CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ GIỮA GIA
ĐÌNH - NHÀ TRƯỜNG - XÃ HỘI CHO GIÁO
VIÊN THCS
Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Các nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp của giáo
viên trung học cơ sở trong các hướng nghiên cứu về phát
triển đội ngũ giáo viên (phát triển nguồn nhân lực giáo dục)
Ở các lĩnh vực khoa học như tâm lí học, giáo dục học,
quản lí giáo dục… đã có nhiều hướng nghiên cứu trực tiếp và
gián tiếp đến năng lực nghề nghiệp của giáo viên, một trong
các hướng nghiên cứu đó là phát triển nguồn nhân lực giáo
dục các cấp đại học và phổ thông. Theo hướng này trước khi
đề xuất các biện pháp quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên thì
đã có sự phân tích khá sâu sắc thực trạng đội ngũ giáo viên
(số lượng, cơ cấu, chất lượng) vì vậy tổng quan theo hướng
này cũng nhìn thấy được các nghiên cứu lý luận, đặc biệt là
thực tiễn đội ngũ giáo viên trung học cơ sở. Sản phẩm khoa
học của các nghiên cứu thể hiện trong các giáo trình, tài liệu
tham khảo, bài báo khoa học đăng tải trong các tạp chí khoa
học, luận án, luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành quản lý
giáo dục như: Lê Đình Thanh (2012), Biện pháp phát triển
đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh
Đinh Quốc Khánh (2013), Quy hoạch và phát triển đội
ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải
Dương [21]; Hoàng Minh Chí (2012), Xây dựng phát triển
đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Thanh Ba, Phú Thọ
giai đoạn 2007 – 2015… [7] có thể nêu ra một số kết quả
nghiên cứu: tác giả Nguyễn Quang Nhớ (2010), nghiên cứu
trên đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyên Giang Thành,
tỉnh Kiên Giang về năng lực sư phạm của giáo viên trung học
cơ sở [26], khảo sát 94 cán bộ quản lý và giáo viên kết luận:
“Giáo viên có năng lực học tập kế hoạch dạy học, kế hoạch
giáo dục. Tuy nhiên giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong
một số lĩnh vực của lập kế hoạch như chẩn đoán khả năng
phát triển của lớp học, đối tượng học sinh để tư vấn hướng
nghiệp và phân hóa trong giáo dục cũng như năng lực nghiên
cứu, tìm hiểu các nội dung chương trình, phát triển những
kiến thức thiếu hụt của học tập để bổ sung nắm vững nội dung
chương trình bộ môn mình dạy” hoặc “với điểm trung bình =
1,48 đã kết luận năng lực tìm hiểu đối tượng, môi trường giáo
dục của giáo viên trung học cơ sở ở mức độ khá [26].
Tác giả Đỗ Quốc Huy (2012) trong nghiên cứu của mình
về giáo viên trung học cơ sở huyên An Biên, tỉnh Kiên Giang
kết luận: chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng lên trong
quá trình hoạt động nghề nghiệp và đào tạo. Giáo viên có
phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao và năng
lực sư phạm đạt mức độ khá tốt”... [20].
Tất cả các nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực đều
cung cấp một bức tranh chung về thực trạng các năng lực sư
phạm, năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở ở
các địa bàn, địa phương được nghiên cứu để từ đó đề xuất các
biện pháp ở góc độ quản lý giáo dục nguồn nhân lực như:
tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng.... để nâng cao
chất lượng năng lực, kĩ năng sư phạm cho giáo viên trung học
cơ sở.
Các nghiên cứu về xây dựng, tổ chức phối hợp giữa
nhà trường, gia đình và xã hội và năng lực xây dựng mối
quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội của giáo viên
trong các công trình quản lý giáo dục
Mặc dù vấn đề phối hợp giáo dục - nhà trường - xã hội
và năng lực xây dựng mối quan hệ giáo dục này ở giáo viên
vô cùng quan trọng trong giáo dục học sinh nhưng số lượng
các nghiên cứu khoa học về vấn đề này còn rất nhiều khiêm
tốn thể hiện trong các chỉ thị, các nghiên cứu khoa học, các
bài báo khoa học như: Phạm Thị Tâm (2012), Biện pháp tổ
chức phối hợp các lực lượng giáo dục cho học sinh ở trường
trung học phổ thông” [30]; Nguyễn Hữu Tâm (2010), Quản lý
hoạt động giáo dục đạo đức trong mối quan hệ phối hợp giữa
nhà trường, gia đình và xã hội ở trường THPT Tân Yên 2,
tỉnh Bắc Ninh [29]; Nguyễn Thị Hồng Thịnh (2011), Quản lý
hoạt động giáo dục đạo đức trong bối cảnh quan hệ phối hợp
nhà trường, gia đình và xã hội ở trường trung học cơ sở Tả
Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội [32]; Nguyễn Văn Trung
(2013), Nghiên cứu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình
trong quản lý hoạt động của học sinh trường trung học phổ
thông tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu… [33] v.v.
Các nghiên cứu trên bàn trực tiếp đến quản lý sự phối
hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhưng cũng đề cập
đến thực trạng mối quan hệ, sự phối hợp tay ba trong giáo dục
này ở các trường, địa phương được lựa chọn nghiên cứu,
trong đó có gián tiếp nghiên cứu về năng lực xây dựng, phối
hợp nhà trường - gia đình và xã hội ở người giáo viên phổ
thông, như tác giả Phạm Thị Thu Hằng (2014), khảo sát trên
250 ý kiến về phối hợp mối quan hệ nhà trường - gia đình và
xã hội trong giáo dục học sinh: “Nội dung phối hợp nhiều nội
dung thông báo tình hình rèn luyện đạo đức của học sinh tại
địa phương cho nhà trường, giáo dục học sinh chưa ngoan, kết
hợp với công an giáo dục pháp luật cho học sinh... và mức độ
thực hiện chưa cao, chưa thường xuyên với số ý kiến hỏi từ
18,8 % - 34,4%”.
“Hình thức phối hợp thông qua văn bản, phối hợp gặp
gỡ trao đổi trực tiếp qua các hoạt động giáo dục, học tập trải
nghiệm, tham quan, ngoại khóa... với số ý kiến được hỏi đánh
giá thường xuyên 11,2% - 72,4%” [15].
Nhận xét:
Các nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý giáo dục tập trung
nghiên cứu các năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học
cơ sở nói chung chứ chưa đi sâu vào năng lực xây dựng mối
quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Các nghiên cứu đi sâu nhiều vào tổ chức mối quan hệ
hoặc phối hợp quản lý mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã
hội trong giáo dục học sinh.
Nghiên cứu trực tiếp năng lực xây dựng mối quan hệ nhà
trường, gia đình và xã hội để từ đó phát triển năng lực này
giáo viên trung học cơ sở còn mỏng, hầu như chưa được
nghiên cứu mặc dù rất quan trọng và cần thiết.
Vì vậy việc lựa chọn đề tài “Phát triển năng lực xây
dựng mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội cho giáo
viên THCS Hòa Bình, thành phố Hải Phòng” đã xác định
được điểm mới trong lĩnh vực quản lý giáo dục và kết quả
nghiên cứu đã đưa ra được các biện pháp ở góc độ quản lý của
nhà quản lý nhà trường phát triển năng lực này cho giáo viên.
Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và
xã hội trong giáo dục
Khái niệm xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia
đình và xã hội của giáo viên
Xây dựng được hiểu trong luận văn bao gồm các nội
dung:a) Hình thành mối quan hệ mới; b) Phát triển mối quan hệ
cũ mạnh hơn; c) Phối hợp các mối quan hệ tốt hơn, trong đó
nhấn mạnh nội hàm phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã
hội để làm tốt hơn công tác giáo dục học sinh trong nhà trường.
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng của Nhà xuất bản
Giáo dục (2002) thì phối hợp là cùng chung góp, cùng hành
động ăn khớp để hỗ trợ cho nhau.
Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là
hoạt động có mục đích, sự hợp tác, cùng thống nhất hành
động và hỗ trợ nhau thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh
trong và ngoài nhà trường.
Bản chất của công tác phối hợp là đạt được sự thống nhất
về các yêu cầu giáo dục đúng đắn, đầy đủ và vững chắc, tạo
được môi trường giáo dục thuận lợi trong nhà trường, trong gia
đình và ngoài xã hội. Nhờ có môi trường giáo dục đó mà học
sinh hành động theo đúng các yêu cầu và chuẩn mực phải đặt
ra. Mỗi một lực lượng giáo dục trong mối quan hệ này đều giữ
một vị trí nhất định.
Về phía nhà trường. Các lực lượng tham gia giáo dục
học sinh bao gồm cán bộ quản lí (Ban giám hiệu) đứng đầu là
hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lí toàn diện các hoạt động
trong nhà trường và chịu trách nhiệm chính trong việc phối
hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường giáo dục học
sinh. Giáo viên bộ môn trong đó có giáo viên chủ nhiệm lớp
là lực lượng nòng cốt có trách nhiệm vừa thực hiện nhiệm vụ
giảng dạy, nhiệm vụ giáo dục học sinh đồng thời trực tiếp
phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, các giáo viên bộ môn
khác, các tổ chức chính trị trong nhà trường và các tổ chức xã
hội có liên quan trong việc hỗ trợ giám sát việc học tập của
học sinh và giáo dục học sinh. Các tổ chức chính trị trong nhà
trường như tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh
đạo nhà trường, chỉ đạo các hoạt động của nhà trường với các
lực lượng xã hội khác bên ngoài; tổ chức Đoàn thanh niên, tổ
chức công đoàn và các lực lượng giáo dục khác trong nhà
trường như cán bộ công nhân viên (y tế, bảo vệ, văn phòng…)
là các bộ phận kết hợp tham gia vào việc tổ chức hoạt động
phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường giữ
vai trò chủ đạo trong quá trình phối hợp trong đó hiệu trưởng
là người xây dựng kế hoạch chịu trách nhiệm chỉ đạo mọi
hoạt động giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Điều 93 Luật giáo dục. “Trách nhiệm của nhà trường:
nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp giữa gia đình
và xã hội để thực hiện mục tiêu và nguyên lí giáo dục” [28].
b) Về phía gia đình. Gia đình là tế bào xã hội, môi
trường giáo dục đầu tiên và đặc biệt đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách của học sinh. Cha mẹ vừa là người sinh
thành ra trẻ nhưng đồng thời cũng là nhà giáo dục đặc biệt có
vai trò quyết định đối với trẻ em và giáo dục trẻ em. Giáo dục
gia đình là sự phối hợp nhiều mặt mang tính thực tiễn cao, là
cầu nối của trẻ em đối với xã hội bên ngoài. Nhiệm vụ của
giáo dục gia đình tuân theo mục đích giáo dục toàn diện cho
trẻ em thông qua các nội dung: giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo
đức, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động –
hướng nghiệp. Gia đình giữ vai trò chủ động phối hợp với nhà
trường (có mặt đủ các buổi họp phụ huynh học sinh, gặp gỡ
giáo viên chủ nhiệm lớp…) trong giáo dục học sinh.
Điều 94 Luật giáo dục. Trách nhiệm của gia đình “Cha
mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo
dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được
giám hộ được học tập rèn luyện, tham gia các hoạt động
của nhà trường. Mọi gia đình có trách nhiệm xây dựng gia
đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển
toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ của con
em,người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho
con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả
giáo dục [28].
c) Về phía xã hội. Môi trường xã hội ảnh hưởng đến giáo
dục học sinh bao gồm nhiều yếu tố như quan hệ giữa người và
người, điều kiện văn hóa kinh tế xã hội, lối sống phong tục
tập quán… cùng với các lực lượng xã hội bên ngoài… Tất cả
các lực lượng và môi trường đều tham gia trực tiếp và gián
tiếp giáo dục học sinh trong nhà trường.
Điều 97. Trách nhiệm của xã hội “Cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế đơn vị vũ trang nhân dân và công dân
có trách nhiệm: giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo
dục và nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho nhà giáo và
người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học, góp
phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục
lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh
hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; tạo điều
kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục,
thể thao lành mạnh; hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự phát
triển của giáo dục theo khả năng của mình.
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm
phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và
nhi đồng; vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong
học tập rèn luyện và tham gia sự nghiệp phát triển giáo
dục…” [28].
Nội dung tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình
và xã hội trong giáo dục học sinh nhà trường trung học cơ
sở
Nội dung tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và
xã hội trong giáo dục học sinh nhà trường trung học cơ sở bao
gồm nhiều nội dung, có thể nêu ra một số nội dung cơ bản sau:
Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào
các tổ chức xã hội trong địa phương như đoàn thanh niên, hội
phụ nữ, hội cựu chiến binh, câu lạc bộ những người cao
tuổi… nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình
hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
Phát huy vai trò nhà trường là trung tâm văn hóa giáo
dục của gia đình và địa phương, tổ chức việc phổ biến các tri
thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội… đặc biệt là những
kiến thức biện pháp giáo dục học sinh trong điều kiện xã hội
phát triển theo cơ chế thị trường đang rất phức tạp cho các bậc
cha mẹ, giúp họ hiểu được đặc điểm trong đời sống, tâm sinh
lý của các em hiện nay.
Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia
tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm
nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây
dựng gia đình văn hóa mới… nhằm góp phần cải tạo môi
trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Giúp địa phương theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả
của việc giáo dục thanh thiếu niên, phân tích các nguyên
nhân, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sự
phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục.
Nhà trường lập kế hoạch phối hợp nhà trường, gia đình
và các đoàn thể xã hội, tổ chức thực hiện kế hoạch, tổng kết
đánh giá việc thực hiện kế hoạch; trao đổi và thống nhất nội
dung, biện pháp, hình thức giáo dục với phụ huynh học sinh;
xác định cho gia đình hiểu rõ vai trò và trách nhiệm giáo
dục của gia đình đối với con em mình; định kỳ hoặc thường
xuyên thông báo cho phụ huynh học sinh kết quả học lực,
hạnh kiểm; tư vấn, bồi dưỡng cho phụ huynh học sinh kiến
thức về tâm lý, giáo dục học và phương pháp giáo dục gia
đình.
Nhà trường huy động khả năng tiềm lực của gia đình,
các tổ chức xã hội vào công tác giáo dục của học sinh trung
học cơ sở.
Năng lực xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia
đình và xã hội của giáo viên
Khái niệm năng lực và năng lực xây dựng mối quan
hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội của giáo viên
Khái niệm năng lực. Từ điển Tiếng Anh có 3 từ chỉ khái
niệm năng lực: Ability: năng lực theo nghĩa có khả năng cho
phép cá nhân thực hiện hoạt động về thể chất và tinh thần;
Capacity: năng lực theo nghĩa có khả năng tạo ra cái gì, làm
được, hiểu được, học được trong điều kiện khó khăn;
Competence: năng lực theo nghĩa có khả năng thực hiện công
việc. Vì vậy cũng có rất nhiều cách hiểu về năng lực. Có thể
nêu ra một số quan niệm:
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới (OECD):
“Năng lực là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu
cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể” [12].
Forgues - Savage và Wong (2010): Năng lực được xem
là những kiến thức, kĩ năng, phẩm chất và hành vi của nhân
viên được thể hiện trong công việc và liên quan chặt chẽ với
yêu cầu cấp độ mà tổ chức đơn vị đặt ra để thực hiện tốt công
việc của các cá nhân.
Jackson và Schuler (2003): Năng lực được hiểu là
những kĩ năng, kiến thức, khả năng và những đặc điểm khác
của người lao động để có thể thực hiện hiệu quả yêu cầu
công việc [12].
Peaple Soft (2010): Năng lực được xem như tập hợp của
những kiến thức, kĩ năng và hành vi có thể đo lường, quan sát
được để đóng góp cho sự thành công của công việc [12].
Gartner Group (2009): Năng lực là tập hợp của những
kiến thức, kĩ năng, phẩm chất được xem như là nguyên nhân
mang lại kết quả công việc của người lao động [12].
Parry (1996): Năng lực là một tập hợp các kiến thức,
kĩ năng, thái độ liên quan với nhau, có ảnh hưởng tới khả
năng hoàn thành công việc hay hiệu suất của một cá nhân,
có thể đo lường thông qua các chuẩn mà cộng đồng chấp
nhận và có thể được cải tiến thông qua các hoạt động đào
tạo, bồi dưỡng... [12].
Với điểm chung xác định như trên năng lực được hiểu là
tổ hợp các kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, thái độ của con
người, đảm bảo cho con người hoàn thành có hiệu quả công
việc, hoạt động mà cá nhân đang tiến hành.
b) Khái niệm năng lực xây dựng mối quan hệ giữa nhà
trường, gia đình và xã hội.
Từ khái niệm “Năng lực” và “Xây dựng mối quan hệ giữa
nhà trường, gia đình và xã hội” luận văn xác định năng lực xây
dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội là năng
lực xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
của giáo viên là tổ hợp các kiến thức, phẩm chất, kỹ năng xây
dựng mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội, đảm bảo cho
việc tổ chức phối hợp tốt nhà trường, gia đình và xã hội đạt kết
quả đáp ứng theo yêu cầu của giáo dục phổ thông.
Với khái niệm trên cho thấy năng lực xây dựng mối
quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội:
Tổ hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ về xây dựng, phối
hợp mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội kết hợp
với nhau thành một hệ thống có quan hệ qua lại chặt chẽ với
nhau.
Năng lực thể hiện qua hành vi cụ thể có thể đo đếm được
thông qua đó các năng lực thành phần, hoặc các biểu hiện về
kiến thức, kĩ năng, thái độ về mối quan hệ giữa nhà trường,
gia đình và xã hội.
Năng lực được hình thành thông qua hoạt động của cá
nhân trong nhà trường và trong cuộc sống xã hội. Năng lực
được hình thành thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của
các tổ chức giáo dục.
Năng lực đảm bảo cho giáo viên có khả năng hoàn thành
công việc xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và
xã hội và ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện
mới, không quen thuộc ở các điêu kiện và hoàn cảnh giáo dục
học sinh khác nhau.
Các năng lực thành phần (các biểu hiện) của năng lực
xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Có rất nhiều cách xem xét về các biểu hiện của năng lực
xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
như theo tiếp cận của tâm lí học, giáo dục học, kinh tế học...Ở
đây theo các thành phần của hoạt động xây dựng mối quan hệ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội có thể thấy năng lực xây
dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội bao
gồm các năng lực cụ thể sau: Năng lực nhận thức, năng lực
triển khai, năng lực kiểm tra đánh giá và năng lực giải quyết
các vấn đề nảy sinh trong xây dựng mối quan hệ nhà trường,
gia đình và xã hội.
Năng lực nhận thức về xây dựng mối quan hệ nhà
trường, gia đình và xã hội là tổ hợp các kiến thức, thái độ, kĩ
năng về mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội và cách
thức xây dựng, phối hợp mối quan hệ này của giáo viên nhằm
đảm bảo cho người giáo viên nhận thức đầy đủ về việc xây
dựng mối quan hệ giáo dục trong nhà trường (nhận thức về
vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng, cách thức xây dựng và vận
dụng kiến thức vào xây dựng xây dựng mối quan hệ nhà
trường, gia đình và xã hội…).
Năng lực triển khai phối hợp mối quan hệ nhà trường,
gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh là tổ hợp các
kiến thức, thái độ, kĩ năng về quan hệ nhà trường, gia đình và
xã hội của giáo viên nhằm đảm bảo cho giáo viên tổ chức
phối hợp tốt mối quan hệ này trong công tác giáo dục học sinh
đảm bảo mục tiêu của giáo dục đã xác định.
Năng lực kiểm tra đánh giá phối hợp mối quan hệ nhà
trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh là tổ
hợp các kiến thức, thái độ, kĩ năng về đánh giá quan hệ nhà
trường, gia đình và xã hội của giáo viên nhằm đảm bảo cho
giáo viên tổ chức đánh giá tốt sự phối hợp mối quan hệ này
trong công tác giáo dục học sinh đảm bảo mục tiêu của giáo
dục đã xác định.
Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong xây dựng
mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội là tổ hợp các kiến
thức, thái độ, kĩ năng của người giáo viên về các vấn đề nảy
sinh trong việc phối hợp mối quan hệ nhà trường, gia đình và
xã hội, giúp cho giáo viên giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh
để thực hiện tốt phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong
giáo dục học sinh.
Phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ nhà
trường, gia đình và xã hội cho giáo viên theo tiếp cận quản
lý nguồn nhân lực
Vị trí, vai trò chức năng, quyền hạn của hiệu trưởng
trường trung học cơ sở
Điều 54, Luật Giáo dục ghi rõ: Hiệu trưởng là người
chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận với
nhiệm kỳ 5 năm [28].
Tại Điều 18, Điều lệ trường trung học sơ sở, trường
trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày
28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định
đối với hiệu trưởng như sau [4]:
Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình
độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật
Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở
cấp học cao nhất đối với nhà trường phổ thông có nhiều cấp
học và đã có ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải
đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó.
Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn Hiệu
trưởng trưởng trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường
phổ thông có nhiều cấp học. Thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận
hoặc miễn nhiệm hiệu trưởng trường Trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học là Giám đốc Sở Giáo dục và
Đào tạo. Còn ở cấp học THCS là Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Quận (Huyện) [6].
Nhiệm vụ và quyền hạn
Hiệu trưởng trường THCS có những nhiệm vụ và quyền
hạn sau:
Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường;
Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và
tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh
giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có
thẩm quyền.
Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội
đồng tư vấn trong nhà trường, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề
xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm
quyền quyết định.
Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân
công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân
viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo
viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp
đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo
quy định của Nhà nước;
Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà
trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh,
ký xác nhận học bạ, ký xác nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp
tạm thời và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;
Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với
giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân
chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội
hóa giáo dục của nhà trường;
Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận
động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;
Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của
pháp luật.
Nâng cao trình độ nhận thức của giáo viên về đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho họ cùng
tham gia quản lý nhà trường.
Làm cho cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội liên
quan đến nhà trường hiểu biết về đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước để họ có điều kiện cùng với nhà trường
tham gia tích cực và có kết quả vào việc giáo dục của nhà
trường.
Như vậy hiệu trưởng là người đại diện chức trách trong
nhà trường. Để làm tốt nhiệm vụ của mình hiệu trưởng cần
quán triệt đầy đủ các văn bản pháp qui của Đảng và nhà nước
về giáo dục trong nhà trường, nắm vững chu trình quản lý
được thực hiện thông qua các chức năng quản lý nhà trường
và giáo dục. Hiệu trưởng đồng thời cũng là chuyên gia giáo
dục trong công tác dạy học giáo dục của nhà trường, đổi mới
giáo dục trong nhà trường.
Tiếp cận quản lí nguồn nhân lực trong quản lí giáo
dục
Quản lý nguồn nhân lực có rất nhiều mô hình khác nhau
của các nhà khoa học, luận văn sử dụng mô hình quản lý
nguồn nhân lực của nhà Xã hội học người Mỹ Leonard Nadle.
Mô hình đó được mô tả bằng sơ đồ sau:
- Mô hình quản lý nguồn nhân lực theo Leonard
Nadle [10]
Quản lý
nguồn nhân lực
Giáo dục đào tạo
- Giáo dục
- Đào tạo
- Bồi dưỡng
- Nghiên cứu
Sử dụng nguồn
nhân lực
- Tuyển dụng
- Sàng lọc
- Bố trí
- Đánh giá
- Đãi ngộ
Tạo môi trường cho
nguồn nhân lực
- Mở rộng chủng loại
việc làm
- Mở rộng quy mô
việc làm
- Phát triển tổ chức
Với mô hình trên, tiếp cận quản lý nguồn nhân lực gồm 3
nội dung cơ bản:
Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực: đào tạo nhân lực,
bôi dưỡng nhân lực và giáo dục nhân lực;
Sử dụng nguồn nhân lực: tuyển dụng, sử dụng, đánh
giá…, đãi ngộ nguồn nhân lực;
Tạo môi trường cho nguồn nhân lực: phát triển tổ chức,
phát triển chủng loại việc làm...
Luận văn tiếp cận và vận dụng mô hình quản lý nguồn
nhân lực của Leonard Nadle để xác định các biện pháp phát
triển năng lực xây dựng mối quan hệ nhà trường, gia đình và
xã hội cho giáo viên THCS với các lý do sau: a) Với cách tiếp
cận quản lý nguồn nhân lực này phù hợp với phát triển nguồn
nhân lực nói chung và phát triển năng lực của nguồn nhân lực
giáo dục nói riêng trong lĩnh vực giáo dục; b) Với tiếp cận
này sẽ bao quát toàn diện các mặt trong quản lý để từ đó phát
triển năng lực xây dựng mối quan hệ nhà trường, gia đình và
xã hội.
Vận dụng tiếp cận quản lí nguồn nhân lực để phát
triển năng lực xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia
đình và xã hội cho giáo viên trường trung học cơ sở
Khái niệm phát triển năng lực xây dựng mối quan hệ
giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho giáo viên trường
trung học cơ sở
Theo quan điểm duy vật biện chứng phát triển là quá
trình biến đổi về số lượng và chất lượng của sự vật theo chiều
hướng đi lên từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Phát triển là quá trình tích lũy