Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

THỰC TRẠNG về sự PHỐI hợp GIỮA NHÀ TRƯỜNG và CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO dục kỹ NĂNG PHÒNG CHỐNG xâm hại THỂ CHẤT CHO học SINH TIỂU học ở QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.37 KB, 72 trang )

THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ
TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC KỸ
NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI THỂ CHẤT CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC Ở QUẬN LONG BIÊN, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI


- Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục ở
quận Long Biên, thành phố Hà Nội hiện nay
- Về tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở quận Long
Biên, thành phố Hà Nội
Quận Long Biên được thành lập ngày 6 tháng 11
năm 2003, có diện tích lớn nhất của Thành phố; là một quận ở
phía Đông thành phố Hà Nội; là quận có tốc độ đô thị hóa
diễn ra khá nhanh. Trên địa bàn Quận hình thành một số khu
đô thị như: khu đô thị Việt Hưng, khu đô thị Bồ Đề, khu đô
thị Ngọc Thụy, khu đô thị Thượng Thanh, khu đô thị Sài
Đồng, khu đô thị Thạch Bàn... cùng với một số khu đô thị
sinh thái (Vinhomes Riverside, Berriver Long Biên,...). Quận
Long Biên có tỷ lệ % hộ dân đạt danh hiệu gia đình văn hóa
khá cao (86,7%). Tỷ lệ % Tổ dân phố đạt danh hiệu Tổ dân
phố văn hóa là 68,1%. Hoạt động Nhà văn hóa tổ dân phố trên
địa bàn quận Long Biên đang phát huy hiệu quả, thu hút đông
đảo nhân dân tham gia. Phong trào thể dục thể thao quần
chúng phát triển sâu rộng, với đa dạng hóa các loại hình.
Quận Long Biên đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, quyết liệt
các nội dung cải cách hành chính, thực hiện và hoàn thiện mô


hình cơ quan điện tử hướng tới thực hiện mô hình chính
quyền điện tử; chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức, viên


chức cũng như đội ngũ nhà giáo. Coi trọng thực hiện Quy chế
dân chủ tại cơ sở; phát huy vai trò của cộng đồng trong thực
hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội. Các trường tiểu
học đã được UBND phường cũng như Quận, Thành phố quan
tâm đầu tư, phát triển. Tuy nhiên, mặc dù tình hình tội phạm,
các tệ nạn xã hội ở địa bàn quận Long Biên đã được các cơ
quan chức năng tìm mọi biện pháp ngăn chặn, triệt phá, song
đến nay vẫn diễn biến tương đối phức tạp. Điều này tiềm ẩn
những hành vi xâm hại trẻ trên đại bàn quận là khá lớn.
- Về tình hình hoạt động giáo dục ở quận Long Biên,
thành phố Hà Nội
Hiện nay, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các
cấp ủy Đảng, Chính quyền quận, Thành phố, trực tiếp là Sở
GD&ĐT Hà Nội; cùng với nỗ lực của đội ngũ nhà giáo,
ngành Giáo dục quận đã đạt được những kết quả vượt bậc so
với trước đây. Biểu hiện rõ nhất là chất lượng giáo dục được
giữ vững, chất lượng mũi nhọn tiếp tục đạt thành tích cao ở
tất cả các cấp học. Đội ngũ nhà giáo được tăng cường đủ về
số lượng, chất lượng chuyên môn và năng lực sư phạm được


nâng cao. Công tác quản lý, kiểm tra đánh giá chất lượng giáo
dục luôn được đổi mới. Các hoạt động phong trào thi đua
trong giáo dục đi vào chiều sâu, có ý nghĩa thiết thực, góp
phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục bậc tiểu học trên địa
bàn Quận.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quận uỷ, của UBND
quận, công tác đầu tư cơ sở vật chất cho các trường từ mần
non đến cấp tiểu học luôn được quan tâm. Tổng số trường trên
địa bàn đạt chuẩn Quốc gia là 52/59 trường, đạt 88,14%.

Ngành Giáo dục quận đã phát động, tổ chức nhiều cuộc thi
đối với giáo viên và học sinh. Đáng chú ý, năm học 20162017 Hội thi giáo viên giỏi toàn ngành có 2.340 giáo viên dự
thi cấp trường; 257 giáo viên và nhân viên dự thi cấp quận
[30].
Tại Hội thi cấp Thành phố, kết quả các tiết dạy của giáo
viên quận Long Biên thể hiện rõ tính sáng tạo, tích cực đổi
mới phương pháp dạy học. Các hình thức tổ chức hoạt động
nhận thức phong phú, đa dạng đạt chất lượng, hiệu quả cao.
Năm học 2016-2017 có 3357 giáo viên dự thi cấp trường ở
các cấp học, trong đó cấp tiểu học là 568 giáo viên. Tại Hội
thi cấp Quận có 314 giáo viên. Trong đó, tiểu học là 68 giáo


viên được công nhận danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp Quận
[30].
Nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, trong đó có
cấp tiểu học được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Công tác
bồi dưỡng và phát hiện học sinh giỏi luôn được coi trọng.
Năm học 2016-2017, toàn Quận có 1842 học sinh được công
nhận học sinh giỏi cấp Quận các môn học. Trong các kỳ thi
học sinh giỏi Thành phố, có 323 học sinh thuộc quận Long
Biên đạt giải cấp Thành phố, tăng 62 giải so với năm học
trước. Trong đó, có 1 giải đặc biệt, 27 giải Nhất, 89 giải
Nhì, 99 giải Ba, 111 giải Khuyến khích. Trong các cuộc
thi cấp quốc gia, toàn Quận có 55 tập thể, cá nhân đạt giải
[30].
Cùng với phong trào thi đua “Quản lý tốt, Dạy tốt, Học
tốt”, học sinh toàn Quận còn đạt được nhiều thành tích trong
các phong trào thi đua, hoạt động ngoại khóa và công tác xã
hội, công tác Đoàn, Đội. Phong trào hoạt động văn hóa văn

nghệ, thể dục thể thao có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với học
sinh. Tại Hội khỏe Phù Đổng cấp Thành phố, ngành giáo dục
Long Biên đạt 19 huy chương Vàng,16 huy chương Bạc và
26 huy chương Đồng [30].


Sau thời gian triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy cô
giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, ngành
giáo dục Long Biên đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo tâm
huyết với nghề, có phẩm chất đạo đức tốt, có tâm trong sáng,
gương mẫu, trung thực, tận tụy với nghề; có tinh thần trách
nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, luôn phấn đấu vươn
lên. Họ cũng là những nhà giáo đi đầu trong đổi mới phương
pháp, ứng dụng công nghệ thông tin, có sáng kiến kinh
nghiệm giáo dục tiên tiến, có chỗ đứng vững chắc và tin cậy
với các thế hệ học sinh và PHHS.
Đến nay, cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn là 100%,
trong đó trên chuẩn là 78,3%. Đánh giá giá xếp loại theo
chuẩn nghề nghiệp từ khá trở lên đạt 99,2%. Cán bộ, giáo
viên có trình độ cơ bản về công nghệ thông tin đạt 98,6%, sử
dụng thành thạo và ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả
trong giảng dạy và quản lý giáo dục đạt 74,9% [30].
Trong 10 năm, số giáo viên đạt Giáo viên dạy giỏi cấp
trường là 21.705 lượt người, đạt Giáo viên dạy giỏi cấp Quận
là 1796 lượt người, đạt Giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố là
194 người, Giáo viên dạy Giỏi cấp Quốc gia là 03


người. Cùng sự phát triển chất lượng đội ngũ nhà giáo, chất
lượng giáo dục ngày càng được nâng lên [30].

Trong giai đoạn mới, ngành Giáo dục quận tập trung
thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệm vụ cho
đội ngũ nhà giáo; tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua dạy
dạy tốt, học tốt, chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn,
học sinh có năng khiếu; xây dựng và thực hiện thắng lợi các
mô hình mới: mô hình trường giáo dục thể chất, giáo dục kĩ
năng sống, giáo dục đạo đức, quyền trẻ em…
Ngành giáo dục quận Long Biên xác định nhiệm vụ
trọng tâm trong giai đoạn mới là phối hợp chặt chẽ với các
cấp, các ngành, các lực lượng thuộc cộng đồng,… đẩy mạnh
các phong trào thi đua; tiếp tục duy trì và đẩy mạnh có chiều
sâu cuộc vận động “Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực
- Học sinh thanh lịch”, gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô
giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Dân chủ, kỷ
cương, tình thương, trách nhiệm” và phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện-Học sinh tích cực”.
Nhà trường phối hợp với cộng đồng, trước hết là các
ban, ngành, đoàn thể, PHHS đưa nội dung tuyên truyền giáo


dục pháp luật, đạo đức, nếp sống, kỹ năng sống... cho học
sinh bằng những hình thức phong phú, sát với thực tiễn. Thực
hiện thống nhất, đảm bảo hiệu quả, không chồng chéo trong
hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các trường, trong đó có
trường tiểu học về hoạt động đổi mới giáo dục.
- Giới thiệu tổng quan về khảo sát thực trạng
- Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng về giáo dục kỹ năng phòng chống
xâm hại thể chất cho HSTH và sự phối hợp giữa nhà trường
và cộng đồng trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại

thể chất cho HSTH ở quận Long Biên. Từ đó, đánh giá mặt
tích cực, hạn chế và nguyên nhân của nó, làm cơ sở đề xuất
các biện pháp sự phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng
trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể chất cho
HSTH ở quận Long Biên hiện nay.
- Nội dung khảo sát
Khảo sát giáo dục phòng chống xâm hại thể chất cho
HSTH; khảo sát nhận thức và hoạt động phối hợp giữa nhà


trường và cộng đồng trong giáo dục kỹ năng phòng chống
xâm hại thể chất cho HSTH.
- Đối tượng khảo sát
Đối tượng hỏi gồm: 45 cán bộ quản lý ở các trường tiểu
học, 45 giáo viên, 45 (các lực lượng khác như: PHHS hoặc
Phụ nữ, Thanh niên, Cán bộ y tế, Công an, tổ dân phố,..); trò
chuyện với 45 học sinh khối 3; 4; 5 ở quận Long Biên.
- Quá trình khảo sát
Để có cơ sở đánh giá thực trạng, học viên tiến hành khảo
sát cán bộ, giáo viên thông qua việc sử dụng nhiều phương
pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu bảng hỏi; phương pháp trao
đổi, phỏng vấn; phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục.
- Địa bàn, thời gian khảo sát
Tác giả tiến hành khảo sát các trường (Tiểu học Đô thị
Việt Hưng; Tiểu học Đô thị Sài Đồng; Tiểu học Lý Thường
Kiệt; Tiểu học Ngọc Lâm; Tiểu học Ngô Gia Tự; Tiểu học
Phúc Lợi), PHHS và một số cán bộ cộng đồng, cha mẹ học
sinh, các đoàn thể của địa phương quận Long Biên, thành phố



Hà Nội. Thời gian khảo sát: từ tháng 11 năm 2017 đến tháng
3 năm 2018.
- Thực trạng hoạt động giáo dục kỹ năng phòng
chống xâm hại thể chất cho học sinh tiểu học ở quận Long
Biên, Hà Nội hiện nay
- Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của hoạt động
giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể chất cho học
sinh tiểu học ở quận Long Biên, Hà Nội
Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã, đang đặt ra cho
công tác giáo dục nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng tiếp
tục quán triệt, tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả. Trong
đó, tiếp tục đổi mới cả về nhận thức, cách thức tổ chức hoạt
động. Do yêu cầu mới của nhiệm vụ giáo dục, đặc biệt là trước
các vụ việc xâm hại trẻ em đã xảy ra, tác động đến mọi tường
lớp nhân dân.
Để có cơ sở so sánh đánh giá, chúng tôi thiết lập khung
điểm và cách cho điểm: Rất cần thiết (nhận thức cao): 3 điểm;
cần thiết (nhận thức chưa đầy đủ): 2 điểm; không cần thiết
(chưa nhận thức đúng): 1 điểm. Tính điểm trung bình đánh giá
tương ứng với 3 mức đánh giá chuẩn là: Cao:

từ 2,34 đến


3 điểm; Trung bình:

từ 1,67 đến 2,33 điểm; Thấp:

từ 1,0


đến 1,67 điểm.
-. Đánh giá nhận thức về tính cần thiết của hoạt động
giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể chất cho
HSTH

T Đối tượng đánh
T

giá

1 Cán bộ quản lý
2 Giáo viên
3 PHHS
Điểm trung trung
bình

Mức độ cần thiết (SL/%)
Rất
Không
Cần
Thứ
cần
cần
thiết
bậc
thiết
thiết
28
14
3

2.5
2
62.2
31.1
6.7
6
30
14
1
2.6
1
66.7
31.1
2.2
4
22
16
7
2.3
3
48.9
35.6
15.6
3
2.5
1

Nhận xét, phân tích số liệu thu được cho thấy nhận thức
về việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể chất cho
HSTH được đánh giá khá cao (điểm trung bình


đánh giá

chung là 2,51).Trong đó, nhận thức về sự cần thiết của giáo
dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể chất cho HSTH có


điểm trung bình đạt cận trên của mức cao (từ 2,56 đến 2,64)
gồm có cán bộ quản lý, giáo viên. Song, bên cạnh đó PHHS
lại có điểm trung bình

2,33 do PHHS đánh giá. Sự đánh giá

của ba đối tượng được khảo sát về sự cần thiết của việc giáo
dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể chất cho HSTH có sự
chênh lệch, nhưng không đáng kể. Thứ tự ưu tiên là đối tượng
2,1,3.
Cũng từ kết quả (bảng 2.1) cho thấy, phần lớn cán bộ
quản lý, giáo viên, PHHS được hỏi đã khẳng định về sự cần
thiết của việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể chất
cho HSTH. Ý kiến của cán bộ quản lý đánh giá “rất cần thiết”
= 62.2%; “cần thiết” = 31.1%; “không cần thiết” = 6.7%. Ý
kiến của giáo viên đánh giá là “rất cần thiết” = 66.7%; “cần
thiết” có tỷ lệ % tương đương với đánh giá của cán bộ quản
lý. Ý kiến của PHHS, có 48.9% ý kiến khẳng định là “rất cần
thiết”, 35.6% khẳng định “cần thiết”. Tuy vậy, vẫn còn có một
số ý khiến cho rằng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại
thể chất cho HSTH là không cần thiết (giáo viên = 2.2.%, cán
bộ = 6.7%, PPHS =15.6%). Trong ba đối tượng được điều tra,
sự chênh lệch giữa ý kiến của cánbộ so với giáo viên không



đáng kể. Trong khí đó, so với ý kiến của PHHS thì ý kiến cho
rằng “khôngcần thiết” chiến tỷ lệ khá cao (15.6%).
Cũng ở nội dung trên, chúng tôi đã trò chuyện trực tiếp
với 45 học sinh được chon mẫu cho thấy, các em học sinh giữa
các khối 3, 4, 5 có sự nhận thức về về tính cần thiết của hoạt
động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể chất có tỷ lệ
% về mức độ “rất cần thiết”, “cần thiết”, “không cần thiết” có
sự chênh lệch nhau khá lớn. Nhận thức ở mức độ “rất cần
thiết” của học sinh khối 5 là 67%, khối 4 là 50%, khối 3 là
35%; tỷ lệ % mức độ “không cần thiết” của học sinh khối 3
là 35%, khối 4 là 30%, khối 5 là 20%. Kết quả này cũng phản
ánh đúng đặc điểm tâm lý lứa tuổi và sự hiểu biết của các em.
Tuy nhiên, tỷ lệ % cho rằng “không cần thiết” của ý kiến các
em học sinh của cả ba khối vẫn còn cao.
Hiện nay, thông qua các phương tiện truyền thông cho
thấy, tình trạng xâm hại trẻ em có xu hướng gia tăng, gây bức
xúc trong nhân dân. Những hành vi lệnh chuẩn đang bị dư
luận xã hội lên án. Tuy vậy, việc nhận thức của một cán bộ,
giáo viên, nhất là một bộ phận không nhỏ PHHS vẫn chưa
đầy đủ về sự cần thiết của hoạt động giáo dục. Điều này đặt ra
phải tăng cường công tác tuyên truyền cho mọi từng lớp nhân


dân về ý nghĩa, tính cấp thiết của hoạt động giáo dục kỹ năng
phòng chống xâm hại trẻ em.
- Thực trạng về nội dung giáo dục kỹ năng phòng
chống xâm hại thể chất cho học sinh tiểu học ở quận Long
Biên, Hà Nội hiện nay.

Để có cơ sở đánh giá, chúng tôi thiết lập khung điểm
như sau: Tính điểm trung bình đánh giá

tương ứng với 4

mức đánh giá. Cách cho điểm, tốt: 4 điểm; khá: 3 điểm; trung
bình: 2 điểm; yếu: 1 điểm. Tính điểm trung bình đánh giá
tương ứng với 4 mức đánh giá chuẩn là: Tốt:
điểm; khá:

từ 3,25 đến 4

từ 2,5 đến dưới 3,25 điểm; trung bình:

1,75 đến 2,5 điểm; yếu:

từ 1 đến 1,75 điểm.

từ


-. Đánh giá về nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống
xâm hại thể chất cho HSTH
Mức độ đáp ứng

T

Th

Nội dung


T

Tốt % Khá % TB % Yếu %


bậc

1 Giáo dục về giới tính
và các vùng nhạy 60 44.4 40 29.6 25 18.5 10 7.4 3.11 3
cảm
2 Giáo dục tránh xa
người

lạ

mặt



không cho người lạ

58 43.0 35 25.9 22 16.3 20 14.8 2.96 6

vào nhà
3 Kỹ năng đề phòng
trường

hợp


không

may bị tấn công của

56 41.5 34 25.2 23 17.0 22 16.3 2.91 8

kẻ xấu
4 Kỹ năng phân biệt tốt
xấu, đúng sai trong 61 45.2 40 29.6 26 19.3 8

5.9 3.14 1

hoạt động, giáo tiếp
5 Biết tự chăm sóc thể
chất của cá nhân

56 41.5 30 25.2 23 17 26 17.2 2.92

7


T
T

Mức độ đáp ứng

Th

Nội dung




Tốt % Khá % TB % Yếu %

bậc

6 Biết quan tâm đến
thể chất các bạn cùng

56 43 35 25.9 22 16.3 22 16.3 2.97

5

đúng sai trong hoạt 59 44.3 41 29.8 25 18.5 10 7.4 3.1

4

học trong quá trình
hoạt động chung
7 Biết phân biệt tốt xấu,

động, giao tiếp
8 Biết cách nắm bắt
được các quy tắc an
toàn bảo vệ bản thân,
kỹ năng ứng phó với

52 39 38 28.8 25 19 20 13 2.90 9

nguy cơ bị xâm hại

thể chất
9 Lồng ghép vào các
hoạt động ngoài giờ 60 44.4 41 29.8 26 19.3 8

5.9 3.13

2

lên lớp các môn học
Điểm trung trung bình

3.02

Số liệu được tổng hợp ở như sau: nội dung giáo dục kỹ
năng phòng chống xâm hại thể chất ở quận Long Biên được


đánh giá ở mức độ “khá” (có điểm trung bình
đó, nội dung 4 có điểm trung bình
điểm trung bình

là 3.14; nội dung 1 có

là 3.11; nội dung 6 có điểm trung bình

2.97; nội dung 2 có điểm trung bình
điểm trung bình

là 3.02 Trong




là 2.96; nội dung 5 có

là 2.92; nội dung 3 có điểm trung bình



2.91. Trong các nội dung thì nội dung 4 được đánh giá có chỉ
số cao nhất, song nó cũng chỉ đạt ở mức trung bình của điểm
“khá” (có điểm trung bình

là 3.14). Nội dung 3 có số điểm

trung bình thấp nhất (2.92 điểm). Nội dung 7 có số điểm trung
bình thấp nhất (3.1 điểm). Nội dung 8 có số điểm trung bình
thấp nhất (2.9 điểm). Nội dung 9 có số điểm trung bình thấp
nhất (3.13 điểm)... Thứ tự các nội dung được xếp từ cao
xuống thấp là 4, 9, 1,7, 6, 2, 5, 3, 8.
Nhận xét, từ kết quả ở (bảng 2.2) cho thấy, phần lớn cán
bộ quản lý, giáo viên, PHHS ở quận Long Biên coi việc thực
hiện nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể chất
cho HSTH đã phản ánh đúng mục tiêu, yêu cầu của bậc học
tiểu học; nó được thực hiện theo sự chỉ đạo chung, thống nhất
của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội, Phòng
GD&ĐT quận, trực tiếp là nội dung chương trình giáo dục


chung của nhà trường. Kết quả ở bảng 2.2. được phản ánh ở
biểu đồ sau:

Trao đổi trực tiếp với cán bộ, quản lý, các ý kiến đều có
sự nhận định đánh giá gần sát với kết quả điều tra bằng bảng
hỏi. Song, các ý kiến trao đổi cũng cho rằng, nội dung giáo
dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể chất cho HSTH cần có
sự vận dụng linh hoạt, cụ thể, sát hơn với đực điểm tâm lý,
nhân cách HSTH. Trong hoạt động giáo dục, giáo viên căn cứ
vào đặc điểm tâm lý học sinh, điều kiện, không gian thời gian,
tính đặc thù về mặt nhận thức, tâm lý lứa tuổi của các lớp,
khối 3,4,5. Các nội dung được khảo sát, nội dung 2 và 3 tỉ lệ
% trung bình, yếu còn cao. Điều này đặt ra cho các trường
tiểu học, cần nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung nội dung chương
trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể chất phù hợp
với nhận thức, tâm lý, lứa tuổi HSTH ở quận Long Biên.
Tìm hiểu thái độ của HSTH khi học tập các bài có nội
dung giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể chất. Kết
quả có trên 77.1% học sinh khi được hỏi, cho rằng “rất thích”;
14.2% không tích các bài giảng có nội dung giáo dục kỹ năng
này. Với một tỉ lệ % tương đối cao, các em thích thú với nội
dung bài giảng. Mặc dù khi trò chuyện với các em học sinh


các khối 3, 4, 5 về sự cần thiết, tỷ lệ % cho rằng “không cần
thiết” thực hiện giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho
thể cho HSTH con chiếm tỷ lệ %, nhưng trên thực tế khi thực
hiện nội dung giáo dục thì các em đánh giá khá cao sự cần
thiết, thông qua sự trả lời “rất thích” các nội dung được giáo
viên truyền đạt. Như thế, nội dung giáo dục kỹ năng phòng
chống xâm hại thể chất mà các em tiếp nhận là có ích. Phần
lớn học sinh tiếp nhận vấn đề một cách tích cực. Các em đã
tiếp nhận nó thông qua nhiều hình thức, không chỉ có kiến

thức trong sách vở, các môn học mà còn tìm hiểu kiến thức ở
sách báo, ti vi, đài, tờ rơi, tranh ảnh, mạng Internet...
- Thực trạng về hình thức giáo dục kỹ năng phòng
chống xâm hại thể chất cho học sinh tiểu học ở quận Long
Biên, Hà Nội hiện nay
Hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể
chất cho HSTH không chỉ phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung
mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng cách thức, biện
pháp truyền tải nội dung giáo dục đến người học. Để đánh giá
hình thức giáo dục này, cách thức thiết lập khung điểm và cách
tính điểm trung bình đánh giá

như ở (bảng 2.2). Theo đó, số

liệu được tổng hợp ở (bảng 2.3) hình thức giáo dục kỹ năng


phòng chống xâm hại thể chất ở quận Long Biên được đánh
giá ở mức độ “khá” (có điểm trung bình

là 3.06).

Trong đó, hình thức 3 có điểm trung bình
thức 1có điểm trung bình
bình

là 3.13; hình

là 3.10; hình thức 2 có điểm trung


là 3.07; hình thức 4 có điểm trung bình

là 2.93. Hình

thức 3 có chỉ số được đánh giáo chỉ số cao nhất (3.13). Tuy
nhiên, hình thức 3 cũng chỉ đạt ở mức trung bình của điểm
“khá” (có điểm trung bình

là 3.13). Hình thức 4 có số điểm

trung bình thấp nhất. Thứ tự các hình thức được xếp từ cao
xuống thấp là 3, 1, 2, 4.
Nhận xét, kết quả ở (bảng 2.3) cho thấy, các hình thức
được sử dụng trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại
thể chất cho HSTH đã được đánh giá khá cao; nó không mâu
thuẫn so với chỉ số thu được ở nội dung giáo dục. Chứng tỏ
trong quá trình sử dụng hình thức giáo dục các chủ thể đã biết
sử dụng những hình thức phù hợp với nội dung.


- Đánh giá về hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống
xâm hại thể chất cho HSTH
Thứ

Mức độ đáp ứng
T

Nội dung

T


Rât

Khá
%

TX

bậc
K

% TX %
TX

%
TX

Thông qua dạy học
1

tích hợp nội dung của

6.7 3.10

2

60 44.4 40 29.6 20 14.8 15 11.1 3.07

3


65 48.1 34 25.2 24 17.8 12 8.9 3.13

1

4 (CD,VCD, TV, máy 52 38.5 40 29.6 25 18.5 18 13.3 2.93

4

các môn học khác

61 45.2 40 29.6 23 17.0 9

nhau

2

3

Hoạt động ngoài giờ
lên lớp
Thông qua tài liệu
sách, báo, tranh ảnh...
Thông

qua phương

tiện

nghe,


tính,

nhìn

mạng

intrernet,...)
Điểm TB chung

3.06


Để kiểm chứng kết quả thu được ở bảng . chúng tôi đã
trao đổi với một số cán bộ quản lý, việc giáo dục kỹ năng
phòng chống xâm hại thể chất bằng hình thức 2 đã và đang
được triển khai khá phổ biến ở các nhà trường. Đây không
phải là hình thức mới, nhưng hiện nay việc tổ chức hoạt động
này có tính kế hoạch cao, đi vào chiều sâu; nó thể hiện
nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành; quán triệt sâu sắc
quan điểm của Đảng. Đó là coi trọng giáo dục kỹ năng cho
người học thông qua hoạt động thực tiễn. Có thể thấy, từ nhận
thức đến tổ chức hoạt động, chủ thể giáo dục đã có sự coi
trọng hình thức này, đặc biệt là trong giáo dục các kỹ năng
(kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống xâm hại thể chất,...) cho
học sinh. So với hình thức 1, 3, thì hình thức 2 có tỷ lệ %
đánh giá không có sự chênh lệnh lớn.
Chi tiết hoá các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo
viên, PHHS đối với việc thực hiện hình thức giáo dục kỹ năng
phòng chống xâm hại thể chất cho HSTH cho thấy vẫn có sự
chênh lệch tỷ lệ % ý kiến đánh giá của giáo viên, cán bộ quản

lý so với PHHS, nhưng không đáng kể. Để kiểm chứng vấn đề
này, tác giả sử dụng phương pháp quan sát, trao đổi trực tiếp


với một số giáo viên chủ nhiệm, phần lớn các ý kiến cho rằng
các hình thức giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại thể chất
cho HSTH là phù hợp đối tượng giáo dục. Vấn đề là ở chỗ,
các giáo viên cần có sự cụ thể hóa, vận dụng linh hoạt, gắn
với học sinh các lớp, khối 1, 2, 3 và 4,5. Nhưng trên thực tế,
sự vận dụng các hình thức giáo dục nêu trên, nhất là hình thức
2, 3 của một số giáo viên thiếu tính linh hoạt, sáng tạo.
Cũng tương tự như ở việc tìm hiểu thái độ của HSTH
khi học tập các bài có nội dung giáo dục kỹ năng phòng
chống xâm hại thể chất, chúng tôi trao đổi với 45 học sinh của
khối 3, 4, 5 về các hình thức giáo dục đã được giáo viên sử
dụng. Kết quả có gần 77.1% học sinh khi được hỏi, cho rằng
hình thức được sử dụng trong giáo dục là “rất tốt”. Tuy nhiên,
sự đánh giá của các em thiên về hình thức 3 và hình thức 4.
Kết quả này so sánh với ý kiến đánh giá với cán bộ, giáo viên
thì có sự chênh lệch. Tuy nhiên, kết quả đánh giá của học sinh
là khá sát với đặc điểm tâm lý của các em. Như vậy, chất
lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm
hại thể chất cho HSTH vẫn có mặt chưa theo kịp với sự biến
đổi của đời sống hiện thực.


- Thực trạng điều kiện tổ chức giáo dục kỹ năng
phòng chống xâm hại thể chất cho học sinh tiểu học ở quận
Long Biên, Hà Nội hiện nay
Cũng tương tự như cách thức thiết lập khung điểm và cách

tính điểm trung bình đánh giá

ở (bảng 2.3), số liệu được

tổng hợp ở (bảng 2.4) như sau: nội dung giáo dục kỹ năng
phòng chống xâm hại thể chất ở quận Long Biên được đánh
giá ở mức độ “khá” (có điểm trung bình

là 2.96).

- Đánh giá về điều kiện tổ chức giáo dục kỹ năng phòng
chống xâm hại thể chất cho HSTH
Th
T
T

Mức độ đáp ứng

bậc

Nội dung
Tố % Kh %
t

1



á


T

%

B

Yế

%

u

Phương tiện
(sách,

tivi,

băng

đĩa,

51

4
5

35

3
0


26

1
7

27

6.

2.8

7

7

11

3.0

4

máy tính,...)
2

Cán bộ, giáo
viên được

57


4
4

40

3
0

20

1
5

18

1

2


bồi dưỡng
kiến thức về
kỹ năng
phòng chống
xâm hại trẻ
em
3

Cán bộ, giáo
viên thường

xuyên cập
nhật kiến
thức về giáo
dục kỹ năng

62

4
8

31

2
5

27

1
8

15

8.

3.0

9

4


1

phòng
chống xâm
hại thể chất
học sinh
4

Nhà trường
tuyên truyền
tới PHHS
kiến thức
giáo dục kỹ
năng phòng
chống xâm
hại thể chất
cho HSTH

52

3
9

38

3
0

25


1
9

20

13

2.9
0

3


×