Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Pháp luật về hoạt động của ủy ban nhân dân phường từ thực tiễn thành phố tam điệp tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.43 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VŨ HỮU HÒA

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN PHƯỜNG - TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VŨ HỮU HÒA

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN
NHÂN DÂN PHƯỜNG - TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH


Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số : 60380102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN VĂN HÙNG

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận
văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Hữu Hòa


LỜI CẢM ƠN
Thật vinh dự cho cá nhân em khi được tham gia học tập tại Học viện
Hành chính Quốc gia Em xin trân trọng bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn
tới các thầy, cô giáo tại Học viện Hành chính Quốc gia, đặc biệt là TS. Phan
Văn Hùng – Vụ trưởng, Vụ Chính quyền Địa phương, Bộ Nội vụ đã nhiệt
tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại học viện cũng như
quá trình thực hiện, hoàn thiện luận văn cao học về nội dung" Pháp luật về
hoạt động của Ủy ban nhân phường – từ thực tiễn thành phố Tam Điệp
tỉnh Ninh Bình "
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng do thời gian và năng lực có

hạn,
chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp quý báu của các thầy, các cô.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng … năm 2017
Tác giả luận văn

Vũ Hữu Hòa


Danh mục chữ viết tắt
1. HĐND

Hội đồng nhân dân

2. UBNDUỷ ban nhân dân
3. MTTQMặt trận tổ quốc

4. TTATXH

Trật tự an toàn xã hội


MỤC LỤC

Trang

Mở đầu................................................................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG ỦY
BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG.........................................................................8

1.1. Đặc điểm, vai trò pháp luật về hoạt động Uỷ ban nhân dân phường . 8

1.1.1. Các khái niêṃ liên quan đến Uỷ ban nhân dân phường..........................8
1.1.2. Đăcc̣ điểm pháp luật về hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường..........11
1.1.3. Vai trò pháp luật về hoạt động của Uỷ ban nhân phường..................... 14
1.2. Nội dung pháp luật về hoạt động của Uỷ ban nhân phường..............16
1.2.1. Các phiên họp của Uỷ ban nhân dân phường....................................... 16
1.2.2. Hoạt động thành viên Uỷ ban nhân dân phường...................................18
1.3. Yếu tố tác động pháp luật đến hoạt động của Uỷ ban nhân dân
phường........................................................................................................... 19
1.3.1. Yếu tố về chính trị.................................................................................20
1.3.2. Yếu tố về pháp luật............................................................................... 22
1.3.3. Yếu tố về kinh tế - xã hội......................................................................23
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ
BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG Ở THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP, TỈNH NINH
BÌNH..................................................................................................................................................... 27
2.1. Tác động điều kiện cụ thể thành phố Tam Điệp đến hoạt động của Uỷ
ban nhân phường.......................................................................................... 27
2.1.1. Tác động điều kiện tự nhiên..................................................................27
2.1.2. Tác động điều kiện kinh tế - xã hội.......................................................28
2.2. Thực trạng pháp luật về hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường
trên điạ bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.................................... 33
2.2.1. Thưcc̣ trangc̣ quy đinḥ pháp luâṭ về hoaṭ đôngc̣ của Uỷ ban nhân dân
phường ởnước ta hiêṇ nay...............................................................................33


2.2.2. Những kết quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường trên địa bàn
thành phố Tam Điệp........................................................................................39
2.3. Đánh giá thực trạng pháp luật về hoaṭ đôngg̣ của Uỷ ban nhân dân
phường ở thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.........................................42

2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân...................................................................... 42
2.3.1. Hạn chế và nguyên nhân....................................................................... 47
Chương 3 NHU CẦU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT

ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN PHƯỜNG TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ
TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH...................................................................52
3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật hoạt động về Uỷ ban nhân dân phường
52
3.2. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động của
Uỷ ban nhân dân phường.............................................................................63
3.2.1. Phương hướng.......................................................................................63
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Uỷ ban nhân phường
từ thưc tiễn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình hiện nay............................66
KẾT LUẬN....................................................................................................74
DANH MUCg̣ TÀI LIÊỤ THAM KHẢO.....................................................76


1
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong Hiến pháp năm 2013, chính quyền nhà nước được chia thành bốn
cấp: trung ương, cấp tỉnh, cấp quân, huyện và cấp xã, phường. Chính quyền
phường là cấp thấp nhất trong các cấp chính quyền được tổ chức tại các đơn
vị hành chính xã, phường, thị trấn. Nó có một vị trí đặc biệt trong các cấp
chính quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cấp xã là gần gũi nhân
dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều
xong xuôi”(Hồ Chí Minh toàn tập: Tập 5, NXB CTQG, H.2002, trang 371).
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX) về đổi mới và nâng cao
chất lượng hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn, xác định: “Các cơ sở xã,
phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống. Hệ

thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận
động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy chủ quyền dân chủ của
nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế-xã hội, tổ chức cuộc sống
của cộng đồng dân cư”.Về phương diện lý luận cũng như thực tiễn, hiệu quả
và sức mạnh của nhà nước không chỉ phụ thuộc vào cách thức tổ chức quyền
lực ở trung ương mà còn lại phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức, thực
thi quyền lực ở cơ sở. Chính quyền phường phải trong sạch, đủ năng lực để
đảm nhận vị trí luôn là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, là nơi trực
tiếp thực hiện và đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước vào cuộc sống
Thành phố Tam Điệp nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Ninh Bình, là cửa
ngõ kết nối đồng bằng Bắc Bộ với dải lãnh thổ ven biển miền Trung, trên trục
đường giao thông huyết mạch nối liền Nam - Bắc.
Địa giới hành chính tiếp giáp:


2
- Phía Bắc và Đông bắc giáp huyện Nho Quan và huyện Hoa Lư, tỉnh
- Phía Đông và Đông nam giáp huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình;
- Phía Nam và Tây nam giáp thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa;
- Phía Tây và Tây bắc giáp huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Thành phố Tam Điệp có diện tích tự nhiên là 104,979 km 2 và dân số là
56.900 người. Thành phố có 09 đơn vị hành chính gồm 05 phường nội thị:
Bắc Sơn, Trung Sơn, Nam Sơn, Tân Bình, Tây Sơn và 04 xã ngoại thị: Quang
Sơn, Yên Sơn, Đông Sơn, Yên Bình. Thành phố là địa bàn trung chuyển và
giữ vai trò cửa ngõ bốn phương: ra đồng bằng Bắc Bộ, vào lãnh thổ miền
Trung, lên Tây Bắc hay xuống biển Đông với vị trí giao thông Bắc Nam rất
thuận lợi, có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua với ga Ghềnh
và ga Đồng Giao; Quốc lộ 12B đi Nho Quan, lên Hoà Bình, theo Quốc lộ 6

lên các tỉnh Tây Bắc của Tổ quốc.
Thành phố Tam Điệp trong những năm gần đây được củng cố, tăng
cường về tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức từng bước hoạt động có hiệu lực,
hiệu quả, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và
phát triển địa phương.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập
kinh tế quốc tế, nhất là yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đồng thời với việc áp dụng Luật Tổ chức chính
quyền địa phương 2015, hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường ở thành phố
Tam Điệp tỉnh Ninh Bình đã bộc lộ những yếu kém, bất cập về thể chế; mô
hình tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của Uỷ ban nhân dân còn
nhiều điểm chưa hợp lý; sự phân cấp cho Uỷ ban nhân dân phường còn thiếu
cụ thể; số lượng định biên và cơ cấu chức danh cán bộ, công chức phường còn
cứng nhắc, nơi thiếu, nơi thừa; chưa có sự phân công rõ ràng, rành mạch thẩm


3
quyền, trách nhiệm của cá nhân và tập thể… Đây chính là những nguyên nhân
làm hạn chế hiệu lực và hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường
trong bối cảnh mới.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, tôi xin được lựa chọn đề tài: “Pháp
luật về hoạt động của Ủy ban nhân phường – từ thực tiễn thành phố Tam
Điệp, tỉnh Ninh Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình, để qua đó
nghiên cứu và đưa ra được một số giải pháp khắc phục những hạn chế trong
hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường hiện nay.
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về hoạt động Uỷ ban nhân dân phường đã trở thành đề tài
thu hút sự quan tâm nghiên cứu của Đảng, Nhà nước, các nhà nghiên cứu lý
luận và hoạt động thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi công trình có
những góc độ tiếp cận, phạm vi và cấp độ nghiên cứu khác nhau. Căn cứ theo

nội dung có thể chia thành các nhóm sau:
- Nhóm thứ nhất gồm các công trình nghiên cứu về hoạt động của bộ
máy nhà nước và của chính quyền địa phương, trong đó đề cập tới chính
quyền xã dưới giác độ là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước nói
chung, của chính quyền địa phương nói riêng. Có thể kể đến một số công
trình như cuốn: “Về cải cách bộ máy nhà nước”, Trường Hành chính quốc
gia, Nxb Sự thật, 1991; Cuốn “Thể chế hành chính và tổ chức hành chính nhà
nước”, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Nxb Sự thật, 1992; Cuốn “Tổ chức
chính quyền nhà nước ở địa phương – Lịch sử và hiện tại” của PGS.TS
Nguyễn Đăng Dung, Nxb Đồng Nai, 1997; Cuốn “Cải cách chính quyền địa
phương – Lý luận và thực tiễn” của tác giả Tô Tử Hạ - Nguyễn Hữu Tri –
PTS Nguyễn Hữu Đức đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998;
Chuyên đề “Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương” của TS
Nguyễn Đăng Dung, Tạp chí Thông tin khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp,


4
2001; Cuốn “Đổi mới nội dung hoạt động các cấp chính quyền địa phương
trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế” do Nguyễn Ký,
TS.Nguyễn Hữu Đức, ThS.Đinh Xuân Hà đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2006,…
Các chuyên đề, công trình trên đã đề cập, nghiên cứu về bộ máy nhà
nước nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng. Tuy nhiên, các chuyên đề,
công trình này chưa đi sâu vào nghiên cứu chuyên biệt về hoạt động của Uỷ
ban nhân dân phường.
- Nhóm thứ hai gồm các công trình nghiên cứu về chính quyền cấp xã.
Thuộc nhóm này có các công trình như: Luận án Phó tiến sĩ của Trần Nho Thìn
về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND xã”; Bài viết “Chính quyền cơ

sở ở nông thôn hiện nay” của TS.Lê Minh Thông, Tạp chí nghiên cứu lập

pháp, số 3 năm 2001; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Tổ chức và hoạt
động của chính quyền địa phương cơ sở các nước ASEAN”, Học viện Hành
chính Quốc gia, Hà Nội, 2002; Bài “Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính
quyền cấp xã, phường” của TS.Thái Vĩnh Thắng. Tạp chí nghiên cứu lập
pháp, số 4/2003; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Xây dựng và kiện toàn
tổ chức chính quyền cơ sở (xã) trong điều kiện cải cách hành chính” của Vụ
Chính quyền địa phương Bộ Nội Vụ, 2005, Đổi mới tổ chức và hoạt động của
chính quyền cấp cơ sở ở nước ta hiện nay qua ví dụ tỉnh Hà Nam của tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Diễm năm 2011, Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính
quyền xã trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay của tác giả Nguyễn Thị
Minh Phương năm 2011 … Nhóm này gồm những bài viết, công trình nghiên
cứu về chính quyền cấp xã, cũng đã tập trung phân tích, đưa ra một số giải
pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã.
Tuy vậy, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
toàn diện chuyên biệt về hoạt động Uỷ ban nhân dân phường ở thành phố


5
Tam điệp tỉnh Ninh Bình. Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên
cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về “Pháp luật về hoạt động của Ủy
ban nhân phường – từ thực tiễn thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình” dưới
góc độ Luật học. Với kết quả nghiên cứu của Luận văn, hy vọng sẽ đóng góp
được những nội dung có giá trị thực tiễn với hoạt động của bộ máy nhà nước
nói chung, của chính quyền phường nói riêng.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật
về hoạt động Uỷ ban nhân phường.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: địa bàn thành phố Tam Điệp tỉnh Ninh Bình

Về thời gian: từ năm 2011 – đến nay
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.Mục đích nghiên cứu
Luận văn hướng tới mục đích đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp
luật về hoạt động Uỷ ban nhân dân phường từ thực tiễn thành phố Tam Điệp,
tỉnh Ninh Bình.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về hoạt động của Uỷ ban nhân
dân phường. Xác định những yếu tố ảnh hưởng về hoạt động của Uỷ ban nhân
dân phường.
- Trình bày, phân tích thực trạng hoạt động Ủy ban nhân dân phường từ
thực tiễn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Tiếp đó, nghiên cứu, đánh giá
các mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó.


6
- Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp, biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt
động của Uỷ ban nhân dân phường từ thực tiễn thành phố Tam Điệp,
tỉnh Ninh Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới
bộ máy nhà nước, đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương nói chung,
chính quyền cấp xã, phường nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm:
phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, nghiên cứu tài liệu...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là những bổ sung cần thiết và quan
trọng vào lý thuyết quản lý công, góp phần làm sáng tỏ những quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta về đổi mới hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường.
Đồng thời, những lý thuyết và thực tiễn, cũng như thành tựu của sự đổi mới
hoạt động của Uỷ ban nhân dân phường sẽ góp phần nâng cao nhận thức của
mọi tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của Uỷ ban nhân dân phường ở nước
ta.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy ở các khóa đào tạo và các chương trình bồi dưỡng về chính quyền cấp xã,
phường.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn se ̃đươcc̣ thiết kếlàm 3 chương. Cu c̣thểnhư sau:


7
Chương 1: Cơ sở lý luận của pháp luật về hoaṭ đôngc̣ của Uỷ ban nhân
dân phường.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động của Uỷ ban nhân dân
phường ở thành phốTam Điệp tỉnh Ninh Bình.
Chương 3: Nhu cầu, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động của
Uỷ ban nhân dân phường từ thực tiễn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình


8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
1.1. Đặc điểm, vai trò pháp luật về hoạt động Uỷ ban nhân dân
phường

1.1.1. Các khái niêṃ liên quan Uỷ ban nhân dân phường
1.1.1.1. Khái niêṃ Uỷ ban nhân dân phường
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “Uỷ ban nhân dân (UBND) là cơ
quan chính quyền nhân dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
được lập ra ở cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện, quận, thành phố
trực thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.[37, Tr.759]
Theo từ điển Luật học: “UBND là tên gọi của các cơ quan chấp hành
của cơ quan lực ở địa phương”. [34, Tr.538]
Điều 114 Hiến pháp 2013 quy định: “Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền
địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm
trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”

Điều 8 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: “ Ủy
ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành
của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu
trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ
quan hành chính nhà nước cấp trên”
Theo đó UBND phường là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
do HĐND phường bầu ra, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân
(HĐND) phường và cơ quan nhà nước cấp trên về thực hiện chức năng,
nhiệm vụ quyền hạn của mình.


9
Như vậy UBND phường là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
có thẩm quyền chung hoạt động với tư cách: cơ quan chấp hành của HĐND
cùng cấp; cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Là cơ quan chấp hành của HĐND phường, UBND chịu sự giám sát của
HĐND phường. Chịu trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động của mình trước

HĐND phường.
Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: UBND phường có
nhiệm vụ triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước vào cuộc sống, quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội và dân cư
trên địa bàn.
1.1.1.2. Khái niệm hoạt động Uỷ ban nhân dân phường
Theo cách hiểu thông thường thìhoaṭđông,c̣ đólànhững hành động của
các cá nhân, tổ chức nhằm đaṭmôṭmucc̣ đich́ nào đó.
Theo cách hiểu trong từ điển thì, hoaṭđôngc̣ là: tiến hành những viêcc làm
có quan hê c với nhau chăṭ chẽnhằm môṭ mucc đić h nhất đinḥ trong đời sống
xãhôị.(từ điển bách khoa tái bản năm 2011 của Viện Ngôn ngữ học )
Đối với hoaṭđôngc̣ của môṭtổchức đươcc̣ hiểu lànhững hành động của các
cá nhân, tổ chức trưcc̣ thuôcc̣ tổchức đóđể thực hiện môṭcông viêc,c̣ nhiêṃ vu
c̣nào đónhằm hoàn thành mục tiêu chung.
Hoaṭ đôngc̣ của UBND phường đươcc̣ hiểu là: những hành đôngc̣ của
những cánhân, tổchức trưcc̣ thuôcc̣ UBND phường cóthẩm quyền, thưcc̣ hiêṇ
những công viêcc̣ trong phaṃ vi thẩm quyền đóđểhoàn thành mucc̣ tiêu quản
lýnhànước trong phaṃ vi điạ giới hành chinh́ đa ̃đươcc̣ xác lâpc̣.
Như vậy, chính quyền phường là chính quyền cơ sở. Chính quyền
phường là một bộ phận hợp thành của chính quyền địa phương. Cũng như các
cấp chính quyền địa phương, chính quyền phường gồm có Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân là bộ máy quản lý, điều hành công việc nhà nước trong


10
phạm vi phường.
Theo Điều 114 của Hiến pháp năm 2013 và Điều 8 của Luật Tổ chức
Chính quyền địa phương 2015 qui định Ủy ban nhân dân phường là cơ quan
chấp hành của Hội đồng nhân dân phường do Hội đồng nhân dân phường bầu
ra, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội

đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
1.1.1.3. Khái niệm pháp luật về hoạt động của Uỷ ban nhân dân
phường
Theo giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của Học viện Hành
chính Quốc gia, pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc
chung do nhà nước ban hành hoặc thứa nhận và đảm bảo thực
hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình [14].
Nhà nước ban hành rất nhiều quy tắc xử sự cho từng lĩnh vực cụ thể tạo
nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của từng lĩnh vực. Từ đó, có thể
hiểu pháp luật về hoạt động của UBND phường là hệ thống các quy phạm
pháp luật điều chỉnh về hoạt động của UBND phường và các quan hệ xã hội
liên quan đến pháp luật về hoạt động của UBND phường. Hệ thống quy phạm
pháp luật này tạo ra những quy tắc xử sự chung trong pháp luật về hoạt động
của UBND phường và tạo ra môi trường pháp lý, kinh tế, văn hoá và xã hội
lành mạnh cho UBND phường hoạt động hiệu quả, phát huy đầy đủ tiềm
năng, góp phần hình thành và phát huy phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Đối tượng áp dụng pháp luật về hoạt động của UBND phường
UBND phường là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Với tư
cách là chủ thể quản lý nhà nước ở địa phương mình quản lý, UBND phường
có nguyên tắc hoạt động và nghĩa vụ quản lý nhà nước tại địa bàn mình quản


11
lý đã được quy định trong Hiến pháp. Vì vậy, Luật tổ chức chính quyền địa
phương – một đạo luật quan trọng của hệ thống pháp luật về hoạt động của
UBND phường, pháp luật đã quy định và để tránh trùng lắp nên chỉ đề cập
những quyền và nghĩa vụ cơ bản và nhấn mạnh yếu tố đặc thù của hoạt động
của UBND phường.

Như vậy, đối tượng áp dụng của pháp luật về hoạt động của UBND
phường bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và
công dân Việt Nam” (gọi chung là cơ quan, tổ chức, cá nhân); “cơ quan, tổ
chức, cá nhân nước ngoài, hoạt động trên địa bàn phường.
1.1.2. Đăcc̣ điểm pháp luật về hoạt động của Uỷ ban nhân dân
phường
Đặc điểm pháp luật về hoạt động của UBND được quy đinh trong rất
nhiều văn bản qui phạm pháp luật do nhiều chủ thể ban hành.
Cũng như trong các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật về hoạt động của
UBND phường được thể hiện dưới hình thức văn bản qui phạm pháp luật do
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Bên cạnh việc được quy định
trong các văn bản như: Hiến pháp, Luật tổ chức chính quyền địa phương còn
nhiều luật khác như Luật ngân sách, Luật đất đại,.. đề cập tới các hoạt động
của UBND phường trong các lĩnh vực chuyên ngành bởi hoạt động của
UBND phường là hoạt động quản lý, điều hành mọi lĩnh vực trong đời sống
xã hội ở địa phương. Luật tổ chức chính quyền địa phương chỉ qui định những
vẫn đề chung về nhiệm vụ của UBND phường, nhưng vấn đề chi tết sẽ do
Luật chuyên ngành qui định cụ thể. Ngoài ra còn rất nhiều văn bản dưới Luật
như các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư
của các Bộ cụ thể hóa hướng dẫn thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa
phương và các luật chuyên ngành. Đặc trưng của pháp luật về hoạt động của


12
UBND phường đòi hỏi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoạt động của
UBND phường cần phải quy định rành mạch thẩm quyền, phạm vi của từng
chủ thể khi ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, đồng thời cần giảm bớt
các số lượng văn bản để tránh mâu thuẫn trồng chéo đảm bảo sự thống nhất
của lĩnh vực này.

Pháp luật về hoạt động của UBND phường mang những đặc điểm của
pháp luật về quản lý nhà nước nói chung và những đặc điểm đặc thù của hoạt
động quản lý nhà nước với đối tượng đặc thù là cơ quan, tổ chức cá nhân.
Nghiên cứu các văn bản pháp luật về hoạt động của UBND phường, có thể rút
ra một số đặc điểm của pháp luật về hoạt động của UBND phường như sau:
Thứ nhất, pháp luật về hoạt động của UBND phường là qui tắc xử sự
mang tính bắt buộc chung. Giống như các qui phạm pháp luật khác, qui phạm
pháp luật về hoạt động của UBND phường có hiệu lực bắt buộc thi hành đối
với các đối tượng có liên quan và được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế
nhà nước. Những qui phạm này xác định hành vi của các đối tượng có liên
quan: được làm gì, không được làm gi và làm như thế nào. Các qui tắc xử sự
này được ban hành theo thủ tục, trình tự chắt chẽ theo pháp luật. Khi có một
quan hệ pháp luật về hoạt động của UBND phường cụ thể tương ứng phát
sinh, qui tắc xử sự chung trên sẽ là căn cứ để ra văn bản áp dụng. Tuy vậy, dù
có hay chưa có văn bản áp dụng, qui phạm pháp luật trên vẫn tồn tại và không
mất đi giá trị pháp lý trừ khi hết hiệu lực.
Thứ hai, pháp luật về hoạt động của UBND phường được ban hành bởi
những cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở các cấp khác nhau như: Quốc hội
ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Chính phủ ban hành Nghị
định, các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành các Thông tư, Quyết định hướng
dẫn, chi tiết các nội dung mà văn bản cấp trên quy định ở mức độ chung..


13
Ví dụ: Nghị định Số: 112/2011/NĐ-CP, ngày 05 tháng 12 năm 2011
của Chính phủ quy định một cách chung nhất Về công chức xã. phường, thị
trấn. Dựa trên những quy định chung này, Thông tư Số: 06/2012/TT-BNV,
ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều
của Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/012/2011 của Chính phủ về công
chức xã, phường, thị trấn...

Thứ ba, pháp luật về hoạt động của UBND phường có tính thống nhất.
Mặc dù quy phạm pháp luật về hoạt động của UBND phường được ban hành
bởi những cơ quan khác nhau, có hiệu lực pháp lý cũng như phạm vi thi hành
khác nhau nhưng về cơ bản chúng hợp thành một hệ thống thống nhất. Tính
thống nhất của các quy phạm pháp luật về hoạt động của UBND phường được
bảo đảm bởi hệ thống các nguyên tắc chung của pháp luật, đặc biệt là nguyên
tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Những nguyên tắc này đòi hỏi:
+ Các quy phạm pháp luật về hoạt động của UBND phường do các cơ
quan hành chính nhà nước ban hành phải phù hợp với Hiến pháp, Luật, Nghị
quyết và Pháp lệnh của các cơ quan quyền lực nhà nước.
+ Các quy phạm pháp luật về hoạt động của UBND phường phải được
ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức pháp luật đã quy định.
+ Việc ban hành các quy phạm pháp luật về hoạt động của UBND
phường của cơ quan cấp dưới đòi hỏi phải phù hợp với những quy phạm pháp
luật về hoạt động của UBND phường do cấp trên ban hành.
+ Các quy phạm pháp luật về hoạt động của UBND phường do cơ quan
địa phương ban hành để thi hành ở địa phương phải phù hợp với quy phạm
pháp luật về hoạt động của UBND phường do các cơ quan ở trung ương ban
hành để thi hành trong cả nước.
Thứ tư, các quy phạm pháp luật về hoạt động của UBND phường được
đặt ra, sửa đổi hay bãi bỏ trên cơ sở những quy luật phát triển khách quan của


14
xã hội và những đặc điểm cụ thể trong từng giai đoạn. Trước năm 2003, Việt
Nam có Luật tổ chức HĐND và UBND. Phải đến năm 2015, khi hàng loạt các
quan hệ xã hội phát sinh đòi hỏi có sự điều chỉnh của pháp luật về hoạt động
của UBND phường và Quốc hội với tư cách cơ quan thực thi quyền lập pháp
mới thông qua Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Sau 1 năm thi
hành, trước những biến đổi, phát triển khách quan của xã hội, đã xuất hiện

nhiều bất cập, vướng mắc trong thi hành nhiều điểu luật trong Luật tổ chức
chính quyền địa phương 2015. Do đó, hiện nay, Luật Luật tổ chức chính
quyền địa phương 2015 được đưa ra đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung.
1.1.3. Vai trò pháp luật về hoạt động của Uỷ ban nhân phường
Theo qui định của pháp luật (Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015) UBND phường là cơ quan do HĐND phường
bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND phường, cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà
nước cấp trên.
Vai trò này khẳng định tầm quan trọng của UBND phường trong việc
thực thi pháp luật, các Nghị quyết của HĐND phường và đảm bảo hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước ở địa phương. Chức năng quan trọng của UBND
phường là tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp.
UBND phường chỉ đạo, điều hành hoạt động quản lý nhà nước ở địa
phương, đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất bộ máy hành chính nhà nước
từ cấp trên tới cơ sở.
Xét vềhê c̣ thống các cơ quan hành chinh́ nhànước, UBND phường là cơ
quan hành chiń h nhànước cấp cuối cùng trong hê c̣ thống các cơ quan hành
chinh́ nhànước ởnước ta hiêṇ nay. Nólàđầu mối cơ sởcủa hê c̣thống các cơ


15
quan hành chiń h nhànước trong 4 cấp hành chiń h chứ không phải làcơ quan
hành chinh́ trung gian hoăcc̣ cấp cao nhất.
Với đăcc̣ thù như vây,c̣ trong mỗi điều kiêṇ chính tri,c̣kinh tế- xa ̃hôị khác
nhau hay mỗi thểchếquốc gia khác nhau đều cónhững cơ chếpháp lý khác nhau
đối với cấp chinh́ quyền này. Qua nghiên cứu vềchinh́ quyền điạ phương ở môṭ
sốnước trên thếgiới, đa sốcác quốc gia thừa nhâṇ vi c̣trítư c̣ chủ, tư c̣quyết của cấp
chinh́ quyền cơ sởđối với chiń h quyền cấp trên. Cóle ̃ triết lýcủa nónằm ởchỗ,

người ta cho rằng chẳng ai cóthểquyết đinḥ vấn đề của điạ phương tốt hơn
chinh́ nhân dân điạ phương. Do đó, ho c̣đa ̃trao khá nhiều quyền cho đơn vi c̣hành
chiń h cấp cơ sởnày. Thâṃ chiở
́ môṭsốnước, các công viêcc̣ của điạ phương
laịđươcc̣ giao cho tư c̣quản thưcc̣ hiêṇ màkhông cần đến chiń h quyền. Từ đóho
c̣thừa nhâṇ tư c̣quản điạ phương làthuôcc̣ tính gắn liền, làphaṃ vi tư c̣chủcủa nhân
dân điạ phương. Đólànhững khuôn khổ tương đối đôcc̣ lâpc̣ vàđươcc̣ quyết đinḥ
bởi các điều kiêṇ tư c̣nhiên vàxa h ̃ ôị khác nhau nên nóphải chấp nhâṇ các giátri
c̣cábiêṭ. Bởi đây làphaṃ vi của những người dân điạ phương, điều này nóphản
ánh ngay cảtrong tên goịcủa nólàtư c̣quản điạ phương. Ở cấp tư c̣quản này nhiều
quốc gia không coi những người thưcc̣ hiêṇ các công viêcc̣ màtư c̣quản điạ
phương bầu ra lànhững công chức nhànước màho c̣chỉcoi đólàcác viên chức tư
c̣quản.
Đối với nước ta hiêṇ nay, UBND phường vâñ mang năngc̣ tinh́ chất của
môṭ cơ quan quản lý nhà nước ở điạ phương. Các hơi hướng tư c̣ quản điạ
phương như môṭsốnhànước như đa ̃ trinh̀ bày đều thiếu điều kiêṇ hiêṇ hữu
trong đời sống xa ̃ hôịnước ta. Ở đây cóthểthấy viêcc̣ ảnh hưởng của các tư
tưởng pháp lývềtổchức quyền lưcc̣ cũng như sư c̣ phát triển của các điều kiêṇ
kinh tế- xa ̃hôị đa ̃ảnh hưởng trưcc̣ tiếp đến hoaṭđôngc̣ của UBND phường nước
ta.


16
- Đối với các điều kiêṇ kinh tế- xa h ̃ ôi,c̣ môṭxãhôịcónhững nguồn lưcc̣ tốt
cùng với sư c̣chủđôngc̣ cao của nhân dân điạ phương mới cóthểthưcc̣ hiêṇ tư c̣
quản môṭcách hiêụ quản. Ngươcc̣ lai,c̣ đối với những nơi các điều kiêṇ dân sinh
còn khókhăn cũng như ýthức tổchức xãhôịchưa đaṭđến những triǹ h đô c̣nhất
đinḥ thìtư c̣quản quảlànhững thách thức đáng ngaịtrong sư c̣tuỳtiêṇ của côngc̣
đồng. Qua nghiên cứu thưcc̣ tếnước ta cóthểthấy, hiêṇ nay chúng ta mới bước
đầu gia nhâpc̣ nền kinh tếthi c̣trường, nhiều vấn đềxa h ̃ ôị mới nảy sinh hết sức

phức tapc̣ như tiǹ h trangc̣ kiểm soát hoaṭđôngc̣ cư trú, nhâpc̣ cư, viêcc̣ làm, tiǹ h
trangc̣ di dân tư c̣do, vấn đềtôịpham,c̣ tê c̣naṇ xa h ̃ ôi,c̣ xây dưngc̣ trái phép… Nếu
thiếu sư c̣quản lýsát sao, cứng rắn từ cấp chinh́ quyền cơ sởse ̃cónhững nguy cơ
rủi ro mất kiểm soát khácao. Đồng thời đối với tâm lýkháthờơ của dân cư
thành thi c̣trước các vấn đềxa ̃hôịkhông liên quan đến lơị ich́ cánhân, se ̃
khólòng xây dưngc̣ đươcc̣ những thểchếtư c̣quản hiêụ quảtrong giai đoaṇ hiêṇ nay
ởnước ta.
- Đối với tư tưởng tổchức quyền lưcc̣ nhànước, ởnước ta nguyên tắc cơ
bản và hàng đầu trong hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương là tập
trung dân chủ. Đây là điểm rất đáng chú ý trong tổ chức chính quyền địa
phương nước ta nói chung và UBND phường nói riêng. Quy định ở Luật Tổ
chức chính quyền địa phương năm 2015 thể hiện rõ hơn này khi ghi nhận
trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước từ Chính phủ đến Uỷ ban nhân
dân phường có sự chỉ đạo trong quản lý nhà nước từ trên xuống dưới. Đây
chính là điểm khác về bản chất so với chính quyền địa phương tự quản. Từ
những phân tích trên lýgiải rằng đối với nhiều nước thìcơ quan hành chinh́
nhànước cấp thấp nhất (như UBND phường ởnước ta) đươcc̣ tổchức theo hơi
hướng tư c̣quản nhưng đối với nước ta thìmang năngc̣ tính quyền lưcc̣.
1.2. Nội dung pháp luật về hoạt động của Uỷ ban nhân phường
1.2.1. Các phiên họp của Uỷ ban nhân dân phường


17
Các phiên họp của UBND phường là hình thức hoạt động chủ yếu và
cũng là quan trọng nhất UBND. Thông qua các phiên họp, phần lớn nhiệm vụ,
quyền hạn thuộc thẩm quyền của UBND được thực hiện
Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 UBND mỗi
tháng họp ít nhất một lần, do chủ tịch UBND triệu tập và là chủ tọa ( điều 113
đến điều 117 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015). Chủ tịch
UBND có thể triệu tập bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch UBND hoặc theo

đề nghị ít một phần ba tổng số thành viên UBND “các quyết định của UBND
phải được quá nửa tổng số thành viên UBND biểu quyết tán thành” (điều 117
Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015). Để đảm bảo dân chủ phát huy
các buổi họp, các thành viên của UBND tham dự đầy đủ trường hợp vắng mặt
phải được sự đồng ý của Chủ tịch UBND.
Nội dung phiên họp của UBND thảo luận quyết định các vấn đề trong
phạm vị quyền hạn của mình như:
+ Chương trình hoạt động của UBND trong cả nhiệm kỳ hàng năm.
+ Thông qua các dự án kế hoạch, ngân sách quỹ dự trữ của địa phương
để trình HĐND cùng cấp và UBND cấp trên trực tiếp.
+ kiểm điểm thực hiện các nghị quyết của HĐND cùng cấp cũng như
các văn bản pháp luật của cơ quan cấp trên.
+ Điều hòa phối hợp với các thành viên và các công chức chuyên môn
của UBND.
Nguyên tắc của kỳ họp tất cả các thành viên được thảo luận tập thể và
quyết định theo đa số. Như vậy những quyết định này vững vàng hơn và ý
kiến của nhiều người, từ đó giúp thực hiện trên thực tế đạt hiệu quả cao hơn,
tránh được tình trạng xa rời thực tế, khó thực hiện. Các quyết định của UBND
thường thực hiện dưới dạng văn bản đó là chỉ thị và quyết định.
Qua những phân tích ở trên, ta có thể thấy hoạt động thông qua kì họp


18
là hoạt động quan trọng nhất của UBND. UBND được họp thường kỳ mỗi
tháng một lần nên dễ nắm bắt được tình hình thực tế, từ đó có thể đưa ra được
các quyết định kịp thời đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống.
1.2.2. Hoạt động các thành viên Uỷ ban nhân dân phường
- Hoạt động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
Hoạt động của UBND thông qua hoạt động của Chủ tịch UBND. Đây
là hình thức hoạt động thường xuyên và có tác dụng rất lớn đến hiệu quả hoạt

động của UBND.
Với vị trí là người lãnh đạo điều hành của UBND có nhiệm vụ quyền
hạn sau:
Chủ tịch UBND có quyền triệu tập và chủ trì phiên họp của UBND.
Lãnh đạo công tác UBND, thành viên của UBND và các công chức
chuyên môn của UBND.
+Tổ chức triển khai kiểm tra việc thực hiện Hiến pháp, Luật và các văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND và quyết định của
UBND.
- Đôn đốc kiểm tra công tác của các thành viên UBND và công chức
của UBND cấp mình.
+ Áp dụng cải tiến lề lối làm việc của UBND và điều hành quản lí hiệu
quả, ngăn ngừa đấu tránh kiên quyết đấu tranh chống các biện pháp quan liêu,
hách dịch cửa quyền, tham nhũng, lãng phí.
+ Tổ chức tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Phê chuẩn bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của thành viên và công
chức chuyên môn UBND cấp mình.
Các quy định trên đây nhằm đề cao vị trí, vai trò của Chủ tịch UBND
trong hoạt động quản lí cũng như đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà
nước.


×