Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

“Quản lí ngân sách xã đồng thịnh, huyện định hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.59 KB, 56 trang )

1

1
Luận văn tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế
của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn tốt nghiệp

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


2

2
Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
Trang bìa..................................................................................................
Lời cam đoan...........................................................................................
Mục lục....................................................................................................
Danh mục các chữ viết tắt.......................................................................
Danh mục các bảng.................................................................................
Danh mục các hình..................................................................................
MỞ ĐẦU.................................................................................................
Chương 1.................................................................................................


NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ VÀ QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH XÃ...............................................................................................
1.1 Những vấn đề chung về ngân sách xã...............................................
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân sách xã...............
1.1.2 Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách xã..............................
1.1.3 Vai trò của ngân sách xã đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
1.2 Quản lý ngân sách xã........................................................................
1.2.1 Lập dự toán ngân sách xã.........................................................
1.2.2 Chấp hành dự toán ngân sách xã..............................................
1.2.3 Quyết toán ngân sách xã...........................................................
Chương 2.................................................................................................
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ ĐỒNG THỊNH, HUYỆN
ĐỊNH HÓA TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2015......................................
2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội và cơ cấu tổ chức quản lý ngân sách
xã Đồng Thịnh.........................................................................................
2.1.1Khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội.......................................
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã..........................

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


3

3
Luận văn tốt nghiệp

2.2 Thực trạng quản lý ngân sách xã Đồng Thịnh..................................
2.2.1Quản lý thu ngân sách xã..........................................................

2.2.2Quản lý chi ngân sách xã...........................................................
2.3 Tổng hợp đánh giá thực trạng quản lý ngân sách xã Đồng Thịnh.....
2.3.1 Những kết quả..........................................................................
2.3.2 Những tồn tại............................................................................
2.3.3 Nguyên nhân............................................................................
Chương 3.................................................................................................
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ ĐỒNG THỊNH
TRONG THỜI GIAN TỚI......................................................................
3.1Mục tiêu, phương hướng về tăng cường quản lý ngân sách xã..........
3.2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách xã.......................
3.2.1 Nhóm giải pháp về quản lý thu
3.2.2 Nhóm giải pháp về quản lý chi.
3.3 Các điều kiện để thực hiện giải pháp................................................
KẾT LUẬN.............................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


4

4
Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH – HĐH


:

Công nghiệp hoá – hiện đại hoá

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

KBNN

:

Kho bạc Nhà nước

KH

:

Kế hoạch

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

NSNN


:

Ngân sách Nhà nước

NSX

:

Ngân sách xã

TC-KH

:

Tài chính - kế hoạch

UBND

:

Uỷ ban nhân dân

XDCB

:

Xây dựng cơ bản

SV: Sỹ Văn Dũng


Lớp: CQ50/01.01


5

5
Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1.Tình hình thu chi NSX giai đoạn 2013-2015
Bảng 2.2. Tình hình hoàn thành dự toán thu ngân sách giai đoạn
2013-2015
Bảng 2.3. Tình hình khoản thu NSX hưởng 100% giai đoạn
2013-2015
Bảng 2.4. Tình hình các khoản thu NSX hưởng 100% giai
đoạn 2013-2015
Bảng 2.5. Số thu NSX được hưởng phân chia theo tỷ lệ% giai
đoạn 2013-2015
Bảng 2.6. Tình hình các khoản thu NSX được hưởng phân chia
theo tỷ lệ % giai đoạn 2013-2015

Bảng 2.7.Số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên giai đoạn
2013-2015
Bảng 2.8.Tình hình chi thường xuyên NSX giai đoạn 2013- 2015
Bảng 2.9. Một số khoản chi thường xuyên ở xã giai đoạn 2013- 2015

SV: Sỹ Văn Dũng


Lớp: CQ50/01.01


6

6
Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý NSNN xã Đồng Thịnh
Hình 2.2. Tổng thu ngân sách xã dự toán – thực hiện giai đoạn
2013-2015
Hình 2.3.Tổng chi NSX dự toán thực hiện giai đoạn 2013- 2015
Hình 2.4. Chi thường xuyên NSX giai đoạn 2013-2015
Hình 2.5.Chi đầu tư phát triển NSX giai đoạn 2013- 2015

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


7

7
Luận văn tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Xã (phường, thị trấn) là một cấp chính quyền nhà nước ở cơ sở, thực hiện
các mục tiêu KT-XH do Đảng và Nhà nước đặt ra tại địa phương. Xã còn là nơi giải
quyết các mối quan hệ phát sinh ban đầu giữa Nhà nước với nhân dân. Hoạt động
tài chính xã cụ thể là ngân sách xã (NSX) là hoạt động tài chính cơ sở trong hệ
thống Ngân sách Nhà nước (NSNN). NSX góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
tại địa phương, gián tiếp tác động đến tốc độ tăng trưởng của đất nước... Để thực
hiện được chức năng, nhiệm vụ đó, chính quyền cấp xã phải có ngân sách đủ mạnh
được hình thành cân đối và chi tiêu theo những nguyên tắc ổn định, bền vững.
Trong nền kinh tế thị trường, ngân sách xã (NSX) là một bộ phận cấu thành
của ngân sách nhà nước (NSNN), là phương tiện vật chất để chính quyền cấp xã
thực hiện được các chức năng nhiệm vụ do pháp luật quy định. NSX được ổn định
và quản lý tốt sẽ góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển KT-XH do Đảng và
Nhà nước đề ra.
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế xã hội, công tác
quản lý NSX của cả nước nói chung và của xã Đồng Thịnh nói riêng đã có những
bước chuyển biến nhất định, đang từng bước đổi mới nhằm thực hiện quản lý theo
luật ngân sách Nhà nước và những chủ trương của Nhà nước. Tuy vậy, tình hình
quản lý NSX trong thời gian qua còn bộc lộ những mặt tồn tại, hạn chế cần phải có
những biện pháp sửa đổi, bổ sung và khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả trong quản
lý NSX.
Xuất phát từ lý do đó, sau một thời gian thực tập tại phòng TC-KH huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên , với những kiến thức đã được trang bị tại nhà trường
cùng với kiến thức thực tế tiếp thu được, tôi đã tập trung nghiên cứu và mạnh dạn
chọn lựa đề tài: “Quản lí ngân sách xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa”

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01



8

8
Luận văn tốt nghiệp

2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng: Quản lý NSX Đồng Thịnh giai đoạn 2013 – 2015.
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề về lý luận, quan điểm
của Đảng, thực tiễn của địa phương để trình bày bài luận văn tốt nghiệp của mình;
đồng thời thông qua sự nghiên cứu này có thể có đóng góp nhỏ về suy nghĩ của bản
thân tôi trong lĩnh vực quản lý NSX Đồng Thịnh.

3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vấn đề về công tác quản lý thu, chi ngân sách tại
xã Đồng Thịnh , huyện Định Hóa , tỉnh Thái Nguyên.
Không gian nghiên cứu: xã Đồng Thịnh.
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2013 đến năm 2015.

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và thể hiện, luận văn coi trọng phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời bám sát
vào quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực của đề
tài nêu ra.Để thể hiện đề tài, luận văn còn sử dụng tổng hợp phương pháp phân tích,
thống kê, tổng hợp từ tình hình và các số liệu của thực tiễn, để từ đó đưa ra những
nhận xét có căn cứ. Luận văn còn coi trọng tính kế thừa có chọn lọc thành quả của
những công trình, những tác giả đã nghiên cứu vấn đề này.

5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo phần nội dung gồm 3
chương như sau:

Chương 1: Nhận thức chung về NSX và quản lý NSX.
Chương 2: Thực trạng về việc quản lý NSX Đồng Thịnh , huyện Định Hóa trong
giai đoạn 2013- 2015.
Chương 3:Giải pháp tăng cường quản lý NSX Đồng Thịnh trong thời gian tới.

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


9

9
Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG I
NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ VÀ QUẢN LÝ NGÂN
SÁCH XÃ
1.1 Những vấn đề chung về ngân sách xã
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân sách xã
1.1.1.1 Lược tả về Ngân sách xã.
Xét về nguồn gốc xuất hiện NSNN nói chung và NSX nói riêng, thì các
nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng: Sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước và nền
kinh tế hàng hóa – tiền tệ đã tạo ra những điều kiện cần và đủ cho NSNN ra
đời và tồn tại. Chừng nào còn tồn tại cả 2 điều kiện trên, thì NSNN vẫn còn
tồn tại.Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước ở mọi quốc gia đều là sự hợp
thành của một số cấp hành chính nhất định, và có sự phân công, phân cấp về
quản lý kinh tế, xã hội cho mỗi cấp đó.Tuỳ theo hệ thống tổ chức hành chính
của nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách, hệ thống NSNN tại mỗi quốc
gia được hình thành khác nhau. Ở nước ta, hệ thống NSNN cũng được tổ chức

thành bốn cấp: Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh (thành phố trực thuộc
trung ương), ngân sách huyện (quận, thị xã), NSX (phường, thị trấn).
1.1.1.2 Khái niệm ngân sách xã
NSX là một bộ phận của NSNN, ta có thể hiểu khái niệm NSX như sau:
“NSX là toàn bộ các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể phát sinh trong quá
trình hình thành tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền
Nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của chính quyền cấp xã trong khuôn khổ đã được luật pháp quy định”.
1.1.1.3 Đặc điểm của ngân sách xã

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


10

10
Luận văn tốt nghiệp

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hệ thống
NSNN ngày càng đước hoàn thiện và nền tài chính quốc gia đã và đang được
nâng cao hiệu quả. Song với quá trình đó, NSX ngày càng được chứng minh
tầm quan trọng. tính hiệu quả trong hoạt động của mình góp phần vào sự
nghiệp phát triển kinh tế. Là một cấp trong hệ thống NSNN nên NSX cũng
mang đầy đủ các đặc điểm chung của các cấp chính quyền địa phương đó là:
- Được phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật.
- Được quản lý và điều hành theo dự toán và theo chế độ, tiêu chuẩn
định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Bên cạnh các đặc điểm chung, NSX còn có các đặc điểm riêng:

Thứ nhất: Ngân sách xã là một loại quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền
Nhà nước cấp cơ sở. Hoạt động của quỹ dựa trên hai phương diện: Huy động
nguồn thu vào quỹ gọi là thu NSX, phân phối và sử dụng quỹ gọi là chi NSX.
Thứ hai: Hoạt động thu, chi NSX luôn gắn chặt với chức năng, nhiệm
vụ của chính quyền xã đã được phân cấp; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát
của cơ quan quyền lực Nhà nước ở cấp xã và chính quyền cấp trên. Vì vậy các
chỉ tiêu thu chi NSX mang tính pháp lý cao.
Thứ ba: Đằng sau quan hệ thu chi NSX là quan hệ lợi ích phát sinh
trong quá trình thu chi NSX giữa hai chủ thể: Một bên là lợi ích chung của
cộng đồng cấp cơ sở mà đại diện là chính quyền cấp xã, một bên là chủ thể
kinh tế xã hội khác.
Thứ tư: NSX vừa là một cấp ngân sách vừa là một đơn vị dự toán đặc
biệt( dưới nó không có đơn vị dự toán trực thuộc) đặc điểm này có ảnh hưởng
chi phối lớn đến tổ chức lập, chấp hành và quyết toán NSX.

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


11

11
Luận văn tốt nghiệp

Xã là đơn vị cơ sở trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, gắn bó
trực tiếp với người dân và nền kinh tế xã hội. Chính vì vậy nghiên cứu công
tác quản lý NSX không phải là công việc mới đặt ra song lại vô cùng cần thiết
để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
ngân sách trong điều kiện hiện nay.

NSX mang tính chất “lưỡng tính” vừa là một cấp vừa tự cân đối thu
chi, vừa là đơn vị trực tiếp chi tiêu, hay nói cách khác NSX vừa là một cấp
ngân sách, vừa là đơn vị dự toán, nó không có đơn vị dự toán trực thuộc nào,
nó vừa tạo nguồn thu vừa phải phân bổ nhiệm vụ chi.

1.1.2 Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã
Thực chất của sự phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho NSX là giải
quyết mối quan hệ giữa cấp xã với cấp ngân sách cấp trên từ quản lý sử dụng
NSNN. Một trong những yêu cầu của việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
ngân sách là phải nhận định rõ ràng cụ thể, phải phù hợp với chức năng của
từng cấp . Do vậy việc phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi NSX phải phù hợp
với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội . quốc phòng- an ninh của nhà nước và
chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước của cấp xã. Tuy nhiên trong mỗi thời
kỳ, nguồn thu, nhiệm vụ chi cũng có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với
thực tế. Theo luật NSNN đã được quốc hôi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoác XI, kỳ họp thứ hai( từ ngày 12/11 đến ngày 16/12/2002)
thông qua thì cơ cấu nguồn thu cho các xã ở địa phương khác nhau do hội
đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, do đó quyết định đó phải phù hợp với
những chỉ dẫn tại thông tư 60/2003 TT-BTT ngày 23/6/2003 của bộ tài chính
quy định về quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác ở xã, phường, thị
trấn trong đó phân định nguồn thu cho NSX như sau:

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


12

12

Luận văn tốt nghiệp

1.1.2.1

Thu ngân sách xã

Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu của NSNN phân cấp cho
NSX và các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân trên nguyên tắc tự
nguyện để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp
luật do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý.
1.1.2.1.1 Các khoản thu ngân sách xã hưởng một trăm phần trăm (100%)
Là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn
tài chính bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư. Căn cứ quy mô
nguồn thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối
đa nguồn tại chỗ cân đối cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, khi phân cấp
nguồn thu, HĐND cấp tỉnh xem xét dành cho NSX hưởng 100% các khoản
thu dưới đây:
- Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định.
- Thu từ các hoạt động kinh tế và sự nghiệp của xã, phần nộp vào
NSNN theo chế độ quy định;
- Thu từ quỹ đất công ích và đất công;
- Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước;
- Đóng góp của nhân dân theo quy định
- Thu kết dư ngân sách xã năm trước;
- Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định của pháp luật.
1.1.2.1.2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách
xã với ngân sách cấp trên
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước gồm:


SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


13

13
Luận văn tốt nghiệp

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
- Thuế nhà, đất;
- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;
- Lệ phí trước bạ nhà, đất.
- Tiền cấp quyền sử dụng đất.
Đối với các khoản thu trên, NSX được hưởng tối thiểu 70% căn cứ vào
nguồn thu nhiệm vụ chi của xã. HĐND cấp tỉnh có thể quyết định tỷ lệ NSX
được hưởng cao hơn , tối đa là 100%. Ngoài các khoản thu phân chia theo quy
định trên , HĐND cấp tỉnh còn có thể bổ sung cho các nguồn thu phân chia
cho xã nếu sau khi các khoản thuế, phí, lệ phí phân chia theo luật NSNN đã
dành 100% cho xã và các khoản thu được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân
đối được nhiệm vụ chi. Tỷ lệ phần trăm các khoản trên cho NSX do UBNN
quy định và ổn định từ 3-5 năm, phù hợp với tình hình ngân sách địa phương
để giảm bớt khối lượng nghiệp vụ, khuyến khích tăng thu.
Theo quy định của HĐND tỉnh Thái Nguyên bao gồm:
- Thuế GTGT từ các cá nhân doanh nghiệp, công ty sản xuất kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ.
- Thuế nhà đất;
- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp từ hộ gia đình;
- Lệ phí trước bạ nhà,đất;
- Thuế thu nhập cá nhân;
- Thuế GTGT

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


14

14
Luận văn tốt nghiệp

- Thuế thu từ các khoản phân chia khác do tỉnh quy định
1.1.2.1.3 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã.
Trong tổ chức hệ thống NSNN các cấp có mỗi quan hệ hữu cơ với
nhau và mỗi cấp phải tự cân đối thu chi ngân sách. Tuy nhiên trong những
hoàn cảnh cụ thể nếu cấp ngân sách( hay một bộ phận cấp ngân sách ) nào tự
cân đối được thì ngân sách cấp trên có trách nhiệm bổ sung vốn cho cấp ngân
sách( hay bộ phận cấp ngân sách đó) để đảm bảo thu chi ngay từ khâu xây
dựng dự toán. Từ đó hình thành khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho
ngân sách cấp dưới. Trong điều kiện nước ta hiện nay phần lớn ngân sách cấp
xã chưa tự cân đối được thu chi nên ngân sách cấp trên phải cấp bổ sung và
hình thành nguồn thu thứ 3 cho NSX.
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã gồm:
- Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi
được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản
thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung

cân đối này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và
được giao ổn định từ 3 đến 5 năm.
- Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ
xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
Ngoài các khoản thu nêu tại các khoản thu trên chính quyền xã không được
đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật.
1.1.2.2

Chi NSX

Chi NSX gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.
1.1.2.2.1 Các khoản chi đầu tư phát triển
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước gồm:

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


15

15
Luận văn tốt nghiệp

- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
không có khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh.
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của
xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự
án nhất định theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đưa
vào NSX quản lý.

- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của HĐND tỉnh Thái nguyên bao gồm:
- Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có
khả năng thu hồi vốn do cấp tỉnh quản lý;
-

Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài

chính của nhà nước theo quy định của pháp luật;
-

Chi đầu tư phát triển các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia do

cấp tỉnh quản lý;
-

Chi đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.
-

Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

1.1.2.2.2 Các khoản chi thường xuyên
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước gồm:
- Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã:
- Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã.
- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã sau khi trừ
các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng
khác theo chế độ quy định.
- Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội.

- Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể
thao do xã quản lý.

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


16

16
Luận văn tốt nghiệp

- Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ,
lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ
do xã, thị trấn quản lý (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).
- Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản
trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.
- Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ
tầng do xã quản lý; Riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi sửa chữa
cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh...
(đối với phường do ngân sách cấp trên chi).
Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông,
khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định.
Theo quy định của HĐND tỉnh Thái Nguyên bao gồm:
- Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp
luật.Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông
tin, thể dục - thể thao, sự nghiệp khoa học công nghệ, tài nguyên và môi
trường và các sự nghiệp khác do các cơ quan cấp tỉnh quản lý, bao gồm:
+ Các trường trung học phổ thông, trung học bổ túc văn hoá, trung học

phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc nội trú cấp 2, các trung tâm giáo
dục thuờng xuyên cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố và các hoạt động giáo dục
khác;
+ Đại học chính quy, đại học tại chức, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo khác;
- Các hoạt động sự nghiệp y tế: Chi phòng bệnh, chữa bệnh tại bệnh
viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, các cơ sở y tế như trung tâm y tế dự phòng
cấp tỉnh, trung tâm phòng chống các bệnh về mắt,…; bệnh viện đa khoa,
trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, thành phố và các hoạt động y tế khác;

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


17

17
Luận văn tốt nghiệp

- Các trại xã hội, cứu tế xã hội, phòng, chống các tệ nạn xã hội và các
hoạt động xã hội khác;
- Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn hoá
khác;
- Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;
- Bồi dưỡng, huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh, các
giải thi đấu cấp tỉnh, quản lý các cơ sở thể dục thể thao và các hoạt động thể
dục thể thao khác;
- Nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, các hoạt động sự nghiệp khoa học công nghệ khác;

- Các sự nghiệp văn hoá xã hội khác do cấp tỉnh quản lý.
1.1.3 Vai trò của ngân sách xã trong quản lý kinh tế xã hội.
Ngân sách xã vừa là một cấp trong hệ thống NSNN, vừa là một cấp
ngân sách cơ sở, nó có vai trò hết sức quan trọng đối với chính quyền cấp xã.
Để thực hiện được chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp xã thì đòi hỏi
phải có chính sách đủ mạnh mẽ để điều chỉnh các hoạt động ở xã đi đúng
hướng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đảng và
nhà nước. Cụ thể :
Thứ nhất, NSX là công cụ tài chính quan trọng đảm bảo sự tồn tại và
hoạt động của bộ máy Nhà nước ở cơ sở. Thông qua thu NSX đã tập trung
nguồn lực để đáp ứng nhu cầu chi tiêu ở cấp xã như chi lương, sinh hoạt phí,
chi cho quản lý hành chính, mua sắm các trang thiết bị văn phòng …
Thứ hai, NSX là công cụ điều chỉnh, kích thích mọi hoạt động của xã đi
đúng hướng, đúng chính sách, chế độ và tăng cường mục tiêu phát triển kinh

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


18

18
Luận văn tốt nghiệp

tế - xã hội công bằng trên địa bàn xã , bằng việc đề ra hệ thống luật pháp, hệ
thống thuế đã kiểm tra, kiểm soát điều chỉnh lại các hoạt động sản xuất kinh
doanh, dịch vụ trên địa bàn xã , chống lại các hoạt động kinh tế phi pháp, trốn
thuế và nghĩa vụ đóng góp khác.
Thứ ba, NSX góp phần quan trọng trong kế cấu xây dựng kinh tế hạ

tầng nông thôn với phương châm “nhà nước và nhân dân dùng làm” hệ thống
giao thông liên thôn, liên xã đượng xây dựng mới và nâng cấp thường xuyên,
nhờ đó các cụm dân cư dần được hình thành, tác động mạnh đến sự phát triển
và giao lưu kinh tế. Kinh tế nông thông từng bước có sự chuyển dịch từ kinh
tế thuần nông sang kinh tế sản xuất hàng hóa, bộ mặt của làng xã từng bước
được đổi mới về vật chất và tinh thần, người dân được hưởng lợi ích xã hội
lớn hơn từ giáo dục, y tế.
Thứ tư, NSX là công cụ thúc đẩy, phát triển ổn định kinh tế. Để thúc đẩy
công tác giáo dục và đào tạo, các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo đã
khẳng định sự vượt lên trước của sự nghiệp giáo dục và sự đóng góp quan
trọng của NSX nhằm thúc đẩy hơn nữa sự nghiệp giáo dục. Các khoản chi này
đã góp phần thiết thực vào việc nâng cao dân trí, đảm bảo an toàn sức khoẻ
cho người dân ngay từ bước đầu.
Những vấn đề liên quan đến sức khoẻ của người dân được quan tâm
giải quyết ngay từ mạng lưới y tế xã. Vấn đề giáo dục mần non, tiểu học, xoá
mù chữ được sự trợ giúp đắc lực của NSX. Thông qua các hoạt động chi
NSX mà các cơ quan Đoàn thể, các cơ quan Đảng mới có thể duy trì hoạt
động của mình một cách ổn định đem lại tính hiệu lực cho công tác quản lý
Nhà nước ở cơ sở.
Trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao. Có được kết
quả này có một phần đóng góp quan trọng của các khoản chi NSX cho các

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


19

19

Luận văn tốt nghiệp

hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao. Hệ thống truyền hình, truyền
thanh ở xã cũng được xây dựng, sửa chữa và nâng cấp từ các khoản chi của
NSX nhằm mục đích mở mang văn hoá nâng cao nhận thức con người, xây
dựng nông thôn mới, loại trừ các hủ tục văn hoá phẩm đồ truỵ, các âm mưu,
hoạt động chống phá chính quyền của các đối tượng thù địch.
Thứ năm, NSX giúp bù đắp khiếm khuyết thị trường, đảm bảo công
bằng xã hội, gìn giữ môi trường.
Các khoản chi thăm hỏi và tặng quà những gia đình có công với cách
mạng, chi cứu tế xã hội cho cá nhân, gia đình gặp khó khăn, chi trợ cấp cho
các gia đình thương binh…đã thể hiện rằng chi NSX đã góp phần đảm bảo
cho các chính sách xã hội được thực hiện tại địa bàn.
Qua hoạt động thu, chi NSX đã khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng
của NSX đối với quá trình quản lý kinh tế xã hội của chính quyền Nhà nước
cấp cơ sở. Nếu NSX được quản lý tốt sẽ tạo ra động lực và những điều kiện
tối quan trọng cho quá trình phát triển ngược lại khi NSX bị quản lý lỏng lẻo
sẽ gây ra tình trạng thất thoát ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển
kinh tế xã hội ở cấp cơ sở. Vì vậy, cần phải tăng cường nội lực, đổi mới công
tác quản lý cho phù hợp với những đòi hỏi của thời kỳ đổi mới thì NSX mới
được thực hiện tốt và có hiệu quả.
1.2 Quản lý ngân sách xã
1.2.1 Lập dự toán ngân sách xã
Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh -quốc phòng
dự toán NSNN sẽ được lập, UBND xã trên cơ sở hướng dẫn của UBND Tỉnh
dưới sự chỉ đạo của UBND Huyện sau đó trình HĐND xã quyết định sẽ lập
dự toán NSX.
Căn cứ lập dự toán NSX.

SV: Sỹ Văn Dũng


Lớp: CQ50/01.01


20

20
Luận văn tốt nghiệp

- Chế độ quy định về thu, chế độ, định mức tiêu chuẩn về chi ngân sách.
- Chế độ phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của NSX.
- Các nhiệm vụ kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Số kiểm tra về dự toán NSX năm hiện hành.
Trình tự lập dự toán NSX.
- Các tổ chức thuộc UBND xã và các ban căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
được giao và chế độ định mức, tiêu chuẩn chỉ lập dự chù nhu cầu chi.
- Ban tài chính xã phối hợp với đội thu thuế tính toán các khoản thu NSNN
trên địa bàn.
- Ban tài chính xã cân đối lập dự toán thu chi NSX trình UBND xã sau đó báo
cáo Chủ tịch và phó chủ tịch HĐND xã xem xét và có quyết định.
Quyết định dự toán NSX.
- UBND xã hoàn chỉnh dự toán NSX theo từng lĩnh vực trình HĐND xã quyết
định.
- UBND xã sẽ tiến hành báo cáo cho UBND Huyện, phòng tài chính vật giá
huyện, đồng thời thông báo công khai cho nhân dân biết theo quy chế công
khai tài chính về NSNN, ngay sau khi được HĐND xã quyết định.
Điều chỉnh dự toán NSX ( nếu có ).
- Khi có yêu cầu của UBND trên điều chỉnh để đảm bảo phù hợp với định
hướng chung.
- UBND xã sẽ tiến hành lập dự toán điều chỉnh, trình HĐND xã quyết định và

báo cáo UBND Huyện quyết định, khi có biến động tương đối lớn về nguồn
thu và nhiệm vụ chi. Dự toán điều chỉnh sau khi đựoc duyệt là dự toán ngân
sách chính thức của xã trong năm kế hoạch.
Yêu cầu khi lập dự toán NSX.

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


21

21
Luận văn tốt nghiệp

- Phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về NSNN và NSX.
- Khi lập dự toán NSX các xã phải bán sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở
địa phương và có tác động tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới.
1.2.2 Chấp hành dự toán ngân sách xã
UBND xã sẽ tiến hành phân bổ chi tiết dự toán NSX cho các đơn vị dự
toán sau đó gửi KBNN nơi giao dịch để thực hiện thanh toán và kiểm soát
thu chi. Điều này được thực hiện căn cứ vào dự toán NSX cả năm do
HĐND quyết định.
Tìm kiếm biện pháp kinh tế - tài chính - hành chính nhằm thực hiện tốt
các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương chính là tổ
chức chấp hành dự toán NSX.
Căn cứ váo khả năng thu, nhu cầu chi của từng quý và dự toán của cả
năm, Uỷ ban nhân dân xã tiến hành lập dự toán thu, chi quý.
Tình hình hoạt động của xã và dự toán thu chi quý luôn luôn gắn liền
với nhau một cách sát thực và cụ thể. Dự toán thu, chi quý là một bộ phận của

dự toán năm. Do đó để thực hiện tốt dự toán thu, chi năm thì dự toán thu, chi
quý phải được thực hiện một cách tốt đẹp và hiệu quả.
Để đạt được mục tiêu thu, chi đúng, đầy đủ, kịp thời, hướng tới thu vượt
dự toán được giao thì công tác lập dự toán thu, chi quý phải dược chấp hành
đúng chế độ quy định, định mức tiêu chuẩn do Nhà nước đặt ra. Do có một số
xã có các nguồn thu chủ yếu theo mùa vụ nên có những lúc không đảm bảo
được tiến độ. Vì vậy Chủ tịch UBND xã phải có những đề nghị trình lên cơ
quan tài chính cấp trên tăng tiến độ cấp bổ sung trong dự toán đã được giao để
điều hành chi theo tiến độ công việc.
Chủ tịch UBND xã hoặc người được Chủ tịch UBND xã uỷ quyền là chủ
của tài khoản thu chi NSX. UBND xã lập dự toán thu chi quý NSX và gửi
KBNN nơi giao dịch để bố trí kinh phí. Để thanh toán các khoản chi có giá trị
SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


22

22
Luận văn tốt nghiệp

nhỏ thì các xã đều phải có các quỹ tiền mặt và KBNN nơi giao dịch sẽ quy
định mức tồn quỹ tiền mặt của mỗi xã. Trong một số trường hợp có một số xã
nằm cách xa KBNN nơi giao dich nên không có điều kiện đến nộp trực tiếp
hoặc phải tốn khá nhiều thời gian khi đến nộp thì KBNN sẽ định mức tồn quỹ
tiền mặt ở mức phù hợp với từng địa bàn mỗi xã sao cho thuận tiện nhất.
1.2.3 Quyết toán ngân sách xã
Quyết toán NSX là công việc tổng kết lại quá trình thực hiện dự toán
năm, sau khi năm ngân sách kết thúc, nhằm theo dõi và đánh giá lại toàn bộ

kết quả hoạt động của một năm ngân sách rồi từ đó rút ra các ưu điểm và
nhược điểm, những bài học kinh nghiệm trong các năm ngân sách sau này.
Căn cứ vào Mục lục NSNN mới bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2009
được áp dụng cho cấp xã. Ban tài chính xã sẽ có trách nhiệm thực hiện công
tác quyết toán và hạch toán kế toán NSX, thực hiện chế độ báo cáo quyết toán
theo quy định.
Thời gian tiến hành chỉnh lý báo cáo quyết toán NSX là hết ngày 31/01
năm sau.
Thẩm quyền phê duyệt quyết toán NSX: Báo cáo quyết toán NSX phải
được chia thành 05 bản ngay sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn
UBND xã sẽ tiến hành xem xét và trình HĐND xã phê chuẩn sau khi
ban tài chính xã lập xong báo cáo quyết toán. Đồng thời gửi phòng tài chính
vật giá huyện để tiến hành tổng hợp. Chậm nhất là ngày 15 tháng 02 năm sau
UBND xã phải gửi báo cáo quyết toán năm cho phòng tài chính huyện tiến
hành tổng hợp.
Phòng tài chính huyện sẽ tiến hành tổng hợp và sau khi tổng hợp xong
sẽ báo cáo cho Sở tài chính huyện Định Hóa. Nếu trong khi tiến hành tổng
hợp báo cáo mà phát hiện có sai sót thì phải thông báo cho UBND huyện để
UBND huyện thông báo lại cho HĐND xã tiến hành điều chỉnh cho kịp thời

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


23

23
Luận văn tốt nghiệp


gian. Công tác lập, chấp hành và quyết toán NSX phải đảm bảo thực hiện
đúng luật NSNN đã có quy định riêng cho NSX. Bởi vì chỉ có như vậy hoạt
động quản lý NSX mới được tiến hành lành mạnh, trơn chu, tiết kiệm, hiệu
quả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế địa phương ngày càng vững mạnh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế
của đất nước. Từ đó sự nghiệp CNH - HĐH đất nước mới có thêm những
bước tiến dài trên con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


24

24
Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ ĐỒNG THỊNH ,
HUYỆN ĐỊNH HÓA TRONG GIAI ĐOẠN 2013 -2015
2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội và cơ cấu tổ chức quản lý ngân
sách
2.1.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội
a. Về vị trí địa lý.
Đồng Thịnh là một xã thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.
Xã nằm ở phần trung tâm của huyện và tiếp giáp với xã Phúc Chu ở phía bắc,
xã Bảo Cường ở phía đông bắc, xã Trung Hội ở phía đông, xã Trung Lương ở
phía đông nam, xã Bình Yên ở phía tây nam, xã Định Biên ở phía tây và xã
Bảo Linh ở một đoạn nhỏ phía tây bắc.

Đồng Thịnh là nơi hợp lưu của hai khe suối, một chảy từ xã Bảo Linh qua xã
Định Biên tới và một từ xã Thanh Định tới, dòng suối sau đó chảy về thị trấn
Chợ Chu và đổ vào sông Chợ Chu. Theo Niên giám thống kê tỉnh Thái
Nguyên 1999-2003, xã Đồng Thịnh có diện tích trên 13 km², dân số là trên
4000 người. Đồng Thịnh được chia thành 22 xóm: An Thịnh 1, An Thịnh 2,
Đồng Bo, Là Lẹng, Du Nghệ 1, Du Nghệ 2, Đồng Làng, Đồng Mòn, Đồng
Phương, Nà Chà, Nà Táp, Khuân Ca, Làng Bầng, Co Quân, Đèo Tọt 1, Đèo
Tọt 2, Đồng Đình, xóm Búc 1, xóm Búc 2, Làng Bèn, Bồ Kết, Thâm Bây.[1]
Đồng Thịnh là một trong những xã sản xuất giống lúa đặc sản Bao thai Định
Hóa.[2] Đây cũng là một trong 19 xã ATK của tỉnh Thái Nguyên với những cơ
chế ưu đãi trong đầu tư kinh tế -xã hội.

b. Về Trồng trọt:
Sản xuất nông nghiệp và trồng cây hoa màu trong 3 năm qua tại xã. Trong
điều kiện thời tiết bất lợi, mưa bão lớn tại thời điểm đag thu hoạch lúa gây
ảnh hưởng đến lúa và rau màu vụ mùa, qua thống kê có 125,9 ha lúa bị ảnh

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01


25

25
Luận văn tốt nghiệp

hưởng, trong đó diện tích thiệt hại trên 70% là 46,24 ha, thiệt hại từ 30-70%
là 75,06 ha; cây hoa màu bị thiệt hại 4,64 ha.
- Cây lúa: Diện tích gieo cấy 535 ha/535 ha đạt 100% kế hoạch. Trong

đó vụ xuân 255 ha, năng suất 55,2 tạ/ha sản lượng 1.407,6 tấn; vụ mùa
280 ha, do ảnh hưởng của mưa bão đã gây mầm và thối mốc nên năng
suất bình quân đạt thấp (40,4 tạ/ha), sản lượng 1.131,2 tấn.
Tổng sản lượng lúa là 2.538,8 tấn/2.792 tấn đạt 90,9% kế hoạch.
- Cây ngô: Diện tích gieo trồng ngô 32,05ha/32 ha đạt 100,15% kế hoạch
( trong đó vụ xuân 18,6 ha, vụ mùa 6 ha, vụ đông 2014: 7,45 ha), năng
suất bình quân 38,56 tạ/ha, sản lượng 123,6 tấn đạt 92,9 kế hoạch.
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt: 2.670,5 tấn đạt 90,4% so nghị
quyết HĐNN xã giao và đạt 91,3% kế hoạch huyện giao.
- Các loại cây màu khác: Diện tích rau toàn xã 40,98ha/39 ha đạt 105%
kế hoạch, sản lượn 532,7 tấn; khoai lang 23,02 ha23 ha đạt 100% kế
hoạch, sản lượng 118 tấn; sắn 20,12 ha/20ha = 100,6% kế hạch, sản
lượng 291,7 tấn.
- Cây chè: tổng diện tích chè 89,21 ha. Trong đó chè kinh doanh trên 3
năm tuổi là 83,8 ha bao gồm chè Trung du ( chè hạt ) là 67,6 ha, chè
cành 16,20 ha, chè kiến thiết cơ bản 5,41 ha, năm 2015 xã đã chỉ đạo
trồng thay thế. Trồng mới được 10ha/10ha chè cành đạt 100% kế
hoạch.
- Về lâm nghiệp: Công tác bảo vệ và phát triển rừng được tăng cường
triển khai, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng, xã đã chỉ
đạo các thôn thực hiện tốt công tác chăm sóc và bảo vệ rừng nên trong
năm 2015 không có vụ cháy rừng nào sảy ra. Chỉ đạo trồng rừng mới
năm 2015 được 66 ha cây keo theo dự án 147, ngoài ra nhân dân tự
trồng được 72,1 ha.

SV: Sỹ Văn Dũng

Lớp: CQ50/01.01



×