Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Giáo án tin học 7 SGK mới chủ đề 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 53 trang )

Trường THCS

Năm học 2018 - 2019

CHỦ ĐỀ 7:
TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ
THỰC HÀNH TỔNG HỢP (8 tiết)
I. Nội dung của chủ đề và thời lượng thực hiện
STT
1
2
3

Nội dung
Nội dung 1: Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ
Nội dung 1: Tạo biểu đồ để minh họa
Nội dung 2: Thực hành tổng hợp

Số tiết
2
2
4

II. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và những phẩm chất năng lực của học sinh
có thể hình thành và phát triển trong dạy học chủ đề.
1. Nội dung 1:
a. Chuẩn kiến thức:
- Biết mục đích của việc sử dụng biểu đồ.
- Một số dạng biểu đồ thông thường.
- Các bước cần thiết để tạo một biểu đồ từ bảng dữ liệu.
- Thay đổi dạng biểu đồ đã tạo, xoá, sao chép biểu đồ vào văn bản Word.


b. Kỹ năng:
- Các bước cần thiết để tạo một biểu đồ từ bảng dữ liệu.
- Thay đổi dạng biểu đồ đã tạo, xoá, sao chép biểu đồ vào văn bản Word.
- Thực hiện thành thạo các thao tác với biểu đồ.
- Thực hiện thành thạo thao tác vẽ biểu đồ, các cách tính toán trong ô tính.
c. Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực trong học tập
- Biết hợp tác trong việc học nhóm, có thái độ nghiêm túc trong giờ thực hành
d. Những phẩm chất năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển
trong dạy học chủ đề.
*Năng lực chung:
- Năng lực hợp tác nhóm
- Năng lực quan sát, vận dụng, sáng tạo, tìm hiểu và vận dụng vào thực tiễn.
* Năng lực chuyên biệt:
- Tư duy và suy luận, giao tiếp, sử dụng các đồ dùng và công cụ hỗ trợ.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Vận dụng được những kiến thức đã
học về biểu đồ qua môn Địa Lý để thực hiện các thao tác tạo biểu đồ, và biết phân
biệt các dạng biểu đồ thường dùng, thực hiện các thao tác định dạng, chỉnh sửa, thay
đổi dạng biểu đồ.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

Năm học 2018 - 2019

2. Nội dung 2:
a. Chuẩn kiến thức:

- Củng cố lại cho HS cách lập trang tính, định dạng, sử dụng công thức, các
hàm sắp xếp và lọc dữ liệu và trình bày trang in.
- Củng cố lại cho HS cách chỉnh sửa, chèn thêm hàng, định dạng văn bản, sắp
xếp và lọc dữ liệu.
- Sử dụng nút lệnh Print để xem trước khi in.
- Củng cố cách tạo biểu đồ, trình bày trang in, sao chép vùng dữ liệu và di
chuyển biểu đồ.
- Tổng hợp kiến thức về định dạng trang tính, trình bày và in trang tính.
- Củng cố cách sắp xếp và lọc dữ liệu, cách tạo biểu đồ minh hoạ dữ liệu.
b. Kỹ năng
- Thực hiện thành thạo các thao tác trong trang tính.
- Kỹ năng trình bày, định dạng, sử dụng công thức tính toán, vẽ biểu đồ, sắp
xếp và lọc dữ liệu.
- Có kĩ năng tư duy, vận dụng kiến thức vào thực hành.
- Tổng hợp kiến thức về định dạng trang tính, trình bày trang, sắp xếp, lọc và
tạo biểu đồ.
- Hình thành kĩ năng tư duy tổng hợp, thành thạo các thao tác.
c. Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực trong học tập
- Biết hợp tác trong việc học nhóm, có thái độ nghiêm túc trong giờ thực hành
d. Những phẩm chất năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển
trong dạy học chủ đề.
- Năng lực hợp tác theo nhóm
- Năng lực vận dụng, tổng hợp kiến thức
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin
- Vận dụng kiến thức về định dạng trang tính, trình bày trang, sắp xếp, lọc và
tạo biểu đồ để thục hiện những bài tập từ thực tiễn.
III. Bảng mô tả 4 mức yêu cầu (Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng
cao) của các loại câu hỏi / bài tập kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học theo chủ
đề.

Nhận biết (Mô

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

Nội dung

Nội dung 1:

- Trình bày dữ
liệu bằng biểu
đồ.
- Tạo biểu đồ
để minh họa
Nội dung 2:
Thực hành
tổng hợp

Năm học 2018 - 2019
tả yêu cầu cần

đạt)

(Mô tả yêu cầu
cần đạt)

- Học sinh biết
được mục đích
của việc sử dụng
biểu đồ.
- Tìm hiểu một số
dạng biểu đồ
thông thường.

- Biết các bước
cần thiết để tạo
một biểu đồ,
nhận dạng biểu
đồ.
- Thay đổi được
dạng biểu đồ ,
xoá, sao chép
biểu đồ vào văn
bản Word.

Nắm được ý
Thực
hành
nghĩa của các nút được các thao
lệnh, câu lệnh cơ tác cơ bản yêu
bản đã được học ở cầu của bộ môn

bộ môn tin

thấp
( Mô tả yêu
cầu cần đạt)
- Thực hiện
thành thạo các
thao tác với
biểu đồ, các
cách tính toán
trong ô tính.

Thực hành
thành thạo các
thao tác cơ bản
yêu cầu của bộ
môn

(Mô tả yêu cầu
cần đạt)
-Biết so sánh ưu
và nhược điểm
của bảng số liệu
và biểu đồ.
Biết lựa chọn
dạng biểu đồ
thích hợp để
minh họa cho dữ
liệu. Biết nhìn
biểu đồ để giải

thích, so sánh,…
Biết dựa vào
kiến thức tin để
vận dụng làm
bài toán thưc tế.

IV.Các câu hỏi/ bài tập tương ứng với mỗi loại/ mức độ yêu cầu được mô tả
dùng trong quá trình tổ chức hoạt động của học sinh.
a. Câu hỏi các mức độ:
* Nội dung 1:
1. Nhận biết.
Câu 1: Mục đích của việc sử dụng biểu đồ là gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
a. Minh hoạ dữ liệu trực quan
b. Dễ dự đoán sự tăng hay giảm của số liệu
c. Dễ so sánh dữ liệu
d. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 2: Lấy ví dụ môn học thực tế về minh họa dữ liệu bằng biểu đồ mà em đã học?
Câu 3: Trong chương trình phổ thông, em đã được học các loại biểu đồ nào? Em có
biết tác dụng riêng của mỗi loại biểu đồ ấy không?
3. Thông hiểu
Câu 1: Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp
A
Nối
B
1./ Để so sánh dữ liệu có trong nhiều
a) Biểu đồ hình tròn
cột ta thường dùng biểu đồ dạng
2./ Để so sánh dữ liệu và dự đoán xu
b) Biểu đồ đường gấp khúc
thế tăng hay giảm của dữ liệu ta

thường dùng biểu đồ dạng
3./ Để mô tả tỉ lệ của các giá trị dữ
c) Biểu đồ cột
liệu so với tổng thể ta thường dùng
biểu đồ dạng
Câu 2: Có cách nào thay đổi được vị trí, kiểu dáng, màu sắc cho biểu đồ?
Câu 3: Để đưa biểu đồ ra khỏi vùng dữ liệu ta làm thế nào?
3.Vận dụng thấp
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

Năm học 2018 - 2019

Câu 1: Cho bảng thống kê sử dụng đất ở Việt Nam. Hãy chọn dạng biểu đồ thích hợp
nhất để nhận xét tình hình sử dụng đất ở nước ta.
a. Biểu đồ cột.
b. Biểu đồ đường gấp khúc.
c. Biểu đồ hình tròn.
d. Biểu đồ dạng khác.

Câu 2: Chọn đáp án đúng
Khi tạo biểu đồ, em nháy nút Finish ngay từ khi hộp thoại hiện ra. Khi đó:
A. Không có biểu đồ nào được tạo
B. Biểu đồ được tạo với các thông tin ngầm định
Câu 3: Cho bảng sau:


Theo em để biểu diễn bảng này ta dùng biểu đồ dạng nào cho phù hợp nhất?
4.Vận dụng cao
Câu 1: Em hãy so sánh ưu và nhược điểm của bảng số liệu và biểu đồ.
Câu 2: Hãy khởi động chương trình bảng tính Excel, nhập dữ liệu vào trang tính
như hình 113.
So sánh kết quả nhận được ở mục nhập dữ liệu với kết quả phần c
* Nội dung 2
1. Nhận biết.
Câu 1:Liệt kê một vài lợi ích của việc định dạng dữ liệu trên trang tính.
Câu 2: Để gộp và căn giữa nội dung vào các ô tính đã chọn, ta nháy nút lệnh:
a.

(Format Painter)

b.

(Merge and Center)

c.
(Center)
d.
(Fill color)
Câu 3: Nút lệnh nào không dùng để định dạng trang tính:
a.

b.

c.

d.


.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

Năm học 2018 - 2019

Câu 4: Làm thế nào để có thể thay đổi hướng giấy của trang tính?
4. Thông hiểu
Câu 1: Nêu các thao tác định dạng để các số được hiển thị là số nguyên.
Câu 2: Nêu sự khác nhau giữa sao chép công thức và di chuyển nội dung ô công thức.
Câu 3: Để in trang tính em sử dụng nút lệnh nào dưới đây:
a.

b.

(Print)

c.

d.

Câu 4: Để thoát khỏi chế độ ngắt trang tính em thực hiện lệnh:
a. File  Page Setup
b. View  Page Break Preview

c. File  Page Break Preview.
d. View  Normal
Câu 5: Đường dẫn nào để thiết đặt lề dưới cho trang in:
a. File  Print
b. Page Layout  Orientation
c. Page Layout  Margin
d. Page Layout  Size.
Câu 6: Cho biết vai trò và chức năng của thanh công thức
Câu 7: Sử dụng lệnh Page Layout trong nhóm Word book view có tác dụng gì
đối với trang tính?
3.Vận dụng thấp
Câu 1: Để biết được có dữ liệu được nhập vào từ bàn phím là kết quả của công
thức, dựa vào đâu?
a. Nháy chuột vào ô đó
b. Nhìn lên thanh công thức
c. Nháy chuột vào ô đó rồi quan sát hộp tên
d. Nháy chuột vào ô đó rồi quan sát thanh công thức
Câu 2: Hãy nêu 2 ví dụ về thông tin được trình bày dưới dạng bảng?
Câu 3: Để thực hiện việc in văn bản, em chọn lệnh nào sau đây?
a. File  Print
b. Page Layout  Print Area.
c. Page Layout Print
d. Page Layout  Size.
Câu 4: Cho bảng tính mẫu, yêu cầu thiết đặt lề trang như sau:
Top: 1mm Bottom: 1mm
Right: 1.25mm
Left: 1.25mm
4.Vận dụng cao
Câu 1: : Ô A1 của trang tính có số 1.753; Sau khi chọn ô A1, nháy chuột 1 lần
vào nút

thì kết quả hiển thị ở ô A1 sẽ là:
a. 1.753
b. 1.75
c. 1.76
d. 1.7530
Câu 2: Một công ty sản xuất điện thoại di động dự định đưa ra thị trường một mẫu
điện thoại mới, nhưng chưa quyết định sẽ định giá bán như thế nào. Biết rằng giá
thành điện thoại là 980.000đồng và có thế bán với giá từ 1.000.000đồng cho tới
1.500.000 đồng. Nếu bán giá đắt thì lợi nhuận thu được trên mỗi điện thoại lớn
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

Năm học 2018 - 2019

hơn nhưng số người mua sẽ ít hơn so với bán giá rẻ. Bộ phận nghiên cứu thị
trường cung cấp số lượng (dự kiến) người mua trong từng trường hợp như sau:
Giá bán
(đồng)

Số người mua

1 000 000
20 000
1 200 000
5 000
1 500 000

1 000
Hãy đề xuất giá bán điện thoại mới sao cho tổng lợi nhuận cao nhất.
Câu 3: Có bảng tính như hình dưới đây:
a. Hãy thao tác để chọn ra học sinh tiêu biểu của tổ về mặt học tập, tiêu chí được xét
là tổng điểm các môn Toán, Văn, Anh của bạn được chọn phải là cao nhất so với các
bạn còn lại trong tổ?
b. Tạo biểu đồ minh họa để so sánh tổng điểm của các bạn?

V. Tiến trình dạy học chủ đề:
Tuần 29
Tiết 58

Ngày soạn: 21/03/2019
Ngày dạy: 29/3/2019
Nội dung 1 : TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ (T1)

A. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo trình, máy tính, máy chiếu, Ví dụ minh hoạ.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Ổn định lớp: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Trình bày cách vẽ đồ thị và tạo điểm bằng phần mềm Geogebra.
III. Bài mới:
1. Khởi động/tình huống xuất phát (9p)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7



Trường THCS

Năm học 2018 - 2019

2. Hình thành kiến thức mới (20p)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Phần 1: Minh họa số liệu bằng biểu đồ (10’)
Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề; dạy học hợp tác.
- Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật hợp tác, kỹ thuật lắng nghe
và phản hổi tích cực.
Định hướng năng lực cần đạt: Năng lực tư duy logic suy luận; Năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo; Năng lực tự học, Năng lực ngôn ngữ.
GV: giới thiệu bảng học sinh giỏi của 1. Minh họa số liệu bằng biểu đồ
một lớp qua từng năm bằng bảng dữ HS: quan sát
liệu và trình bày bằng biểu đồ.

? Em hãy quan sát và cho nhận xét về
số học sinh giỏi của lớp, học sinh giỏi
nam và nhận xét tổng quát?
? Đối với 2 cách trình bày thông tin
trên thì em thấy cách nào dẽ cho em có
sự so sánh nhanh chóng hơn?

HS: Số học sinh giỏi tăng theo từng năm,
đặc biệt là số học sinh giỏi nữ.
HS: đối với dữ liệu được biểu diễn dưới
dạng biểu đồ thì giúp em dễ so sánh dữ liệu

hơn, nhất là dự đoán xu thế tăng hoặc giảm
của số liệu.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

Năm học 2018 - 2019

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
GV: nhận xét và chốt lại.
Sử dụng biểu đồ là hình thức biểu diễn HS: nghe giảng và ghi bài
thông tin trực quan, dễ hiểu, sinh động
nhất và đặc biệt là dễ quan sát để thấy
sự phát triển, quy luật thay đổi, sự so
sánh dư liệu. Mà điều này khó nhận
thấy khi quan sát, theo dõi trên bảng
dữ liệu.
Phần 2: Một số dạng biểu đồ thường dùng (10’)
Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề; dạy học hợp tác.
- Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật hợp tác, kỹ thuật lắng nghe và
phản hổi tích cực.
Định hướng năng lực cần đạt: Năng lực tư duy logic suy luận; Năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo; Năng lực tự học, Năng lực ngôn ngữ.
Giáo viên cho HS nghiên cứu tài liệu 2. Một số dạng biểu đồ

sau đó nêu câu hỏi:
* Có 3 loại
? Có những loại biểu đồ nào em + Biểu đồ cột.
thường dùng?

+ Biểu đồ đường gấp khúc.
+ Biểu đồ hình tròn.
* Biểu đồ cột: thích hợp cho việc so sánh dữ
? Khi nào thì sử dụng các loại biểu đồ
liệu có trong nhiều cột.
đó?
+ Biểu đồ đường gấp khúc: Dùng để só sánh
dữ liệu và dự đoán xu thế tăng hoặc giảm
Hs thảo luận trả lời. Giáo viên nhận xét
của dữ liệu.
bổ sung, chốt kiến thức.
+ Biểu đồ tròn: Thích hợp để mô tả tỉ lệ của
Hs tự ghi chép lại nội dung vào vở.
các giá trị dữ liệu so với tổng thể.
3: Luyện tập (5’)
Gv: tổ chức cho học sinh chơi trò chơi để học sinh nhớ lại kiến thức bài học.
4: Vận dụng (4’)
Câu 1: Cho bảng thống kê sử dụng đất ở Việt Nam. Hãy chọn dạng biểu đồ thích hợp
nhất để nhận xét tình hình sử dụng đất ở nước ta.
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ đường gấp khúc.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7



Trường THCS

Năm học 2018 - 2019

C. Biểu đồ hình tròn.
D. Biểu đồ dạng khác.

Câu 2: Chọn đáp án đúng
Khi tạo biểu đồ, em nháy nút Finish ngay từ khi hộp thoại hiện ra. Khi đó:
A. Không có biểu đồ nào được tạo
B. Biểu đồ được tạo với các thông tin ngầm định
5: Tìm tòi mở rộng (1’)
- Học lại kiến thức đã học.
- Đọc trước phần còn lại và phần tìm hiểu mở rộng của bài.
Hết tuần 29
Phó hiệu trưởng

Ngày 23 tháng 3 năm 2019
Tổ trưởng

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

Tuần 30
Tiết 59


Năm học 2018 - 2019

Ngày soạn: 28/03/2019
Ngày dạy: 03/04/2019

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

Năm học 2018 - 2019

Nội dung 1 : TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ (T2)
I. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo trình, máy tính, máy chiếu, Ví dụ minh hoạ.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Trình bày cách vẽ đồ thị và tạo điểm bằng phần mềm Geogebra.
3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: (1’) Tiết trước các em đã được làm quen với
biểu đồ và các dạng biểu đồ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách tạo một biểu đồ và
chỉnh sửa biểu đồ.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Phần 3: Tạo biểu đồ (15’)
Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề; dạy học hợp tác.
- Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật hợp tác, kỹ thuật lắng nghe
và phản hổi tích cực.
Định hướng năng lực cần đạt: Năng lực tư duy logic suy luận; Năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo; Năng lực tự học, Năng lực ngôn ngữ.
Gv cho học sinh nghiên cứu tài liệu 3. Tạo biểu đồ
sau đó nêu câu hỏi:
Các bước tạo biểu đồ:
Nêu các bước tạo biểu đồ?
Bước 1: Chỉ định miền dữ liệu để biểu diễn
Hs trả lời
bằng biểu đồ
Gv chốt kiến thức
Bước 2: Chọn dạng biểu đồ.
Hs ghi lại vào vở.
Gv yêu cầu học sinh thực hành tạo
biểu đồ bằng dữ liệu trên hình 1.99a
sgk/88.
Hs thực hiện
Yêu cầu Nêu lại cách thực hiện
Hs trả lời.
- Chỉ định miền dữ liệu
a. Chỉ định miền dữ liệu
- Chọn dạng biểu đồ.
- Chỉ định miền dữ liệu là cho chương trình
Gv nhận xét – cho điểm.
biết em muốn biểu diễn dữ liệu gì trên biểu
đồ. Trang tính có thể lưu rất nhiều dữ liệu

Giáo viên nêu các câu hỏi thảo luận:
khác nhau và trong nhiều trường hợp chỉ
? Chỉ định miền dữ liệu là gì?
muốn biểu diễn phần dữ liệu quan trọng nhất
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

? Điều gì xảy ra nếu ta không chỉ định
miền dữ liệu cụ thể khi trang tính có
dữ liệu khác nhau?
Hs thảo luân trả lời
Gv nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
Hs tự ghi nội dung vào vở.

Năm học 2018 - 2019

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
đối với người xem.
- Mặc định, chương trình bảng tính sẽ chọn
tất cả dữ liệu trong khối có ô tính được
chọn. Nếu chỉ cần tạo biểu đồ từ một phần
dữ liệu trong khối đó, em nên chỉ định cụ
thể miền dữ liệu một cách rõ ràng trong
bước này bằng cách chọn khối (hoặc các

khối) ô tính có dữ liệu cần biểu diễn.
Lưu ý: Diện tích miền vẽ của biểu đồ có
giới hạn nên không nên biểu diễn quá nhiều
thông tin chi tiết.
b. Chọn dạng biểu đồ
- Biểu đồ cột là dạng biểu đồ đơn giản nhất.
Có thể chọn dạng biểu đồ khác để phù hợp
hơn với yêu cầu minh họa dữ liệu.
- Việc chọn dạng biểu đồ thích hợp cũng góp
phần minh họa dữ liệu một cách sinh động,
dễ hiểu và trực quan hơn.

Gv nêu các câu hỏi để học sinh tìm
hiểu kiến thức
? Tác dụng của việc chọn dạng biểu đồ
thích hợp.
? Quan sát hình 1.104b, 1.104c, 1.104d
và cho nhận xét về kiểu biểu đồ phù
hợp nhất.
Hs trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung
Phần 4: Chỉnh sửa biểu đồ (15’)
Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề; dạy học hợp tác.
- Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật hợp tác, kỹ thuật lắng nghe
và phản hổi tích cực.
Định hướng năng lực cần đạt: Năng lực tư duy logic suy luận; Năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo; Năng lực tự học, Năng lực ngôn ngữ.
Gv nêu tình huống thảo luận
4. Chỉnh sửa biểu đồ

Nếu biểu đồ đã được tạo. Muốn thay a. Thay đổi dạng biểu đồ
đổi dạng biểu đồ và thêm thông tin giải Bước 1: Nháy chuột trên biểu đồ để chọn.
thích và thay đổi vị trí hoặc kích thước
Bước 2: Chọn dạng biểu đồ khác trong
của biểu đồ có được không? Cách thực
nhóm biểu đồ thích hợp( ví dụ nhóm biểu đồ
hiện thế nào?
Giáo viên chia lớp thành các nhóm. đường gấp khúc) trong nhóm lệnh Charts
trên dải lệnh Insert (hoặc sử dụng lệnh
Mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ.
Hs thảo luận trả lời.
Change Chart Type trong nhóm Type trên
Câu hỏi:
dải lệnh Design)
? Làm thế nào để thay đổi được dạng b. Thêm thông tin giải thích biểu đồ
biểu đồ
Một số thông tin giải thích biểu đồ quan
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

Năm học 2018 - 2019

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
? Em có thể thêm những thông tin trọng gồm:
quan trọng nào để giải thích cho biểu * Tiêu đề của biểu đồ

đồ
* Tiêu đề của các trục ngang và trục đứng
(trừ biểu đồ hình tròn)
* Thông tin giải thích các dãy dữ liệu
(được gọi là chú giải)
? Nêu cách thêm chú giải cho biểu đồ
Cách làm: Nháy chuột trên biểu đồ Chart
Tools xuất hiện  trong dải lệnh Layout
chọn các lệnh để thêm thông tin giải thích
biểu đồ trong nhóm Labels
* Thêm hoặc ẩn tiêu đề của biểu đồ
Cách làm:
+ Thêm tiêu đề cho biểu đồ: Nháy chuột
vào lệnh Chart Title  Above Chart 
? Trình bày cách thêm hoặc ẩn tiêu đề Nhập nội dung (có thể định dạng tiêu đề)
cho biểu đồ
+ Ẩn tiêu đề của biểu đồ: Nháy chuột vào
lệnh Chart Title  None

* Thêm hoặc ẩn tiêu đề các trục của biểu
đồ
? Nêu cách thêm hoặc ẩn tiêu đề các Cách làm:
trục của biểu đồ.
Thêm tiêu đề hoặc ẩn tiêu đề trục ngang:
Trên dải lệnh Layout  Chọn Axis Titles
 Primary Horizontal Axis Title 
None (để ẩn) hoặc Title Below Axis (để
thêm tiêu đề)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Tin học 7


Trường THCS

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

Năm học 2018 - 2019

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Thêm tiêu đề hoặc ẩn tiêu đề trục dọc:
Trên dải lệnh Layout  Chọn Axis Titles
 Primary Vertical Axis Title  None
(để ẩn) hoặc Vertical Title (để thêm tiêu đề
dạng dọc) hoặc Horizontal Titlle ((để thêm
tiêu đề dạng nằm ngang)

? Muốn thay đổ vị trí hoặc kích thước
biểu đồ phải làm thế nào

? Để đưa biểu đồ ra khỏi vùng dữ liệu
ta làm thế nào?
? Nêu cách xóa biểu đồ

c.Thay đổi vị trí hoặc kích thước của biểu
đồ.
- Thay đổi vị trí bằng cách nháy chuột vào
biểu đồ để chọn biểu đồ  kéo thả chuột

đến vị trí mới.
- Thay đổi kích thước bằng cách: Chọn biểu
đồ  đưa con trỏ chuột vào vị trí một trong
bốn góc hoặc các điểm giữa của các cạnh
biểu đồ  Kéo thả chuột để thay đổi kích
thước biểu đồ theo ý muốn.
- Nháy chuột vào biểu đồ sau đó giữ nguyên
chuột và kéo thả đến vị trí mong muốn.
* Xóa biểu đồ
- Nháy chuột vào biểu đổ  nhấn phím

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

Năm học 2018 - 2019

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Delete.

* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5’)
Gv: Chiếu nội dung các câu hỏi  gọi hs trả lời nhanh
Hs: - Quan sát và trả lời nhanh các câu hỏi
? Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp
A

Nối
B
1./ Để so sánh dữ liệu có trong nhiều
a) Biểu đồ hình tròn
cột ta thường dùng biểu đồ dạng
2./ Để so sánh dữ liệu và dự đoán xu
b) Biểu đồ đường gấp khúc
thế tăng hay giảm của dữ liệu ta
thường dùng biểu đồ dạng
3./ Để mô tả tỉ lệ của các giá trị dữ
c) Biểu đồ cột
liệu so với tổng thể ta thường dùng
biểu đồ dạng
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (4’)
* Sử dụng một số bảng dữ liệu có sẵn thực hiện vẽ các dạng biểu đồ thích hợp.
* Có cách nào thay đổi được vị trí, kiểu dáng, màu sắc cho biểu đồ?
* HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (1’)
- Học lại kiến thức đã học.
- Đọc trước “Bài thực hành 9: Tạo biểu đồ để minh họa”.
------------------------------------------------------------Ngày soạn: 28/03/2019
Ngày dạy: 05/04/2019

Tuần 30
Tiết 60

Nội dung 1 : TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ (T3)
I. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo trình, máy tính, máy chiếu, Ví dụ minh hoạ.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
1. Ổn định lớp:

(1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (Trong quá trình TH)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

Năm học 2018 - 2019

3. Giới thiệu bài mới: (1’) Các em đã được biết trình bày dữ liệu bằng biểu đồ
rất trực quan, sinh động, dễ nhận xét. Vậy áp dụng vào các bài tập sẽ như thế nào,
chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Phần 1: Bài 1 Lập bảng tính và tạo biểu đồ (20’)
Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề; dạy học hợp tác.
- Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật hợp tác, kỹ thuật lắng nghe
và phản hổi tích cực.
Định hướng năng lực cần đạt: Năng lực tư duy logic suy luận; Năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo; Năng lực tự học, Năng lực ngôn ngữ.
Gv yêu cầu hs thực hiện thực hành Bài 1. Lập trang tính và tạo biểu đồ

theo nhóm bài tập 1.

a. Nhập nội dung vào bảng tính như sau:
Hình 1.113a

Hs thực hiện theo nhóm. Giúp đỡ nhau
thực hành.

Gv quan sát và giúp đỡ nếu hs gặp khó

b. Lập công thức tính tổng hặc nhập hàm
khăn.
tính tổng cho cột Tổng cộng và tính tỉ lệ hs
giỏi trên sĩ số của từng lớp.
c. Tạo biểu đồ hình cột trên cơ sở dữ liệu
khối A4: F9. Nhận xét về những điểm chưa
Cho hs thực hiện tốt giúp đỡ các bạn
hợp lý và dữ liệu không cần thiết biểu diễn
chưa tốt.
trên biểu đồ.
d. Xóa biểu đồ đã tạo và tạo biểu đồ cột với
miền dữ liệu là các khối A4:A9 và D4: E9.
Nhận xét về kết quả thu được.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS


Năm học 2018 - 2019

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (8’)
Câu 3: Cho bảng sau:

Theo em để biểu diễn bảng này ta dùng biểu đồ dạng nào cho phù hợp nhất?
*. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (4’)
1. Cho biết mục đích của việc sử dụng biểu đồ
2. Nêu một vài dạng biểu đồ thường được sử dụng
*. HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (1’)
- Học lại kiến thức đã học.
- Đọc trước phần còn lại của bài.
Hết tuần 30
Phó hiệu trưởng

Ngày 30 tháng 3 năm 2019
Tổ trưởng

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

Tuần 31

Tiết 61

Năm học 2018 - 2019

Ngày soạn: 03/4/2019
Ngày dạy: 10/4/2019

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

Năm học 2018 - 2019

Nội dung 1 : TRÌNH BÀY DỮ LIỆU BẰNG BIỂU ĐỒ (T4)
I. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo trình, máy tính, máy chiếu, Ví dụ minh hoạ.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, xem trước bài mới.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (Trong quá trình TH)
3. Giới thiệu bài mới: (1’) Tiết trước các em đã được thực hành làm bài tập về
taọ biểu đồ minh họa. Để thực hiện thành thạo hơn các thao tác với biểu đổ chúng ta
sẽ tiếp tục làm các bài thực hành trong tiết học hôm nay.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Phần 2: Bài 2 Tạo và thay đổi dạng biểu đồ (15’)
Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề; dạy học hợp tác.
- Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật hợp tác, kỹ thuật lắng nghe
và phản hổi tích cực.
Định hướng năng lực cần đạt: Năng lực tư duy logic suy luận; Năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo; Năng lực tự học, Năng lực ngôn ngữ.
Giáo viên giao bài cho các nhóm thảo Bài 2. Tạo và thay đổi dạng biểu đồ
luận phương pháp và cách làm bài tập.
Sau đó thực hành làm bài tập trên máy.

Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo
viên.

 Trong quá trình thực hành giáo viên
quan sát phát hiện những học sinh làm
tốt và giao nhiệm vụ cho các em hướng
dẫn các bạn làm chưa tốt.

Tiếp tục thực hành với trang tính đã tạo
trong Bài 1.
a. Tạo một biểu đồ đường gấp khúc với
miền dữ liệu là các khối A4:A9 và
D4:E9.
b. Nháy chuột chọn lại biểu đồ cột đã tạo
trong mục d của Bài 1 và đổi dạng biểu
đồ thành biểu đồ đường gấp khúc. So
sánh với kết quả nhận được ở mục a.
c. Đổi dạng biểu đồ vừa nhận được ở
mục b thành biểu đồ hình tròn bằng cách

sử dụng lệnh Pie trong nhóm Charts trên
dải lệnh Insert (hoặc lệnh Change Chart
Type trong nhóm Type trên dải lệnh
Design) Em sẽ thấy rằng chỉ có số học

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

Năm học 2018 - 2019

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

sinh nữ được biểu diễn trên đồ thị (hình
1.114a). Từ đây có thể rút ra kết luận
rằng biểu đồ hình tròn chỉ có thể biểu
diễn được một cột (hay một hàng) dữ
liệu.

d. Tạo biểu đồ hình tròn với miền dữ liệu
là các khối A4:A9 và E4:E9. Kết quả của
em sẽ tương tự như hình 1.114b. Đổi biểu
đồ nhận được thành biểu đồ đường gấp
khúc và sau đó thành biểu đồ cột.
e.

Lưu
bảng
tính
với
tên
Hoc_sinh_gioi_khoi_7.

Phần 3: Bài 3 Xử lí dữ liệu và tạo biểu đồ (15’)
Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề; dạy học hợp tác.
- Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật hợp tác, kỹ thuật lắng nghe
và phản hổi tích cực.
Định hướng năng lực cần đạt: Năng lực tư duy logic suy luận; Năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo; Năng lực tự học, Năng lực ngôn ngữ.
Gv cho học sinh thảo luận cách làm. Bài 3. Xử lí dữ liệu và tạo biểu đồ
Sau đó yêu cầu học sinh thực hiện làm Mở bảng tính Bang_diem_lop_em đã được
bài tập theo nhóm.

lưu trong bài thực hành 7. Tạo biểu đồ cột

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

Năm học 2018 - 2019

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS


KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
để minh họa điểm trung bình các môn học

Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo của cả lớp.
viên.

Gợi ý: Để tạo được biểu đồ thích hợp, em

Tự chấm điểm cho bản thân và chấm chỉ cần các dữ liệu ở hàng trên cùng (Toán,
điểm cho bạn.

Vật lí, Ngữ văn, Tin học) và các dữ liệu
tương ứng ở hàng dưới cùng (các điểm

Nộp bài về máy giáo viên để giáo viên trung bình). Muốn chương trình nhận biết
kiểm tra chấm điểm.

chính xác miền dữ liệu để tạo biểu đồ, đầu
tiên em cần chọn các khối dữ liệu đó.
- Trên trang tính này dữ liệu nằm ở hai hàng
tách biệt nhau. Nhớ lại rằng em có thể thực
hiện thao tác chọn đồng thời hai khối dữ liệu
này bằng cách nhấn và giữ phím Ctrl.
- Hãy sao chép biểu đồ tạo được trên trang
tính vào văn bản word.

* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (8’)
Gv và học sinh cùng thảo luận những khó khăn và cách tháo gỡ.
Gv tổ chức thi thực hiện các thao tác theo yêu cầu của giáo viên. Nhóm nào nhanh sẽ

được cộng điểm.
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (4’)
Thực hành tạo và thực hiện các thao tác với biểu đồ trên một số trang tính mà
em đã tạo.
* HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng (1’)
- Học lại kiến thức đã học.
---------------------------------------------------------------------------------------

Tuần 31
Tiết 62

Ngày soạn: 03/4/2019
Ngày dạy: 12/4/2019
Nội dung 2: THỰC HÀNH TỔNG HỢP (T1)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

Năm học 2018 - 2019

I - CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo trình, phòng máy tính
- Học sinh: Chuẩn bị trước bài ở nhà.
II- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
* Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (Trong quá trình TH)
3. Giới thiệu bài mới: (1’)
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Phần 1: Bài 1: Lập trang tính, định dạng, sử dụng công thức và trình bày trang in
(30’)
*Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề; dạy học hợp tác.
- Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật hợp tác, kỹ thuật lắng nghe
và phản hổi tích cực.
*Định hướng năng lực cần đạt: Năng lực tư duy logic suy luận; Năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo; Năng lực tự học, Năng lực ngôn ngữ.
Bài tập 1: Lập trang tính, định dạng, sử
dụng công thức và trình bày trang in.
a) Khởi động chương trình bảng tính a)
Excel và nhập dữ liệu vào trang tính

b) Điều chỉnh hàng, cột và định dạng
- Điều chỉnh hàng, cột:
+ Đưa con trỏ vào vạch phân cách
giữa hàng hay cột và thực hiện thao tác b)
kéo thả chuột để tăng hay giảm độ
rộng cột, độ cao hàng.
- Căn chỉnh tiêu đề
+ Chọn các ô cần căn chỉnh, nháy nút
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7



Trường THCS

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Merge and Center trong nhóm
Aligment trên dải lệnh Home.
- Kẻ khung
+ Chọn các ô cần kẻ khung.
+ Nháy mũi tên tại hộp Border trong
nhóm Font trên dải lệnh Home 
chọn kiểu kẻ đường biên.
c) Sao chép và chỉnh sửa dữ liệu
- Sao chép
+ Chọn ô cần sao chép.
+ Nháy nút lệnh Copy.
+ Trỏ tới vị trí mới.
c)
+ Nháy nút lệnh Paste.
- Tạo màu nền và màu chữ
Màu nền
+ Chọn ô hoặc các ô cần tạo màu nền.
+ Nháy nút Fill Colors trong nhóm
Font trên dải lệnh Home.
Màu chữ
+ Chọn ô hoặc các ô cần tạo màu chữ.
+ Nháy nút Font Color trong nhóm
Font trên dải lệnh Home.
d) Lập công thức để tính tổng số hiện vật
- Dùng công thức:
=D5+D14

- Dùng hàm:
=SUM(D5,D14)

Năm học 2018 - 2019

Nội dung kiến thức

e) Xem trang tính trước khi in bằng
lệnh Page Layout.

* Hoạt động 3: Luyện tập (6’)
Gv và học sinh cùng thảo luận những khó khăn và cách tháo gỡ.
Gv cho học sinh luyện tập một số câu hỏi củng cố kiến thức:
Câu 2: Chọn đáp án đúng
Khi tạo biểu đồ, em nháy nút Finish ngay từ khi hộp thoại hiện ra. Khi đó:
C. Không có biểu đồ nào được tạo
D. Biểu đồ được tạo với các thông tin ngầm định
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

Năm học 2018 - 2019

Câu 3: Cho bảng sau:

Theo em để biểu diễn bảng này ta dùng biểu đồ dạng nào cho phù hợp nhất?
* Hoạt động 4: Vận dụng (4’)

Thực hành tạo và thực hiện các thao tác với biểu đồ trên một số trang tính mà em đã
tạo.
* Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng (1’)
- Ôn tập kiến thức đã học.
Hết tuần 31
Phó hiệu trưởng

Tuần 32
Tiết 63

Ngày 06 tháng 4 năm 2019
Tổ trưởng

Ngày soạn: 11/04/2019
Ngày dạy: 17/04/2019

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


Trường THCS

Năm học 2018 - 2019

Nội dung 2: THỰC HÀNH TỔNG HỢP (T2)
I - CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo trình, phòng máy tính
- Học sinh: Chuẩn bị trước bài ở nhà.
II- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

* Hoạt động 1: Khởi động
1. Ổn định lớp:

(1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (Trong quá trình TH)
3. Giới thiệu bài mới: (1’)
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV: yêu cầu HS khởi động chương trình
bảng tính Excel
GV: yêu cầu HS1 nhập dữ liệu vào trang
tính như hình 103.
Học sinh: Thực hiện thao tác.
Học sinh: Nhập dữ liệu.
GV: quan sát HS thực hành nhập dữ liệu
GV: yêu cầu HS sử dụng các hàm hoặc
công thức thích hợp để tính.
+ Tổng thu nhập bình quân theo đầu
người của từng xã ghi vào các ô tương
ứng trong cột tổng cộng
HS: sử dụng hàm để tính:
+ Tại ô G5 nhập hàm = Sum(C5:F5)
+ Thu nhập bình quân theo từng ngành
của cả vùng ghi vào dòng Trung bình
chung
+ Tổng thu nhập trung bình của cả vùng
ghi vào ô bên phải, hàng dưới cùng.
(lưu ý HS làm tròn hai chữ số thập phân)
GV: quan sát HS thực hiện cách sử dụng

hàm hoặc công thức
GV: yêu cầu HS 2 chỉnh sửa và chèn thêm
hàng, định dạng văn bản và số để có tranh
tính tương tự như hình 123. GV: quan sát

Nội dung kiến thức
2. Bài tập 2
Xem trước trang in
a) Khởi động Excel và nhập dữ liệu vào
trang tính
b) Sử dụng các hàm để tính toán
- Tính trung bình cộng.
- Tổng thu nhập trung bình của vùng.

c) Chỉnh sửa và chèn thêm hàng
- Chỉnh sửa

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tin học 7


×