Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giải pháp nâng cao hiểu biết chủ quyền biển đảo việt nam cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.28 KB, 15 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:

Biển đảo là phần lãnh thổ quan trọng của mỗi quốc gia trên thế giới. Việt
Nam chúng ta có diện tích biển rộng khoảng 1,5 triệu km2 và 2.773 hòn đảo lớn
nhỏ khác nhau và hai quần đảo bờ là Hoàng Sa và Trường Sa là điều kiện tốt để
đất nước phát triển mọi mặt về kinh tế cũng như củng cố quốc phòng, bảo vệ
vững chắc chủ quyền Việt Nam.
Hiện nay, xã hội đang phát triển với tốc độ như vũ bảo . Do tài nguyên
thiên nhiên trên đất liền đang ngày càng khan hiếm nên con người đang tiến xa
ra biển nhằm để khai thác tiềm năng của nó. Điều đó gây nên những xung đột
trong, tranh chấp về chủ quyền biển đảo giữa các quốc gia.
ở nước ta từ trước đến nay vấn đề chủ quyền biển đảo chưa được các em học
sinh biết đến nhiều, cho nên nhận thức của các em về chủ quyền biển đảo còn
hạn chế.
Xuất phát từ vấn đề trên tôi đã mạnh dạn đưa đề tài “Giải pháp nâng cao hiểu
biết chủ quyền biển đảo Việt Nam cho học sinh THPT ”
2. Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và thực tiễn nhận thức của học sinh về chủ
quyền biển đảo. Đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiểu biết chủ
quyền biển đảo. Từ đó các em học sinh trở thành những tuyên truyền viên tích
cực góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của tổ quốc


B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I:
1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỂN



Cơ sở lý luận.

Mục đích của việc nâng cao hiểu biết về chủ quyền biển đảo Việt Nam
cho học sinh nhằm giúp các em hiểu biết sâu sắc về quê hương đất nước và có
trách nhiệm bảo vệ quê hương đất nước cả phần đất liền cũng như Biển, Đảo.
Trong điều kiện hiện nay, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia là một
trong những nhiệm vụ thiêng liêng của mọi người dân Việt Nam đặc biệt là các
em học sinh sau này là chủ nhân tương lai của đất nước. Biển, Đảo phần lãnh
thổ ngàn đời mà cha ông ta bàn giao lại đang bị các thế lực phản động âm mưu
thôn tính. Do vậy, việc nâng cao hiểu biết về chủ quyền biển đảo cho học sinh
để các em hiểu rõ hơn về biển, đảo. Từ đó, nâng cao nhận thức của các em trong
vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.
1.2.

Cơ sở thực tiễn.

* Việt Nam là một quốc gia ven biển, nằm bên bờ Biển Đông thuộc bán
đảo Đông Dương ở Đông Nam á. Sau ngày đất nước thống nhất ngoài việc quản
lý lãnh thổ đất lền với diện tích gần 330.000km2 và bờ biển dài 3260 km tương
đương với chiều dài trên đất liền. Nước ta còn có cả một vùng biển và thềm lục
địa rộng khoảng 1 triệu km2 với nhiều quần đảo, đảo gần bờ, xa bờ, tổng cộng
các đảo ven bờ biển nước ta là trên 2773 hòn đảo lớn nhỏ hợp thành một hệ
thống với tổng diện tích khoảng 1630 km2.
* Vùng biển nước ta có vị trí chiến lược rất quan trọng về kinh tế chính trị
và quốc phòng an ninh, trước hết là tiềm năng kinh tế to lớn về dầu khí, hải sản
và các khoáng sản quan trọng, về giao thông vận tải và du lịch.
* Lịch sử thế giới hàng ngàn năm đã chứng minh sự phát triển mạnh mẽ
của xã hội loài người, chính sự phát triển đó, cùng với những thành tựu vĩ đại
của cách mạng khoa học và công nghệ ngày nay đã khám phá và cung cấp cho

loài người những hiểu biết ngày càng có ý nghĩa sâu sắc và hấp dẫn về vai trò,
tầm quan trọng và lợi ích của biển và đại dương.
* Ngoài khả năng cung cấp tài nguyên và năng lượng, biển và đại
dương còn đóng vai trò quan trọng và to lớn trong giao thông vận tải. Những
tuyến đường chủ yếu nối liền các lục địa, các quốc gia đều chạy qua đại dương.
Trên 90% hàng hoá vận tải quốc tế đều bằng đường biển.
* Các cường quốc đều là các quốc gia ven biển (Mỹ, Nga, Anh, Pháp,
Nhật...) và ngược lại, các nước có biển đều có điều kiện trở thành các nước có
nền kinh tế và quân sự mạnh.


CHƯƠNG II:
2.1.

THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Thực trạng :

Biển, Đảo Việt Nam có từ ngàn xưa tới nay, cùng với lịch sử hình thành
của dải đất hình chữ S. Nhưng trong điều kiện hiện nay, phần Biển và Đảo của
chúng ta đang bị chia cắt chủ quyền Biển, Đảo Việt Nam (ở một số nơi) ra khỏi
chủ quyền Việt Nam. Do vậy hiểu biết về Biển, Đảo và bảo vệ Biển, Đảo là
trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam đặc biệt là các em học sinh sau nay là
chủ nhân tương lai của đất nước. Qua đó làm cho các em nhận thức sâu sắc hơn
về chủ quyền Biển, Đảo.
2.2.

Kết quả, hiệu quả của thực trạng :

Biển ngày càng có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, dân tộc và mối

quan hệ đất liền với biển khơi ngày càng được khẳng định là một khối thống
nhất không thể tách rời, không thể xem nhẹ phần nào và ngày càng được tận
dụng, khai thác triệt để. Chính vì lẽ đó mà giáo dục nâng cao kiến thức về Biển,
Đảo cho toàn dân nói chung và thế hệ trẻ nói riêng là vô cùng quan trọng. Việc
cung cấp những thông tin, những khái niệm, chủ quyền ... về Biển, Đảo của Tổ
quốc sẽ giúp cho các em học sinh không những nâng cao kiến thức toàn diện của
mình mà còn giúp các em nâng cao lòng tự hào dân tộc, xác định ý thức trách
nhiệm đúng đắn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc trong giai đoạn
hiện nay. Bởi kiến thức thì vô cùng phong phú, song vì bài viết có hạn nên tôi
chỉ đề cập đến một số giải pháp cơ bản nhất .
Kính mong thầy cùng các đồng nghiệp đọc xem xét, đóng góp giúp đề tài
được hoàn thiện hơn.


CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BIỂN, ĐẢO VÀ
CHỦ QUYỀN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO CỦA TỔ QUỐC
3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Biển, Đảo Việt Nam.
a. Vị trí địa lý:
Lãnh thổ Việt Nam gồm 3 bộ phận:
- Đất liền:
+ Diện tích 329.297 km2.
+ Hệ toạ độ: 8034/ B - 23024/B và 102010/Đ - 109024/Đ
+ Tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Cam-pu-chia ở
phía Tây, phía Đông và Nam giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan nằm hoàn
toàn trong múi giờ số 7.
- Biển: Có diện tích rộng khoảng 1,5 triệu km2 gồm 5 bộ phận: Nội thuỷ,
lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Nếu
kể cả biển, lãnh thổ nước ta kéo dài xuống tận vĩ tuyến 6050/B và ra tận kinh
tuyến 117020/Đ.
- Vùng trời: Là khoảng không gian vô tận bao phủ phía trên lãnh thổ.

Việt Nam có bờ biển tiếp liền với Biển Đông, Biển Đông thuộc Thái Bình
Dương, đại dương lớn nhất thế giới.
Việt Nam có vùng biển rộng trên 1 triệu km2 bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải,
vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Có ranh giới
biển chung với vùng biển của nhiều nước.
Từ Móng cái đến Hà tiên, ôm lấy dáng hình chữ S là chiều dài bờ biển
nước ta khoảng 3.260km, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc
đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền
của nước ta xấp xỉ 0,01- Cao nhất các nước Đông Nam Á, cao hơn Thái Lan và
xấp xỉ Malayxia. Các đảo vùng biển Việt Nam phân bố không đều, nằm rải rác
từ gần đến xa bờ.
- Nước ta tiếp xúc và giao thoa giữa 2 nền văn hoá đó là nền văn hoá
Trung Hoa (ở miền Bắc) và văn hoá ấn Độ (ở miền Nam).
- Thế kỉ XVI - XVIII: Việc buôn bán đường biển bắt đầu phát triển mạnh:
+ Việt Nam - Đông Nam Á - Châu Á
+ Việt Nam - Châu Âu
+ Việt Nam và rất nhiều các nước trên thế giới
Do vậy các Thương cảng lớn được thành lập để giao lưu buôn bán với các
nước trong khu vực và thế giới như Thương cảng “Phố Hiến - Kinh Kỳ ”.
b. Điều kiện khí tượng.


- Cũng như khí hậu lục địa, khí hậu vùng biển nước ta chịu tác động mạnh
mẽ của 2 gió mùa. Mùa gió Đông Bắc có trung tâm cao lạnh Xi-bê-ri xuất phát ở
khoảng hồ Bai Can tác động đến vùng biển nước ta trong khoảng từ tháng 9 đến
tháng 4 năm sau.
- Gió mùa Tây nam có cường độ yếu hơn.
- Hoạt động của bão: Hàng năm có khoảng 70% cơn bão hình thành từ
mặt biển phía Đông Philippin rồi di chuyển vào biển Đông với cường độ thường
lớn hơn các cơn bão hình thành từ biển Đông.

Bảng 1: Sự phân bố các đảo ven bờ biển.

Khu vực

Số lượng đảo

Diện
tích(km2)

Số đảo có diện tích trên
1km2/tổng diện tích km2

Ven bờ Vịnh Bắc
Bộ

Trên 2.317

787,4

47/70

Ven bờ biển miền
Trung

255

169,9

19.145


Ven bờ biển
Nam bộ

201

679,3

16/659

Tổng cộng

Khoảng 2.773

1.636.6

82/1.509

(Theo tài liệu: Những điều cần biết về Luật biển của TS. Nguyễn Hồng Thao
NXB Công an nhân dân 1997, trang 9).
3.2 . Biển, Đảo Việt Nam trong lịch sử dựng và giữ nước.
Vùng biển nước ta có vai trò là con đường giao lưu trong nước và quốc tế từ
rất sớm. Từ thế kỷ XVI - XVII nhiều nước Châu Âu, Châu Á đã có quan hệ giao
lưu và buôn bán với nước ta qua các thương cảng. Biển Đông đã tồn tại trong
lịch sử như là một con đường duy nhất tạo điều kiện giao lưu và phát triển văn
minh của dân tộc với nền văn minh phương Tây.
Vị trí chiến lược quan trọng của vùng biển nước ta rất lớn đã khiến một số
nước đế quốc nhìn nhận từ rất sớm và triệt để xâm lược nước ta. Ngược lại, ông
cha ta cũng nhận thức được vị thế của sông biển mà sử dụng sông biển một cách
tài tình để chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc của Tổ quốc.
Trong lịch sử nước ta đã phải đương đầu với 14 cuộc chiến tranh xâm lược quy

mô lớn của kẻ địch, trong số đó có tới 10 cuộc được thực hiện từ hướng biển,
hoặc đã có âm mưu, đồng thời được chuẩn bị để tiến hành xâm lược nước ta từ
hướng biển.


Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta ở thế kỷ XX, dưới sự
lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, quân và dân ta đã liên tiếp giành được
những thắng lợi vô cùng to lớn cả trên đất liền và trên những chiến trường sông
biển, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mà "Đường Hồ Chí
Minh trên biển" xuyên Biển Đông chi viện sức người, sức của cho chiến trường
miền Nam đã trở thành con đường huyền thoại sống mãi với dân tộc Việt Nam.
3.3. Ý nghĩa Biển, Đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt
Nam Xã Hội Chũ Nghĩa.
a. ý nghĩa chiến lược về kinh tế.
* Về nguồn lợi hải sản: Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại
phong phú trong khu vực, có khoảng 2.100 loài hải sản khác nhau. Diện tích
tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản của nước ta khoảng 2 triệu ha, bao gồm 3 loại
hình mặn ven biển, có thể nuôi trồng các loại đặc sản như tôm, cua, rong câu...
Ngoài ra vùng biển nước ta còn có các loại động vật quý hiếm khác như: đồi
mồi, chim biển...
Biển, Đảo của ta :Hải sản ở vùng biển nước ta là nguồn lợi hết sức quan
trọng. Tiềm năng về nguồn lợi hải sản nước ta lớn như vậy, nhưng khả năng khai
thác của nước ta thì còn hạn chế chỉ mới tập trung khai thác ở ven bờ nên làm
cho nguồn hải sản ven bờ nhanh chóng bị cạn kiệt, nguy cơ về môi trường sinh
thái ngày càng tăng.
* Về nguồn lợi dầu khí, khoáng sản, năng lượng.
Thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí và có nhiều
triển vọng khai thác nguồn khoáng sản này. Tổng trữ lượng dầu khí có biển Việt
Nam ước tính khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi. Từ những kết quả khai thác dầu khí
ở thềm lục địa phía Nam mà ta đã đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu số 1 ở Dung

Quất với số vốn đầu tư 1,3 tỷ USD trên một diện tích rộng 14.000ha đất với
công suất 6,5 triệu tấn/năm.


Ven biển miền Đông Bắc nước ta có những mỏ than rất lớn có chất lượng tốt,
các bãi cát ở vùng đảo Đông Bắc và vùng Cam Ranh chứa 90 – 95% thạch anh
nguyên chất (dùng trong công nghiệp pha lê và khí tài quang học).


Về du lịch biển:

Biển Sầm Sơn
Bước vào thời kỳ mở cửa, du lịch Việt Nam phát triển với nhịp độ tương
đối nhanh. Nhiều trung tâm du lịch biển quan trọng có vị trí địa lý thuận lợi như
Vũng Tàu, Nha Trang ... nằm trên tuyến du lịch quốc tế Đông Nam Á, có đủ các
điều kiện và tiền đồ để trở thành những tụ điểm về du lịch biển – một ngành có
thu nhập đáng kể trong nền kinh tế quốc dân.
b. Ý nghĩa chiến lược quân sự.
Vùng biển nước ta là một không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối
với nền an ninh và quốc phòng của đất nước.
Với chiều dài bờ biển 3.260 km và một vùng biển rộng lớn, địa hình bờ biển
quanh co, khúc khuỷu, đồi núi, có chiều ngang trên đất liền chỉ rộng từ 4050km. Mạng lưới sông ngòi chằng chịt chảy qua các miền chiến lược của đất
nước, chia cắt đất liền thành nhiếu khúc, cắt nhỏ các tuyến giao thông chiến lược
Bắc - Nam. ở nhiều nơi núi chạy ra sát biển tạo thành những địa hình hiểm trở,
những vịnh kín, xen lẫn với những bờ biển bằng phẳng, thuận tiện cho việc trú
quân và chuyển quân bằng đường biển.
Hệ thống quần đảo và hải đảo trên vùng biển nước ta cùng với dải đất liền
ven biển hình thành nên tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, với thế bố trí
chiến lược kết hợp trên bờ, dưới nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ,
kiểm soát và làm chủ vùng biển của nước ta. Các đảo có thể là căn cứ, điểm tựa,

pháo đài, trạm gác tiền tiêu, các vũng vịnh và địa hình hiểm trở rất thuận lợi cho
công tác phòng thủ.


Hệ thống quần đảo và hải đảo trên vùng biển nước ta cùng với dải đất liền
ven biển hình thành nên tuyến nhiều tầng, nhiều lớp với thế bố trí chiến lược kết
hợp trên bờ, dưới nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ, kiểm soát và
làm chủ vùng biển của nước ta. Các đảo có thể là căn cứ, điểm tựa, pháo đài,
trạm gác tiền tiêu, các vũng, vịnh và địa hình hiểm trở rất thuận lợi cho công tác
phòng thủ.
Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của nước ta nằm ở trung tâm Biển Đông
– là lá chắn bảo vệ sườn phía đông của đất nước. Từ đây có thể kiểm soát được
các tuyến đường biển, đường không đi qua biển Đông, đồng thời cũng là một vị
trí tiền tiêu chiến lược án ngữ, khống chế, cơ động của lực lượng Hải quân các
nước ra vào lục địa châu á và qua lại giữa Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương.
Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của 7 nước: Trung Quốc,
Philippin, Brunây, Malaysia, Inđonexia, Thái Lan và Campuchia. Trên các vùng
biển kế cận đó đang tồn tại một tranh chấp hết sức phức tạp. Sự tranh chấp đó
ngày càng quyết liệt, nhất là tranh chấp ở vùng biển hai quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa, tiềm ẩn những nhân tố xung đột, gây mất ổn định. Tranh chấp ở Biển
Đông được coi là một trong những điểm nóng của khu vực và trên thế giới.
Vì thế có thể nói: Ai kiểm soát được biển Đông thì người đó sẽ có một vị
thế chiến lược mạnh ở Đông Nam Á và trước hết có thể khống chế, gây ảnh
hưởng đến các nước trong khu vực cả về kinh tế, chính trị, quân sự.
3.4. Chủ quyền đối với các đảo và quần đảo Việt Nam
Việt Nam có các đảo và quần đảo gần bờ và xa bờ. Qua các thời kỳ Nhà
nước Việt Nam luôn luôn thực hiện chủ quyền trên các vùng biển, đảo và quần
đảo của mình. Những năm gần đây, trong các hiệp định đã được ký kết với
Trung Quốc và Thái Lan về phân chia các vùng biển ở Vịnh Bắc Bộ và Vịnh
Thái Lan, các nước này cũng đã căn cứ vào vị trí và việc thực thi chủ quyền của

nước ta trên 2 đảo Bạch Long Vĩ và Thổ Chu để làm cơ sở cho việc xác định và
phân chia vùng biển ở khu vực xung quanh hai đảo này. Như vậy chủ quyền của
nước ta đối với hai đảo xa lục địa nhất đã được khẳng định.
Đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Mục tiêu lâu dài của Nhà nước ta là bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, bảo vệ các lợi ích quốc gia trên biển, giải quyết hoà
bình các tranh chấp biển. Mục tiêu trước mắt của ta là duy trì nguyên trạng, đấu
tranh không để tranh chấp chủ quyền trên làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng các
vùng biển và thềm lục địa cũng như các vấn đề phân định biển và xác định ranh
giới ngoài thềm lục địa.


CHƯƠNG IV:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỂU BIẾT CHỦ QUYỀN BIỂN,
ĐẢO
CHO HỌC SINH THPT
4.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ quyền biển, đảo cho học sinh
THPT.
Biển đảo có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. đảm bảo quốc
phòng an ninh đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước phát hành các chính sách
phát triển lĩnh vực về biển.
Những năm qua công tác giảng dạy về bài “ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên
giới quốc gia” còn hạn chế vì một số giáo viên kiến thức còn sơ sài chưa chịu
khó tìm hiểu thêm về kiến thức, Nội dung, hình thức giảng dạy chưa hấp dẫn.
Cho nên ý thức của họ về chủ quyền biển đảo còn hạn chế.
Vì vậy công tác giảng dạy về biển đảo phải được tiến hành chủ động, tích cực.
Nội dung giảng dạy phải đổi mới làm tăng sự chú ý của các em. Chú ý đẩy mạnh
công tác giảng dạy về vị trí, vai trò, tềm năng thế mạnh của biển. Hình thức
giảng dạy phải thiết thực, gần gũi với các em.
4.2 Mở các cuộc thi viết về tình yêu quê hương biển đảo cho học sinh.
Việc tổ chức các cuộc thi viết về biển đảo sẽ làm nâng cao hơn tình yêu quê

hương đất nước cho học sinh. Để từ đó các em có ý thức được vai trò và trách
nhiệm của mình đối với quê hương đất nước.
4.3 Chiếu các tư liệu về quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Việc tổ chức chiếu các tư liệu nói về quá trình đấu tranh anh dũng của quân và
dân trong chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ làm cho học sinh tự hào về
đất nước. Từ đó, các em ý thức được rằng bảo vệ chủ quyền biển đảo là trách
nhiệm của mọi công dân Việt Nam đặc biệt các em sau này là chủ nhân tương lai
của đất nước.
4.4 Giới thiệu hệ thống luật biển cho học sinh.
Do trình độ và khả năng tiếp cận các vấn đề luật pháp về biển đảo của các giáo
viên còn hạn chế. Cho nên học sinh chưa nhận thức hết được vấn đề về chủ
quyền biển đảo điều đó làm ảnh hưởng đến sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo
của Tổ quốc.
4.5 Mở các lớp học chính trị, ngoại khóa giới thiệu về biển đảo cho học sinh.


Việc tổ chức các buổi học ngoại khóa nói về biển đảo sẽ giúp cho học sinh
nâng cao được nhận thức, ý thức trách nhiệm của bản thân mình trong việc bảo
vệ chủ quyền biển đảo.
4.6 Tổ chức in ấn các biểu tượng nói về chủ quyền biển đảo lên các vật
phẩm quà lưu niệm.
Trong xã hội hiện nay, nhu cầu tiêu dùng của người dân rất lớn. Việc in ấn các
biểu tượng về biển đảo lên các vật phẩm - đồ lưu niệm sẽ làm tăng sự chú ý cho
học sinh về chủ quyền biển đảo. Điều đó giúp cho học sinh hiểu biết thêm về
biển đảo.


C. KẾT LUẬN
* Biển ngày càng trở nên quan trọng đối với loài người, càng quan trọng
hơn đối với các nước ven biển. Nước Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km và một

vùng bỉên rộng hơn 1 triệu km2 vơi nhiều đảo, quần đảo gần bờ, xa bờ, đặc biệt
có hai quần đảo Hoàng Sa và trường Sa án ngữ trên biển Đông - đó là một đặc
ân tạo hoá đã đem lại cho nước ta. Khai thác biển có ý nghĩa nhiều mặt về kinh
tế, an ninh, quốc phòng ...
* Trong lịch sử thế giới đã chứng minh rằng ai biết vươn ra biển, khai tác
thế mạnh của biển sẽ trở nên giàu mạnh. Ngày nay những cường quốc trên thế
giới đều là những quốc gia có biển.
* Nước Việt Nam là một nước có biển. Vùng biển rộng lớn của nước ta có
vị trí, vai trò to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc và càng có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày
nay. Chúng ta phải tiến ra biển, làm chủ vùng biển của mình, phát triển mạnh
kinh tế biển để làm giàu cho Tổ quốc chính là sự thể hiện quyết tâm của Đảng và
Nhà nước ta trong việc bảo vệ chủ quyền và các chủ quyền của nước ta trên
biển.
* Vùng biển nước ta bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãng hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán quốc gia của nước ta trên biển Đông cùng các đẩo và quần đảo
thuộc lãnh thổ Việt Nam.
* Bảo vệ, quản lý, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên trên các vùng
biển của nước ta chính là bảo vệ chủ quyền quốc gia của nước ta trên biển: Thực
chất là bảo vệ các lợi ích kinh tế ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Như
vậy chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển gắn bó với nhau mật thiết. Các hoạt
động thăm dò, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường ... được xem như biểu
hiện cụ thể của quyền làm chủ trên biển của nước ta.
* Trên các vùng biển của nước ta hiện nay và cả thời gian có chứa đựng
những nhân tố gây mất ổn định, trực tiếp uy hiếp đến quyền toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc cũng như công cuộc phát triển kinh tế biển của nhân dân ta, chính
vì thế muốn khai thác tiềm năng, lợi ích của biển trước hết phải làm chủ được
biển, tăng cường quốc phòng an ninh trên biển để tạo điều kiện cho phát triển
kinh tế biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững hoà bình ổn định trên các

vùng biển của Tổ quốc.
* Để bảo vệ, giữ vững được chủ quyền biển, đảo và quản lý tốt các vùng
biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Nhà nước ta trên biển cùng như
hiểu được các quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển, mọi công dân Việt Nam
cần phải nghiên cứu, học tập để không ngừng nâng cao nhận thức, ý thức trách
nhiệm về biển trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
* Kiến nghị đề xuất:


Với kết quả thu thập từ những nội dung trên tôi thấy nó rất sát với thực tế.
Những giải pháp đó nếu đưa vào thực nghiệm sẽ có hiệu quả cao trong việc nâng
cao nhận thức cho học sinh về chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên do thông tin cập
nhập chưa đầy đủ, đề tài còn nhiều thiếu sót. Vậy kính mong quý thầy cô cùng
bạn đọc tiếp tục nghiên cứu bổ sung những chổ thiếu sót mà đề tài chưa làm
được.
Rất mong được sự ủng hộ từ nhà trường, quý thầy cô cùng bạn đọc. Hy
vọng những kết quả đạt được từ đề tài sẽ được áp dụng vào công tác nâng cao
nhận thức cho học sinh về chủ quyền biển đảo.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2019
ĐƠN VỊ
CAM KẾT KHÔNG COPY

Trần Thị Hằng


Mục Lục
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục đích nghiên cứu.

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.

1.1.

Cơ sở lý luận.

1.2.

Cơ sở thực tiễn.

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

2.1. Thực trạng.
2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng.
CHƯƠNG III: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BIỂN, ĐẢO VÀ
CHỦ QUYỀN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO CỦA TỔ QUỐC.
3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Biển, Đảo Việt Nam.
a. Vị trí địa lý.
b. Điều kiện khí tượng.
3.2. Biển, Đảo Việt Nam trong lịch sử dựng và giữ nước.
3.3. ý nghĩa biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam
XHCN.
a. ý nghĩa chiến lược về kinh tế.
b. ý nghĩa chiến lược quân sự.
3.4 . Chủ quyền đối với các đảo và quần đảo Việt Nam.

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỂU BIẾT CHỦ QUYỀN
BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH THPT
4.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ quyền biển đảo cho học sinh THPT.
4.2 Mở các cuộc thi viết về tình yêu quê hương biển đảo cho học sinh.
4.3 Chiếu các tư liệu về quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo cho học
sinh.
4.4 Giới thiệu hệ thống luật biển cho học sinh.
4.5 Mở các lớp học chính trị, ngoại khóa giới thiệu về biển đảo cho học sinh.
4.6 Tổ chức in ấn các biểu tượng nói về chủ quyền biển đảo lên các vật phẩm
quà lưu niệm.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảo vệ chủ quyền biển đảo và hải đảo Tổ quốc. NXB Quân đội nhân dân
2002.
- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc I. NXB
Chính trị quốc gia 2001.
- Những điều cần biết về luật biển – Tiến sĩ : Nguyễn Hồng Thao. NXB
Công an nhân dân 1997.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRIỆUSƠN
------****------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỂU BIẾT CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM CHO HỌC SINH
THPT


Người thực hiện: Trần Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: GDQP - AN

THANH HÓA NĂM 2019



×