Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

CHƯƠNG TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 42 trang )



Chương 1.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1.Khái quát về phân tích hoạt động kinh doanh
1.1.1.Một số khái niệm
“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”
“Phân tích hoạt động kinh doanh (PTHĐKD) là quá trình nghiên cứu để
đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm
năng cần khai thác ở doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó đề ra các phương án và
giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN”
Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô
nhỏ, yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc
phân tích thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch
toán. Khi sản xuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản
trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. PTHĐKD hình thành và phát triển như một
môn khoa học độc lập, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị.
Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và
là cơ sở cho việc ra quyết định. PTHĐKD như là một ngành khoa học, nó nghiên
cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất
những giải pháp hữu hiệu cho mỗi DN.
Như vậy, PTHĐKD là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động của các
mặt của hoạt động kinh doanh, là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh
doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng DN và
phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm mang lại hiệu quả
kinh doanh cao.
1.1.2.Ý nghĩa của hoạt động phân tích tài chính
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng



tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh.
Thông qua phân tích hoạt động DN chúng ta mới thấy rõ được các nguyên
nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh
hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản
lý sản xuất. Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
PTHĐKD giúp DN nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như
những hạn chế trong DN của mình. Chính trên cơ sở này các DN sẽ xác định đúng
đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
PTHĐKD là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra
các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng
kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động SXKD trong DN.
Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và
ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
Tài liệu PTHĐKD còn rất cần thiết cho các đối tượng bên ngoài, khi họ có
các mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với DN, vì thông qua phân tích họ mới
có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay...đối với DN nữa
hay không?
1.1.3.Ðối tượng phân tích tài chính
Với tư cách là một khoa học độc lập, PTHĐKD có đối tượng riêng:
“Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả của
hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình và kết quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế”.
Kết quả kinh doanh mà ta nghiên cứu có thể là kết quả của từng giai đoạn
riêng biệt như kết quả mua hàng, kết quả sản xuất, kết quả bán hàng... hay có thể là
kết quả tổng hợp của quá trình kinh doanh, kết quả tài chính...v.v
Khi phân tích kết quả kinh doanh, người ta hướng vào kết quả thực hiện các
định hướng mục tiêu kế hoạch, phương án đặt ra.


Kết quả kinh doanh thông thường được biểu hiện dưới các chỉ tiêu kinh tế.

Chỉ tiêu là sự xác định về nội dung và phạm vi của các kết quả kinh doanh. Nội
dung chủ yếu của phân tích kết quả là phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh mà
DN đã đạt được trong kỳ, như doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giá thành, lợi
nhuận...Tuy nhiên, khi phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh chúng ta phải luôn
luôn đặt trong mối quan hệ với các điều kiện (yếu tố) của quá trình kinh doanh như
lao động, vật tư, tiền vốn, diện tích đất đai...vv. Ngược lại, chỉ tiêu chất lượng phản
ánh lên hiệu quả kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như giá
thành, tỷ suất chi phí, doanh lợi, năng suất lao động...
Dựa vào mục đích phân tích mà chúng ta cần sử dụng các loại chỉ tiêu khác
nhau, cụ thể: Chỉ tiêu số tuyệt đối, chỉ tiêu số tương đối, chỉ tiêu bình quân. Chỉ
tiêu số tuyệt đối dùng để đánh giá quy mô kết quả kinh doanh hay điều kiện kinh
doanh. Chỉ tiêu số tương đối dùng trong phân tích các mối quan hệ giữa các bộ
phận, các quan hệ kết cấu, quan hệ tỷ lệ và xu hướng phát triển. Chỉ tiêu bình quân
phản ánh trình độ phổ biến của các hiện tượng.
Tuỳ mục đích, nội dung và đối tượng phân tích để có thể sử dụng các chỉ
tiêu hiện vật, giá trị, hay chỉ tiêu thời gian. Ngày nay, trong kinh tế thị trường các
DN thường dùng chỉ tiêu giá trị. Tuy nhiên, các DN sản xuất, DN chuyên kinh
doanh một hoặc một số mặt hàng có quy mô lớn vẫn sử dụng kết hợp chỉ tiêu hiện
vật bên cạnh chỉ tiêu giá trị. Trong phân tích cũng cần phân biệt chỉ tiêu và trị số
chỉ tiêu. Chỉ tiêu có nội dung kinh tế tương đối ổn định, còn trị số chỉ tiêu luôn
luôn thay đổi theo thời gian và địa điểm cụ thể.
Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh
thông các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Một cách chung nhất, nhân tố là
những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, quá trình...và mỗi biến động của nó
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp ở một mức độ và xu hướng xác định đến các kết
quả biểu hiện các chỉ tiêu.
Ví dụ: Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào lượng bán hàng ra, giá cả bán ra



và cơ cấu tiêu thụ. Ðến lượt mình, khối lượng hàng hoá bán ra, giá cả hàng hoá bán
ra, kết cấu hàng hoá bán ra lại chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như khách
quan, chủ quan, bên trong, bên ngoài...vv.
Theo mức độ tác động của các nhân tố, chúng ta có thể phân loại các
nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng thành nhiều loại khác nhau, trên các góc độ
khác nhau.
Trước hết theo tính tất yếu của các nhân tố: có thể phân thành 2 loại: Nhân
tố khách quan và nhân tố chủ quan.
Nhân tố khách quan là loại nhân tố thường phát sinh và tác động như một
yêu cầu tất yếu nó không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh.
Kết quả hoạt động của mỗi DN có thể chịu tác động bởi các nguyên nhân và nhân
tố khách quan như sự phất triển của lực lượng sản xuất xã hội, luật pháp, các chế
độ chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, môi trường, vị trí kinh tế xã hội, về tiến
bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng. Các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá, giá
cả chi phí, giá cả dịch vụ thay đổi, thuế suất, lãi suất, tỷ suất tiền lương...cũng thay
đổi theo.
Nhân tố chủ quan là nhân tố tác động đến đối tượng nghiên cứu phụ thuộc
vào nỗ lực chủ quan của chủ thể tiến hành kinh doanh. Những nhân tố như: trình
độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, trình độ khai thác các nhân tố khách quan
của DN làm ảnh hưởng đến giá thành, mức chi phí thời gian lao động, lượng hàng
hoá, cơ cấu hàng hoá...vv.
Theo tính chất của các nhân tố có thể chia ra thành nhóm nhân tố số lượng
và nhóm các nhân tố chất lượng.
Nhân tố số lượng phản ánh quy mô kinh doanh như: Số lượng lao động, vật
tư, lượng hàng hoá sản xuất, tiêu thụ... Ngược lại, nhân tố chất lượng thường phản
ánh hiệu suất kinh doanh như: Giá thành, tỷ suất chi phí, năng suất lao động...Phân
tích kết quả kinh doanh theo các nhân tố số lượng và chất lượng vừa giúp ích cho
việc đánh giá chất lượng, phương hướng kinh doanh, vừa giúp cho việc xác định



trình tự đến kết quả kinh doanh.
Theo xu hướng tác động của nhân tố, thưòng người ta chia ra các nhóm
nhân tố tích cực và nhóm nhân tố tiêu cực.
Nhân tố tích cực là những nhân tố tác động tốt hay làm tăng độ lớn của hiệu
quả kinh doanh và ngược lại nhân tố tiêu cực tác động xấu hay làm giảm quy mô
của kết quả kinh doanh. Trong phân tích cần xác định xu hướng và mức độ ảnh
hưởng tổng hợp của các nhân tố tích cực và tiêu cực.
Nhân tố có nhiều loại như đã nêu ở trên, nhưng nếu quy về nội dung kinh tế
thì có hai loại: Nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh và nhân tố thuộc về kết quả
kinh doanh. Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh như: Số lượng lao động,
lượng hàng hoá, vật tư, tiền vốn...ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô kinh doanh. Các
nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh ảnh hưởng suốt quá trình kinh doanh từ khâu
cung ứng vật tư đến việc tổ chức quá trình sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản
phẩm và từ đó ảnh hưởng đến kết quả tổng hợp của kinh doanh như nhân tố giá cả
hàng hoá, chi phí, khối lượng hàng hoá sản xuất và tiêu thụ.
Như vậy, tính phức tạp và đa dạng của nội dung phân tích được biểu hiện
qua hệ thống các chỉ tiêu kinh tế đánh giá kết quả kinh doanh. Việc xây dựng
tương đối hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu với cách phân biệt hệ thống chỉ tiêu
khác nhau, việc phân loại các nhân tố ảnh hưởng theo các góc độ khác nhau không
những giúp cho DN đánh giá một cách đầy đủ kết quả kinh doanh, sự nỗ lực của
bản thân DN, mà còn tìm ra được nguyên nhân, các mặt mạnh, mặt yếu để có biện
pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Khi phân tích kết quả kinh doanh biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế dưới sự
tác động của các nhân tố mới chỉ là quá trình “định tính”, cần phải lượng hoá các
chỉ tiêu và nhân tố ở những trị số xác định với độ biến động xác định. Ðể thực hiện
được công việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp trong phân
tích kinh doanh.
1.1.4.Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh
Phương pháp so sánh



So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong PTKD. Sử
dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng
kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác
định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta
tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng
kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt
kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối
ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.
Phương pháp loại trừ
Trong phân tích kinh doanh, để có cơ sở đánh giá, nhận xét đúng thì vấn đề
quan trọng và rất được quan tâm nghiên cứu là các nguyên nhân và nhân tố ảnh
hưởng và lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh
doanh. Phương pháp thường được sử dụng để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố là phương pháp loại trừ.
Loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến kết quả kinh doanh, bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố
này thì loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Chẳng hạn, khi phân tích chỉ tiêu tổng
doanh thu tiêu thụ sản phẩm có thể quy về sự ảnh hưởng của hai nhân tố:
Lượng hàng hoá bán ra được tính bằng đơn vị tự nhiên (cái, chiếc...) hoặc
đơn vị trọng lượng (tấn, tạ, kg...).
Giá bán ra của một đơn vị SP hàng hoá tiêu thụ được tính bằng đơn vị tiền.
Cả hai nhân tố trên cùng đồng thời ảnh hưởng đến tổng doanh thu, nhưng để
xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố này phải loại trừ ảnh hưởng của các
nhân tố khác. Muốn vậy có thể thực hiện bằng hai cách sau đây:
Cách thứ nhất: Có thể dựa vào phép thay thế sự ảnh hưởng lần lượt từng
nhân tố và được gọi là phương pháp “Thay thế liên hoàn”.
Cách thứ hai: Có thể đưa trực tiếp vào mức biến động của từng nhân tố và



được gọi là phương pháp “Số chênh lệch”.
Phương pháp thay thế liên hoàn
Với phương pháp “thay thế liên hoàn”, chúng ta có thể xác định được ảnh
hưởng của các nhân tố thông qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để
xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi.
Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặt biệt của phương pháp thay thế
liên hoàn, nó tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp thay thế liên
hoàn. Nó khác ở chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng
nhân tố để xác định ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích:
+ Ảnh hưởng của nhân tố a:

= (a1-a0) .b0.c0

+ Ảnh hưởng của nhân tố b:

= a1.(b1 -b0) .c0

+ Ảnh hưởng của nhân tố c:

= a1.b1.(c1-c0)


1.1.5. Nhóm chỉ số hoạt động
 LỢI NHUẬN BÁN HÀNG
1. Biên lợi nhuận thuần (Profit Margin)
Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được
bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt
động kinh doanh trong doanh nghiệp. Dĩ nhiên là chỉ số này khác nhau giữa các
ngành.

Biên lợi nhuận thuần = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần
Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí
quản lý, bán hàng, v.v - Thuế TNDN phải nộp
2. Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)
Biên lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động/ Doanh thu thuần
Trong đó: Thu nhập hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt
động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ
3. Biên EBITDA (Earnings before interest, taxes, depreciation, and
amortization)
Biên EBITDA = Lợi nhuận trước thuế và khấu hao/ Doanh thu thuần
4. Biên EBT
Chỉ số này cho biết khả năng hoạt động của hoạt động doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận truớc thuế = Thu nhập trước thuế/ Doanh thu
5. Biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng/ Doanh thu
6. Biên lợi nhuận phân phối
Chỉ số này cho biết bao nhiêu doanh thu được phân phối cho các chi phí cố
định trong mỗi đơn vị hàng bán ra.
Biên lợi nhuận phân phối = Tổng doanh thu phân phối/ Doanh thu
Trong đó: Doanh thu phân phối = Doanh thu – Chi phí biến đổi
 LỢI NHUẬN ĐẦU TƯ


1. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)
Chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà không quan tâm
đến cấu trúc tài chính
ROA = Thu nhập trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản trung bình
Trong đó: Tổng tài sản trung bình = (Tổng tài sản trong báo báo năm trước
+ tổng tài sản hiện hành)/2
2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROCE)

Đo lường khả năng sinh lợi đối với các cổ đông thường không bao gồm cổ
đông ưu đãi.
ROCE = (Thu nhập ròng - Cổ tức ưu đãi)/ Vốn cổ phần thường bình quân
Trong đó: Vốn cổ phần thường bình quân = (Vốn cổ phần thường trong báo
cáo năm trước + vốn cổ phần thường hiện tại)/2
3. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE)
Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần
ưu đãi.
ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn cổ phần bình quân
Trong đó: Vốn cổ phần bình quân= (Tổng vốn cổ phần năm trước+ tổng vốn
cổ phần hiện tại) / 2
4. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn (ROTC - Return on Total Capital)
Tổng vốn được định nghĩa là tổng nợ phải trả và vốn cổ phần cổ đông. Chi
phí lãi vay được định nghĩa là tổng chi phí lãi vay phải trả trừ đi tất cả thu nhập lãi
vay (nếu có). Chỉ số này đo lường tổng khả năng sinh lợi trong hoạt động của
doanh nghiệp từ tất cả các nguồn tài trợ
ROTC = (Thu nhập ròng + Chi phí lãi vay)/ Tổng vốn trung bình
 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
1. Vòng quay tổng tài sản
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư
vào tổng tài sản. Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là : với mỗi đô la được đầu tư vào
trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp


trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so
với các doanh nghiệp khác.
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản trung bình
2. Vòng quay tài sản cố định
Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ
số này thì chỉ tính cho tài sản cố định

Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tài sản cố định trung bình
3. Vòng quay vốn cổ phần
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư
vào tổng vốncổ phần (bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Ví dụ, tỷ số
này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đô la đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3 đô
la doanh thu.
Vòng quay vốn cổ phần = Doanh thu thuần/ Tổng vốn cổ phần trung bình
1.1.

Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình C Sharp (C#)

1.1.1. Một số khái niệm liên quan
- Lập trình hướng đối tượng: Là kỹ thuật lập trình hỗ trợ công nghệ đối
tượng. OPP được xem là giúp tăng năng xuất, đơn giản hóa độ phức tập khi bảo trỉ
cũng như mở rộng phần mềm bằng cách cho phép lập trình viên tập trung vào các
đối tượng phần mềm ở bậc cao hơn. Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng OPP dex
tiếp thu hơn cho những người mới học về lập trình hơn là các phương pháp trước
đó.Một cách giản lược đây là khái niệm và là nỗ lực nhằm giảm nhẹ các thao tác
viết mã cho người lập trình, cho phép họ thao tác các ứng dụng mà các yếu tố bên
ngoài có thể tương tác với các chương trình đó giống như là tương tác với các đối
tượng vật lý.
Những đối tượng trong một ngôn ngữ OPP là các kết hợp giữa mà và dữ
liệu mà chúng được nhìn nhận như là một đơn vị duy nhất. Mỗi đối tượng có một
tên riêng biệt và tất cả đều tham chiếu đến đối tượng đó và tiến hành thông qua
chính tên nó. Như vậy, mỗi đối tượng có khả năng nhận thông báo, xử lý dữ liệu
(bên trong của nó), và gửi ra hay trả lời đến các đối tượng khác hay môi trường.


- Ngôn ngữ lập trình C: Là ngôn ngữ lập trình tương đối nhỏ vận hành gần
với phần cứng và nó gần với ngôn ngữ Assembler hơn hầu hết các ngôn ngữ bậc

cao. Hơn thế, C đôi khi được đánh giá như là “có khả năng di động”, cho thấy sự
khác nhau quan trọng giữa nó và các ngôn ngữ bậc thấp hơn như Assembler, đó là
việc mã C có thể dịch và thi hành trong hầu hết các máy tính, hơn hẳn các ngôn
ngữ hiện tại trong khi đó Assembler chỉ có thể chạy trong một số máy tính đặc
biệt. Vì lý do này mà C được xem là ngôn ngữ bậc trung.C đã được tạo ra với một
mục tiêu là làm cho nó thuận tiện để viết các chương trình lớn với số lỗi ít hơn
trong mẫu hình lập trình thủ tục mà lại không đặt gánh nặng lên vai người viết ra
trình dịch C, là những người bề bộn với các đặc tả phức tạp của ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ C# trong ứng dụng . NET có các tính năng vượt trội hơn so với C.
Hay nói cách khác C# là cuộc cách mạng của ngôn ngữ lập trình Microsoft C và
Microsoft C++ với tính năng đơn giản, hiện đại, hướng đối tượng và có độ bảo mật
cao.
1.2.2. Ngôn ngữ lập trình C Sharp
Ngôn ngữ C# khá đơn giản, chỉ khoảng 80 từ khóa và hơn mười mấy kiểu
dữ liệu được xây dựng sẵn. Tuy nhiên ngôn ngữ C# có ý nghĩa cao khi nó thực thi
những khái niệm lập trình hiện đại. C# bao gồm tất cả các hỗ trợ cho cấu trúc,
thành phần Component, lập trình hướng đối tượng. Những tính chất đó hiện diện
trong ngôn ngữ lập trình hiện đại. Và ngôn ngữ C# hội tụ những điều kiện như vậy.
Hơn nữa, nó được xây dựng trên nền tảng của hai ngôn ngữ mạnh nhất là C++ và
Java.
Ngôn ngữ C# được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của Microsoft, trong đó
người dẫn đầu là Anders Hejlsberg và Scott Wiltamuth. Cả hai người này đều là
những người nổi tiếng, trong đó Anders Hejlsberg được biết đến là tác giả của
Torbo Pascal, ngôn ngữ lập trình PC phổ biến. Và ông đứng đầu nhóm thiết kế
Borland Delphi, một trong những thành công đầu tiên của việc xây dựng môi
trường phát triển tích hợp IDE cho lập trìnhClient/Server.


Phần cốt lõi hay còn gọi là trái tim của bất kỳ ngôn ngữ lập trình hướng đối
tượng nào là sự hỗ trợ của nó cho việc định nghĩa và làm việc với những lớp.

Những lớp thì định nghĩa những kiểu dữ liệu mới, cho phép người phát triển mở
rộng ngôn ngữ để tạo mô hình tốt hơn để giải quyết vấn đề. Ngôn ngữ C# chứa
những từ khóa cho việc khai thác những kiểu lớp đối tượng mới và những phương
thức hay thuộc tính của lớp, và cho việc thực thi đóng gói, kế thừa và đa hình, ba
thuộc tính cơ bản của bất kỳ ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Trong ngôn ngữ
C#, mọi thứ liên quan đến khai báo lớp đều được tìm thấy trong phần khai báo của
nó. Định nghĩa một lớp trong C# không đòi hỏi phải chia ra tập tin header và tập
tin nguồn giống như ngôn ngữ C++. Hơn thế nữa, C# hỗ trợ kiểu XML, cho phép
chèn các tag XML để phát sinh tự động các document cho lớp. C# cũng hỗ trợ giao
diện Interface, nó được xem như một cam kết với một lớp cho những dịch vụ mà
giao diện quy định. Trong ngôn ngữ C#, một lớp chỉ có thể kế thừa từ duy nhất
một lớp cha, tức là không cho đa kế thừa như trong ngôn ngữ C++, tuy nhiên một
lớp có thế thực thi nhiều giao diện. Khi một lớp thực thi một giao diện thì nó sẽ
hứa là nó sẽ cung cấp chức năng thực thi giao diện.
Trong ngôn ngữ C#, những cấu trúc cũng được hỗ trợ, nhưng khái niệm về
ngữ nghĩa của nó thay đổi khác với C#. Trong C# một cấu trúc được giới hạn, là
kiểu dữ liệu nhỏ gọn và khi tạo thể hiện thì nó yêu cầu ít hơn về hệ điều hành và
bộ nhớ so với một lớp. Một cấu trúc thì không thể kế thừa từ một lớp hay được kế
thừa, nhưng một cấu trúc có thể thực thi một giao diện. Ngôn ngữ C# cung cấp
những đặc tính hướng thành phần, như là những thuộc tính, những sự kiện. Lập
trình hướng thành phần được hỗ trợ bởi CLR cho phép lưu trữ metadata với mã
nguồn cho một lớp. Metadata mô tả cho một lớp, bao gồm những thuộc tính và
những phương thức của nó, cũng như những sự bảo mật cần thiết và những thuộc
tính khác. Mã nguồn chứa đựng những logic cần thiết để thực hiện những chức
năng của nó. Do vậy, một lớp được biên dịch như là một khối Self-contained, nên
môi trường Hosting biết được cách đọc metadata của một lớp và mã nguồn cần
thiết mà không cần những thông tin khác để sử dụng nó.


Một số lưu ý cuối cùng về ngôn ngữ C#: Ngôn ngữ này cũng hỗ trợ truy

cập bộ nhớ trực tiếp sử dụng con trỏ của C++ và từ khóa cho dấu [] trong toán tử.
Các mã nguồn này là không an toàn. Và bộ giải phóng bộ nhớ tự động của CLR sẽ
không thực hiện giải phóng những đối tượng được tham chiếu bằng sử dụng con
trỏ cho đến khi chúng được giải phóng.
1.2.3. Tại sao phải sử dụng ngôn ngữ lập trình C#
Ngôn ngữ C# là ngôn ngữ được dẫn xuất từ C và C++, nhưng nó được tạo
từ nền tảng phát triển hơn. Microsoft bắt đầu công việc trong C và C++ và thêm
vào những đặc tính mới để làm cho ngôn ngữ này dễ sử dụng hơn. Nhiều trong số
những đặc tính này khá giống với những đặc tính có trong ngôn ngữ java. Không
dừng lại ở đó, Microsoft đưa ra một số mục đích khi xây dựng ngôn ngữ này.
Những mục đích này được tóm tắt như sau:
C# là ngôn ngữ đơn giản



C# là ngôn ngữ hiện đại
C# là ngôn ngữ hướng đối tượng
C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và mềm dẻo
C# là ngôn ngữ ít có từ khóa
C# là ngôn ngữ hướng Module
C# sẽ trở nên phổ biến
Thứ nhất, C# là ngôn ngữ đơn giản
C# loại bỏ một vài sự phức tạp và rối rắm của những ngôn ngữ như java và
C++, bao gồm việc loại bỏ những Macro, những template, đa kế thừa, và lớp cơ sở
ảo ( virtual base class). Chúng là những nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn hay dẫn
đến những vấn đề cho người phát triển C++. Nếu chúng ta là người học ngôn ngữ
này đầu tiên thì chắc chắn là ta sẽ không trải qua những thời gian để học nó!
Nhưng khi đó chúng ta sẽ không biết được hiệu quả của nó khi loại bỏ những vấn
đề khó khăn trên.Ngôn ngữ C# đơn giản vì nó dựa trên nền tảng C và C++. Nếu
chúng ta thân thiện với C và C++ hoặc thậm trí là java, chúng ta sẽ thấy C# khá

giống về diện mạo, cú pháp, biểu thức, toán tử và những chức năng khác được lấy
trực tiếp từ ngôn ngữ C và C++, nhưng nó đã được cải tiến để làm ngôn ngữ đơn
giản hơn. Một vài trong sự cải tiến là sự loại bỏ dư thừa, hay là thêm vào những cú


pháp thay đổi. Ví dụ như, C++ có 3 toán tử làm việc với các thành viên là: :, * và
>. Để biết khi nào dùng ba toán tử này cũng phức tạp và dễ nhầm lẫn. Trong C#
chúng được thay thế bởi một toán tử duy nhất là: .(dot). Đối với người mới học thì
điều này và những việc cải tiến khác làm bớt nhầm lẫn và đơn giản hơn.
Thứ hai, C# là ngôn ngữ hiện đại



Điều gì làm cho một ngôn ngữ hiện đại? những đặc tính như là xử lý ngoại
lệ, thu gom bộ nhớ tự động, những kiểu dữ liệu mở rộng, và bảo mật mã nguồn là
những đặc tính được mong đợi trong những ngôn ngữ hiện đại. C# chứa tất cả các
đặc tính trên. Nếu là người mới học lập trình có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy những đặc
tính trên là khá phức tạp và khó hiểu. Tuy nhiên, khi bạn học thì bạn thấy nó cực
kỳ dễ hiểu.
Thứ ba, C# là ngôn ngữ hướng đối tượng



Những đặc tính chính của ngôn ngữ hướng đối tượng là sự đóng gói, kế
thừa và tính đa hình. C# hỗ trợ tất cả các đặc tính trên.
Thứ tư, C# mạnh mẽ và mềm dẻo
Như đã đề cập, C# chúng ta chỉ bị giới hạn bởi chính bản thân hay trí tưởng tượng của
chúng ta. Ngôn ngữ này không đặt những ràng buộc lên những việc có thể làm. C#
được sử dụng cho nhiều những dự án khác nhau như là tạo ra ứng dụng sử lý văn bản,
ứng dụng đồ họa, bản tính hay thậm chí những trình biên dịch cho những ngôn ngữ

khác.
 Thứ năm, C# là ngôn ngữ ít từ khóa
C# là ngôn ngữ sử dụng giới hạn những từ khóa. Phần lớn các từ khóa dùng để mô
tả các thông tin. Chúng ta có thể sẽ nghĩ rằng một ngôn ngữ với nhiều từ khóa sẽ
mạnh hơn. Điều này không phải là sự thật, ít nhất là trong trường hợp ngôn ngữ C#,
chúng ta có thể tìm thấy rằng ngôn ngữ này có thể được sử dụng để làm bất cứ
nhiệm vụ nào.
Thứ sáu, C# là ngôn ngữ hướng Module


Mã nguồn C# có thể được viết trong những phần được gọi là những lớp, những
lớp này chứa các phương thức thành viên của nó. Những lớp và phương thức có thể
được sử dụng lại trong ứng dụng hay những chương trình khác. Bằng cách truyền
những mẫu thông tin đến những lớp hay phương thức chúng ta có thế tạo ra những
mã nguồn dùng lại có hiệu quả.
Chúng ta đã từng nghe đến những ngôn ngữ khác như: Visual Basic, C++ và
Java. Có lẽ chúng ta cũng tự hỏi sự khác nhau giữa ngôn ngữ C# và những ngôn
ngữ đó. Và cũng tự hỏi tại sao lại chọn ngôn ngữ này để học mà không chọn một
trong những ngôn ngữ kia. Có rất nhiều lý do và chúng ta hãy xem một số sự so
sánh giữa ngôn ngữ C# và các ngôn ngữ khác vừa đề cập giúp chúng ta phần nào
trả lời những thắc mắc.Microsoft nói rằng C# mang đến sức mạnh của ngôn ngữ
C++ với sự dễ dàng của ngôn ngữ Visual Basic, nhưng với phiên bản của Visual
Basic.NET (Version 7.0) thì ngang nhau. Bởi vì chúng được viết lại từ một nền
tảng. Chúng có thể viết nhiều chương trình với ít mã nguồn hơn nếu dùng C#.Mặc
dù C# loại bỏ một vài đặc tính của C++, nhưng bì lại nó tránh được những lỗi mà
thường gặp trong C++. Điều này có thể tiết kiệm được hàng giờ hay thậm chí hàng
ngày trong việc hoàn tất một chương trình.Một điều quan trọng khác với C++ là
mã nguồn C# không đòi hỏi phải có tập tin Header. Tất cả mã nguồn được viết
trong khai báo một lớp.
Như đã nói trên .NET runtime trong C# thực hiện việc thu gom bộ nhớ tự

động. Do điều này nên việc sử dụng con trỏ trong C# ít quan trọng hơn trong C++.
Những con trỏ cũng có thể được sử dụng trong C#, khi đó những đoạn mã nguồn
này sẽ được đành dấu là không an toàn (unsafe code).C# cũng từng bỏ ý tưởng đa
kế thừa như trong C++. Và sự khác nhau là C# đưa thêm thuộc tính vào trong một
lớp giống như trong Visual Basic. Và các thành viên của lớp được gọi duy nhất
bằng toán tử “.” Khác với C++ có nhiều cách gọi trong các tình huống khác nhau.
Một ngôn ngữ khác cũng rất mạnh và phổ biến là Java, giống như C++ và
C# được phát triển dựa trên C. Nếu chúng ta quyết định sẽ học Java sau này, chúng
ta sẽ tìm được nhiều cái mà học từ C# có thể được áp dụng.Điểm giống nhau giữa
C# và Java là cả hai cùng biên dịch ra mã trung gian: C# biên dịch ra MSIL còn
Java biên dịch ra Bytecode. Sau đó chúng được thực hiện bằng cách thông dịch


hoặc biên dịch just-in-time trong từng máy ảo tương ứng. Tuy nhiên trong ngôn
ngữ C# nhiều hỗ trợ được đưa ra để biên dịch mã ngôn ngữ trung gian sang mã
máy. C# chứa nhiều kiểu dữ liệu cơ bản hơn java và cũng cho phép nhiều sự mở
rộng với kiểu dữ liệu giá trị. Ví dụ C# hỗ trợ kiểu liệt kê.Tương tự Java, C# cũng
bỏ tính đa kế thừa trong một lớp, tuy nhiên mô hình kế thừa đơn giản này được mở
rộng bởi tình đa kế thừa nhiều giao diện.
1.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Sever 2005
1.3.1. Giới thiệu hệ quản trị SQL Server 2005
SQL Server 2005 là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Relational Database
Management System - RDBMS) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa
Client Computer và SQL Server Computer.
Một RDBMS bao gồm databases, database engine và các ứng dụng dùng để
quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS.
SQL Server 2005 được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất
lớn, lên đến Tera-byte và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng ngàn user.
SQL Server 2005 có thể kết hợp tốt với các server khác nhau như: Microsoft
Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server, …

SQL Server 2005 là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ hiện nay cho các ứng
dụng dữ liệu của doanh nghiệp

Hình 1.1 : Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005


SQL Server 2005 hỗ trợ các loại cơ sở dữ liệu dưới đây:
-

Cơ sở dữ liệu hệ thống:

-

Tạo ra bởi SQL Server để lưu trữ thông tin về SQL Server

-

Để quản lý cơ sở dữ liệu người dùng

-

Cơ sở dữ liệu người dùng:

-

Do người dùng tạo ra

-

Lưu trữ dữ liệu người dùng

Cơ sở dữ liệu mẫu:SQL Server phân phối kèm theo một số cơ sở dữ liệu
mẫu: AdventureWorks là cơ sở dữ liệu mẫu mới được giới thiệu trong SQL Server
2005

1.3.2. Các tính năng của SQL Server 2005
-

Tính năng cơ bản:



Dễ cài đặt.



Tích hợp với internet.



Khả cỡ và khả dụng.



Kiến trúc mô hình Client/Server.



Tương thích hệ điều hành.




Nhà kho dữ liệu.



Tương thích chuẩn ANSI, SQL-92.



Nhân bản dữ liệu.



Tìm kiếm Full-Text.



Sách trực tuyến.

-

Tính năng nâng cao:




Dịch vụ thông báo.




Dịch vụ báo cáo.



Dịch vụ môi giới.



Cải tiến của Database Engine.
Dịch vụ thông báo là một nền tảng cho phép phát triển ứng dụng gửi nhận
thông báo với tính khả cỡ cao.
Cơ chế xử lý cơ sở dữ liệu của SQL Server 2005 được bổ sung tính năng
mới cũng như nâng cao những khã năng về lập trình như bổ sung kiểu dữ liệu mới,
kiểu dữ liệu XML và khác nữa

1.3.3 Các phiên bản của SQL Server 2005
-

Enterprise Edition



Hỗ trợ: 32-bit and 64-bit



Không hạn chế kích thước cơ sở dữ liệu




Hỗ trợ Xử lý giao dịch trực tuyến (OLTP)



Khả dụng và khả cỡ cao

-

Standard Edition



Đủ cho các công ty vừa và nhỏ



Gồm các tính năng cơ bản như: thương mại điện tử, nhà kho dữ liệu, giải

pháp ứng dụng doanh nghiệp
-

Workgroup Edition



Dòng sản phẩm cho nhóm làm việc



Cho các ứng dụng và hệ thống của các tổ chức nhỏ




Không hạn chế kích thước cơ sở dữ liệu và số lượng người dùng

-

Developer Edition: Có các chức năng để xây dựng và kiểm thử ứng dụng

trên phiên bản SQL Server Expression


-

Express Edition



Phiên bản nhỏ gọn có thể download từ Internet.



Chỉ có phần dịch vụ cơ sở dữ liệu, không hỗ trợ những công cụ quản lý.
* Ưu điểm của SQL Server 2005:

-

Nâng cao quản lý dữ liệu doanh nghiệp

-


Nâng cao hiệu suất cho người lập trình

-

Hỗ trợ tốt hệ thống phân tích, hỗ trợ ra quyết định

-

Các tính năng có tính cạnh tranh
* Thành phần của SQL Server 2005:

-

Dịch vụ cơ sở dữ liệu quan hệ

-

Dịch vụ phân tích

-

Dịch vụ chuyển đổi dữ liệu - DTS

-

Dịch vụ thông báo

-


Hỗ trợ dịch vụ HTTP

-

Tích hợp .NET CLR

-

Dịch vụ báo cáo

-

Dịch vụ môi giới

-

SQL Server Agent

-

Nhân bản

-

Tìm kiếm Full-Text
* Cơ sở dữ liệu hệ thống:
Trong SQL Server 2005, tất cả thông tin hệ thống được lưu trong cơ sở dữ
liệu hệ thống; tất cả cơ sở dữ liệu người dùng được quản lý bởi cơ sở dữ liệu hệ
thống.


SQL Server 2005 cung cấp và hỗ trợ cơ sở dữ liệu hệ thống sau:


Database
master

msdb
model

resource
tempdb

Description
Lưu trữ tất cả thông tin hệ thống của Sql Server
Cơ sở dữ liệu được sử dụng bởi SQL Server Agent: để lập lịch
hoặc một số công việc thường nhật
Cơ sở dữ liệu mẫu để tạo ra các cơ sở dữ liệu người dùng
Cơ sở dữ liệu chỉ đọc. Chứa các đối tượng hệ thống trong SQL
Server 2005.
Cơ sở dữ liệu lưu trữ các đối tượng tạm thời

Hình 1.2a : Cung cấp và hỗ trợ cơ sở dữ liệu hệ thống trong SQL Server 2005
* Tệp tin cơ sở dữ liệu:
-

Trong SQL Server 2005, mỗi CSDL được tổ chức trên nhiều tập tin hệ thống.

-

Mỗi cơ sở dữ liệu có tập tin riêng.


-

Dữ liệu và thông tin log được lưu trong file riêng rẽ.
Có 3 loại tập tin cơ sở dữ liệu trong SQL Server gồm:

-

Tập tin dữ liệu chính

-

Tập tin dữ liệu thứ cấp

-

Tập tin log

* Các đối tượng của cơ sở sữ liệu:
Đối tượng
Table
Data type
View
Store Procedure

Mô tả
Đối tượng lưu trữ dữ liệu của cơ sở dữ liệu
Kiểu dữ liệu
Là đối tượng cơ sở dữ liệu chứa các câu lệnh Select
Là đối tượng chứa các tập lệnh T-SQL



Function

Hàm định nghĩa các Logic xử lý

Index

Đối tượng cơ sở dữ liệu nhằm truy cập dữ liệu nhanh hơn

Constraint

Ràng buộc dữ liệu được thiết lập trên một cột hoặc nhiều
cột dữ liệu để thiết lập toàn vẹn dữ liệu

Trigger

Là loại thủ tục lưu trữ đặc biệt, được thực thi khi dữ liệu
trong bảng thay đổi
Một người dùng được định danh bởi Login ID để kết nối

Login

đến SQL Server. SQL Server hỗ trợ 2 chế độ chứng thực,
đó là: Window Authenticatione và SQL Server
Authentication.

User
Roles
Groups


Nhận diện mỗi người dùng trong mỗi cơ sở dữ liệu.
Quyền truy cập của người dùng dựa trên đối tượng này.
Nhóm người dùng cùng chức năng.
Nhóm nhiều SQL Server lại thành một Groups.
Hình 1.2b : Các đối tượng của cơ sở sữ liệu

Chương 2.
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÂN
TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
THƯƠNG MẠI TNG
2.1.Khảo sát thực trạng công ty cổ phần đầu tư và phát triển TNGThái Nguyên chi nhánh Sông Công.
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty
Giới thiệu chung:



Tên gọi : Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG- Thái nguyên
chi nhánh Sông Công.


Người đại diện : Ông Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch HĐQT.


Trụ sở chính:Khu công nghiêp B, khu công nghiệp Sông
Công, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên





Điện thoại : 02803 858508 , Fax : 02803 852060 ,Email:
Quá trình hình thành và phát triển


Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp
May Bắc Thái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ – UB
của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên).

Ngày 07/5/1981 tại Quyết định số 124/QĐ – UB của UBND tỉnh Bắc
Thái sáp nhập Trạm May mặc Gia công thuộc Ty thương nghiệp vào Xí nghiệp.

Thực hiện Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ
trưởng về thành lập lại doanh nghiệp nhà nước. Xí nghiệp được thành lập lại theo
Quyết định số 708/UB –QĐ ngày 22 tháng 12 năm 1992 của UBND tỉnh Bắc Thái.

Năm 1997 Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty may Thái nguyên
với tổng số vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng theo Quyết định số 676/QĐ-UB
ngày 04/11/1997 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Ngày 02/01/2003 Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May
Xuất khẩu Thái Nguyên với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng theo Quyết định số
3744/QĐ-UB ngày 16/12/2002.

Năm 2006 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 18 tỷ đồng theo Nghị
quyết Đại hội Cổ đông ngày 13/08/2006 và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà
máy TNG Sông Công với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng.

Ngày 18/03/2007 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 54,3 tỷ đồng theo
Nghị quyết Đại hội Cổ đông ngày 18/03/2007 và phê duyệt chiến lược phát triển
Công ty đến năm 2011 và định hướng chiến lược cho các năm tiếp theo.


Ngày 17/05/2007 Công ty đã đăng ký công ty đại chúng với Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước

Ngày 28/08/2007 Đại hội đồng Cổ đông bằng xin ý kiến đã biểu quyết
bằng văn bản quyết định đổi tên Công ty thành Công ty cổ phần Đầu tư và Thương
mại TNG.



Thành tích: Trải qua 34 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của ngành Dệt may Việt Nam, đến nay công ty đã lọt vào TOP
500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và năm 2011, Công ty đã lọt vào TOP 10
doanh nghiệp có doanh thu lón nhất ngành Dệt may Việt Nam. Đây cũng là doanh
nghiệp đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch
chứng khoán vào ngày 22/11/2007. Năm 2012, công ty đạt danh hiệu doanh nghiệp
xuất sắc và doanh nhân tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên.
2.1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
- Ngành nghề kinh doanh
+ Sản xuất và mua bán hàng may mặc.
+ Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ
liệu hàng may mặc.
+ Đào tạo nghề may công nghiệp.
+ Mua bán máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị phòng cháy chữa cháy.
+ Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.
+ Vận tải hàng hoá đường bộ, vận tải hàng hoá bằng xe taxi.
+ Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh.
+ Đầu tư xây dưng cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và
khu dân cư.
- Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh:


--------------------------------------------------------------------------------------------------Trong năm 2016 do được cải tiến kỹ thuật, năng cao năng xuất đồng thời cắt
giảm nhiều chi phí mà công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG có lợi nhuận
sau thuế tháng 10 năm 2016 cao hơn so với tháng 10 năm 2015 là
5.789.573.000đồng.
Bảng 2.1: Bảng chi tiêu tài chính của cong ty TNG qua các năm 2012- 2015
Chỉ tiêu tài chính
ROA (%)

Năm 2012
2.3

Năm 2013
1.46

Năm 2014
4.44

Năm 2015
4.42


×