Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài thu hoạch lớp LLCT Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển lực lượng sản xuất huyện ngọc lặc trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.52 KB, 6 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu
dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh, hiện nay yếu tố con người
nói chung và lực lượng sản xuất nói riêng được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu,
quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế toàn quốc cũng như ở
tỉnh ở huyện. Khi lực lượng sản xuất (LLSX) biến đổi thì quản hệ sản xuất (QHSX)
cũng biến đối theo, dẫn đến sự thay đổi của phương thức sản xuất. Vì vậy, nhận thức và
vận dụng đúng mối quan hệ giữa LLSX và QHSX để thúc đẩy LLSX phát triển. Đây là
một trong những yêu cầu có tính quyết định. Để thực hiện nhiệm vụ trên, đòi hỏi cần
phải đánh giá đúng thực trạng và tìm kiếm các giải pháp để phát triển LLSX.
Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, những năm gần đây thực hiện Nghị
Quyết Đại hội đảng bộ các cấp, chính quyền và nhân dân huyện Ngọc Lặc đã nỗ lực
phấn đấn và giành được những kết quả nhất định. Nền kinh tế chuyển biến khá, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và xây dựng
tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, đời sống vật chất và tinh thân của nhân dân ngày
càng được cải thiệt và nâng cao. Tuy nhiên, thực tế trình độ LLSX ở huyện chưa cao,
trình độ người lao động còn thấp, công cụ cơ giới hóa ít, tốc độ ứng dụng thành tựu
khoa học, kỹ thuật chậm, sản xuất kinh doanh của người dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ
lệ lao động thiếu việc làm còn cao. Vì vậy, trong những năm tới, để thực hiện tốt hơn
nữa chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất là công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn, nâng cao hơn nữa đời sống mọi mặt cho nhân dân, cấp
ủy, chính quyền và nhân dân huyện Ngọc Lặc cần chú trọng phát triển LLSX tại chỗ.
Với cương vị là một cán bộ công chức UBND huyện, qua nghiên cứu những vấn
đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Tôi nhận thấy việc đánh giá đúng thực trạng
LLSX và đưa ra những giải pháp phù hợp để phát triển LLSX là vấn đề cần thiết và có
ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp
nhằm phát triển lực lượng sản xuất huyện Ngọc Lặc trong giai đoạn hiện nay” làm nội
dung nghiên cứu, viết báo cáo thực tế trong môn học “Những vấn đề cơ bản của Chủ
nghĩa Mác – Lenin”

B. NỘI DUNG




I. Nhận thức chung về Lực lượng sản xuất
- Khái niệm LLSX: Là phạm trù dùng để chỉ mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên; là phương thức kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là
công cụ lao động.
LLSX chủ yếu là người lao động, có thói quen và kỹ năng lao động, có kinh
nghiệm, tri thức và trình độ chuyên môn – kỹ thuật kết hợp với những yếu tố vật chất
của sản xuất tư liệu sản xuất.
- Cấu trúc của LLSX: Lực lượng sản xuất được cấu thành bởi các yếu tố cơ bản
đó là tư liệu sản xuất và người lao động với trình độ, kỹ năng và thói quen lao động của
họ.
Trong quá trình sản xuất hai yếu tố của LLSX, LLSX hàng đầu là con người lao
động. Người lao động chính là chủ thể của quá trình sản xuất.
Tư liệu sản xuất là toàn bộ những phương tiện, điều kiện để con người thực hiện
quá trình sản xuất tạo ra của cải. Tư liệu sản xuất bao gồm đối tượng lao động và tư liệu
lao động. Đối tượng lao động là tất cả những gì mà con người tác động vào thông qua
các công cụ lao động để tạo ra của cải vật chất như đất, nước, tài nguyên, khoáng sản và
các tư liệu sản xuất đầu vào của nền sản xuất công nghiệp. Đối tượng lao động bao gồm
cả đối tượng lao động trực tiếp có sẵn trong tự nhiên và đối tượng lao động gián tiếp do
con người tạo ra.
Tư liệu lao động được cấu thành bởi hai yếu tố: Phương tiện lao động và công cụ
lao động.
Phương tiện lao động là những yếu tố vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất
như: đường xá, cầu cảng, nhà kho, bến bãi,... Phương tiện lao động tham gia vào quá
trình sản xuất với tính cách là hỗ trợ cho sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản
xuất, ngày nay chúng ta rất chú ý phát triển hạ tầng kinh tế như đường xá, cầu cảng,...
để phát triển sản xuất.
Công cụ lao động là yếu tố cơ bản của LLSX, đóng vai trò quyết định trong tư
liệu sản xuất. Công cụ lao động là yếu tố động nhất trong tư liệu sản xuất, nó không

ngừng được cải thiện, cải tiến và hoàn thiện trong quá trình sản xuất.
Trong sự phát triển của LLSX, khoa học đóng vai trò ngày càng to lớn. Sự phát
triển của kho học gắn liền với sản xuất và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát
triển. Ngày nay khoa học đã thâm nhập vào quá trình sản xuất và trở thành lực lượng
sản xuất trực tiếp.


Sự phát triển của LLSX là phát triển về trình độ và thay đổi về tính chất, đó là xu
hướng khách quan.
- Trình độ của LLSX: Trình độ của LLSX dùng để chỉ năng lực, mức độ, hiệu quả
chinh phục giới tự nhiên thông qua việc sử dụng công cụ lao động tác động vào tự
nhiên để tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người. Nó thể hiện ở trình độ công
cụ lao động, trình độ tổ chức lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất,
kinh nghiệm và kỹ năng của con người, trình độ phân công lao động.
- Tính chất của LLSX: Là tính chất cá nhân hay tính chất xã hội trong việc sử
dụng tư liệu sản xuất mà chủ yếu là công cụ lao động của con người để tạo ra sản phẩm.
II. Thực trạng LLSX huyện Ngọc Lặc
1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ngọc Lặc
Huyện Ngọc Lặc có diện tích tự nhiên 49.092,4 ha với hơn ba phần tư là đồi
núi. Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 21 xã và 1 thị trấn, Ngọc Lặc
chiếm khoảng 4,4% diện tích và 3,9% dân số toàn tỉnh.
Nằm ở khu vực trung tâm Vùng Miền núi phía Tây Thanh Hóa, ngã ba kết nối
giao lưu của các tuyến Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15A và Đường tỉnh 516B đi qua
và tỏa ra các hướng, Ngọc Lặc có vị trí địa kinh tế thuận lợi cho giao lưu kinh tế
thương mại với nhiều vùng miền trong, ngoài tỉnh, đặc biệt lợi thế làm đầu mối giao
lưu trung chuyển hàng hóa, dịch vụ của Vùng Miền núi với bên ngoài trước hết là với
khu vực đồng bằng ven biển và khu vực các huyện miền núi biên giới Việt - Lào thuộc
Thanh Hóa.
2. Khái quát và đánh giá chung về LLSX tại huyện Ngọc Lặc
Ngọc Lặc là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời gắn liền với nhiều cuộc kháng

chiến vĩ đại giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn, cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ với các di tích lịch sử, căn cứ địa
kháng chiến như hang Cộng sản, hang Ngân hàng, ATK.
Cộng đồng dân cư gồm có 16 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn với
nhiều nét văn hóa, phong tục tập quán đa dạng. Trong đó, chủ yếu là dân tộc Mường
chiếm khoảng 70,53%, dân tộc Kinh chiếm 27,3%, dân tộc Dao chiếm 1,1%, dân tộc
Thái chiếm 0,85%, còn lại là các dân tộc khác chiếm 0,22% dân số. Phần lớn dân cư
sinh sống quần tụ rải rác theo các bản làng, mật độ dân cư thưa, trung bình toàn huyện
(năm 2012) là 281 người/km 2, dân cư tập trung cao nhất ở khu vực thị trấn Ngọc Lặc


và lân cận trung bình 494 người/km 2, thấp nhất ở khu vực các xã núi cao phía Tây
trung bình 222 người/km 2.
* Ưu điểm:
Với tháp tuổi dân số trẻ, nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động dồi dào, năm
2016 có khoảng 89.341 người chiếm gần 64% dân số. Nhân lực trong tuổi lao động
phần lớn ở độ tuổi thanh niên có sức khỏe và đã qua giáo dục PTCS, PTTH, một số đã
qua đào tạo nghề, có điều kiện để tiếp tục tổ chức đào tạo, dạy nghề mới và nâng cao
để thu hút vào thị trường lao động, phát triển các ngành nghề, lĩnh vực trên địa bàn.
Lực lượng lao động đang hoạt động kinh tế có 78.280 người, chủ yếu là lao
động nông nghiệp chiếm 77%. Lao động trong nền kinh tế phần lớn chưa qua đào tạo
nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chiếm 27% .
Nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để tổ chức đào tạo nghề và huy
động tham gia sản xuất, phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác, cũng đặt ra vấn đề cần
giải quyết việc làm cho thanh niên bước vào tuổi lao động hàng năm. Để giảm dần tỷ
lệ lao động trong độ tuổi thiếu việc làm, dự kiến trung bình hàng năm cần giải quyết
được việc làm mới cho khoảng 1.800- 2000 lao động giai đoạn 2016- 2020. Theo đó,
qui mô lao động trong nền kinh tế huyện sẽ tăng lên khoảng 80.000- 82.500 lao động
vào năm 2017 và 89.000- 89.500 lao động vào 2020.



* Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, trình độ LLSX ở huyện Ngọc Lặc vẫn còn
một số những tồn tại hạn chế đó là:
Thứ nhất, tuy LLLĐ trong độ tuổi tại huyện đông nhưng trình độ còn hạn chế,
Do đa số lao động chưa qua đào tạo, một số đã qua đào tạo nghề nhưng chuyên môn
kỹ thuật còn thấp nên nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và các
ngành nghề mới trong huyện. Trình độ lao động chủ yếu thông qua kinh nghiệm và
tiếp thu từ các lớp tập huấn ngắn ngày và chuyên giao khoa học kỹ thuật. Lao động có
trình độ chuyên môn kỹ thuật còn khiêm tốn, do đó chất lượng và hiệu quả lao động
thấp. Tính tự học, rèn luyện nâng cao trình độ tay nghề ở một số bộ phận thanh niên
còn thiếu và yếu.
Thứ hai, công cụ sản xuất vẫn còn thiếu và lạc hậu về chủng loại, chưa đáp ứng
được nhu cầu sản xuất của nhân dân, còn thiếu nhiều các loại máy hiện đại như các
máy cấy, máy cày, máy chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp. Điều này đã ảnh
hưởng rất lớn đến sản xuất qui mô lớn, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm của nhân dân.
Thứ ba, kết cấu hạ tầng ở Ngọc Lặc tuy đã được quan tâm, đầu tư xây dựng
nhưng một số công trình còn thiếu hoặc chưa được xây dựng kiên cố, chưa đảm bảo
yêu cầu về sản xuất và đời sống, thể hiện như: Giao thông liên xã, liên thôn chưa được
nhựa hóa hoặc bê tông hóa hoàn toàn, hệ thống kênh mương nội đồng vẫn còn thiếu
chưa đảm bảo tưới tiêu đúng yêu cầu.
Thứ tư, việc chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, do đó
lực lương lao động chưa tập trung với quy mô lớn. Từ đó hạn chế người lao động chủ
động nâng cao tay nghề, tiếp thu khoa học kỹ thuật mới.
Thứ năm, các khu kinh tế tập trung, cụm công nghiệp chưa hình thành. Công tác
đào tạo nghề còn nhỏ lẻ và không mang tính hiệu quả cao sau đào tạo.
III. Một số giải pháp nhằm phát triển LLSX ở huyện Ngọc Lặc trong thời
gian tới.
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền các
cấp; phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính – xã hội tham gia tích cực, có

hiệu quả trong phát triển KT-XH, thực hiện tốt an ninh xã hội, đảm bảo quốc phòng –
an ninh, cụ thể là: phát triển khu kinh tế tập trung, phát triển đô thị Ngọc Lặc, xây dựng
nông thôn mới, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân.


Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân nhận thức rõ ý nghĩa,
mục đích của việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, về lao động, việc làm giúp nhân
dân có định hướng xác định nghề, xác định phương thức sản xuất, kinh doanh.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đào tạo và sử dụng nguồn nhân
lực, hoàn thiện bộ máy, đổi mới phương pháp và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động
của bộ máy quản lý Nhà nước, phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của UBND các
cấp.
Thứ ba, tập trung làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch trên cơ sở
quy hoạch chung.
Thứ tư, Phát triển các ngành nghề có lợi thế về lao động, nguồn nguyên liệu địa
phương như: Chế biến thủy, hải sản; chế biến nông sản, thực phẩm; mộc dân dụng, mây
tre đan, hàng thủ công mỹ nghệ.
Thứ năm, chú trọng công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, trọng tâm là
công tác bảo vệ môi trường, công nghệ xử lý chất thải, nước thải các nhà máy.
Thứ sáu, cơ quan lao động cấp huyện là trung tâm cầu nối giữa người lao động
với các thị trường lao động trong và ngoài nước. Qua đó người lao động có thể dễ dàng
tìm kiếm việc làm thông qua các buổi tư vấn và các kênh thông tin đại chúng.
Thứ bảy, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để nông dân có thể tiếp cận với
các nguồn vốn vay, đặc biệt là nguồn vốn ưu đãi có thời gian vay dài hạn để nông dân
đầu tư cho sản xuất.
C. KẾT LUẬN




×