Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tin học 10 ở trường THPT DTNT tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.84 KB, 18 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Bộ môn Tin học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY
HỌC TIN HỌC 10 Ở TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ
TỈNH

Người thực hiện: Trương Văn Phát

0


Sáng kiến kinh nghiệm

Bộ môn Tin học

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ

Từ viết tắt

Nghĩa từ viết tắt

1



GD ĐT

Giáo dục Đào tạo

2

CNTT

Công nghệ Thông tin

3

THPT

Trung học phổ thông

4

THCS

Trung học cơ sở

5

CPU

Bộ xử lý trung tâm

6


STVB

Soạn thảo văn bản

7

SGK

Sách giáo khoa

8

PPCT

Phân phối chương trình

1


Sáng kiến kinh nghiệm

Bộ môn Tin học

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Môn Tin học trong chương trình giáo dục THPT cũng giống như nhiều
môn học khác ở cấp học này. Chương trình Tin học lớp 10 hiện nay là cơ sở để
hình thành kiến thức, kỹ năng thực hành máy tính của bộ môn Tin học ở cấp
THPT, giúp các em tìm kiếm được kiến thức và kỹ năng mới, bài tập thực hành

tin học là công cụ hữu hiệu để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh. Giúp
giáo viên phát hiện được trình độ của học sinh, làm bộc lộ những khó khăn sai
lầm của học sinh trong học tập tin học. Đồng thời có biện pháp giúp các em mở
mang kiến thức, giáo dục tư tưởng đạo đức, kỹ năng cho học sinh ngay từ những
ngày đầu tiên. Như vậy thông qua môn tin học 10 học sinh được rèn về kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo, về đạo đức và tư duy thực hành, từ đó gây hứng thú học tập và
nghiên cứu bộ môn đối với học sinh trong những năm tiếp theo.
Qua nhiều năm triển khai kiến thức trên bục giảng cho học sinh, tôi nhận
thấy kiến thức trong sách hiện nay đã không còn mới và không còn bắt kịp với sự
phát triển của Công nghệ thông tin (CNTT), tuy nhiên nếu biết cách khai thác bài
dạy và liên hệ thực tế, thêm các kiến thức thực tế thì những kiến thức nghĩ rằng đã
cũ lại không hề khô khan và cũ.
Trong dạy học môn tin, tôi nhận thấy điều quan trọng nhất là có một
phương pháp tốt sẽ gây hứng thú cho học sinh vì học sinh luôn muốn học những
điều mới lạ, học sinh rất thích làm quen và khám phá các công nghệ mới, có thể
nhận thấy đây là một điều kiện thuận lợi cho giáo viên. Tuy nhiên với chương
trình tin học đòi hỏi sự linh hoạt rất cao của các giáo viên, sử nhạy bén, tư duy có
sự quan sát và sáng tạo và kỹ năng sử dụng máy tính của học sinh để giải quết vấn
đề, vì vậy đòi hỏi phải tìm ra phương pháp giảng dạy để học sinh dễ hiểu, dễ dàng
tìm được sự gắn kết giữa các kiến thức, kỹ năng thực hành.
Với những lí do như trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp
nâng cao chất lượng dạy học tin học 10 ở trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh”

2


Sáng kiến kinh nghiệm

Bộ môn Tin học


1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi: Nghiên cứu thực tế học sinh khối 10 trường THPT Dân tộc nội
trú Tỉnh Thanh Hóa.
- Đối tượng: Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học tin học 10 ở
trường THPT.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra những phương pháp mới dựa trên cơ sở khoa học để truyền thụ kiến
thức cho học sinh thêm sinh động và thực tế hơn, đặc biệt đối với chương trình Tin
học lớp 10.
Xác định cơ sở thực tiễn của một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo
dục đổi mới phương pháp dạy học – lấy người học làm trung tâm.
1.4. Điểm mới của sáng kiến
Ứng dụng CNTT vào giảng dạy là những chủ chương của Ngành Giáo dục,
trong đó có thể kể đến như giáo án điện tử, mô phỏng các ví dụ, thí nghiệm trực
quan... như đã từng áp dụng, trên cơ sở đó kết hợp với thao tác trên các thiết bị thực
tế với kỹ năng thực hành trên thiết bị máy tính như bộ môn Tin học. Từ kết quả thao
tác thực tế, thực hành của học sinh qua mỗi tiết học, học sinh có thể tự mình đánh giá
kiến thức tiếp thu bài của mình, của bạn kết hợp tự đánh giá của giáo viên đối với mỗi
học sinh. Qua đó học sinh có thể tự điều chỉnh quá trình học tập của mình để lĩnh hội
tri thức một cách đầy đủ và tốt nhất, thầy cũng điều chính được hoạt động dạy của
thầy, dẫn đến nâng cao chất lượng bộ môn Tin học trong nhà trường. Có thể nói điểm
mới của sáng kiến chính là học sinh học lý thuyết và học lý thuyết từ thực tế thưc
hành trực tiếp với các thiết bị trực quan, máy tính, kết hợp học sinh tự đánh giá chính
mình, đánh giá bạn đã làm được gì? Chưa làm được gì so với yêu cầu đặt ra qua các
tiết thực hành.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Các định nghĩa khái niệm
Phương pháp được hiểu là con đường, là cách thức để đạt những mục tiêu nhất định
3



Sáng kiến kinh nghiệm

Bộ môn Tin học

Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động và giao lưu của thầy gây nên
những hoạt động và giao lưu cần thiết của trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
Phương pháp nâng cao chất lượng là cách thức tiến hành các hoạt động dạy
học để nâng cao quá trình tiếp thu bài của học sinh.
Phương pháp dạy học Tin học là nghiên cứu những mối liên hệ có tính quy
luật giữa các thành phần của quá trình dạy học môn Tin học chủ yếu là giữa mục
tiêu, nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học
môn này theo các mục đích đặt ra.
2.1.2. Các văn bản chỉ đạo
Ngày 07/01/2008 Bộ GD-ĐT thông báo kết luận của Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Công nghệ
thông tin (CNTT), Bộ GD-ĐT. Theo đó, 2008-2009 là năm học CNTT, năm học
có ý nghĩa thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động CNTT trong các cơ sở GD-ĐT.
Theo Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị.
Nghị quyết số 29 - NQQ/ TW ban hành ngày 04/11/2013 của Hội nghị TW
8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2.2. Thực trạng chất lượng giảng dạy môn tin học lớp 10 tại trường THPT
Dân tộc nội trú Tỉnh Thanh Hóa.
2.2.1. Đặc điểm tình hình
Trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh Thanh Hóa là một trường chuyên biệt,
100% học sinh là người dân tộc thiểu số, sinh sồng tại 11 Huyện miền núi của
Tỉnh Thanh Hóa được hưởng chế độ chính sách của nhà nước và của Tỉnh.
Cơ bản cơ sở vật chất nhà trường đã được cấp, cơ quan quản lý trang bị đầy đủ,
đã được trang bị máy chiếu, máy tính, phòng tin học phục vụ cho công tác dạy và học

của nhà trường, nhưng trường được xây dựng từ những năm 1993, nên không gian
phòng học nhỏ, có nhiều hạn chế trong triển khai giờ dạy.
Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình trong công tác cùng với 540
học sinh toàn trường được chi làm 18 lớp:
Khối 10: 06 lớp với 180 học sinh.
Khối 11: 06 lớp với 180 học sinh.
4


Sáng kiến kinh nghiệm

Bộ môn Tin học

Khối 12: 06 lớp với 180 học sinh.
2.2.2. Thực trạng của vấn đề:
a. Thuận lợi:
Được sự quan tâm của Sở Giáo dục & Đào tạo trường được trang bị 02
phòng máy tính, ngoài ra cũng có một số phòng học được trang bị máy chiếu, máy
tính phục vụ cho nhu cầu công tác giảng dạy ứng dụng CNTT của giáo viên.
b. Khó khăn:
Trong thời gian qua, càng ngày tính đa dạng về trình độ học sinh trong
các lớp càng tăng. Làm cách nào để có thể giúp cho học sinh khai thác tối đa
bài giảng của thầy, nhất là đối với học sinh yếu không thực sự hứng thú với bộ
môn. Ở các em có sự khác biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận
thức,… khác với môn học khác, môn Tin học đòi hỏi phải có sự tư duy, thao
tác, kỹ năng sử dụng máy tính mà hầu như ở các em đều thiếu.
Trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh có 100% học sinh là người dân tộc
thiểu số, ở các xã đặc biệt khó khăn. Học sinh khối 10 nhà trường, trước đây phần
đa chưa được tiếp xúc với bộ môn tin học, với máy tính. Giờ đây các em cũng
không có điều kiện tiếp xúc nhiều với máy tính, nên chưa có kỹ năng sử dụng máy

tính.
Số tiết thực hành trong chương trình sách giáo khoa còn chưa đủ, học sinh
chưa kịp làm quen với thao tác thực hành máy tính thì thời lượng giành cho tiết thực
hành đã hết, nên chưa đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng, dẫn đến học sinh cảm thấy
không hứng thú học dẫn đến chán học dẫn đến lười học dẫn đế không hiểu
bài kết quả thấp.
c. Nguyên nhân
Các trường THCS trên địa bàn 11 Huyện miền núi đại đa số các trường chưa
đưa môn Tin học vào giảng dạy chính khóa mà chỉ xem môn tin học như là môn học
tự chọn và cũng chưa được trang bị phòng máy tính. Lên đến 90% học sinh tuyển
mới vào lớp 10 trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh chưa được tiếp xúc với Tin học,

5


Sáng kiến kinh nghiệm

Bộ môn Tin học

với máy tính , nhiều học sinh ban đầu còn lúng túng chưa biết cầm và sử dụng chuột
như thế nào.
PPCT môn tin học 10 có rất nhiều nội dung bài lý thuyết cần đến kỹ năng
thao tác sử dụng máy tính mà môn Tin học lại là môn cần có sự thực tế như thực
hành, nếu không có những bài giảng và phương pháp phù hợp với đối tượng học
sinh, dễ làm cho học sinh không có hứng thú học với môn học. Ví dụ
như:
Bài
Tên bài
trang
3

Giới thiệu về máy tính
19-26
10 Khái niệm hệ điều hành
62-63
11 Tệp và quản lý tệp
64-67
12 Giao tiếp với hệ điều hành
68-70
14-19 Các bài chương soạn thảo văn bản
92-128
20 Mạng máy tính
134-140
22 Một số dịch vụ cơ bản của internet....
145-151
Nhiều giáo viên chỉ đơn thuần khai thác kiến thức như lâu nay chúng ta vẫn
làm - dạy lý thuyết trên lớp bình thường, đến bài thực hành, học sinh mới được thực
hành, khi đó bài học trở nên khó gợi được hứng thú tích cực cho học sinh, vì khi đó
học sinh gần như lại phải học lại lý thuyết trong giờ thực hành mới làm được.
3. Một số giải pháp đã tiến hành để nâng cao chất lượng giảng dạy tin học 10
ở trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh Thanh Hóa.
Đạt được mục đích dạy học của mỗi bài học là niềm trăn trở của mỗi người
làm nghề dạy học: để làm được điều đó mỗi giáo viên đều có một cách truyền thụ
phương pháp riêng, nhưng điều quan trọng đầu tiên là, làm thể nào để học sinh
hào hứng trong mỗi tiết giảng, từ đó yêu thích môn học của mình, say mê học tập
nghiên cứu, sáng tạo.... Dưới đây là một số biên pháp đối với môn Tin học.
3.1. Vân dụng các thiết bị phần cứng máy tính để mô tả trực quan:
Tin học là một môn không chỉ học kiến thức khoa học về Tin học mà còn
gắn liền với kỹ năng sử dụng thiết bị là máy tính. Máy tính là công cụ không thể
thiếu được của tin học do vậy để đạt được kiến thức cũng như kỹ năng sử dụng
thiết bị là máy tính, chúng ta phải làm chủ được thiết bị này.


6


Sáng kiến kinh nghiệm

Bộ môn Tin học

Ví dụ ở Bài 3. “giới thiệu về máy tính” . có kiến thức nói đến “sơ đồ cấu
trúc của một máy tính”:
Bộ nhớ ngoài

Bộ xử lớ trung tõm
Bộ điều khiển

Bộ số học/logic

Thiết bị vào

Thiết bị ra
Bộ nhớ trong

Sơ đồ cấu trúc máy tính
Từ sơ đồ cấu trúc máy tính trên ta có đầy đủ các thiết bị cụ thể một máy
tính gồm đầy đủ các thành phần trong sơ đồ như sau:

Vậy ta thấy bên trong vỏ Case máy tính gồm bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài,
CPU, có hình ảnh cụ thể như thế nào. Sau đây tôi giới thiệu sơ qua những thành
phần đó để học sinh được tận mắt thấy được:


7


Sáng kiến kinh nghiệm

Bộ môn Tin học

3.2. Thiết kế bài giảng điện tử để mô phỏng các quá trình, kiến thức bài học:
Để đạt được mục đích, yêu cầu của bài dạy theo đúng chuẩn kiến thức kỹ
năng của môn học là việc mà tất cả các nhà giáo đặc biệt là những người đang trực
tiếp đứng trên bục giảng trăn trở với từng trang giáo án, làm sao để học sinh hiểu
được nội dung của bài học, hiểu được những kiến thức mà thầy cô muốn truyền tải
đến học trò của mình. Nội dung kiến thức bài học thì như nhau, nhưng nhận thức của
mỗi học sinh, của mỗi vùng là khác nhau đặc biệt là với học sinh ở trường THPT
Dân tộc nội trú thì việc đơn giản hóa kiến thức như: ít trừu tượng, ít phải tư duy... để
học sinh dễ hiểu và vận dụng ngay được kiến thức bài học.
Với bộ môn Tin học không chỉ yêu cầu học sinh nắm được kiến thức môn
học, mà còn có kỹ năng trong thực hành, vì vậy thiết kế bài giảng điện tử đã giải
quyết được phần nào yêu cầu truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Ví dụ ở Bài Thuật toán trong chương trình tin học lớp 10 có nêu ra bài toán: Tìm
ước số chung lớn nhất của hai số nguyên dương bất kỳ M, N:
Khi dạy bài này giáo viên thường đưa ra những ví dụ cụ thể cho M, N như
10, 15; 20, 25.... để áp dụng vào thuật toán giảng cho học sinh dễ hiểu. Nhưng học
sinh vẫn cảm thấy trừu tượng khó hình dung, do vậy chúng ta có thể kết hợp cả thuật
toán với ví dụ cụ thể để diễn tả từng bước của thuật toán, với mong muốn cụ thể hóa
quá trình thực hiện của thuật toán, học sinh dễ ràng nhận biết bằng thuật toán dạng
sơ đồ khối sau:

Mô phỏng diễn tả tuật toán cùng ví dụ bằng Flash
8



Sáng kiến kinh nghiệm

Bộ môn Tin học

Hay khi dạy bài Mạng thông tin toàn cầu Internet có nhiều kiến thức mang
tính trừu tượng hóa đối với học sinh như phần (3. các máy tính giáo tiếp với nhau
bằng cách nào). Với phần kiến thức này giáo viên thường đi từ ví dụ cụ thể như:
Hai người muốn giao tiếp với nhau được cần phải có phương tiện gì? Phương tiện
đó phải như thế nào. Rồi dẫn học sinh tới việc các máy tính trong mạng giao tiếp
với nhau được thông qua bộ giao thức. Nhưng học sinh rất khó hình dung được là
dữ liệu được truyền tải đi như thế nào giữa các máy tính trong mạng. Khi đó
chúng ta mô phỏng các gói tin được truyền đi kết hợp với sự giảng giải của giáo
viên thì học sinh rất dễ hiểu được vấn đề và hình vẽ sau là một ví dụ:

Mô phỏng quá trình truyền tải các gói dữ liệu trên mạng bằng Flash
Khi nói về giao thức TCP/IP mô phỏng các gói tin được truyền đi theo các
đường khác nhau cuối cùng vẫn đến đúng địa chỉ máy nhận
3.3. Chia đối tượng học sinh
3.3.1. Với học sinh học khá bộ môn tin học
Với học sinh có nhận thức, có tư duy tốt giáo viên tạo điều kiện cho các
em khám phá tìm hiểu sâu hơn so với yêu cầu đạt được của bộ môn. Chương soạn
thảo văn bản đây là chương hầu như chủ yếu hướng dẫn học sinh biết và sử dụng
phần mềm vào trong công việc thực tế - Sách giáo khoa chỉ giới hạn những kiến
thức kỹ năng cơ bản để học sinh bước đầu biết về soạn thảo văn bản. Những với
học sinh đã có kỹ năng sử dụng máy tính các em hầu như rất hào hứng được khám
phá với chỉ tò mò của mình, khi đó giáo viên có thể hướng dẫn các em một số
9



Sáng kiến kinh nghiệm

Bộ môn Tin học

chức năng cao hơn chẳng hạn như: định dạng chữ to đầu dòng, chia cột trong văn
bản, chèn ảnh, ký hiệu đặc biệt, các đường nét trong bảng biểu.... và có thể cho
các em tự hướng dẫn các học sinh yếu hơn lúc đó các em mạnh dạn hơn trong học
hỏi: “học thầy không tày học bạn”
3.3.2. Với học sinh học yếu
Học sinh chưa có kỹ năng sử dụng máy tính giáo viên cũng lên tạo điều
kiện cho các em thực hành nhiều hơn để làm chủ được với thao tác trên máy tính,
khi các em đã làm được những điều mà trước đó các em chưa làm được thì học
sinh có suy nghĩ rất hào hứng và muốn khám phá nhiều hơn tạo ấn tượng tốt cho
bộ môn. Hơn nữa các em mạnh dạn hơn khi hỏi một số bạn biết hơn chỉ rõ cho
minh, hơn là hỏi các thấy cô giáo vì: theo tâm lý các em càng không biết thì càng
không dám hỏi thầy, cô.
3.4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định
thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện
nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
Trong quá trình đánh giá học sinh nhiều giáo viên thường yêu cầu học sinh
học thuộc lòng các định nghĩa các khái niệm của SGK, tôi thấy việc này là rất
không nên và không cần thiến vì tin học là một môn học với đặc tính công nghệ
cao, các khái niệm đi liền với công nghệ và thay đổi rất nhanh. Những khái niệm
rất cơ bản như thông tin, khái niệm tệp, thư mục, khái niệm bộ nhớ, mạng máy
tính... đều đã thay đổi rất nhiều.
Vậy thì làm thể nào để kiểm tra được kiên thức về lý thuyết đối với học sinh?
Kiểm tra lý thuyết của môn tin học bằng việc mô tả khái niệm lý thuyết
bằng tình huống, hình ảnh và thao tác trên máy tính. Do vậy cần được tiến hành

một cách linh hoạt thông qua các câu hỏi tình huống, các thao tác cụ thể trên máy
tính. Như khi hỏi về khái niệm Tệp, Thư mục học sinh không cần học thuộc lòng
định nghĩa trong sách. Giáo viên sẽ đưa ra các tình huống, câu hỏi và học sinh trả
lời, ví dụ: Trên màn hình Desktop là tệp hay thư mục? Thư mục LOP 10a1 có nằm
10


Sáng kiến kinh nghiệm

Bộ môn Tin học

trong thư mục DATA không? Những câu hỏi tình huống kiểu như vậy vừa là các
gợi ý vừa là cách tốt nhất để học sinh hiểu rõ hơn các khái niệm.
Ví dụ: Trong một giờ thực hành đầu tiên giáo viên thường đưa ra mục đích
yêu cầu của bài thực hành, sau đó hướng dẫn lại các kiến thức, kỹ năng mà giờ lý
thuyết đã học. Để thực hiện được mục đích đó học sinh phải có kiến thức và kỹ
năng nhất định nào đó mới đạt được. Cuối mỗi buổi thực hành giáo viên giành
khoảng 3 – 5 phút gọi 1, 2 học sinh tự đánh giá lại xem, em đã làm được những gì
qua buổi thực hành so với yêu cầu của thầy, cuối cùng giáo viên đánh giá khái
quát lại và chỉ ra những chỗ học sinh chưa làm được và nguyên nhân vì sao? Qua
đó bản thân học sinh đó và các học sinh khác thấy được mình còn yếu ở phần nào,
vì sao? để tiếp tục điều chỉnh, khắc phục ở giờ tiếp theo, từ đó thúc đẩy ý thức học
tập của học sinh. Phương pháp này thời gian qua tôi đã áp dụng ở khối lớp 12a,
12b, 10a1, 10a2, 10a6 và kết quả cũng rất khả quan.
Ban đầu: 80% học sinh nói không thích tự đánh giá qua mỗi buổi.
10 % học sinh nói không biết vì các em đều có thao tác được với máy tính.
Giữa học kỳ II: qua khảo sát 76% học sinh nói thích đánh giá như vậy vì
qua đó các em thấy được mình còn yếu chỗ nào để điều chỉnh cách học kịp thời.
Giáo viên lên hướng dẫn và khuyến kích học sinh phát triển kĩ năng tự đánh
giá để tự điều chỉnh cách học. Giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được

tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là
năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho
học sinh. Để đào tạo theo hướng phát triển những con người năng động, sớm thích
nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái
hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh,
óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
4. Hiệu quả của sáng kiến
Từ thực tế dạy học của bản thân những năm gần đây các lớp 10 tại THPT
Dân tộc nội trú Tỉnh, tôi nhận thấy phương pháp này có những mặt tích cực sau
đây:
Giờ học trở lên sinh động, giảm bớt kiến thức trừu tượng, không sa vời
11


Sáng kiến kinh nghiệm

Bộ môn Tin học

thực tế mà thiết thực với học sinh, gây hứng thú thực sự cho học sinh, sự yêu tích
môn học tăng lên rõ rệt. Phát huy được sự tích cực chủ động của học sinh trong
nắm bắt kiến thức từ thực tiễn và từ kỹ năng thực hành.
Kết quả: Sau khi học xong các bài được áp dụng thực tế, học sinh được thực
hành ngay, tôi đã thu được kết quả khá khả quan. Có 90% học sinh ở những lớp tôi
giảng dạy trả lời là rất hứng thú với bài học, hiểu bài hơn, dễ nhớ hơn, yêu thích môn
học hơn tuy có vất vả hơn.
Qua thời gian áp dụng phương pháp trên tôi nhận thấy chất lượng dạy và
học của nhà trường nói chung của môn Tin học nói riêng ngày càng được nâng
cao, chất lượng giáo dục ngày càng có sự chuyển biến rõ rệt. Vị thế của nhà
trường được xã hội nghi nhận.
Cụ thể xếp loại học lực 2 năm học triển khai các giải pháp trên

Năm học

Số học sinh
khối 10

Giỏi

Xếp loại học lực bộ môn Tin học khối 10
Khá
TB
Yếu

Kém

34
106
40
0
0
18.9%
58.9%
22.2%
0%
0%
42
118
20
0
0
2018-2019

180
23.3%
65.6%
11.1%
0%
0%
Như vậy, so với kết quả học lực của bộ môn tin học lớp 10 tại trường
2017-2018

180

THPT Dân tộc nội trú tỉnh thanh hóa của những năm học 2016-2017 tỉ lệ và chất
lượng cao hơn rất nhiều.
5. Ứng dụng vào thực tiễn
5.1. Bài học kinh ngiệm
Khi soạn giảng, dạy bằng cách trên tôi nhận thấy một số điểm như sau:
Mất nhiều thời gian để đầu tư cho bài giảng hơn.
Các thao tác kỹ năng thực hành còn chậm với một số học sinh yếu và học
sinh chưa được tiếp xúc với máy tính nhiều đẫn đến “cháy” giáo án.
Dẫu vậy thì cách dạy này vẫn là một trong các giải pháp khá hữu hiệu đối với
học sinh chưa có điều kiện tiếp xúc với máy tính nhiều như Dân tộc nội trú Tỉnh, chỉ
cần:

12


Sáng kiến kinh nghiệm

Bộ môn Tin học


Giáo viên chuẩn bị bài giảng tốt, sưu tầm và lựa chọn các thiết bị máy tính
đã hỏng, phòng máy, máy chiếu cho từng bài học.
Qua các tiết giảng dần dần học sinh sẽ có thao tác kỹ năng thực hành ngày
càng tốt lên. Từ đó kích thích sự tò mò khám phá của học sinh khắc phục điều
kiện bản thân tự học, tự tin để vươn lên trong học tập.
5.2. Ý nghĩa
Đề tài SKKN đưa ra một số đề xuất và lý giải một số giải pháp để nâng cao chất
lượng giáo dục bộ môn Tin học 10 cho học sinh trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh để
trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho học sinh phù hợp với đặc điểm tình hình của
địa phương.
Việc học thông qua các thiết bị thực tế và các thao tác kỹ năng thực hành
tin học có ý nghĩa quan trọng: không chỉ đơn thuần là tiếp thu kiến thức của bài
giảng trong Tin học 10 mà còn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh dưới dự hướng dẫn của giáo viên. Qua đó tạo sự hứng thú niềm tin
đối với môn học, phát huy năng lực tư duy, sáng tạo độc lập của học sinh.
Thông qua đó trang bị cho cho học sinh nhà trường kỹ năng thực hành sử
dụng máy tính và mạng máy tính phục vụ học tập, bước đầu vận dụng vào cuộc
sống, đó cũng chính là một phần hành trang tương lai của học sinh sau này.
5.3. Tính khả thi và khả năng ứng dụng triển khai
Trong môi trường dạy học với điều kiện đổi mới phương pháp, ứng dụng
CNTT vào giảng dạy là một trong các chủ trương của Đảng nhà nước, Bộ giáo
dục Đào tạo, các cơ sở giáo dục đều được trang bị phòng máy tính và máy chiếu
Máy tính để giáo viến sử dụng, giáo viên hầu như đều có máy tính cá nhân. Các
thiết bị máy tính hỏng dễ dàng tìm kiếm được ở các cửa hàng máy tính, do đó với
giáo viên tin học đều có thể thực hiện được.
Với đối tượng học sinh còn xa lạ với máy tính, Tin học như ở trường THPT
Dân tộc nội trú Tỉnh thì khả năng ứng dụng triển khai là rất có hiệu quả. Nhờ vận
dụng phương pháp này trong những năm qua ở trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh
tôi đã đạt được một số kết quả nhất định. Học sinh cởi mở, hứng thú, lĩnh hội kiến
13



Sáng kiến kinh nghiệm

Bộ môn Tin học

thức dễ dàng hơn làm cho học sinh tự tin hơn vào việc học tập của bản thân, tạo
cơ hội cho học sinh khám phá chi thức cho các chủ nhân tương lai.
6. Kết luận, kiến nghị
6.1. Kết luận
Vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
là chủ chương của Đảng, Nhà nước và của Ngành Giáo dục trong các năm gần
đây, do vây ta thấy được sự cần và cấp thiết đổi mới phương pháp giảng dạy của
từng giáo viên, từng bộ môn, từng thời kỳ.
Bản thân là một giáo viên đứng lớp, đứng trước chủ chương của ngành, của
đơn vị tôi luôn trăn trở rằng làm thế nào để nâng cao chất lượng của bộ môn góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Từ đó tôi đã áp dụng
các phương pháp như đã trình bày ở trên, ban đầu do học sinh chưa quen nên
cũng găp khó khăn như: vừa học lý thuyết học sinh vừa thao tác thực hành ngay
dẫn đến mất nhiều thời gian “cháy” giáo án, đặc biệt là phương pháp học sinh tự
đánh giá qua các giờ học thực tế trên máy tính. Nhưng sau một thời gian thực hiện
cũng đã cho kết quả khá khả quan. Học sinh hứng thú học, ham học, yêu thích
môn học, tiếp thu bài tốt hơn và kết quả cao hơn và điều quan trọng là kỹ năng sử
dụng máy tính của học sinh cao hơn rõ rệt.
6.2. Kiến nghị, đề xuất.
Vấn đề đổi mới phương pháp trong giờ học đang là vấn đề cần thiết. Để dạy
học Tin học trong nhà trường có hiệu quả, tôi đề nghị một số vấn đề như sau:
Để thực hiện tốt bài giảng đòi hỏi giáo viên phải có lòng đam mê yêu thích
môn học yêu thích vi tính, đầu tư thời gian tìm tòi sáng tạo hơn nữa.
Là giáo viên ai cũng có thể thực hiện và thực hiện tốt sáng kiến này.

Ngoài phòng tin học, phòng học được trang bị máy chiếu phông chiếu, nhà
trường có thể thiết kế một phòng học chung riêng biệt trang bị cố định hệ thống
máy móc các thiết bị điện tử (máy tính, máy chiếu, loa, phông chiếu, nếu có thể
thì trang bị thêm máy phát điện...) phục vụ cho việc giảng dạy các môn học khác.

14


Sáng kiến kinh nghiệm

Bộ môn Tin học

Với thực trạng học Tin học trong nhà trường và yêu cầu đổi mới phương
pháp hạy học Tin học, có thể coi đây là một quan điểm của tôi đóng góp ý kiến
vào việc nâng cao chất lượng Tin học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày.... tháng ... năm...
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Trương Văn Phát

15


Sáng kiến kinh nghiệm


Bộ môn Tin học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo - Sách giáo khoa tinh học 10- NXB Giáo dục
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo - Sách giáo viên tin học 10 - NXB Giáo dục
3. Lí luận và phương pháp dạy học tin học - NXB Đai học Sư phạm
4. Phương pháp dạy học đại cương môn tin học – NXB Đai học Sư phạm
5. Website của Bộ GD&ĐT: />
16


Sáng kiến kinh nghiệm

Bộ môn Tin học
MỤC LỤC

1. Mở đầu...................................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu........................................................................2
1.3. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................2
1.4. Điểm mới của sáng kiến.....................................................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm...........................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.............................................................2
2.2. Thực trạng chất lượng giảng dạy môn tin học lớp 10 tại trường THPT Dân tộc nội
trú Tỉnh Thanh Hóa..................................................................................................3
3. Một số giải pháp đã tiến hành để nâng cao chất lượng giảng dạy tin học 10 ở
trường THPT Dân tộc nội trú Tỉnh Thanh Hóa.........................................................5
3.1. Vân dụng các thiết bị phần cứng máy tính để mô tả trực quan:..............................5
3.2. Thiết kế bài giảng điện tử để mô phỏng các quá trình, kiến thức bài học:...............7
3.3. Chia đối tượng học sinh.....................................................................................8

3.4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.................................................9
4. Hiệu quả của sáng kiến........................................................................................10
5. Ứng dụng vào thực tiễn.......................................................................................11
5.1. Bài học kinh ngiệm...........................................................................................11
5.2. Ý nghĩa...........................................................................................................12
5.3. Tính khả thi và khả năng ứng dụng triển khai.....................................................12
6. Kết luận, kiến nghị...............................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................15

17



×