Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn huyện bắc trà my, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN ĐÌNH THÔNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số

: 8 34 04 10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN NGỌC NGOẠN

HÀ NỘI, năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Thông


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG
SẢN ................................................................................................................. 10
1.1. Một số vấn đề chung về khoáng sản ........................................................ 10
1.2. Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về khoáng sản ..................... 13
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn
cấp huyện......................................................................................................... 15
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG
SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM
GIAI ĐOẠN 2012 - 2017............................................................................... 24
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên khoáng sản
huyện Bắc Trà My ........................................................................................... 24
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn huyện Bắc Trà
My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012 - 2017 .................................................. 26
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn huyện
Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam thời gian qua ................................................... 57
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẮC TRÀ MY

TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................................... 64
3.1. Bối cảnh trong nước và tỉnh Quảng Nam tác động đến hoạt động quản lý
nhà nước về khoáng sản trên địa bàn huyện Bắc Trà My ............................... 64
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn huyện
Bắc Trà My trong thời gian tới ....................................................................... 67
3.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77

ii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên đầy đủ

UBND

:

Ủy ban nhân dân

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

VLXD


:

Vật liệu xây dựng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

Kế hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng
2.1

thông thường trên địa bàn huyện Bắc Trà My đến năm

48

2020, tầm nhìn đến năm 2030
Tổng hợp kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về
2.2

khoáng sản trên địa bàn huyện Bắc Trà My giai đoạn

56


2012 - 2017
3.1
3.2

Mẫu bảng thống kê các văn bản pháp luật về khoáng sản
Mẫu bảng thống kê liên kết phần mềm giữa Microsoft
Excel, Microsoft World và Mapinfo

74
75

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình
1.1

2.1

3.1

Sơ đồ tổ chức và phân cấp quản lý nhà nước về khoáng
sản
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khoáng sản
trên địa bàn huyện Bắc Trà My.
Bản đồ dự kiến quy hoạch điều tra, đánh giá bổ sung và
thăm dò khoáng sản huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam


Trang

18

37

76


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở
thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả
khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Địa phương nơi có khoáng sản
khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác để hỗ trợ
phát triển kinh tế - xã hội theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
Quản lý nhà nước về khoáng sản là sự chỉ huy, điều hành xã hội của
các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực
Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật đối với các lĩnh vực
liên quan tới khoáng sản.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng và đa dạng về tài
nguyên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản với khoảng 5.000 điểm mỏ với hơn
60 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có một số loại khoáng sản có trữ
lượng khá lớn như bauxit, titan, đất hiếm, than... Khai thác khoáng sản đã có
nhiều đóng góp cho thu ngân sách quốc gia trong nhiều thập kỷ qua. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, ngành khai thác khoáng sản đã bộc lộ nhiều
bất cập dẫn đến nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, hiệu quả kinh tế thấp và để lại
nhiều bức xúc đối với môi trường, xã hội.
Trong các năm từ 1996 đến nay, số giấy phép hoạt động khoáng sản do
Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp chỉ chiếm từ 3% đến 5%

so với số giấy phép hoạt động khoáng sản được UBND các tỉnh cấp, tuy nhiên
qua thanh tra, kiểm tra cho thấy, nhiều bất cập trong quản lý và khai thác tài
nguyên đặc biệt là những sai phạm về cấp phép.
Buông lỏng quản lý đã khiến nhiều nguồn tài nguyên rơi vào tình trạng
cạn kiệt. Ngoài ra tình trạng “chảy máu” tài nguyên cũng đang diễn biến phức

1


tạp. Đó là chưa kể đến nạn khai thác khoáng sản không phép, khai thác tự do,
nhất là đối với vàng sa khoáng, đá quý, chì, kẽm, titan... chưa thể ngăn chặn.
Huyện Bắc Trà My là một trong những huyện thuộc vùng núi cao của
tỉnh Quảng Nam, là địa bàn phong phú về các loại hình khoáng sản và có hoạt
động khoáng sản tương đối sôi động, trong đó khoáng sản có tiềm năng và giá
trị là: vàng gốc, thiếc - volfram, các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng
thông thường. Cùng với sự bùng nổ phát triển khai thác khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam, huyện Bắc Trà My cũng đã thu hút một số doanh
nghiệp đầu tư vào khai thác khoáng sản, đóng góp một phần vào thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại
như: tình trạng chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong quá trình khai thác
của các doanh nghiệp được cấp phép. Do điều kiện phân bố của khoáng sản
dẫn đến số lượng mỏ đưa vào khai thác trong thời gian qua tương đối nhiều
nhưng phần lớn là khai thác quy mô nhỏ và chủ yếu được thực hiện bởi các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, với công nghệ đơn giản, đầu tư còn manh mún nên
hiệu quả thấp, ảnh hưởng đến môi trường; tỷ lệ sử dụng lao động tại địa
phương nơi có mỏ của một số doanh nghiệp còn thấp, nhất là khai thác vàng
gốc. Các tồn tại nên trên và lĩnh vực khác liên quan dẫn đến chưa phát huy hết
tiềm năng, giá trị của nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện, còn gây tác
động tiêu cực đến môi trường, dân cư, có lúc gây bức xúc trong nhân dân.

Trước đây đã có một số bài viết, bài báo về công tác quản lý nhà nước
về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung, nhưng chưa
có hệ thống, chỉ mới đề cập một số nội dung mang tính báo cáo ghi nhận,
chưa nêu lên được đầy đủ về thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục
các tồn tại trong công tác quản lý nhà nước khoáng sản tại địa phương. Đề tài
luận văn “Quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn huyện Bắc Trà

2


My, tỉnh Quảng Nam” được lựa chọn hoàn toàn xuất phát từ những nhu cầu
cấp thiết của thực tiễn khách quan nêu trên, tạo cơ sở khoa học và thực tiễn
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng
sản tại địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, khoáng sản là một
nguồn lực quan trọng để phát triển, do vậy quản lý nhà nước về khoáng sản
luôn được Chính phủ xác định là một nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển
kinh tế - xã hội hàng năm. Hiện nay ở nước ta, khai thác khoáng sản và quản
lý nhà nước về khoáng sản đang được quan tâm và chú trọng nghiên cứu bởi
nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tác giả, dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy
nhiên không có công trình, đề tài nghiên cứu tổng thể về vai trò của khoáng
sản trong phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề này chỉ được thể hiện thông qua
các báo cáo của các cơ quan chức năng mang tính chất tổng hợp hàng năm
hoặc theo niên khóa; một số các công bố nghiên cứu của Ngân hàng thế giới,
một số trang mạng. Cụ thể một số công trình và tài liệu chủ yếu sau:
- Tổng hội địa chất Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật
Việt Nam, Viện Tư vấn Phát triển, 2010, Báo cáo nghiên cứu đánh giá Thực
trạng về quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
Nghiên cứu đã nêu được tiềm năng tài nguyên khoáng sản Việt Nam, thực

trạng, kết quả quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản, bất cập và nguyên
nhân, từ đó đề xuất các kiến nghị.
- Ngân hàng Thế giới, 2011, Báo cáo phát triển Việt Nam. Báo cáo với
chủ đề Quản lý tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam cho thấy, phần lớn sự
tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay dựa vào yếu tố khai thác mạnh mẽ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hệ số sử dụng đất tăng mạnh, tài nguyên nước
lãng phí, rừng tự nhiên bị khai thác lấy gỗ, trữ lượng cá cho hoạt động đánh

3


bắt bị cạn kiệt và tài nguyên khoáng sản ngày càng bị khai thác nhiều hơn.
Để đảm bảo đóng góp tích cực của ngành khoáng sản cho phát triển đất
nước, Bộ chính trị đã có Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 01/3/1996 và Nghị
quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 về định hướng chiến lược khoáng sản và
công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quốc hội
khóa IX cũng đã thông qua Luật khoáng sản, có hiệu lực từ ngày 01/9/1996
(được sửa đổi bổ sung năm 2010). Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã ban hành các văn bản pháp luật trong quản lý nhà nước về khoáng
sản. Các nghiên cứu về các chính sách quản lý của nhà nước về khoáng sản và
các vấn đề đặt ra trong thực trạng khai thác khoáng sản thời gian qua được
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chú trọng. Có thể kể đến các nghiên
cứu chủ yếu sau:
- Phạm Chung Thủy, 2012, Pháp luật về hoạt động khai thác và chế
biến khoáng sản ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ ngành Luật kinh tế, Đại học
Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu làm rõ khái niệm, phân loại
khoáng sản, một vài nét về vai trò, ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế
biến khoáng sản và điều chỉnh pháp luật về hoạt động khai thác, chế biến
khoáng sản ở Việt Nam; phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt
động khai thác, chế biến khoáng sản, từ đó đánh giá những ưu điểm và nhược

điểm, đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về
hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản.
- Yolanda Fong-Sam, 2013, The Mineral Industry of Vietnam, U.S.
GEOLOGICAL SURVEY MINERALS YEARBOOK (Ngành công nghiệp
khai khoáng Việt Nam - Niên giám khoáng sản của cục địa chất Mỹ). Công
trình nghiên cứu đã nghiên cứu hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về
khoáng sản, cấu trúc ngành công nghiệp khai khoáng, tỷ trọng, sản lượng,
đóng góp vào GDP của từng loại khoáng sản và định hướng của nhà nước

4


trong việc tiếp thục phát triển công nghiệp khai khoáng.
- Đặng Quốc Tiến, 2014, Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay, luận văn
thạc sỹ địa chất, Đại học Mỏ Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu làm rõ thực
trạng hoạt động khoáng sản trên địa tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006 - 2013,
đưa ra một số giải pháp khắc phục tình trạng khai thác trái phép và quản lý
hoạt động khai thác khoáng sản.
- Đặng Văn Cương, 2014, Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ ngành Luật
kinh tế, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên cứu các
văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến
khoáng sản, đưa ra kiến nghị về khai thác chế biến khoáng sản và phát triển
bền vững.
- Nguyễn Thị Khánh Thiệm, 2015, Quản lý nhà nước về khai thác
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam, luận văn thạc sỹ ngành Quản lý kinh
tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã nghiên
cứu thực trạng quản lý nhà nước trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Hà Nam và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước

trong khai thác khoáng sản.
Bên cạnh các luận văn, các công trình nghiên cứu, các báo cáo trong
các hội thảo khoa học nêu trên còn có nhiều bài báo viết về lĩnh vực khai thác
khoáng sản và quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản nói chung, chủ yếu
phản ánh những bất cập trong thực tiễn.
Trong giới hạn tài liệu tác giả luận văn tìm được, chưa có một luận văn,
công trình nào nghiên cứu và xây dựng một cách đầy đủ khung lý thuyết quản
lý nhà nước về khoáng sản, cũng chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn
diện quản lý nhà nước về khoáng sản ở cấp huyện nói chung và trên địa bàn

5


huyện Bắc Trà My nói riêng. Đây chính là khoảng trống để tác giả luận văn
nghiên cứu và có đóng góp ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Với đề tài “Quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn huyện Bắc
Trà My, tỉnh Quảng Nam”, luận văn định hướng nghiên cứu tổng quan về cơ
sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về khoáng sản, đối chiếu để đánh giá
thực trạng quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn huyện Bắc Trà My, từ
đó đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về khoáng sản tại cấp huyện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về khoáng
sản trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam; chỉ ra những thành tựu,
hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về khoáng sản
trên địa bàn cấp huyện.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà về khoáng sản

trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012 - 2017.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về khoáng
sản trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên
địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012 - 2017.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về
khoáng sản trên địa bàn huyện Bắc Trà My. Trọng tâm nghiên cứu là thực trạng
công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Bắc Trà My, xác định các thành

6


tựu, những tồn tại trong công tác này, từ đó đưa ra các giải pháp toàn diện từ lý
luận tới thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng
sản trên địa bàn huyện các tỉnh nói chung và huyện Bắc Trà My nói riêng.
+ Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Nghiên cứu công tác quản lý nhà
nước về khoáng sản trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, tuy
nhiên luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017 bởi
đây là một giai đoạn đặc biệt quan trọng đánh dấu những thành công ban đầu
của công tác quản lý nhà nước về khoáng sản sau khi áp dụng Luật khoáng
sản sửa đổi năm 2010 và cũng bộc lộ những tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu,
điều chỉnh, bổ sung để tăng cường hiệu quả quản lý nhằm phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội, nhất là đối với cấp huyện trong điều kiện hiện nay.
5. Phương pháp lý luận và Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp lý luận:
- Phương pháp phân loại là phương pháp sắp xếp các văn bản pháp luật
quản lý nhà nước về khoáng sản thành một hệ thống logic chặt chẽ theo từng
cấp từ trung ương tới địa phương, theo thời gian phát hành.

- Phương pháp hệ thống hóa là phương pháp sắp xếp văn bản pháp luật
quản lý nhà nước về khoáng sản thành hệ thống trên cơ sở tổng hợp, xét
khoáng sản như một đối tượng có nhiều khía cạnh làm cho sự hiểu biết của ta
về khoáng sản được toàn diện và sâu sắc hơn.
Phân loại và hệ thống hóa là hai phương pháp đi liền với nhau. Trong
phân loại đã có yếu tố hệ thống hóa, hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân
loại. Hệ thống hóa làm cho phân loại được đầy đủ và chính xác hơn.
Sử dụng hai phương pháp trên, soi rọi trong thực tiễn quản lý nhà nước
về khoáng sản, xác định các tồn tại, bất cập để chỉnh sửa, thay thế những nội
dung quy định còn cách xa với thực tiễn, không ăn khớp với thực tiễn sau đó
ban hành, cập nhật các văn bản pháp luật mới có tính phù hợp với thực tiễn.

7


5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập là tài liệu từ các
cơ quan nghiên cứu của Tổng hội Địa chất Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa
học và Kỹ thuật, các cơ quan quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường như
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, các báo cáo tổng kết công tác
quản lý nhà nước về khoáng sản và tình hình hoạt động khoáng sản của Bộ
Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Quảng Nam và UBND huyện Bắc Trà
My trong giai đoạn 2012 đến 2017. Ngoài ra, còn thu thập thông tin từ phân
tích, đánh giá kinh nghiệm trong công tác quản lý tại các buổi họp, hội nghị
chuyên ngành do UBND tỉnh Quảng Nam và UBND huyện Bắc Trà My tổ
chức và qua các đợt kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, các đợt
truy quét khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.
- Phương pháp phân tích đánh giá: Như phương pháp phân tích hệ
thống, phân tích thống kê, phân tích chính sách...và đưa ra kết luận đánh giá.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:

6.1. Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học và
thực tiễn giúp cho việc hoàn thiện hệ thống quản lý khoáng sản có hiệu quả
trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nói riêng và các huyện trên
phạm vi cả nước nói chung.
6.2. Giá trị thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp cho công tác quản lý nhà nước
về khoáng sản trên địa bàn huyện Bắc Trà My nói riêng và tỉnh Quảng Nam
nói chung ngày càng tốt hơn, định hướng cho công tác điều tra cơ bản, quy
hoạch khoáng sản, công tác cấp phép hoạt động khoáng sản, đánh giá được ý
nghĩa của việc nghiên cứu địa chất và khoáng sản đối với phát triển kinh tế xã hội của huyện, tỉnh.

8


Luận văn giới thiệu bức tranh tổng thể về quản lý khoáng sản trên địa
bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, đây là một phần cơ sở để các cơ
quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương có cách nhìn tổng quát,
cũng như có những giải pháp để tăng cường quản lý trong lĩnh vực này hiệu
quả hơn nữa.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận văn, tham mưu cho UBND
huyện Bắc Trà My và UBND tỉnh Quảng Nam ban hành các văn bản pháp
luật về quản lý khoáng sản có giá trị thực tiễn cao hơn.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương
như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về
khoáng sản trên địa bàn cấp huyện.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên
địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về
khoáng sản trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.

9


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN
1.1. Một số vấn đề chung về khoáng sản
1.1.1. Khái niệm khoáng sản
Khoáng sản được hiểu một cách thông dụng nhất là những tích tụ tự
nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng. Những
nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.
Theo quan điểm địa chất thì: “Khoáng sản là thành tạo khoáng vật
của lớp vỏ Trái Đất, mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng
cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của
cải vật chất của nền kinh tế quốc dân”[15].
Theo giải thích từ ngữ, tại Điều 2 Luật khoáng sản (Luật số
60/2010/QH12) thì: “Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích
tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao
gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ”.
Từ những khái niệm trên có thể thấy rằng, Luật Khoáng sản đã quy
định rất rõ ràng và rộng rãi bao trùm lên các khái niệm khác về khoáng sản.
Đặc trưng cơ bản của khoáng sản đó là loại tài nguyên không tái tạo
được và có số lượng hạn chế do đó cần có chiến lược quản lý, bảo vệ, khai
thác để sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đất nước.
1.1.2. Đặc điểm của nguồn tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra địa chất và thăm dò khoáng sản đến nay trên lãnh
thổ Việt Nam đã phát hiện được trên 5.000 mỏ và điểm khoáng với trên 60

loại khoáng sản khác nhau. Theo trữ lượng và tài nguyên đã được điều tra,
thăm dò, khoáng sản ở nước ta chia thành 4 nhóm sau:

10


- Nhóm khoáng sản năng lượng, gồm:
+ Về dầu khí: Việt Nam có tiềm năng dầu khí đáng kể. Tiềm năng và
trữ lượng dầu khí có khả năng thu hồi của các bể trầm tích Đệ tam của Việt
Nam khoảng 4,300 tỷ tấn dầu quy đổi.
+ Than đá: Than biến chất thấp ở phần lục địa trong bể than sông
Hồng tính đến chiều sâu 1.700m có tài nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn.
Than biến chất cao phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên,
sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn.
+ Urani: Ở Việt Nam đã phát hiện nhiều tụ khoáng urani ở Đông
Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổng tài nguyên urani ở Việt Nam
được dự báo trên 218.000 tấn U308.
+ Địa nhiệt: Việt Nam có nhiều nguồn nước nóng, ở phần đất liền có
264 nguồn có nhiệt độ là 300 C trở lên. Các nguồn nước nóng chủ yếu được
phân bố ở Tây Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Nhóm khoáng sản kim loại: Việt Nam có nhiều loại khoáng sản kim
loại có tài nguyên trữ lượng lớn tầm cỡ thế giới như:
+ Bauxit: Có 2 loại chủ yếu là diaspor và gibsit. Diaspor phân bố ở
Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Dương và Nghệ An với tài nguyên trữ
lượng đạt gần 200 triệu tấn. Gibsit phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên với trữ
lượng đạt gần 2,1 tỷ tấn.
+ Đất hiếm: Ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở Tây Bắc Bộ với tổng tài
nguyên trữ lượng đạt gần 10 triệu tấn đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc
(36 triệu tấn) và Mỹ (13 triệu tấn).
+ Quặng titan (Ilmenit): Quặng titan gốc ở Cây Châm, Phú Lương,

Thái Nguyên có trữ lượng 4,83 triệu tấn ilmenit và tài nguyên đạt 15 triệu tấn.
Quặng ilmenit trong vỏ phong hoá và sa khoáng ở các huyện Phú Lương và
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên với tài nguyên dự báo đạt 2,5 triệu tấn. Quặng titan

11


sa khoáng ven biển phân bố rải rác từ Móng Cái đến Vũng Tàu có tiềm năng
lớn, tài nguyên dự báo đạt hàng trăm triệu tấn.
- Nhóm khoáng chất công nghiệp: Các khoáng chất công nghiệp ở
Việt Nam đã được đánh giá cao và nhiều mỏ đã được khai thác phục vụ cho
các ngành nông, công nghiệp:
+ Apatit: Phân bố dọc bờ phải sông Hồng, từ biên giới Việt Trung ở
phía Bắc đến vùng Văn Bàn có tài nguyên là 2,5 tỷ tấn.
+ Barit: Phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam. Tổng tài nguyên dự
báo đạt 25 triệu tấn (trong tụ khoáng Đông Pao, Lai Châu có 4 triệu tấn).
+ Graphit: Có ở Lào Cai, Yên Bái và Quảng Ngãi với tổng tài
nguyên và trữ lượng đạt gần 20 triệu tấn.
- Nhóm vật liệu xây dựng: Việt Nam có nhiều mỏ vật liệu xây dựng
như: sét gạch ngói, sét xi măng, puzzolan, cát sỏi, đá vôi, đá hoa trắng, đá ốp
lát, đá ong. Ngoài các loại khoáng sản kể trên, từ năm 1987 chúng ta đã phát
hiện nhóm đá quý ruby, saphir, peridot, ... nhưng trữ lượng không lớn.
Với nguồn tài nguyên khoáng sản đã biết thì có thể xếp nước ta vào
hàng các nước có tiềm năng khoáng sản đáng kể và phân bố không đồng đều
ở các địa phương.
1.1.3. Đặc điểm thị trường trong lĩnh vực khoáng sản ở Việt Nam
Khoáng sản là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất
quản lý, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, được
điều tra, thăm dò, đánh giá đúng trữ lượng và có chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch sử dụng hiệu quả, góp phần vào tăng trưởng chung và bền vững của

nền kinh tế. Là đại diện chủ sở hữu về khoáng sản, Nhà nước thể hiện đầy đủ
quyền của chủ sở hữu, nhất là quyền định đoạt đối với khoáng sản khi giao
cho tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác. Vì vậy, đặc điểm thị trường trong lĩnh
vực khoáng sản là sự phát triển thị trường khoáng sản theo định hướng, điều

12


hành và chỉ đạo của Nhà nước nhằm phát triển cân đối, hài hòa và bền vững.
1.2. Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về khoáng sản
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về khoáng
sản
- Khái niệm quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức,
điều hành của cả bộ máy nhà nước, là sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà
nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Khái niệm quản lý nhà nước về khoáng sản: Quản lý nhà nước về
khoáng sản là hoạt động quản lý nhà nước thống nhất của Chính phủ về
khoáng sản, các bộ, ban ngành, từ trung ương tới địa phương được quy định
chức năng, quyền hạn và thi hành theo quy định của Luật khoáng sản (Luật
số: 60/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010).
1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về khoáng sản
Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú,
quy mô và trữ lượng tài nguyên không lớn, phân bố không đồng đều ở các địa
phương, vì vậy hoạt động quy hoạch, điều tra, đánh giá, quản lý khoáng sản
cần được thường xuyên cập nhật thông tin.
Công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản ở nước ta còn ở mức thấp,
chưa khai thác triệt để quặng nghèo và thành phần có ích đi kèm trong quặng;
khoáng sản chưa được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả.
Các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản hầu hết có quy mô

nhỏ, trung bình nên thiếu vốn, khó khăn trong việc đầu tư công nghệ và thiết
bị tiên tiến. Trong khi đó, hoạt động khoáng sản đòi hỏi vốn đầu tư lớn, có
nhiều rủi ro nên gặp không ít khó khăn cho việc thăm dò để tìm ra mỏ mới.
Một số loại khoáng sản như thiếc sa khoáng, chì - kẽm, mangan do đã
khai thác lâu năm, trữ lượng đã và đang dần cạn kiệt, hoặc còn lại không

13


nhiều, cần phải tiếp tục đầu tư thăm dò mở rộng trên mặt và bổ sung phần trữ
lượng dưới sâu nhằm gia tăng trữ lượng.
Đầu tư chế biến sâu là chủ trương đúng đắn của Nhà nước. Tuy nhiên,
do quy định của một số địa phương chưa phù hợp, yêu cầu doanh nghiệp khi
xin giấy phép khai thác phải gắn với dự án chế biến sâu loại khoáng sản đó,
nhất là đối với khoáng sản kim loại. Điều này đã và đang xảy ra thực trạng là,
nhiều doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến sâu nhưng dựa trên cơ sở giấy
phép khai thác quy mô nhỏ (ngoài quy hoạch Trung ương), không có nguồn
nguyên liệu bảo đảm cho dự án chế biến sâu hoạt động ổn định, lâu dài, dẫn
tới tình trạng thiếu nguyên liệu, tăng mức độ rủi ro đối với các dự án chế biến
sâu; dễ gây ra tình trạng tranh mua, tranh bán nguyên liệu.
Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, cạnh tranh mua bán không
lành mạnh vẫn còn xảy ra ở một số địa phương, nhất là đối với khoáng sản
quý hiếm, khoáng sản kim loại. Hậu quả của tình trạng này là gây mất an toàn
lao động, trật tự trị an và ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh.
Hoạt động khai thác nhỏ lẻ, thủ công (cá thể, hộ gia đình) đối với khai
thác cát, sỏi lòng sông, khai thác sét làm gạch ngói thủ công v.v... tại nhiều
địa phương đến nay vẫn chưa được cấp phép theo quy định để quản lý. Do
phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hạn chế về năng lực vốn đầu tư nên
vẫn còn tình trạng chia các khu mỏ có quy mô lớn thành các khu vực nhỏ để
cấp cho nhiều doanh nghiệp.

Công tác theo dõi thông tin tổn thất, làm nghèo khoáng sản trong quá
trình khai thác; biến động chất lượng, trữ lượng mỏ khoáng sản được khai
thác, công tác lập bản đồ hiện trạng khai thác mỏ định kỳ theo quy định, cũng
như quy trình, quy phạm hiện hành chưa được các doanh nghiệp khai thác
quan tâm và thực hiện chưa tốt. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý
kỹ thuật, nhất là công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản.

14


1.2.3. Nội dung Quản lý nhà nước về khoáng sản
Nội dung quản lý nhà nước về khoáng sản được thống nhất từ Trung
ương tới địa phương bao gồm các nội dung sau:
Ban hành tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản;
Lập, trình phê duyệt chiến lược khoáng sản; quy hoạch khoáng sản;
Hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản;
Hoạt động điều tra đánh giá và thăm dò các mỏ khoáng sản;
Hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và tài
nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự
an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản;
Hoạt động cấp phép, gia hạn, thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản,
giấy phép khai thác khoáng sản; chấp thuận trả lại giấy phép thăm dò khoáng
sản, giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm
dò, khai thác khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
Hoạt động khai thác khoáng sản và khai thác tận thu khoáng sản;
Hoạt động chế biến khoáng sản;
Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về khoáng sản
trên địa bàn cấp huyện
1.3.1. Đặc điểm của khung khổ pháp luật về tài nguyên khoáng sản

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1.3.1.1. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước về khoáng sản
- Nguyên tắc sở hữu toàn dân về khoáng sản: Luật Khoáng sản xây
dựng trên nguyên tắc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
thống nhất quản lý là một điều hợp lý. Vì tài nguyên khoáng sản là loại tài sản
đặc biệt, luôn gắn liền với đất đai, sông, hồ, thềm lục địa cũng như vùng biển.
Đất đai, sông, suối, vùng biển thuộc về nhân dân Việt Nam, không thuộc sở

15


hữu đối với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.
- Nguyên tắc đảm bảo hài hòa lợi ích của tất cả các chủ thể: Hoạt động
khoáng sản có cả một hệ thống các chủ thể tham gia bao gồm: Các cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền,; các đơn vị chuyên ngành địa chất; các chủ
đầu tư và chủ doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản;…Do vậy, Luật
Khoáng sản năm 2010 đã được xây dựng trên nguyên tắc bảo vệ tính lợi ích.
- Nguyên tắc coi trọng tính phòng ngừa để bảo vệ môi trường trong
hoạt động khoáng sản: Khoáng sản là tài sản quan trọng của quốc gia, tác
động trực tiếp đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, bảo
đảm quốc phòng, an ninh. Chính vì vậy, chúng ta phải quản lý, bảo vệ, khai
thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản…
- Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững: Phát triển bền vững là sự
phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Hoạt động khoáng sản cần được điều chỉnh trên nguyên tắc phát triển
bền vững vì: Thứ nhất, khoáng sản là tài nguyên không tái tạo và tiềm năng
khoáng sản của nước ta là có hạn; Thứ hai, khai thác khoáng sản là một trong
những ngành có tác hại lớn nhất tới môi trường.

1.3.1.2. Các phương pháp quản lý nhà nước về khoáng sản
- Phương pháp hành chính: Trên cơ sở quy định quyền hạn, trách nhiệm
quản lý nhà nước về khoáng sản của các cấp có thẩm quyền từ Trung ương tới
địa phương, để ban hành các văn bản yêu cầu các đơn vị thực hiện nhiệm vụ,
trách nhiệm được giao đảm bảo theo đúng pháp luật về khoáng sản.
- Phương pháp kinh tế: Trên cơ sở quy định quyền lợi được hưởng của
các đơn vị, tổ chức, các nhân tại Luật khoáng sản, mà các đơn vị, tổ chức, cá
nhân thực hiện phải chịu trách nhiệm thi hành nhiệm vụ của mình.

16


- Phương pháp giáo dục: Được các cấp chính quyền từ Trung ương tới
địa phương qua việc phổ biến, tuyên truyền phát luật về khoáng sản đến các
đơn vị, tổ chức, các nhân nhằm tác động tới ý thức, qua đó hiểu và thực hiện
trách nhiệm của mình.
- Phương pháp cưỡng chế: Là cách thức mà các cấp, các ngành có
trách nhiệm sử dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản.
1.3.13. Các công cụ quản lý nhà nước về khoáng sản
- Nhóm công cụ pháp luật: Thông qua các quy hoạch chiến lược về
điều tra cơ bản địa chất và thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng
sản, Chính phủ thể hiện mục tiêu quản lý nhà nước về khoáng sản.
Khoáng sản là một lĩnh vực liên quan và tác động tới nhiều đối tượng,
vì vậy bằng công cụ luật pháp, Nhà nước thực hiện mục tiêu quản lý khoáng
sản của mình qua các quy định tại các luật gồm: Luật khoáng sản, Luật dầu
khí, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai.
- Nhóm công cụ kinh tế: Chính sách pháp luật về tài chính và thuế cho
phép Nhà nước quản lý khoáng sản qua các khoản thu về thuế tài nguyên, phí
bảo vệ môi trường, thuế thu nhập doanh nghiệp, ký quỹ phục hồi môi trường.
- Nhóm công cụ vật chất: Là tài nguyên khoáng sản, đất đai, rừng, núi,

sông, hồ, các nguồn nước, thềm lục địa... dự trữ quốc gia, bảo hiểm quốc gia;
vốn và tài sản của Nhà nước trong các doanh nghiệp; các loại quỹ chuyên
dùng vào công tác quản lý của Nhà nước.
- Nhóm công cụ quản lý: Đó chính là các cơ quan hành chính Nhà
nước, các công sở và hình thức hoạt động quản lý khoáng sản của Nhà nước.
1.3.2. Đặc điểm về tổ chức, phân cấp quản lý và nguồn nhân lực
quản lý về khoáng sản ở Việt Nam
Theo Luật khoáng sản năm 2010, các cấp quản lý từ Trung ương tới địa
phương được tổ chức theo sơ đồ tổ chức và phân cấp quản lý (hình 1.1).

17


Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức và phân cấp quản lý nhà nước về khoáng sản
Thủ tướng Chính phủ
(Phê duyệt)
Bộ
Công
Thương

Bộ
Xây
dựng

Sở
công
thương

Sở
xây

dựng

Bộ
Bộ Tài
Bộ
Tài
nguyên và Công
chính Môi trường an

Bộ
Quốc
phòng

Tổng cục Địa chất và khoáng sản
Việt Nam
Quốc hội
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương

Sở Tài nguyên và Môi
trường
Ủy ban nhân dân
cấp huyện

Phòng Tài Nguyên và Môi
trường
Ủy ban nhân dân
cấp xã
Đơn vị tham mưu
Đơn vị quản lý trực tiếp

(Nguyễn Đình Thông, thành lập theo Luật khoáng sản năm 2010).

18


- Trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của Chính phủ, bộ,
cơ quan ngang bộ:
+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản.
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ
trong quản lý nhà nước về khoáng sản trên phạm vi cả nước, có trách nhiệm:
Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản;
Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản; quy
hoạch khoáng sản theo phân công của Chính phủ;
Khoanh định và công bố các khu vực khoáng sản theo thẩm quyền;
khoanh định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực không đấu giá
quyền khai thác khoáng sản;
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và
hoạt động khoáng sản;
Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai
thác khoáng sản; chấp thuận trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép
khai thác khoáng sản; tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản
địa chất về khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản;
Tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, tình hình hoạt
động khoáng sản; quản lý thông tin, mẫu vật địa chất, khoáng sản;
Thường trực Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia;
Thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền.
Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn

của mình thực hiện quản lý nhà nước, trong đó có việc lập và trình phê duyệt
quy hoạch về khoáng sản theo phân công của Chính phủ; đồng thời phối hợp

19


×