Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Nguyen thi thoa lop k26b vinh phuc tieu luan mon TTBDS doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.18 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

Chuyên đề::
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
Thị trường BĐS thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Giáo viên môn học
Sinh viên thực hiện
Lớp

: TS. Nguyễn Quang Thi
: Nguyễn Thị Thoa
: K 26B VP

Thái Nguyên, năm 2019
0


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội phát triển, tốc độ đô thị hóa - công nghiệp hóa đất nước diễn ra nhanh
chóng làm cho nhu cầu về đất đai, tài nguyên thiên nhiên và môi trường ngày càng
lớn, làm cho đất đai có nhiều biến động, giá cả tăng cao và thị trường bất động sản
diễn ra sôi động và phức tạp, nhiều nhà đầu cơ đất đã đẩy giá đất lên cao, còn
người có nhu cầu thực về đất ở lại không đủ tiền để mua bất động sản, yêu cầu Nhà
nước cần có các chủ trương, chính sách quản lý và các giải pháp để phát triển hiệu


quả thị trường bất động sản nước ta nói chung và thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc nói riêng nhằm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước từ việc chuyển quyền bất
động sản, đồng thời kìm chế lạm phát và xây dựng một thị trường bất động sản
minh bạch.
Vĩnh Yên là thành phố trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, mọi hoạt đông kinh tế
chính trị, văn hóa xã hội đều tập trung chủ yếu ở thành phố Vĩnh Yên, có các con
đường huyết mạch (QL2, Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, QL 2B, QL2c,..) lối liền giữa
các tỉnh, thành phố liền kề và lối liền với các huyện, thành phố còn lại của Vĩnh
Phúc nên rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa với các vùng lân cận; trong thời
gian qua thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên có nhiều biến
động có lúc phát triển nóng có lúc đóng băng, do vậy cần phải có các chính sách và
các giải pháp để phát triển thị trường bất động sản.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đồng thời nhằm xây dựng một thị trường bất
động sản minh bạch, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề “Đánh giá thực trạng và
đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thị trường BĐS thành phố Vĩnh
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá, phân tích thực trạng thị trường bất động sản ở thành phố Vĩnh Yên.
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường bất động sản ở thành
phố Vĩnh Yên
2.2. Phương pháp nghiên cứu
1


- Phương pháp điều tra, khảo sát thị trường, giá bất động sản.
- Phương pháp thu thập tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát.
- Phương pháp phân tích, so sánh lợi thế của thị trường bất động sản.
PHẦN II
THỰC TRẠNG VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh Yên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Thành phố Vĩnh Yên nằm cách Thủ đô Hà Nội hơn 50 km về hướng Tây Bắc
theo QL2, cách Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 25 km về hướng Đông, cách
cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20 km,có diện tích tự nhiên là 5.081,27 ha, chiếm
4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc; có 09 đơn vị hành chính cấp xã, trong
đó có 07 phường (Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Đồng Tâm
và Khai Quang) và 02 xã (Định Trung và Thanh Trù).
+ Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Tam Dương;
+ Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên;
+ Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và huyện Bình Xuyên.
Lợi thế của thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là nơi
tập trung các các khu đô thị, du lịch, vui chơi giải trí, Khu công nghiệp, là đầu mối
giao thông như QL 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang), tuyến
đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và tuyến đường sắt Hà Nội - Vĩnh Yên; là cầu nối
giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội. Những năm gần đây,
sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên
quan đến Vĩnh Phúc đã làm cho thành phố Vĩnh Yên có điều kiện mở rộng mối liên
kết kinh tế với các trung tâm kinh tế. Vì vậy vai trò quan trọng của Vĩnh Yên trong
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày càng được nâng lê.
* Địa hình, địa mạo
Thành phố Vĩnh Yên có địa hình vùng đồi thấp, thoải, độ cao từ 9 m đến 30
m so với mặt nước biển. Khu vực có địa hình thấp nhất là Hồ Đàm Vạc. Địa hình
có độ dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam.
2


2.1.2. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất

Đất của thành phố Vĩnh Yên là vùng phù sa cổ được nâng lên, có tầng dầy
đất pha cát, lẫn ít cuội và sỏi, thích hợp để trồng cây ăn quả và được hình thành từ 2
nguồn gốc: Đất thủy thành và đất địa thành. Tính chất đất và địa hình của thành phố
Vĩnh Yên tương đối thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.
* Tài nguyên nước
+ Nước mặt chủ yếu của thành phố Vĩnh Yên chủ yếu là lưu vực sông Cà Lồ
và Đầm Vạc. Trữ lượng nước mặt khá dồi dào, chất lượng tương đối tốt;
+ Nguồn nước ngầm do tính chất địa hình nên có trữ lượng không lớn, vì vậy
cần bảo vệ nguồn nước ngầm và quy hoạch vùng khai thác.
* Tài nguyên du lịch
Thành phố Vĩnh Yên có vùng hồ Đầm Vạc rộng lớn ở phía Nam, đã tạo một
lợi thế cho thành phố về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
2.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
Năm 2019 là năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2016-2020. Bên cạnh những mặt thuận lợi như: kinh tế đang đà tăng trưởng; các
lĩnh vực về đô thị, văn hóa, xã hội được tỉnh, thành phố quan tâm đầu tư và phát
triển; các chính sách an sinh xã hội được đảm bảo; an ninh, quốc phòng được củng
cố và giữ vững. Thành phố cũng còn gặp khó khăn như: số lượng doanh nghiệp
hoạt động có hiệu quả còn thấp; việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, các doanh
nghiệp còn khó khăn...Trước tình hình đó, UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo,
cùng với sự nỗ lực của các thành phần kinh tế và sự đồng thuận của đại bộ phận
nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 của thành phố đạt được những kết
quả nhất định (UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 2018).
Hiện trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên có 02 KCN và 01 Cụm công
nghiệp tập trung là KCN Khai Quang với quy mô diện tích 262 ha bao gồm các xí
nghiệp sản xuất dệt may, đồ hộp công nghiệp nhẹ; KCN Hội Hợp với quy mô diện
tích 150 ha bao gồm các cơ sở sản xuất linh kiện điện tử, máy tính, thiết bị thông
tin, viễn thông; Cụm công nghiệp Lai Sơn đã giải quyết việc làm cho hàng vạn lao
động trên địa bàn và các vùng lân cận;
3



2.1.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số: của thành phố có đến thời điểm 31/12/2018 là 102.502 người, chiếm
10,74% dân số của tỉnh, bao gồm: Dân số thường trú 97.870 người; Dân số không
thường xuyên trú tại thành phố (quy đổi): 5.082 người.
Lao động, việc làm và thu nhập: Từ năm 2005 đến nay, cơ cấu lao động
thành phố chuyển dịch mạnh từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông
nghiệp; tăng từ 67,6% năm 2005 lên 81% năm 2018, trong đó ngành công nghiệp
và xây dựng chiếm 34% và ngành dịch vụ chiếm 47%. Mức độ giảm tỷ trọng lao
động nông nghiệp hàng năm khoảng 2,68%/năm; lao động khu vực nông nghiệp
chiếm 19% tổng số lao động. Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu lao động vẫn diễn ra
chậm hơn so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.1.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
Trên địa bàn thành phố có các tuyên quốc lộ chạy qua: tuyến QL 2, tuyến QL
2B và hệ thống giao thông nội thị tuyến đường chính có tổng chiều dài 16,9 km và
đường khu vực có tổng chiều dài là 24,5 km.
Hệ thống đường sắt chạy qua thành phố có các tuyên Vĩnh Yên - Lào Cai;
Vĩnh Yên - Hà Nội (tuyến Hà Nội Lào Cai); tuyến Vĩnh Yên - Đông Anh - Thái
Nguyên. Ga đường sắt nằm trong trung tâm thành phố, có diện tích 6,5 ha;
Hiện trạng mạng lưới giao thông đô thị của thành phố bao gồm cả đường bộ
và đường sắt có khoảng 141,87 km; mật độ đường là 2,79 km/km 2 (tính cả đường
sắt là 2,87 km/km2, bằng 32% so với nhu cầu cần thiết).
(Theo số liệu Phòng Thống kê - UBND thành phố Vĩnh Yên, 2018)
2.2. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường.
2.2.1. Những yếu tố thuận lợi
Có vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sắt và gần sân bay quốc tế
Nội Bài; gần các KCN của tỉnh (Bình Xuyên, Phúc Yên) và các KCN của thủ đô
Hà Nội nên có điều kiện mở rộng giao thương và liên kết kinh tế;
Với vai trò là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội của tỉnh nên có

điều kiện được đầu tư phát triển ĐTH với tốc độ nhanh;
Có điều kiện phát triển dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng (khu vực Đầm Vạc) và
địa hình đa dạng để phát triển các loại hình kinh tế;
4


Có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã tạo tiền đề cho tích lũy nguồn lực kinh tế;
môi trường đầu tư thông thoáng nên đã thu hút được các nhà đầu tư vào thành phố;
Môi trường sinh thái có nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
2.2.2. Những khó khăn, hạn chế và thách thức
Công tác quy hoạch chậm và chưa đồng bộ, việc quản lý thực hiện quy hoạch
còn nhiều hạn chế. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ;
Kinh tế tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa đồng bộ, sức cạnh tranh
hạn chế, một số lĩnh vực về kinh tế kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển;
Một số ngành chưa phát huy hết tiềm năng lợi thế của thành phố để phát
triển, nhất là ngành dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp;
Văn hóa xã hội còn một số mặt hạn chế, chưa thực sự đi đôi với phát triển
kinh tế, nhất là lĩnh vực y tế, giáo dục, hệ thống thiết chế văn hóa thể thao từ thành
phố đến cơ sở còn rất thiếu...;
Ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng ở khu vực đô thị và một số vùng nông
thôn, tình trạng ô nhiễm và lấn chiếm ao hồ, đầm ngày càng tăng và diễn biến phức tạp.
2.3. Thực trạng thị trường bất động sản trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên
Thị trường bất động sản thành phố Vĩnh Yên từ năm 2016 đến đầu năm 2019
đã bị đẩy giá bất động sản nên cao hơn rất nhiều so với các năn trước đó. Sự nóng
lên của thị trường này là do yếu tố đầu cơ, bởi nhu cầu về nhà ở của người dân tuy
có cao nhưng không thể tăng đến 200% trong vòng 2 năm. Những thất bại của thị
trường bất động sản này có thể từ nhiều phía, nhưng những phản ánh, điều tiết
chậm trễ trong các chính sách điều tiết, quản lý thị trường của Nhà nước cũng là
một vấn đề cần chú ý.
Nguyên nhân thị trường bất động sản Vĩnh Yên năm 2018 2019 nóng lên là

do Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh Vĩnh Phúc, lại là nơi tập trung
của các khu, cụm công nghiệp tập trung nhiều lao động từ các nơi về làm việc, dẫn
đến nhu cầu đất ở tăng lên, bên cạnh đó có một phần do một số nhà đầu cơ với tâm
lý đã mua là phải bán được hơn giá lên đã đẩy giá tăng cao hơn giá trị thực tế của
nó. Bên cạnh đó, thành phố Vĩnh Yên đang chỉnh trang đô thị các trục đường lớn
được mở rộng, đường phố khang trang sạch đẹp dẫn đến giá bất động sản tăng lên,
như: dự án đường vành đai 2, dự án đường Tôn Đức Thắng kéo dài, đường đi khu
5


du lịch Tây Thiên, khu du lịch Tam Đảo, đường làng ngõ xóm được xây dựng cống
dãnh, dải nhựa.
* Giá đất ở các khu đô thị, khu đấu giá: Giá đất ở đô thị và biệt thự nhà
vườn, đất liền kề tại các khu đô thị Nam Vĩnh Yên, Khu đô thị bắc Đầm Vạc, dự án
Fairy Town Centre Point, Khu đô thị Park Hill Thành Công, Khu đô thị An Phú,…
giá đất năm 2019 đã tăng lên từ 20-30 % so với năm 2017
* Giá đất ở khu dân cư hiện hữu: Do giá đất ở trong khu đô thị, khu đấu
giá giãn dân tăng mạnh, dẫn đến nhiều người có nhu cầu tiêu dùng thực sự không
đủ tiền mua các khu đô thị, khu giãn dân quy hoạch mới phải hướng tới mua đất
được tách ra từ đất thổ cư cũ trong khgu dân cư hiện hữu, làm cho giá đất tăng lên
từ 10-15% so với năm 2017
PHẦN III
CƠ SỞ KHOA HỌC
3.1. Cơ sở lý luận
Việc nghiên cứu chuyên đề dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử Mác Lênin, các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề đất đai, bất động sản và thị trường bất
động sản.
Nhiên cứu đề tài dựa vào các văn bản quy định của pháp luật hiện hành có
hiệu lực thi hành như: Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở 2014, Luật Kinh doanh

bất động sản năm 2014, Luật Xây dựng 2014 và các Nghị định, Thông tư dưới luật
hướng dẫn thi hành.
Nghiên cứu thị trường bất động sản của các nước trên thế giới và thị trường bất
động sản của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Việt Nam.
3.2. Cơ sở thực tiễn
Thị trường bất động sản tại các nước là khác nhau do chính sách pháp luật
đất đai và chính sách quản lý thị trường bất động sản cũng khác nhau, cụ thể:
* Tại Thái Lan: Thị trường bất động sản sôi động, đặc biệt là đầu tư vào
chứng khoán bất động sản đã đẩy giá bất động sản lên mức rất cao dẫn đến sự sụp
đổ của thị trường bất động sản vào năm 1997, khiến đồng tiền của nước này bị mất
giá mạnh, tạo ra phản ứng dây chuyền tàn phá nền kinh tế Thái Lan và nhiều nước
6


Đông Nam Á. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng
hoảng kinh tế tài chính Châu Á năm 1997. Nhiều nhà phân tích cùng cho rằng, sở
dĩ xảy ra khủng hoảng trên thị trường bất động sản ở Thái Lan năm 1997 là do các
chủ đầu tư triển khai xây dựng ồ ạt mà không tính đến nhu cầu thực tế.
* Tại Hàn Quốc: Cuộc khủng hoảng bất động sản vào những năm cuối thập
niên 80 thế kỷ XX đã gây ra nạn xung đột, bạo động triền miên do người dân nhận
thấy rằng, dù thu nhập của họ có tăng nhưng không bắt kịp giá nhà và tiền thuê nhà
tăng quá cao. Hậu quả là sự bất ổn về chính trị và tăng trưởng kinh tế bị sụt giảm.
* Tại Mỹ: Hiện đang phải đối mặt với nền kinh tế trên đà sụt giảm, thậm chí
là suy thoái do ảnh hưởng từ cơn địa chấn bùng nổ thị trường bất động sản, đồng đô
la Mỹ ngày càng mất giá. Chính phủ nước này đang nỗ lực tìm mọi biện pháp để
cứu một nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
* Tại Singapore: Hàng hoá bất động sản là các bất động sản thuộc sở hữu
Nhà nước, sở hữu tư nhân. Giao dịch bất động sản có ba loại hình chính là mua bán
giữa các cá nhân, mua bán giữa các Công ty kinh doanh bất động sản và cá nhân
thế chấp ngân hàng.

* Tại Cộng hoà nhân dân Trung hoa: Hàng hoá bất động sản là đất và tài sản
gắn liền với đất. Giao dịch bất động sản có 3 loại đất được phép chuyển đổi sở hữu là
đất canh tác, đất xây dựng, đất thuộc sở hữu tập thể phải chuyển sang đất sở hữu Nhà
nước mới được chuyển nhượng, việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất
xây dựng phải tuân thủ một quy trình chặt chẽ, đất đô thị bán phải thông qua đấu thầu.
* Tại Việt Nam: Thực tế thị trường bất động sản ở nước ta cho thấy hai “cơn
sốt” vào năm 1994, năm 2001 và cơn sốt thứ ba vào cuối năm 2007 đầu năm 2008
và đỉnh điểm là năm 2011 đã đẩy giá bất động sản đến mức cao kỷ lục chỉ trong
một thời gian ngắn, nhất là bất động sản thuộc dự án xây dựng các khu đô thị mới,
gồm căn hộ và đất nền khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và các trung
tâm đô thị lớn tăng từ 50% đến 300% so với cuối năm 2006, cao gấp 4 đến 6 lần so
với Trung Quốc, Thái Lan.
Thị trường bất động sản tại Việt Nam giao dịch là đất và tài sản gắn liền với
đất; giao dịch bất động sản thể hiện ở việc mua, bán, chuyển nhượng quyền sử
dụng đất các loại đất; tại Việt Nam đã hình thành các sàn giao dịch bất động sản và
7


các Công ty tư vấn, kinh doanh bất động sản. Nhà nước khuyến khích phát triển
nhà ở thương mại, pháp luật công nhận và bảo hộ quyền của các tổ chức, cá nhân
hoạt động kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản, đất đô thị
và đất đấu giá.
Thông qua các hoạt động của thị trường bất động sản các nước và tại Việt Nam
cho thấy thị trường bất động sản tại Việt Nam có nhiều chính sách mở hơn so với các
nước, tuy nhiên cần có các chính sách quản lý thị trường bất động sản phù hợp với tình
hình hội nhập hiện nay, để phát triển thị trường bất động sản tại thành phố Vĩnh Yên
đòi hỏi UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần có các giải pháp điều tiết thị trường bất động sản để
thị trường hoạt động ổn định, minh bạch và kìm chế lạm phát.
PHẦN IV
CÁC QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP

4.1. Quan điểm
Phát triển thị trường bất động sản dựa trên cơ sở thực thi Luật Đất đai, Luật
Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản.
Hoàn thiện việc phân loại, đánh giá đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất; làm cho quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa giao dịch một cách thận
lợi, đất đai trở thành một nguồn vốn quan trọng cho sự phát triển;
Giá bất động sản phải được hình thành theo nguyên tắc thị trường. Nhà nước
tác động đến giá đất thị trường bằng các chính sách vĩ mô trên cơ sở quan hệ cung cầu về đất đai;
Tăng cường biện pháp chống đầu cơ, hạn chế việc giao dịch không theo quy
định của pháp luật Nhà nước hiện hành;
Xây dựng hệ thống đăng ký, thông tin bất động sản, phát triển nhanh các
dịch vụ thị trường bất động sản.
4.2. Mục tiêu
Đưa đất đai tham gia thị trường bất động sản đem lại hiệu quả kinh tế xã
hội, nhằm xây dựng các giải pháp định hướng phát triển thị trường bất động sản
lành mạnh, minh bạch hoá thị trường bất động sản địa phương.

8


Phát triển thị trường bất động sản nhằm đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa
công tác quản lý đất đai nói chung và quản lý thị trường bất động sản nói riêng.
4.3. Các giải pháp
Thị trường bất động sản thành phố Vĩnh Yên diễn ra sôi động và phức tạp
không theo quy luật thị trường và thiếu minh bạch, giá đất cao; để đưa thị trường
bất động sản tại thành phố Vĩnh Yên phát triển ổn định, cần thực hiện tốt các giải
pháp sau đây:
* Giải pháp trước mắt
Tuyên truyền kịp thời, sâu rộng các Chủ trương, Chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước về lĩnh vực đất đai đến với người dân trên địa bàn huyện. Công khai

dân chủ giá đất do UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành hàng năm, công khai quy hoạch
đô thị, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch định hướng phát triển kinh tế xã hội để
người sử dụng đất biết và cân đối giá bất động sản để bình ổn thị trường.
Tiến hành điều tra, khảo sát giá đất thực tế chuyển nhượng trên thị trường để
có các chính sách điều tiết giá đất theo định hướng của Nhà nước.
Đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
thành phố để đưa đất đai tham gia thị trường bất động sản theo quy định làm nền
tảng hình thành cơ sở dữ liệu địa chính dạng số để cung cấp thông tin đầy đủ cho
thị trường bất động sản và đảm bảo việc giao dịch được thuận lợi hơn.
* Giải pháp lâu dài
Sớm hoàn thành hệ thống văn bản pháp luật quy định về hoạt động của thị
trường bất động sản, rà soát các quy định chồng chéo, chưa phù hợp, đồng thời
khẩn trương hoàn thiện chính sách thuế, cơ cấu tổ chức, hệ thống thông tin cho thị
trường bất động sản. Đặc biệt, cân đối cung cầu trong thị trường bất động sản là
yếu tố đặc biệt quan trọng nhằm ổn định an sinh xã hội; đảm bảo thị trường phát
triển công khai minh bạch; góp phần đổi mới và nâng cao vai trò quản lý "thị
trường nhạy cảm" này của Nhà nước.
Tạo dựng môi trường và hệ thống cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào thị
trường bất động sản nhằm công khai, minh bạch hoá thị trường bất động sản, đa dạng
hoá bất động sản, từng bước xã hội hoá việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

9


Xây dựng chính sách thuế nhà đất theo hướng thực hiện bổ sung đánh thuế
sở hữu nhà ở để góp phần tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng nhà ở.
Đánh thuế sử dụng đất và nhà trên cơ sở thuế suất lũy tiến từng phần dựa trên tiêu
chuẩn diện tích nhà ở bình quân.
Chú trọng và nâng cao chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho
từng khu quy hoạch đặc biệt là đất đô thị với các tuyến đường vành đai, quốc lộ,

tỉnh lộ và huyện lộ là yếu tố tác động mạnh đến giá đất.
Đẩy mạnh công tác đấu giá, đấu thầu quyền sử dụng đất.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý bất động sản và thị trường bất
động sản để kịp thời điều chỉnh giá đất cho phù hợp với thị trường.
PHẦN IV:
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thị trường bất động sản và hoạt động kinh doanh bất động sản hình thành và
phát triển cùng với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển của hoạt
động kinh doanh bất động sản góp phần kích thích sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao
chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Trước năm 1993, nền kinh
tế của nước ta là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung nhu cầu về bất động sản của
các tổ chức, cá nhân trong xã hội đều do Nhà nước chỉ định và có thể nói trong
khoảng thời gian này thị trường bất động sản hầu như không phát triển, Chỉ có
những giao dịch về nhà đất nhưng với phạm vi và quy mô nhỏ bé. Thị trường bất
động sản lúc này là thị trường tự phát và chưa tồn tại hoạt động kinh doanh bất
động sản theo đúng nghĩa của nó là một ngành kinh doanh vì lợi nhuận. Sau khi
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sự ra đời của Luật Đất đai 2003
và Luật Đất đai 2013 đã tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời và phát triển của thị
trường bất động sản.
Thị trường bất động sản thành phố Vĩnh Yên trải qua hai thời kỳ sốt thời kỳ từ
cuối năm 2007 đến giữa năm 2008 và thời kỳ cuối năm 2010 giữa năm 2011, hiện tại
giá đất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên đang có xu hướng tăng trở lại.
Giá đất các khu đô thị tăng cao và giá đất mặt đường các trục chính như
Quốc lộ 2, đường Nguyễn Tất Thành, đường Tôn Đức Thắng, đường QL2B, QL2C,
10


... cũng tăng nhanh, còn giá đất trong khu dân cư có tăng nhưng chậm hơn. Đặc biệt
là đất ở tại các khu vực có quy hoạch triển khai dự án mới có xu hướng tăng nhanh

hơn so với giá đất ở tại các khu vực còn lại.
Việc xây dựng khung giá đất ở theo chu kỳ lăm năm và được điều chỉnh
hàng năm khi có biến động lớn của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đối với một số vị trí
chưa thực sự sát giá thị trường đã làm cho việc thu thuế thu nhập cá nhân, lệ phí
trước bạ nhà đất có nhiều hạn chế đối với nguồn thu ngân sách Nhà nước.
2. Kiến nghị
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường bất động trên địa bàn cả nước
nói chung và thành phố Vĩnh Yên nói riêng được minh bạch và ổn định đề nghị
Đảng, Nhà nước ta cần có một hệ thống các văn bản pháp quy thống nhất, đồng bộ
quy định chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản chánh
để tình trạng đầu cơ bất động sản, tích tụ đất đai.
Đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần khảo sát, xây dựng và ban hành khung
giá đất cho sát với giá thị trường nhằm chánh thất thu ngân sách nhà nước từ việc
thu thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ do chuyển quyền sử dụng đất.
Đề nghị đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
thửa đất chưa có giấy chứng nhận để tạo điều kiện thuận lợi cho các thửa đất có đủ
điều kiện tham gia thị trường bất động sản và người sử dụng đất có thể thực hiện
các quyền của mình theo quy định của pháp luật.
Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ và thiết lập hệ thống công nghệ
thông tin đồng bộ để tăng cường hiệu quả công tác quản lý, tra cứu thông tin các
bất động sản tham gia thị trường một cách công khai, chính xác, kịp thời và đầy đủ
cho cả người mua và người bán.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật Đất đai 2013;
- Luật Nhà ở 2014;
- Luật Kinh doanh Bất động sản 2014;

- Các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành dưới Luật.
/> /> /> /> />utm_source=googlesearch&utm_medium=cpc&utm_campaign=tmsnovaon_datnenduan&
gclid=CjwKCAjw8qjnBRAEiwAaNvhwCZgam_jvHXct3UtxMuBzkGXkAP3JbMPNk6sIXtDBZ4h06TRQAuPRoCFuoQAvD_BwE
/> />3. />4.
/>5. />
12



×