Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận liên chiểu, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 84 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ DUY HÒA

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN CHIỂU
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ DUY HÒA

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TỪ THỰC TIỄN QUẬN LIÊN CHIỂU
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN MINH ĐỨC

HÀ NỘI, năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ chính sách công “Thực hiện chính
sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực được chỉ rõ
nguồn trích dẫn. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay.
Đà Nẵng, ngày ….tháng 02 năm 2019
Tác giả luận văn

Lê Duy Hòa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG ......................................................................................... 9
1.1. Sự cần thiết của chính sách bảo vệ môi trường ......................................... 9
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường ................................................................................................................ 9
1.3. Nội dung thực hiện chính sách bảo vệ môi trường .................................. 19
1.4. Các bước thực hiện chính sách bảo vệ môi trường .................................. 21
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ............. 27
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TẠI QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG . 33
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tại quận Liên Chiểu có liên quan đến
việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường.................................................. 33
2.2. Tình hình môi trường tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng ............. 39
2.3. Tình hình thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại quận Liên Chiểu,

thành phố Đà Nẵng.......................................................................................... 47
2.4. Kết quả thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại quận Liên Chiểu,
thành phố Đà Nẵng.......................................................................................... 53
2.5. Đánh giá chung: Những ưu điểm và hạn chế bất cập trong việc thực hiện
chính sách bảo vệ môi trường tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng ....... 57
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC
TIỄN QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................... 61
3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ
thực tiễn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng .............................................. 61


3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
từ thực tiễn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. ........................................ 63
3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
từ thực tiễn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. ........................................ 65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

2.1.


Diện tích, dân số các phường trên địa bàn quận năm 2015

36

2.2.

Diện tích các loại đất trên địa bàn quận Liên Chiểu

46

bảng

2.3.

Số liệu các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp phép trên
địa bàn quận từ năm 2015 – 2018

49


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thì Môi trường có tầm quan
trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của đời sống con người. Do vậy,
đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nước đối với môi trường. Quản lý của nhà
nước đối với môi trường nhằm bảo vệ lợi ích cho cộng đồng xã hội, đảm bảo
cho con người được sống trong môi trường trong lành. Góp phần phục vụ sự
phát triển của mỗi quốc gia nói riêng, bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu
nói chung. BVMT không phải là công việc của riêng ai, mà là đòi hỏi phải có
sự đồng lòng, đồng sức của mọi người và sự chung tay của cộng đồng xã hội.

Do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, thì môi trường của nước
ta ngày càng bị xuống cấp trầm trọng, có nơi, có lúc đã đến mức báo động;
đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước bị suy giảm mạnh;
không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng nề; khối lượng phát
sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên
trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có qui hoạch; đa dạng
sinh học bị đe doạ nghiêm trọng, điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước
sạch ở nhiều nơi không đảm bảo, quá trình đô thị hoá gây áp lực lớn lên tài
nguyên và môi trường.
Trong những năm qua cùng với quá trình đô thị hóa của thành phố Đà
Nẵng, quận Liên Chiểu cũng đã không ngừng phát triển nhanh về cơ sở hạ
tầng và KT-XH của địa phương. Nhiều dự án, công trình mới ( có khoảng 114
dự án đã và đang triển khai). Hình thành các khu công nghiệp ( gồm 2 khu
công nghiệp và 1 cụm công nghiệp), đã tạo nên diện mạo mới, đặc thù đô thị
của quận Liên Chiểu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã
để lại tồn tại hạn chế do những tác động ảnh hưởng đến môi trường, làm cho

1


chất lượng môi trường ngày càng suy giảm. Đó là thực trạng môi trường của
quận Liên Chiểu bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cộng
đồng dân cư trên địa bàn; nhất là cộng đồng dân cư lân cận với các khu công
nghiệp; lân cận với Bãi rác Khánh Sơn; Trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm
Đà Nẵng. Kèm theo đó nhiều dự án, công trình chậm triển khai đã để lại nhiều
lô đất trống (40.000 lô) cây cỏ, rác thải… Đó là thực tế môi trường của quận
đang phải đối mặt với thực trạng ô nhiễm khói bụi, mùi hôi thối, ô nhiễm
nguồn nước…
Từ đó, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân dẫn đến sự phản ứng,
đấu tranh quyết liệt của người dân do hoạt động gây ô nhiễm môi trường,

nhiều vụ phản ứng dẫn đến xung đột xã hội gấy gắt, cụ thể như vụ chặn xe
chở rác vào Bãi rác Khánh Sơn hay vụ xung đọt phản ứng sự cố mùi hôi tại
trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Liên Chiểu vào năm 2016..
Xuất phát từ thực trạng đó nên tôi đã chọn đề tài: “Thực hiện chính
sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng”
làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình. Với mong muốn đánh giá đúng thực
trạng thực hiện chính sách BVMT ở quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, từ
đó có một cái nhìn khách quan về kết qủa đạt được và những vấn đề cần khắc
phục, nhằm hoàn thiện quá trình thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường
tại quận Liên Chiểu trong thời gian đến từng bước được cải thiện hơn và góp
phần xây dựng quận Liên Chiểu trở thành quận thân thiện môi trường là việc
làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố
môi trường.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nhìn chung, trong những năm qua, việc triển khai thực hiện các chính
sách bảo vệ môi trường tại quận Liên Chiểu đã đêm lại lại những kết quả nhất
định, nhằm cải thiện tình hình môi trường trên địa bàn. Đó là những công

2


trình nguyên cứu về chính sách bảo vệ môi trường tại quận Liên Chiểu, gồm
một số công trình sau:
- Công trình nguyên cứu về việc triển khai phong trào ngày chủ nhật
Xanh Sạch - Đẹp gắn với thực hiện phường than thiện môi trường; với công
trình này được triển khai hơn 10 năm nay, nhằm phát động mọi người dân
thường xuyên có thói quen mỗi sáng chủ nhật là động loạt ra quân dọn vệ sinh
môi trường tại các tuyến đường, ngõ phố, khu dân cư. Sau khi đẩy mạnh
tuyên truyền, ý thức người dân được nâng cao và họ cho rằng việc bảo vệ môi
trường là bảo vệ sự sống. Vì vậy, những năm qua, người dân đã thực sự vào

cuộc. Chủ nhật hằng tuần, ở nhiều tổ dân phố, người dân tự động mang dụng
cụ tham gia don dẹp vệ sinh kiệt, hẻm đến các lô đất trống. Tuy nhiên, phong
trào này chưa thực sự có sức lan tỏa trong cọng đồng, nhất là thói quen về làm
sạch môi trường, tích cực hơn nữa tham gia các hoạt động cải thiện, bảo vệ
môi trường chưa đồng đều, thường xuyên.
Công trình nguyên cứu chuyên đề về tăng cường xử lý các điểm nóng
về môi trường trên địa bàn quận: Đây là các vấn đề môi trường tồn tại ở các
KCN Liên Chiểu, Hòa Khánh chậm được khắc phục, như trình trạng nước
thải vượt chuẩn sau khi xử lý, có những thời điểm liên tục xảy ra, tạo áp lực
cho môi trường tiếp nhận, có trường hợp tiếp nhận không xử lý đưa thẳng ra
môi trường gây ô nhiễm nặng, gây bức xúc cho nhân dân. Hầu hết các KCN
trên địa bàn thiếu các vùng đệm an toàn bên ngoài KCN, khoản cách ly từ
KCN đến Khu dân cư chưa đảm bảo theo quy định; chưa trồng cây xanh cách
ly gây ảnh hưởng đến Khu dân cư sinh sống sát bên KCN. Điển hình ô nhiễm
khí thải, bụi và tiếng ồn của 02 doanh nghiệp sản xuất sắt thép: Công ty CP
thép Thái Bình Dương, Cty thép Dana-Ý ở cụm công nghiệp Thanh Vinh…
Qua việc nguyên cứu chuyên đề này nhằm tìm ra các giải pháp nhằm giảm
thiểu tình hình môi trường tại 2 KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu, như:

3


- Tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung mới đảm
bảo về công nghệ và kết cấu để thay thế Trạm xử lý hiện hữu.
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng, lưu lượng nước thải phát sinh từ các
doanh nghiệp, có phương án dừng tiếp nhận nước thải đối với các đơn vị nước
thải.
- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường đối với các
doanh nghiệp trong Khu công nghiệp; phát hiện xử lý kịp thời những doanh
nghiệp vi phạm các quy định về pháp luật bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện các chính sách vẫn còn tồn tại, hạn chế bất
cập chậm được khắc phục, điều chỉnh như: Việc triển khai công tác bảo vệ
môi trường trên địa bàn quận chưa được kịp thời và đồng bộ các giải pháp;
Công tác phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh
doanh không được thường xuyên; Năng lực cán bộ chuyên môn về môi
trường còn thiếu và yếu ( cán bộ môi trường tại các phường chủ yếu là kiêm
nhiệm). Chưa chú trọng công tác bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch
và chỉnh trang đô thi, đã để lại nhiều hệ lụy chưa thể khắc phục được ( như
lập quy hoạch các khu công nghiệp quá gần khu dân cư; hay việc quy hoạch
Bãi rác Khánh Sơn chỉ cách khu dân cư 150m, trong khi đó theo quy chuẩn bộ
xây dựng khoản cách từ Bãi rác đến khu dân cư trong bán kính là 1000m).
Ngoài ra, nguồn kinh phí ngân sách hang năm của quận phân bổ chi cho sự
nghiệp môi trường chưa đảm bảo theo quy định tại Thông tư: 45/2010/ TTLTBTC-BTNMT ngày 30/32010 của Bộ Tài Chính, Bộ Tài nguyên và môi
trường ( thấp hơn 1 % tổng chi ngân sách nhà nước của địa phương hàng năm
). Như trong năm 2018: tổng chi ngân sách của quận là: 600 tỷ đồng; Tuy
nhiên, ngân sách chi cho sự nghiệp môi trường 2,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các công trình nguyên cứu về thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường tại quận Liên Chiểu đã đêm lại một số kết quả nhất định, nhằm cải

4


thiện tình hình môi trường trên địa bàn quạn trong những năm qua. Tuy nhiên,
quá trình thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường vẫn còn tồn tại bất cập
chậm được khắc phục, điều chỉnh như: Việc triển khai công tác bảo vệ môi
trường trên địa bàn quận chưa được kịp thời, đồng bộ các giải pháp.. Công tác
phối hợp kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở sản xuất không được
thường xuyên; năng cán bộ chuyên trách về môi trường còn yếu và thiếu (
không có chuyên môn về môi trường, chủ yếu là kiêm nhiệm). Chưa chú
trọng công tác bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch và chỉnh trang đô

thị, đã để lại nhiều hệ lụy chưa thể khắc phục được bởi hầu hết các KCN trên
địa bàn thiếu vùng đệm an toàn bên ngoài KCN, khoản cách ly từ KCN đến
Khu dân cư chưa đảm bảo theo quy định; chưa trồng cây xanh cách ly gây
ảnh hưởng đến Khu dân cư sinh sống sát bên KCN. Nguồn kinh phí phân bổ
cho sự nghiệp môi trường chưa đảm bảo chi theo quy định tại thong tư
45/BTC-TNMT ( 1% tổng chi ngân sách hang năm của địa phương). Đây là
nguồn tài liệu tham khảo quý giá, giúp học viên kế thừa và hình thành nên hệ
thống cơ sở lý luận của đề tài và chưa có đề tài nào nghiên cứu toàn diện ở
phương diện chính sách bảo vệ môi trường, nhất là gắn với thực tế địa phương
cụ thể, nên đề tài này không trùng lắp với công trình đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá thực trạng thực hiện chính
sách bảo vệ môi trường tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo
vệ môi trường tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, làm rỏ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách về bảo vệ
môi trường;

5


Thứ hai, phân tích thực trạng chính bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận
Liên Chiểu;
Thứ ba, nêu phương hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
thực hiện chính sách bảo vệ môi trường từ thực tiễn quận Liên Chiểu, thành
phố Đà Nẵng trong thời gian đến.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường quận Liên
Chiểu, thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua từ đó đề ra một số giải pháp
góp phần nâng cao hiệu lực thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở quận
Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu một số lý luận về thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường. Và đánh giá thực trạng về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
trên địa bàn quận Liên Chiểu. Qua đó chỉ ra những kết quả đã đạt được và
những hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Liên Chiểu.
- Về không gian: nghiên cứu tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian: Từ năm 2015 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Trên cơ sở quan điểm của Đảng, các văn bản quy định về công tác bảo
vệ môi trường như: Luật, Thông tư, Nghị định, Quyết định về bảo vê môi
trường.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để làm cơ sở cho việc thực hiện các yêu cầu nghiên cứu, luận văn đã sử
dụng các phương pháp gồm:
- Phương pháp phân tích thống kê và tổng hợp số liệu.

6


- Phương pháp thu thập số liệu, thông tin và phân tích, đánh giá, tổng
hợp: các thông tin dược thu thập từ các báo cáo về kết quả thực hiện các chính
sách về BVMT tại quận Liên Chiểu làm căn cứ để phân tích và tổng hợp
nhằm so sách về kết quả được lấy từ các nguồn thông tin được nghiên cứu
liên quan đến lĩnh vực môi trường tại quận Liên Chiểu, tp Đà Nẵng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn vận dụng lý thuyết về chính sách công và hệ thống hóa các cơ
sở lý luận phục vụ, phân tích đánh giá tình hình thực hiện các chính sách bảo
vệ môi trường, từ đó áp dụng vào thực tiễn trên địa bàn quận Liên Chiểu.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua đề tài nhằm đánh giá đầy đủ, chính xác thực trạng việc thực
hiện các chính sách bảo vệ môi trường tại quận Liên Chiểu trong thời gian
qua, nhằm chỉ ra những hạn chế, yếu kém, xác định các nguyên nhân để đề
xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu qủa thực hiện các
chính sách về môi trường tại quận Liên Chiểu trong thời gian đến. Từ thực tế
trên, em mong muốn mục đích nguyên cứu quá trình thực hiện các chính sách
BVMT tại quận Liên Chiểu để từ đó nêu ra được những định hướng và giải
pháp nhằm hoàn thiện các chính sách BVMT tại quận Liên Chiểu trong thời
gian đến tình hình môi trường đươc cải thiện hơn và đi đến mục tiêu xây dựng
quận Liên Chiểu trở thành quận than thiện môi trường.
7. Kết cấu luận văn
Để đạt được mục đích nguyên cứu nêu trên, luận văn được cơ cấu thành
03 chương:
Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG.
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI

7


TRƯỜNG TẠI QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN
LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.


8


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG
1.1. Sự cần thiết của chính sách bảo vệ môi trường
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển
của đời sống con người, sinh vật. Sự biến đổi một số thành phần môi trường
sẽ gây tác động đáng kể đối với các hệ sinh thái và sự phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội của đất nước và của nhân loại.
Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta nói chung và quận Liên Chiểu nói
riêng đang bước vào thời kỳ CNH – HĐH với sự ra đời và phát triển của
nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty với lượng chất thải và khí thải ra môi
trường rất lớn. Mặc khác, dân số ngày càng gia tang, nhu cầu của cong người
càng phong phú nên việc khai thác tài nguyên và thải chất thải ra môi trường
ngày càng nhiều hơn. Bên cạnh đó, mật độ cây xanh trên địa bàn rất thấp, hiệu
quả quản lý môi trường của địa phương chưa cao và chưa có chính sách định
hướng dài hạn. Từ những thực trạng trên cho thấy, quận Liên Chiểu đang đối
diện với những thách thức về vấn đề môi trường đang ngày càng phát sinh
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và đô thị hóa trên địa bàn, đó là: Vấn
đề đặt ra là làm thế nào để có những giải pháp cụ thể mang tính đồng bạo và
khả thi cao trong quá trình đưa ra các chính sách về bảo vệ môi trường áp
dụng vào thực tiễn, để tạo đà cho kinh tế phát triển bền vững cùng với nâng
cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe con người.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thực hiện chính sách bảo vệ
môi trường
1.2.1. Khái niệm
Để làm rõ khái niệm thực hiện chính sách bảo vệ môi trường là gì, trước
9



hết cần làm rõ một số khái niệm sau:
- Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tự nhiên và xã hội bao quanh con
người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con
người như: nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật
chất khác. Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam định nghĩa như sau:
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." [11]
- Còn bảo vệ môi trường là gì: đó là những hoạt động giữ gìn, phòng
ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường;
khắc phục ô nhiễm suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ gìn môi trường trong lành.
Chính sách là gì?
Về khái niệm chính sách thì theo từ điển bách khoa Việt Nam khái niệm
như sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm
vụ. Chính sách là nội dung căn bản được thực hiện trong một thời gian nhất
định về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Nội dung và phương hướng của chính
sách tùy thuộc vào các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội..”
Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục
đích theo đổi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ
quan tâm”.
Như vậy hiểu chính sách công như thế nào: là những chính sách do các
cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải
quyết những vấn đề có tính cộng đồng được gọi là chính sách công. Cho đến
nay có nhiều quan điểm về khái niệm này:
+ Theo William Jenkin, "Chính sách công là một tập hợp các quyết định
liên quan với nhau, được ban hành bởi một hoặc nhóm các nhà hoạt động


10


chính trị cùng hướng đến lựa chọn mục tiêu và các giải pháp để đạt được mục
tiêu đó"; theo Thomas R. Dye thì cho rằng: "Chính sách công là những gì mà
nhà nước quyết định lựa chọn làm hoặc không làm". Còn theo Doctor Eric:
"Chính sách công là một sản phẩm của một tiến trình tương tác giữa các cá
nhân theo các nhóm làm việc nhỏ trong một khuôn khổ do các tổ chức đặt ra các tổ chức này hoạt động trong một hệ thống thể chế chính trị, luật pháp và
chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa - xã hội", Cuy Peters định nghĩa:
"Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của chính quyền, dù thực hiện trực
tiếp hay gián tiếp qua các đại lý, tác động đến cuộc sống của mọi người".
"Chính sách công có thể coi như là một khái niệm có thể dùng thay thế các
khái niệm hành chính công và quản lý công, hoặc có thể hiểu là một bộ công
cụ phân tích dùng trong hai lĩnh vực trên".
+ Theo quan điểm của Việt Nam về chính sách công là: Chính sách của
nhà nước hoặc chính sách của Đảng và Nhà nước, vì ở nước ta, Đảng Cộng
sản là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội. Đảng
lãnh đạo Nhà nước thông qua việc hoạch định ra chủ trương, đường lối,
chiến lược, các định hướng chính sách, đó chính là những căn cứ chỉ đạo để
Nhà nước ban hành các chính sách công. Như vậy, các chính sách công được
nhà nước ban hành trên cơ sở là cụ thể hóa đường lối, chiến lược và các định
hướng chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, nhằm phục vụ lợi ích của
nhân dân ta. Nhìn từ góc độ chủ thể hoạch định chính sách giữa Đảng và
Nhà nước mà có các thuật ngữ: đó là Chủ trương, Đường lối chính sách, Cơ
chế chính sách, Chế độ chính sách.
Với nhiều quan điểm nêu về chính sách có khác nhau, nhưng chung quy
lại đều đi đến việc nghiên cứu về chính sách công với tư cách là sản phẩm có
mục đích của chủ thể nắm quyền lực công để tác động và chi phối đến các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Và Nhà nước là chủ thể quyền lực công có tính


11


chất đặc biệt nên được đưa vào vị trí trung tâm.
Qua việc phân tích các khái niệm trên, ta có hiểu rằng: Chính sách công
là tổng thể chương trình hành động của chủ thể nắm quyền lực công, nhằm
giải quyết vấn đề có tính cộng đồng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội theo
phương thức nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra và đảm bảo cho xã
hội phát triển bền vững, ổn định.
Từ cách hiểu trên, ta có thể thấy chính sách công có những đặc trưng cơ
bản sau: Chính sách công là sản phẩm của chủ thể quyền lực công, nên bất kỳ
chủ thể nào nắm quyền lực công đều có khả năng ban hành chính sách công;
chính sách công bao gồm nhiều quyết định có liên quan lẫn nhau – đó là một
chuỗi các quyết định cùng hướng vào giải quyết vấn đề của chính sách, luôn
gắn với từng thời kỳ và giai đoạn lịch sử cụ thể; chính sách công thường tập
trung giải quyết một vấn đề nhất định đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã
hội theo những mục tiêu xác định và phương pháp cụ thể.
Còn chính sách môi trường là gì? Theo Luật Bảo vệ môi trường được cụ
thể hóa các công công ước quốc tế về môi trường, thì cho rằng: "Chính sách
môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính chiến lược, thời đoạn,
nhằm giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể nào đó, trong một
giai đoạn nhất định". Và chính sách môi trường phải được cụ thể hoá Luật
Bảo vệ Môi trường (trong nước) và các Công ước quốc tế về môi trường. Nó
vừa cụ thể hoá luật pháp và những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính
tới đặc thù địa phương. Sự đúng đắn và thành công của chính sách cấp địa
phương có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự thành công của chính sách cấp
trung ương. [11]
Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường là: Căn cứ vào tình hình thực tế
của mỗi địa phương và yêu cầu chung của từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội mà Nhà nước ban hành các hệ thống các chính sách, văn bản bản quy


12


phạm pháp luật về bảo vệ môi trường phù hợp, nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để triển khai đi
vào cuộc sống và trở thành hành vi xử xự, hợp pháp của các chủ thể pháp luật
về bảo vệ môi trường nhằm phát huy tác dụng của nó trong thực tiễn,
Nhà nước phải giữ vai trò trung tâm và đề ra các giải pháp hữu hiệu trong quá
trình tổ chức thực hiện hiệu quả nhất về công tác bảo vệ môi trường. Quá
trình tổ chức thực hiện chính sách là bước thực hiện hoá chính sách vào đời
sống xã hội. Như vậy, việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường là quá
trình triển khai các quy định của chính sách và pháp luật về bảo vệ
môi trường đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của
các chủ thể nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện pháp luật
về bảo vệ môi trường; bảo vệ, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh các vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường đảm bảo quyền con người được sống trong
môi trường trong lành và bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững. Chính
sách môi trường được tổ chức thực hiện thông qua hệ thống cơ quan quản lý
môi trường cùng với sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức nghề nghiệp và các cộng đồng trong xã hội. Các hình thức tổ
chức thực hiện chính sách môi trường rất đa dạng, phong phú, bao gồm từ
việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi
trường cũng như các phong trào bảo vệ môi trường mang tính chất định kỳ và
không định kỳ.
Theo Luật Bảo vệ môi trường, nhà nước luôn tạo ra các chính sách để
thực hiện tốt công tác về bảo vệ môi trường cụ thể như: Khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân
tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. [11]
Công tác tuyên truyền, giáo dục vận động, kết hợp áp dụng các biện
pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi


13


trường phải được thực hiện duy trì thường xuyên nhằm nâng cao ý thức, trách
nhiệm của cộng đồng và xã hội trong việc thực các chính sách về BVMT.
Quá trình sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng
lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất
thải.
Luôn quan tâm tập trung giải quyết kịp thời các vấn đề nóng về môi
trường bức xúc; xử lý các dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng trên địa bàn; và chú trọng việc phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô
nhiễm, suy thoái; và bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.
Khuyến khích và keo gọi đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến bảo vệ
môi trường; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và
quan tâm tăng nguồn kinh phí cho sự nghiệp môi trường hằng năm trong tổng
chi ngân sách nhà nước.
Nhà nước phải có nhiều chính sách để thu hút các hoạt động về bảo vệ
môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp hài hòa giữa
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững như: ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài
chính cho doanh nghiệp…
Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích việc nghiên cứu, áp
dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ
môi trường.
Không ngừng nâng cao hiệu quả hợp tác Quốc tế; chủ động thực hiện
đầy đủ các cam kết Quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích mọi tổ chức,
cá nhân tham gia hợp tác Quốc tế trong công tác bảo vệ môi trường.
Từng bước đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường; tăng
cường, nâng cao năng lực quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng hiện đại.
1.2.2. Đặc điểm của thực hiện chính sách bảo vệ môi trường

Từ các khái niệm đó, ta thấy pháp luật bảo vệ môi trường có những điểm

14


nổi bật sau đây:
Thứ nhất, Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam ra đời muộn hơn so
với các lĩnh vực pháp luật khác. Có thể nói trong hệ thống pháp luật Việt Nam
thì pháp luật bảo vệ môi trường là lĩnh vực mới nhất. Nguyên nhân là do vấn
đề môi trường mới thực sự đặt ra những thách thức khi chúng ta thực hiện
công cuộc đổi mới tới nay. Trong thời gian sau đó thì vấn đề môi trường ngày
càng trở nên trầm trọng: sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước,
môi trường đất......Vì vậy mà vấn đề bảo vệ môi trường đã được đưa ra và
thực hiện phổ biến. [11]
Thứ hai, pháp luật bảo vệ môi trường có sự phát triển nhanh chóng và
ngày càng hoàn thiện hơn. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
đã mang lại những thành tựu to lớn cho đất nước tuy nhiên nó cũng đặt ra cho
nước ta những vấn đề to lớn về môi trường và sự pháp triển bền vững.
Thứ ba, pháp luật bảo vệ môi trường có liên quan trực tiếp đến hoạt động
quản lí nhà nước về môi trường và nhiều lĩnh vực pháp luật khác của việt
nam. Hoạt động môi trường là hướng tới bảo vệ những lợi ích của nhà nước
cộng đồng và xã hội. Nhà nước là chủ thể thay mặt nhân dân quản lí bảo vệ
những lợi ích chung của cộng đồng.
Thứ tư, pháp luật bảo vệ môi trường chịu sự điều chỉnh của công ước
quốc tế về môi trường. Đây là một đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường
hiện nay của nước ta. Do tính thống nhất của môi trường, các yếu tố, thành
phần môi trường của Việt nam vừa là đối tượng tác động của pháp luật trong
nước vừa là đối tượng tác động của các điều ước quốc tế về môi trường mà
Việt nam đã là thành viên.Vì vậy pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt nam
cũng được xây dựng hài hòa với các điều ước quốc tế về môi trường và chịu

sự tác động của các thành viên đó.
Có thể thấy qua quá trình xây dựng hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường

15


nhằm có một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, có tính khả thi hơn.
Danh mục văn bản đã được ban hành:
1. Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26 tháng 8 năm
2014 về việc triển khai thi hành Luật bảo vệ môi trường;
2.Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2015 quy định về
xác định thiệt hại đối với môi trường;
3.Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 về quy
hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường;
4.Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số
38/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất thải và phế liệu đã được Chính phủ
ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2015;
5.Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 quy định về quản lý chất
thải và phế liệu;
6. Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định điều kiện
của tổ chức thực hiện hoạt dộng dịch vụ quan trắc môi trường;
7.Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22
tháng 5 năm 2015 quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ;
8. Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định
danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
9.Thông tư 11/2015/TT-BTNMT ngày 31/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
ban hành ( QCVN 01-MT : 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
nước thải sơ chế cao su thiên nhiên)

10. Thông tư 13/2015/TT-BTNMT ngày 31/3/2015 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường (QCVN13-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước

16


thải công nghiệp dệt nhuộm)
11. Thông tư 12/2015/TT-BTNMT ngày 31/3/2015 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường (QCVN12-MT: 2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp giấy và bột giấy)
12.Thông tư số 19/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết việc thẩm định
điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và mẫu giấy chứng nhận đã
được Bộ trưởng ký ban hành ngày 23 tháng 4 năm 2015;
13.Thông tư số 22/2015/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường ngày 28 tháng 5 năm 2015 quy định về bảo vệ môi trường trong
sử dụng dung dịch khoan; quản lý chất thải và quan trắc môi trường đối với
các hoạt động dầu khí trên biển;
14.Thông tư số 26/2015/TT-BTNTM của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường ngày 28 tháng 5 năm 2015 quy định đề án bảo vệ môi trường chi
tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản;
15.Thông tư số 27/2015/TT-BTNTM của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường ngày 29 tháng 5 năm 2015 về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
16.Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao; Thông tư số 36/2015/TTBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
17.Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ

trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;
18.Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong

17


khai thác khoáng sản;
19.Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của
Bộtrưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập
khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Bộ Luật hình sự và hàng loạt các thông tư, quy định, quyết định của các
ngành chức năng về thực hiện luật môi trường đã được ban hành và các văn
bản khác về khía cạnh bảo vệ môi trường như Luật Khoáng sản, Luật Dầu
khí, Luật Lao động, Luật Đất đai, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo
vệ nguồn lợi thuỷ sản...
Những văn bản trên và các văn bản khác về luật quốc tế quy định về thực
hiện công tác môi trường được nhà nước Việt Nam phê duyệt là cơ sở quan
trọng để thực thi nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
1.2.3. Vai trò của thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
Thực trạng môi trường và những biến đổi của môi trường trong thời gian
gần đây đang tạo ra những bất lợi cho đời sống con người. Môi trường toàn
cầu cũng như môi trường của mỗi quốc gia, nhìn chung đang thay đổi theo
chiều hướng xấu đi. Trước tình hình ô nhiễm môi trường trầm trọng như hiện
nay, Nhà nước phải sử dụng chính sách công làm công cụ chủ yếu để giải
quyết vấn đề chung của cộng đồng, nhằm cải thiện đảm bảo môi trường để
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng. Như vậy, chính sách môi
trường có những vai trò sau:
Thứ nhất, mục tiêu hướng cho các chủ thể tham gia đầy đủ các hoạt động
về bảo vệ môi trường. Nội dung định hướng là đưa ra các nhận thức chung về

khái niệm, mục tiêu tổng quát, các nguyên tắc chung, các quy định về cơ cấu
tổ chức của các cơ quản lý trong lĩnh vực môi trường. Nếu các chủ thể hoạt
động theo chiều hướng yêu cầu của chính sách thì không những đạt được mục
tiêu phát triển mà còn được hưởng ưu đãi của Nhà nước. Như vậy, cùng với

18


mục tiêu thì các biện pháp chính sách cũng có vai trò định hướng cho hành
động của các chủ thể tham gia bảo vệ môi trường.
Thứ hai, khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động tham gia bảo vệ môi
trường theo định hướng. Và để đạt được các yêu cầu mục tiêu đã đề ra thì chủ
thể ban hành chính sách phải đề ra nhiều giải pháp và có những khuyến khích
đối với các chủ thể trong xã hội tham gia như: việc miễn thuế, tiếp cận nguồn
vốn vay lãi suất thấp, giải quyết thủ tục hành chính đơn giản, ưu đãi thụ
hưởng các nguồn trợ cấp…v.v. Sự tác động này không mang tính bắt buộc,
mà chỉ mang tính khuyến khích các chủ thể thực hiện những hành động theo ý
chí của nhà nước.
Thứ ba, kiểm soát và phân bổ các nguồn lực trong xã hội nhằm đảm bảo
sự phát triển hài hòa, bền vững: đó là nhà nước luôn quan tâm đến việc quản,
khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên; sử tài nguyên và phân bổ,
tái phân bổ nguồn tài nguyên một cách hợp lý và hiệu quả
Thứ tư, là nhà nước phải ban hành pháp luật trong quản lý đối với lĩnh
vực bảo vệ môi trường, đây là cơ sở pháp lý cho việc thanh tra, kiểm tra,
giám sát và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường.Việc
thanh tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, định kì hàng năm hoặc
kiểm tra đột xuất dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, còn
xử lý vi phạm được áp dụng cho mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước có
những hành vi vô ý hay cố tình vi phạm các quy định nhà nước trong lĩnh
vực môi trường.

1.3. Nội dung thực hiện chính sách bảo vệ môi trường
Có thể thấy, chính sách pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay
có vai trò hết sức quan trọng. Thể hiện rỏ sự quan tâm của nhà nước đối với
vấn đề môi trường ngày càng được nâng cao.
Chính sách môi trường cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường (trong nước)

19


×