Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

KIẾN THỨC THÁI độ và THỰC HÀNH về PHÒNG CHỐNG BỆNH PHỔI tắc NGHẼN mạn TÍNH của BỆNH NHÂN COPD tại HAI HUYỆN QUẾ võ và THUẬN THÀNH, TỈNH bắc NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.37 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
------------------

Nguyễn Hoài Bắc
Seminar 3

KIẾN THỨC THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CỦA BỆNH NHÂN COPD
TẠI HAI HUYỆN QUẾ VÕ VÀ THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Trịnh Xuân Tráng
2. TS Hạc Văn Vinh

Tên luận án: “Đặc điểm dịch tễ và hiệu quả can thiệp bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính tại hai huyện tỉnh Bắc Ninh”
THÁI NGUYÊN - 2018


DANH MỤC VIẾT TẮT
BPTNMT
COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chronic Obstructive Pulmonary Disease - Bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................3


ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................................................1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................................3
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................................3
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................3
2.3. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu nghiên cứu............................................................................5
2.4. Sai số và phương pháp khống chế sai số.........................................................................................5
2.5. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................................................6
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu..................................................................................................6
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................................................7
Qua bảng có thể thấy, tỷ lệ người bệnh biết Sống, làm việc nơi nhiều khói bụi là yếu tố nguy cơ của
BPTNMT chiếm tỷ lệ cao nhất (75,9%), thứ hai là do hút thuốc lá, thuốc lào (63,3%) và thấp nhất là
yếu tố tuổi cao (16,5%). Tỷ lệ hiểu biết về các yếu tố nguy cơ của BPTNMT ở 02 huyện không có sự
khác biệt với p>0,05................................................................................................................................9
...............................................................................................................................................................10
...............................................................................................................................................................11
BÀN LUẬN..................................................................................................................................................16
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................24
- Tỷ lệ bệnh nhân biết về biểu hiện ho nhiều chiếm tỷ lệ cao nhất (59,5%), thấp nhất là tỷ lệ biết về
biểu hiện mệt mỏi (45,6%)....................................................................................................................24
- Tỷ lệ người bệnh biết Sống, làm việc nơi nhiều khói bụi là yếu tố nguy cơ của BPTNMT chiếm tỷ lệ
cao nhất (75,9%), thứ hai là do hút thuốc lá, thuốc lào (63,3%) và thấp nhất là yếu tố tuổi cao
(16,5%)...................................................................................................................................................24
- 34,2% bệnh nhân biết cách xử lý đợt cấp, còn lại 65,8% chưa biết cách xử lý đợt cấp...................24
3. Thái độ về bệnh COPD:.....................................................................................................................24
- Tỷ lệ có thái độ tốt về phòng chống BPTNMT khá cao lên tới 62,0%; còn lại 38,0% chưa tốt. Không
có sự khác biệt giữa hai huyện (p>0,05)..............................................................................................24
- Tỷ lệ bệnh nhân tin tưởng COPD có thể dự phòng được và tin tưởng rằng đợt cấp COPD có thể xử
lý, bệnh nguy hiểm và Không hút thuốc, sinh hoạt khoa học là biện pháp dự phòng tốt nhất ở
huyện hai huyện đều trên 50,0% Thực hành về COPD........................................................................24
4. Thực hành phòng chống COPD.........................................................................................................24



- Thực hiện các biện pháp dự phòng: Có 59,5% đối tượng nghiên cứu không tập luyện hàng ngày,
21,5% không hút thuốc lá, thuốc lào, 15,2% hạn chế tiếp xúc với khói bếp và 87,3% hạn chế tiếp
xúc với bụi và hóa chất..........................................................................................................................25
- 94,9% bệnh nhân hàng năm được khám, tư vấn về tình trạng sức khỏe.........................................25
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................27


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) đang được xem là vấn đề sức
khỏe cộng đồng có tính toàn cầu. Chúng ta bước sang thế kỷ 21 với dự báo về
tình hình COPD là rất đáng lo ngại. Tỷ lệ mắc đang có chiều hướng tăng lên. Tổ
chức y tế thế giới nhận định rằng COPD hiện nay đang là một trong số các bệnh
có tỷ lệ mắc và gây tử vong cao nhất .Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên
nhân gây tàn phế và tử vong hàng thứ tư trên thế giới . Tỷ lệ mắc COPD khác
nhau giữa các quốc gia nhưng vẫn tiếp tục gia tăng, dao động từ 4,0% đến
20,0% ở những người trên 40 tuổi; tuy nhiên vẫn gặp ở các nhóm tuổi từ 20 đến
44 tuổi. Tỷ lệ mắc COPD phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố về
phương pháp chẩn đoán, thời gian, tuổi của đối tượng nghiên cứu và các yếu tố
nguy cơ …COPD năm 2015 là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 trong 10 nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu, dự đoán đến năm 2020 sẽ đứng hàng thứ 3. Ở Việt
Nam theo điều tra dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (2006-2009) cho

thấy tỷ BPTNMT trong cộng đồng dân cư trên toàn quốc từ 40 tuổi trở lên có tỷ
lệ mắc BPTNMT là 4,2% .
BPTNMT là bệnhl ý hô hấp mạn tính có thể dự phòng và điều trị được .
Chiến lược toàn cầu về BPTNMT nhằm nâng cao sự hiểu biết về bệnh của cả
nhân viên y tế và người bệnh. Trong đó sự hiểu biết sâu sắc về BPTNMT của
bệnh nhân mắc bệnh này sẽ giúp họ tự chăm sóc ở nhà tốt hơn, nâng cao chất
lượng cuộc sống, giảm số lần nhập viện, phòng ngừa các cơn kịch phát, giảm tử
vong và giảm thiểu các tác dụng phụ do điều trị . Để đẩy mạnh việc phát hiện
sớm COPD cũng như để ngăn ngừa đợt cấp từ năm 2002 đến 2011 Trung tâm
Chăm sóc hô hấp bệnh viện Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh đã mở được 38
lớp huấn luyện, đào tạo 729 Bác sĩ, Điều dưỡng và Kỹ thuật viên của 178 cơ sở
y tế thuộc 45 tỉnh thành trong cả nước .
Việc phát hiện và ngăn chặn bệnh sớm liên quan chặt chẽ tới kiến thức thực
hành của người dân. Chỉ có một tỷ lệ khiêm tốn các bệnh nhân COPD được điều

1


trị đúng, phòng được đợt cấp và tăng cường chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân
chính là sự thiếu kiến thức từ phía người bệnh đồng thời thiếu sự thực hành
chuẩn từ phía thầy thuốc và hệ thống y tế. Người bệnh đến bệnh viện chủ yếu ở
giai đoạn muộn vì đợt cấp COPD nguy hiểm tính mạng và ảnh hưởng đến công
việc. Đồng thời các bệnh nhân mắc BPTNMT chưa ý thức được sự rủi ro và sự
hiện diện của căn bệnh này vì vậy có nhiều người mắc bệnh không được chẩn
đoán cho tới khi bệnh đã ở giai đoạn nặng khiến cho việc điều trị rất khó khăn.
Vì vậy, kiến thức, thái độ và thực hành về BPTNMT là rất cần thiết; đặc biệt là
đối với những bệnh nhân mắc BPTNMT nhằm mục tiêu tự dự phòng, phát hiện
sớm các đợt cấp COPD, cũng từ mức độ kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh
nhân mà bác sĩ điều trị có những tư vấn hợp lý, bổ sung. Đồng thời, trong điều
kiện thực tế của nước ta với hệ thống y tế còn nhiều hạn chế về nguồn lực và

năng lực thì việc đề xuất các biện pháp khả thi, nhất là hướng dẫn người bệnh để
người bệnh có khả năng tự quản lý là rất cần thiết . Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này với mục tiêu sau:
Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân về
phòng bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại hai bệnh viện đa khoa huyện
Quế Võ và huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

2


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân phát hiện mắc COPD sau khi khám tại huyện Quế Võ và
Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu:
Huyện Quế Võ và bệnh viện huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: 01/2016 -12/2016
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả thiết kế cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
* Cỡ mẫu: Toàn bộ 79 bệnh nhân điều trị BPTNMT tại huyện Quế Võ và
Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh.
* Chọn mẫu: Chọn chủ đích toàn bộ bệnh nhân được khám và phát hiện
mắc BPTNMT tại hai huyện Quế Võ và huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Trong 79 bệnh nhân khám, phát hiện COPD thì có 15 bệnh nhân đã được
quản lý điều trị tại bệnh viện. Chủ yếu là các bệnh nhân COPD ở giai đoạn 3 và 4.
2.2.3 . Các chỉ số nghiên cứu
2.2.3.1 Đặc điểm chung

- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới: nam, nữ
- Phân
- Phân

bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp: làm ruộng, hưu trí
bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi

2.2.3.2 Kiến thức và Thái độ về COPD của đối tượng nghiên cứu
- Tỷ lệ bệnh nhân biết được các biểu hiện của BPTNMT:
+ Tỷ lệ bệnh nhân biết biểu hiện khó thở
+ Tỷ lệ bệnh nhân biết hiểu hiện ho nhiều
+ Tỷ lệ bệnh nhân biết biểu hiện khạc đờm
3


+ Tỷ lệ bệnh nhân biết biểu hiện mệt mỏi
- Tỷ lệ bệnh nhân biết các yếu tố nguy cơ của BPTNMT
+ Tỷ lệ bệnh nhiên biết yếu tố hút thuốc lá, thuốc lào
+ Tỷ lệ bệnh nhân biết yếu tố tuổi cao
+ Tỷ lệ bệnh nhân biết yếu tố sống, làm việc nơi nhiều khói bụi
+ Tỷ lệ bệnh nhân biết yếu tố ít vận động, giới
+ Tỷ lệ bệnh nhân biết yếu tố đun rơm rạ, củi, than
+ Tỷ lệ bệnh nhân biết yếu tố bệnh phổi mạn tính khác
- Tỷ lệ bệnh nhân biết cách xử lý đúng khi bị đợt cấp BPTNMT
- Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức về dự phòng BPTNMT
- Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức chung tốt về BPTNMT:
Đánh giá kiến thức chung dựa vào điểm để phân loại:
+ Kiến thức tốt: ≥70,0% điểm tổng
+ Kiến thức chưa tốt: <70,0% điểm tổng
2.2.3.3 Thái


độ về phòng chống COPD

- Thái độ về BPTNMT:
+ Tỷ lệ bệnh nhân tin tưởng COPD có thể dự phòng được
+ Tỷ lệ bệnh nhân tin tưởng rằng COPD là bệnh nguy hiểm
+ Tỷ lệ bệnh nhân tin tưởng đợt cấp COPD có thể xử lý được
+ Tỷ lệ bệnh nhân tin tưởng không hút thuốc, sinh hoạt khoa học là biện
pháp dự phòng tốt nhất
- Thái độ chung về phòng chống BPTNMT
Đánh giá thái độ chung dựa vào điểm để phân loại:
+ Thái độ tốt: ≥70,0% điểm tổng
+ Thái độ chưa tốt: <70,0% điểm tổng
2.2.3.4 Thực hành về phòng chống BPTNMT
- Tỷ lệ bệnh nhân đã thực hiện các biện pháp phòng chống BPTNMT
+ Tỷ lệ bệnh nhân tập luyện hàng ngày
+ Tỷ lệ bệnh nhân bỏ thuốc lá, thuốc lào
4


+ Tỷ lệ bệnh nhân hạn chế tiếp xúc khói bếp
+ Tỷ lệ bệnh nhân hạn chế tiếp xúc với bụi và hóa chất
+ Tỷ lệ bệnh nhân tiêm vắc xin phòng cúm, phế cầu
- Tỷ lệ bệnh nhân hàng năm được khám, tư vấn về tình trạng sức khỏe
- Đánh giá thực hành chung của đối tượng nghiên cứu
Đánh giá thực hành chung dựa vào điểm để phân loại:
+ Thực hành tốt: ≥70,0% điểm tổng
+ Thực hành chưa tốt: <70,0% điểm tổng
2.3. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu nghiên cứu
Các kỹ thuật sau đã được sử dụng phỏng vấn bán cấu trúc

2.4. Sai số và phương pháp khống chế sai số
2.4.1 Sai số
- Bệnh nhân COPD thường là những người tuổi cao nên các thông tin có thể
khó thu thập.
- Sai số nhớ lại: đối với các yếu tố phơi nhiễm, đặc biệt với những bệnh nhân
cao tuổi. Ngoài ra, ở những người đã được quản lý điều trị tại bệnh viện thường có
khuynh hướng làm khuếch đại tiền sử, nguyên nhân bệnh tật.
- Bệnh nhân đã được quản lý điều trị tại bệnh viện có thể có KAP tốt hơn so
với những đối tượng nghiên cứu khác, có thể ảnh hưởng đến quá trình thu thập thông
tin của các đối tượng khác.
2.4.2 Phương pháp khống chế sai số
- Phiếu điều tra: Các phiếu điều tra được nhóm nghiên cứu được xây
dựng theo đúng qui trình xây dựng dụng cụ nghiên cứu.
- Phiếu điều tra đã được thiết kế, xin ý kiến của chuyên gia có kinh nghiệm
trong nghiên cứu tương tự, công cụ được thử nghiệm và hoàn chỉnh trước khi triển
khai thu thập thông tin.
- Cán bộ điều tra là nhóm nghiên cứu đã được tập huấn và thống nhất về
phương pháp trước khi tiến hành điều tra. Khi tiến hành điều tra, phỏng vấn

5


riêng biệt với các đối tượng nghiên cứu, tránh để các đối tượng nghiên cứu ảnh
hưởng lẫn nhau.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được nhập và phân tích trên chương trình SPSS version 21.0. Trong
nghiên cứu mô tả sử dụng tỷ lệ phần trăm và dùng thuật toán so sánh test Chi2.
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, không làm ảnh hưởng đến xấu đến môi
trường và sức khỏe và được cộng đồng chấp nhận vì nó mang lại lợi ích cho

cộng đồng.

6


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3. 1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Nhận xét:
Giới tính nam chiếm chủ yếu (64,6%), trong đó nam giới ở huyện Quế Võ chiếm
65,1%; ở huyện Thuận Thành là 63,9%.
Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Làm ruộng
Hưu trí
Tổng
Nhận xét:

Quế Võ
Số lượng Tỷ lệ %
41
95,3
2
4,7
43
100,0

Thuận Thành
Chung

số lượng Tỷ lệ % số lượng Tỷ lệ %
35
97,2
76
96,2
1
2,8
3
3,8
36
100,0
79
100,0

Nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng chiếm 96,2%; trong đó ở huyện Quế Võ là
95,3% và huyện Thuận Thành là 97,2%.
Bảng 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi

7


Nhóm tuổi
50 đến 54
55 đến 59
60 đến 64
65 đến 69
70 đến 74
75 trở lên
Tổng
Nhận xét:


Quế Võ
Số lượng Tỷ lệ %
3
7,0
2
4,7
10
23,3
7
16,3
13
30,2
8
18,6
43
100,0

Thuận Thành
Chung
số lượng Tỷ lệ % số lượng Tỷ lệ %
3
8,3
6
7,6
2
5,6
4
5,1
12

33,3
22
27,8
2
5,6
9
11,4
6
16,7
19
24,1
11
30,6
19
24,1
36
100,0
79
100,0

Nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm chủ yếu; trong đó nhóm từ 60 đến 64 chiếm
tỷ lệ cao nhất (27,8%), sau đó là nhóm từ 70 đến 74 và từ 75 tuổi trở lên (24,1%).
3.2 Kiến thức và Thái độ về phòng chống COPD của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3 Tỷ lệ bệnh nhân biết được các biểu hiện của BPTNMT
Biểu hiện

Khó thở
Ho nhiều

Khạc đờm


Mệt mỏi

Có biết
Không biết
p
Có biết
Không biết
p
Có biết
Không biết
p
Có biết
Không biết
p

Quế Võ
(SL,%)
20(46,5%)
23(53,5%)
25(58,1%)
18(41,9%)
19(44,2%)
24(55,8%)
19(44,2%)
24(55,8%)

Thuận Thành
(SL,%)
16(44,4%)

20(55,6%)
>0,05
22(61,1%)
14(38,9%)
>0,05
18(50,0%)
18(50,0%)
>0,05
18(50,0%)
18(50,0%)
>0,05

Chung
(SL,%)
36(45,6%)
43(54,4%)
47(59,5%)
32(40,5%)
37(46,8%)
42(53,2%)
37(46,8%)
42(53,2%)

Nhận xét:
Qua bảng có thể thấy, tỷ lệ bệnh nhân biết về biểu hiện ho nhiều chiếm tỷ
lệ cao nhất (59,5%), thấp nhất là tỷ lệ biết về biểu hiện mệt mỏi (45,6%). Ở cụ
thể từng huyện tỷ lệ biết về các biểu hiện không khác nhau (p>0,05).
Bảng 3.4 Tỷ lệ bệnh nhân biết các yếu tố nguy cơ của BPTNMT

8



Biểu hiện
Hút thuốc lá,
thuốc lào

Tuổi cao
Sống, làm việc
nơi nhiều khói
bụi
Ít vận động

Giới
Đun rơm rạ,
củi, than
Viêm phế quản
nhiều lần
Có bệnh phổi
mạn tính khác

Quế Võ
Thuận Thành
(SL,%)
(SL,%)
Có biết
30(69,8%)
20(55,6%)
Không biết 13(30,2%)
16(44,4%)
p

>0,05
Có biết
7(16,3%)
6(16,7%)
Không biết
36(83,7%)
30(83,3%)
p
>0,05
Có biết
32(74,4%)
28(77,8%)
Không biết 11(25,6%)
8(22,2%)
p
>0,05
Có biết
15(34,9%)
16(44,4%)
Không biết 28(65,1%)
20(55,6%)
p
>0,05
Có biết
17(39,5%)
13(36,1%)
Không biết 26(60,5%)
23(63,9%)
p
>0,05

Có biết
22(5,2%)
23(63,9%)
Không biết 21(48,8%)
13(36,1%)
p
>0,05
Có biết
20(46,5%)
15(41,7%)
Không biết 23(53,5%)
21(58,3%)
p
>0,05
Có biết
19(44,2%)
20(55,6%)
Không biết 24(55,8%)
16(44,4%)
p
>0,05

Chung
(SL,%)
50(63,3%)
29(36,7%)
13(16,5%)
66(83,5%)
60(75,9%)
19(24,1%)

31(39,2%)
48(60,8%)
30(38,0%)
49(62,0%)
45(57,0%)
34(43,0%)
35(44,3%)
44(55,7%)
39(49,4%)
40(50,6%)

Nhận xét:
Qua bảng có thể thấy, tỷ lệ người bệnh biết Sống, làm việc nơi nhiều khói bụi là
yếu tố nguy cơ của BPTNMT chiếm tỷ lệ cao nhất (75,9%), thứ hai là do hút thuốc lá,
thuốc lào (63,3%) và thấp nhất là yếu tố tuổi cao (16,5%). Tỷ lệ hiểu biết về các yếu tố
nguy cơ của BPTNMT ở 02 huyện không có sự khác biệt với p>0,05.

9


Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ bệnh nhân biết cách xử lý đúng khi bị đợt cấp BPTNMT
Nhận xét:
Qua bảng có thể thấy 34,2% bệnh nhân biết cách xử lý đợt cấp, còn lại
65,8% chưa biết cách xử lý đợt cấp. Trong đó, ở huyện Thuận Thành có tỷ lệ
biết cách xử lý đợt cấp là 36,1% cao hơn so với huyện Quế Võ (32,6%) tuy
nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

10



Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức về dự phòng BPTNMT
Nhận xét:
Có 36,7% bệnh nhân biết các biện pháp dự phòng COPD, còn lại 63,3% không
biết. Không có sự khác biệt giữa hai huyện Thuận Thành và Quế Võ về kiến
thức dự phòng BPTNMT (p>0,05).

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức chung tốt về BPTNMT
Nhận xét:
11


Có 11,4% bệnh nhân có kiến thức tốt về phòng chống BPTNMT, còn lại
88,6% bệnh nhân chưa có kiến thức tốt về phòng chống BPTNMT. Trong đó, ở
huyện Quế Võ tỷ lệ có kiến thức tốt là 9,3% thấp hơn so với huyện Thuận Thành
(13,9%); tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
3.2 Thái độ về phòng chống COPD
Bảng 3.5 Thái độ về BPTNMT
Quế Võ
(SL,%)
Nội dung

Thuận Thành
(SL,%)
p

Rất tin
tưởng, rất tin
tưởng

Lưỡng lự,

Không tin
tưởng

Rất tin
tưởng, rất
tin tưởng

Lưỡng lự,
Không tin
tưởng

COPD có thể
dự phòng được

24(55,8%)

19(44,2%)

20(55,6%)

16(44,4%)

>0,05

COPD là bệnh
nguy hiểm

26(60,5%)

17(39,5%)


22(61,1%)

14(38,9%)

>0,05

Đợt cấp COPD
có thể xử lý
được

22(51,2%)

21(48,8%)

20(55,6%)

16(44,4%)

>0,05

23(53,5%)

20(46,5%)

18(50,0%)

18(50,0%)

>0,05


Không hút
thuốc, sinh
hoạt khoa học
là biện pháp
dự phòng tốt
nhất
Nhận xét:

Qua bảng có thể thấy, tỷ lệ bệnh nhân tin tưởng COPD có thể dự phòng được và
tin tưởng rằng đợt cấp COPD có thể xử lý, bệnh nguy hiểm và Không hút thuốc,
sinh hoạt khoa học là biện pháp dự phòng tốt nhất ở huyện hai huyện đều trên
50,0% và không có sự khác có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

12


Biểu đồ 3.5 Thái độ chung về phòng chống BPTNMT
Nhận xét:
Qua biểu đồ có thể thấy, tỷ lệ có thái độ tốt về phòng chống BPTNMT khá
cao lên tới 62,0%; còn lại 38,0% chưa tốt. Không có sự khác biệt giữa hai huyện
(p>0,05).
3.3 Thực hành về phòng chống BPTNMT
Bảng 3.6 Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện các biện pháp phòng chống BPTNMT
Quế Võ
(SL,%)

Nội dung

Tập luyện

ngày

Không

Thuận Thành (SL,
%)


Chung
(SL,%)

p

Không



Không

hàng 18(41,9%) 25(58,1%) 14(38,9%) 22(61,1%) >0,05 32(40,5%) 47(59,5%)

Bỏ thuốc lá, thuốc 10(23,3%) 33(76,7%)
lào

7(19,4%) 29(80,6%) >0,05 17(21,5%) 62(78,5%)

Hạn chế tiếp xúc
khói bếp

6(14,0%)


37(86,0%)

6(16,7%) 30(83,3%) >0,05 12(15,2%) 67(84,8%)

Hạn chế tiếp xúc 38(88,4%)
với bụi và hóa chất

5(11,6%)

31(86,1%) 5(13,9%)

Tiêm vác xin phòng
cúm, phế cầu

34 (79,1)

9 (20,9)

7 (19,4)

13

29 (80,6)

>0,05 69(87,3%) 10(12,7%)
>0,05

16 (20,3)


63 (79,7)


Nhận xét:
40,5% đối tượng nghiên cứu đã tập luyện hàng ngày, 21,5% không hút thuốc lá,
thuốc lào, 15,2% hạn chế tiếp xúc với khói bếp và 87,3% hạn chế tiếp xúc với
bụi và hóa chất, Đặc bệt có tới 79,3% bệnh nhân không biết têm vác xin phòng
cúm và phế cầu có thể phòng được đợt cấp của bệnh; Không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê giữa hai huyện trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống
BPTNMT (p>0,05).
Bảng 3. 7 Tỷ lệ bệnh nhân hàng năm được khám, tư vấn về
tình trạng sức khỏe
Nội dung

Quế Võ

Thuận Thành

Chung

(SL,%)

(SL,%)

(SL,%)



43(93,5%)


32(88,9%)

75(94,9%)

Không

3(6,5%)

1(11,1%)

4(5,1%)

p

>0,05

Nhận xét:
94,9% đối tượng nghiên cứu hàng năm được khám, tư vấn về tình trạng
sức khỏe của mình, còn lại 5,1% không được khám, tư vấn về tình trạng sức
khỏe; Không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê giữa hai huyện Quế Võ và
Thuận Thành (p<0,05).
Bảng 3. 8 Đánh giá thực hành chung của đối tượng nghiên cứu
Thực hành
chung

Quế Võ
(SL,%)

Thuận Thành
(SL,%)


Chung
(SL,%)

Tốt

1(2,3%)

3(8,3%)

4(5,1%)

Chưa tốt

42(97,7%)

33(91,7%)

75(94,9%)

p

>0,05
Nhận xét:
94,9% đối tượng nghiên cứu chưa có thực hành tốt về phòng chống BPTNMT.
Không có sự khác biệt giữa hai huyện (p>0,05).

14



15


BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân COPD
Giới: kết quả nghiên cứu cho thấy trong những người phát hiện mắc
COPD, nam giới chiếm chủ yếu (64,6%); tỷ lệ nữ giới là 34,9%. Phân bố giới ở
hai huyện Quế Võ và Thuận Thành tương tự nhau. Kết quả này tương tự với các
nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Phúc chỉ ra rằng có 88,1% bệnh
nhân COPD là nam và chỉ có 11,9% bệnh nhân là nữ . Nghiên cứu của Nguyễn
Thị Hương trong 100 bệnh nhân cũng cho thấy 89,0% là nam và 11,0% là nữ .
Nghiên cứu của Trần Thị Thanh trên 137 bệnh nhân cũng có kết quả tương tự:
89,0% là nam và 11,0% là nữ . Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Quý Châu và
cộng sự, tỷ lệ mắc COPD ở nam giới cao gấp gần 5 lần so với nữ .Trong nghiên
cứu tại huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang của Phan Thu Phương và cộng sự thì
tỷ lệ mắc COPD chung cho 2 giới là 2,3% (tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 3% và ở nữ
là 1,7% . Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại hai huyện của tỉnh Bắc
Ninh, nghề nghiệp chủ yếu là sống dựa vào nông nghiệp. Vì vậy kết quả nghiên
cứu cho thấy có nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng chiếm 96,2%.
Tuổi: những bệnh nhân mắc COPD trong nghiên cứu có nhóm tuổi từ 60
tuổi trở lên chiếm chủ yếu; trong đó nhóm từ 60 đến 64 chiếm tỷ lệ cao nhất
(27,8%), sau đó là nhóm từ 70 đến 74 và từ 75 tuổi trở lên (24,1%). Kết quả
nghiên cứu này cũng tương tự như một số nghiên cứu trước đây. Trong nghiên
cứu của Nguyễn Thị Hương, độ tuổi trung bình của bệnh nhân COPD là 68,32
tuổi ; nghiên cứu của Ngô Quý Châu năm 2011, tuổi trung bình là 68,1 ± 9,3 tuổi
; kết

quả nghiên cứu của Phan Thu Phương và Trần Thị Thanh năm 2013 cũng

cho thấy tuổi trung bình của bệnh nhân COPD là 69,25 ± 10,08, trong đó bệnh

nhân trong nhóm tuổi > 60 chiếm 83,1%.
Hệ thống hô hấp và các chức năng của nó giảm dần theo thời gian. Tương
tự như các cơ khác trong cơ thể, các cơ hỗ trợ thở trở nên yếu hơn khi tuổi cao.
Sự suy yếu của các cơ này có thể ngăn việc hít vào và thở ra đủ không khí. Do
đó, cơ thể bắt đầu hít thở cạn hơn để bù đắp, đặc biệt nếu khi bị bệnh hoặc đau
16


đớn. Phổi cũng trở nên cứng rắn hơn khi tuổi cao, điều này có thể làm cho khó
thở hơn. Ngoài ra, một số thay đổi nhất định xảy ra trong hệ thần kinh làm ho
kém hiệu quả, không thể loại bỏ được chất nhờn từ phổi qua ho, một số lượng
lớn các phân tử có thể tích tụ trong đường thở. Tất cả các yếu tố trên đều làm
tăng nguy cơ mắc COPD ở những người cao tuổi.
4.2 Kiến thức của bệnh nhân về phòng chống COPD
Kết quả nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân kiến thức chung tốt về COPD
chỉ có 11,4%, trong đó ở huyện Quế Võ là 9,3% thấp hơn so với ở huyện Thuận
Thành (13,9%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức tốt còn chưa cao, điều này cho thấy rất cần thiết
tăng cường công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh về BPTNMT, qua đó giúp
người bệnh có được những kiến thức để tự phòng bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe cho bản thân; tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh, đồng thời
làm cho sự tiến triển của bệnh chậm lại…Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác
với kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Bích Thảo năm 2016 cho thấy có
79,08% bệnh nhân có kiến thức về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính .
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân biết về biểu
hiện ho nhiều chiếm tỷ lệ cao nhất (59,5%), thấp nhất là tỷ lệ biết về biểu hiện
mệt mỏi (45,6%). Ở cụ thể từng huyện tỷ lệ biết về các biểu hiện không khác
nhau (p>0,05). Điều này cho thấy hầu hết các bệnh nhân đều nhận biết được các
triệu chứng chính của bệnh. Việc nhận biết được các triệu chứng của bệnh là vô
cùng quan trọng, đặc biệt là các triệu chứng khó thở, ho, khạc đờm - những

triệu chứng chính của bệnh, trong đó khó thở là triệu chứng quan trọng của bệnh
và là lý do mà hầu hết bệnh nhân phải đi khám bệnh, khó thở trong bệnh COPD
là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như
đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng
hơn và bệnh nhân không thể đi bộ được hay không thể mang một xách đồ ăn,
cuối cùng là khó thở xảy ra trong những hoạt động hằng ngày (mặc áo quần, rửa
tay chân hay cả lúc nghỉ ngơi). Việc nhận biết được những triệu chứng chính của
17


bệnh sẽ giúp bệnh nhân biết được tình trạng bệnh và khi nào cần đi khám .
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Phúc và cộng sự cũng cho kết quả tương tự khi
có tới 85,1% số bệnh nhân nhận biết được các dấu hiệu cơ bản cần nhập viện.
Nhận biết các yếu tố nguy cơ: trong nghiên cứu này đa số các bệnh nhân nhận
biết được các yếu tố nguy cơ của bệnh: tỷ lệ người bệnh biết yếu tố sống, làm
việc nơi nhiều khói bụi là yếu tố nguy cơ của BPTNMT chiếm tỷ lệ cao nhất
(75,9%), thứ hai là do hút thuốc lá, thuốc lào (63,3%) và thấp nhất là yếu tố tuổi
cao (16,5%). Tỷ lệ hiểu biết về các yếu tố nguy cơ của BPTNMT ở 02 huyện
không có sự khác biệt với p>0,05.. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương có
trên 80% bệnh nhân có hiểu biết về các yếu tố nguy cơ gây bệnh . Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của Trần Thị Thanh
(2013) chỉ có 13/154 bệnh nhân nêu được yếu tố nguy cơ là hút thuốc lá (8,4%),
có 22/154 bệnh nhân nêu được yếu tố môi trường ô nhiễm (14,3%) . Theo
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mai Hương năm 2015 cho thấy đa số bệnh nhân
biết các việc cần làm để hạn chế tiến triển của bệnh như không hút thuốc lá
(92,9%), tránh khói thuốc lá (87,5%)...Sự khác biệt này có thể do việc thiết kế
bộ công cụ điều tra khác nhau, những khác biệt về địa dư, trình độ văn hóa...
Trên thực tế việc hiểu biết về các yếu tố nguy cơ sẽ giúp bệnh nhân có thể chủ
động phòng tránh được các tác nhân gây nên đợt cấp cũng như ngăn ngừa bệnh
tiến triển nặng hơn (như là bỏ hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói thuốc hoặc

không khí ô nhiễm, giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, giữ vệ sinh răng miệng và điều
trị các ổ nhiễm khuẩn tai mũi họng...)
Về xử trí khi xảy ra đợt cấp: 34,2% bệnh nhân biết cách xử lý đợt cấp, còn
lại 65,8% chưa biết cách xử lý đợt cấp. Trong đó, ở huyện Thuận Thành có tỷ lệ
biết cách xử lý đợt cấp là 36,1% cao hơn so với huyện Quế Võ (32,6%) tuy
nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Theo kết quả dự án phòng
chống COPD năm 2011 chỉ có 5% bệnh nhân mắc COPD và hen phế quản hiểu
rõ căn bệnh của mình và đi khám thường xuyên hằng tháng.

18


Song song với việc điều trị là vấn đề dự phòng, theo kết quả nghiên cứu
của chúng tôi cho thấy, Có 36,7% bệnh nhân biết các biện pháp dự phòng
COPD, còn lại 63,3% không biết. Không có sự khác biệt giữa hai huyện Thuận
Thành và Quế Võ về kiến thức dự phòng BPTNMT (p>0,05). Bản thân người
bệnh cần có kiến thức dự phòng BPTNMT nhằm hạn chế tiếp xúc với các yếu tố
nguy cơ, phát hiện sớm bệnh và các đợt cấp của bệnh.
4.3. Thái độ của bệnh nhân về COPD:
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tin tưởng
COPD có thể dự phòng được và tin tưởng rằng đợt cấp COPD có thể xử lý, bệnh
nguy hiểm và Không hút thuốc, sinh hoạt khoa học là biện pháp dự phòng tốt
nhất ở huyện hai huyện đều trên 50,0% ; tỷ lệ có thái độ chung tốt về phòng
chống BPTNMT khá cao lên tới 62,0%; còn lại 38,0% chưa tốt. Không có sự
khác biệt giữa hai huyện (p>0,05). Thái độ của bệnh nhân phản ánh cách suy
nghĩ nhìn nhận của bệnh nhân về các vấn đề liên quan đến bệnh tật (có thể đúng
hoặc sai), được hình thành qua quá trình tìm hiểu trau dồi kiến thức hoặc qua
kinh nghiệm bị bệnh của bản thân cũng như ảnh hưởng bởi ngoại cảnh xung
quanh (thái độ của các bệnh nhân khác, thái độ của nhân viên y tế, thái độ của
người nhà…). Nếu thái độ của bệnh nhân về bệnh tốt sẽ tác động tích cực tới

thực hành của bệnh nhân tốt hơn. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương, có
76% bệnh nhân được hỏi có thái độ tìm hiểu về bệnh COPD. Thái độ của người
bệnh trong việc dự phòng và điều trị bệnh cũng rất tốt: 93% bệnh nhân cho rằng
nên khám bệnh định kỳ, 88% bệnh nhân cho rằng nên điều trị thường xuyên,
83% bệnh nhân cho rằng nên điều trị lâu dài và 83% bệnh nhân cho rằng nên tập
thở khi bị bệnh COPD. Trong nghiên cứu của chúng tôi có tới 79,3% bệnh nhân
không biết têm vác xin phòng cúm và phế cầu có thể phòng được đợt cấp của
BPTNMT cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương chỉ có 44%
bệnh nhân cho rằng nên tiêm phòng vắc xin cúm và 37% cho rằng nên tiêm vắc
xin phế cầu để phòng COPD .Trong nghiên cứu của Trần Thị Thanh chỉ có 30%
bệnh nhân có thái độ tốt trong việc tìm hiểu thông tin về bệnh. Nghiên cứu của
19


×