Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ điều TRỊ của PHƯƠNG PHÁP cấy CHỈ kết hợp tập DƯỠNG SINH TRONG điều TRỊ HEN PHẾ QUẢN THỂ hàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.4 KB, 70 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
šš&šš

NGUYỄN TRỌNG QUANG ĐỨC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ KẾT
HỢP TẬP DƯỠNG SINH TRONG
ĐIỀU TRỊ HEN
PHẾ QUẢN THỂ HÀN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

1


2

Hà Nội - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
šš&šš



NGUYỄN TRỌNG QUANG ĐỨC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ
CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ KẾT
HỢP TẬP DƯỠNG SINH TRONG
ĐIỀU TRỊ HEN
PHẾ QUẢN THỂ HÀN
Chuyên ngành
Mã số

: Y học cổ truyền

: 60.72.02.01

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
2


3

TS.BS Phạm Hồng Vân

Hà Nội - 2019

3


4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH

: Chức năng hô hấp

H
D0
D20
D40
D60
EIB

:
:
:
:
:

FEV

bronchospasm).
: Thể tích thở ra gắng sức trong 6 giây đầu (Forced

Trước điều trị
Sau cấy chỉ lần 1
Sau cấy chỉ lần 2
Sau cấy chỉ lần 3
Co thắt phế quản do gắng sức (Exercise-induced


expiratory volume during the first six seconds of the
FEV1

forced vital capacity).
: Thể tích thở ra gắng sức giây đầu

FVC
GINA

(Forced expiratory volume in first second).
: Dung tích sống gắng sức (Forced vital capacity).
: Chương trình khởi động toàn cầu về phòng chống

GINA

hen
: Chương trình khởi động toàn cầu về phòng chống
hen

GOLD

(Global Initiative for Asthma).
: Tổ chức sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẹn
mạn tính (Global Initiative for Chronic Obstructive

HPQ
ICS
LABA

Lung Diseases).

: Hen phế quản
: Corticosteroid dạng hít (inhaled corticosteroids).
: Kích thích beta2 tác dụng dài (Long Acting Beta 2

MEF25-50-75

Agonist).
Lưu lượng thở ra ở thời điểm 25% -50%-75% thể

:

tích của FVC còn lại trong phổi (lít/giây) (maximal

NC
PEF
RLTK
TKP
YHCT

expiratory flows at 25%-50%-75%).
Nghiên cứu
Lưu lượng thở ra đỉnh (Peak expiratory flow).
Rối loạn thông khí
Thông khí phổi
Y học cổ truyền

4

:
:

:
:
:


5

YHH

: Y học hiện đại

Đ
MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

5


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản (HPQ) là một trong những bệnh viêm
đường hô hấp mạn tính khá phổ biến ở nước ta và thế giới. Tỷ
lệ người mắc bệnh hen ngày càng gia tăng trong những năm
gần đây.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2007
trên thế giới đang có khoảng 300 triệu người bệnh hen, tỉ lệ
mắc bệnh vẫn đang phát triển theo hướng tăng dần, dự kiến
với tình trạng đô thị hóa tăng từ 45% lên 59% vào năm 2025

thì thế giới sẽ có thêm 100 triệu người bệnh nữa [27], [28].
Ở Việt Nam, năm 2001 ước tính có 4 triệu người mắc
HPQ. Một số tác giả nghiên cứu tỷ lệ hen ở Hà Nội, Hải Phòng,
Hòa Bình, Lâm Đồng, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh bằng
phỏng vấn trực tiếp theo mẫu

8038 người, thấy tỷ lệ hen

thấp nhất ở Lâm Đồng 1,1%, cao nhất ở Hòa Bình 5,35%, tỷ lệ
hen trung bình 4,1% [1], [2]. Con số này có xu hướng chững
lại nhưng vẫn ở mức cao, theo thống kê năm 2010 độ lưu
hành hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam là 4,1%
[14].
Tỉ lệ tử vong do hen cũng có chiều hướng gia tăng, theo
Chương trình khởi động toàn cầu về phòng chống hen (GINA)
hiện nay cứ 250 người tử vong thì có 1 tử vong do hen, số năm
sống khuyết tật bị mất đi do hen cũng có xu hướng cao hơn
trước, ước tính chiếm 1% trên tổng số, điều này phản ánh tình
trạng tăng tỉ lệ mắc hen và hen nặng trong cộng đồng dân cư
[19], [27], [29].


7

Tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong y học hiện nay đã
giúp chúng ta hiểu biết hơn về cơ chế bệnh nguyên, bệnh sinh
của bệnh hen và tìm ra các biện pháp chống lại căn bệnh này
một cách hiệu quả. Gần đây, chúng ta hiểu rằng hen là một
bệnh lý đa dạng, đặc trưng bởi tình trạng viêm đường hô hấp
mạn tính, là hậu quả của sự tác động qua lại giữa các yếu tố

chủ quan của người bệnh với các yếu tố môi trường bên
ngoài. Mục đích của ngành Y đặt ra là kiểm soát bệnh hen.
Hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị của YHCT với
mục tiêu kiểm soát bệnh hen như dùng thuốc YHCT, châm
cứu, cấy chỉ...
Với mục đích bứơc đầu chứng minh hiệu quả của
phương pháp cấy chỉ kết hợp tập dưỡng sinh trong điều trị
hen phế quản thể hàn và cung cấp cho các nhà lâm sàng
thêm lựa chọn trong điều trị kiểm soát HPQ, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả điều trị của
phương pháp cấy chỉ kết hợp tập dưỡng sinh trong điều
trị hen phế quản thể hàn” với hai mục tiêu sau:
1.

Đánh giá hiệu quả của phương pháp cấy chỉ kết
hợp tập dưỡng sinh đối với bệnh nhân hen phế
quản thể hàn.

2.

Xác định sự biến đổi một số chỉ số thông khí phổi
trước và sau điều trị.


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ HEN PHẾ QUẢN
1.1.1. Hen phế quản theo y học hiện đại:

1.1.1.1. Định nghĩa hen phế quản
Hen phế quản là bệnh có từ lâu đời với những khái niệm khác nhau,
thể hiện trong nhiều định nghĩa qua các giai đoạn, đáng chú ý một số định
nghĩa dưới đây:
Định nghĩa của WHO (1974) “Hen phế quản là bệnh có những cơn
khó thở do nhiều nguyên nhân và do gắng sức kèm theo dấu hiệu lâm sàng tắc
nghẽn phế quản” [26].
Định nghĩa của GINA (2018): “Hen là một bệnh lý đa dạng, thường
có đặc điểm là viêm đường thở mạn tính. Hen được định nghĩa bởi sự hiện
diện bệnh sử có các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và
ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và về cường độ cùng với sự
giới hạn luồng khí thở ra thay đổi” [44].
1.1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ [3], [12], [49]:

- Di truyền: Yếu tố di truyền, cơ địa dị ứng, với những gen liên quan
đến sự hình thành IgE, các chất trung gian hóa học, sự gia tăng đáp ứng
đường thở và yếu tố quyết định tỷ lệ giữa đáp ứng miễn dịch Th1 và Th2.
- Các yếu tố môi trường: hoá chất, bụi, khói...
- Các dị nguyên: các dị nguyên gây HPQ như phấn hoa, đặc biệt là dị
nguyên bụi bông trong các nhà máy dệt và mạt bụi nhà.
- Nhiễm virus: chủ yếu là các virus đường hô hấp (virus cúm, virus
hợp bào hô hấp).


9

- Khói thuốc lá: hút thuốc lá (chủ động và thụ động) gây tăng tính phản
ứng phế quản và gây HPQ.
- Các yếu tố nguy cơ kịch phát: Tiếp xúc với các dị nguyên, thay đổi

thời tiết, vận động quá sức, gắng sức, một số mùi vị đặc biệt, hương khói các
loại (đặc biệt khói thuốc lá), cảm xúc mạnh, v.v…
 Cơ chế bệnh sinh:

- Cơ chế bệnh sinh của hen rất phức tạp nhưng có thể mô tả tóm tắt
bằng sự tương tác của ba quá trình bệnh lý cơ bản là: Viêm mạn tính đường
thở, tăng đáp ứng của phế quản và co thắt, phù nề xuất tiết phế quản, trong đó
viêm mạn tính đường thở là trung tâm. Quá trình tương tác này có sự tác động
bởi các yếu tố chủ thể của người bệnh và các yếu tố kích phát dẫn đến hậu
quả làm xuất hiện các triệu chứng hen và cơn hen [3]:
+ Viêm mạn tính đường thở: có sự tham gia của nhiều tế bào viêm
(đại thực bào), tế bào Th1, Th2, tế bào mast, eosinophil, lympho bào, tế bào
biểu mô, tế bào nội mô) và các chất trung gian hóa học, chủ yếu là các chất
trung gian tiên phát (histamin, serotonin, bradykinin, PAF, ECF, v.v.), các chất
trung gian thứ phát (leucotrien, prostaglandin, các neuropeptid), các cytokin
(interleukin, TNF α, INF γ, v.v...).
+ Tăng tính đáp ứng đường thở: với các yếu tố nội sinh và ngoại lai
vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của quá trình viêm mạn tính làm co thắt
các cơ trơn, gây phù nề niêm mạc và tăng xuất tiết. Kết quả là xuất hiện các
triệu chứng của hen như: khó thở, khò khè, nặng ngực và ho. Các triệu chứng
này thường xuất hiện hoặc nặng lên vào ban đêm và sáng sớm vì có liên quan
đến chức năng của hệ phó giao cảm.
1.1.1.3. Triệu chứng HPQ
Lâm sàng [3]:
Triệu chứng cơ năng: khó thở, ho, khò khè, nặng ngực.


-



10

Đặc điểm của cơn khó thở: xuất hiện đột ngột thường buổi tối hoặc nửa
đêm về sáng, khó thở ở thì thở ra hoặc cả hai thì, khó thở thành từng cơn
(ngoài cơn bệnh nhân bình thường), cơn khó thở có thể tự kết thúc khi không
dùng thuốc hoặc giảm khi dùng các thuốc giãn phế quản.
- Triệu chứng thực thể: Trong cơn khó thở khám phổi thấy: Gõ lồng
ngực vang, nghe rì rào phế nang giảm, có ran rít, ran ngáy. Sau cơn
hen thường không thấy gì đặc biệt.
Trên lâm sàng cơn HPQ thường chia 3 giai đoạn:
+ Tiền triệu: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, buồn ngủ, ho, v.v...
+ Cơn khó thở: khó thở ra, chậm, khò khè, tiếng rít (bản thân
người bệnh và người xung quanh có thể nghe thấy), mức độ khó
+

thở tăng dần, có thể kèm theo vã mồ hôi, nói khó.
Thoái lui: Cơn có thể ngắn 5-15 phút, có thể kéo dài hàng giờ
hoặc dài hơn. Cơn hen có thể tự hồi phục, kết thúc bằng khó thở

-

giảm dần, ho và khạc đờm trong, quánh dính.
 Cận lâm sàng [3]:
Xét nghiệm công thức máu: Hồng cầu, bạch cầu…
- Xét nghiệm tế bào- miễn dịch: Xét nghiệm đờm, xét nghiệm IgE…
- Chụp XQ tim phổi: Trong cơn hen, lồng ngực căng phồng, các khoảng

gian sườn giãn rộng, cơ hoành hạ thấp, phổi tăng sáng, rốn phổi đậm.
- Đo chức năng thông khí: Những nơi có điều kiện cần đo chức năng hô
hấp với các chỉ tiêu như: PEF, FEV1 và Tiffeneau để đánh giá mức độ nặng

nhẹ của cơn hen, khả năng hồi phục và sự dao động của luồng khí tắc nghẽn,
giúp khẳng định chẩn đoán hen.
1.1.1.4. Chẩn đoán hen phế quản
- Chẩn đoán hen dựa trên nhận diện các triệu chứng hô
hấp điển hình như khò khè, hụt hơi (khó thở), nặng ngực hoặc
ho, và giới hạn luồng khí thở ra thay đổi.
-

Các nhà khoa học Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa
vào bảng tiêu chuẩn chẩn đoán hen của GINA 2018
( bảng 1.2).
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán hen ở người lớn [44].


11

Hen là một bệnh lý đa dạng, thường có đặc điểm là viêm
đường thở mạn tính. Hen được định nghĩa bởi sự

hiện diện

bệnh sử có các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng
ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và về
cường độ cùng với sự giới hạn luồng khí thở ra thay đổi.
ĐẶC ĐIỂM CHẨN ĐOÁN
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN HEN
1. Bệnh sử các triệu chứng hô hấp dao động
Khò khè, khó thở, nặng + thường nhiều hơn một triệu
ngực và ho


chứng hô hấp (ở người lớn, ho đơn

Các diễn tả có thể thay đổi độc hiếm khi do hen)
giữa các nền văn hóa và + các triệu chứng xảy ra thay đổi
theo tuổi, nghĩa là trẻ em theo thời gian và về cường đồ.
có thể được diễn tả là thở + các triệu chứng thường nặng
nặng

hơn về đêm hoặc lúc thức giấc.
+ các triệu chứng thường bị kích
thích phát bởi vận động, cười, dị
nguyên, khí lạnh.
+ các triệu chứng thường xuất
hiện hoặc trở nặng khi nhiễm vi

rút.
2. Giới hạn luồng khí thở ra có thay đổi được khẳng định
Dao động quá mức chức Dao động càng lớn, hoặc nhiều lần
năng phổi được ghi nhận dao động quá mức, chẩn đoán
(một hoặc hơn các test càng đáng tin cậy
dưới

đây)



giới

hạn Ít nhất 1 lần trong quy trình chẩn


luồng khí được ghi nhận

đoán, khi FEV 1 thấp, khẳng định
FEV/FVC giảm (bình thường >0,75-

0,8 ở người lớn; > 0,9 ở trẻ em)
Hồi phụ sau giãn phế quản Người lớn: tăng FEV1> 12% và


12

dương tính (có khả năng >200ml từ trị số cơ bản, 10-15
dương tính nhiều hơn nếu phút sau 200-400 mcg albuterol
thuốc

giãn

phế

quản hoặc tương đương (tin cậy hơn nếu

ngưng trước khi làm test: >15% và >400ml)
SABA > 4 giờ, LABA >15 Trẻ em: tăng FEV1 > 12% dự đoán.
giờ
Dao động quá mức trong Người lớn: dao động trung bình PEF
khi đo PEF 2 lần một ngày ban ngày, hàng ngày >10%**
trong tuần

Trẻ em: dao động trung bình PEF


ban ngày hàng ngày >13%**
Gia tăng đáng kể chức Người lớn: tăng FEV1 >12% và
năng phổi sau 4 tuần điều >200ml (hoặc PEF >0%) từ trị số
trị kháng viên

cơ bản sau 4 tuần điều trị, ngoài

Test vận động dương tính*

lúc nhiễm trùng hô hấp
Người lớn: tăng FEV1> 10% và
>200ml từ trị số cơ bản.
Trẻ em: tăng FEV1 > 12% dự đoán,

hoặc PEF>15%
Test kích thích phế quản Người lớn: tăng FEV1>20% với liều
dương tính

methacholin

chuẩn

hóa

hoặc

histamine, hoặc 15% với thông khí
quá mức chuẩn hóa, nước muối ưu
trường hoặc manitol.
Chức năng phổi dao động Người lớn: dao động FEV1 >12%

quá

mức

giữa

các

khám (ít tin cậy hơn)

lần và >200ml giữa những lần khám,
ngoài lúc nhiễm trùng hô hấp.
Trẻ em: dao động FEV1 > 12% dự
đoán, hoặc PEF>15% giữa những


13

lần khám (có thể bao gồm nhiễm
trùng hô hấp

1.1.1.5. Phân loại HPQ


Phân loại theo nguyên nhân:

- Có các kiểu hình đã dược xác định [42], [43], [44]. Vài dạng thường gặp:
+ Hen dị ứng: đây là kiểu hình hen dễ nhận biết nhất, thường khởi phát
từ lúc trẻ và kèm theo tiền sử bản thân hay gia đình có bệnh dị ứng như chàm,
dị ứng thức ăn hoặc thuốc, viêm mũi dị ứng, thường dáp ứng tốt với

corticosteroid dạng hít (ICS).
+ Hen không dị ứng: Xét nghiệm đàm của các bệnh nhân này có thể có
bạch cầu trung tính, ái toan hoặc chỉ chứa một vài tế bào viêm, thường đáp ứng
với corticosteroid kém hơn.
+ Hen khởi phát muộn: Những bệnh nhân này khuynh hướng không dị
ứng và thường đòi hỏi ICS liều cao hơn hoặc không đáp ứng cortisteroid.
+ Hen có giới hạn luồng khí cố định: do thành đường dẫn khí bị tái cấu trúc
+ Hen trên người béo phì: một số bệnh nhân béo phì bị hen có các triệu
chứng nổi bật và viêm nhẹ đường dẫn khí với bạch cầu ái toan.


Phân loại theo bậc nặng nhẹ:

Bảng 1.2. Phân loại bậc nặng nhẹ của bệnh theo GINA 2018 [44]

Bậc hen

Triêụ
Mức độ cơn hen
Triệu chứng
chứng ban
ảnh hưởng đến
ban đêm
ngày
hoạt động

I.Nhẹ, không <1 lần/tuần ≤2lần/tuần
thường xuyên

Không giới hạn

hoạt động thể lực

II.Nhẹ, dai
dẳng

Có thể ảnh
hưởng hoạt động

>1 lần/ tuần >2 lần/tháng
nhưng <1

PEF

>80
%

Dao
độn
g
PEF

<20
%


14

lần/ ngày

thể lực


80%

20%30%

III. Trung
bình

Hàng ngày

>1 lần/tuần

Ảnh hưởng hoạt
động thể lực

60%- >30
80% %

IV.Nặng

Thường
xuyên

Thường có

Giới hạn hoạt
động thể lực

≤60
%


>30
%

Chú ý:
 Chỉ cần 1 biểu hiện ở bậc nặng nhất là đủ xếp vào bậc đó.
 Bệnh nhân dù ở bậc hen nhẹ nhất không thường xuyên nhưng có

cơn hen cấp nặng cần được điều trị như hen trung bình dai dẳng
(bậc III).
 Bệnh nhân ở bất cứ bậc hen nào cũng có thể bị cơn hen cấp nặng.


Phân loại mức độ kiểm soát hen bằng test kiểm soát hen ACT

(Asthma Control Test):
Đây là công cụ đã được kiểm định tốt để đo lường mức độ kiểm soát
hen trong thực tế lâm sàng. Được Hội Phổi Hoa Kỳ nghiên cứu và đưa ra áp
dụng toàn thế giới vào 5/2005.
Tại Việt Nam, năm 2016 Bùi Thị Hương, Bùi Văn Dân, Hoàng Thị
Lâm đã nghiên cứu đánh giá mức độ kiểm soát hen bằng ACT đối với bệnh
nhân câu lạc bộ hen Đại học Y Hà Nội và cho thấy kết quả cao trong chẩn
đoán [19].
Bảng 1.3. Phân loại mức độ kiểm soát hen theo test kiểm soát hen – ACT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4776//QĐ-BYT ngày 04
tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Câu 1: Trong 4 tuần qua, bao nhiêu ngày bệnh hen phải làm bạn nghỉ
làm, nghỉ học hay phải nghỉ tại nhà ?
Tất cả các ngày(1)


Hầu hết các

Một số

Chỉ một

Không có


15

ngày(2)

ngày(3)

ít ngày(4)

ngày nào(5)

Câu 2: Trong 4 tuần qua bạn có gặp cơn khó thở không ?
>1 lần/ngày(1)

=1 lần/ngày(2)

3-6
lần/tuần

1-2
lần/tuần


Không có
lần nào

(3)

(4)

(5)

Câu 3: Trong 4 tuần qua, bạn có thường phải thức giấc ban đêm hay phải
dậy sớm do các triệu chứng của hen như ho, khò khè, nặng ngực ?
4 đêm/1 tuần(1)



2-3
đêm/1tuần(2)

1 đêm/ 1
tuần(3)

1-2 lần/4
tuần(4)

Không có
lần nào( 5 )

Câu 4: Trong 4 tuần qua, bạn có thường sử dụng thuốc căt cơn dạng xịt
hay khí dung không ?



3lần/ngày(1)

1-2 lần/ ngày (2)

2-3 lần/1
tuần(3)



1lần/
tuần(4)

Không có
lần nào( 5 )

Câu 5: Bạ đánh giá cơn hen của bạn được kiểm soát như thế nào trong 4
tuần qua ?
Không kiểm
soát(1)

Kiểm soát
kém(2)

Có kiểm
soát(3)

Kiểm soát Kiểm soát
tốt(4)
hoàn toàn(5)


Kết quả đánh giá:




Dưới 20 điểm: hen chưa được kiểm soát
Từ 20-24 điểm: hen được kiểm soát tốt.
25 điểm: hen được kiểm soát hoàn toàn.

1.1.1.6. Điều trị HPQ
a) Mục tiêu điều trị:
- Điều trị hen nhằm đạt 6 mục tiêu kiểm soát hen [3]:
+ Không có triệu chứng hen (hoặc có ít nhất).
+ Không thức giấc do hen.
+ Không phải dùng thuốc cắt cơn (hoặc dùng ít nhất).


16

+ Không hạn chế hoạt động thể lực.
+ Chức năng phổi (PEF; FEV1) trở lại bình thường.
+ Không có cơn kịch phát.
b) Điều trị HPQ bằng thuốc:
Thuốc điều trị hen: có 3 nhóm chính [3]


Thuốc cắt cơn (giãn phế quản):

- Thuốc cường β 2 tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài (LABA - Long

acting beta 2 agonist): tồn tại trong cơ thể 12 giờ như: Salmeterol,
Formoterol…
- Thuốc cường beta 2 tác dụng nhanh (SABA - Short acting beta2
agonist): cắt cơn sau 3-5 phút nhưng chỉ tồn tại trong cơ thể người bệnh hen 4
giờ như: Salbutamol, Terbutalin.
- Thuốc kháng tiết cholin cắt cơn sau 1 giờ: Ipratropium
- Thuốc corticoid uống cắt cơn sau 6 giờ: Prednisolon
Thuốc dự phòng hen:
Thuốc corticoid dạng khí dung (gọi tắt ICS – Inhaled corticosteroid):


-

-

Beclometason, Budesonid, Fluticason.
Thuốc kháng Leucotrien: Montelukast, Zarfirlukast
 Thuốc phối hợp: LABA + ICS là thuốc có nhiều ưu điểm nhất, dễ đạt
kiểm soát hen hoàn toàn.
c) Điều trị cụ thể [34]:
Cơn hen nhẹ:
+ Hít hoặc khí dung chủ vận b2 adrenergic tác dụng ngắn 200 - 400

mcg/ lần x 3 lần /24 giờ đầu, sau đó lặp lại 3 - 4 giờ/lần.
+ Hít corticoid 200mcg/ngày hoặc uống prednisolon 0,5 1mg/kg/ngày.
- Cơn hen trung bình:
+ Hít hoặc khí dung chủ vận b2 adrenergic tác dụng ngắn: hít liều
400-800 mcg/lần x 4 giờ/ lần , khí dung 2,5 - 5 mg/lần x 4 giờ/lần, có thể
dùng tới 10 - 15 mg/24 giờ.



17

+ Uống prednisolon 60 - 80 mg/ngày hoặc tiêm, truyền metylprednisolon
120 - 180 mg/ngày.
- Cơn hen nặng:
+ Hít hoặc khí dung chủ vận b2 adrenergic tác dụng ngắn liều như cơn
hen trung bình hoặc tăng hơn .
+ Hít hoặc khí dung kháng cholinergic: hít liều 400 - 800mcg/lần,
nhắc lại sau 1 giờ; khí dung 0,5mg/lần x sau 2 - 4 giờ /lần, cần thiết có thể hơn.
+ Uống hoặc tiêm, truyền corticoid như cơn hen trung bình.
+ Có thể phối hợp dùng nhóm xanthin uống hoặc tiêm, truyền.
+ Thở oxy để SpO2 > 90% .
1.1.1.7. Các phương pháp thăm dò chức năng thông khí
a) Khái niệm chung:
Thông khí phổi (TKP) là sự lưu thông của dòng khí vào và ra giữ khí
quyển và phế nang. Khi quá trình TKP bị rối loạn sẽ làm ảnh hưởng đến các
chức năng khác của phổi như chức năng trao đổi khí và vận chuyển khí.
Thăm dò chức năng thông khí trong HPQ giúp phát hiện sớm sự tắc
nghẽn của phế quản, khẳng định chẩn đoán HPQ và qua đó xác định đặc tính
của rối loạn thông khí (tắc nghẽn, hạn chế và hỗn hợp). Cho phép định lượng
mức độ tổn thương và khả năng phục hồi của quá trình TKP. Do vậy đo chức
năng thông khí giúp cho quá trình điều trị và theo dõi hiệu quả điều trị cơn
hen phế quản [40].
+

Rối loạn thông khí tắc nghẽn: là trở ngại đường thở làm giảm tốc độ
thở tối đa được đánh giá bằng FEV 1 (VC bình thường, FEV1 <70%).

+


Hay gặp ở hen phế quản, COPD…
Rối loạn thông khí hạn chế: là giảm sức chứa của phổi được đánh giá
bằng VC (V <80%, FEV1 bình thường hoặc giảm). Hay gặp ở tràn

+

khí, tràn dịch màng phổi, xơ phổi vô căn…
Rối loạn thông khí hỗn hợp: là bao gồm cả hội chứng tắc nghẽn và
hạn chế.


18

Năm 1983, Cộng đồng than thép Châu Âu và Tổ chức Y tế Thế Giới đã
thống nhất các thông số dùng trong thăm dò chức năng TKP gồm 18 thông số
[39].
b) Các thông số dùng trong thăm dò chức năng thông khí phổi
-

VC (Vital capacity): Dung tích sống là số lít tối đa thở ra được khi hít

-

vào hết sức.
FVC (Forced vital capacity): Dung tích sống thở mạnh là thể tích khí

-

thu được khi thở ra thật nhanh, thật mạnh sau khi đã hít vào hết sức.

FEV1 (Forced expiratory volume in first second): Thể tích thở ra tối
đa/giây là thể tích thở ra trong giây đầu tiên của động tác thở ra mạnh,
đơn vị là lít/giây. Đo FEV1 bằng máy đo chức năng hô hấp cũng cho
kết quả tương tự khi thực hiện test hồi phục phế quản: FEV1 tăng ≥
12% hoặc ≥ 200 ml sau khi hít thuốc giãn phế quản (nếu vẫn nghi ngờ
có thể đo lại lần 2)..
Tỷ lệ FEV1/VC còn gọi là chỉ số Tiffeneau, là cơ sở đánh giá rối loạn

-

-

thông khí tắc nghẽn.
PEF (Peak expiratory flow): Lưu lượng đỉnh là lưu lượng ra khỏi phổi
trong khi thở ra tối đa. PEF được đo nhiều lần bằng lưu lượng đỉnh kế.
Sau khi hít thuốc giãn phế quản, PEF tăng 60 lít/phút hoặc tăng ≥ 20%
so với trước khi dùng thuốc, hoặc PEF thay đổi hàng ngày ≥ 20%, gợi ý

-

chẩn đoán hen.
MEF25, MEF50, MEF75 (Maximal expiratory flows at 25%-50%-75%):
Là lưu lượng 3 thời điểm 25%, 50%, 75% của FVC còn lại trong

-

phổi, là thông số nhạy cảm để phát hiện sớm tình trạng tắc nghẽn.
c) Những nghiên cứu chức năng thông khí phổi ở người hen
Năm 1932 Lewis là người đầu tiên nhận xét trong cơn hen cấp có sự
giảm sút cả thể tích thở ra và thở vào.Khi làm test hồi phục phế quản,


-

ông chứng minh: VC tăng từ 27% đến 74% [45].
Năm 1977 Light.R.W và các cộng sự chứng minh rằng FEV 1 cũng nhậy
như các chỉ tiêu khác [46].


19

-

Năm 1999 Bùi Huy Phú chỉ ra trên 200 bệnh nhân có ¾ cho kết quả

-

IVC xấp xỉ với FVC [25].
Năm 2005 Đỗ Thị Vân nghiên cứu 87 bệnh nhân viêm phế quản mạn
tính tại Hải Phòng năm 2003 có các chỉ số VC và FVC giảm mạnh
(65,52%), chỉ số FEV1 giảm nhiều (71,27%), chỉ số PEF giảm đáng kể
(74,72%) [39].

1.1.2. Hen phế quản theo y học cổ truyền:
1.1.2.1. Định nghĩa
Hen Phế Quản theo y học cổ truyền thuộc chứng Háo
Suyễn - Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ
dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng
phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên
nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn) [17].
Như vậy háo suyễn là bệnh hay phát vì có đờm suyễn

lâu, nhân lúc ở bên trong có khí ách tắc, lại bị thêm ngoại tà
xâm nhập có đờm keo dính, ba thứ tương hợp làm tắc đường
khí, khi dùng sức thở thì có tiếng kêu phát ra [chau][chau].
1.1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh


Ngoại tà xâm nhập: Thường gặp nhất là phong
hàn và phong nhiệt. Phong hàn xâm phạm vào
phế làm phế khí mất tuyên thông dẫn đến khí
thượng nghịch tạo thành háo suyễn. Phong nhiệt
trực tiếp xâm phạm vào phế hoặc phong hàn
uất lại mà hóa nhiệt làm cho phế khí chướng
mãn, dẫn đến khí nghịch mà tạo thành háo
suyễn. [kim 2018].


20



Đàm thấp ở bên trong mạnh: Do ăn uống không
điều hòa, tỳ mất sự kiện vận, tích thấp lại sinh
đàm, đàm từ trung tiêu đưa lên phế, làm phế khí
không tuyên thông được mà dần hình thành



chứng háo suyễn. [kim2018]
Phế thận hư nhược: Ho và khó thở lâu ngày làm
tổn thương đến chức năng của tạng phế làm phế

khí không túc giáng được dẫn đến khí đoản mà
hình thành háo suyễn hoặc bệnh lâu ngày ảnh
hưởng tới chức năng nhiếp nạp khí của tạng
thận, thận không nhiếp nạp khí và yếu tố này
cũng làm tình trạng bệnh lý của chứng háo
suyễn nặng thêm [23].

1.1.2.3. Các thể lâm sàng và pháp điều trị
Háo suyễn phải phân biệt hư chứng và thực chứng. Thực chúng cần
phân biệt hàn nhiệt, hư chứng cần phân âm dương, tạng phủ. Bệnh vốn thuộc
tà thực chính hư, khi phát tác tà thực là chủ, sau phát tác chính hư là chủ.
Nhưng người mắc bệnh lâu hoặc tố chất không khỏe thì hư thực thác tạp, phải
căn cứ cũ mới của bệnh tình và chứng trạng toàn thân để phân biệt chủ thứ.
Trên cơ sở phân biệt rõ hư, thực cần phân biệt hàn đàm, nhiệt đàm. Đa phần là
do phế, tỳ, thận dương hư hay phế thận âm hư [34].


Hen hàn: đây là thể nghiên cứu, gồm thực chứng (thường là lúc lên
cơn hen) và hư chứng (ngoài cơn hen).
- Thực chứng: cơn hen thường xuất hiện đột ngột, khó thở thì thở
ra kèm theo có tiếng cò cử, ngực đầy tức, có khi không nằm
được, sắc mặt xanh nhợt, vã mồ hôi [yhocct].


21

+

Triệu chứng: người lạnh, sắc mặt trắng bệch, đờm loãng,
có bọt dễ khạc, không khát, thích uống nóng, đaị tiện


+

nhão nát, chất lưỡi nhợt, rêu mỏng trắng, mạch huyền tế.
Nguyên nhân: do nhiễm phải ngọai tà, bệnh xảy ra mạn

+

tính thường hay tái phát.
Biện chứng: Phong hàn xâm phạm vào phế làm phế khí
mất tuyên thông dẫn đến khí thượng nghịch tạo thành

+
+

hen [23].
Chẩn đoán bát cương: Biểu Thực Hàn.
Pháp: Ôn phế tán hàn, trừ đờm định suyễn (trừ đàm, lợi

khiếu, hoạt đàm lợi khí) [34].
+ Phương:
++Dùng thuốc:
Bài 1:
Hạt củ cải sao vàng: 40g
Hạt bồ kết sao: 20g.
Tán bột làm viên, 1 ngày dùng 8-10g, chia làm 2 lần uống.
Bài 2: Xạ can ma hoàng thang gia giảm (Xạ can: 6g. Khoản đông hoa:
12g. Sinh khương 4g. Bán hạ chế 8g. Ma hoàng 10g. Tế tân 12g. Ngũ vị tử
8g. Đại táo 12g)
Sắc uống, ngày 1 thang.

Bài 3: Tô tử giáng khí thang (Tô tử: 12g. Hậu phác: 8g. Quất bì: 8g.
Quế chi: 18g. Bán hạ chế: 8g. Ngải cứu: 12g. Đương quy: 10g. Gừng: 4g.
Tiền hổ: 10g. Đại táo: 12g)
Sắc uống, ngày 1 thang.
Bài 4: Tiểu thanh long thang gia giảm (Ma hoàng: 6g. Quế chi: 6g. Bán
hạ chế: 12g. Cam thảo: 4g. Can khương: 4g. Tế tân: 4g. Ngũ vị tử: 6g. Hạnh
nhân: 8g)
Sắc uống, ngày 1 thang.


22

Nếu đờm nhiều gây khó thở, rêu lưỡi dày dính bỏ Ngũ vị tử, Cam thảo
thêm Hậu phác: 6g, Hạt cải sao: 6g, Hạt tía tô: 12g. Ho nhiều bỏ Quế chi thêm
Tử uyển, Khoản đông hoa, Bạch tiền mỗi thứ 12g.
++Không dùng thuốc:
Châm cứu: Thiên đột, Chiên trung, Phong môn, Định suyễn, Liệt
khuyết, Tam âm giao, Phong long, Túc tam lý.
-

+

Hư chứng: do phế khí hư. Tương úng với hen

phế quản ngoài cơn hen.
Triệu chứng: sợ lạnh, tự ra mồ hôi, tiếng thở và tiếng ho
ngắn gấp, đờm nhiều loãng, tiếng nói nhỏ yếu, ngại nói,
sắc mặt trắng, vẻ mỏi mệt, khi cảm lạnh dễ tái phát cơn
hen, ngạt mũi chảy nước mũi, lưỡi nhợt, rêu mỏng
trắng, mạch nhu hoãn vô lực. Hôị chứng trên thuộc phế


+

khí hư.
Nguyên nhân: Phế hư thường gặp ở người HPQ lâu
ngày đã dẫn đến tình trạng khí phế thũng, chức năng hô

+

hấp giảm, thời kỳ đầu của tâm phế mãn tính.
Biện chứng: Ho và khó thở lâu ngày làm tổn thương
đến chức năng của tạng phế làm phế khí không túc
giáng, không thông điều thủy đạo, thủy thấp đàm trọc ứ
đọng không được khơi thông, hình thành chứng trạng
thủy ẩm đình tụ ở trong như khái thấu ngực khó chịu, ra

+
+

đờm rãi sắc trong loãng, ho khó thở.
Pháp: bổ phế cố biểu, ích khí định suyễn.
Phương:

++Dùng thuốc:
Bài 1: Ngọc bình phong tán gia giảm (Hoàng kỳ: 12g. Gia thêm Tô tử:
12g. Phòng phong: 8g. Bạch truật: 12g)
Sắc uống, ngày 1 thang.


23


Bài 2: Quế chi gia Hoàng kỳ thang (Quế chi: 8g. Gừng: 4g. Bạch thược:
8g. Hoàng kỳ: 8g. Đại táo: 12g. Đảng sâm: 16g.Ngũ vị tử: 12g)
Sắc uống, ngày 1 thang.
++Không dùng thuốc:
Châm cứu: Cứu các huyệt Phế du, Cao hoang, Đản trung, Thận du, Tỳ
du, Quan nguyên.
 Hen nhiệt:
- Triệu chứng: người bứt rứt sợ nóng, mặt môi đỏ, đờm dính và
vàng, miệng khát thích uống nước lạnh, đại tiện táo, lưỡi đỏ rêu
-

lưỡi dầy, mạch hoạt sác.
Pháp chữa: thanh nhiệt, tuyên phế, hoá đàm, bình suyễn.
Phương: Định suyễn thang (Ma hoàng 6g, Hoàng cầm 12g,
Tang bạch bì 20g, Hạnh nhân 12g, Trúc lịch 20g, Cam thảo 4g,

-

Bán hạ chế 8g).
Châm cứu: Châm tả các huyệt: Trung phủ, Thiên đột, Chiên
trung, Định suyễn, Phế du, Xích trạch, Thái uyên, Phong long,



Hợp cốc.
Phế hư: hội chứng phế âm hư
- Triệu chứng: ho, thở gấp, ít đờm hoặc không có đờm, họng
khô, miệng ráo, hâm hấp sốt về buổi chiều, chất lưỡi đỏ, ít rêu




-

hoặc không có rêu mạch nhỏ nhanh.
Pháp chữa: bổ phế cố biểu.
Phương: Sinh mạch tán gia giảm (Đảng sâm 16g. Mạch môn:

-

12g. Ngũ vị tử: 6g. Sa sâm: 12g. Ngoc trúc: 8g. Bối mẫu: 12g).
Châm cứu: châm bổ các huyệt Phế du, Cao hoang, Đản trung,

Thận du, Tỳ du, Quan nguyên.
Tỳ hư:
- Triệu chứng: ho đờm nhiều, sắc mặt vàng, mệt mỏi vô lực, ăn
kém, bụng đầy trướng, đại tiện lỏng, ăn chất béo dễ đi ỉa chảy,
-

phù thũng. Lưỡi đạm rêu trắng nhợt mạch hoãn tế, vô lực.
Pháp chữa: Kiện tỳ ích khí hay ôn trung kiện tỳ.
Phương: Lục Quân tử thang (bạch truật 12g, trần bì 8g, đảng
sâm 16g, bán hạ 8g, phục linh 12g, cam thảo 6g).


24

Sắc uống, ngày 1 thang.
- Châm cứu: Cứu các huyệt: Tỳ du, Vị du, Phế du, Quan nguyên,



Thận du, Túc tam lý.
Thận hư: Do thận dương hư hay thận âm hư không nạp khí.
- Triệu chứng:
+ Thận dương hư: Hơi thở ngắn gấp, lao động càng tăng, hồi hộp,
ho đờm có bọt mỏi lưng, gối yếu. Sợ lạnh sắc mặt trắng bệch
nước tiểu trong dài, tiểu tiện nhiều lần, lưỡi nhạt rêu trắng
+

nhuận, mạch trầm tế vô lực.
Thận âm hư: thở ngắn gấp, hồi hộp, ho đờm có bọt, mỏi lưng
gối yếu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, hòng khô, lòng
bàn tay, bàn chân nóng, nước tiểu vàng, đại tiện táo, lưỡi đỏ

-

+

khô, rêu ít hoặc không có rêu, mạch tế sác.
Pháp chữa: ôn thận nạp khí nếu thận dương hư, tư âm bổ thận
nếu thận âm hư.
Phương:
Thận dương hư: Kim quỹ thận khí hoàn (Can địa hoàng 20g,
Đơn bì 7g, Hoài sơn 10g, Quế chi 4g, Trạch tả 7g, Phụ tử 4g,

Phục linh 7g, Sơn thù 10g).
Sắc uống, ngày 1 thang.
+ Thận âm hư: Tả quy ẩm (Thục địa 20g, Phục linh 10g, Sơn thù
10g, Hoài sơn 10g, Kỷ tử 10g, Cam thảo 6g).
Sắc uống, ngày 1 thang.

- Châm cứu:
+ Thận dương hư: cứu Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Mệnh môn,
+

Phế du, Chiên trung.
Thận âm hư: châm bổ các huyệt trên, thêm Huyết hải, Tam âm
giao, Thái khê.

1.2. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ
1.2.1. Lịch sử phát triển của phương pháp cấy chỉ


25

Cấy chỉ là phương pháp đưa chỉ catgut vào huyệt châm
cứu của hệ kinh lạc để duy trì sự kích thích lâu dài qua đó tạo
tác dụng điều trị
Cấy chỉ còn được gọi bằng tên khác như chôn chỉ, vùi
chỉ, xuyên chỉ, thắt buộc chỉ. như châm cứu. Chỉ catgut khi
được đưa vào huyệt vị có tác dụng làm tăng protein,
hydratcarbon và tăng chuyển hóa dinh dưỡng của cơ, nhờ có
kích thích liên tục ở huyệt vị mà cải thiện tuần hoàn máu cho
vùng cấy chỉ hoặc vùng bị liệt của bệnh nhân, tăng trương lực
các sợi cơ.
Năm 1971 Việt Nam bắt đầu áp dụng phương pháp cấy
chỉ và có tác dụng tốt với các bệnh hen phế quản. Từ năm
1982, Viện Châm cứu Trung ương đứng đầu là giáo sư Nguyễn
Tài Thu đã thực hiện cấy chỉ điều trị cho hàng loạt bệnh nhân
điều trị nội trú tại bệnh viện, điển hình là trẻ em bị bại liệt.
Năm 1988 – 1989 quân y tổng cục chính trị cấy chỉ cho các

thể bệnh như hen phế quản, đau nhức xương khớp, liệt…đã
đạt được kết quả nhất định [24].
Năm 1990, BS Lê Thuý Oanh, đã từng học tập và công
tác tại viện châm cứu, ứng dụng cấy chỉ rộng rãi ở Hội điều trị
bằng các phương pháp tự nhiên Hungary, Viện Châm cứu và
phục hồi chức năng Yamamoto Budapest, Viện Nuôi dưỡng và
Phục hồi chức năng trẻ em Debrecen Hungary, một số cơ sở
điều trị ở Paris Cộng hòa pháp, Hamburg Cộng hoà Liên bang
Đức [24].
1.2.2. Cơ chế tác dụng của phương pháp cấy chỉ


×