Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học ở trung tâm GDNN GDTX thành phố thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.29 KB, 20 trang )

MC LC
I. M U

Trang

1. Lý do chn ti....2
2. Mc ớch nghiờn cu..3
3. i tng nghiờn cu.....3
4. Phng phỏp nghiờn cu....3
5. Nhng im mi ca sỏng kin kinh nghim.3
II NI DUNG SNG KIN KINH NGHIM
1. C s lớ lun ca sỏng kin kinh nghim.......................4
2. Thc trng vn trc khi ỏp dng sỏng kin kinh nghim................4
3. Nhng nguyờn nhõn c bn dn ti tỡnh trng hc sinh b hc 4
4. Một số kinh nghim trong cụng tỏc qun lý nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ
hc ở Trung tâm GDNN - GDTX Thành Phố Thanh
Hoá8
5. Kt qu t c khi ỏp dng một số kinh nghim trong cụng tỏc qun lý
nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học ở Trung tâm GDNN - GDTX Thành
Phố Thanh Hoá......14
III. KT LUN, KIN NGH...17
Ti liu tham kho .......19
Danh mc SKKN ó c Hi ng SKKN ngnh giỏo dc xp loi ...20

1


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, sự phát triển của giáo dục đã được thừa nhận là một tiền đề quan
trọng của tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.


Để thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước được chăm sóc và giáo dục toàn
diện đòi hỏi sự quan tâm sâu sắc của các lực lượng xã hội, của gia đình và nhà trường.
Tuy nhiên hiện nay cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của đất nước trong công cuộc
đổi mới đã đem lại nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào: Kinh tế, xã hội phát triển,
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được tăng lên thì sự thay đổi
giá trị, sự chênh lệch giàu nghèo cũng như sự gia tăng các tệ nạn xã hội, sự suy thoái
về đạo đức và những giá trị nhân văn đã tác động lớn tới nhà trường và ảnh hưởng
không nhỏ tới một bộ phận học sinh trong quá trình học tập và tu dưỡng rèn luyện đạo
đức đó cũng đồng thời là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ
học - vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm hiện nay.
Hiện tượng học sinh bỏ học không chỉ xảy ra trên địa bàn Thành phố Thanh
Hóa mà còn trong phạm vi cả tỉnh và nhiều vùng trong cả nước. Đây là một thực trạng
đáng lo ngại, đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn
thể xã hội, ngành giáo dục và mọi gia đình cần có những biện pháp chấn chỉnh kịp
thời để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Thực tế cho thấy, việc học sinh bỏ học có
thể kéo theo nhiều hệ lụy cả trước mắt lẫn lâu dài, không chỉ đối với cá nhân, gia đình
học sinh mà cả với nhà trường và xã hội. ở các em không chỉ có sự bất mãn coi thường
kỷ cương, nền nếp mà còn có sự tự ti, mặc cảm gây ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả
học tập, tu dưỡng đạo đức của bản thân và ảnh hưởng tới nền nếp của tập thể lớp,
chất lượng giáo dục chung của nhà trường và trật tự an toàn xã hội. Khi bỏ học, tâm
trạng thường chán chường khiến những học sinh này dễ bị kích động, lôi kéo. Từ đó
có thể hình thành nên một lượng thanh thiếu niên thất học, lêu lổng, dễ sa vào các thói
hư tật xấu, có thể sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật... Vì vậy, việc tìm ra
nguyên nhân cũng như có những biện pháp phù hợp để giảm thiểu tình trạng học sinh
bỏ học là một việc làm cần thiết và cấp bách.
Trung tâm GDNN - GDTX Thành phố Thanh Hóa hằng năm đã tiếp nhận vào
học Chương trình GDTX cấp Trung học phổ thông đối tượng học sinh không đủ điều
kiện vào học các trường THPT trên địa bàn thành phố. Điều đó cũng đồng nghĩa với tỷ
lệ học sinh yếu kém về văn hoá và đạo đức dẫn tới tình trạng bỏ học thường cao hơn
so với các trường THPT khác. Việc quan tâm giáo dục đối tượng học sinh yếu kém về

văn hoá và đạo đức nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học ở các thành
phố nói chung và ở Trung tâm GDNN - GDTX thành phố Thanh hóa nói riêng đang
2


trở thành vấn đề đòi hỏi cán bộ quản lý, giáo viên trong Trung tân luôn trăn trở phải
làm sao để giúp bộ phận học sinh này có sự chuyển biến tích cực, hoà nhập với tập thể
để thực sự trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Để hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao mỗi cán bộ giáo viên không chỉ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn một
cách đơn thuần mà còn nêu cao ý thức trách nhiệm quan tâm giúp đỡ gắn bó với tập
thể học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh cá biệt, tận tình theo dõi từng bước trưởng
thành của các em. Kịp thời uốn nắn động viên, khích lệ, tạo điều kiện để các em vượt
qua những tự ti, mặc cảm hoà nhập với tập thể và tạo niềm tin vào tương lai tươi sáng.
Qua thực tế công tác của bản thân và đồng nghiệp trong những năm qua, tôi đã
đúc rút được: “Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý nhằm giảm tỷ lệ học sinh
bỏ học ở Trung tâm GDNN - GDTX Thành Phố Thanh Hoá ” với mong muốn góp
thêm một ý kiến trong việc giảm bớt số lượng học sinh bỏ học tại Trung tâm đồng thời
giúp các em hoàn thiện về nhân cách đạo đức, có đủ tri thức để thực sự trở thành
những công dân có ích cho xã hội đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân
lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay .
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm thực hiện tốt việc giáo dục và đào tạo theo đúng tinh thần Nghị quyết 29
- NQ/TW về “ Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có năng lực học tập còn hạn chế sau khi
tốt nghiệp THCS hoặc tương đương được học chương trình GDTX cấp THPT và học
hệ Trung cấp nghề giảm tỷ lệ học sinh bỏ học do yếu kém về văn hoá và đạo đức.
- Đảm bảo duy trì sỹ số học sinh ở các khối lớp, nâng cao chất lượng giảng dạy
đảm bảo khi kết thúc chương trình học sinh đồng thời tốt nghiệp THPT Quốc gia và
Trung cấp nghề, tham gia bổ xung nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
CNH- HĐH hiện nay.

3. Đối tượng nghiên cứu:
Là đối tượng học sinh học tại Trung tâm GDNN - GDTX thành phố Thanh Hóa
qua 3 năm học 2015 – 2016, 2016 – 2017 và 2017-2018.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phương pháp khảo sát, điều tra, thống kê.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Đề xuất những biện pháp tích cực và hữu hiệu để khắc phục kịp thời tình trạng
giảm tỷ lệ học sinh bỏ học ở Trung tâm GDNN-GDTX thành phố Thanh Hóa.
3


- Giúp các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, éo le nhưng đã vượt qua những
mặc cảm định kiến, có ý chí vươn lên nỗ lực phấn đấu trong học tập và tu dưỡng đạo
đức và đã đạt được nhiều thành tích, gúp phần vào việc chuẩn bị hành trang để lập
thân, lập nghiệp trong tương lai.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khúa XI về
“Đổi mới, căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế”
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XX (Nhiệm
kỳ 2015-2020) và chương trình hành động số 02- Ctr/ TU của Thành ủy và Chương
trình hành động số 378/ PGD& ĐT thành phố Thanh Hóa.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Học sinh của Trung tâm hầu hết đang ở độ tuổi vị thành niên nên phần lớn các
em có nhiều ước mơ hoài bão trong sáng, có nguyện vọng muốn được chia sẻ, cảm
thông và được sự giúp đỡ của thầy cô, bè bạn để tự hoàn thiện bản thân và chuẩn bị

đầy đủ hành trang để bước vào cuộc sống. Nhiều em do hoàn cảnh gia đình khó khăn,
éo le nhưng đã vượt qua những mặc cảm định kiến, có ý chí vươn lên nỗ lực phấn đấu
trong học tập và tu dưỡng đạo đức và đã đạt được nhiều thành tích, giúp phần vào việc
chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp trong tương lai.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có một bộ phận học sinh yếu kém về văn hóa và
đạo đức, các em luôn có thái độ tiêu cực trong học tập, chán học, không muốn tham
gia những hoạt động học tập của lớp. Thậm chí các em còn coi việc đến trường học
chỉ là nghĩa vụ đối với cha mẹ, là cơ hội để ra khỏi nhà một cách hợp pháp. Những em
có kết quả học tập yếu kém cũng thường là những học sinh yếu kém về đạo đức, các
em thường hay lôi kéo các bạn tham gia vào những trò chơi tinh quái để trêu chọc bạn
bè, thầy cô làm mất trật tự lớp học, làm mất thời gian học tập của lớp. Đặc biệt các
em thường có thái độ phản ứng quyết liệt khi bị nhắc nhở, khiển trách. Cách giao tiếp
của các em với thầy cô, bạn bè cũng thường cục cằn thô lỗ, một số em còn nhiễm
những thói quen xấu trong xã hội như lối sống tự do, phóng túng, ăn mặc lập dị, hút
thuốc lá, uống rượu, cờ bạc, cá cược ....
Trước tình hình đó trong những năm qua tập thể Ban giám đốc, Hội đồng sư
phạm Trung tâm đã có sự nỗ lực tìm tòi các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng học
sinh bỏ học do yếu kém về văn hoá và đạo đức ở các khối lớp. Tuy nhiên các biện
pháp giải quyết vẫn còn có chỗ nặng về xử lý hành chính, cá biệt có học sinh sau khi
4


bị xử lý kỷ luật đã có thái độ và những hành vi bất mãn, quay lại gây thêm một số sự
vụ khác làm ảnh hưởng tới nền nếp dạy - học của giáo viên và học sinh.
Theo số liệu kiểm tra chất lượng đầu năm của các khối lớp, đặc biệt là khối 10
thì tỷ lệ học sinh xếp loại yếu kém chiếm khoảng 30 – 40% đây thực sự là những con
số đáng báo động cho thấy kiến thức các môn học của các em bị rỗng và thấp rất nhiều
so với yêu cầu. Do số lượng học sinh yếu kém về văn hoá và đạo đức ở Trung tâm có
tỉ lệ tương đối cao nên đã có ảnh hưởng không nhỏ tới nề nếp, chất lượng học tập và
làm cho một bộ phận học sinh chán học, tự ti từ đó dẫn đến tình trạng bỏ học hiện nay.

Nếu không có những biện pháp tích cực và hữu hiệu để khắc phục kịp thời thì hiệu
quả giáo dục sẽ rất thấp, các tiêu chí thi đua không đạt được, gây mất lòng tin của phụ
huynh và học sinh và uy tín của đơn vị. Vì vậy đòi hỏi những người làm công tác
quản lí, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên trực tiếp đứng lớp có kế hoạch cụ thể, sự
phối kết hợp chặt chẽ trong việc giáo dục học sinh yếu kém về văn hóa và đạo đức góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
3. Những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng học sinh bỏ học ở Trung tâm
GDTX thành phố Thanh Hóa.
Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa hằng năm duy trì từ 5-7 lớp với số
lượng từ 250- 300 học sinh học chương trình GDTX cấp THPT, nhưng những năm gần
đây số lượng học sinh đã giảm đi một cách đáng kể điển hình là năm học 2012-2013
Trung tâm GTDTX thành phố chỉ còn 3 lớp với 106 học sinh. Ngoài một số nguyên
nhân khách quan như: số lượng các trường THPT trên địa bàn thành phố và các trường
Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp có hệ BT THPT cao (THPT : 04; CĐ,TCCN: 04),
chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp các trường THPT tăng trong khi đó số lượng học sinh khối
9 giảm, tâm lý coi trọng bằng cấp của một bộ phận phụ huynh học sinh… thì cũng có
nhiều nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học, cụ thể như sau:
Trước hết là do học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản, không thể theo kịp
chương trình học, từ đó trở nên chán học, đối với những học sinh lười học, học kém
thì việc phải ngồi liên tục trong lớp ở tất cả các tiết học, các buổi học thực sự là một
“cực hình” nên những học sinh này luôn tìm cách bỏ giờ, trốn học làm cho kết quả
học tập ngày càng giảm sút, điểm tổng kết thấp và cuối cùng là bị lưu ban. Khi bị lưu
ban, không phải em nào cũng đủ bản lĩnh để học lại, rất nhiều em đó bỏ học do mặc
cảm, xấu hổ với bạn bè đồng trang lứa. Có thể nói, ở đâu có nhiều học sinh lưu ban, ở
đó có nhiều học sinh bỏ học. Rất nhiều em do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ
thiếu quan tâm, các em không tiếp thu được kiến thức, dẫn đến việc chán nản trong
học tập và rèn luyện. Một số em bỏ học để đi làm ăn phụ giúp gia đình, một số khác
lang thang lêu lổng gây ảnh hưởng tới trật tự an ninh xã hội.
3.1. Nguyên nhân về phía gia đình.
5



Qua tiếp xúc trao đổi với nhiều bậc phụ huynh học sinh có con em vi phạm kỉ
luật, ý thức học tập yếu kém ở Trung tâm tôi nhận thấy phần lớn các gia đình này có
nhận thức phiến diện, lệch lạc, sai lầm hoặc thiếu tri thức về phương pháp giáo dục
con em mình cụ thể:
+ Quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc chăm sóc nuôi dưỡng, nhằm thoả
mãn mọi nhu cầu của các em, đặc biệt là nhu cầu về vật chất. Tạo điều kiện thuận lợi
để các em tham gia vào các tệ nạn xã hội, các dịch vụ không lành mạnh như chơi trò
chơi điện tử, Bia- a, đánh bài ăn tiền, thậm chí có em còn tham gia cá độ bóng đá, lô
đề ... Đây thường là những gia đình hiếm muộn, có tư tưởng “Trọng nam, khinh nữ”,
nên dễ dàng tha thứ cho các lỗi vi phạm của con em mình, tìm cách che dấu các lỗi vi
phạm mà các em gây ra. Cá biệt có phụ huynh còn có những hành vi phản ứng với
thầy cô khi các em bị xử lý kỷ luật hoặc có kết quả học tập thấp so với yêu cầu...
+ Sử dụng quyền uy hoặc vị thế của cha mẹ đối với con cái một cách cực đoan.
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng “ Thương cho roi, cho vọt “ nên khi được các thầy cô
thông báo việc con em vi phạm kỷ luật, kết quả học tập yếu kém thường tỏ thái độ bức
xúc, nóng nảy đánh mắng các em thậm tệ. Đã có em do phạm lỗi bị cha mẹ đánh đến
mức phải nghỉ học, hoặc thường xuyên bị chửi mắng gây cho các em tâm lý oán hận,
chán ghét gia đình và luôn tìm mọi cách để đối phó. Thậm chí có em còn cố tình học
hành xa sút , chơi bời để “chống đối” lại cha mẹ.
+ Nhiều khi tấm gương phản diện, chưa tốt của cha mẹ và những người thân
trong gia đình đã làm cho các em nhìn nhận xã hội, thầy cô, bạn bè lệch lạc và tiêu
cực. Một số học sinh khi vào học tại Trung tâm đã đổ lỗi cho việc mình phải vào học
hệ BT THPT không phải vì yếu kém mà vì cha mẹ thiếu sự quan tâm, dạy bảo, thậm
chí cá biệt có học sinh cả cha và mẹ đều vi phạm pháp luật, tình trạng cha mẹ cãi vã ,
chửi mắng nhau trước mặt con cái...Trên thực tế đã có không ít phụ huynh đã tỏ ra bất
lực, tháo khoán trách nhiệm giáo dục con em cho nhà trường.
+ Một số em bị lâm vào tình cảnh éo le, tình cảm bị chia sẻ, bố mẹ chia tay
nhau, hoặc bố mất, mẹ mất phải ở với ông bà, chú bác. Đây là những học sinh thiếu

thốn tình cảm, khó khăn về kinh tế nên thường mặc cảm, tự ti và dễ bị bạn bè không
tốt rủ rê lôi kéo làm sao nhãng việc học hành. Một số em vì vừa đi học vừa phải kiếm
sống mưu sinh nên có ảnh hưởng nhất định tới kết quả học tập, tu dưỡng đạo đức.
Như vậy ngoài các nguyên nhân khách quan thì phần lớn các bậc cha mẹ học
sinh có con em vi phạm kỷ luật thường sử dụng những biện pháp giáo dục sai lầm
thiếu tính sư phạm: Nặng về răn dạy, thuyết giáo ít có tính thuyết phục, không tạo điều
kiện cho con cái được rèn luyện trong lao động, trong sinh hoạt và trong đời sống
cộng đồng. Tình thương một chiều hoặc quá nghiêm khắc, dùng sức mạnh của vũ lực
thô bạo, sử dụng biện pháp khen thưởng nặng về vật chất, kích thích động cơ vụ lợi,
6


trừng phạt thô bạo đến thể xác và lòng tự trọng danh dự của các em. Những điều đó
ảnh hưởng xấu tới quá trình học tập và tu dưỡng đạo đức của các em, làm cho các em
khi vi phạm kỷ luật thường chọn giải pháp cực đoan tỏ thái độ chống đối gia đình và
tìm mọi cách để bỏ học nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình.
3.2. Nguyên nhân về phía nhà trường.
- Trên thực tế một số thầy cô giáo vẫn còn có những định kiến, thiếu thiện cảm
đối với những học sinh yếu kém về văn hoá và đạo đức, thường có những ấn tượng về
những thiếu sót, khuyết điểm mà các em đã gây ra.Vì vậy không tránh được tình trạng
khi giải quyết những sự việc cụ thể các thầy cô thường áp đặt việc gây lỗi vi phạm là
do một hay một nhóm học sinh nhất định gây ra vì vậy các em thường có phản ứng
hoặc tìm cách đối phó...nên kết quả đạt được thường không cao.
- Sử dụng thái quá các biện pháp hành chính trong giáo dục học sinh, cá biệt
vẫn còn tình trạng lạm dụng quyền lực của người quản lí và của người “Thầy” tự coi
mình là người có quyền giám sát trong quan hệ giáo dục học sinh. Có hành vi, thái độ
trấn áp, thiếu công bằng, thiếu tế nhị gây tâm lý tự ti, thậm chí là bức xúc cho các em
trong quá trình học tập và tu dưỡng đạo đức.
- Một số thầy cô còn chưa thực sự sâu sát học sinh, vì vậy sự cảm thông với
những học sinh có nhiều khuyết điểm trong học tập và tu dưỡng đạo đức thường thể

hiện ở việc: thiếu hiểu biết về tâm lý, cá tính và những mặt tích cực trong nhân cách
của các em, chưa thực sự đồng cảm với những thiệt thòi, mất mát, bất hạnh mà các em
thường gặp phải. Trong quan hệ giáo dục còn có những biểu hiện khắt khe, cứng nhắc
làm các em chưa thực sự tin tưởng để bộc lộ những tâm tư nguyện vọng của mình .
- Việc đánh giá kết quả học tập rèn luyện, khen thưởng và kỷ luật thiếu khách
quan công bằng như : Thiên vị, định kiến trong đánh giá, khen thưởng, kỷ luật không
động viên được sự cố gắng của các em có những hạn chế sai lầm trong học tập và rèn
luyện sẽ gây phản ứng đối phó tiêu cực.
- Thiếu sự thống nhất giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong các biện
pháp giáo dục học sinh, nhất là những học sinh yếu kém về văn hóa và đạo đức dẫn
đến tình trạng hoặc là chồng chéo hoặc là ỷ lại lẫn nhau...
- Sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có lúc còn chưa đồng bộ
như: hạn chế trong sự phối hợp với gia đình, buông lỏng mối quan hệ phối hợp với xã
hội...
3.3 Nguyên nhân về xã hội.
- Do tác động của mặt trái cơ chế thị trường đã tạo ra sự chênh lệch giàu và
nghèo, sự phân hoá về trình độ và năng lực trí tuệ, sự xa sút về mặt phẩm chất đạo đức
của một bộ phận dân cư trong xã hội.
7


- Ảnh hưởng tiêu cực của các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng như:
văn hoá đồi truỵ, lối sống buông thả, nghiện ngập và các dịch vụ không lành mạnh,
đặc biệt là các dịch vụ quanh khu vực trường học thường dễ dàng lôi kéo các em tham
gia khi có cơ hội, dần dần tạo thành thói quen chơi bời cho một bộ phận học sinh vốn
lười học, ý thức tu dưỡng đạo đức yếu.
- Ảnh hưởng của những nhóm nhỏ bạn bè tiêu cực cũng là một trong những
nguyên nhân hết sức quan trọng tác động đến quá trình học rập tu dưỡng đạo đức của
các em. Do quan niệm coi trọng tình bạn các em thường bao che cho những hành vi
gian lận trong học tập, các lỗi vi phạm của bạn gây khó khăn cho việc sử lý của giáo

viên chủ nhiệm và Ban giám đốc khi có các sự việc sảy ra. Ngoài ra còn có nguyên
nhân do đặc điểm tâm lí lứa tuổi từ 15 – 18 các em có tư tưởng (động cơ) muốn được
mọi người chú ý đến mình, coi mình là người lớn, là anh hùng, là hơn người khác. Do
có những hạn chế về trình độ cộng với những tư tưởng sai lệch lại được một số bạn bè
có cùng ý nghĩ về những việc làm như vậy đồng tình nên các em thường không thấy
những việc làm của mình là sai trái nên thường bị trượt dài và để lại những hậu quả
nghiêm trọng trước mắt cũng như lâu dài.
Trên thực tế những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém về văn
hoá và đạo đức luôn đan xen, chồng chéo và tác động qua lại trong một thời gian dài
qua các cấp học, bậc học đã có tác động lớn tới các em. Đặc biệt là khi đã kết thúc
THCS do không đủ điều kiện vào học chương trình THPT, các em phải vào học
chương trình GDTX cấp THPT không ít em còn có những mặc cảm sâu sắc, thậm chí
xấu hổ so với bạn bè cùng lứa ở các trường PTTH khác nên tâm lý thường nặng nề,
thiếu sự nỗ lực phấn đấu. Trên cơ sở đã nắm bắt được những nguyên nhân tác động tới
sự phát triển nhân cách của học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém về văn hoá và đạo
đức. Trong quá trình công tác tại Trung tâm GDNN - GDTX Thành phố Thanh Hóa tôi
tập trung vào tìm tòi biện pháp tổ chức quản lí giáo dục nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ
học do yếu kém về văn hoá và đạo đức nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục,
hạn chế tỷ lệ học sinh bỏ học do yếu kém về văn hóa và đạo đức, tạo lòng tin đối với
học sinh và phụ huynh khi gửi gắm con em tới học tập tại Trung tâm và đã đạt được
một số kết qủa nhất định.
4. Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học.
Trên cơ sở nắm bắt những đặc điểm của đối tượng học sinh và những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng một bộ phận học sinh bỏ học do yếu kém về văn hóa và đạo đức ở
Trung tâm GDNN - GDTX Thành phố Thanh Hóa. Trong những năm qua cùng với tập
thể BGĐ tôi đã đề xuất một số biện pháp quản lí giáo dục học sinh yếu kém về văn
hoá và đạo đức. Cụ thể như sau:

8



4.1. Ban giám đốc chủ động xây dựng biện pháp quản lý và tổ chức giáo dục học
sinh nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.
a, Xây dựng biện pháp quản lý giáo dục học sinh yếu kém về văn hoá và rèn luyện
đạo đức có nguy cơ bỏ học cao.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục : Ngay từ đầu năm học căn cứ vào tình hình thực
tế Ban giám đốc Trung tâm đã xây dựng kế hoạch năm học, đề ra các chỉ tiêu thi đua
và biện pháp thực hiện nhằm năng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc
biệt là đối tượng học sinh yếu kém về văn hoá và rèn luyện đạo đức. Căn cứ vào kế
hoạch công tác của từng tháng BGĐ thường xuyên đôn đốc việc thực hiện kế hoạch và
có sự điều chỉnh hợp lý nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề ra.
- Xây dựng nội quy cụ thể đối với học sinh, tổ chức ký cam kết cho học sinh các
khối lớp trong việc chấp hành Quy chế, Nội quy của Trung tâm đặc biệt là những yêu
cầu về nhiệm vụ, hành vi ngôn ngữ ứng xử, trang phục, các hành vi học sinh không
được làm.
- Tăng cường công tác quản lý về mọi mặt, chú trọng công tác kiểm tra quản lý
chuyên môn đảm bảo thực hiện nghiêm túc đúng kế hoạch, qua đó kịp thời khắc phục
chấn chỉnh những thiếu sót tồn tại trong việc thực hiện quy chế chuyên môn, hồ sơ
giáo án, chất lượng lên lớp phù hợp với đối tượng học sinh của Trung tâm.
- Công tác xã hội hóa giáo dục và phối kết hợp với Hội cha mẹ học sinh, các tổ
chức đoàn thể lực lượng trong và ngoài đơn vị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện trong đó tập trung ưu tiên cho đối tượng học sinh yếu kém về văn hóa và đạo
đức góp phần giảm thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học tại Trung tâm..
- Thực hiện tốt 3 mặt của khâu chất lượng là : soạn bài, lên lớp, kiểm tra chấm
chữa cho điểm trên tinh thần đổi mới, cải tiến chất lượng và hiệu quả nhằm từng bước
khắc phục những hạn chế yếu kém của học sinh. Tập trung cải tiến nội dung phương
pháp giảng dạy ở tất cả các bộ môn, sử dụng thiết bị dạy học hiện có, áp dụng công
nghệ thông tin trong công tác giảng dạy góp phần năng cao chất lượng giảng dạy và sự
hứng thú học tập của học sinh.
- Cải tiến và đổi mới việc đánh giá và xếp loại thi đua đối với giáo viên, học sinh

hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và cả năm, trong đó đưa nội dung nâng tỷ lệ học sinh
yếu kém về văn hóa và đạo đức giảm tỷ lệ học sinh bỏ học thành một tiêu chí để đánh
giá xếp loại.
- Có biện pháp tích cực nhằm phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh
giỏi nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Tăng cường kiểm tra giáo viên, học sinh (Giáo viên trực, bộ phận thi đua theo
dõi và nhận xét cụ thể từng lớp (đối với giáo viên và học sinh), có biện pháp xử lý kịp
thời với những sai phạm, đồng thời phát hiện nhân tố tích cực để nhân diện rộng;
9


b, Tổ chức giáo dục học sinh yếu kém về văn hoá và rèn luyện đạo đức nhằm giảm
thiểu tình trạng học sinh bỏ học..
- Đối với những học sinh yếu kém về văn hoá: Việc tổ chức phụ đạo cho các em
là hết sức cần thiết, vì có như vậy các em mới có điều kiện để bù lại những kiến thức
mà các em không nắm vững trong thời gian qua. Qua công tác sàng lọc, giáo viên các
bộ môn lập danh sách đối tượng học sinh yếu kém của bộ môn mà mình phụ trách, xây
dựng kế hoạch phụ đạo, phối hợp với GVCN đề xuất lịch học cụ thể cho từng lớp.
Được sự chỉ đạo của Ban giám đốc và bằng kinh nghiệm của mình các đồng chí giáo
viên thường lồng ghép việc ôn tập lại những kiến thức cũ vào bài học một cách phù
hợp giúp các em tiếp thu kiến thức mới dễ dàng hơn, ngoài ra giáo viên chủ nhiệm các
lớp và giáo viên bộ môn có biện pháp tăng cường phân công học sinh giúp đỡ học sinh
yếu kém, tăng cường kiểm tra trên lớp. trao đổi với phụ huynh về biện pháp cụ thể
giúp đỡ học sinh nâng cao chất lượng văn hoá qua việc kiểm tra giám sát giờ tự học ở
nhà động viên học sinh có động cơ học tập đúng đắn, chất lượng học tập từng bước
được nâng cao.
- Đối với những học sinh yếu kém về rèn luyện đạo đức: Bên cạnh sự quan tâm
giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tập thể lớp, Đoàn thanh niên, Hội
cha mẹ học sinh. Thì việc Ban giám đốc trực tiếp tham gia giáo dục học sinh yếu kém
đem lại hiệu quả cao. Trên cơ sở vận dụng linh hoạt giữa biện pháp hành chính với

biện pháp tâm lý xã hội thuyết phục các em bằng tình cảm, sự khoan dung độ lượng,
xây dựng lại niềm tin đối với học sinh giúp các em tìm thấy chỗ dựa về tinh thần
không mặc cảm bị hắt hủi, xa lánh. Tuy nhiên người quản lý cũng cần cương quyết, có
thái độ dứt khoát đối với những hành vi vi phạm nghiêm trọng giúp các em thấy rõ lỗi
lầm, động viên khích lệ các em dám chịu trách nhiệm và sửa chữa những sai lầm thiếu
sót đã gây ra. Để khắc phục hạn chế do thời gian và công việc chung nên Ban giám
đốc luôn có kế hoạch chủ động đấu mối với giáo viên chủ nhiệm lớp thông qua việc
sinh hoạt GVCN hằng tháng để khoanh vùng và tập chung vào những đối tượng cụ thể
để có tác dụng giáo dục cao và có tính thuyết phục đối với những trường hợp khác.
4.2. Chỉ đạo hệ thống giáo viên chủ nhiệm.
a, Xác định rõ vị trí quyền hạn, chức năng nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Thực hiện Quy chế của ngành và nội quy của Trung tâm, Ban Giám đốc xác
định rõ: Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt Giám đốc đảm nhận vai trò chủ đạo
trong công tác tổ chức giáo dục học sinh ở một lớp học, về quyền hạn chức năng và
nhiệm vụ đã được xác định cụ thể như sau:
- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức
giáo dục sát đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp.
10


- Cộng tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh, chủ động phối hợp với giáo viên bộ
môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội có liên quan trong
hoạt động giảng dạy và giáo dục.
- Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối học kỳ, cuối năm học, đề nghị khen
thưởng kỷ luật học sinh. Đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải thi lại,
phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong hè, phải ở lại lớp hoàn chỉnh việc vào sổ điểm
và học bạ của học sinh.
- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình lớp với Giám đốc.
Riêng đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, yếu kém về văn hoá và
đạo đức có nguy cơ bỏ học cao. Ban giám đốc yêu cầu giáo viên chủ nhiệm ngay từ

đầu năm học căn cứ vào hồ sơ, kết quả khảo sát chất lượng đầu năm và những biểu
hiện trong hoạt động của lớp để phân loại học sinh theo 3 mức độ như sau:
+Học sinh học lực yếu kém.
+Học sinh hạnh kiểm yếu.
+Học sinh yếu kém cả hai mặt học tập và rèn luyện đạo đức.
Đây chính là cơ sở cho việc Ban giám đốc và các bộ phận chức năng phối hợp
xây dựng kế hoach và tổ chức thực hiện các biện pháp giáo dục phù hợp sát, đúng đối
tượng và có các hình thức hỗ trợ để đạt được kết quả cao nhất nhằm ổn định sỹ số học
sinh, giảm tối đa tình trạng học sinh bỏ học tại Trung tâm..
b. Phân công giáo viên chủ nhiệm lớp:
Ban giám đốc căn cứ vào tình hình thực tế của từng năm học để có kế hoạch bố
trí giáo viên chủ nhiệm ở các khối lớp một cách hợp lí. Do đối tượng học sinh ở Trung
tâm đa dạng, phức tạp vì vậy phải yêu cầu giáo viên chủ nhiệm có năng lực chuyên
môn tốt, có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể, có khả năng giáo dục, thuyết phục
học sinh, nhiệt tình, yêu thương học sinh, được học sinh tin cậy kímh trọng, đặc biệt là
học sinh yếu kém về văn hoá và đạo đức. Trong những năm gần đây do số lượng học
sinh vào học tại Trung tâm ngày càng giảm sút, điều đó đồng nghĩa với việc tỷ lệ học
sinh yếu kém về văn hóa và đạo đức ngày càng tăng lên vì vậy ngay từ đầu năm học
Ban giám đốc đã dự kiến phân công các đồng chí GVCN theo từng khối lớp đảm bảo
tính kế thừa và đổi mới một cách hài hòa, trong đó bố trí một khối ít nhất có một đồng
chí có bề dày kinh nghiệm nhằm gúp đỡ, góp ý trong công tác chủ nhiệm cho các đồng
chí trong khối đảm bảo yêu cầu đã đề ra.
c. Tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ: Trước hết cần
bồi dưỡng cho GVCN nắm vững những yêu cầu sư phạm cần thiết:
- Nắm vững các chủ trương đường lối của Đảng - Nhà nước trong thời kỳ đổi
mới hiện nay. Đặc biệt phải thấy rõ: Nghề dạy học thực sự có ý nghĩa quyết định cho
sự phát triển toàn diện của đất nước. Vai trò của người thầy trong bất cứ giai đoạn lịch
11



sử nào cũng đều giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của
các thế hệ học sinh..
- Phải có chuyên môn vững vàng. Đây là một trong những yêu cầu sư phạm có
tính quyết định vì có giảng dạy tốt, có kiến thức chuyên môn sâu thì học sinh mới
phục và chấp nhận sự giáo dục của mình. Qua thực tiễn các đồng chí có trình độ
chuyên môn vững vàng thường tự tiên trong việc chủ động và sáng suốt tìm tòi những
biện pháp tác động tới học sinh của mình. Đặc biệt là học sinh diện cá biệt một cách
hiệu quả nhất.
- Có sự khéo léo trong ứng xử, giao tiếp với học sinh và cha mẹ học sinh. Chính
sự khéo léo, ứng xử sư phạm là kỹ năng duy trì các mối quan hệ tốt đối với học sinh,
đặc biệt là các em có mặc cảm và tự ti trong học tập và tu dưỡng đạo đức đã giúp các
em tự tin và nhìn nhận đúng đắn hơn về bản thân và trách nhiệm của bản thân trước
tập thể lớp, gia đình và xã hội.
- Phải có lối sống mẫu mực, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Với một nhân cách toàn diện thể hiện từ trong nhận thức tới hành động thực tiễn, từ
lời nói cử chỉ, từ phong cách đến thái độ ứng xử hàng ngày người giáo viên sẽ tạo
được uy tín trước học sinh, được các em kính trọng là những tấm gương sáng, là chỗ
dựa để các em có thể tâm sự, trình bày nguyện vọng, những điều riêng tư, thầm kín.
Riêng đối với những học sinh yếu kém về văn hoá và đạo đức có nguy cơ bỏ học cao
có nguyên nhân do thiếu thốn tình cảm, thiếu sự quan tâm chăm sóc thì đây chính là
yếu tố tích cực động viên khích lệ các em, được các em tôn trọng và nhờ đó sửa đổi
những hành vi sai trái của mình. Đã có không ít học sinh từ chỗ là học sinh cá biệt đã
dần dần được các thầy cô cảm hóa, từng bước tiến bộ trong học tập, chuyển biến trong
nhận thức, trở thành những cán bộ lớp có uy tín được thầy cô và bè bạn ghi nhận.
- Để phát huy vai trò của GVCN trong việc giáop dục học sinh nói chung và học
sinh yếu kém về văn hoá và đạo đức có nguy cơ bỏ học cao nói riêng. Trong những
năm qua Ban giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX Thành phố đã xác định được cơ
chế quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục khác:
+ Quan hệ giữa GVCN với Ban giám đốc: Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm
lớp theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc về mục tiêu, nội dung và kế hoạch công tác,

GVCN có chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Ban giám đốc về tình hình lớp,
những khó khăn bất cập, tình hình nền nếp ý thức tu dưỡng đạo đức của học sinh.
Giúp Ban giám đốc kịp thời nắm bắt và điều chỉnh giải quyết một cách phù hợp.
+ Quan hệ giữa GVCN và GV bộ môn: Trên cơ sở hợp tác và cộng đồng trách
nhiệm của GV bộ môn và GVCN với việc giáo dục tập thể học sinh và đặc biệt là
những học sinh chậm tiến. GVCN thường xuyên trao đổi, thông báo cho GV bộ môn
về tình hình của lớp, những đặc điểm đặc biệt của học sinh cũng như nhu cầu nguyện
12


vọng của các em giúp GV bộ môn kịp thời nắm bắt, bổ sung điều chỉnh phương pháp
giảng dạy phù hợp và ngược lại GV bộ môn cũng có trách nhiệm thông báo cho
GVCN lớp biết những diễn biến bất thường, những biểu hiện khác biệt của học sinh để
giáo viên chủ nhiệm có sự theo dõi giúp đỡ hợp lí. Đối với những trường hợp đặc biệt
GVCN luôn có sự trao đổi bàn bạc với giáo viên bộ môn để thống nhất sự đánh giá 1
cách khách quan tránh sự thiệt thòi thắc mắc trong học sinh.
+ Quan hệ giữa GVCN với Ban đại diện cha mẹ học sinh và cha mẹ học sinh :
GVCN là người chủ động, trực tiếp tác động sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường với
gia đình và xã hội. Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, yếu kém về văn
hoá và tu dưỡng đạo đức GVCN có kế hoạch chủ động bàn bạc với chi hội cha mẹ học
sinh và phụ huynh học sinh về những biện pháp phối kết hợp để cùng giáo dục học
sinh một cách nhịp nhàng, tránh cho học sinh những mặc cảm, nhưng cũng giúp các
em thẳng thắn nhìn vào thực tế để đặt mình vào vị trí thích hợp trong tập thể, nghiêm
khắc với bản thân để sữa chữa sai lầm khuyết điểm đã gây ra từ đó có động cơ phấn
đấu rõ ràng, không mặc cảm, tự ty dẫn đến bỏ học do kết quả hoạc tập và tu dưỡng
đạo đức còn hạn chế.
Trong những năm học vừa qua do làm tốt công tác phối kết hợp giữa GVCN và
Ban đại diện cha mẹ học sinh mà một số sự việc, hiện tượng bỏ học do vi phạm kỷ
luật của học sinh đã được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời .
4.3. Phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc

giảm tỷ lệ học sinh bỏ học.
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong trường THPT nói chung và
Trung tâm GDTX nói riêng là một bộ phận trong hệ thống chính trị nhà trường. Hoạt
động của tổ chức Đoàn gắn bó hữu cơ với qui trình sư phạm. Nhiệm vụ cơ bản của
Đoàn thanh niên trường học là giáo dục đoàn viên thanh niên về tư tưởng chính trị và
phẩm chất đạo đức, xác định động cơ và thái độ học tập đúng đắn để nâng cao chất
lượng học tập nhằm thiết thực hưởng ứng phong trào “Học tập, rèn luyện vì ngày mai
lập thân, lập nghiệp” do TW Đoàn phát động.
- Phần lớn những học sinh yếu kém về văn hoá và rèn luyện đạo đức thường có
mặc cảm nặng nề về bản thân nên thường có thái độ hoặc là trốn tránh ngại tham gia
các hoạt động văn hoá - văn nghệ – thể dục thể thao; hoặc tham gia nhưng để quậy
phá, trêu chọc bạn bè... Chính vì vậy việc tìm ra những biện pháp lôi cuốn động viên
các em tham gia các hoạt động của đoàn, của Hội Liên hiệp Thanh niên với động cơ
tích cực hiện đã và đang đem lại những kết quả tích cực: Đặc biệt trong các dịp thi đua
chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập Đoàn 26/3. Ban giám đốc
đã phối hợp với Ban chấp hành đoàn tổ chức những đợt thi đua với những nội dung
thiết thực như: “Giành điểm cao trong học tập”, “Giữ nền nếp tốt” ... Đặc biệt với các
13


hình thức lôi cuốn đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia như: Tổ chức Giao lưu
với các doanh nhân trẻ vươn lên từ hoàn cảnh khó khăn, Liên hoan văn nghệ, Thi đấu
thể dục thể thao, Thi cán bộ đoàn giỏi đã thu hút học sinh tham gia hết sức sôi nổi,
trong đó bộ phận học sinh yếu kém về văn hoá và đạo đức đã được Ban chấp hành các
chi đoàn khéo léo động viên, được giáo viên chủ nhiệm khích lệ nhiều em đã tích cực
tham gia, từ đó các em đã cởi mở hơn, có ý thức tổ chức kỷ luật cao hơn, gắn bó với
tập thể lớp hơn nhiều em đã có tiến bộ vượt bậc ngay sau các hoạt động phong trào do
Đoàn trường tổ chức.
Ngoài ra Ban giám đốc còn phối hợp với Đoàn trường tổ chức cho đoàn viên
thanh niên ký cam kết không vi phạm nền nếp kỷ luật của Trung tâm, không đốt pháo

nổ và chơi các đồ chơi nguy hiểm, không sử dụng tàng trữ, buôn bán ma tuý dưới mọi
hình thức, nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ... Trong đó Ban chấp
hành chi đoàn chủ động viên, khuyến khích các em các em chậm tiến lên kí cam kết
trước để tạo cho các em sự tự tin, gạt mặc cảm trước thái độ tin tưởng của thầy cô, bè
bạn để góp phần nâng cao hiệu quả của phong trào thi đua.
4.4.Ban giám đốc chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh và tập thể lớp, có biện
pháp thiết thực giáo dục học sinh.
a, Phối hợp với cha mẹ học sinh:
Đối với những trường hợp học sinh vi phạm và vi phạm có hệ thống nội quy nề
nếp của Trung tâm nếu chỉ dừng ở những biện pháp hành chính đơn thuần mà thiếu sự
cảm thông chia sẻ, thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh và chi hội phụ
huynh của lớp thì hiệu quả giáo dục không cao thậm chí còn phản tác dụng. Bởi vì
nhiều học sinh chưa ý thức được hết hậu quả của những sự việc mà mình gây ra mà
chủ yếu là để thoả mãn tính hiếu thắng, nên thường có thái độ bất cần, thậm chí xúc
phạm, có lời lẽ thô tục với bạn bè và thầy cô. Việc Ban giám đốc, giáo viên chủ nhiệm
chủ động gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh với thái độ cởi mở chân thành, phân
tích đúng sai, tìm hiểu nguyên nhân và có sự đồng cảm chia sẻ với học sinh và phụ
huynh thường đem lại kết quả tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường và gia đình
có sự gắn bó chặt chẽ trong việc giáo dục nhân cách học sinh, kịp thời động viên uốn
nắn, động viên khi các em có những biểu hiện chán học, tự ty từ đó giảm thiểu tình
trạng các em chán học do yếu kém về văn hóa và đạo đức.
b. Phối hợp với tập thể lớp :
Ở độ tuổi vị thành niên lòng tự trọng của các em rất cao, dễ bị kích động nhưng
cũng dễ cảm hoá nếu được quan tâm và đồng cảm . Vì vậy tập thể lớp chính là môi
trường tốt giúp các em xoá bớt mặc cảm, tự tin và hoà nhập vởi trung tâm vì vậy Ban
giám đốc đã có biện pháp tăng cường chỉ đạo công tác xây dựng tập thể học sinh
thông qua giáo viên chủ nhiệm, Ban cán sự lớp, Ban chấp hành chi đoàn có kế hoạch
14



c th, gn gi, giỏo dc, ng viờn hc sinh yu kộm v hc lc v o c vn lờn
ho nhp cựng phong tro chung ca c lp. Chớnh thỏi õn cn ca thy cụ, s ng
viờn khớch l ca bn bố ó giỳp cho khụng ớt hc sinh ó tng l hc sinh cỏ bit, cú ý
nh b hc ó xỏc nh c ng c hc tp chõn chớnh, tng bc khc phc
nhng hn ch khuyt im tr thnh nhng hc sinh cú t cỏch o c khỏ tt cú kt
qu hc tp t yờu cu tr lờn. Vỡ vy thc t trong nhiu nm qua t l hc sinh yu
kộm v hc lc v o c thng cao khi 10 v thp dn khi 11 v 12. ng
thi cng thy rt rừ tp th hc sinh no phỏt trin mnh thỡ t l hc sinh b hc do
chm tin lp ú gim rừ nột so vi nhng lp phong tro bỡnh thng hoc thp.
Trc nhng li vi phm nghiờm trng cú thỏi nghiờm khc kiờn quyt a
ra nhng quyt nh k lut thớch hp giỏo dc rn e nhng hc sinh khỏc, to ra
d lun tt cho giỏo viờn v hc sinh nõng cao hiu qu giỏo dc. Hin ti Trung tõm
ang ỏp dng cỏc hỡnh thc khen thng v k lut i vi hc sinh theo Quy ch
01/2007/Q-BGDT ngy 02/01/2007 ca B trng B giỏo dc v o to.
Trờn thc t trong quỏ trỡnh trin khai thc hin cỏc bin phỏp qun lớ giỏo dc
hc sinh yu kộm v vn hoỏ v o c Ban giỏm c Trung tõm luụn cú s ch o
nhm phi hp gia cỏc bin phỏp mt cỏch hi hũa, hn ch s chng chộo. ng
thi to iu kin tt nht cỏc cỏ nhõn v t chc on th th hin rừ vai trũ ca
mỡnh trong vic nõng cao cht lng giỏo dc ton din, c bit l giỏo dc cho i
tng hc sinh yu kộm v vn hoỏ v o c.
5. Kt qu t c khi ỏp dng một số kinh nghim trong cụng tỏc qun lý
nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học do ở Trung tâm GDTX
Thành Phố Thanh Hoá.
Trong nhng nm qua mc dự cht lng u vo ca Trung tõm GDTX thnh ph
Thanh Húa cũn thp, t l hc sinh cú hon cnh khú khn yu kộm v vn húa v rốn
luyn o c cũn cao so vi yờu cu, nhng thu sut quan im ca Ch tch H
Chớ Minh l Dự khú khn n õu cng phi thi ua dy tht tt, hc tht tt tp th
Chi y, Ban giỏm c, Hi ng s phm ó khụng ngng tỡm tũi cỏc bin phỏp, n
lc phn u tng bc khc phc khú khn nõng cao cht lng giỏo dc ton din,
c bit l nng cao cht lng cho i tng hc sinh yu kộm v vn húa v o c

v ó t c nhng kt qu c th nh sau:
Cht lng o c : BG v cỏc t chc on th ó thc hin nghiờm tỳc cỏc
bin phỏp nhm nõng cao cht lng o c cho hc sinh Trong ba nm qua s s
hc sinh tng nhanh, nm sau cao hn nm trc, t l hc sinh cỏ bit Trung tõm ó
gim i ỏng k, t l hc sinh xp loi hnh kim khỏ tt tng rừ rt so vúi nhng nm
hc trc :
15


Tổng Số
Loại Tốt
SL
%
HS
01 2015-2016
258
132
51
02 2016-2017
271
143 52,77
03 2017282
175 62,06
2018
TT

Loại Khá
Loại TB
Loại Yếu
SL

%
SL
%
SL
%
81
31
39
15
6
3
77 28,41 48 17,71 3
1,11
78 28,30 27 9,57 2
0,07

Năm học

- Chất lượng văn hóa : Do có những biện pháp chỉ đạo hiệu quả cao như sàng lọc,
phân loại đối tượng, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp nên chất lượng văn
hóa ở các lớp đã được đảm bảo. Tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 97,5- 98,5%, tỷ lệ tốt
nghiệp BT THPT được giữ vững:
Tổn
Loại Giỏi
TT Năm học
g số
HS SL %
01 2015-2016 258 2
1
02 2016-2017 271 5

1,85
2017- 2018 282
2,13
03
6

Loại Khá
SL %
44
17
50 18,45

SL
194
206

%
75
76,01

65

201

71,28

23,05

Loại
Kém

SL %
SL %
18
7
0
0
10 3,69 0
0
1
0
0
3,54
0

Loại TB

Loại Yếu

Đặc biệt đã có nhiều cá nhân học sinh sau ba năm học tập tại Trung tâm đã có
tiến bộ rõ rệt từ chỗ là những học sinh yếu kém về văn hóa và đạo đức có nguy cơ bỏ
học cao, đựơc sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, bè bạn các em đã không còn có ý định
bỏ học, vươn lên đạt kết quả học tập từ Trung bình trở lên, hạnh kiểm xếp loại Khá,
Tốt như : em Lê Trần Lâm Nhật, Đặng Huyền Trang, Đỗ Hoàng Anh, Phạm Văn Vũ...
Tình trạng học sinh bỏ học do yếu kém về văn hóa và đạo đức của Trung tâm vì vậy
cũng giảm đi đáng kể. Cụ thể:
Nguyên nhân

TT

1


Năm học

Tổng
Số
HS

Số
HS
bỏ
học

Tỷ
lệ

2015-2016

258

13

0,50


hoàn
cảnh
KT
khó
khăn


16

Học lực
yếu
kém

Xa
trường
đi lại
khó
khăn

5

4

Ảnh
hưởng
thiên
tai

Nguyên
nhân
khác

4


2
3


2016-2017
2017- 2018

6 0,22
1
1
2
2
3 0,11
0
1
2
Những kết quả đã đạt được trên đây đã ghi nhận sự nỗ lực của thầy - trò Trung
tâm GDNN- GDTX Thành phố Thanh hóa trong việc nâng cao chất luợng giáo dục
đặc biệt là việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ
học góp phần vào thành tích thi đua của Trung tâm và thành tích chung của sự nghiệp
giáo dục đào tạo Thành phố Thanh hóa.
271
282

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Qua thực tế triển khai thực hiện các biện pháp trong công tác quản lý nhằm giảm
tỷ lệ học sinh bỏ học ở Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa tôi nhận thấy:
- Muốn làm tốt công tác quản lý giáo dục học sinh nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ
học trước hết việc xây dựng kế hoạch giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, kế hoạch phải
được xây dựng mang tính chiến lược lâu dài, chứ không phải chỉ ở một giai đoạn cụ
thể trước mắt. Trong đó phải có đầy đủ các giải pháp cần thiết phù hợp với thực tiễn
và các chỉ tiêu cụ thể trong từng năm học.

- Trong công tác quản lý giáo dục học sinh nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học cần
tập trung nhiều lực lượng cùng tham gia, sự kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp tổ
chức thực hiện. Song điểm then chốt đầu tiên là người thầy phải thực sự tâm huyết ,
thương yêu học sinh, gắn bó với các em thực sự là người cha, người mẹ mẫu mực ở
trường. Có như vậy việc quản lý giáo dục học sinh yếu kém về văn hóa và đạo đức
mới đem lại hiệu quả thiết thực gúp phần làm cho các ý thức được mục tiêu học tập,
gắn bó với tập thể từ đó giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học trong Trung tâm .
-Việc xây dựng một tập thể học sinh đoàn kết nhất trí, thân ái gúp đỡ lẫn nhau
cũng là một yếu tố quan trọng trong công tác quản lý giáo dục học sinh yếu kém về
văn hóa và đạo đức. Vì chỉ bằng tập thể và trong tập thể các em mới thực sự có sự cảm
thông chia sẻ từ đó bỏ bớt được những mặc cảm tự ty để vươn lên hòa nhập vào các
hoạt động của tập thể và góp phần vào thành tích chung của tập thể đó. trên thực tế ở
tập thể nào mạnh thì ở đó số học sinh bỏ học lớp đó sẽ giảm đi đáng kể.
-Vai trò của các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học
sinh giữ một vị trí hết sức quan trọng, hỗ trợ hiệu quả vào việc năng cao chất giáo dục
toàn diện và công tác quản lý giáo dục học sinh yếu kém về văn hóa và đạo đức. Vì
vậy việc định hướng, tạo điều kiện và phối kết hợp chặt chẽ của Ban giám đốc là hết
sức cần thiết và phải được duy trì thường xuyên trong suốt năn học.
Với những kinh nghiệm mà bản thân đã tích lũy được từ “Một số kinh nghiệm
trong công tác quản lý nhằm giảm tỷ lệ học sinh bỏ học ở Trung tâm GDTX thành phố
Thanh Hóa” tôi mong muốn được góp thêm một số kinh nghiệm mình vào việc tích
17


lũy kinh nghiệm chung của những người làm công tác quản lý giáo dục nói chung và
ngành học GDTX nói riêng. Góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có
chất lượng phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nứơc trong giai đoạn hiện nay và
những năm tiếp theo.
2. Kiến nghị.
- Kiến nghị Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố có chính sách hỗ trợ, có biện

pháp chỉ đạo các phường, xã, đơn vị trên địa bàn Thành phố nghiêm túc thực hiện
công tác phân luồng học sinh sau TN THCS tạo điều kiện thuận lợi cho các em học
sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, năng lực học tập và tu dưỡng đạo đức còn hạn chế
học tại các cơ sở dạy nghề và Trung tâm GDNN- GDTX .
- Đề nghị Phòng Giáo dục tiếp tục chỉ đạo các Trường THCS tăng cường tuyên
truyền tới phụ huynh và học sinh kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức đoàn
thể trong việc giáo dục đạo đức, lối sống và nâng cao tinh thần học tập vì mục tiêu
“lập thân lập nghiệp trong tương lai”, hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học gây
khó khăn cho gia đình và xã hội.
- Đề nghị các Trường THCS làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh lớp 9
để các em lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp với năng lực bản thân, hoàn cảnh gia
đình và xu hướng của xã hội đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH hiện nay./.
Thanh Hóa, ngày 02 tháng 5 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Bùi Thị Thu An

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 5/12/2011 của Bộ chính trị về phổ cập giáo dục
Mầm non cho trẻ 5 tuổi , củng cố kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học và THCS, tăng
cường phân luồng học sinh sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn.
2. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI

về “Đổi mới, căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng uyêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế”
3. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Thanh Hóa lần thứ XX
(Nhiệm kỳ 2015-2020);
4. Công văn số 2258/ BGD ĐT- GDCN ngày 5/4/2013 của Bộ GD&ĐT về việc
phối hợp giữa cơ sở đào tạo TCCN với Trung tâm GDTX trong tổ chức đào tạo Trung
cấp chuyên nghiệp

19


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Bùi Thị Thu An
Chức vụ và đơn vị công tác: Trung tâm GDNN- GDTX thành phố Thanh Hóa

TT

Kết
Cấp
quả
đánh giá đánh Năm
học
xếp loại
giá
đánh
(Ngành GD

xếp giá xếp
cấp
loại
huyện/tỉnh;
loại

Tên đề tài SKKN

Tỉnh...)

1.

Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng bồi
dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử ở Trung

2.

tâm GDTX-DN thành phố Thanh Hóa
Một số kinh nghiệm quản lý nâng cao chất
lượng dạy nghề hướng nghiệp cho học sinh

(A, B,
hoặc C)

Ngành
GD cấp
Tỉnh

C


20042005

Ngành
GD cấp
Tỉnh

C

20062007

Ngành
GD cấp
Tỉnh

C

20092010

Ngành
GD cấp
Tỉnh

B

20122013

Ngành
GD cấp
Tỉnh


B

20152016

THCS và THPT ở Trung tâm GDTX-DN
3.

thành phố Thanh Hóa
Một số biện pháp quản lý giáo dục học sinh
yếu kém về văn hóa và đạo đức ở Trung tâm

4.

GDTX-DN thành phố Thanh Hóa
Một số biện pháp quản lý nhằm giảm tỷ lệ
học sinh yếu kém về văn hóa và đạo đức ở

5.

Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa
Một số biện pháp góp phần thực hiện thực
hiện tốt việc phân luồng học sinh sau THCS
ở Trung tâm GDTX thành phố Thanh Hóa

20



×