Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 73 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ MINH THẮNG

TÌNH HÌNH CÁC TỘI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8.38.01.05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN NGỌC ANH

HÀ NỘI, 2019

1


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, những kết luận
nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên

Vũ Minh Thắng

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH CÁC TỘI CHIẾM
ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG ............................ 6
1.1 Khái niệm tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương . 6
1.2 Đặc điểm tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương ... 7
1.3 Các thông số của tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải
Dương

........................................................................................................................ 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÁC TỘI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2017 18
2.1. Thực trạng (mức độ) của tình hình các tội CĐTS trên địa bàn thành phố Hải Dương
....................................................................................................................................... 18
2.2. Diễn biến (động thái) của tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố
Hải Dương ..................................................................................................................... 25
2.3. Cơ cấu của tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải
Dương ............................................................................................................................ 27
2.4. Tính chất của tình hình các tội CĐTS trên địa bàn thành phố Hải Dương ............ 38
2.5. Đánh giá phần ẩn của tình hình các tội CĐTS trên địa bàn thành phố Hải Dương 39
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH CÁC
TỘI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG ... 44
3.1 Dự báo tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương trong
thời gian tới .................................................................................................................... 44
3.2 Các nhóm giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên
địa bàn thành phố Hải Dương ........................................................................................ 47
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 62

3



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài sản và quyền sở hữu tài sản là một trong những chế định pháp luật quan trọng
không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhà nước ta qua mỗi thời
kì lịch sử đều quy định các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của con
người, mỗi hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu của con người đều phải chịu những chế
tài pháp lí nhất định. Hiến pháp và pháp luật Việt Nam bảo hộ, chống lại mọi hành vi
xâm phạm quyền sở hữu tài sản. Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định:
1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư
liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ
chức kinh tế khác;
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ;
3. Trường hợp cần thiết, vì lí do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình
trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi
thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường;
Luật Hình sự Việt Nam 2015 với vai trò bảo vệ đã quy định hệ thống các tội phạm
xâm phạm sở hữu trong đó có nhóm tội chiếm đoạt tài sản bao gồm tám tội danh: Tội
cướp tài sản (Điều 168), Tội bắt có nhằm chiếm đoạt tài sản ( Điều 169), Tội cưỡng đoạt
tài sản (Điều 170), Tội cướp giật tài sản (Điều 171), Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
( Điều 172), Tội trộm cắp tài sản (Điều 173), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ( Điều 174),
Tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ( Điều 175). Trên cơ sở quy định các cấu
thành tội phạm đồng thời quy định các loại, mức hình phạt áp dụng đối với người phạm
tội, Toà án và các cơ quan tiến hành Tố tụng áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người
phạm tội tội trong quá trình Tố tụng để giải quyết vụ án một cách khách quan, công bằng
và đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, tình hình các tội phạm chiếm đoạt tài sản đang có
xu hướng gia tăng, ngày càng phức tạp và gây thiệt hại lớn cho nhà nước và các tài sản
của công dân, ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội của đất nước. Tính phức tạp thể hiện
ở hai điểm chính là số lượng các vụ án chiếm đoạt tài sản liên tục tăng và mức độ nguy

hiểm cũng ngày càn nghiêm trọng. Chính vì thế cần phải cần có những biện pháp cần
1


thiết để tăng cường phòng ngừa tình hình các tội chiếm đoạt tài sản diễn ra theo chiều
hướng tiêu cực hơn.
Trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, thực tiễn điều tra, xét xử các
tội phạm chiến đoạt tài sản trong những năm qua luôn chiếm một số lượng đáng kể trong
số các vụ phạm tội hàng năm. Việc nghiên cứu đặc điểm và tình hình các tội phạm này
trên một địa bàn cụ thể ( thông qua việc nghiên cứu các đặc điểm kinh tế - xã hội, đặc
điểm dân cứ,…) sẽ là một trong những phương pháp để chúng ta có thể lí giải nguyên
nhân cho tình trạng nghiêm trọng của loại tội phạm này trên một phạm vi nhất định, qua
đó đề xuất được những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Hình sự
cũng như nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về các tội chiếm đoạt
tài sản.
Việc nghiên cứu làm làm rõ tình hình các tội phạm chiếm đoạt tài sản hiện nay là
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Chính vì vậy, tác giả lựa bọn đề tài: “
Tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, tình hình tội phạm chiếm hữu tài sản nói riêng và tình tình
tội phạm ở nước ta nói chung diễn biến hết sức phức tạp vì vậy, công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp và của toàn xã hội.
Các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu pháp luật cũng hướng tới tìm hiểu về
tình hình tội phạm, nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa tội phạm qua đó có những đóng
góp to lớn cho công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm.
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cũng được nghiên cứu trong các công trình
như: Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Kim Chi “ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản trong
Luật Hình sự Việt Nam”
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc “

Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản trong luật Hình sự Việt Nam”
“ Tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài sản có đăng kí
quyền sở hữu, sử dụng theo Luật Hình sự Việt Nam” về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản, luận văn thạc sĩ Hồ Ngọc Hải.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý như:
Luận án Tiến sĩ của Đặng Quang Phúc về “ Hoạt động của lực lượng cảnh sát nhân dân
2


trong phòng ngừa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, hay một số luận văn thạc sĩ như luận
văn của tác giả Dương Thị Ngọc Thuỳ về “ Đấu tranh phòng chống tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”; luận văn của tác giả Trần Thị Phương
Hiền về “ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Những vấn đề lí luận và thực tiễn”, luận văn
thạc sĩ của tác giả Ngô Thị Hạnh “ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật Hình sự
Việt Nam trên cơ sở xét xử tại Đà Nẵng”,…
Bên cạnh đó còn có rất nhiều các luận văn, luận á, sách chuyên khảo, tham khảo,
bình luận và giáo trình đề cập đến các tội phạm xâm phạm sở hữu trong đó có các tội
chiếm đoạt tài sản như: TS. Nguyễn Ngọc Chí, “ Trách nhiệm hình sự đối với các tội
phạm xâm phạm sở hữu” ( Luận án tiến sĩ); Ths. Nguyễn Mai Bộ, “ Các tội phạm xâm
phạm sở hữu trong Bộ luật Hình sự 1999” ( Sách chuyên khảo); Ths. Đinh Văn Quế “
Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam, Tập II. Các tội xâm phạm sở hữu”;
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nêu trên, hoặc là nghiên cứu những vấn đề
chung nhất về các tội phạm sở hữu hoặc là nghiên cứu sâu về một tội phạm chiếm hữu
tài sản chưa chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu về tình hình của các tội phạm
chiếm hữu tài sản. Chính vì vậy tác giả cho rằng, việc nghiên cứu về tình hình các tội
phạm chiếm đoạt tài sản là một nhiệm vụ quan trọng từ đó đề ra được các giải pháp tăng
cường phòng ngừa tình hình chiếm đoạt tài sản.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn hướng tới việc nghiên cứu sâu sắc thêm về mặt lý luận của

các quy định của pháp luật về các tội chiếm đoạt tài sản thông qua việc nghiên cứu, đánh
giá tình hình các tội phạm này trên địa bàn thành phố Hải Dương, từ đó đề ra các biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử và đấu tranh phòng, chống loại tội
phạm này cho phù hợp với sự phát triển của giai đoạn hiện nay đồng thời nâng cao tính
khả thi trong quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đi vào thực hiện ba nhiệm vụ chính để làm sáng tỏ được mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu về các vấn đề lý luận chung của các tội chiếm đoạt tài theo quy định
của pháp luật hình sự Việt Nam.
- Nghiên cứu về thực trạng tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành
phố Hải Dương từ năm 2012 đến năm 2017.
3


- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa tình hình các tội chiếm đoạt
tài sản và nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm trên địa bàn thành phố Hải Dương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về các tội
chiếm đoạt tài sản của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn thành phố Hải Dương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề lí luận về các tình hình các tội chiếm đoạt tài sản và thực tiễn về tình hình
tội phạm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương trong thời
gian 05 năm từ năm 2013 đến năm 2017.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận mà tác giả vận dụng để nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – LeNin, kết hợp với tư
tưởng Hồ Chí Minh và các chính sách của Đảng và nhà nước về tội phạm, về án tích và
vấn đề xoá án tích. Bên cạnh đó, các thành tựu về triết học, lịch sử, các học thuyết chính
trị - pháp lý của cá nhà nghiên cứu đi trước cũng là những cơ sở lý luận quan trọng giúp

tác giả có cơ sở đi sâu vào nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng rất nhiều các phương pháp
cả những phương pháp cụ thể và phương pháp đặc thù của khoa học Luật Hình sự như
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống, đối chiếu, phương pháp điều tra,
thống kê xã hội học,…. Để tổng hợp được tất cả các kiến thức khoa học Luật Hình sự
phục vụ nghiên cứu luận văn. Việc vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu kết hợp với
việc tham khảo, lấy ý kiến của các vị chuyên gia, các nhà nghiên cứu khác về lĩnh vực
liên quan cũng đóng góp không nhỏ vào thành công của bài luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của
Luận văn với những vấn đề lí luận và thực tiễn có ý nghĩa quan trọng:
Ý nghĩa lí luận của đề tài:
Luận văn là một công trình khoa học có hệ thống, là một tài liệu tham khảo thiết
thực và bổ ích cho các bạn sinh viên, học viên, các bạn nghiên cứu sinh tại các cơ sở
đào tạo luật không chỉ trong lĩnh vực Tư pháp hình sự mà còn hướng tới trở thành một
tài liệu thiết thực và toàn diện cho các nhà nghiên cứu, các nhà lập pháp,… về các tội
chiếm đoạt đoạt tài sản.
4


Kết quả của đề tài sẽ là một nguồn kiến thức bổ ích phục vụ cho việc trang bị
những kiến thức chuyên sâu về các tội chiếm đoạt tài sản cho các cán bộ trong quá trình
công tác tại cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án nhân dân hay các cơ quan thi hành
án, các quan nhà nước có thẩm quyền,… về các vấn đề liên quan đến chiếm đoạt tài sản
trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự đảm bảo khách quan và chính xác.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Luận văn với những nội dung cơ bản về tình hình chiếm đoạt tài sản đã vạch ra
được một bức tranh tổng thể về các tội chiếm đoạt tài sản, từ đó mà ta có cái nhìn toàn
diện hơn về loại tội phạm này nhằm đề ra các giải pháp thiệt thực hạn chế dẫn đến đầy
lùi tội phạm chiếm đoạt tài sản trên thực tế.
- Luận văn sẽ đưa ra những đề xuất, định hướng và giải pháp tổng thể để hoàn

thiện các quy định của pháp luật về các tội chiếm hữu tài Bộ luật Hình sự nói chung
đồng thời tạo ra sự thống nhất và hiệu quả trong việc áp dụng các quy định pháp luật
này phù hợp với yêu cầu của cuộc cải cách tư pháp và xã dựng nhà nước pháp quyền
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
- Kết quả từ những phân tích của luận văn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, góp phần
nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận vân gồm 3 chương với các nội dung như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa
bàn thành phố Hải Dương .
Chương 2: Thực trạng tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố
Hải Dương từ 2012 đến năm 2017.
Chương 3: Giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình chiếm đoạt tài sản trên địa
bàn thành phố Hải Dương.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH CÁC TỘI
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
1.1 Khái niệ m tình hình các tộ i chiếm đoạt tài sản
Tình hình tội phạm là một trong những nội dung quan trọng bởi việc hoạch định
các chính sách phòng ngừa tội phạm nhằm kiểm soát tội phạm trước hết phải dựa trên
cơ sở nghiên cứu toàn diện về tình hình tội phạm, trên cơ sở những đặc trưng của tình
hình tội phạm, qua các thông số về thực trạng của tình hình tội phạm, diễn biễn của tình
hình tội phạm, cơ cấu của tình hình tội phạm, tính chất của tình hình tội phạm,… để từ
đó có giải pháp phòng ngừa tương ứng, ngăn chặn kịp thời sự gia tăng tỉ lệ tội phạm và

kiểm soát tội phạm có hiệu quả.
Đại từ Điển Tiếng Việt định nghĩa: “tình hình” là “ trạng thái, xu thế phát triển
của sử vật, hiện tượng với tất cả những sự kiện diễn ra, biến đổi trong đó”. Từ khái
niệm nêu trên, chúng ta có thể hiểu Tình hình tội phạm là xu thế vận động của tội phạm.
Tuy nhiên tình hình tội phạm bao giơg cũng phải gắn với một không gian và thời gian
nhất định, do đó, có thể định nghĩa một cách đầy đủ về tình hình tội phạm như sau:
“ Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm ( nhóm tội phạm
hoặc loại tội phạm) đã xảy ra trong đơn vị không gian và đơn vị thời gian xác định”.
Hiện nay, có rất nhiều các công trình nghiên cứu tội phạm học ở Việt Nam đưa ra
định nghĩa về tình hình tội phạm, vì vậy, trong luận văn của mình, tác giả xin đưa ra một
số định nghĩa tiêu biểu như sau:
GS. TS Nguyễn Xuân Yêm đưa ra quan điểm: “ Tình hình tội phạm là toàn bộ tình
hình, cơ cấu, động thái, diễn biến của các loại tội phạm hay từng loại tội phạm trong
một giai đoạn nhất định xảy ra trong một lĩnh vực, một địa phương, trong phạm vi quốc
gia, khu vực hoặc toàn thế giới trong một khoản thời gian nhất định” trong cuốn “ Tội
phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm”.
Giáo trình Tội phạm học của Đại học quốc gia Hà Nội định nghĩa: “Tình hình tội
phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, thường xuyên thay đổi, giai cấp, pháp luật hình sự
và được phản ánh bằng toàn bộ tình hình, cơ cấu, diễn biến của tổng thể các loại hoặc
6


của một loại tội phạm đã xảy ra trong một thời gian nhất định và trong một phạm vi
nhất định”.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau tuy nhiên, theo tác giả, nếu xem tội phạm là một
hiện tượng xã hội phát sinh bởi nguyên nhân nhất định thì tình hình tội phạm là “ bức
tranh tổng thể” của những hiện tượng- tội phạm đã xảy ra. Nghiên cứu về tình hình tội
phạm chính là nghiên cứu trạng thái của tội phạm và xu hướng vận động của tội phạm.
Từ việc hiểu về khái niệm tình hình tội phạm, chúng ta sẽ đưa ra được khái niệm
tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương.

“ Tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương chính là
trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trên địa bàn thành
phố Hải Dương”
1.2 Đặc điểm tình hình các tội chiếm đoạt tài sản
Thứ nhất, tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương
là một hiện tûợng xã hội.
Đây là một thuộc tính quan trọng và căn bản của tình hình tội phạm thể hiện trên
các phương diện:
- Tình hình tội phạm được hình thành từ những hành vi xã hội được luật hình sự xem
là tội phạm và do những cá nhân sống trong xã hội thực hiện dưới tác động qua lại của nhiều
mối quan hệ xã hội đa dạng phức tạp mà chủ yếu là những quan hệ xã hội tiêu cực
- Tình hình tội phạm tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, xâm hại đến các quan
hệ xã hội và phá vỡ đi những giá trị xã hội làm đảo lộn trật tự xã hội
- Tình hình tội phạm sẽ thay đổi cùng với sự thay đổi của các hiện tượng xã hội,
kinh tế chính trị hay tâm lý tư tưởng,…
Nghiên cứu tình hình tội phạm trên phương diện là một hiện tượng xã hội mang
lại những giá trị về nhận thức xã thực tiễn. Khi giải thích về qui luật phát sinh và phát
triển của tình hình tội phạm luôn xuất phát từ những hiện tượng xã hội tồn tại trong sự
tác động lẫn nhau với tình hình tội phạm. Phòng ngừa tội phạm phải sử dụng các giải
pháp xã hội tác động đến các quan hệ xã hội;

7


- Tội phạm là khái niệm được định nghĩa bởi đạo luật hình sự, những hành vi tạo
nên tình hình tội phạm trong xã hội là những hành vi bị luật hình sự cấm đóan bằng việc
đe dọa áp dụng hình phạt
- Tính pháp lý của tình hình tội phạm mặc dù là dấu hiệu mang tính hình thức
nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng khi nghiên cứu và đánh giá về tình hình tội phạm
trong xã hội, cho phép chúng ta có thể phân biệt được tội phạm với các vi phạm pháp

luật, các hành vi tiêu cực trong xã hội. Và xác định được đối tượng nghiên cứu của tội
phạm học.
Sự thay đổi của pháp luật hình sự theo hứơng thu hẹp hay mở rộng phạm vi trừng trị
thì đều ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số cơ bản của tình hình tội phạm trong thực tế
Đánh giá tình hình tội phạm trong xã hội cần phải lưu ý đặc điểm pháp luật hình
sự, cần phải dựa vào những qui định của luật hình sự về tội phạm và người phạm tội
cũng như các dấu hiệu tội phạm khác. Hòan thiện pháp luật hình sự cũng được xem là
biện pháp tăng cường hiệu quả phòng chống tội phạm trong xã hội
Thứ hai, tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương
là một hiện tûợng xã hội mang tính lịch sử.
- Tình hình tội phạm không phải là hiện tượng bất biến trong xã hội. Tình hình tội
phạm có thể hình thành, thay đổi và mất đi trong những điều kiện lịch sử nhất định. Ví
dụ Tình trạng mua bán tem phiếu thời kinh tế tập trung.
- Tình hình tội phạm có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của các hình thái
kinh tế xã hội khác nhau trong lịch sử, và ngay trong cùng một hình thái kinh tế xã hội
nếu có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp thì tình hình tội phạm
cũng có sự thay đổi.
- Số lượng các hành vi bị coi là tội phạm trong những giai đọan lịch sử khác nhau
là có sự khác nhau.
- Tình hình tội phạm luôn có sự vận động và thay đổi từ đơn giản đến phức tạp từ
thô sơ đến tinh vi hiện đại, sự thay đổi này được thể hiện trong phương thức thủ đọan
công cụ, phuơng tiện phạm tội ở những giai đọan lịch sử khác nhau là có sự khác nhau.
Nghiên cứu tình hình tội phạm thì phải đặt nó trong từng điều kiện lịch sự để có
thể hiểu được bản chất của nó, qui luật hình thành và phát triển của nó để từ đó có thể
8


dự đóan được khuynh hướng vận động phát triển của tình hình tội phạm trong tương lai
và phòng ngừa tội phạm cũng phải được tiến hành cho phù hợp với từng điều kiện lịch
sử cụ thể và có thể thay đổi, hòan thiện các biện pháp phòng ngừa cho phù hợp với sự

thay đổi của lịch sử
Thứ ba, tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương
là một hiện tûợng xã hội mang tính giai cấp.
Tình hình tội phạm là hiện tượng mang tính giai cấp, được thể hiện ở ba vấn đề chính:
- Nguồn gốc giai cấp : tình hình tội phạm không phải là hiện tượng có trong mọi
xã hội lòai người mà nó chỉ ra đời cùng với sự xuất hiện sở hữu tư nhân, của sự phân
chia xã hội thành các giai cấp đối kháng, sự ra đời của nhà nước và khi có những mâu
thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
- Nội dung của tình hình tội phạm : chính giai cấp thống trị trong xã hội sẽ qui định
hành vi nào bị xem là tội phạm và hệ thống các biện pháp trừng trị căn cứ vào tính chất
mức độ nguy hiểm của hành vi đó đối với lợi ích của giai cấp mình đồng thời chhính
giai cấp thống trị có tòan quyền đề ra những trình tự thủ tục áp dụng cho các họat động
điều tra truy tố xét xử các hành vi phạm tội và người phạm tội.
- Khi tương quan về lực lượng giữa các giai cấp trong xã hội thay đổi thì tình hình
tội phạm cũng có sự thay đổi. Và khi những mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội
được giải quyết thì tình hình tội phạm cũng được lọai trừ.
Khi nghiên cứu về tình hình tội phạm thì phải xem xét nó trong sự tương quan về
lợi ích của các giai cấp trong xã hội, phòng ngừa tội phạm phải đi liền với đấu tranh giai
cấp và giảm thiểu những xung đột và mâu thuẫn trong xã hội. Trên thực tế, không phải
bao giờ mọi tội phạm trong xã hội đều phát sinh từ xung đột quyền lợi giữa các giai cấp
đối kháng – giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, vẫn có những tội phạm có thể phát sinh
do những mục đích, động cơ hay hoàn cảnh khác nhau mà không thể quy chúng về cùng
một nguyên nhân là mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích giai cấp.
Thứ tư, tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương
là một hiện tûợng có giới hạn về không gian và thời gian.
Tình hình tội phạm xuất hiện gắn bó chặt chẽ với các đặc điểm của địa bàn của
lĩnh vực hoạt động cụ thể và trong một khoảng thời gian xác định. Tính không gian thời
9



gian sẽ xác định tính cụ thể của khái niệm tình hình tội phạm.Nhận thức về tình hình tội
phạm cần phải xuất phát từ đặc điểm địa bàn và thời gian phát sinh tình hình tội phạm.
Phòng ngừa tội phạm cũng cần phải phát huy khả năng và lợi thế vốn có của từng địa
bàn có tình hình tội phạm đang tồn tại
Tình hình tội phạm là hiện tượng được hình thành từ một thể thống nhất của các
tội phạm cụ thể. Thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa lượng và chất, giữa tình hình
tội phạm và các tội phạm cụ thể cũng như tác động qua lại của chúng. Tình hình tội
phạm được nhận thức ở mức độ chung khái quát và biện chứng từ những hành vi phạm
tội cụ thể. Sự biến đổi của một tội phạm cụ thể sẽ kéo theo sự thay đổi của nhóm tội lọai
tội và tình hình tội phạm nói chung trong xã hội.
Để phòng ngừa tội phạm trong xã hội thì các biện pháp phòng ngừa chung phải đi
đôi với các biện pháp phòng ngừa riêng và phòng ngừa cá biệt các tội phạm cụ thể và
người phạm tội cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất
1.3 Các thông số của tình hình các tội chiếm đoạt tài sản

Dù con số về tình hình tội phạm được hình thành một cách tự phát, cấu thành
từ số lượng của tất cả các tội phạm riêng lẻ đã được thực hiện trong một giai đoạn
và ở một xã hội nhất định, nhưng chính tình hình tội phạm không phải là tổng số
về số học của các tội phạm mà là tổng hợp hữu cơ, biện chứng các tội phạm đó,
các yếu tố cấu thành có mối quan hệ lẫn nhau và quyết định lẫn nhau. Giữa tất cả
các dấu hiệu của tình hình tội phạm với tính cách là một hiện tượng xã hội có sự
thống nhất và tính biện chứng.
Ngoài những dấu hiệu, đặc điểm chung nêu trên, sự thống nhất biện chứng của tất
cả các yếu tố cấu thành tình hình tội phạm còn biểu hiện ở các thông số ( đặc điểm) về
lượng và các thông số ( đặc điểm) về chất của nó. Các thông số về lượng và về chất của
tình hình tội phạm cũng ở trong sự thống nhất biện chứng chính vì vậy sự thay đổi của
một trong những thông số đó đều dẫn đến sự thay đổi của tình hình tội phạm nói chung.
Nhận thức về các thông số về lượng và về chất của tình hình tội phạm, làm sáng tỏ bản
chất, các quy luật phát triển của chúng,.. là những yếu tố quan trọng của việc nghiên cứu
tình hình tội phạm với tư cách là một hiện tượng xã hội.


10


Những thông số ( đặc điểm) về lượng của tình hình tội phạm là thực trạng ( mức
độ) và động thái ( diễn biến) của nó, những thông số về chất của tình hình tội phạm là
cơ cấu và tính chất của nó.
1.3.1. Thực trạng của tình hình tội phạm
Để xác định được số lượng các tội phạm đã được thực hiện cần phải tính tổng các
số lượng sau:
- Số lượng những tội phạm đã được thực hiện và bị Toà án xét xử, tuyên bản án
buộc tội;
- Số lượng các vụ án bị đình chỉ điều tra, truy tố vì không chứng minh được sự
tham gia của bị can trong các tội phạm;
- Các số liệu về số lượng các tội phạm không được phát hiện ( các tội phạm tiềm ẩn);
- Hệ số và mức độ của tình hình tội phạm;
Do các tội phạm không được đăng ký ở thống kê hình sự nên việc xác định và đưa
số liệu về số lượng các tội phạm không được phát hiện vào số lượng chung về tình hình
tội phạm là công việc hết sức khó khăn. Hiện nay, vẫn có tội phạm không bị phát hiện (
tội phạm tiềm ẩn) được giải thích bằng các tình tiết sau:
- Do những người bị hại không thông báo cho các cơ quan bảo vệ pháp luật biết
về các tội phạm đã được thực hiện đối với họ;
- Do tính thờ ơ của một số công dân thể hiện ở việc biết tội phạm đã được thực
hiện, nhưng không thông báo cho cơ quan nào biết;
- Do thiếu sót trong hoạt động của các cơ quan kiểm tra, thanh tra, của các cơ quan
điều tra trong việc làm sáng tỏ các tội phạm đã được che đậy;
- Do một số cán bộ có chức vụ, quyền hạn và vi phạm thẩm quyền của mình khi
giải quyết các tài liệu có liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan bảo vệ pháp luật;
Thực trạng ( mức độ) không bị phát hiện (tiềm ẩn) của các tội phạm khác nhau
cũng có những sự khác nhau cơ bản. Chẳng hạn những tội như không tố giác tội phạm,

che giấu tội phạm, tội hối lộ,… là những tội có mức độ tiềm ẩn rất lớn. Các tội như giết
người, cố ý gây thương tích,… là những tội có mức độ tiềm ẩn thấp.
Trong thời gian gần đây, lý luận tội phạm học đã nghiên cứu, soạn thảo một số
phương pháp làm sáng tỏ tình hình tội phạm tiềm ẩn. Những phương pháp này dựa trên
11


việc phân tích thông tin kinh tế - xã hội; phân tích so sánh một loạt số liệu thống kế;
thăm dò dư luận đối với những người bị hại và những người làm chứng,… Cơ cấu của
tình hình tội phạm không bị phát hiện, các nguyên nhân của việc không phát hiện và khả
năng phòng ngửa của chúng cũng được nghiên cứu.
Khi phân tích thực trạng của tình hình tội phạm người ta sử dụng hệ số của tình
hình tội phạm tức là mối tương quan của số lượng các tội phạm đã được thực hiện với
số dân cư tính trên 10 nghìn người hay 100 nghìn người.
Nếu như so sánh chỉ số đó ở thành phố lớn, lớn mà diện tích lãnh thổ không lớn
nhưng tập trung đông dân cư với một tỉnh nơi mà diện tích rất lớn nhưng số lượng dân
cư cũng như vậy thì kết quả so sánh hoàn toàn không đúng. Do vậy, cần phải chú ý
không chỉ đến thực trạng của tình hình tội phạm trong một tỉnh, thành phố nói chung mà
còn đến những địa điểm, lãnh thổ ở mức độ lớn xảy ra nhiều tội phạm. Bên cạnh đó
cũng cần cân nhắc đến các yếu tố như sự di dân, những thay đổi trong cơ cấu hành chính
– lãnh thổ, những thay đổi của nhóm tuổi trong dân cư.
a) Phần hiện của tình hình các tội chiếm đoạt tài
Để làm rõ được thực trạng của tình hình tội phạm chiếm đoạt tài sản, ta phải làm
rõ các chỉ số như số lượng vụ án, số người bị kết án, bình quân số vụ án và số người bị
kết án trong năm, mức độ của các tội chiếm đoạt tài sản so với nhóm tội phạm xâm
phạm sở hữu; chỉ số tội phạm.
Thực trạng của tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải
Dương giai đoạn từ nâm 2013 đến nâm 2018 là số lûợng các vụ chiếm đoạt tài sản
đã xảy ra và số ngûời đã phạm tội chiếm đoạt tài sản trong khoảng thời gian từ
nâm 2012 đến nâm 2018, nó đûợc biểu hiện thông qua các sô lượng sau:

- Số lûợng vụ chiếm đoạt tài sản và số ngûời bị Tòa án xét xử, tuyên bản án
về tội chiếm đoạt tài sản;
- Các số liệu về số lûợng các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố
Hải Dương không đûợc phát hiện;
- Hệ số của tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương
(là mối tûông quan của số lûợng tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải

12


Dương đã thực hiện với số lûợng dân cû sinh sống trên địa bàn TP Hải Dương tính trên
100.000 ngûời).
Thực trạng của tình hình tội phạm thể hiện ba yếu tố: diễn biến của tình hình tội
phạm; cơ cấu của tình hình tội phạm; và tính chất của tình hình tội phạm.
Thứ nhất, về diễn biến ( động thái) của tình hình tội phạm: là sự vận động và
sự thay đổi của thực trạng và cô cấu của tình hình tội phạm trong một khoảng thời
gian nhất định (một nâm, ba nâm, nâm nâm, mûời nâm...). Diễn biến của
tình hình tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương giai đoạn từ nâm
2013 đến nâm 2018 là sự vận động và sự thay đổi của mức độ và cô cấu của
tình hình tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương trong khoảng thời
gian từ nâm 2013 đến nâm 2018.
Thứ hai, về cơ cấu của tình hình tội phạm. Nghiên cứu về cô cấu của tình hình
tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương, có thể nghiên cứu theo các
loại cô cấu sau: Cô cấu theo đậc điểm địa lý; đậc điểm nhân thân của ngûời
phạm tội; thủ đoạn phạm tội; công cụ, phûông tiện sử dụng để thực hiện tội
phạm; thời gian, địa điểm gây án; loại tài sản bị cûớp giật; cô cấu theo đậc điểm
của nạn nhân...
Thứ ba, về tính chất của tình hình tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố
Hải Dương thể hiện ở số lûợng của các hành vi nguy hiểm nhất cho xã hội trong
cô cấu của tình hình tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương cũng

nhû ở đậc điểm nhân thân của những ngûời thực hiện tội chiếm đoạt tài sản.
Tính chất của tình hình tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương
đûợc làm sáng tỏ thông qua cô cấu của nó.Tính chất của tình hình tội chiếm đoạt
tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương chính là đậc điểm định tính của tình hình
tội chiếm đoạt tài sản. Tính chất của tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa
bàn thành phố Hải Dương là kết quả phân tích, đánh giá mật chất của tình hình tội
chiếm đoạt tài sản dựa trên mức độ, diễn biến và cô cấu của tình hình tội cấu thành
tội phạm.

b) Phần ẩn của tình hình các chiếm đoạt tài sản

13


Về khái niệm và phân loại tình hình tội phạm ẩn hiện nay vẫn còn những quan
điểm không thống nhất. Theo quan điểm phổ biến hiện nay, khái niệm phần ẩn của tình
hình tội phạm được quy định như sau:
“ Phần ẩn của tình hình tội phạm là tổng thể các hành vi phạm tội (cùng các chủ
thể của các hành vi đó) đã xảy ra trong thực tế vào một khoảng thời gian nhất định và
trong một vùng lãnh thổ hành chính nhất định, song không bị các cơ quan chức năng
phát hiện, không bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hoậc không có trong
thống kê hình sự”.
Tình hình tội phạm ẩn gồm 3 dạng như sau:
Tội phạm ẩn khách quan ( Tội phạm ẩn tự nhiên): bao gồm những tội phạm đã
xảy ra trong thực tế, song các cô quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự không có
thông tin về chúng.
Tội phạm ẩn chủ quan ( Tội phạm ẩn nhân tạo): bao gồm toàn bộ các tội
phạm đã xảy ra mà thông tin về chúng đã đûợc các chủ thể trực tiếp đấu tranh phòng,
chống tội phạm nắm đûợc. Tuy nhiên, do nhiều các lý do khác nhau mà các tội
phạm đó trong một thời gian nhất định hoậc vĩnh viễn không bị xử lý hoậc xử lý

không đúng theo quy định của pháp luật.
Tội phạm ẩn thống kê: là những hành vi phạm tội (và chủ thể của nó) đã bị xử
lý bằng chế tài hình sự, song số này bị lọt ra ngoài con số thống kê hình sự bởi những
lý do khác nhau - những con số làm nền cho việc đánh giá tình hình tội phạm.
1.3.2 Cơ cấu của tình hình tội phạm
a) Khái niệm
“Cơ cấu của tình hình tội phạm là cơ cấu, là thành phần, là mối tương quan giữa
các tội phạm, loại tội phạm trong một chỉnh thể chung thống nhất của tình hình tội phạm
đã xảy ra trong xã hội”
Cơ cấu của tình hình tội phạm thường được biểu thị bằng chỉ số tương đối phản
ánh thành phần trăm của từng nhóm tội và loại tội so với tình hình tội phạm chung
b) Các căn cứ để xác định cơ cấu của tình tội phạm
Khi nghiên cứu về cơ cấu của tình hình tội phạm trong thực tế, ngừơi ta thường
căn cứ vào bốn tiêu chí sau:
14


- Thứ nhất, là tiêu chí phản ánh tương quan của 4 nhóm tội được quy định tại Điều
8 BLHS2015 : ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
tiêu chí để đánh giá dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội ;
- Thứ hai, là tiêu chí phản ánh tương quan của lỗi cố ý và lỗi vô ý;
- Thứ ba, là tiêu chí phản ánh tương quan giữa hình thức đồng phạm và thực hiện
đơn lẻ;
- Thứ tư, là tiêu chí phản ánh mối tương quan được phân chia theo từng chương
của phần riêng trong bộ luật hình sự;
Ngoài ra còn có thể dựa trên yếu tố: Có động cơ hay không ( ghen tuông, ganh tỵ
… ); Đặc điểm nhân thân ( công nhân, sinh viên, trí thức, đảng viên…),….
c) Vai trò của các căn cứ xác định cơ cấu của tình hình tội phạm
Các căn cứ để xác định cơ cấu của tình hình tội phạm có vai trò quan trọng trong
việc đánh giá mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, để đánh giá hiệu

quả hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Biểu hiện quy luật tồn tại, phát triển của tội phạm, biểu hiện các tội phạm nguy
hiểm nhất, phổ biến nhất trong tình hình tội phạm từ đó hoạch định kế hạch phòng chống
tội phạm.
1.3.3 Thông số về động thái của tình hình tội phạm
“ Thông số về động thái của tình hình tội phạm là sự thay đổi của tình hình tội
phạm về thực trạng và cơ cấu tại một địa bàn và trong một khoảng thời gian xác định”
Như vậy, động thái của tình hình tội phạm chính là chỉ số tương đối thể hiện tỷ lệ tăng
hay giảm của thực trạng và cơ cấu so với điểm mốc được xác định trong việc nghiên cứu.
Là một hiện tượng xã hội tình hình tội phạm luôn thay đổi, vận động, nên điều
quan trọng nhất là cần theo dõi và nắm bắt được những thay đổi của tình hình tội phạm.
Việc phân tích diễn biến của tình hình tội phạm trong một khoảng thời gian dù dài hay
ngắn đều có những ý nghĩa rất quan trọng đối với việc định hướng cho các cơ quan
chuyên trách đấu tranh với tính hình tội phạm.
Để có nhận thức sâu sắc về động thái của tình hình tội phạm, làm sáng tỏ được nó
thì cần tiến hành việc phân tích trong một khoảng thời gian dài diễn biến của tình hình
tội phạm. Những số liệu so sánh được được hành trong một khoảng thời gian dài mới có
15


đủ cơ sở giúp làm sáng tỏ được tính vững chắc, ổn định hoặc không vững chắc, không
ổn định của thực trạng tình hình tội phạm nói chung cũng như của các loại riêng của nó.
Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về thực trạng, cơ cấu của tình hình tội phạm:
Động thái của tình hình tội phạm với tính chất là một hiện tượng pháp lý- xã hội
chịu sự tác động, ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố.
Nhóm nhân tố đầu tiên là các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, cơ
cấu nhân chủng học của dân cư và các quá trình, hiện tượng xã hội khác ảnh hưởng đến
tình hình tội phạm.
Nhóm nhân tố thứ hai là những thay đổi của pháp luật hình sự có luên quan đến
việc mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi trừng trị bằng hình sự đối với các hành vi gây nguy

hiểm cho xã hội ( tội phạm hoá hoặc phi tội phạm hoá).
Bức tranh thống kê về động thái của tình hình tội phạm cũng gắn liền với hiệu quả
hoạt động và việc làm sáng tỏ, đăng ký kịp thời các tội phạm đã thực hiện, về điều tra
chúng và kết án những người phạm tội, đảm bảo tính chất không thoát khỏi hình phạt.
Việc phân hoá các nhân tố xã hội và pháp luật ảnh hưởng đến đến tình hình tội
phạm về mặt thống kê là rất cần thiết cho việc đánh giá về mặt thực tế những thay đổi
hiện thực trong động thái của nó. Điều quan trọng cần phân biệt là những thay đổi của
hiện tượng xã hội hoặc những thay đổi của pháp luật hình sự về nhóm các hành vi bị
trừng trị bằng các biện pháp hình sự có ảnh hưởng đến sự giảm đi hoặc tăng lên của tình
hình tội phạm theo những chỉ số thống kê có đầy đủ hay không.
1.3.4 Thông số phản ánh sự thiệt hại mà tình hình tội phạm gây ra cho xã hội
a) Khái niệm
“Thông số phản ánh sự thiệt hại mà tình hình tội phạm gây ra cho xã hội là toàn
bộ những thiệt hại mà tình hình tội phạm gây ra cho xã hội. Nội dung của thiệt hại bao
gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về thể chất. Ngoài ra còn có những thiệt hại gián
tiếp mà xã hội phải gánh chịu do tình hình tội phạm gây ra hay để khắc phục hậu quả
mà tình hình tội phạm để lại”.
b) Ý nghĩa
Phản ánh tính chất tình hình tội phạm, mức độ nguy hiểm, tính nghiêm trọng của
tình hình tội phạm;
16


Là căn cứ hoạch định kế hoạch phòng chống tội phạm
Căn cứ đánh giá hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm.
Tiểu kết Chương
Trong chương 1, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về tình hình các
tội phạm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hải Dương, làm rõ những khái niệm,
đặc điểm cơ bản về tình hình tội phạm; các thông số của tình hình tội phạm và thông số
phản ánh sự thiệt hại mà tình hình tội phạm gây ra cho xã hội.

Khái niệm về tình hình các tội phạm chiếm đoạt tài sản vẫn còn nhiều cách hiểu
khác nhau, nhưng đều hướng tới trạng thái, xu thế vận động của các tội phạm xâm phạm
quyền sở hữu. Tình hình tội phạm mang năm đặc điểm chính: là một hiện tượng xã hội,
một hiện tượng pháp lý hình sự, mang tính lịch sử, mag tính giai cấp và là một hiện
tượng mang tính không gian và thời gian.

17


Chương 2
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÁC TỘI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2018
Để làm rõ tình hình các tội chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương
trong thời gian từ nâm 2013 đến nâm 2018, tác giả dựa trên những số liệu thống
kê của lực lûợng Cảnh sát nhân dân, VKSND, TAND TP Hải Dương làm chất liệu
nghiên cứu. Tình hình các tội CĐTS trên địa bàn thành phố Hải Dương đûợc
nhận thức thông qua phần hiện (tội phạm rõ) và phần ẩn thể hiện qua các thông
số là thực trạng (mức độ), diễn biến (động thái), cô cấu và tính chất của tình hình
các tội CĐTS trên địa bàn thành phố Hải Dương giai đoạn từ nâm 2013 đến nâm
2018.
2.1. Thực trạng (mức độ) của tình hình các tội CĐTS trên địa bàn thành
phố Hải Dương
Thực trạng của tình tình tội phạm theo TS. Dương Tuyết Miên là: “ tổng hợp các
số liệu về số vụ phạm tội đã xảy ra, số lượng người đã thực hiện các tội đó và thông số
về nạn nhân trên một địa bàn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định”.
Trong đó, khi nghiên cứu về thực trạng của tình hình tội phạm cần phải làm sáng
tỏ tội phạm rõ, tội phạm ẩn, chỉ số tội phạm và thông số về nạn nhân.
Ứng dụng quan điểm nêu trên vào nghiên cứu thực trạng của tình hình tội phạm
chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hải Dương giai đoạn 2013-2018, dựa trên cơ
sở các số liệu, thống kê thu được, tác giả đưa ra một số vấn đề như sau:

2.1.1 Tội phạm rõ
Có thể nói thông số về số vụ và số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm có trong số
liệu thống kê của Toà án nhân dân Thành phố Hải Dương đã phản ánh một cách cơ bản
về thực trạng các tội chiếm đoạt tài sản đã bị Toà án xử lí trong giai đoạn 2012- 2017.
Theo đó, trong giai đoạn 2013- 2018, Toà án nhân dân các cấp ở Thành phố Hải Dương
đã xét xử 1328 vụ án với 1371 bị cáo.

18


Trong đó, năm 2018 có số vụ phạm tội lớn nhất với 242 vụ án và 260 bị cáo, năm
2013 có số vụ phạm tội ít nhất 196 vụ với 200 bị cáo. Và mỗi năm trung bình Toà án
nhân dân các cấp thành phố Hải dương xét xử 221.3 vụ chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, số vụ và số người bị kết án về các tội chiếm đoạt tài sản tại thành phố Hải
Dương giai đoạn 2012-2017 được thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ sau:
Năm

Số vụ án

Số người bị kết án

2013

196

200

2014

200


204

2015

221

228

2016

230

230

2017

239

249

2018

242

260

Tổng

1328


1371

Trung bình/năm

221.3

228.5

Bảng 2.1a: Số vụ án và số người bị kết án chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành
Phố Hải Dương giai đoạn 2013-2018
300

250

200

150

100

50

0
2013

2014

2015


2016
Số người bị kết án

Số vụ án

19

2017

2018


Biểu đồ 2.1: Số vụ án và số người bị kết án chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành
phố Hải Dương 2013-2018
Thông số về số vụ và số người phạm tội bị xét xử sơ thẩm trong số liệu thống kế
đã phản ánh cơ bản về lượng của tình hình các tội chiếm đoạt tài sản. Đây là phần tội
phạm rõ, có trong thống kê chính chính của Toà án nhân dân các cấp và cũng là phần
quan trọng trong bức tranh tổng thể thực trạng của tình hình tội phạm trong thời gian từ
2013-2018.
Khi xác định quy mô, độ lớn của tình hình tội phạm chiếm đoạt tài sản ở thành phố
Hải Dương giai đoạn 2013-2018, số liệu trên sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu không được
đặt trong mối liên hệ với các số liệu khác có liên quan. Chính vì vậy, tác giả đưa ra so
sánh về số vụ và số người bị kết án phạm tội giữa các tội chiếm đoạt tài sản với nhau:
Tội lừa
đảo
chiếm

Năm

đoạt tài

sản

Tội bắt
cóc
nhằm
chiếm
đoạt tài
sản

Tội

Tội

lợi Tội

Tội

Tội

Tội

dụng tín cướp cưỡng cướp trộm

công
nhiên
chiếm
đoạt tài
sản

nhiệm


tài

đoạt

giật

cắp

nhằm

sản

tài

tài

tài

sản

sản

sản

chiểm
đạt

tài


sản

2013

38

0

12

11

56

17

26

36

2014

39

1

16

7


53

14

30

40

2015

42

0

12

11

60

20

36

40

2016

45


1

13

15

63

28

37

28

2017

46

0

20

19

61

21

38


34

2018

49

0

16

17

58

23

40

39

Tổng

295

2

89

77


351

123

207

217

Bảng 2.1b: Cơ cấu các tội chiếm đoạt tài sản ở thành phố Hải Dương giai đoạn
2013-2018
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy:
-

Số vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là 2 vụ;

20


-

Số vụ lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là 77 vụ;

-

Số vụ công nhiên chiếm đoạt tài sản là 89 vụ;

-

Số vụ cưỡng đoạt tài sản là 123 vụ;


-

Số vụ cướp giật tài sản là 207 vụ;

-

Số vụ trộm cắp tài sản là 217 vụ;

-

Số vụ lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản là 295 vụ;

-

Số vụ cướp tài sản là 351 vụ
Như vậy, tội cướp tài sản chiếm số lượng lớn nhất và tội bắt cóc nhằm chiếm
đoạt tài sản chiếm số lượng nhỏ nhất.

2.1.2 Tội phạm ẩn
Trong quá trình nghiên cứu tình hình tội phạm, để đánh giá đúng đặc tính về lượng
của các tội chiếm đoạt tài sản, ngoài việc nghiên cứu những vụ phạm tội đã bị phát hiện
và xét xử, thì một phần quan trọng cần được xem xét, nghiên cứu, đó là phần ẩn của tình
hình tội phạm.
Theo PGS. TS Dương Tuyết Miên: “ Tội phạm ẩn là số lượng tội phạm và người
phạm tội đã thực hiện trên thực tế, nhưng không được tường thật với cơ quan cảnh sát
hoặc chưa bị phát hiện bởi cơ quan có thẩm quyền và do vậy, chưa bị đưa ra xét xử,
chưa có trong thống kê hình sự chính thức”.
Như đã phân tích ở chương 1, tội phạm ẩn có hai loại đó là tội phạm ẩn chủ quan
và tội phạm ẩn khách quan. Tội phạm ẩn chủ quan là trường hợp tội phạm đã xảy ra trên
thực tế, cán bộ hoặc cơ quan chức năng đã nắm được vụ việc nhưng do điều kiện nguyên

nhân khác nhau mà không được thụ lý, xử lý hình sự và do đó không có trong số liệu
thống kê. Tội phạm ẩn khách quan là trường hợp tội phạm đã xảy ra trên thực tế, nhưng
do nguyên nhân khách quan, cơ quan chức năng không phát hiện ra vụ phạm tội – không
có thông tin về vụ án.
Việc xác định tội phạm ẩn và tội phạm rõ chỉ mang tính chất tương đối. Một tội
phạm ẩn hay rõ phụ thuộc vào việc cơ quan chức năng đã bị phát hiện và xử lý hay chưa
chứ không xuất phát từ bản chất hành vi đó có phải là tội phạm chiếm đoạt tài sản hay
không. Theo đó, thời điểm nghiên cứu sẽ quyết định một tội phạm trên thực tế xảy ra là

21


tội phạm ẩn hay tội phạm rõ. Nếu tội phạm này được xem xét khi nó chưa bị phát hiện,
xử lý thì đương nhiên phải xác định đây là tội phạm ẩn và ngược lại.
Ngoài ra, việc xác định tội phạm rõ thông qua số liệu thống kê cũng không tránh
khỏi sai số. Các sai số này có thể do các nguyên nhân:
- Mỗi cơ quan ( điều tra, viện kiểm sát, toà án,…) tiếp nhận và xử lý tội phạm ở
các giai đoạn khác nhau, nên có thể có những sai sót nhất định;
- Do chính sách thống kê dẫn đến nhiều thiếu sót trong số liệu;
- Ngoài ra cũng có thể có trường hợp vào số thống kế không chính xác,….
Tuy nhiên, có thể xác định một số thuộc tính ẩn của loại tội phạm này thông qua
phân tích thông tin từ các bản án đã xét xử. Cụ thể là những đặc điểm của loại tội phạm
này có ảnh hưởng đến thời gian ẩn thông qua mối liên hệ giữa các đặc điểm này trong
từng bản án.
 Về thời gian ẩn của các tội chiếm đoạt tài sản
Phần lớn tội phạm đều có thời gian ẩn của nó trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Qua phân tích và phân loại thông tin từ các bản án, tác giả xác định được thời gian ẩn
của tội phạm chiếm đoạt tài sản như sau:

20%


47%

33%

Từ 01 tháng đến 01 năm

Từ 01 năm đến 03 năm

Trên 03 năm

Biểu đồ 2.1b: Cơ cấu thời gian ẩn của tội phạm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn
thành phố Hải Dương giai đoạn 2013-2018

22


×