2: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua các năm 2013-2015 ......................... 6
Bảng 1.3: Số lượng lao động năm 2015 ................................................................... 10
Bảng 2.1. Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ công ty X ......................................... 24
Bảng 2.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty Y ............................. 25
Bảng 2.3. Tổng số điểm quan trọng trong ma trận IE .............................................. 27
Bảng 2.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty Z với đối thủ 1,2 ..................... 28
Bảng 2.5. Ma trận SWOT ......................................................................................... 29
Bảng 2.6. Ma trận QSPM ......................................................................................... 30
Bảng 3.1. Một số nhà cung ứng sản phẩm cho công ty TNHH TM DV Phước Hải 37
Bảng 3.2. Bảng giá gia công một số sản phẩm......................................................... 39
Bảng 3.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM của Công ty TNHH TM DV Phước
Hải
.............................................................................................................. 41
Bảng 4.1. Ma trận SWOT ......................................................................................... 48
Bảng 4.2. Ma trận IFE các yếu tố bên trong ............................................................. 53
Bảng 4.3. Ma trận EFE các yếu tố bên ngoài ........................................................... 55

Bảng 4.4. Ma trận IE ................................................................................................ 58
Bảng 4.5. Ma trận QSPM ......................................................................................... 59

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang v


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG
Biểu đồ 1.1. Tổng chi phí và lợi nhuận của công ty các năm 2013 - 2015 ................ 7
Biểu đồ 3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trước và sau khi gia
nhập TPP từ 2012 - 2030 (tỷ USD) .......................................................................... 33
Biểu đồ 3.2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ
trước và sau khi gia nhập TPP 2020 (tỷ USD) ......................................................... 33
Biểu đồ 3.3. Lạm phát ở Việt Nam qua các năm ..................................................... 35
Biểu đồ 3.4. Top 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2014............. 36
Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng cung cấp sản phẩm vải lót trong nước .................................. 38
Biểu đồ 3.6: Tỷ trọng cung cấp sản phẩm vải lót với đối tác lâu năm ..................... 39

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang vi


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH SỬ DỤNG
Hình 2.1: Mô hình quản trị chiến lược trong kinh doanh ......................................... 11
Hình 2.2. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô .......................................................... 15
Hình 2.3. Sơ đồ môi trường vi mô............................................................................ 18

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang vii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Lý do hình thành đề tài ....................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................2
6. Kết cấu đề tài ...................................................................................................2
7. Giới hạn đề tài .................................................................................................3
Chương 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM DV
PHƯỚC HẢI……….. ............................................................................................... 4
1.1.

Giới thiệu chung ............................................................................................ 4


1.1.1

Giới thiệu công ty ................................................................................... 4

1.1.2

Quá trình hình thành và phát triển.......................................................... 4

1.1.3

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .......................................... 5

1.1.4

Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty ....................... 5

1.2.

Tình hình nhân sự ......................................................................................... 7

1.2.1

Sơ đồ tổ chức của công ty ...................................................................... 7

1.2.2

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ................................................ 8

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ................. 11

2.1.

Khái niệm về chiến lược kinh doanh .......................................................... 11

2.2.

Vai trò và nhiệm vụ của quản trị chiến lược ............................................... 11

2.3.

Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh................................................. 12

2.3.1

Xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp .................................... 12

2.3.2

Phân tích môi trường kinh doanh ......................................................... 14

2.3.3

Phạm vi chiến lược ............................................................................... 22

2.3.4

Hệ thống các hoạt động chiến lược và năng lực cốt lõi ....................... 23

2.4.


Các công cụ hỗ trợ việc phân tích ............................................................... 24

2.4.1

Ma trận IFE (Ma trận các yếu tố nội bộ).............................................. 24

2.4.2

Ma trận EFE (Ma trận các yếu tố bên ngoài) ....................................... 25

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang viii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

2.4.3

Ma trận IE (Ma trận yếu tố bên trong - bên ngoài) .............................. 26

2.4.4

Ma trận CPM (Ma trận hình ảnh cạnh tranh) ....................................... 27

2.4.5

Ma trận SWOT (Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) .. 28


2.4.6

Ma trận QSPM (Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng) ... 30

Chương 3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH TM DV PHƯỚC HẢI ................................................................................ 32
3.1.

Môi trường vĩ mô ........................................................................................ 32

3.1.1

Nhân tố Chính trị - Pháp luật ............................................................... 32

3.1.2

Nhân tố Kinh tế .................................................................................... 35

3.1.3

Nhân tố Văn hóa – Xã hội .................................................................... 37

3.2.

Môi trường vi mô ........................................................................................ 37

3.2.1

Nhà cung ứng ....................................................................................... 37


3.2.2

Khách hàng ........................................................................................... 38

3.2.3

Đối thủ cạnh tranh ................................................................................ 39

3.2.4

Đối thủ tiềm ẩn ..................................................................................... 43

3.2.5

Sản phẩm thay thế ................................................................................ 43

3.3.

Môi trường nội bộ ....................................................................................... 43

3.3.1

Nguồn nhân lực .................................................................................... 43

3.3.2

Cơ sở vật chất ....................................................................................... 44

3.3.3


Các nguồn lực vô hình ......................................................................... 45

3.3.4

Marketing ............................................................................................. 45

Chương 4. XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CHO CÔNG TY TNHH TM DV PHƯỚC HẢI .................................................. 48
4.1.

Ma trận SWOT ............................................................................................ 48

4.1.1

Điểm mạnh (S) ..................................................................................... 49

4.1.2

Điểm yếu (W) ....................................................................................... 50

4.1.3

Cơ hội (O) ............................................................................................ 50

4.1.4

Thách thức (T) ...................................................................................... 51

4.1.5


Kết hợp SO ........................................................................................... 51

4.1.6

Kết hợp WO ......................................................................................... 52

4.1.7

Kết hợp ST ........................................................................................... 52

4.1.8

Kết hợp WT .......................................................................................... 52

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang ix


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

4.2.

GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

Ma trận IE ................................................................................................... 53

4.2.1


Ma trận IFE .......................................................................................... 53

4.2.2

Ma trận EFE ......................................................................................... 55

4.2.3

Ma trận IE............................................................................................. 58

4.3.

Ma trận QSPM ............................................................................................ 59

4.4.

Đề xuất các chiến lược kinh doanh cho công ty ......................................... 60

4.5.

Giải pháp hỗ trợ .......................................................................................... 61

4.6.

Kiến nghị ..................................................................................................... 62

4.6.1

Đối với Nhà nước ................................................................................. 62


4.6.2

Đối với công ty ..................................................................................... 62

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 65
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 67

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang x


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do hình thành đề tài
Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, chiến lược kinh doanh là
công cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh giúp
doanh nghiệp định hướng cho hoạt động trong tương lai thông qua việc phân tích và
dự báo môi trường kinh doanh, nó luôn chịu sự ảnh hưởng và chi phối bởi các yếu
tố bên ngoài và bên trong. Điều đó có thể giúp doanh nghiệp phấn đấu thực hiện
mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trường, doanh nghiệp nắm bắt được các
cơ hội cũng như đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh
nghiệp.
Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, ngành dệt may cũng phải đối đầu
với những thách thức mới đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ về kỹ thuật, mẫu mã và sự
phát triển của văn hoá – xã hội. Bởi vậy ngành dệt may thực sự trở thành ngành

kinh tế mũi nhọn của đất nước thì vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
hàng dệt may và việc tạo lập tên tuổi thương hiệu sản phẩm là vấn đề cần có sự
quan tâm chú ý hơn nữa của các cấp, các ngành và chính bản thân các doanh
nghiệp. Sản phẩm dệt may là ngành truyền thống lâu đời ở Việt Nam và là một
ngành mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, sản xuất tăng
trưởng nhanh, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao,
nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, thu hút ngày càng nhiều lao động, đóng góp ngày
càng nhiều cho ngân sách Nhà nước.
Các doanh nghiệp dệt may lớn hiện nay thường áp dụng chiến lược gia công
ngoài để đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp, cũng như giảm chi phí về quản lý,
nhanh chóng tìm được nguồn cung cấp dồi dào, từ đó ngày càng có nhiều doanh
nghiệp vừa và nhỏ chuyên gia công sản phẩm cho các công ty lớn xuất hiện. Để tìm
hiểu các hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành này, tôi quyết định chọn đề
tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH TM DV Phước Hải
đến năm 2020”.

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

2. Mục đích nghiên cứu


Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH TM DV Phước Hải đến
năm 2020.




Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện những vấn đề còn tồn đọng tại công
ty TNHH TM DV Phước Hải.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH TM

DV Phước Hải
4. Phạm vi nghiên cứu


Không gian: tại Công ty TNHH TM DV Phước Hải



Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến năm 2015
5. Phương pháp nghiên cứu



Quan sát và đặt vấn đề: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết, sơ đồ tổ chức và quan sát sơ
bộ thực tế tại công ty



Thu thập dữ liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp:
 Quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu
 Các báo cáo tổng hợp và báo cáo tài chính trong năm 2015

+ Dữ liệu sơ cấp:
 Quan sát và đánh giá chiến lược kinh doanh diễn ra tại công ty
 Điều tra, phỏng vấn trực tiếp nhân viên, quản lý và những người có liên
quan trong công ty
6. Kết cấu của đề tài



Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH TM DV Phước Hải



Chương 2: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh



Chương 3: Phân tích môi trường kinh doanh của công ty TNHH TM DV
Phước Hải



Chương 4: Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH
TM DV Phước Hải

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang 2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

7. Giới hạn đề tài


Theo mô hình quản trị chiến lược trong kinh doanh gồm 3 bước là hình thành,
thực hiện, đánh giá. Trong đề tài khóa luận này là xây dựng chiến lược kinh
doanh nên chỉ có bước hình thành chứ không có 2 bước còn lại.



Thời gian thực tập tại công ty là 3 tháng nên nhiều bảng biểu về kết quả hoạt
động kinh doanh cũng như là kiến thức về công ty còn thiếu sót, chưa được
tìm hiểu sâu.



Nhiều số liệu được lấy từ những năm trước nên độ chính xác về thực tế là
tương đối

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang 3


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chương 1.


GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM DV
PHƯỚC HẢI

1.1. Giới thiệu chung
1.1.1 Giới thiệu công ty

-

Tên công ty: Công ty TNHH TM DV Phước Hải

-

Trụ sở : 544/29 Lạc long Quân, P5, Q11, Tp. Hồ Chí Minh

-

Xưởng: Lô E1 KCN Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh – Thành phố Hồ Chí
Minh – Việt Nam.

-

Kho: 544/20 Lạc Long Quân, P5, Q11, Tp. Hồ Chí Minh

-

Điện thoại: (08) 3766319

-


Email:

-

Vốn điều lệ: 3,000,000,000 VNĐ

-

Ngày được cấp phép: 20/07/2007

-

Ngày bắt đầu hoạt động: 01/08/2007

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH TM DV XD Phước Hải được thành lập vào năm 2008 theo
nghị định 0305082286 của sở kế hoạch và đầu tư TP. Hồ Chí Minh.
Trụ sở công ty đặt tại 544/29 Lạc Long Quân, P5, Q11, Tp. Hồ Chí Minh,
xưởng đặt tại lô E1 KCN Lê Minh Xuân, Huyện Bình Chánh – Tp. Hồ Chí Minh Việt Nam


Tầm nhìn:
Phát triển bền vững, đột phá công nghệ vải sợi trong may mặc. Trở thành một

doanh nghiệp dẫn đầu trong nước về sản xuất và cung cấp các loại vải sợi

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang 4



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

Sứ mệnh:
Thấu hiểu, đồng hành cùng con người trong việc làm đẹp cũng như là

bảo vệ con người khỏi những tác nhân có hại của môi trường


Chiến lược: Định hướng đến đối tượng khách hàng dự án, các đơn vị tư
vấn, chuyên gia, kiến trúc sư về ứng dụng công nghệ vải sợi thông thoáng

1.1.3 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
 Lĩnh vực hoạt động:
+ Sản xuất các loại vải lót: Chuyên sản xuất và kinh doanh vải sợi như: vải
kaki, cotton, TC 65/35, TC 83/17, silk.
+ Sản xuất và kinh doanh vải lót cho may mặc, chăn, ra, gối, nệm.
+ Nhuộm gia công các loại vải lót theo yêu cầu.
+ Nhận in các loại hoa văn với màu sắc khác nhau lên vải lót.


Các công ty mà Phước Hải đang liên kết:
+ Công ty TNHH MTV TM DV vải sợi Nhật Tân
+ Công ty cổ phần Vikor
+ Công ty cổ phần may mặc Phúc Cường

+ Công ty TNHH Không gian

1.1.4 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty
Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân càng được nâng cao, nhu
cầu thể hiện ở mỗi cá nhân ngày càng được chú trọng, đặc biệt thể hiện rõ nhất ở nhu
cầu về nơi ở, ăn mặc sao cho phù hợp và mang lại sự thoải mái cho người sử dụng.
Phát triển chất liệu sản phẩm và mẫu mã mới cho các sản phẩm vải là một vấn
đề lớn không chỉ về khối lượng, chất lượng mà còn phức tạp về công đoạn sản
xuất, do đó sẽ xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên trị trường. Chính vì vậy để
đứng vững trên thị trường, công ty cần có một tầm nhìn rộng, đồng thời ban lãnh
đạo cần linh hoạt hơn nữa trong việc giải quyết nghiên cứu thị trường, phải có
những chiến lược, sách lược cụ thể cho từng mốc thời gian, địa điểm.

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang 5


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013-2015
Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Doanh thu thuần bán hàng và cung


759.691.653

869.433.766

982.644.199

S
02

Giá vốn hàng bán

407.729.479

549.608.799

năm 2011
612.563.700

03

Lợi
gộp về bán hàng và cung
cấp nhuận
dịch vụ

351.962.174

319.824.967


370.080.499

04

Doanh thu hoạt động tài chính

14.826.433

13.516.943

05

12.872.300

06

Chi
cấp phí
dịchtàivụchính
Chi phí bán hàng

42.920.100

10.709.470 13.740.760
30.375.274
64.578.214

07

Chi phí quản lý doanh nghiệp


162.637.945

174.483.568

179.543.636

08

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

148.358.262

117.773.598

130.734.797

09

Thu nhập khác

10

Lợi nhuận khác

11

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

148.358.262


117.773.598

130.734.797

12

Thuế TNDN phải nộp

32.638.818

25.910.192

28.761.655

13

Lợi nhuận sau thuế

172.348.207

143.136.200

198.663.535

TT

CHỈ TIÊU

01


18.516.908

Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tài
chính
Bảng 1.2: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua các năm 2013-2015
Giai đoạn

Tổng doanh

Tổng chi phí

Năm 2013

thu
759.691.653

626.159.824

Năm 2014

869.433.766

Năm 2015

982.644.199

Tổng lợi

Thuế TNDN


nhuận
148.358.262

(25%)
32.638.818

765.177.111

117.773.598
nhuận

25.910.192
(25%)

870.426.310

130.734.797

28.761.655

Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tài chính

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang 6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

Biểu đồ 1.1. Tổng chi phí và lợi nhuận của công ty các năm 2013 - 2015

900000000
800000000
700000000

Tổng lợi
nhuận

600000000
500000000

Tổng chi phí

400000000
300000000
200000000
100000000
0
Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Nguồn: Phòng kế hoạch - Tài chính
Nhận xét:
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng doanh thu, chi phí và lợi

nhuận các năm 2013-2015, ta thấy được hoạt động kinh doanh của công ty hoạt
động có những hiệu quả nhất định. Dù đang trong thời buổi kinh tế đang khó khăn,
sự cạnh tranh gay gắt từ cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhưng công ty
vẫn có kết quả kinh doanh tốt để duy trì thể hiện qua lợi nhuận sau thuế giai đoạn
2013-2015 là 514.147.942 VNĐ.
Chi phí năm 2013 là 626.159.824 VNĐ, năm 2014 là 765.177.11 VNĐ, năm
2015 là 870.426.310 VNĐ cho thấy chi phí cho hoạt động kinh doanh của công ty
còn ở mức cao, cần thực hiện các biện pháp kiểm soát chi phí như quản lý chi phí
về nguyên vật liệu, về nhân công trực tiếp sản xuất… để tăng doanh thu của công
ty.
1.2. Tình hình nhân sự
1.2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang 7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

Ban Giám Đốc

Phòng
Nhân Sự

Phòng
Kinh
doanh


Phòng
Sản xuất

Phòng
Kế toán
tổng hợp

Tuyển dụng

Marketing

Ban quản
đốc

Kế toán

Đào tạo

Kinh
doanh nội
địa

Quản lý
chất lượng

Mua hàng

An toàn lao
động


Bảo trì sửa
chữa
Tổ sản
xuất

Nguồn: Phòng nhân sự
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
 Ban Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu công ty, là người điều hành công
việc sản xuất, kinh doanh hằng ngày của công ty, từ việc xây dựng chiến lược,
tổ chức thực hiện đến việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và lựa chọn các
phương án và huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện, chịu sự giám
sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước
pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.


Phòng Nhân sự: có nhiệm vụ tuyển chọn, tuyển mộ nhân lực phù hợp cho
công ty, xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực phù hợp với kế hoạch chiến
lược phát triển và kế hoạch sản xuất của công ty. Tham mưu và giúp Giám đốc

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang 8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

về công tác tổ chức và nhân sự, công tác lao động, tiền lương, thi đua khen

thưởng, thanh kiểm tra, an ninh quốc phòng, pháp chế.


Phòng kinh doanh: quản lý điều hành thực hiện các hoạt động phân tích, mở
rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm, khai thác nội địa và nhập khẩu để cung
cấp nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh và quản lý các
hoạt động xuất khẩu các sản phẩm do công ty sản xuất, phân phối.
Thực hiện công tác marketing, nghiên cứu thị trường; chọn lựa sản phẩm chủ

lực và xây dựng chiến lược phát triển, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại,
tham gia hội thảo, hội chợ, tìm kiếm đối tác; thực hiện liên doanh, liên kết, mở rộng
mạng lưới kinh doanh trên thị trường nội địa và phát triển kinh doanh. Chủ động
giao dịch, đàm phán trong nước, ký các thư từ, đơn chào hàng, trao đổi thông tin với
khách hàng trong quá trình giao dịch khi đi đến ký kết hợp đồng kinh doanh của
Công ty.
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty như:
chuẩn bị nguồn cung ứng kịp thời, các khâu giám định, kiểm dịch, hải quan, giao
nhận, bảo hiểm, khiếu nại đòi bồi thường và giải quyết các khiếu nại tranh chấp với
khách hàng.


Nhà máy sản xuất: đây là nơi thực hiện công tác sản xuất sản phẩm theo số
lượng và chỉ tiêu kế hoạch công ty đưa xuống. Thực hiện công tác quản lý,
chỉ đạo sản xuất, quản lý thiết bị, quản lý lao động. thực hiện công tác an toàn
vệ sinh lao động.



Phòng Kế hoạch tổng hợp: Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực
như công tác tài chính, công tác kế toán tài vụ, công tác kiểm soát nội bộ, công

tác quản lý tài sản, công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế.
Trực tiếp thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công

tác quản lý thu chi tài chính của cơ quan Văn phòng Công ty, thực hiện thanh toán
tiền lương và các chế độ khác cho Cán bộ công nhân viên khối Văn phòng theo phê
duyệt của Giám đốc.
Chủ trì hướng dẫn công tác hoạch toán nghiệp vụ kế toán tài chính trong toàn
Công ty theo quy định của pháp luật hiện hành, kiểm tra việc thực hiện chế độ
hoạch toán kế toán, quản lý tài chính và các chế độ chính sách khác liên quan đến

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang 9


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

công tác tài chính, kế toán của các đơn vị trực thuộc. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ
cho hệ công tác kế toán và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh các quy
định của cấp trên về công tác tài chính kế toán.
Phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ trong Công ty và
báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc.
Tình hình lao động năm 2015
Bảng 1.3: Số lượng lao động năm 2015
2015
Cấp quản lý

04


Cấp nhân viên

12

Tổng

16
Nguồn: Phòng Nhân sự

Số lượng nhân sự cấp cao quản lý của công ty là 4 người. Mỗi người có trách
nhiệm ở mỗi phòng ban cụ thể của công ty. Điều này đảm bảo cho chất lượng hoạt
động của công ty luôn được vận hành đúng như mong muốn, được giám sát một
cách tốt nhất.
Ở cấp dưới là nhân viên có 12 người. Được phân ra các phòng ban, có nhiệm
vụ hoạt động trong các phòng ban đó và hỗ trợ khi cần các công việc chung của
công ty. Cụ thể Phòng Nhân sự có 2 người, Kế toán 2 người, Sản xuất 5 người và
Phòng kinh doanh 3 người.
Trong tương lai công ty sẽ tích cực mở rộng quy mô, thị trường và sẽ tuyển
dụng thêm nhiều vị trí để bổ sung nhân sự cho các phòng ban. Và đặc biệt là phòng
kinh doanh và sản xuất của công ty đang tích cực tìm kiếm ứng viên phù hợp.

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang 10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chương 2.


GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

2.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh
Theo ông Alfred Chandler (1962) “Chiến lược là việc ấn định các mục tiêu cơ
bản và dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành
động và phân bổ các nguồn tài nguyên thiết yếu để đạt được mục tiêu đó”.
Theo ông William F.Gluek “Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất,
tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản
của doanh nghiệp sẽ được thực hiện”.
Quản trị chiến lược là khoa học và nghệ thuật về chiến lược nhằm xây dựng
phương hướng và mục tiêu kinh doanh, triển khai, thực hiện kế hoạch ngắn hạn và
dài hạn trên cơ sở nguồn lực hiện có nhằm giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được các
mục tiêu dài hạn của nó.
(Theo />Chiến lược là việc tạo dựng một vị thế duy nhất và có giá trị nhờ việc triển
khai một hệ thống các hoạt động khác biệt với những gì đối thủ cạnh tranh thực
hiện. (Theo Công ty Tư vấn Quản lý OCD)
Theo một quan điểm khác, Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu đánh
giá môi trường hiện tại và tương lai, hoạch định mục tiêu phát triển của tổ chức, đề
ra, thực hiện và kiểm tra các quyết định nhằm đạt được những mục tiêu trong môi
trường hiện tại và tương lai.
2.2. Vai trò và nhiệm vụ của quản trị chiến lược


Giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu của tổ chức.




Quan tâm rộng hơn đến các đối tượng liên quan.



Gắn sự phát triển ngắn hạn trong bối cảnh dài hạn.



Quan tâm đến hiệu suất và hiệu quả.
Hình 2.1: Mô hình quản trị chiến lược trong kinh doanh

Hình thành

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Thực hiện

Đánh giá

Trang 11


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

Mô hình quản trị chiến lược trong kinh doanh bao gồm 3 bước hình thành,
thực hiện và đánh giá. Ở đây ta xét đến bước hình thành chiến lược kinh doanh cho
công ty TNHH TM DV Phước Hải nên sẽ không có 2 bước còn lại.
2.3. Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh

Để thực hiện được chiến lược kinh doanh cần trải qua 4 bước sau:

Nguồn:
2.3.1

Xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp
Xác định mục tiêu chiến lược là công đoạn đầu tiên nhất và quan trọng nhất

trong quá trình hoạch định chiến lược. Đây sẽ là căn cứ, định hướng chỉ đạo các
bước tiếp theo của quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp. Mặt khác, nó
còn là căn cứ để đánh giá và điều chỉnh chiến lược phù hợp.
Mục tiêu chiến lược được giải thích là những gì mà doanh nghiệp cần vươn tới
và cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Cần phân biệt rõ ràng giữa
mục tiêu chiến lược với dự đoán, hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt nhau. Dự
đoán là dự báo cái có thể đạt được trong tương lai, dựa trên sự tính toán là chủ yếu.
Còn mục tiêu chiến lược thể hiện ý chí cầu tiến và vươn lên của doanh nghiệp.

SVTH: Nguyễn Song Hậu

Trang 12


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS Nguyễn Thị Hồng

Một chiến lược cần bắt đầu bằng việc xác định các kết quả kỳ vọng mà chiến
lược kinh doanh được xác lập để thực hiện chúng. Các mục tiêu sẽ đóng vai trò định
hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp trong một số năm.
Cần phân biệt giữa mục tiêu chiến lược với sứ mệnh, tầm nhìn của doanh

nghiệp. Thực tế, nhiều doanh nghiệp có xu hướng nhầm lẫn giữa mục tiêu với sứ
mệnh. Sứ mệnh chỉ ra mục đích hay lý do tồn tại của doanh nghiệp vì vậy thường
mang tính khái quát cao. Ngược lại, mục tiêu chiến lược cần đảm bảo cụ thể, định
lượng và có thời hạn rõ ràng.
Việc lựa chọn mục tiêu gì có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Một doanh
nghiệp lựa chọn lợi nhuận cao là mục tiêu chiến lược sẽ tập trung vào phục vụ các
nhóm khách hàng hay phân khúc thị trường đem lại lợi nhuận cao bằng các sản
phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc hiệu suất chi phi phí vượt trội. Ngược lại, việc lựa
chọn mục tiêu tăng trưởng có thể dẫn dắt doanh nghiệp phải đa dạng hóa dòng sản
phẩm để thu hút các khách hàng ở nhiều phân đoạn thị trường khác nhau.
Mục tiêu quan trọng nhất mà chiến lược kinh doanh hướng tới là lợi nhuận cao
và bền vững. Mục tiêu chiến lược thường được đo bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn
đầu tư (ROI) nhưng cũng có thể đo bằng các tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE) hoặc tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA). Doanh nghiệp cũng có thể đưa các
mục tiêu khác làm chiến lược như tăng trưởng, thị phần, chất lượng, giá trị khách
hàng… Việc lựa chọn mục tiêu nào phụ thuộc và ngành nghề và giai đoạn phát triển
của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp phải rất thận trọng trong việc lựa
chọn mục tiêu tăng trưởng, giá trị cổ phiếu hoặc lợi nhuận kế toán hàng năm làm
mục tiêu chiến lược vì nó có thể dẫn dắt doanh nghiệp đi theo hướng phát triển
không bền vững.
Hệ thống mục tiêu trong doanh nghiệp tuỳ thuộc vào từng thời kỳ, nó bao gồm
mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.
Mục tiêu dài hạn bao gồm:
+ Thị phần của doanh nghiệp.
+ Lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Năng suất lao động.
+ Vấn đề giải quyết công ăn việc làm và đời sống người lao động.

SVTH: Nguyễn Song Hậu


Trang 13


×