Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Khảo sát hiện trạng sử dụng và đề xuất giải pháp quản lý pin thải tại thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 40 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................1
3. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................................2
4. Bố cục đề tài...............................................................................................................2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................................3
1.1. Giới thiệu về pin......................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm.........................................................................................................3
1.1.2. Lịch sử hình thành...........................................................................................3
1.2. Cấu tạo của pin........................................................................................................5
1.3. Phân loại pin............................................................................................................6
1.3.1. Pin không có khả năng sạc lại.........................................................................6
1.3.2. Loại pin có thể sạc lại......................................................................................7
1.4. Hiện trạng phát thải, thu gom và quản lý pin...........................................................8
1.4.1. Hiện trạng phát thải.........................................................................................8
1.4.1.1. Ở Việt Nam....................................................................................................8
1.4.1.2. Trên thế giới..................................................................................................9
1.4.2. Thu gom và quản lý pin...................................................................................9
1.4.2.1. Trên thế giới..................................................................................................9
1.4.2.2. Tại Việt Nam................................................................................................10
1.5. Tác hại của pin.......................................................................................................11
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................................. 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................13
2.2. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................13
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................13
2.3.1. Phương pháp khảo sát...................................................................................13
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu.........................................................................14
2.3.3. Phương pháp điều tra bảng hỏi.....................................................................14




2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................14
2.4. Khung nghiên cứu..................................................................................................14
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN....................................................................16
3.1. Tổng quan về mẫu khảo sát....................................................................................16
3.2. Kết quả khảo sát.....................................................................................................17
3.2.1. Kết quả khảo sát hiện trạng sử dụng pin của người dân Đà Nẵng..............17
3.2.2. Hiện trạng thải bỏ pin sau khi đã qua sử dụng.............................................20
3.2.3. Nhận thức của người dân về tác hại của pin trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng......................................................................................................................... 22
3.3. Đề xuất giải pháp...................................................................................................26
3.3.1. Vai trò quản lý của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng...............26
3.3.2. Vai trò của người dân và địa phương............................................................27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................29
Tài Liệu Tham Khảo........................................................................................................30
PHỤ LỤC 1.....................................................................................................................32


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Số hiệu
hình
1.1

Tên hình

Trang

Viên pin xuất hiện sớm nhất của lịch sử loài


3

1.2

Mô hình pin đầu tiên của Volta

4

1.3

Cấu tạo của pin Cacbon

6

1.4

Một số loại pin không có khả năng sạc lại

7

1.5

Một số loại pin có khả năng sạc lại

8

1.6

Tác hại của pin đối với môi trường


11

1.7

Tác hại của pin đối với sức khỏe con người

12

3.1

Biểu đồ thể hiện phần trăm đối tượng nghề nghiệp khảo sát

16

3.2

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm các loại pin của thành phố

19

3.3

Đà Nẵng
Biểu đồ hiện trang sử dụng các thiết bị điện tử chứa pin của

20

3.4


vùng nội thành và Hòa Vang
Hình thức vứt thải pin đã qua sử dụng

22

3.5

Mức hiểu biết của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

23

3.6

Biểu đồ thể hiện mức quan tâm của người dân Đà Nẵng

25

3.7

Biểu đồ so sánh mức quan tâm của người dân ở vùng nội

26

3.8

thành và huyện Hòa Vang
Giải pháp thu gom pin đã qua sử dụng

28



DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng
1.1
2.1
2.2
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5

Tên bảng
Tóm tắt các cột mốc quan trọng có liên quan mật thiết đến quá trình
phát triển của pin
Các đối tượng được tiến hành phỏng vấn
Khung nghiên cứu của đề tài
Độ tuổi phỏng vấn
Trình độ hoc vấn của người được phỏng vấn
Số lượng và thành phần pin sử dụng tại Đà Nẵng
Hình thức vứt pin đã qua sử dụng của người dân
Mức quan tâm của người dân Đà Nẵng

Trang
5
13
14
16
17

17
21
24


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đà Nẵng là đô thị lớn của khu vực miền Trung, có 6 quận và 02 huyện. Diện tích
tự nhiên 1.256,2km2, trong đó diện tích đất liền là 951,2km 2. Dân số hiện nay của thành
phố Đà Nẵng là 1.064.070 người, tỷ lệ thành thị chiếm 87,6%; nông thôn chiếm 12,4%
[2]. Thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị đã tạo cho thành phố có sự thay đổi lớn
về diện mạo đô thị và nền kinh tế phát triển. Ngày 08/10/2010, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 1866/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã
hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020; trong đó cơ cấu kinh tế của thành phố sẽ chuyển
đổi theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp; dự kiến cơ cấu kinh tế
của thành phố đến năm 2020 là: Dịch vụ: 55,6%, công nghiệp và xây dựng: 42,8%; nông
nghiệp: 1,6% và tốc độ tăng trưởng kinh tế 12-13%/năm. Một trong những mục tiêu về
bảo vệ môi trường, trong Quyết định số 1866/QĐ-TTg là trong giai đoạn 2011-2015 phải
đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Phân loại chất
thải tại nguồn và phấn đấu 90% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý phù hợp. Đề
án Xây dựng Đà Nẵng - thành phố Môi trường được UBND thành phố phê duyệt tại
Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 21/8/2008 cũng có cùng mục tiêu đối với công
tác quản lý chất thải rắn [1].
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng năm 2018 tăng trưởng
ổn định trên các lĩnh vực như: sản xuất nông nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho
người dân, giảm nghèo,… Các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao, văn hóa, diễn ra sôi
nổi, đề án “ Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường” và các mục tiêu an ninh xã hội
được duy trì thực hiện, đời sống của nhân dân được quan tâm và nâng cao hơn [9].
Song song với tốc độ phát triển vượt bậc của Đà Nẵng thì ngành khoa học kỹ thuật
cũng phát triển đã kéo theo sự ra đời hàng loạt các thiết bị điện tử. Bên cạnh đó đời sống

vật chất của người dân ngày càng nâng cao nên nhu cầu sử dụng các thiết bị điện tử ngày
một tăng, trong khi lại có quá ít cơ sở tái chế hoặc xử lý khiến cho rác thải này ngày một
gia tăng nghiêm trọng. Đi kèm với rác thải điện tử là pin chứa các kim loại nặng độc hại
phát sinh ra môi trường rất lớn gây hại với con người và môi trường sống xung quanh.
Tuy nhiên hiện nay Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng vẫn chưa
có giải pháp về quản lý chất thải nguy hại từ pin, đây là một vấn đề nghiêm trọng đối với
môi trường nhưng vẫn chưa có một nghiên cứu hay giải pháp nào để quản lý loại chất
thải nguy hại này.
Xuất phát từ thực tiễn này nên tôi đã lựa chọn đề tài “Khảo sát hiện trạng sử
dụng và đề xuất giải pháp quản lý pin thải tại thành phố Đà Nẵng” để làm khóa luận
tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát mức độ xả thải pin trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Đánh giá nhận thức của người dân về vấn đề xả thải pin.
- Đưa ra một số biện pháp quản lý pin thải.
1


3. Ý nghĩa của đề tài
- Đánh giá được mức xả thải của thải pin của người dân để đề ra giải pháp quản lý
tốt lượng pin thải ra môi trường.
- Đánh giá được mức quan tâm và hiểu biết của người dân về tác hại của pin, từ đó
đưa ra giải pháp giúp người dân nâng cao nhận thức về tác hại của pin.
4. Bố cục đề tài
- Mở đầu
- Chương I. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Chương II. Đối tượng, nội dung, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
- Chương III. Kết quả và bàn luận
- Kết luận và kiến nghị


2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về pin
1.1.1. Khái niệm
Pin là một thiết bị điện hóa có khả năng chuyển đổi năng lượng hóa học thành
năng lượng điện. Cơ bản pin bao gồm một cực dương, một cực âm, một chất điện phân.
Các thành phần kim loại nguy hiểm tiềm tàng trong pin bao gồm thủy ngân, chì, đồng,
kẽm, cadmium, mangan, niken và lithium…Có khả năng gây hại cho môi trường và con
người [18].
1.1.2. Lịch sử hình thành
Một trong những phát minh vĩ đại của loài người là điện, những dòng điện đầu
tiên đã được tìm thấy. Vào năm 1963, trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt gần
Baghdad, những công nhân đã phát hiện ra những “ viên pin của người Parthian” có niên
đại lên đến 2000 năm nằm trong một hầm mộ cổ. Đây là những viên pin xuất hiện sớm
nhất trong lịch sử loài người do người Parthian, một dân tộc miền Bắc Ba Tư chế tạo.

(Nguồn[4])

Hình 1. 1 Viên pin xuất hiện sớm nhất của lịch sử loài
Vào năm 1600 được xem là sự kiện lớn vì các nghiên cứu đầu tiên về điện hóa học
được diễn ra, người đầu tiên thực hiện là William Gilbert (Anh). Đến năm 1786, Giáo sư
Cơ thể học Luigi Galvani đã dùng thanh kim loại đâm vào một con nhái đã lột da đặt trên
mặt bàn bằng kim loại, và chân con nhái có hiện tượng co giật. Nhiều thí nghiệm đã được
ông thử nghiệm và công bố phát minh “điện sinh vật” của mình vào năm 1791.

3



Sau đó vào năm 1800, được xem là năm diễn ra sự kiện khiến thế giới sửng sốt, đó
là pin nhân loại đầu tiên đã ra đời, mang tên “pin Volta”. Những năm trước đó, nhà khoa
học Alessandro Volta (Italy) đã thí nghiệm và nghiên cứu chuyên sâu về điện và sau một
loạt các thử nghiệm thì ông đã chế tạo ra loại pin đầu tiên mang chính tên của ông. Sở dĩ
danh từ pin hay chính xác hơn là pile được đặt cho thiết bị này, vì đây là 1 chồng các
miếng tròn bằng đồng và kẽm có hình dáng như một chiết cọc.

(Nguồn [4])

Hình 1. 2 Mô hình pin đầu tiên của Volta
Nhưng cho đến thời điểm bấy giờ thì toàn bộ đều là pin sơ cấp, có nghĩa là pin chỉ
dùng được 1 lần và không thể sạc để tái sử dụng được. Đến năm 1859 thì nhà vật lí người
Pháp Gaston Planté đã phát minh ra pin sạc đầu tiên.
Các năm trở về sau đó, các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu về các loại
pin bằng những chất liệu khác như pin nickel – cadimi (NiCd), pin Nicken – Sắt (NiMH),
… và những loại pin này chính là bàn đạp tạo tiền đề cho sự ra đời của pin Lithium – ion
(Li-ion). Pin Li-ion đầu tiên được đề xuất vào những năm 1970 bởi nhà hóa học người
Mỹ Michael Stanley Whittingham (1941) đến từ Đại học Binghamton sử dụng titanium
sunfide và kim loại liti thuần làm các điện cực. Dù vậy, do Liti là một kim loại hoạt động
mạnh nên khi tiếp xúc với không khí dễ dàng xảy ra các phản ứng hóa học gây nguy
hiểm. Chính vì vậy, mô hình pin dùng liti thuần làm cực dương đã không được chấp
nhận.
Tiếp theo vào năm 1979 tại Đại học Oxford, John Goodenough và Koichi
Mizushima đã chế tạo một loại pin sạc tạo ra dòng khoảng 4V sử dụng Liti Cobalt Oxit
(LiCoO2) làm cực dương và liti thuần làm cực âm. Dựa vào các tính năng của Liti mang
lại thì vào năm 1985, Akira Yoshino lắp ráp mô hình pin đầu tiên dựa trên tất cả các yếu
tố thành công từ trước, sử dụng vật liệu cacbonate giúp giữ các ion liti trong 1 điện cực
4



giúp LiCoO2 bền vững trong không khí hơn. Chính vì lý do này, thế hệ pin Li-ion đã
được hoàn thiện và an toàn hơn rất nhiều so với trước đây. Đây là thế hệ pin đáng chú ý
nhất tính đến thời điểm hiện tại do có mức lưu trữ năng lượng cụ thể, thiết kế đơn giản,
hiệu suất cao, cho dòng ổn định, chi phí bảo trì thấp và khá thân thiện với môi trường.
Cụ thể lịch sử hình thành của pin được thể hiện rỏ qua các mốc thời gian sau:

Bảng 1. 1 Tóm tắt các cột mốc quan trọng có liên quan mật thiết đến quá trình
phát triển của pin

m
1600
1791
1800
1802
1820
1833
1836
1839
1859
1868
1899
1901
1932
1947
1949
1990
1991
1994
1996
1996

2002

Nhà phát minh

Sự kiện

William Gibert (Anh)
Luigi Galvani (Italy)
Alessandro Volta (Italy)
William Cruickshank (Anh)
André-Marie Ampère (Pháp)
Michael Faraday (Anh)
John F. Daniell (Anh)
William Robert Grove (Anh)
Gaston Planté (Pháp)
Georges Leclanché (Pháp)
Waldmar Jungner (Thụy Điển)
Thomas A. Edison (Mỹ)
Shlecht & Ackermann
Georg Neumann (Đức)
Lew Urry, Eveready Battery
Nhóm nghiên cứu
Sony (Nhật Bản)
Bellcore (Mỹ)
Moli Energy (Canada)
Đại học Texas (Mỹ)
Đại học Montreal

Các nghiên cứu đầu tiên về điện hóa học
Phát hiện ra “điện sinh vật”

Phát minh pin đầu tiên – Pin Volta
Thiết kế pin sản xuất hàng loạt đầu tiên
Dòng điện từ trường
Phát hiện định luật Faraday
Phát minh ra Pin Daniell
Phát minh ra hiện tượng điện phân nước
Pin đầu tiên dùng acid làm chất điện hóa
Phát minh ra pin Cacbon – Zinc
Phát minh pin Nickel-Cadimi
Phát triển pin Nickel-Sắt
Cải tiến pin Nickel-Cadimi
Hoàn thiện pin Nickel-Cadimi với các vách ngăn
Phát minh ra pin Kiềm
Phát triển và hoàn thiện pin NiMH
Chính thức thương mại hóa pin Li-ion
Thương mại hóa pin Li-ion Polymer
Giới thiệu pin Li-ion với cathode bằng mangan
Đề xuất pin Li-phosphate (LiFePo4)
Cải tiến pin Li-phosphate, áp dụng công nghệ nano
(Nguồn [4])

1.2. Cấu tạo của pin
Pin được cấu tạo bởi hắc ín, than hoạt tính, lõi than carbon, vải lọc cách ly và vỏ
bảo vệ kim loại bên ngoài.
Pin hoạt động dựa trên nguyên lý ăn mòn điện hóa giữa các điện cực. Vật lý hiện
đại đã chứng minh hầu hết kim loại được nhúng vào dung dịch điện ly thì nó sẽ bị ăn
mòn điện hóa tạo ra ion dương và các electron. Kim loại bị ăn mòn mạnh sẽ tạo ra các
electron càng nhiều dẫn đến độ âm điện càng cao tạo thành điện cực âm. Các kim loại ít
bị ăn mòn điện hóa sẽ tạo thành cực dương so với kim loại còn lại vì độ âm điện thấp.
Chẳng hạn như vàng được biết đến là kim loại không bị ăn mòn điện hóa, nhưng không

thể sử dụng vàng làm cực dương vì tốn quá nhiều chi phí. Nhưng rồi người ta đã tìm ra
than hoạt tính làm cực dương cho pin vì đây là loại chất rẻ tiền mà vẫn có khả năng dẫn
5


điện tốt nhưng không bị ăn mòn điện hóa. Người ta đặt lõi than làm cực dương vào trong
một túi đựng bột than hoạt tính để tăng khả năng dẫn điện.

(Nguồn [15])

Hình 1. 3 Cấu tạo của pin Cacbon
Khi nối hai cực của pin thông qua một tải (bóng đèn, điều khiển,…). Ở mạch
ngoài thông qua tải thì dòng điện đi từ cực dương sang âm do các electron được tạo ra;
còn ở bên trong dòng điện được tạo bởi các ion dương sau đó kết hợp với electron ở
ngoài đi vào tạo thành nguyên tử Zn tự do.
Pin hiện đại được tạo bởi nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng chúng đều hoạt
động theo một nguyên lí: Phản ứng ở cực âm tạo ra các electron điện tử và các phản ứng
ở cực dương sẽ hấp thu những electron đó. Kết quả là tạo thành dòng điện. Khi một hoặc
cả 2 điện cực bị ăn mòn hết thì pin sẽ ngừng sản xuất dòng điện vì tất cả các phản ứng
hóa học không thể xảy ra [15].
1.3. Phân loại pin
Có 2 cách phân loại pin: Là loại pin không có khả năng sạc lại và pin có thể sạc lại.

6


1.3.1. Pin không có khả năng sạc lại
Loại pin không có khả năng sạc lại chỉ nên sử dụng được một lần gồm các loại
sau:
+ Pin Cacbon: Là loại pin được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay và được bán phổ

biến tại thị trường Việt Nam. Pin Cacbon là hợp chất của Kẽm, Kẽm Oxit và Cacbon, với
giá thành sản xuất thấp nên được bán với giá rẻ và có thể mua được dễ dàng ở bất cứ cửa
hàng dù lớn hay nhỏ tại thị trường trong nước. Pin thích hợp với các thiết bị tiêu hao ít
tốn điện như đồ chơi, đồng hồ, remote,… Các loại pin Cacbon thường hay gặp như Pin
Con Thỏ, Pin Con én,…và một số loại pin khác như Toshiba, Maxell, Sony, Panasonic …
+ Pin Alkaline: Được cấu tạo từ Magan Oxit (MnO2), chất Kiềm (KOH) và Kẽm
nên được gọi là Pin Alkaline. Với giá pin rẻnên pin Alkaline vẫn là sự lựa chọn của nhiều
người. Pin Alkaline có chất lượng tốt trên thị trường và do các hãng danh tiếng như
Panasonic, Duracell,… sản xuất. Khi sử dụng, điện áp và khả năng chịu tải của pin
Alkaline giảm dần, nhờ vậy màngười dùng có thể nhận biết được thời gian hết pin. Pin
Alkaline có điện trở nhỏ, khả năng chịu tải cao, có thể bảo quản trong nhiều năm, suy yếu
trung bình 2%/năm. Thích hợp với các thiết bị như máy đo huyết áp, máy ảnh, cửa tự
động,…
+ Pin Oxit bạc (Siver Oxide): Hoạt động được trong môi trường nhiệt độ thấp,
điện trở nhỏ. Pin silver có độc tính cao không được sử dụng rộng rãi do giá thành rất đắt.
Loại pin này có thể thấy trong một số loại đồng hồ, máy trợ thính và các máy ảnh tiêu thụ
ít năng lượng.
+ Pin Lithium (Li/Mno2): Pin Lithium là sự lựa chọn tốt khi sử dụng dòng pin
không sạc và cần độ tin cậy cao. Loại pin này có mật độ năng lượng cao, trọng lượng
nhẹ, hoạt động tốt trong dãy nhiệt độ rộng (từ 40- 600C) và có khả năng bảo quản tốt [6].

Hình 1. 4 Một số loại pin không có khả năng sạc lại
1.3.2. Loại pin có thể sạc lại
Loại pin này có thể sạc lại khi hết điện và có thể dùng được nhiều lần gồm các loại
sau:
+ Pin Ni-Cd ( Niken– Cadium ): Ni-Cd có điện trở nhỏ bằng ½ so với các pin NiMH “đời” sau, do đó rất phù hợp khi dùng với đèn flash (chu kỳ nạp nhanh hơn).
7


Tuynhiên pin Ni-Cd rất độc nên cần phải cẩn thận khi sử dụng. Nhược điểm của pin NiCd có thể giảm điện thếđột ngột ở cuối chu kỳ.

+ Pin Ni-MH (Nickel Metal Hudride): Pin Ni-MH có khả năng lưu trữ năng lượng
tốt và điện trở nhỏ. Đây là lựa chọn phổ biến vì pin Ni-MH có dung lượng pin cao hơn
hai lần so với pin Ni-Cd.
+ Pin Lithium-Ion (Li-Ion): Pin Li-ion được sử dụng nhiều trong các thiết bị cao
cấp như điện thoại di động, PDA, máy ảnh đắt tiền và máy tính xách tay,… Nó có thể lưu
trữ nhiều năng lượng điện hơn pin Ni-Cd và Ni-MH nhưng giá tiền lại đắt hơn nhiều do
công nghệ chế tạo và chất liệu được sử dụng khi chế tạo. Trong mỗi viên pin Li-Ion được
sử dụng thì thường có mạch điều khiển trong quá trình sạc và quá trình bảo vệ pin [6].

Hình 1. 5 Một số loại pin có khả năng sạc lại
1.4. Hiện trạng phát thải, thu gom và quản lý pin
1.4.1. Hiện trạng phát thải
1.4.1.1. Ở Việt Nam
a) Hiện trạng phát thải từ hoạt động hằng ngày
Theo điều tra rác thải pin- ắc quy ở Hà Nội năm 2004 cho thấy: Mức tiêu thu ở
khu vực nội thành là 5- 8 thiết bị pin/người/năm, khu vực ngoại thành là 3- 5 thiết bị
pin/người/năm. Ước tính lượng pin thải ở Hà Nội năm 2004 là 200- 350 tấn/năm (con số
tương ứng năm 2010 có thể đạt tới 750 tấn). Ắc-quy chạy xe gắn máy chủ yếu là loại ắcquy chì-axit, tuổi thọ trung bình là 5 năm/1 cục pin với trọng lượng 2,5 kg/ắc-quy. Ước
tính lượng ắc-quy xe máy chì-axit vào năm 2004 ở Hà Nội là 580 tấn/ năm (con số tương
ứng cho năm 2010 có thể đạt trên 1.200 tấn) [13].
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, hiện nay bình quân mỗi ngày, người
dân Hà Nội thải ra hơn 5.400 tấn rác sinh hoạt và hơn 100 tấn rác thải nguy hại, trong đó
có rác thải từ pin, ắc quy, cao su, nhựa,... Nhưng các doanh nghiệp chỉ thu gom, phân loại
và xử lý được khoảng 60-65 tấn/ngày, còn lại lẫn trong rác thải sinh hoạt ra môi trường
[8].
Việt Nam đã có các nghị định và quyết định của Chính phủ về việc hướng dẫn
quản lý, thu hồi, xử lý chất thải và phế liệu trong đó có pin và ắc quy đã qua sử dụng. Tuy
nhiên, do thiếu sự hiểu biết, tuyên truyền và hướng dẫn, phần lớn người dân chưa có ý
thức phân loại rác thải độc hại và pin tại nguồn.
8



Hiện nay, các viên pin không còn giá trị sử dụng đều bị thải bỏ chung với rác thải
sinh hoạt. Người dân vẫn chưa ý thức được đây chính là một trong những hành vi gây ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Hầu hết các cơ quan xử lý rác và chất thải ở Việt Nam chưa có hướng dẫn hay
tuyên truyền đến người dân cách phân loại, bảo quản, vận chuyển và xử lý các sản phẩm
pin sau khi sử dụng cũng như không chỉ rõ nơi thu gom và xử lý các rác thải độc hại này
[7].
b) Hiện trạng phát thải từ hoạt động công nghiệp
Tính đến năm 2018 trên cả nước có hơn 45 công ty, xí nghiệp vừa và nhỏ hay lớn
đều sản xuất pin và bình ắc quy [11]. Hiện nay pin đã và đang được sử dụng vào các hoạt
động giao thông vận tải để giảm việc khai thác các loại khí đốt. Tuy nhiên khi chuyển
sang sử dụng các loại pin điện để giảm lượng lớn khí thải vào môi trường thì lượng pin
này sau khi hết hạn sử dụng sẽ là một lượng lớn các chất độc hại đối với môi trường đất
và nước.
Do pin có nhiều công dụng và năng lượng lớn nên ngành công nghiệp sử dụng rất
nhiều, từ ngành công nghiệp nhẹ đến ngành công nghiệp nặng. Khi thị trường có nhu cầu
sử dụng nhiều thì hoạt động sản xuất ra pin càng lớn. Tại Việt Nam hiện nay chúng ta vẫn
còn nhập các bình ắc quy từ các nước phát triển hơn như Nhật Bản, Trung Quốc để tái sử
dụng lại loại pin này. Các loại pin này đã hết thời hạn sử dụng, mặc dù vậy nhưng tại
nước ta loại pin này sau khi được vận chuyển về vẫn có thể tái sử dụng lại vào nhiều lĩnh
vực khác với giá thành rẻ hơn nhiều lần so với pin được sản xuất trong nước.
Theo một báo cáo ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện có 40 ngàn tấn ắc quy chì
được thải bỏ, đến năm 2015 đã lên gần 70 ngàn tấn [12]. Phần lớn trong số lượng này
được thu gom và tái chế gia công tại các cơ sở tư nhân. Tương tự như thế, pin được sử
dụng trong các thiết bị điện-điện tử sẽ trở thành phế thải và vấn đề nằm ở việc thu gom
xử lý.
1.4.1.2. Trên thế giới
a) Hiện trạng phát thải từ hoạt động hằng ngày

Theo các kết quả nghiên cứu khảo sát trên thế giới thì hiện nay nhu cầu sử dụng
các thiết bị điện tử có chứa pin ngày càng tăng cao. Ở châu Âu, vào năm 1999, khoảng
76% lượng pin NiCd đã được những gia đình sử dụng và thải ra đang được xử lý tại các
bãi chôn lấp hoặc thiêu hủy [19]. Tại Mỹ thì trung bình một hộ gia đình ở đây sử dụng từ
35 đến 90 viên pin mỗi năm. Điều này góp phần tạo nên 83.500 tấn pin bị loại bỏ ra môi
trường hằng năm [25]. Còn tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kì, hằng năm khoảng 12
tấn pin đã qua sử dụng được thu thập thông qua khoảng 1000 điểm thu gom tập trung tại
thành phố [20].
b) Hiện trạng phát thải pin từ hoạt động công nghiệp
Pin chì-axit (LAB) là nguồn năng lượng điện hóa được sử dụng rộng rãi trên toàn
thế giới trong các ngành công nghiệp khác nhau do mức chi phí thấp và hiệu suất ổn định
[21]. Việc sử dụng Pin chì-axit tại Trung Quốc chiếm 70% thị phần của tất cả các loại
pin, và tổng giá trị sản xuất của nó chiếm một nửa trong số tất cả các nguồn năng lượng
điện hóa [22]. Hàng năm tại Trung Quốc, một lượng lớn Pin chì-axit đã qua sử dụng được
thải ra chiếm 62% tổng lượng pin được sử dụng tại đây [23].

9


1.4.2. Thu gom và quản lý pin
1.4.2.1. Trên thế giới
Trong những thập kỷ qua, sự gia tăng đáng kể về số lượng pin được xử lý chung
với chất thải sinh hoạt. Trên thực tế này nguồn tác động môi trường do sử dụng pin
không đúng cách đã khiến một số quốc gia trên thế giới thiết lập các quy định về việc xử
lý các sản phẩm pin và thúc đẩy việc tái chế chúng. Brazil là quốc gia đầu tiên ở Châu
Mỹ Latinh điều chỉnh việc xử lý pin.
Ngày 30 tháng 6 năm 1999, việc chế tạo và sử dụng pin được quy định ở Brazil
bởi tổ chức chính phủ Brazil được đặt tên Ambiente Conselho Nacional de Meio
(CONAMA), là hội đồng môi trường Brazil. Điều này được thực hiện thông qua
CONAMA của nghị quyết số 257/99 với các điều như sau:

- Điều 1: Sau khi pin hết hạn sử dụng, pin có chứa chì, cadmium, thủy ngân và các
thành phần kim loại khác, sẽ được người dùng cuối cùng gửi đến các cơ sở hay cửa hàng
mà chúng đã được mua hoặc được chuyển tiếp đến các nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu
để tái chế và xử lý đúng quy định.
- Điều 5: Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2000 việc sản xuất, nhập khẩu hoặc
thương mại hóa của pin phải tuân theo trong các giới hạn sau:
• Không vượt quá 0,025% trọng lượng thuỷ ngân, kẽm-mangan, kiềm-mangan và
cadmium trong pin
• Không vượt quá 0,400% trọng lượng chì, kẽm-mangan và kiềm-mangan trong
pin
• Không vượt quá 25mg thủy ngân, cho các pin đồng hồ.
- Điều 6: Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2001
• Không vượt quá 0,010% về trọng lượng thuỷ ngân, kẽm-mangan và kiềmmangan trong pin
• Không vượt quá 0,015% trọng lượng cadmium, kẽm-mangan và kiềm-mangan
trong pin
• Không vượt quá 0,200% trọng lượng chì, kẽm-mangan và kiềm-mangan trong
pin.
Nghị quyết thiết lập thời hạn trong đó các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu chịu
trách nhiệm sẽ thực hiện các hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu trữ, tái sử dụng, tái chế,
xử lý Pin để đáp ứng các giới hạn hoặc các thông số kỹ thuật được nêu trên [16].
Hầu hết các luật cụ thể về pin được thực hiện trong thập kỷ đầu năm 1990. Chúng
thường tập trung vào việc hạn chế thủy ngân trong pin kiềm , pin khô và pin đồng hồ và
cả pin NiCd. Tuy nhiên, ở một số quốc gia như Thụy Sĩ, Na Uy, Thụy Điển và Đức việc
thu thập pin không giới hạn ở bất kỳ loại pin cụ thể nào [17].
Luật pháp của Cộng đồng Châu Âu đã được thông qua vào năm 1991. Mục tiêu
của quy định này là hạn chế nồng độ thủy ngân, cadmium và chì trong pin, để chuẩn hóa
việc xác định pin có thể tái chế và phát triển các chương trình tái chế. Bên cạnh đó, luật
pháp châu Âu cũng có mục tiêu thiết lập các quy định tiến bộ như: đến năm 2008, phát
triển hệ thống thu gom để thu thập 75% pin di động và 95% pin công nghiệp; cho đến
năm 2009, tất cả các Cd phải được loại bỏ và các quy trình tái chế sẽ thu hồi 55% nguyên

liệu trong pin. Xu hướng là thu thập được số lượng pin ở tất cả các nước châu Âu, đặc
biệt là pin NiCd. Hiệp hội các nhà sản xuất pin châu Âu đã đồng ý trong việc giới hạn số
lượng Hg trong pin xuống còn 5ppm và thu thập tất cả các loại pin trong năm 2003 [17].
10


1.4.2.2. Tại Việt Nam
Luật bảo vệ môi trường, quyết định 16/2015/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ
quy định về thu hồi xử lý sản phẩm thải bỏ như sau: Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ thuộc các ngành
hàng pin và ắc quy, thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp,…[10]. Nhưng đến nay
hoạt động thu hồi, xử lý các sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ vẫn chưa được xử lý
nghiêm túc.
Theo báo cáo từ Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) trong năm
2010 đã có khoảng 40.000 tấn ắc quy chì đã được thải ra môi trường. Dự báo đến năm
2015, con số này sẽ là gần 70.000 tấn [14]. Phần lớn lượng pin này đã và đang được tái
chế gia công tại các làng nghề như: tại làng Đông Mai, Hưng Yên, có hơn 60 hộ thu gom
ắc quy, với số lao động tham gia trên 500 người. Do không có các biện pháp quản lý sản
xuất tốt và thiếu thiết bị xử lý ô nhiễm về môi trường theo quy định. Nên đất, nước và
không khí của các làng nghề này đang bị ô nhiễm khói bụi chì, nước thải a-xit trầm trọng.
Đáng lo ngại, mức độ nhiễm chì của trẻ em trong các làng đã ở mức báo động. Khi xã hội
càng chú trọng hơn về vấn đề sức khỏe thì phong trào truyền thông về tác hại của pin đã
được lan rộng và chính quyền càng quan tâm hơn đến việc thu gom và xử lý các loại chất
thải rắn Pin.
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh hiện nay đã có nhiều chiến dịch
hơn để thu gom Pin đã qua sử dụng để bảo vệ môi trường. Ngoài các loại pin ắc quy lớn,
các loại pin nhỏ trước đây thường được vứt chung với rác thải sinh hoạt hằng ngày. Đồ
dùng hàng ngày có rất nhiều thiết bị sử dụng loại pin nhỏ. Sau một thời gian số lượng pin
thải ra môi trường là tương đối lớn nếu không được phân loại, tiêu hủy đúng quy trình sẽ
trở thành mối nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người, xuất phát từ tác hại vô

cùng nghiêm trọng này người dân đã bắt đầu q uan tâm và phân loại pin cho các cở sở thu
gom rác trên toàn quốc. Việc thu gom pin hiện nay đã phổ biến hơn tại các thành phố, tuy
nhiên vẫn còn rất nhiều nơi, người dân chưa có đầy đủ kiến thức về tác hại của loại pin
này nên việc xả thải và thu gom chưa được quan tâm phổ biến.
1.5. Tác hại của pin
Thông thường, khi pin không còn giá trị sử dụng, chúng ta có thói quen vứt bừa
bãi hoặc bỏ chúng vào thùng rác gia đình như các loại rác thải khác, để rồi người ta sẽ xử
lý chúng bằng hai phương pháp: chôn lấp hoặc đốt.
Việc đốt, phá hủy, chôn lấp, tiếp xúc trực tiếp, hay bỏ pin trong thùng rác bình
thường đều được khuyến cáo là không phù hợp với tất cả các loại pin.
Các viên pin thường có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, cadmium,
lithium,… Nếu chỉ được chôn lấp, các kim loại nặng này thấm vào đất và nguồn nước
ngầm, gây ra ô nhiễm nguồn nước hoặc khi đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc
lên thành khói độc, hay chất độc còn đọng lại trong tro sẽ gây ô nhiễm không khí.
Lượng thủy ngân có trong một viên pin cũng có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc
1 mét khối đất trong 50 năm. Thủy ngân từ các nguồn ô nhiễm khi xâm nhập vào cơ thể
qua đường ăn uống hoặc hít thở, chúng có thể gây hại não, thận, hệ thống sinh sản và tim
mạch…

11


Hình 1. 6 Tác hại của pin đối với môi trường
Một lượng nhỏ của chì cũng có thể gây hại cho cơ thể. Nó có xu hướng thay thế vị
trí của tất cả các kim loại khác trong cơ thể người. Ví dụ chì sẽ chiếm chỗ của canxi trong
xương, chiếm chỗ của kẽm và canxi trong các protein, chiếm chỗ của canxi trong các
phản ứng truyền xung điện não, thay thế sắt trong máu…
Tóm lại chì gây rối loạn hoặc ngưng các phản ứng sinh hóa diễn ra bình thường
trong cơ thể. Nó gây còi xương, chậm lớn ở trẻ, huyết áp cao đối với người lớn, tổn hại
máu và xương, gây chứng mất trí và giảm khả năng suy nghĩ, giảm sinh tinh, thậm chí là

vô sinh, giảm chức năng của thận…

Hình 1. 7 Tác hại của pin đối với sức khỏe con người

12


Khi nhiễm độc kẽm, người bệnh thường nôn mửa nhiều và có thể bị chảy máu
đường ruột. Tình trạng chung của cơ thể thường không ổn định, hay run rẩy, giảm mức
phản xạ tự nhiên, đôi khi bị tê liệt.
Khi Cadmium xâm nhiễm vào cơ thể người, nó sẽ là tác nhân dẫn đến nhiều loại
bệnh như loãng xương, thiếu máu, suy gan thận, gây nhiều loại ung thư như ung thư
tuyến tiền liệt, ung thư phổi, đối với phụ nữ có thai, nó làm tăng nguy cơ gây dị dạng cho
thai nhi...
Pin lithium-ion tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng có nguy cơ cháy nổ
cao [7].

13


CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính tập trung nghiên cứu là người dân trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, nhằm tìm hiểu hiện trạng sử dụng pin và hướng đến các giải pháp thu gom và
xử lý pin đã qua sử dụng.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng mức độ xả thải pin đã qua sử dụng của người dân trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng. Bao gồm các nội dung mô tả hiện trạng sử dụng pin.
- Đánh giá mức độ hiểu biết và nhận thức của người dân đối với các hoạt động xả

thải pin đã qua sử dụng.
- Đề xuất biện pháp thu gom, xử lý pin và nâng cao nhận thức của người dân về
hoạt động xả thải pin đã qua sử dụng ra môi trường. Dựa vào kết quả phân tích hiện
trạng, nghiên cứu tiến hành đề xuất các giải pháp về mặt công tác quản lý pin.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp khảo sát
Khảo sát nhằm thu thập thông tin chung về hiện trạng thu gom, xử lí, và xả thải
của người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra còn tìm hiểu các tài liệu liên
quan đến pin (khái niệm, thành phần, lịch sử hình thành, hiện trạng phát thải pin tại các
thành phố ở Việt Nam,…). Tìm hiểu các chính sách thu gom và quản lý chất thải nguy hại
của Việt Nam và thành phố Đà Nẵng, tìm hiểu mô hình thu gom pin hiện có tại Đà Nẵng
như BigC và phương pháp xử lí pin thải hiện nay tại Việt Nam. Từ kết quả khảo sát ta có
thể xác định tổng số lượng phiếu điều tra của mỗi quận huyện và phiếu điều tra phỏng
vấn có những nội dung như sau:

Bảng 2. 1 Các đối tượng được tiến hành phỏng vấn
Đối tượng
Nội dung phỏng vấn
phỏng vấn
Hưu trí
- Họ tên người cung cấp thông tin
- Nghề nghiệp
Công nhân - Nơi ở hiện nay
- Tên các thiết bị điện tử sử dụng ở gia đình có chứa pin
- Thời gian vứt thải pin đã qua sử dụng
Kinh doanh - Vứt thải pin đã qua sử dụng ở đâu
Nội trợ
- Sự hiểu biết về pin của ông bà như thế nào
- Ông (bà) có quan tâm đến vấn đề thải bỏ và xử lý pin đã qua sử
Tri thức

dụng pin hay không
Công nhân - Những quy định và chính sách về pin hoặc chất thải nguy hại
mà ông bà đã từng biết
Nội dung chi tiết của bảng phỏng vấn xin xem ở phụ lục 1.
14


2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở giao tiếp bằng lời có tính đến
mục đích đặt ra.
Đối tượng thực hiện phỏng vấn: người dân am hiểu về tác hại của pin, ban quản lý
tổ dân phố, ban quản lý tại BigC, ban quản lý công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà
Nẵng,… Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng bảng câu hỏi. Lấy ý kiến thông qua các câu
hỏi liên quan. Từ đó tổng hợp thông tin dựa vào kết quả khảo sát, quá trình phân tích và
đánh giá.
2.3.3. Phương pháp điều tra bảng hỏi
Phương pháp này được thực hiện với các bước như sau:
- Thiết kế bảng hỏi: Phiếu điều tra được thiết kế với hệ thống câu hỏi phù hợp về
cả cấu trúc, thời gian với các đối tượng là người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Điều tra thử: nhằm khảo sát địa bàn, xác định số lượng mẫu khảo sát, phân tích
kết quả về cấu trúc và nội dung bảng hỏi. Trên cơ sở đó điều chỉnh lại bảng hỏi cho phù
hợp, thu được thông tin hiệu quả.
- Lựa chọn địa bàn điều tra.
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả được xử lý bằng phần mềm excel và biểu đồ. Nhằm mô tả hiện trạng sử
dụng pin, mức độ quan tâm và hiểu biết của người dân thành phố đối với pin. Từ đó so
sáng mức độ sử dụng, mức độ nhận thức của người dân tại nội thành và ngoại thành
thành phố Đà Nẵng.
2.4. Khung nghiên cứu


Bảng 2. 2 Khung nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu

Nội dung NC

Đánh giá hiện
trạng các hoạt
động xả thải pin
của người dân
thành phố Đà
Nẵng

- Mô tả hiện
trạng các hoạt
động xả thải
pin và đánh
giá mức độ
hiểu biết và
nhận thức của
người
dân,
đánh giá công
tác quản lý
cũng
như
truyền thông
về tác hại của
pin đối với
người dân ở
thành phố Đà

Nẵng

Phương pháp
NC
- Phương pháp
thu thập dữ liệu
thứ cấp.
- Phương pháp
phỏng vấn sâu.
- Phương pháp
điều tra bảng
hỏi.
- Phương pháp
khảo sát thực
địa.
- Phương pháp
xử lí và phân
tích số liệu.

15

Kết quả dự kiến
- Mô tả tình hình xả thải pin của
người dân Đà Nẵng
- Đưa ra vai trò của người dân
vào quá trình thu gom và xử lí
pin.
- Xác định lợi ích của người dân
khi tham gia vào mô hình thu
gom và xử lí pin.

- Xác định mức độ hiểu biết của
người dân về khái niệm, phân
loại và phát triển mô hình thu
gom pin tại thành phố
- Xác định mức độ quan tâm tác
hai của pin đến môi trường và
sức khỏe của con người


Đề xuất các giải
pháp thu gom,
xử lí pin và nâng
cao nhận thức
của người trong
quá trình thu
gom và xử lí
pin.

Xác định các
vấn đề tồn tại,
nghiên
cứu
tiến hành đề
xuất giải pháp
phát thu gom
pin và nâng
cao nhận thức
của người dân
về pin thải


- Phương pháp
khảo sát thực
địa và thu nhập
số liệu
- phương pháp
phỏng vấn sâu
- phương pháp
điều tra bảng
hỏi
- phương pháp
xử lý số liệu

16

- Định hướng hoạt động phát
triển mô hình thu gom pin và xử
lí pin
- Đề xuất giải pháp nâng cao
nhận thức của người dân tại khu
vực nghiên cứu.
- Định hướng, xây dựng các giải
pháp thu gom và xử lý pin tại các
địa phương.


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Tổng quan về mẫu khảo sát
Quá trình khảo sát hiện trạng sử dụng pin của thành phố Đà Nẵng được thực hiện
dựa trên các yếu tố như: Đối tượng là người dân của các quận huyện trên địa bàn thành
phố (quận Hải Châu, quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn, quận Liên Chiểu, quận Thanh

Khê, quận Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang), số lượng là 150 mẫu đối với mỗi quận huyện và
tổng cộng 1.050 phiếu khảo sát người dân về hiện trạng sử dụng pin của các quận, huyện
trên Đà Nẵng. Qua khảo sát thực địa thì đối tượng nghề nghiệp được chia thành các nhóm
chính là hưu trí, công nhân, kinh doanh, tri thức và nội trợ, nhóm tuổi được phỏng vấn tại
hộ gia đình chủ yếu là nhóm tuổi trẻ trung niên và lớn tuổi. Cụ thể các đối tượng khảo sát
được thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 3. 1 Độ tuổi phỏng vấn
Nhóm tuổi

Số lượng

Phần trăm

18 - 23

169

16.10%

24 - 45

538

51.20%

46 - 59

259


24.70%

> 60

84

8.0%

Khi thực hiện khảo sát các hộ dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thì thu được kết
quả như sau: Tuổi từ 24 - 45 chiểm tỉ lệ cao nhất (51.20%). Tỉ lệ thấp nhất thuộc độ tuổi
trên 60 chiếm (8.0%) còn lại độ tuổi từ 18 – 23 và 46 – 59 chiếm tỉ lệ lần lượt là (16.10%
và 24.70%).

11.99%
10.09%
22.98%

28.37%

Hưu trí
Công nhân
Kinh doanh
Tri thức
Nội trợ

26.57%

Hình 3. 1 Biểu đồ thể hiện phần trăm đối tượng nghề nghiệp khảo sát
17



Đối tượng khảo sát thuộc nhiều ngành nghề khác nhau phần lớn rơi vào các nhóm
như: công nhân, kinh doanh và tri thức là nhóm các đối tượng chiếm tỉ lệ cao nhất 28.0%,
27.0%, 23.0% còn hưu trí và nội trợ chiếm tỉ lệ thấp nhất là 10.0%, 12.0%.

Bảng 3. 2 Trình độ hoc vấn của người được phỏng vấn
Quận
Số lượng

Phần trăm

5/12

70

6.7%

9/12

122

11.6%

12/12

251

23.9%

Trung cấp


204

19.4%

Cao đẳng

218

20.8%

Đại học

185

17.6%

Trình
Độ

Từ quá trình khảo sát người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng và các
quận huyện nói chung (quận Ngũ Hành Sơn, quận Sơn Trà, quận Liên Chiểu, quận Cẩm
Lệ, quận Hải Châu, quận Thanh Khê và huyện Hòa Vang). Cho thấy số lượng phỏng vấn
có trình độ 12/12 là cao nhất có tỉ lệ 23.9%; bên cạnh đó ta thấy trình độ 5/12 có tỉ lệ thấp
nhất chỉ đạt 6.7% thấp hơn rất nhiều so với các trình độ còn lại.
3.2. Kết quả khảo sát
3.2.1. Kết quả khảo sát hiện trạng sử dụng pin của người dân Đà Nẵng
Các thiết bị điện tử có sử dụng pin trên địa bàn thành phố Đà Nẵng sẽ được thể
hiện cụ thể trong bảng sau:


Bảng 3. 3 Số lượng và thành phần pin sử dụng tại Đà Nẵng
Quận
Loại
Pin
Điện
thoại
di
động

Quận
Than
h Khê

586

Quận
Hải
Châu

Quận
Liên
Chiểu

Quận
Ngũ
Hành
Sơn

572


599

539

18

Quận
Sơn
Trà

Quận
Cẩm
Lệ

Quận
Hòa
Vang

583

523

542

Tổng

3944


Lapto

p

154

157

138

127

164

149

125

1014

348

389

335

286

325

193


129

2005

389

325

290

254

345

292

268

2163

304

267

252

241

270


239

214

1787

Radio

16

12

18

19

10

9

39

123

Đèn
pin

115

132


156

132

131

119

125

1092

Máy
ảnh

66

55

45

39

33

26

12


276

103

90

99

97

77

75

56

597

93

91

72

93

79

71


51

550

Đồ
chơi
điện tử
Điều
khiển
từ xa
Đồng
hồ
điện tử

Máy
tính bỏ
túi
Loa
nghe
nhạc

Nhìn chung qua khảo sát về hiện trạng sử dụng pin cho các thiết bị điện tử trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng thì các thiết bị điện tử được sử dụng chủ yếu là: Điện thoại di
động, laptop, đồ chơi điện tử, điều khiển từ xa, đồng hồ điện tử, radio, đèn pin, máy ảnh,
máy tính bỏ túi, loa nghe nhạc.
Từ kết quả khảo sát cho thấy trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng từ 8 đến 12 thiết
bị có sử dụng pin. So với Hà Nội từ 10 đến 15 thiết bị sử dụng pin có trong mỗi hộ gia
đình [13]. Từ đó có thể thấy Đà Nẵng là một thành phố đang phát triển nhưng nhu cầu sử
dụng pin cho các thiết bị điện tử là rất cao, tuy thấp hơn Hà Nội nhưng không đáng kể.
Điện thoại di động là thiết bị điện tử được sử dụng nhiều nhất với số lượng 3944 thiết bị.

Các thiết bị có mức sử dụng đứng sau điện thoại di động như: Đồ chơi điện tử, laptop,
đồng hồ điện tử, điều khiển từ xa và đèn pin là các thiết bị sử dụng pin nhiều thứ nhì với
số lượng dao động từ 1092 đến 2005. Còn lại là các thiết bị như: Radio, máy ảnh, máy
tính bỏ túi, và loa nghe nhạc là các thiết bị có mức sử dụng thấp nhất dao động từ 123
đến 597 thiết bị.
Từ quá trình khảo sát về hiện trạng sử dụng pin ta có biểu đồ thể hiện tỉ lệ các loại
pin chung cho cả thành phố nha sau:

19


Số lượng thiết bị sử dụng pin
4.06%
4.41%

8.06%

29.10%

2.04%
0.91%
13.19%

Điện thoại di động
Laptop
Đồ chơi điện tử
Điều khiển từ xa
Đồng hồ điện tử
Radio
Đèn pin

Máy ảnh
Máy tính bỏ túi
Loa nghe nhạc

7.48%

15.96%
14.80%

Hình 3. 2 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm các loại pin của thành phố Đà Nẵng
Khi pin đã qua sử dụng và được thải bỏ ra ngoài tự nhiên với thành phần kim loại
có trong pin như: Ni, Cd, Fe, Mn, Pb, Hg, Zn,… là yếu tố gây ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
Từ biểu đồ cho thấy loại pin có khả năng sạc lại được sử dụng nhiều nhất là điện
thoại di động (29%) và laptop (8%), theo các chuyên gia về pin cho rằng, pin Lithium-ion
dùng cho điện thoại và laptop có thể sạc và xả 500 lần, tuổi thọ trung bình của một viên
pin từ 3-6 năm [3]. Lithium-ion là loại pin không chứa các kim loại nguy hại như:
cadmium, chì, thủy ngân và các nguyên tố khác gây ô nhiễm môi trường [5].
Các thiết bị như: Đồ chơi điện tử (15%), điều khiển từ xa (16%), đồng hồ điện tử
(13%), đèn pin (8%) là các thiết bị có mức sử dụng trung bình. Loại pin được sử dụng
cho các thiết bị này như pin Cacbon, pin Alkaline, pin Oxit bạc,… Đây là các thiết bị sử
dụng loại pin không có khả năng sạc lại, tuổi thọ của pin dùng cho các thiết bị này trung
bình là từ 2-3 tháng, riêng đối với đồ chơi điện tử và điều khiển từ xa và đèn pin thì tuổi
thọ của pin sẽ phụ thuộc vào mức độ sử dụng của từng thiết bị mà nó sẽ thay đổi nhanh
hoặc chậm hơn so với tuổi thọ trung bình của nó. Đây là nhóm thiết bị sử dụng các loại
pin có tính độc cao nhất bao gồm các chất như: Kẽm, chì, Cadimi, thủy ngân, kẽm oxit,…
Các thiết bị còn lại như: Radio (1%), máy ảnh (2%), loa nghe nhạc (4%) và máy
tính bỏ túi (4%) là các thiết bị có mức sử dụng thấp nhất trong tất cả các thiết bị. Loại pin
được sử dụng cho các thiết bị này: pin Cacbon, pin Alkaline, pin Oxit bạc,…tuổi thọ của
các loại pin cũng phụ thuộc vào mức sử dụng của từng thiết bị trung bình là từ 2-3 tháng,

và đây cũng là nhóm sử dụng các thiết bị chứa pin độc hại.
Vậy qua kết quả khảo sát và phân tích số liệu ở trên cho ta thấy loại pin có khả
năng sạc lại, được sử dụng nhiều nhất là điện thoại di động và laptop. Tuy nhiên thời gian
20


để hai loại pin này thải ra môi trường là quá lâu vì tuổi thọ trung bình của nó từ 3-6 năm
nên mức tác động đến môi trường của nó không đáng kể.
Các thiết bị như: Radio, máy ảnh, máy nghe nhạc và máy tính bỏ túi là các thiết bị
có mức sử dụng thấp nhất trong tất cả các thiết bị. Mặc dù loại pin dùng cho các thiết bị
này có độc tính cao, tuổi thọ ngắn nhưng với số lượng không đáng kể nên mức tác động
đến môi trường không lớn.
Còn các loại thiết bị như: Đồ chơi điện tử, điều khiển từ xa, đồng hồ điện tử, đèn
pin là các thiết bị có mức sử dụng trung bình. Tuy nhiên thành phần kim loại có trong pin
của các thiết bị này rất đa dạng, độc tính cao, tuổi thọ ngắn vì vậy sẽ thải ra môi trường
nhiều nên các loại thiết bị có sử dụng pin này là vấn đề đáng quan tâm và xử lý nhất hiện
nay.
600

500

Nội thành

400

Ngoại thành
300

200


100

0
Điện thoại di động Đồ chơi điện tử

Đồng hồ điện tử

Đèn pin

Máy tính bỏ túi

Hình 3. 3 Biểu đồ hiện trang sử dụng các thiết bị điện tử chứa pin của vùng nội
thành và Hòa Vang
Qua biểu đồ trên cho thấy nội thành có tỉ lệ các thiết bị điện tử chứa pin cao hơn
so với ngoại thành vì nội thành là vùng trung tâm của thành phố với các quận, huyện như:
Quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn, quận Liên Chiểu, quận Cẩm Lệ, quận Thanh Khê,
quận Hải Châu. Nội thành là vùng có sự phát triển kinh tế vượt bậc, là khu vực có nhu
cầu đời sống cao, tập trung các điểm du lịch vui chơi giải trí, các loại hình kinh doanh
phát triển hơn so với ngoại thành. Từ đó, để phù hợp với sự phát triển của nội thành thì
nhu cầu sử dụng các thiết bị hiện đại càng phổ biến nên đây là lý do nội thành sử dụng
các thiết bị điện tử nhiều hơn vùng ngoại thành.
3.2.2. Hiện trạng thải bỏ pin sau khi đã qua sử dụng
Pin sau khi sử dụng của người dân trên thành phố sẽ được vứt bỏ qua bảng khảo
sát sau:

21


×