Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Giải pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh khi học chương động lực học chất điểm vật lý 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn vật lý tại trường THCSTHPT quan hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.81 KB, 27 trang )

MỤC LỤC


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong giai đoạn hiện nay, phát triển giáo dục toàn diện đang
là một nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục nước ta. Để đưa nền
giáo dục đất nước ngày một phát triển thì người giáo viên
phải sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để khơi dậy
trong học sinh lòng ham muốn học tập, tự mình chiếm lĩnh
lấy kiến thức. Đây là một vấn đề không dễ đối với các giáo
viên. Nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây
dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương
pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới
trong việc lĩnh hội kiến thức, nâng cao được chất lượng giáo dục
toàn diện.
Để nâng dần chất lượng học sinh không phải là chuyện
một sớm một chiều mà nó đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và
lòng quyết tâm của người giáo viên. Từ thực tế giảng dạy tại
trường THCS & THPT Quan Hóa, tôi nhận thấy một bộ phận học
sinh rất thờ ơ với các môn học hoặc là các em sợ phải học môn
đó. Có nghĩa là bản thân các em không hứng thú với việc học,
các tiết học làm cho các em mệt mỏi, chán ghét. Như vậy, lương
kiến thức của các em trở nên nghèo nàn và tất nhiên tỉ lệ học
sinh học lực yếu, kém qua các năm học không giảm, chất lượng
giáo dục của nhà trường không cao. Nên việc khắc phục tình
trạng học sinh yếu, kém, từ đó đưa chất lượng giáo dục nhà
trường đạt được kết quả cao hơn là vấn đề được các lãnh đạo
nhà trường và các giáo viên rất quan tâm hiện nay. Bộ môn vật
lí cũng không nằm ngoài trường hợp này, học sinh còn cảm
thấy nặng nề hơn với các công thức, định lí, định luật vật lí


khó hiểu. Mặc dù vật lí là môn khoa học tự nhiên, phần lớn
kiến thức vật lí trong chương trình trung học phổ thông đều có
liên hệ với thực tế cuộc sống và là cơ sở vận dụng cho nhiều
ngành kĩ thuật. Vấn đề này là ở phương pháp dạy của giáo viên,
chỉ dạy theo đúng trình tự SGK một cách máy móc, không có
ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, làm cho phần lớn học sinh
chán nản với môn học và kết quả học tập không cao. Nên là
một giáo viên vật lí trong quá trình giảng dạy tôi luôn muốn
phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động học dựa
vào đặc thù của môn học và kết hợp với những phương
pháp dạy học thích hợp. Mục tiêu đầu tiên của tôi đặt ra khi
bắt đầu giảng dạy vật lí ở một lớp, là phải tìm phương pháp
dạy để các em học sinh yêu thích học môn học này qua các
tiết dạy của tôi. Khi các em đã có hứng thú với môn học thì
các em sẽ thấy việc học có ích cho bản thân và sẽ tự mình
chiếm lĩnh lấy tri thức để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
2


Khi đó sẽ nâng cao được chất lượng giảng dạy môn vật lí.
Như vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên phải tạo được
hứng thú học tập cho học sinh, bản thân tôi luôn tìm những
giải pháp cụ thể để thực hiện nó.
Trong chương trình vật lí THPT, chương “động lực học chất
điểm” nằm ở phần cơ học của vật lí 10 là chương bao gồm
nhiều hiện tượng vật lý rất gần với cuộc sống. Những tương tác
khác nhau giữa các vật làm xuất hiện các loại lực khác nhau là
nguyên nhân làm vật thay đổi trạng thái chuyển động với
những xu hướng khác nhau.Vai trò của những lực cũng khác
nhau tùy vào từng trường hợp có thể là cản trở chuyển động

cũng có trường hợp là lực phát động, là lực hướng tâm…. Những
lực xuất hiện gây ra sự tương quan về chuyển động. Quan hệ
giữa các lực trong hệ quyết định trạng thái chuyển động của hệ
theo các định luật cơ bản. Các tương tác có sự thay đổi thì dẫn
đến thay đổi trạng thái của hệ. Mỗi một hiện tượng vật lý bao
gồm nhiều quan hệ nguyên nhân và kết quả. Khi giải các bài
tập định tính giúp cho học sinh hiểu rõ về quan hệ nhân quả và
sự biến đổi trạng thái, biết khảo sát hiện tượng, chia yếu tố tác
động ra thành nhiều yếu tố nhỏ phù hợp với yêu cầu của từng
bài tập. Qua bài tập định tính chương động lực học phát triển
tuy duy, khả năng phân tích giúp cho học sinh thấy được những
ứng dụng của những định lực cở bản và sự hình các định luật
mở rộng tầm mắt kỹ thuật cho học sinh. Mặt khác, kỹ năng giải
bài tập định lượng của chương cũng là kĩ năng giải bài tập vật lí
cơ bản nên khi các em nắm được phương pháp giải các bài tập
cơ bản ở chương này thì các em dễ dàng tiếp cận với các bài
tập vật lí trong chương trình phổ thông. Như vậy, kiến thức về
các bài tập động lực học mang tính thực tế giúp học sinh am
hiểu về thực tế nhiều hơn từ đó kích thích tinh thần học tập học
sinh.
Chính những lí do đó, tôi chọn đề tài “Giải pháp tạo hứng thú học
tập cho học sinh khi học chương “động lực học chất điểm” – vật lí 10 nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học môn vật lí tại trường thcs và thpt Quan hóa” để
viết.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp để
nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí tại trường THCS &
THPT Quan Hóa ở bộ môn vật lí.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Các giải pháp dạy học để tạo hứng thú học tập khi học

chương “Động lực học chất điểm”, chương trình vật lí 10.
3


4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực nghiệm: Tìm hiểu nguyên nhân học
sinh không yêu thích môn học vật lí THPT và đưa ra giải
pháp.
- Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu các tài liệu, các trang
web, bài viết,…có liên quan.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Mục tiêu giáo dục thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn
phát triển của đất nước nên mục tiêu giáo dục ở nhà trường
cũng phải bám sát và có những điều chỉnh cho phù hợp. Nên
dạy học vật lý ở cấp THPT hiện nay nhằm giúp học sinh:
- Đạt được một hệ thống kiến thức vật lý phổ thông, cơ bản
và phù hợp với những quan điểm hiện đại, bao gồm:
+ Các khái niệm về các sự vật, hiện tượng và quá trình vật
lý thường gặp trong đời sống và sản xuất.
+ Các đại lượng, các định luật và nguyên lý vật lý cơ bản.
+ Những nội dung chính của một số thuyết vật lý quan
trọng nhất.
+ Những ứng dụng phổ biến của Vật lý trong đời sống và
sản xuất.
+ Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và
những phương pháp đặc thù của vật lý, trước hết là phương
pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
- Rèn luyện và phát triển các kỹ năng:
+ Quan sát các hiện tượng và các quá trình vật lý trong

tự nhiên, trong đời sống hàng ngày hoặc trong các thí nghiệm;
điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để
thu thập các thông tin cần thiết cho việc học tập môn vật lý.
+ Sử dụng các dụng cụ đo phổ biến của vật lý, kỹ thuật
lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm vật lý đơn giản.
+ Phân tích, tổng hợp và xử lý các thông tin thu được để
rút ra kết luận, đề ra các dự đoán đơn giản về các mối quan hệ
hay về bản chất của các hiện tượng hoặcquá trình vật lý cũng
như đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán đã đề
ra.
+ Vận dụng kiến thức để mô tả và giải thích các hiện
tượng và quá trình vật lý, giải các bài tập vật lý và giải quyết
những vấn đề đơn giản của cuộc sống và sản xuất ở mức độ
phổ thông.
+ Sử dụng các thuật ngữ vật lý, các biểu, bảng, đồ thị để
trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết, cũng như những
kết quả thu được qua thu thập và xử lý thông tin.
- Hình thành và rèn luyện thái độ tình cảm:
4


+ Có hứng thú học vật lý, yêu thích tìm tòi khoa học; trân
trọng đối với những đóng góp của Vật lý học cho sự tiến bộ của
xã hội và đối với công lao của các nhà khoa học.
+ Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ,
cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc học tập
môn vật lý, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt
được.
+ Có ý thức vận dụng những hiểu biết vật lý vào đời sống
nhằm cải thiện điều kiện sống, học tập cũng như để bảo vệ và

giữ gìn môi trường sống tự nhiên.
Từ những mục tiêu cần đạt được của giáo dục vật lí THPT,
khi thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu trên mỗi giáo viên
vật lí cần năm được các nguyên tắc chung cần thực hiện khi dạy
một bài học vật lý gắn tạo hứng thú học tập cho học sinh như
sau:
1. Xác định rõ mục tiêu bài, nội dung kiến thức.
2. Xác định hệ thống các bài tập có nội dung phù hợp
gắn với bài giảng.
3. Xác định vấn đề thực tiễn đồng thời có tác dụng giáo
dục tư tưởng, đạo đức, thế giới quan khoa học cho học sinh ở
từng bài học.
4. Xác định những ứng dụng kỹ thuật của từng bài cũng
như những ứng dụng của vật lý trong cuộc sống để xây dựng hệ
thống bài tập định tính.
5. Xác dụng cụ học tập cần thiết, cũng như các dụng cụ
thí nghiệm, các phương tiện trực quan, công cụ hỗ trợ trong quá
trình giảng dạy và học tập.
6. Xác định tư liệu hỗ trợ học tập cho học sinh.
Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chú ý
đến các nguyên tắc sau:
1. Phải có khả năng thực hiện, phù hợp với hoàn cảnh
thực tế.
2. Những ứng dụng đưa ra hấp dẫn, có chọn lọc, đảm
bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với trình độ của học sinh.
3. Mang tính phổ biến, hoặc tính thời sự.
4. Bố trí thời gian hợp lý, trong quá trình giảng dạy luôn
tạo sự thoải mái cho học sinh, ngữ điệu phù hợp, vui vẻ, nghiêm
túc tránh sự nhàm chán.
2. Thực trạng vấn đề:

Chương trình Vật lí trung học phổ thông ở nước ta hiện nay (thể hiện thông
qua nội dung sách giáo khoa của các lớp 10, 11 và 12) bao gồm nhiều phần khác
nhau như cơ học, nhiệt học, điện học (điện một chiều, điện xoay chiều và dao
động điện từ), quang học (quang hình, các dụng cụ quang học và quang lí), vật lí
5


phân tử và hạt nhân. Mỗi phần được thể hiện bằng nhiều đơn vị kiến thức khác
nhau, tương ứng với các cách tiếp cận kiến thức khác nhau.
Những tưởng rằng, với một khối lượng kiến thức đồ sộ như vậy, thực tế
cuộc sống của các em sẽ vô cùng phong phú, các em hoàn toàn có khả năng làm
chủ được kiến thức của mình, việc vận dụng kiến thức của các em trong đời
sống thức tế ở chính gia đình của mình, việc giải thích những hiện tượng xảy ra
hàng ngày xung quanh các em chỉ là “vấn đề đơn giản” ... Nhưng điều đó đã
không diễn ra trên thực tế như những gì chúng ta mong đợi.
Sau khi học xong chương trình vật lí lớp 10, nhiều học sinh còn ngỡ ngàng
khi cầm chiếc đồng hồ bấm giây trên tay, các em không biết phải điều chỉnh thế
nào, thậm chí nhiều em còn chưa biết cả tác dụng của nó. “Phát hiện” này thật
bất ngờ khi tác giả của nó là một số giáo viên thể dục khi sử dụng loại đồng hồ
này trong một tiết dạy thể dục!
Các kiến thức vật lí về tĩnh học lẽ ra phải là một trong các cơ sở tốt nhất để
các em vận dụng vào thực tiễn, nhưng điều đó dường như vẫn còn “xa vời” đối
với các em. Quan sát người thợ sửa xe ô tô dùng một chiếc ống nước dài khoảng
nửa mét tròng vào cán của chiếc cờlê rồi cầm ở đầu bên kia mà mở một chiếc ốc
để lấy bánh xe ôtô ra ngoài, chắc hẳn vẫn còn là một “điều lạ” đối với một bộ
phận học sinh hiện nay! Tương tự như thế, chắc hẳn kiến thức về các các định
luật bảo toàn đối với học sinh phổ thông hiện nay có lẽ vẫn chỉ là nội dung các
định luật, cách giải các bài tập, ... chúng còn “nằm yên” một cách khiêm tốn trên
những trang vở, các em nhìn bộ môn vật lí một cách khô khan, khó hiểu, mỗi
giáo viên vật lí ở trong hoàn cảnh này sẽ có cảm giác vẫn còn thiếu một cái gì đó

để có thể “đánh thức” chúng dậy, làm cho chúng trở thành một trong những
hành trang tốt trong cuộc sống của mỗi học sinh. Tình trạng này có lẽ mỗi giáo
viên vật lí đều gặp nhiều mà đặc biệt là giáo viên miền núi như tôi.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn vật lí tôi nhận thấy,
nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân khách quan làm học sinh
không hứng thú với môn học vật lí như sau:
- Nhiều giáo viên chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn
thiên về cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc
soạn và sử dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học
sinh, điều này làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng
kiến thức.
- Còn một số giáo viên phân loại học sinh chưa tốt, chưa
thực sự chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu, kém nên
tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến
cho các em không theo kịp.
- Một số giáo viên chưa có phương pháp dạy phù hợp, không
gây hứng thú cho học sinh thích học môn mình.
- Môn vật lí là một môn học thực nghiệm nhưng một lượng
lớn giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh
sách giáo khoa, thí nghiệm còn hạn chế vẫn áp dụng hình thức
“dạy chay”, chưa khai thác hết tác dụng của đồ dùng dạy học;
6


một số giáo viên thì ngại sử dụng nên đã làm cho việc tiếp thu
kiến thức của học sinh trở nên thụ động, không tạo được hứng
thú và kích thích niềm say mê môn học của học sinh.
- Còn lúng túng, chưa mạnh dạn tìm các giải pháp mạnh giải
quyết vấn đề chất lượng học tập của học sinh, còn tâm lí trông
chờ chỉ đạo của cấp trên. Tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu

quyết tâm, bệnh thành tích, không đánh giá đúng thực chất của
lớp mình giảng dạy.
- Học sinh lười học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận
thấy rằng các em học sinh yếu kém là những học sinh cá biệt,
vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì
không xem bài, không chuẩn bị bài, không làm bài tập, cứ đến
giờ học thì cắp sách đến trường. Còn một bộ phận nhỏ thì các
em không xác định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi
đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi ghi vào những nội
dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “học vẹt” mà không hiểu
được nội dung đó nói lên điều gì, chưa có phương pháp và
động cơ học tập đúng đắn.
3. Giải pháp
Dạy học vật lí gắn với thực tiễn sẽ góp phần làm phát triển
nhân cách của học sinh thông qua việc khuyến khích các cách
tư duy ngẫu hứng ngay trong quá trình lĩnh hội kiến thức, hình
thành ở học sinh rất nhiều đức tính quan trọng và rất cần thiết
cho việc học tập của các em cũng như trong đời sống sau này
của các em, để học sinh học tập thoải mái hơn, tinh thần và thái
độ học tập tốt hơn. Trong quá trình giảng dạy giáo viên không
những kích thích hứng thú học tập cho học sinh mà các hình
thức và cách tổ chức học tập gắn với thực tiễn cũng đóng vai trò
quan trọng trong quá trình học tập của học sinh. Trong kiểu dạy
học gắn với thực tiễn học sinh có thể tiếp cận với các vấn đề có
nội dung rất thực tế, ví dụ: “Trong một tai nạn giao thông, một
ôtô tải đâm vào một ôtô con đang chạy ngược chiều. Ôtô nào
chịu tác dụng lớn hơn? Ôtô nào nhận gia tốc lớn hơn” Hãy giải
thích? Mặt khác học sinh chỉ thực sự tích cực, chủ động tham
gia vào quá trình học tập khi vấn đề học tập cần giải quyết có
mối liên hệ thực sự với thực tiễn đích thực mà các em đang

sống và chỉ có những vấn đề như thế mới thực sự làm cho các
em hứng thú tham gia giải quyết và cố gắng phát huy hết khả
năng của mình để giải quyết. Chính vì vậy, với ngay cả những
kiến thức cổ điển cũng cần phải đặt chúng vào các vấn đề của
thực tiễn đích thực hôm nay. Và cũng cần phải dạy vật lý gắn
với thực tiễn để thể hiện được tầm quan trọng cũng như tính
đặc thù của môn học, từ đó giúp tạo được hứng thú, mở rộng
hiểu biết của học sinh về thế giới xung quanh. Dưới đây tôi sẽ
7


đưa ra một số giải pháp để tạo hứng thú cho học sinh học
chương “ Động lực học chất điểm” – Vật lí 10:
3.1. Đặt tình huống vào bài mới
Tiết dạy có gây được sự chú ý của học sinh hay không là
nhờ vào người hướng dẫn. Trong đó phần mở đầu là rất quan
trọng, nếu ta biết đặt ra một tình huống thực tiễn hoặc giả định
rồi yêu cầu học sinh cùng tìm hiểu, giải thích. Nếu giáo viên tạo
tình huống có vấn đề thành công sẽ kích thích được sự hoạt
động tự chủ của học sinh trong các hoạt động giải quyết vấn đề
tiếp theo.
3.1.1. Bài 9 - Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân
bằng của chất điểm.
Trong dân gian trước đây thường dùng câu “ Vụng chẻ khỏe
nêm” để nói về tác dụng của cái nêm trong việc chẻ củi. Khi
chẻ củi, với những khúc củi lớn người ta thường đặt cái nêm (là
một miếng thép có tiết diện hình tam giác) cắm vào khúc củi
sau đó lấy búa đập mạnh vào nêm. Tại sao khi gõ mạnh búa
vào nêm thì củi dễ dàng bị bửa ra. Để trả lời câu hỏi này chúng
ta sẽ đi tìm hiểu bài “Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân

bằng của chất điểm”.
Lưu ý: Sẽ hiệu quả hơn khi mô tả tình huống này thông qua video clip
về chẻ củi không sử dụng nêm và chẻ củi sử dụng nêm để học sinh quan sát và
nhận thấy rằng dễ dàng chẻ được thanh củi lớn khi sử dụng nêm. Sau đó giáo
viên đặt câu hỏi: Vì sao dùng nêm sẽ chẻ được thanh củi lớn? Từ đó xuất hiện
tình huống có vấn đề. (Vấn đề sẽ được giải quyết ở phần củng cố kiến thức
cuối bài).
3.1.2. Bài 10 - Ba định luật Niu-tơn: bài này được chia
làm 2 tiết nên sẽ tạo 2 tình huống có vấn đề tương ứng. Cụ
thể:
Tiết 1:
- Trong thực tế đời sống, nếu ta kéo một cái xe thì nó chuyển
động, ngừng kéo thì nó lăn một ít rồi dừng lại. Rất nhiều hiện
tượng tương tự như vậy dễ làm nảy sinh ý nghĩ cho rằng: muốn
cho một vật duy trì được vận tốc không đổi thì phải có vật khác
tác dụng lên nó. Quan điểm này được nhà triết học cổ đại A-rixtốt khẳng định và truyền bá đã thống trị suốt nhiều thế kỉ.
Thực tế có phải như vậy không?

8


- Một trong những tác dụng của lực là gây ra sự biến đổi của
vận tốc, tức là gây ra gia tốc cho vật? Lực có quan hệ như thế
nào với khối lượng của vật và gia tốc mà lực gây ra cho vật?
Để trả lời những câu hỏi này chúng ta sẽ đi tìm hiểu tiết 1
của bài “ Ba định luật Niu –tơn”
Tiết 2:
- Tại sao khi dùng tay đấm vào tường thì tay ta lại thấy đau?
Ta sẽ có cảm giác như thế nào nếu lực do tay ta tác dụng vào
tường mạnh hơn? Tại sao?

- Hiện tượng gì xảy ra khi đá quả bóng vào tường? Nếu đá
mạnh quả bóng vào tường thì hiện tượng xảy ra như thế nào?
Tại sao?
(Học sinh sẽ nhận ra được tồn tại lực tương tác giữa tay và
bờ tường, giữa bóng và tường). Từ đó giáo viên hướng học sinh
vào nội dung bài mới để tìm hiểu về mối quan hệ giữa các lực
tương tác đó là tiết 2 của bài “Ba định luật Niu-tơn”.
3.1.3. Bài 11 - Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn.
Tình huống 1: Cho học sinh xem một số hình ảnh và phim về
hiện tượng thủy triều. Thủy triều là gì? những ai thường quan
tâm đến thủy triều? nguyên nhân chính của hiện tượng này là
do lực nào?
Tình huống 2: Tại sao Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt
Trời cho ta có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông trong một năm. Tại
sao Mặt Trăng chuyển động xung quanh trái đất cho ta một
ngày, rồi một tháng. Nguyên nhân nào có hiện tượng như vậy?
Tình huống 3: Cuối thế kỷ thứ 17, Niu-tơn từ hiện tượng quả
táo rơi xuống đất, ông đặt câu hỏi: “tại sao quả táo rụng lại rơi
xuống đất”. Chính là do Trái Đất hút quả táo và dựa vào sự
chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất, và của các hành
tinh quanh Mặt Trời, Niu-tơn đã cho rằng: trong tự nhiên mọi
vật hút nhau bởi một lực, gọi là lực hấp dẫn. Theo Niu-tơn thì
Trái Đất hút quả táo thì ngược lại quả táo cũng hút Trái Đất. Lực
mà quả táo hút Trái Đất như thế nào so với lực mà Trái Đất hút
quả táo? lực tương tác giữa chúng tuân theo định luật nào? Để
trả lời câu hỏi này chúng ta đi tìm hiểu bài mới.
3.1.4. Bài 12 – Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc
9



Tình huống: Giáo viên làm thí nghiệm đơn giản: treo vật
nặng vào lò xo, lò xo bị biến dạng, lấy vật nặng ra lò xo trở về
hình dạng ban đầu.
Giáo viên đặt câu hỏi có vấn đề: lực nào tác dụng vào lò xo
đưa lò xo về hình dạng ban đầu?
Học sinh sẽ trả lời: lực đàn hồi của lò xo.
Sau đó giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi: Lực đàn hồi của lò xo
có đặc điểm như thế nào về điểm đặt, hướng và độ lớn? Để trả
lời câu hỏi chúng ta đi tìm hiểu bài mới.
3.1.5. Bài 13 - Lực ma sát
Tình huống thực tế: Tại sao đi trên đường đất sét trơn trợt vào trời nắng ráo
dễ dàng hơn khi đi vào trời mưa? Nếu bạn đi trên xe ôtô bị sa lầy trên quãng
đường trơn trượt thì bạn có thể nêu ý kiến gì giúp đưa xe ra khỏi chỗ lầy
không? Giải thích? (Vấn đề sẽ được giải quyết ở phần củng cố kiến thức cuối
bài).
3.1.6. Bài 14 – Lực hướng tâm
Tình huống thực tế: Tại sao khi làm cầu, người ta phải làm cong
vị trí cao nhất ở giữa cầu? Tại sao khi làm đường tại những đoạn
cong phải thiết kế nghiêng về phía tâm cong? Tại sao các vận
động viên đua xe đến tâm cong phải nghiêng người? Để trả lời
những câu hỏi này chúng ta đi tìm hiểu bài mới.
3.1.7. Bài 15 – Bài toán chuyển động ném ngang
Chuyển động ném là một chuyển động thường gặp trong
thực
tế.
Các
em
chắc hẳn cũng đã từng đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến
chuyển
này,


dụ:
làm thế nào để vận động viên bóng rổ ném trúng bóng vào rổ?
Làm thế nào mà pháo thủ bắn viên đạn rơi trúng mục tiêu? Bài
học hôm nay sẽ giải quyết cho các em câu hỏi này.
3.2. Tìm các ví dụ, bài tập định tính có kiến thức thực
tế
Là các bài tập mà học sinh không cần phải tính toán (hay chỉ
có các phép toán đơn giản), chỉ vận dụng các định luật, định lý,
quy luật để giải tích hiện tượng gắn với cuộc sống hàng ngày.
10


Việc giải những bài tập loại này, học sinh sẽ hiểu được bản chất
của những hiện tượng vật lý và những quy luật của chúng, dạy
cho học sinh biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Bài tập định
tính là một hình thức ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
cuộc sống và giải quyết nó, dựa trên những kết quả của các bài
tập định tính các em thấy được những kiến thức các em đã học
có ý nghĩa cho cuộc sống bản thân chứ không đơn thuần là
những lý thuyết khô khan khó hiểu.
Kiến thức về các bài tập động lực học mang tính thực tế giúp
học sinh am hiểu về thực tế nhiều hơn từ đó kích thích tinh thần
học tập ở học sinh. Dưới đây là các bài tập định tính tôi sẽ sử
dụng để dạy chương “động lực học chất điểm”:
3.2.1. Bài 9 –Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân
bằng của chất điểm.
1. Một sợi dây được căng ngang, treo một vật vào chính giữa
của sợi dây, thấy sợi dây bị chùng xuống, nhưng tại sao vật
đứng yên. Tương tự giải thích trường hợp dùng móc phơi quần

áo trên một sợi dây?
Hướng dẫn: Do vật chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng
0 nên không gây ra gia tốc cho vật. (Bài tập này tôi sử dụng để
củng cố phần III của bài.)
2. Khi chẻ củi, với những khúc củi lớn người ta thường đặt cái
nêm (là một miếng thép có tiết diện hình tam giác) cắm vào
khúc củi sau đó lấy búa đập mạnh vào nêm. Tại sao khi gõ
mạnh búa vào nêm thì củi dễ dàng bị bửa ra.
Hướng dẫn: Dùng búa tác dụng vào nêm, tức là tạo một
lực phát động, trên cơ sở đó ta thu được hai lực thành phần có
lợi. Phân tích lực thành hai lực thành phần lớn hơn lực phát
động. (Bài tập này sẽ rất hay và thực tế khi tôi dùng ở phần tạo
tình huống có vấn đề vào bài mới, và giải quyết vào phần củng
cố hết bài.)
A
uu
r
F1

h

B

I

l

ur
F


ur
F2

C

11


3. Một người chặt cây và hai người phụ kéo cho cây đổ, để
cây đổ theo ý muốn người ta phải dùng hai sợi dây cột tại một
điểm trên cao rồi kéo về hai phía khác nhau không trùng với
phương mà người đó mong muốn. Tại sao không cột một sợi dây
rồi kéo thẳng xuống nơi cây phải đổ mà phải cột hai dây như
vậy và kéo hai sợ dây như thế nào để cho cây đổ chính xác?
Hướng dẫn: Để giải thích phải dựa trên cơ sở tổng hợp lực
để tránh gây nguy hiểm khi cho cây đổ khi chặt. Có thể dùng
một sợi dây kéo cây thẳng xuống thì chỉ có một lực nhưng gây
nguy hiểm đối với người kéo dây. Trường hợp kéo bằng hai sợ
dây theo hai phương khác là để tạo ra một hợp lực có tác dụng
tương tự, không gây nguy hiểm đối với người kéo. Để cây đổ
đúng thì áp dụng qui tắc hình bình hành. Nếu hai lực đồng quy
được biểu diễn về độ lớn và về hướng bằng hai cạnh của một
hình bình hành vẽ từ điểm đồng quy, thì hợp lực của chúng
được biểu diễn về độ lớn và về hướng bằng đường chéo của
hình bình hành đó. Vậy tổng hợp hai lực sao cho đường chéo
hình bình hành tạo thành trùng với điểm cây phải đổ. (Bài tập
định tính này tôi thấy rất hay và thực tế ở chương này, học sinh
sẽ thấy được ý nghĩa khi học bài này, tôi sẽ dùng nó để củng cố
bài học).
3.2.2. Bài 10- Ba định luật Niu-tơn

a. Định luật I Niu-Tơn:
1. Các tình huống thực tế sử dụng để giới thiệu định luật I
Niu-Tơn: Khi ngồi trên xe lúc thì ta bị ngã về phía trước, lúc bị ngã về phía
sau, khi ngã về bên phải, khi ngã về bên trái. Tại sao lại như vậy, xe chuyển
động như thế nào ứng với từng trường hợp?
Hướng dẫn:
Khi ngồi trên xe có nhiều trường hợp xe đứng yên, bắt đầu chuyển động,
xe rẽ trái (phải), xe tăng, giảm tốc độ. Mỗi hiện tượng trên đều bị chia phối bởi
định luật I Niutơn. Cụ thể: khi ngồi trên xe nếu xe và người đang đứng yên hay
tăng tốc thì người sẽ bị ngã về phía sau, khi xe ngừng lại hoặc giảm tốc độ thì
người ngã về phía trước, khi xe rẽ trái thì người bị ngã về phía bên phải, khi xe
12


rẽ phải thì ngược lại. Người ngồi trên xe chịu ảnh hưởng của quán tính và có xu
hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
Trong khi xe đang chuyển động, người ngồi trên xe cũng chuyển động
cùng với xe. Nhưng khi xe thay đổi trạng thái chuyển động thì chỉ có thân người
tiếp xúc với xe là thay đổi chuyển động cùng với xe, phần trên của người thì
chưa kịp thay đổi trạng thái chuyển động (do không tiếp xúc với xe) vẫn giữ
nguyên quán tính chuyển động ban đầu. Vì vậy, khi xe đột ngột dừng lại (hoặc
tăng tốc) thì người sẽ có xu hướng chúi về phía trước (hay phía sau); khi xe đột
ngột nghiêng sang trái (hay sang phải) thì người sẽ có xu hướng ngã về bên phải
(hay bên trái).
Lưu ý: Đối với bài tập này tôi dùng để củng cố sau phần “Định luật I Niu
– Tơn”.
2. Trong các pha đuổi bắt tội phạm, ta luôn thấy những người
phạm tội thường xuyên rẽ đột ngột sang các hướng khác. Mục
đích để làm gì? Giải thích hiện tượng trên?
Hướng dẫn: Để thoát thân. Do quán tính những người rượt

đuổi sẽ chạy theo hướng cũ một đoạn nữa, nên không bắt được
tội phạm.
3. Đang chạy bỗng dưng bị vấp vào một cục đá thì cơ thể
chúng ta sẽ chuyển động như thế nào? Tại sao như vậy?
Hướng dẫn: Khi đang chuyển động, nếu vấp phải cục đá,
mô đất thì chân đột ngột bị giữ lại, còn người thì do quán tính
tiếp tục chuyển động về phía trước. Kết quả là trọng lượng của
người lệch khỏi mặt chân đế nên ngã về phía trước.
4. Nhận xét chuyển động của các cánh quạt đang quay khi
đột ngột mất điện. Giải thích?
Hướng dẫn: Do quán tính, nên các cánh quạt còn quay
một lúc nữa mới dừng.
5. Khi rửa rau xong ta hay rảy rảy rổ rau. Ta làm việc đó
nhằm mục đích gì?
Hướng dẫn: Khi rửa rau xong ta rảy rảy rổ rau là cho rổ rau
chuyển động rồi dừng lại đột ngột, nước dính ở rau tiếp tục
chuyển động mà văng ra.
6. Sau khi đo nhiệt độ cơ thể người bằng nhiệt kế người ta
thấy bác sĩ vẫy mạnh chiếc nhiệt kế làm cho thủy ngân trong
ống tuột xuống. Bác sĩ làm như vậy để làm gì? Tương tự hiện
13


tượng này, khi học sinh sử dụng viết mực, cây viết mực viết
không ra ta hay làm gì?
Hướng dẫn: Dựa vào quán tính. Khi vẫy mạnh ống cặp sốt
cả ống và thủy ngân bên ống dừng lại đột ngột, theo quán
tính, thủy ngân bên trong ống vẫn muốn duy trì vận tốc cũ, kết
quả là thủy ngân sẽ tụt xuống. Cũng tương tự hiện tượng trên
khi viết không ra mực học sinh cũng hay vẫy vẫy cây bút, để

mực trong ống do quán tính nó vẫn chuyển động ra ngoài.
Lưu ý: Các bài tập 2, 3, 4, 5, 6 tôi sẽ giao nhiệm vụ về nhà
cho các em để các em tự suy nghĩ, tự hiểu được những kiến
thức mà các em học từ bài mới để kiểm tra khả năng hiểu bài
của các em.
b. Định luật II Niu-tơn
1. Ở các sân bay thường người ta thiết kế đường băng rất
dài. Tại sao phải thiết kế như vậy, mà không làm ngắn hơn?
Hướng dẫn: Theo định luật II Niu- tơn ta có thể rút ra kết
luận vật có khối lượng càng lớn thì quán tính càng lớn, máy bay
có khối lượng lớn thì tính ì của nó cũng lớn. Đường băng dài để
máy bay đặt vận tốc lớn cần thiết để cất cánh.
2. Một chiếc ôtô tải và một chiếc ôtô con đang chạy cùng tốc
độ, nếu cả hai xe được phanh lại bằng một lực hãm như nhau,
dự đoán xem xe nào dừng lại trước, nguyên nhân tại sao?
Hướng dẫn: Ôtô con vì ôtô tải khối lượng lớn nên quan tính
lớn khó thay đổi vận tốc.
Hai bài tập này tôi sẽ sử dụng củng cố phần “II. 2. Khối
lượng và mức quán tính”.
c. Định luật III Niu-tơn
1. Có một tai nạn giao thông: trường hợp một xe tải đâm vào
một ôtô con. Khi xe tải đâm vào ôtô con thường xe tải bị móp và
dừng lại, còn ôtô con bị bẹp dúm có đôi lúc còn văng ra xa. Giải
thích nguyên nhân?
Hướng dẫn: Khi 2 xe va chạm thì theo định luật III Niu tơn 2
xe chịu tác dụng các lực bằng nhau nhưng do xe tải khối lượng
lớn hơn ô tô con nên theo định luật II Niu-tơn xe tải thu gia tốc
14



nhỏ hơn ô tô con vì vậy ô tô con văng ra xa còn xe tải thì dừng
lại.
2. Tại sao chúng ta đi bộ được một cách dễ dàng?
Hướng dẫn: Khi đi bộ thì chân tác dụng vào mặt đất một
lực và mặt đất cũng tác dụng lại chân một lực làm chân tiến về
phía trước.
3.2.3. Bài 11- Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn
1. Tại sao Mặt Trăng luôn quay xung quanh Trái Đất? Và các
hành tinh (trong đó có cả Trái Đất) quay quanh Mặt Trời theo
những quỹ đạo xác định?
Hướng dẫn: Lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất đã giữ
cho Mặt Trăng luôn quay quanh Trái Đất, chính lực này cũng giữ
cho các hành tinh quay quanh Mặt Trời.
Lưu ý: Có thể dùng bài tập này kèm video chuyển động của
các hành tinh để tạo tình huống có vấn đề vào bài.
2. Hãy sử dụng kiến thức về lực hấp dẫn để giải thích hiện
tượng thủy triều?
Hướng dẫn: Khi dạy xong bài “ Lực hấp dẫn. Định luật vạn
vật hấp dẫn”- Vật lí 10, giáo viên nên nhắc đến kiến thức lịch
sử, Ngô Quyền chiến thắng Bạch đằng năm 938 là do lợi dụng
hiện tượng thủy triều, mà về mặt vật lý thì nguyên nhân của
thủy triều là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra và tất nhiên là
do cả lực hút của Mặt Trời nữa. Giáo viên nên chỉ rõ thủy triều
cực đại đạt được khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về
một phía với Trái Đất - lực hấp dẫn đạt cực đại, còn khi Mặt
Trăng và Mặt Trời nằm đối diện nhau so với Trái Đất thì mức
triều lên đạt cực tiểu. Học sinh sẽ thấy được ứng dụng của hiện
tượng vật lí.
Lưu ý: Bài 2 tôi sẽ giao nhiệm vụ học ở nhà cho các em, để
các em có thể đọc thêm về hiện tượng thủy triều và tự giải thích

nó.
3.2.4. Bài 12- Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc
1.Tại sao lưới của vợt cầu lông, vợt tennis người ta thường
đan căng?
15


Hướng dẫn: Để làm tăng tính đàn hồi
2. Dưới chân của các cái bàn, ghế, người ta thường lót một
miếng cao su hoặc miếng nhựa. Mục đích để làm gì?
Hướng dẫn: Vì mặt tiếp xúc giữa chân ghế và mặt sàn không
bằng phẳng nên mặt sàn thường không bằng phẳng nên người
ta thường dùng miếng lót nhưng thường dùng cao su, hoặc
nhựa để có độ đàn hồi.
3.2.5. Bài 13- Lực ma sát
1. Vì sao đế dép, lốp ôtô, xe đạp, phải khía (rãnh) ở mặt cao
su? Nó có giúp gì trong việc người lái điều khiển xe?
Hướng dẫn: Làm tăng lực ma sát giữa đế dép, lốp ôtô, xe đạp
và mặt đường.
2. Tại sao động vật, con người, xe cộ lại di chuyển một cách
dễ dàng?
Hướng dẫn: Đối với người, động vật, xe cộ, lực ma sát nghỉ
đóng vai trò là lực phát động làm cho các vật chuyển động
được. Khi đi, bàn chân đạp vào mặt đất một lực ma sát nghỉ
hướng về phía sau. Mặt đất cũng tác dụng vào bàn chân một lực
ma sát nghỉ hướng về trước lực này đóng vai trò là lực phát
động làm cho người đi được.
3. Tại sao đi trên đường đất sét trơn trợt vào trời nắng ráo dễ
dàng hơn khi đi vào trời mưa? Nếu bạn đi trên xe ôtô bị sa lầy
trên quãng đường trơn trợt thì bạn có thể nêu ý kiến gì giúp đưa

xe ra khỏi chỗ lầy không? Giải thích?
Hướng dẫn: Hệ số ma sát phụ thuộc vào vật liệu và tình
trạng của hai mặt tiếp xúc, nguồn góc lực phát động trong
trường hợp trên là lực ma sát
Chúng ta đi bộ hay đi xe thì lực ma sát với mặt đường luôn
đóng vai trò là lực phát động, giúp chúng ta chuyển động về
phía trước. Khi đường khô ráo hệ số ma sát với mặt đường lớn
đảm bảo giúp chúng ta di chuyển dễ dàng. Nhưng khi trời trơn
trợt, hệ số ma sát giảm đáng kể và lực ma sát sinh ra không đủ
lớn để giúp phát động chuyển động của xe. Do đó, muốn thoát
khỏi chỗ lầy thì cần tìm cách tăng cường hệ số ma sát bằng
cách thay đổi bề mặt tiếp xúc.
16


4. Nhiều khi ôtô bị sa lầy, bánh xe quay tít mà xe không nhúc
nhích lên được. Thật nan giải quá!Vì sao lại như vậy? Làm thế
nào để giải quyết đây?
Hướng dẫn: Khi bánh xe phát động bi sa lầy, lực ma sát do
đất tác dụng lên bánh xe quá nhỏ, không đủ giữ cho điểm của
bánh xe tiếp xúc với đất tạm thời đứng yên làm cho xe nhích lên
được. Muốn khắc phục tình trạng này, người ta thường đổ cát,
sạn hay lót ván vào chỗ lầy để tăng ma sát.
3.2.6. Bài 14 – Lực hướng tâm
1. Một vật đặt trên một bàn quay. Khi bàn chưa quay vật
đứng yên. Khi bàn từ từ quay, vật quay theo. Lực nào đã gây ra
gia tốc hướng tâm cho vật?
Hướng dẫn: Lực tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều
và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm. Vật
chuyển động tròn trên bàn lực ma sát tác dụng vào vật chuyển

động tròn đều. vạy lực ma sát có vai trò là lực hướng tâm.
2. Buộc một sợ dây vào một gầu nước, rồi cầm đầu dây quay
trong mặt phẳng thẳng đứng. Vì sao khi quay với vận tốc đủ lớn
thì vị trí cao nhất mà nước trong thùng bị đảo
Hướng dẫn : Nước trong thùng chuyển động tròn với vận tốc
phù hợp để phản lực của đáy gầu lên nước tồn tại thì theo định
luật III Niutơn nước vẫn ép lên đáy gầu một lực đúng bằng phản
lực. Ngay cả khi phản lực này bằng không nước cũng không đổ
ra ngoài được.
3. Tại sao tai các chỗ rẽ người ta phải làm cho mặt đường bị
nghiêng về phí tâm cong của chỗ rẽ?
Hướng dẫn : Khi xe di chuyển qua các chỗ rẽ tránh chuyển
động li tâm của các xe.
3.2.7. Bài 15 – Bài toán chuyển động ném ngang
1. Trên một tòa nhà cao bạn có hai viên bi thép. Viên thứ
nhất thả rơi xuống theo phương thẳng đứng. viên bi thứ hai
được ném ngang với một vận tốc v 0.Viên bi nào chậm đất trước?
vì sao? Bỏ qua sức cản không khí.
Hướng dẫn :Thời gian của vật rơi tự do và ném đều bằng
t=

2h
g

. Hai viên bi có thời gian rơi như nhau, cả hai viên bi
chạm đất cùng một lúc.

17



2. Một máy bay đang bay theo phương ngang với tốc độ là
v (m / s)

, máy bay ở độ cao h (m) viên phi công phải thả bom từ
xa cách mục tiêu bao nhiêu để bom rơi đúng mục tiêu?
Hướng dẫn : Chuyển động của bom là chuyển động ném
ngang. Để bơm rơi đúng mục tiêu thì phi công phỉ ném từ vị trí
cách mục tiêu một khoảng bằng tầm xa tính theo phương
ngang.
L = xmax = v0

2h
g

(m)

L = xmax = v0

2h
g

Vậy khoảng cách cần tìm là:
3.3. Cuối mỗi chương hướng dẫn cho học sinh kiến
thức cơ bản và đưa ra các phương pháp giải các bài tập
cơ bản
Ngoài cách tạo tình huống có vấn đề và sử dụng các bài tập
định tính gắn với thực tiễn để tạo hứng thú học tập cho các em
thì việc tổng hợp kiến thức cơ bản của chương và kỹ năng giải
các bài tập định lượng cũng rất quan trọng để các em nhận thấy
được sau mỗi chương mình học được cái gì, lĩnh hội được những

kiến thức nào và sẽ hình thành được kỹ năng giải các bài tập
vật lí.
Phần tóm tắt những kiến thức cơ bản của từng bài từng
chương như trên tôi giao nhiệm vụ để học sinh tự làm ở nhà và
đến tiết bài tập hay ôn tập chương tôi kiểm tra việc thực hiện
của các em và bổ sung những phần mà các em còn thiếu hay
làm chưa tốt. Tôi sẽ dành một tiết bài tập để nêu phương pháp
giải và hướng dẫn các em làm một bài tập cụ thể. Sau đó tôi
đưa ra hệ thống các bài tập cơ bản giao về nhà cho các em làm.
Đến tiết bài tập hay tiết ôn tập tôi sẽ hướng dẫn phương pháp
cho các em.
3.3.1. Kiến thức cơ bản của chương
3.3.1.1. Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của một chất
điểm
- Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác,
kết quả là truyền gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng. Đường thẳng mang
vectơ lực gọi là giá của lực.
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt vào vật và có cùng giá, cùng độ lớn
nhưng ngược chiều
Tổng hợp lực: là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng
một lực có tác dụng giống hệt như toàn bộ các lực ấy.
18


- Qui tắc hình bình hành: Nếu hai lực đồng quy được biểu diễn về độ lớn và
về hướng bằng hai cạnh của một hình bình hành vẽ từ điểm đồng quy, thì hợp
lực của chúng được biểu diễn về độ lớn và về hướng bằng đường chéo của hình
bình hành đó
- Điều kiện cân bằng của chất điểm: Một chất điểm cân bằng khi tổng các
lực tác dụng lên nó cân bằng không.

Phân tích lực: là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống
hệt như lực ấy.
- Phân tích một lực thành hai lực thành phần đồng quy phải tuân theo quy tắc
hình bình hành.
3.3.1.2. Ba định luật Niu-tơn
1. Định luật I Niu-tơn
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các
lực có hợp lực bằng không, thì vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển
động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Quán tính: Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc
cả về hướng và độ lớn.
2. Định luật II Niu-tơn
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc
tỉ lệ thuận với độ lớn của ulực
và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật
r
r F
ur
r
a = hay F = ma
m

Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
3. Định luật III Niu-tơn:
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng
tác dụng lại vật A một
ur lực. Hai
ur lực này khác điểm đặt, cùng giá, ngược chiều và
F BA = − F AB
cùng độ lớn.

3.3.1.3. Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn
Lực hấp dẫn: Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi là lực hấp
dẫn.
Định luật vạn vật hấp dẫn: Lực hấp đẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận
với tích hai khối lượng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Fhd = G

m1m2
r2

6, 67.10−11

Nm 2
kg 2

G là hằng số hấp dẫn, có giá trị bằng
Trọng lực của một vật là lực hấp dẫn trái đất và vật đó.
Trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực của vật đó.
3.3.1.4. Lực đàn hồi lò xo. Định luật Húc

19


Lực đàn hồi xuất hiện ở cả hai đầu lò xo và tác dụng vào các vật làm nó biến
dạng. Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng vào trong lò xo, còn khi bị nén,
lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài.
Hướng của lực đàn hồi ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng. Cụ
thể, khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục của lò xo vào phía trong;
còn khi bị nén, lực đàn hồi hướng theo trục của lò xo ra phía ngoài
Định luật Húc:

Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ
Fdh = k ∆l

biến dạng của lò xo
.
3.3.1.5. Lực ma sát
Lực ma sát trượt
a) Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
b) Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
c) Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của lực của áp lực được
gọi là hệ số ma sát trượt, kí hiệu là μt
µt =

Fms
N

Lực ma sat nghỉ
Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật nằm yên trên bề mặt vật khác. Không
có hướng nhất định. Hướng của nó ngược với hướng của lực tác dụng. Không có
độ lớn nhất định. Độ lớn của nó bằng với độ lớn của lực tác dụng. Có độ lớn cực
đại. Lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt.
Lực ma sát nghỉ cực đại xấp xỉ bằng lực ma sát trượt và có thể dùng công
thức tính lực ma sát trượt để tính lực ma sát nghỉ cực đại.
Lực ma sát lăn:
- Xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi một vật lăn trên mặt một vật khác.
- Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
- Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn hệ số ma sát trượt hàng chục lần.
3.3.1.6. Lực hướng tâm
Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và

gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
mv 2
Fht =
= mω 2 r
r
Công thức của lực hướng tâm:
3.3.1.7. Chuyển động ném ngang
Chuyển động ném ngang có thể phân tích thành hai chuyển động thành phần
theo
hai trục tọa độ (gốc O tại vị trí ném, trục 0x hướng theo vectơ vận tốc đầu
uur
v0

ur
P

và trục 0y hướng theo vectơ trọng lực ).
- Chuyển động thành phần - Chuyển động thành phần
theo trục 0x là chuyển động theo trục 0y là chuyển động
thẳng đều với các phương rơi tự do với các phương
20


trình:
ax = 0
vx = vo
x = vo t

trình:
ay = g

vy = gt
y=

1 2
gt
2

Biết hai chuyển động thành phần, ta suy ra được chuyển động của vật.
+ Quỹ đạo của chuyển động ném ngang có dạng parabol.
+ Thời gian chuyển động bằng thời gian rơi tự do của vật được thả từ cùng
độ cao:
t=

2h
g

+ Tầm ném xa:
L = xmax = v0t = v0

2h
g

3.3.2. Phương pháp giải bài tập
3.3.2.1. Bài tập định lượng gắn với thực tiễn:
Việc thiết kế bài tập định lượng gắn với thực tiễn rất cần thiết cho việc rèn
kỹ năng cũng như việc vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết nhiệm vụ học
tập. Những bài tập định lượng với số liệu và những tình huống xảy ra trong thực
tế phần nào giúp cho học sinh thấy được tính ứng dụng của các kiến thức vật lý.
Dưới đây, tôi lấy 2 ví dụ minh họa mà giáo viên có thể sử dụng khi dạy phần bài
tập về định luật II Niu-tơn.

Ví dụ 1: Một học sinh có khối lượng 45kg đang đạp xe trên đường với vận
tốc 14,4km/h. Biết xe đạp có khối lượng 10kg thì thấy có một hố sâu của công
trình giao thông ở xa liền hãm phanh. Biết lực cản là 100N.
a. Hỏi hãm phanh cách hố bao nhiêu để an toàn?
b. Nhận xét gì khi tham gia giao thông?
Giải
uu
r
r
Gia tốc của xe đạp: Áp dụng định luật II Niu-tơn:
− Fc = ma

→a=−

Fc = ma

Fc −100
=
= −1,82m / s 2
m
55

Độ lớn:
dấu “-” do lực cản trở chuyển động.
Quãng đường xe đi thêm được từ lúc hãm phanh đến khi
dừng :
S=

v 2 − v02
0 − 42

=
= 4, 4m
2a
2.( −1,82)

Vậy phải phanh xe cách chướng ngại vật 1 đoạn
an toàn.

≥ 4, 4m

mới
21


Nhận xét: Khi đi tham gia giao thông trên đường phải hết
sức lưu ý đến các vật chắn trên đường.
Ví dụ 2: Một người chạy xe gắn máy có khối lượng tổng cộng
người và xe là 150kg, xe đang chạy với vận tốc 36km/h thì gặp
chướng ngại vật cách xe 30m, liền đạp phanh để dừng lại. Biết
lực cản do ma sát tạo ra là 300N. Liệu người này có kịp tránh
được chướng ngại không? Vì sao?
Giải:
uuu
r
r
Fms = ma

Áp dụng định luật II Niu-tơn:
Quãng đường xe đi thêm được từ lúc hãm phanh đến khi
dừng :

v 2 − v02 0 − 10 2
S=
=
= 25m
2a
2.(−2)

Vậy sau khi hãm phanh xe sẽ đi được 1 đoạn cách chướng
ngại vật 25m và vẫn tránh được chướng ngại vật.
3.3.2.2. Phương pháp động lực học để giải các bài toán chương “ Động
lực học chất điểm”.
Đa số học sinh khi giải các bài tập định lượng ở chương này sẽ gặp khó
khăn: các em biết là sẽ áp dụng các định luật Niu-tơn để giải nhưng sẽ lúng túng
không biết bắt đầu từ đâu, khó khăn hơn với các em đó là chuyển biểu thức véc
tơ thành biểu thức đại số để tính toán các đại lượng cần tìm. Nên giải pháp tôi
thấy hợp lý đó là đưa ra phương pháp chung theo các bước, để khi gặp dạng toán
này học sinh cứ thực hiện theo các bước, khi đó các em sẽ hình dung được mình
sẽ làm gì với dạng toán này và tôi sẽ đặc biệt lưu ý, chỉ cách cho các em khi
chuyển biểu thức véc tơ thành biểu thức đại số. Cụ thể:
a) Phương pháp chung:
Bước 1: Chọn hệ quy chiếu.
Bước 2: Biểu diễn các lực tác dụng lên vật.
Bước 3: Viết biểu thức định luật II Niu-Tơn.
Bước 4: Chuyển biểu thức vectơ thành biểu thức đại số và
tính đại lượng yêu cầu.
b) Sau khi đưa ra các bước của phương pháp, để học sinh
hình dung được các bước như thế nào? tôi sẽ cho học sinh vận
dụng ngay vào bài toán cụ thể:
Ví dụ 3: Một vật có khối lượng m = 4kg đang đứng yên trên
mặt phẳng ngang được kéo chuyển động bởi một lực F có độ lớn

không đổi là 6N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng
ngang là µ = 0,1, lấy g = 10 m/s 2. Hãy tính quãng đường mà vật
đi được trong 5s trong trường hợp lực F có phương ngang.
Trước hết là tôi sẽ hướng dẫn học sinh phân tích đề bài:
Nhiệm vụ của bài toán là phải xác định được dạng chuyển
động của vật, từ đó vận dụng bài toán động học để tính đại
22


lượng theo yêu cầu của bài toán. Vì vậy ta cần xác định gia tốc
của vật và từ điều kiện ban đầu nhận định dạng chuyển động
của vật.
Để xác định gia tốc của vật ta dùng phương pháp giải đã
nêu như trên. Cần phân tích để học sinh có thể tiến hành được
các thao tác trên, từ việc chọn hệ quy chiếu theo định hướng
giải, xác định được các lực tác dụng vào vật và biểu diễn trên
hình, viết biểu thức định luật II Niu-Tơn cho trường hợp của bài.
Hướng dẫn học sinh biết cách thực hiện việc chuyển biểu thức
vectơ thành biểu thức đại số rồi thực hiện tính đại lượng yêu
cầu.
Lời giải cụ thể như sau:
Bước 1: Hệ quy chiếu: Tọa độ Oxy:
Ox: phương ngang, chiều cùng chiều chuyển động của vật.
Oy: phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
Mốc thời gian t = 0 lúc vật bắt đầu chuyển động.
Bước 2: Các lực
tác dụng vào vật:
ur
+ Trọng lực:


P

+ Phản áp lực từ umặt
phẳng ngang:
r
+ Lực tác dụng:

uu
r
N

F

uuu
r
Fms

+ Lực ma sát trượt:
- Lực F có phương ngang: ta có hình vẽ.
y

uu
r
N

O
x

ur uuu
r uu

r ur
r
F + Fms + N + P = ma

Bước 3: Áp dụng định luật II Niu-tơn:
Bước 4: (Chuyển biểu thức vectơ thành biểu thức đại số và
tính đại lượng yêu cầu.) Chiếu lên Oy:
N – P = 0 → N = P = mg
Fms = µN = µmg
Chiếu lên Ox:
F – Fms = ma → F - µmg = ma
23


Lưu ý: - Khi chiếu lên trục tọa độ cần nhận thấy được theo các
trục tọa độ thì vật có tính chất chuyển động như thế nào: nếu
vật đứng yên hay chuyển động thẳng đều thì gia tốc của vật khi
chiếu lên trục đó sẽ bằng không, vật chuyển động biến đổi đều
thì gia tốc khi chiếu lên trục tọa độ sẽ khác không.
→ 4 a = 6 – 0,1.4.10 → a = 0,5 (m/s2)
→ Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Áp dụng công thức: s = v0.t + 0,5.a.t2
→ s = 0,5.0,5.25 = 6,25(m)
Lưu ý: Khi xác định được gia tốc chuyển động của bài toán thì
bài toán có thể tìm độ lớn vận tốc tại 1 thời điểm, quãng đường
vật đi được hay là tìm thời gian chuyển động thì các em phải
luôn ghi nhớ tính chất, công thức các loại chuyển động ở
chương “Động học chất điểm”.
4. Hiệu quả của đề tài
Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng các giải pháp đã

nêu trên ở các lớp tôi trực tiếp giảng dạy và đã đạt được các kết
quả nhất định:
- Tôi cảm nhận một sự thay đổi trong các em đó là cái nhìn
thiện cảm về môn học mà mình đang học, học sinh có thái độ
tích cực hơn trong quá trình học tập, chủ động làm bài tập, học
sinh nhớ được những kiến thức cũ vì đây là chương thứ 2 của
lớp 10 nên sẽ là một tiền đề rất tốt cho những chương còn lại,
cũng như trong chương trình vật lý THPT.
- Học sinh đến tiết vật lí không còn ngủ trong giờ, tích cực xây
dựng bài, yêu thích môn vật lí, thích những giờ dạy của tôi,
nhiều em học yếu còn nhận xét môn vật lí dễ học hơn các môn
khác.
- Trong giờ học tôi sử dụng linh hoạt các phương pháp để tạo
sự thoải mái khi học cho các em, các em không còn sợ hay có
mặc cảm tự ti khi học và tiếp thu bài tốt hơn. Sự hứng thú của
các em với môn học và tiến bộ của các em đã thể hiện qua
điểm số và ý thức học bài của các em ở nhà cũng như trên lớp.
- Kết quả đối chứng khi áp dụng sáng kiến dạy chương “
Động lực học chất điểm” tại lớp 10A và so sánh với khi không
áp dụng sáng kiến ở lớp 10C năm học 2018 -2019 tại trường
THCS và THPT Quan Hóa:
Kết quả khảo sát ở lớp 10A, 10C trước khi áp dụng sáng kiến:
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Lớp
SL
% SL

%
SL
%
SL
% SL %
7,6
17,9
38,4
33,3
2,5
10A
3
7
15
13
1
9
5
6
3
7
10C
2
4,8 3 7,32 17 41,4 19 46,3 2 4,8
24


7
6
4

8
Kết quả khảo sát ở lớp 10A, 10C sau khi áp dụng sáng kiến:
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Lớp
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL %
15,3
30,7
51,2
2,5
10A
6
12
20
1
0
0
8
7

8
6
29,2
56,1
4,8
10C
4 9,76 12
23
2
0
0
7
0
8
- Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy hiệu quả đó là không
còn điểm kém (1 học sinh ở lớp 10A, 2 học sinh lớp 10C) khi các
em làm bài khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến, các em đã làm
được các câu hỏi ở mức độ nhận biết các khái niệm, các định
luật vật lí với những thuật ngữ khó học khó nhớ; những học sinh
học yếu thì dần đã làm được các bài tập nhận biết, thông hiểu
và vận dụng thấp của chương dễ dàng đạt điểm 5, 6 môn vật lí.
Tỉ lệ điểm vật lí trước và sau khi áp dụng sáng kiến đã có sự
thay đổi mà đối tượng tôi muốn hướng tới chủ yếu là các em
học yếu, kém, không hứng thú với môn vật lí đã yêu thích môn
học, chịu khó làm bài tập trên lớp và về nhà, ôn tập theo hệ
thống để nâng lên mức điểm trung bình và khá.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trên đây là những giải pháp của tôi để giúp học sinh của
mình thích học môn vật lí và để nâng cao chất lượng giáo dục
của bộ môn tại trường.

Đề tài xuất phát từ việc dạy và học môn vật lí cho đối tượng
học sinh không có hứng thú với môn vật lí, không biết vận dụng
kiến thức vật lí vào cuộc sống. Từ đó đưa ra một số giải pháp cụ
thể khi dạy chương “Động lực học chất điểm” ở chương trình vật
lí 10 cơ bản, tôi muốn nhấn mạnh để học sinh hứng thú với môn
vật lí người giáo viên cùng với phương pháp dạy học phù hợp
phải khai thác triệt để tính ứng dụng của môn học: các ví dụ
thực tế, các bài tập định tính sát với nội dung bài học; chuẩn bị
tốt hệ thống các câu hỏi có tính thực tế trong bài, có phương
pháp cụ thể để rèn luyện kỹ năng giải bài tập vật lí cho học
sinh. Đề tài này sẽ giúp ích cho giáo viên trong quá trình thay
đổi phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, người học yêu
thích môn học và tự chiếm lĩnh tri thức, từ đó nâng cao hiệu quả
dạy học. Trên cơ sở này đề tài còn có thể tiếp tục phát triển ở
các chương còn lại của vât lí 10, 11, 12, nó sẽ là một tài tiệu thú
vị đối với cả giáo viên và học sinh khi tiếp cận với môn vật lí
THPT.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi có kiến nghị
và đề xuất:
25


×