Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

MÔ HÌNH BỆNH tật tại KHOA THẬN lọc máu BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG TRONG 5 năm (2011 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.33 KB, 40 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH THY LIấN

MÔ HìNH BệNH TậT TạI KHOA THậN
LọC MáU
BệNH VIệN NHI TRUNG ƯƠNG TRONG 5
NĂM
(2011-2015)

CNG LUN VN THC S Y HC


H NI 2017
B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH THY LIấN

MÔ HìNH BệNH TậT TạI KHOA THậN
LọC MáU
BệNH VIệN NHI TRUNG ƯƠNG TRONG 5
NĂM
(2011-2015)


Chuyờn ngnh: Nhi khoa
Mó s: 60720135
CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS Nguyn Th Qunh Hng
2. TS Nguyn Thu Hng


HÀ NỘI – 2017
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACR
ANA
AKI
Anti dsDNA
ASLO
CKD
GFR

KDIGO
ISKDC
ICD
HCTH
HCTHTP
HSP
THA
SLE

American College of Rheumatology
Hiệp hội thấp học Hoa Kỳ
Antinuclear antibodies

Kháng thể kháng nhân
Acute Kidney Injury
Tổn thương thận cấp
Anti double stranded DNA
Kháng thể kháng chuỗi kép
Antistreptolysin O
Chronic Kidney Disease
Bệnh thận mạn
Glomerular Filtration Rate
Mức lọc cầu thận
Phân loại quốc tế về bệnh tật
Kidney Disease Improving Global Outcomes
Cải thiện kết quả điều trị bệnh thận toàn cầu
International Study of Kidney Disease in Children
Tổ chức quốc tế nghiên cứu bệnh thận trẻ em
International Classification of Diseases,
Hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư tiên phát
Henoch Scholein purpura
Bệnh viêm mao mạch dị ứng
Tăng huyết áp
Systemic lupus erythematosus
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống


WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. Một số phương pháp về mô hình bệnh tật...............................................3
1.1.1. Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại cộng đồng.....................................3
1.1.2. Nghiên cứu mô hình bệnh tật trong bệnh viện..................................4
1.1.3. Nghiên cứu mô hình bệnh tật theo gánh nặng bệnh tật tại cộng đồng 4
1.2. Phân loại bệnh tật....................................................................................5
1.3. Lịch sử phân loại quốc tế về bệnh tật và các vấn đề liên quan đến sức khỏe.......6
1.4. Giới thiệu sơ lược về ICD 10..................................................................8
1.5. Tình hình bệnh thận trên thế giới và Việt Nam.....................................10
1.5.1. Tình hình bệnh thận trên thế giới....................................................10
1.5.2. Tình hình bệnh thận tại Việt nam....................................................12
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............14
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................14
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................14
2.2.1. Thu thập số liệu...............................................................................14
2.2.2. Các thông số nghiên cứu.................................................................14
2.2.3. Chẩn đoán bệnh: Theo chẩn đoán lúc ra viện dựa theo ICD10......16
2.2.4. Các kỹ thuật sử dụng.......................................................................21
2.3. Xử lí và trình bày số liệu.......................................................................21
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................22
3.1. Thông tin chung bệnh nhân...................................................................22
3.1.1. Số lượt bệnh nhân nhập viện trong 5 năm......................................22


3.1.2. Tuổi trung bình của bệnh nhân nhập viện.......................................22
3.1.3. Phân bố tỷ lệ bệnh nhân nhập viện theo địa dư..............................23
3.1.4. Thời gian điều trị bệnh trung bình theo từng năm..........................23

3.1.5. Thời gian điều trị trung bình theo từng nhóm bệnh........................23
3.2. Đặc điểm của bệnh nhân theo từng nhóm bệnh trong 5 năm................24
3.2.1. Tuổi trung bình của các nhóm bệnh................................................24
3.2.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm bệnh...............................................24
3.2.3. Cơ cấu bệnh nhân nhập viện theo giới............................................24
3.2.4. Tỷ lệ phần trăm của các nhóm bệnh...............................................24
3.3. Đặc điểm của từng nhóm bệnh trong 5 năm.........................................24
3.3.1. Nhóm hội chứng thận hư.................................................................24
3.3.2. Viêm thận/ Lupus............................................................................25
3.3.3. Suy thận mạn...................................................................................25
3.3.4. Nhiễm khuẩn tiết niệu.....................................................................25
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Phân chia giai đoạn suy thận theo mức lọc cầu thận...................20

Bảng 2.2.

Bảng đối chiếu huyết áp ở trẻ trên 4 tuồi theo chiều cao............20

Bảng 3.1.

Số lượt bệnh nhân nhập viện theo từng năm...............................22

Bảng 3.2.


Tuổi trung bình của bệnh nhân nhập viện...................................22

Bảng 3.3.

Phân bố tỷ lệ bệnh nhân nhập viện theo địa dư...........................23

Bảng 3.4.

Thời gian điều trị bệnh trung bình theo từng năm.......................23

Bảng 3.5.

Thời gian điều trị trung bình theo từng nhóm bệnh.....................23

Bảng 3.6.

Tuổi trung bình của các nhóm bệnh............................................24

Bảng 3.7.

Phân bố bệnh nhân theo nhóm bệnh............................................24


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mô hình bệnh tật của một quốc gia, hay một địa phương, một cộng
đồng là sự phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế - xã hội của quốc
gia hay cộng đồng đó. Việc xác định mô hình bệnh tật giúp cho ngành y tế

xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho nhân dân một cách toàn diện, đầu
tư cho công tác phòng chống bệnh có chiều sâu và trọng điểm, từng bước hạ
thấp tỷ lệ tử vong cho cộng đồng, nâng cao chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Nghiên cứu cơ cấu bệnh của một khoa, một bệnh viện trong từng giai đoạn
có ý nghĩa thiết thực trong công tác tổ chức y tế, điều trị dự phòng, chỉ đạo
tuyến và nghiên cứu khoa học [1].
Khi kinh tế phát triển, giao thông thuận tiện, nhận thức về sức khỏe của
bệnh nhân được nâng cao, tâm lý bệnh nhân luôn muốn được khám và điều
trị ngay tại tuyến trung ương là điều dễ hiểu. Vì vậy hàng năm bệnh viện
Nhi Trung ương tiếp nhận một lượng lớn bệnh nhân đến khám và điều trị .
Bệnh viện Nhi Trung ương là tuyến cuối cùng của toàn miền bắc, cũng là
bệnh viện đứng đầu trong cả nước trong điều trị bệnh lý nhi khoa. Việc
nghiên cứu mô hình bệnh tật tại viện Nhi Trung ương có thể cho cái nhìn
chung về bệnh tật trong toàn miền Bắc [2].
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân được nâng cao, các
bệnh nhiễm trùng có xu hướng giảm, bệnh không nhiễm trùng có xu hướng
gia tăng. Tại hội nghị về công tác y tế dự phòng năm 2006, Bộ y tế cho biết
nếu trước kia chủ yếu là các bệnh nhiễm trùng thì nay mô hình bệnh tật đã
hoàn toàn thay đổi: chỉ có 27% các bệnh do nhiễm trùng gây ra, có đến 62%
các bệnh không phải do vi trùng [1]. Vì thế, mô hình bệnh thận cũng có sự
thay đổi so với trước đây một số bệnh thận như viêm cầu thận cấp do nhiễm
trùng có xu hướng giảm, bệnh Lupus có xu hướng gia tăng.


2

Mô hình bệnh thận ở trẻ em ở các nước đang phát triển khác với các
nước phát triển và bệnh thận ở trẻ em khoảng 4.5 – 8.7% tổng số trẻ nhập
viện. Theo nghiên cứu của tác giả Bhatta ở Nepal trong 6 năm (2002-2007)
tỷ lệ trẻ bị bệnh thận nhập viện chiếm tỷ lệ 6.3% số trẻ em nhập viện chung,

trong đó bệnh hội chứng thận hư chiếm tỷ lệ cao nhất 34.1%, tiếp đó là viêm
cầu thận cấp 28.7% [3]. Một nghiên cứu khác tại Iraq trong 4 năm (20092012) tỷ lệ trẻ bị bệnh thận phải nhập viện là 5.8%, trong đó tỷ lệ trẻ bị
nhiễm khuẩn tiết niệu đứng hàng đầu (18.4%), tiếp sau là hội chứng thận hư
(15.9%) và sỏi thận (15%) [4].
Tại Việt nam, theo Lê Nam Trà và cộng sự, trong 5 năm từ 1974 đến
1978, tại Bệnh viện Nhi Trung ương (trước đây là Viện bảo vệ sức khoẻ trẻ
em), số trẻ bị HCTH chiếm 2,84% tổng số bệnh nhân nội trú và chiếm gần
50% bệnh nhân của khoa thận. Một nghiên cứu khác của tác giả Lê Nam Trà
trong thời gian 10 năm từ 1981 đến 1990 thống kê thấy có 1414 bệnh nhân
HCTH, chiếm 1,7% số bệnh nhân nội trú và chiếm 46,6% tổng số bệnh nhân
của khoa Thận-tiết niệu, trong đó có 1358 bệnh nhân HCTHTP chiếm
96,04% bệnh nhân bị HCTH [5]. Từ đó đến nay trải qua gần 30 năm nhưng
chưa có một công trình nghiên cứu nào về mô hình bệnh thận tại Việt Nam
cũng như tại khoa Thận - Lọc máu bệnh viện Nhi Trung ương. Vì vậy để cập
nhật tình hình bệnh tật tại khoa giúp cho việc chỉ đạo nghành, công tác
nghiên cứu khoa học và đào tạo chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
nhằm mục tiêu:
Mô tả mô hình bệnh tật tại khoa Thận - Lọc máu bệnh viện Nhi
Trung ương trong 5 năm từ 2011-2015


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số phương pháp về mô hình bệnh tật
1.1.1. Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại cộng đồng
Đánh giá tình hình bệnh tật là việc khó. Để đánh giá tình hình bệnh tật
tại một cộng đồng, ta thường có hai nguồn số liệu chính, đó là các cuộc điều
tra hộ gia đình và số liệu đánh giá định kỳ của các cơ sở y tế.

1.1.1.1. Điều tra hộ gia đình
Đây là phương pháp áp dụng khá rộng rãi. Người ta sử dụng bộ câu hỏi
để phỏng vấn toàn bộ các thành viên trong gia đình hoặc một người đại diện
cho gia đình về tình hình bệnh tật của cả gia đình đó.
Số liệu thu được chỉ là các triệu chứng hoặc “dấu hiệu” của bệnh (ví dụ:
sốt, đau bụng, khó thở) chứ không có được “bệnh” do thầy thuốc chẩn đoán.
Độ tin cậy của số liệu này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như người được
phỏng vấn (hiểu biết và nhận thức về triệu chứng, kể ra các triệu chứng như
thế nào) và người phỏng vấn (như loại câu hỏi, thiết kế bảng câu hỏi, kỹ năng
phỏng vấn).
Kết quả phỏng vấn trực tiếp từng người trong hộ gia đình tốt hơn là
phỏng vấn gián tiếp một người đại diện cho cả gia đình.
1.1.1.2. Thu thập thông tin bằng khám lâm sàng
Điều tra viên tiến hành khám lâm sàng toàn diện hoặc khám sàng lọc để
phát hiện các bệnh hiện mắc. Phương pháp này tương đối đắt và tốn thời gian.
Kết quả phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của điều tra viên do không có cận
lâm sàng hỗ trợ. Kết quả điều tra bằng khám lâm sàng thường cho tỷ lệ mắc
cao hơn phỏng vấn.


4

1.1.1.3. Dựa trên số liệu có sẵn
Có thể thu thập thông tin dựa trên sổ lưu của trạm y tế xã, cộng tác viên y
tế. Những số liệu này thường không đầy đủ và thiếu chính xác trong hoàn cảnh
các nước đang phát triển chưa có hệ thống lưu trữ và ghi chép chuẩn xác.
1.1.2. Nghiên cứu mô hình bệnh tật trong bệnh viện
Nghiên cứu mô hình bệnh tật trong bệnh viện chủ yếu dựa vào hồ sơ lưu
trữ tại các bệnh viện theo bệnh án thống nhất toàn nghành y tế.
Các kết quả thống kê thường là hồi cứu, phụ thuộc vào bệnh sử của bệnh

nhân khi ra viện, phụ thuộc vào người làm công tác thống kê ghi chép, sắp
xếp mã số, do đó có thể có một số khac biệt về chất lượng giữa các bệnh án và
cách phân loại bệnh tật giữa các bệnh viện trung ương và địa phương.
Do điều kiện hạn hẹp về cơ sở vật chất, các bệnh viện chỉ tiếp nhận một
bệnh nhân giới hạn, nhiều bệnh nhân chỉ điều trị ngoại trú nên mô hình bệnh
tật tại bệnh viện không phản ánh hết thực chất tình hình sức khỏe của nhân
dân. Sự phát triển của xã hội và thay đổi trong cơ cấu quản lý của nhà nước
mà ngày càng có nhiều bệnh viện tư, phòng khám tư, ngoài ra còn có nhiều
dược sỹ, y sỹ, y tá tham gia vào việc điều trị tại quầy thuốc của mình. Và
nhiều trường hợp ốm khác tự mua thuốc, tự điều trị tại nhà, tự mua thuốc về
điều trị, các trường hợp này thường không được các cơ sở y tế nhà nước thống
kê. Vì vậy các số liệu báo cáo của các cơ sở y tế nhà nước thống kê chỉ có thể
phản ánh một phần tình hình bệnh tật thực tế.
1.1.3. Nghiên cứu mô hình bệnh tật theo gánh nặng bệnh tật tại cộng đồng
Trong những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX, WHO và ngân
hàng thế giới đã đề xuất các phép đo lường mới quan tâm tới đánh giá gánh
nặng bệnh tật của cộng đồng. Hiện nay đang còn trong quá trình hoàn thiện,
nhưng đã áp dụng ở một số nước phát triển, có hệ thống quản lý sức khỏe và
bệnh tật tốt, gánh nặng bệnh tật


5

1.2. Phân loại bệnh tật
1.2.1. Phân loại bệnh tật theo xu hướng bệnh tật
Theo cách phân loại này bệnh tật được chia làm 3 nhóm chính:
- Bệnh lây, suy dinh dưỡng, thai sản
- Bệnh không lây
- Tai nạn, ngộ độc, chấn thương
Cách phân loại này cho cách nhìn bao quát, tổng thể về mô hình bệnh tật

của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền địa lý, nó mang tính chất xác định xu hướng
phát triển của bệnh tật. nhìn mô hình bệnh tật này chúng ta sơ bộ đánh giá
được sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng miền.
Cách phân loại này số liệu đơn giản, tương đối chính xác do số liệu đủ
lớn, thích hợp cho sự so sánh giữa các quốc gia, các vùng miền cũng như có
cái nhìn bao quát về mô hình bệnh tật của một đất nước, vùng miền đó.Có
tính chất dự báo xu hướng thay đổi mô hình bệnh tật trong tương lai và giúp
chúng ta có cái nhìn tổng thể để hoạch định chính sách tầm vĩ mô.
- Phân loại bệnh tật theo tỷ lệ chết và mắc bệnh cao nhất
- Phân loại bệnh tật theo chuyên khoa sâu
- Phân loại theo ICD 10
Phân loại quốc tế bệnh tật ICD được đại hội đồng tổ chức y tế thế giới
thông qua lần thứ nhất năm 1900, qua 9 lần sửa đổi đến nay hiệu đính lần thứ
X, ICD 10 đã được đưa ra ngày càng rộng rãi và ngày càng chứng minh được
tính ưu việt của nó
ICD cung cấp mã hóa các bệnh thành những mã ngắn gọn, làm chuẩn
cho công tác nghiên cứu và thực hành y học. Không những giúp ích khi bệnh
nhân được chuyển từ nước này sang nước khác (tránh lỗi dịch), ở trong cùng
một nước ICD cũng giúp tránh sự hiểu sai do cách dùng từ khác nhau giữa
nhân viên y tế do đào tạo bởi các trường khác nhau, hoặc được đào tạo trong
các thời kỳ khác nhau.


6

Đặc điểm nổi bật của ICD là phân loại theo từng chương bệnh, trong
mỗi chương lại chia ra từng nhóm bệnh, từng nhóm bệnh lại chia ra từng tên
bệnh, cuối cùng là các bệnh chi tiết theo nguyên nhân hay theo tính chất đặc
thù của bệnh.
Hệ thống phân loại này giúp chúng ta có một mô hình bệnh tật đầy đủ và

chi tiết. Nó giúp cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý
có cái nhìn bao quát toàn diện, cụ thể về mô hình bệnh tật để từ đó đưa ra
chiến lược chính sách, giải pháp thích hợp, đánh giá hiệu quả của các chương
trình chăm sóc sức khỏe đã và đang triển khai, nó giúp cho các bác sỹ có cái
nhìn tổng quát về mô hình bệnh tật tại địa phương mình đang công tác.
Phân loại ICD 10 giúp các nhà quản lý sẵn sàng so sánh, đánh giá mô
hình bệnh tật giữa các quốc gia, các vùng miền, các bệnh viện từ đó đưa ra
đầu tư đúng đắn cũng như chương trình hành động thiết thực nhằm cải thiện
tình trạng bệnh lý cụ thể khi kinh phí cho ngành y tế còn eo hẹp, chưa đáp
ứng được nhu cầu thực tiễn.
Đây là cách phân loại khá chi tiết đòi hỏi người làm công tác thống kê
phải có trình độ nhất định để tránh nhầm lẫn, cũng như đòi hỏi các bác sỹ lâm
sang cần phải có chẩn đoán chính xác và chi tiết. Điều này có thể làm được
bằng cách nâng cao trình độ chuyên môn cho bác sỹ lâm sàng và tập huấn tốt
cho những người trực tiếp mã hóa bệnh
1.3. Lịch sử phân loại quốc tế về bệnh tật và các vấn đề liên quan đến
sức khỏe
Thời lỳ cổ đại, Arétee đã đưa ra cách phân loại bệnh tật dựa vào thời
gian kéo dài của bệnh (cấp tính hay mạn tính), dựa vào diện lan rộng ( bệnh
địa phương hay toàn cầu), vị trí của bệnh (nội khoa hay ngoại khoa). Vào thế
kỷ X, Albert le Grond (Đức) đưa ra các phân loại theo độ tương hợp giống
nhau tương tự.


7

Francois Bosier De Lacroi (1706-1777), người đầu tiên nỗ lực phân loại
bệnh tật một cách có hệ thống thông qua một chuyên đề tên là Nosologia Me
Thodica, trong đó đưa ra cách phân loại thành 10 bệnh. Charles Linné năm
1739 chia thành 11 loại.

John Graunt là người đầu tiên thống kê về bệnh, với các dự luật Luân
Đôn về tử vong.
William Farr (1807-1883) là nhà thống kê y học đầu tiên đã nỗ lực để có
được bảng phân loại bệnh tật tốt hơn từ bảng phân loại của Cullen và sử dụng
thống nhất trên quốc tế. Năm 1855, Farr trình bày nguyên nhân tử vong tại
hội nghị thống kê quốc tế tại Paris. Bảng phân loại gồm 5 nhóm: bệnh gây
dịch, bệnh toàn trạng hoặc toàn thân, bệnh khu trú sắp xếp theo vị trí, bệnh
đang tiến triển, chấn thương. Cũng tại hội nghị này, Marc Espine đưa ra bảng
phân loại bệnh theo tính chất của chúng. Hội nghị chấp nhận danh sách gồm
139 đề mục và sau đó được nhiều lần xem xét lại. Mặc dù bảng phân loại này
chưa bao giờ được chấp nhận trên thế giới, nó vẫn tồn tại như là cơ sở danh
pháp quốc tế về nguyên nhân tử vong [6].
Bảng phân loại quốc tế đầu tiên được thông qua bởi ủy ban Viện thống
kê quốc tế do Jacque Bertillon (1851-1922) làm chủ trì, bao gồm 161 tiêu
đề. Đó là sự tổng hợp của các bảng phân loại của Anh, Đức, Thụy sỹ trên
nguyên tắc của Farr phân biệt bệnh nói chung và cơ quan hoặc vị trí đặc biệt
trên cơ thể. Phân loại này được gọi là phân loại Bertillon về tử vong, đưa
vào năm 1893 tại hội thảo do viện nghiên cứu tổ chức ở Chicago. Phân loại
Bertillon hiệu đính lần đầu tiên năm 1900 và sau đó được hiệu đính lại
khoảng 10 năm một lần (1900, 1920, 1929, 1938). Mục đích ban đầu của
phân loại Bertillon là đưa các nguyên nhân tử vong, được duy trì cho tới lần
sửa đổi thứ 5 (1938).


8

Song song với việc xây dựng, ngày càng hoàn thiện danh sách về nguyên
nhân tử vong, danh sách quốc tế về bệnh tật cũng được coi trọng. Phân loại
bệnh tật đầu tiên được thông qua năm 1900 và liên tục được hiệu đính. Tuy
nhiên, các cách phân loại vẫn chỉ hạn chế nguyên nhân tử vong cơ bản.

Từ lần hiệu đính thứ 6 trở đi (1946), WHO trực tiếp chỉ đạo và chính
thức thiết lập danh sách quốc tế về nguyên nhân gây bệnh, thông qua danh
sách toàn bộ cho cả tử vong và bệnh liên quan. Tiếp đó WHO cũng kiến nghị
một chương trình toàn diện về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê sức
khỏe chính thức được đưa ra sử dụng ở nhiều nước.
Lần hiệu đính thứ 7 (1955) và thứ 8 (1965) về cơ bản không thay đổi cấu
trúc cơ bản của bảng phân loại và nguyên lý chung về phân loại bệnh tật theo
nguyên nhân bệnh chứ không phải theo biểu hiện bệnh đặc biệt.
Lần hiệu đính thứ 9 (1975) giữ lại cấu trúc cơ bản của ICD, có thêm chi
tiết ở cấp tiểu loại 4 chữ số. Một cải tiến của ICD- 10 là dựa vào hệ thống
dấu chú thích (†) và dấu (*) và giữ cho tới ICD-10, lần hiệu đính gần đây
nhất năm 1990.
Trong quá trình phát triển, phân loại này được đổi tên vài lần và đến nay
được gọi tên chính thức là: Phân loại quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức
khỏe liên quan (International Classification of Diseases) gọi tắt là ICD
1.4. Giới thiệu sơ lược về ICD 10 [7] [8]
Danh mục bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức
khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 là sự tiếp nối và hoàn thiện hơn về cấu
trúc, phân nhóm và mã hóa của các ICD trước đây. ICD-10 đã được Tổ chức y
tế Thế giới (WHO) triển khai xây dựng từ tháng 9 năm 1983. Các tài liệu liên
quan đến ICD-10 do WHO xuất bản lần đầu tiên năm 1992 bằng tiếng Anh,
sau đó hàng năm đều có bổ sung, sửa đổi. Phiên bản được ban hành lần này là
đầy đủ, chính thức nhất kể từ năm 1992 và gồm 3 tập:


9

- Tập 1: Các danh mục bệnh: toàn bộ danh mục phân loại bệnh tật và
những vấn đề liên quan đến sức khỏe với hệ thống mã 3 và 4 kí tự một cách
chi tiết trong 21 chương, từ I-XXI theo các nhóm bệnh.

- Tập 2:Hướng dẫn sử dụng: đề cập đến quá trình hình thành và phát
triển của hệ thống phân loại quốc tế về bệnh tật và hướng dẫn chi tiết cách
thức sử dụng ICD.
- Tập 3: Danh mục bệnh tật theo chữ cái: gồm các bảng phân loại xếp
vần theo A,B,C… và các chỉ dẫn sử dụng đi kèm
- Với sự phân chia trên bộ mã ICD-10 gồm 04 ký tự:
+ Ký tự thứ nhất (Chữ cái): Mã hóa chương bệnh
+ Ký tự thứ hai (Số thứ nhất): Mã hóa nhóm bệnh
+ Ký tự thứ ba (Số thứ hai): Mã hóa tên bệnh
+ Ký tự thứ tư (Số thứ ba): Mã hóa một bệnh chi tiết theo nguyên nhân
gây bệnh hay tính chất đặc thù của nó.
Trong đó chương bệnh thận tiết niệu được chia ra chi tiết bao gồm các
mã từ N00 đến N99, được phân ra thành các nhóm bệnh sau.
N00-N08: Bệnh cầu thận
N10- N16:Bệnh kẽ ống thận
N17- N19: Suy thận
N20- N23: Sỏi tiết niệu
N25-N29: Các rối loạn khác của thận và niệu quản
N30-N39: Các bệnh khác của hệ tiết niệu
N40-N51: Bệnh cơ quan sinh dục nam
N60-N64: Rối loạn của vú
N70- N77: Bệnh viêm các cơ quan vùng chậu nữ
N80-N98: Rối loạn không do viêm của đường sinh dục nữ
N99- N99: Các rối loạn khác của hệ sinh dục tiết niệu


10

1.5. Tình hình bệnh thận trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Tình hình bệnh thận trên thế giới

Những nghiên cứu trên thế giới trong nhiều năm đã chứng minh sức
khỏe và mô hình bệnh tật của mỗi quốc gia phản ánh tính trung thực điều kiện
sinh sống về kinh tế, văn hóa, tập quán và yếu tố môi trường.
Từ năm 1974, Văn phòng tổ chức y tế (Who) khu vực Tây Thái Bình
Dương đã đưa ra thống kê định kỳ về mô hình bệnh tật và tử vong cùng với
tổng thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, ngân sách đầu tư cho
y tế, chiến lược phát triển y tế cho từng quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu
vực, có 35 quốc gia và vùng lãnh thổ được đề cập đến. Điều này giúp cho việc
nghiên cứu mô hình bệnh tật có hệ thống, dễ dàng so sánh giữa các quốc gia
có thu nhập cũng như đầu tư cho y tế khác nhau [9].
Các nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình bệnh tật ở các nước phát triển có sự
khác biệt rõ rệt với các nước đang phát triển. Ở các nước đang phát triển,
bệnh nhiễm khuẩn, dinh dưỡng còn phổ biến, cho dù bệnh này đang có xu
hướng giảm. Các bệnh không lây như bệnh tim mạch, bệnh ung thư, dị tật
bẩm sinh, di truyền, chuyển hóa, béo phì… ngày càng gia tăng và đặc biệt
cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, các tai nạn, ngộ độc, chấn thương
có xu hướng tăng nhanh rõ rệt [9].
Bệnh thận mạn đang là vấn đề sức khỏe lớn trên toàn thế giới. Tỷ lệ trẻ
em CKD được báo cáo ở mức 15-74.7 mỗi triệu trẻ em. Với tỷ lệ hiện mắc
ngày càng tăng và đe dọa nguy cơ thành dịch. Bệnh thận mạn ở trẻ em nguyên
nhân thường do bất thường bẩm sinh hoặc do rối loạn di truyền. Tử vong do
bệnh thận ở các nước đang phát triển cao hơn, và sự khác biệt giữa các quốc
gia và khu vực trong chăm sóc và điều trị [10]. Hơn nữa, tiếp cận chăm sóc rất
khác nhau, phụ thuộc vào khu vực, quốc gia và cơ sở hạ tầng. Bằng cách tập
trung chăm sóc bệnh thận ở thời thơ ấu, có thể đạt được các giải pháp tiết kiệm
chi phí điều trị bệnh và có thể ngăn ngừa được CKD muộn hơn và tốt hơn [11].


11


Ở Châu Âu, tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh thận mạn giai đoạn 3-5 mỗi năm là 1012 trên 1 triệu dân số, trong khi tỷ lệ hiện mắc là 50-60 trên 1 triệu dân. Tỷ lệ
trẻ bị bệnh thận mạn tăng chậm trong những năm 1980, sau đó tăng nhẹ trong
những thập niên đầu của thế kỷ 21, thời kỳ đó tỷ lệ hiện mắc tăng do tỷ lệ
sống và kết quả điều trị được cải thiện tăng lên. Báo cáo về dịch tễ học CKD
ở trẻ em đã được tập trung, đặc biệt ở những bệnh nhân có ESRD cần điều trị
thay thế bằng thận. Tỷ lệ trung bình của trẻ <20 tuổi được thay thế thận là xấp
xỉ 9 trên 1 triệu dân trên toàn thế giới, trong khi tỷ lệ hiện nhiễm được báo
cáo là xấp xỉ 65 trên 1 triệu dân. Tỷ lệ thay thế thận ở những trẻ bệnh thận
mạn giai đoạn cuối được bắt đầu sớm hơn, ở mức lọc cao hơn ở những nước
phát triển như Châu Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ [11].
Hội chứng thận hư là một bệnh cầu thận phổ biến ở trẻ, tỷ lệ trung bình
của hội chứng thận hư là 2-16.9 trên 100000 trẻ em trên toàn thế giới [12].
Trong các nghiên cứu từ 1986 đến 2014 ở nhiều quốc gia cho thấy tỷ lệ trung
bình của hội chứng thận hư là 4.7 (khoảng 1.15-16.9) trên 100.000 người, và
tỷ lệ với kháng steroid là 12.4% (khoảng 2.1-27.3%). Trong các nghiên cứu ở
Anh, Nam Á có tỷ lệ cao hơn các hội chứng thận hư từ 7.4 đến 16.9 trên
100.000 người so với người châu Âu. Các nghiên cứu từ Mỹ báo cáo tỷ lệ
mắc bệnh cao hơn ở trẻ em châu Phi so với gốc châu Âu. Tỷ lệ kháng steroid
cũng khác nhau theo dân tộc từ 20% ở châu Âu, 16-27% ở người châu Phi,
27-54% ở người châu Á và 20-39% ở Nam Á Có thể những khác biệt này ít
nhất phần nào liên quan đến các thay đổi trong quản lý lâm sàng, sự lựa chọn
thiên vị, và định nghĩa về kết quả. Trẻ em Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị
FSGS đã được kiểm tra sinh thiết (42-72%) với tiên lượng xấu hơn so với trẻ
em ở Châu Âu và thường tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD). Tỷ
lệ FSGS ở Ấn Độ dao động từ 15.3-39.1% [12] [13].
Theo nghiên cứu của Banh và cộng sự trong 10 năm từ 2001-2011 trên
711 trẻ tại 3 vùng lãnh thổ là châu Âu, Nam Á, và Đông Nam Á thấy tỷ lệ


12


hiện mắc khoảng 16/100.000 trẻ, tỷ lệ mới mắc hàng năm chung tăng từ
1,99/100.000 đến 4,71/100.000 trẻ từ 1-18 tuổi, tỷ lệ mới mắc hàng năm ở
Nam Á tăng nhanh hơn từ 1,48/100.000 trẻ năm 2001 tăng lên 15,83/100.000
trẻ năm 2011. Mỗi năm ước tính có khoảng 6.000 trẻ tiến triển thành bệnh
thận giai đoạn cuối do HCTHTP và cần ghép thận. Tỷ lệ bệnh nhân là trẻ trai
dao động từ 51-73% [14].
Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) có thể thay đổi
theo địa dư và dân tộc. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ dưới 15 tuổi được báo cáo là 0,50,6 ca trên 100.000 người. Tỷ lệ hiện mắc 4-250 trường hợp trên 100.000
người đã được báo cáo, với tỷ lệ hiện mắc cao hơn ở người Mỹ bản địa, người
Mỹ gốc Á Châu, người Mỹ Latinh và người Mỹ gốc Phi. Tỷ lệ hiện mắc cao ở
nữ giới so với nam giới. Tỷ lệ nữ giữa nam khoảng 4: 1 xảy ra trước tuổi dậy
thì và sau mãn kinh, với tỷ lệ 8: 1 giữa khởi phát và mất chu kỳ estrogen.
Khoảng 20% bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống ban đầu có mặt ở thập kỷ thứ
hai của cuộc đời. Sự khởi phát bệnh đã được báo cáo sớm nhất là năm đầu tiên
của cuộc đời. Tuy nhiên, SLE vẫn không phổ biến ở trẻ em dưới 8 tuổi [15].
1.5.2. Tình hình bệnh thận tại Việt nam
Tại bệnh viện Nhi Trung ương, Lê Nam Trà và cộng sự, trong 5 năm từ
1974 đến 1978, tại Bệnh viện Nhi Trung ương (trước đây là Viện bảo vệ sức
khoẻ trẻ em), số trẻ bị HCTH chiếm tỷ lệ cao nhất 2,84% tổng số bệnh nhân
nội trú và chiếm gần 50% bệnh nhân của khoa thận [5]. Một nghiên cứu khác
của tác giả Lê Nam Trà trong thời gian 10 năm từ 1981 đến 1990 thống kê thấy
có 1414 bệnh nhân HCTH, chiếm 1,7% số bệnh nhân nội trú và chiếm 46,6%
tổng số bệnh nhân của khoa Thận-tiết niệu, trong đó có 1358 bệnh nhân
HCTHTP chiếm 96,04% bệnh nhân bị HCTH [5]. Thống kê trong năm 2015
của Phạm Văn Đếm và cộng sự tại khoa Thận-Lọc máu bệnh viện Nhi Trung
ương cho thấy tỷ lệ trẻ mắc HCTHTP phải nằm viện chiếm 35,8% bệnh nhân


13


trong khoa [16]. Nghiên cứu trong 5 năm 2007-2011 tại khoa cấp cứu Bệnh
viện Nhi Trung ương cho thấy tỷ lệ bệnh thận phải nhập viện trong tình trạng
cấp cứu chiếm tỷ lệ 0.8-1.0% tổng số bệnh nhân nhập khoa cấp cứu [2].
Tại Bệnh viện Nhi Đồng I Thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê của
Lê Văn Khoa và Vũ Huy Trụ từ năm 1990 đến năm 1993, trung bình mỗi năm
có khoảng 300 bệnh nhân bị HCTH nhập viện [17].


14

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ hồ sơ bệnh nhân nhập viện tại khoa Thận –Lọc máu trong
thời gian 5 năm từ 01/01/2011 đến 31/12/2015.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hồi cứu
2.2.1. Thu thập số liệu
Tất cả các thông số thu thập trong nghiên cứu đều lấy từ bệnh án nội
trú và hồ sơ ngoại trú trong thời gian trên và đều được cập nhật các thông tin
về: ngày vào viện, tuổi, giới, địa chỉ, chẩn đoán vào viện, chẩn đoán ra viện,
kết quả điều trị.
2.2.2. Các thông số nghiên cứu
1- Tuổi
2- Giới
3- Địa chỉ
4- Thời gian nằm viện
5- Chẩn đoán theo phân loại ICD 10
6- Kết quả điều trị

Các thông tin bệnh nhân sẽ được tính toán các số liệu sau:
a.

Giới tính: nam, nữ

b.

Tuổi: Phân nhóm theo các giai đoạn:
+ Sơ sinh: < 28 ngày
+ Dưới 1 tuổi
+ 01 – 06 tuổi
+ 07 – 12 tuổi
+ 12- 18 tuổi


15

c.

Địa dư: theo tỉnh thành phố được phân chia theo tổng cục thống kê
năm 2009 [18].

d.

Diễn biến bệnh theo mùa:
+ Mùa xuân: từ tháng 1 đến tháng 3
+ Mùa hạ: từ tháng 4 đến tháng 6
+ Mùa thu: từ tháng 7 đến tháng 9
+ Mùa đông: từ tháng 10 đến tháng 12


e.

Số ngày điều trị: được tính bằng ngày ra viện trừ ngày vào viện.
+ Ngày vào viện tính là ngày nhập khoa, nếu bệnh nhân từ khoa khác

chuyển đến tính ngày vào viện là ngày bệnh nhân vào viện.
+ Ngày ra viện là ngày bệnh nhân xuất khỏi viện
+ Nếu bệnh nhân ra viện trong 24h kể từ lúc vào viện thì tính là 1 ngày
nằm viện.
f.

Tháng nằm viện: tháng bệnh nhân nằm viện là tháng bệnh nhân
bắt đầu vào viện. Trường hợp bệnh nhân vào viện ngày cuối cùng của
tháng vẫn tính là ngày nằm viện của tháng đó.

g.

Năm nằm viện:
Năm bệnh nhân vào viện tính là năm bệnh nhân bắt đầu nằm viện, nếu bệnh

nhân nằm vào ngày cuối cùng của năm thì tính là bệnh nhân nằm trong năm đó.
Nếu một bệnh nhân vào viện nhiều lần được chẩn đoán là một bệnh thì
chỉ tính là một bệnh sẽ tính lần đầu bệnh nhân được chẩn đoán. Nếu bệnh
nhân vào viện nhiều lần và lần sau có chẩn đoán khác thì được tính là 2 bệnh.
Ví dụ một bệnh nhân hội chứng thận hư vào viện 5 lần, cũng chỉ tính là 1
bệnh hội chứng thận hư và tính vào lần bệnh đầu tiên. Nếu bệnh nhân vào
viện lần đầu là hội chứng thận hư, những lần sau là biểu hiện đủ triệu chứng
bệnh Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh nhân này sẽ được tính là 1 bệnh, và tính là
bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.



16

h.

Kết quả điều trị:
+ Đỡ: tình trạng ra viện được tính là đỡ không tính khỏi bệnh ở bệnh

nhân hội chứng thận hư, Lupus, scholein henoch, suy thận mạn.
+ Khỏi: nhiễm khuẩn tiết niệu
+ Nặng xin về
+ Tử vong
2.2.3. Chẩn đoán bệnh: Theo chẩn đoán lúc ra viện dựa theo ICD10
2.2.3.1. Chẩn đoán hội chứng thận hư tiên phát
HCTHTP: Protein niệu/creatinin niệu ≥ 200mg/mmol, albumin máu ≤ 25g/l,
protid máu ≤ 56g/l.
- Thuyên giảm hoàn toàn: Protein niệu âm tính
- Thuyên giảm một phần: Protein niệu/creatin niệu < 200 mg/mmol
nhưng giảm được > 50% protein niệu so với ban đầu.
- Không thuyên giảm: Protein niệu/creatinin niệu ≥ 200mg/mmol; albumin
máu < 25g/l; protid máu < 56g/l.
+ Hội chứng thận hư thể nhạy cảm: thuyên giảm hoàn toàn sau 4 tuần
của điều trị liều tấn công.
+ Hội chứng thận hư thể tái phát không thường xuyên: tái phát ít hơn 2
lần trong 6 tháng hoặc 4 lần trong 1 năm.
+ Hội chứng thận hư thể tái phát thường xuyên: tái phát từ ≥ 2đợt trong
6 tháng hoặc ≥ 4đợt/năm.
+ Chẩn đoán hội chứng thận hư kháng thuốc: không thuyên giảm
 Sau 6 tuần điều trị prednisone liều 2mg/kg/ngày liên tục hoặc
 Sau 4 tuần prednisone 2mg/kg/ngày và 4 tuần prednisone 2mg/kg/

cách nhật hoặc
 Sau 4 tuần prednisone 2mg/kg/ngày và 3 liều solumedrol 1000 mg/
1,73 m2da/48h


17

 Sau 4 tuần prednisone 2mg/kg/ngày và 4 tuần prednisone 1.5mg/kg/
cách nhật nếu có dấu hiệu ngộ độc corticoid
2.2.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán Lupus [19]
Theo tiêu chuẩn của hiệp hội thấp học Hoa Kì (ACR) năm 1997 khi có ít
nhất 4 trong 11 tiêu chuẩn.
- Ban mặt hình cánh bướm
- Ban dạng đĩa
- Nhạy cảm ánh sáng
- Loét miệng
- Viêm khớp không hoại tử
- Viêm các màng hoặc màng ngoài tim
- Tổn thương thận: có thể gặp một trong các biểu hiện sau:
+ Protein niệu kéo dài >0.5g/ngày hoặc
+ Trụ hạt: hồng cầu, trụ bạch cầu
- Tổn thương thần kinh:có thể gặp:
+ Co giật
+ Đột quỵ
+ Rối loạn nhận thức
- Tổn thương các tế bào máu:
+ Thiếu máu tan máu
+ Giảm bạch cầu < 4x 109/l hoặc giảm lymphocyte < 1.5 x109/l.
+ Giảm tiểu cầu< 100 x109/l
- Rối loạn miễn dịch:

+ Anti dsDNA dương tính
+ Kháng thể kháng phospholipid dương tính
+ Phản ứng giả giang mai (VLDL) dương tính trên 6 tháng
+ Xuất hiện các tự kháng thể: anti Sm, anti RNP.
- Kháng thể kháng nhân dương tính


18

2.2.3.3. Schonlein Henoch
Theo Hiệp hội thấp học châu âu EULAR cho trẻ ≤ 18 tuổi năm 2010 [20]
Xuất huyết gặp nhiều ở chi dưới, không liên quan đến giảm tiểu cầu,
kèm ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau:
- Đau bụng cấp tính, từng cơn khi thăm khám hoặc có trong bệnh sử.
Có thể bao gồm lồng ruột và chảy máu tiêu hóa.
- Đau khớp hoặc viêm khớp: Đau khớp khởi phát cấp tính với khớp đau
(không sưng hoặc hạn chế vận động). Viêm khớp cấp tính với khớp sưng hoặc
đau kèm hạn chế vận động.
- Mô bệnh học: Viêm mạch máu nhỏ tăng bạch cầu trung tính, có lắng
đọng IgA hoặc viêm cầu thận tiến triển với lắng đọng IgA là chủ yếu
- Tổn thương thận: protein niệu > 0,3 g/24h hoặc protein niệu/creatinin
niệu > 20 mg/mmol trên mẫu nước tiểu buổi sáng và hoặc đái máu, trụ hồng
cầu (đái máu khi > 5 hồng cầu/vi trường hoặc ≥ 2+ trên que thử nước tiểu).
2.2.3.4. Bệnh thận IgA [21]
- Thường có đái máu đại thể hoặc vi thể dai dẳng
- IgA máu có thể tăng trên 315mg/dl
- Sinh thiết thận có lắng đọng IgA ở gian mạch cầu thận
2.2.3.5. Nhiễm khuẩn tiết niệu
Theo hướng dẫn chẩn đoán của NICE chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu
khi [22]:

- Nếu có triệu chứng lâm sàng và BC niệu từ 2+ trở lên
- Hoặc nếu không có triệu chứng lâm sàng bạch cầu niệu dương tính thì
cấy 2 mẫu nước tiểu giữa dòng có cùng 1 loại vi khuẩn số lượng ≥ 10 5 khuẩn
lạc/ml
- Nếu không có triệu chứng lâm sàng và có bạch cầu niệu âm tính, cấy
nước tiểu giữa dòng dương tính chẩn đoán là vi khuẩn niệu không triệu
chứng, không được chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu


19

2.2.3.6. Viêm cầu thận cấp: chẩn đoán viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu khi [23]
- Hội chứng thận viêm: Phù, đái máu, tăng huyết áp
- ASLO dương tính hoặc hiệu giá kháng thể tăng
- C3 bổ thể giảm
- Thời gian < 3 tháng
2.2.3.7. Tổn thương thận cấp
Theo KDIGO 2012 chẩn đoán tổn thương thận cấp khi có bất kỳ triệu
chứng sau [24]:
- Tăng creatinine máu ≥ 0.3 mg/dl (≥ 26.5 mmol/l) trong 48h hoặc
- Tăng creatinine máu ≥ 1.5 lần creatinine nền của bệnh nhân, nếu biết
creatinine của bệnh nhân trong 7 ngày hoặc
- Thể tích nước tiểu ≤ 0.5 ml/kg/h trong 6h.
2.2.3.8. Bệnh thận mạn
Theo KDIGO 2012 bệnh thận mạn được xác định khi bất thường cấu trúc
hoặc chức năng kéo dài trên 3 tháng [25].
- Ước tính mức lọc cầu thận theo công thức Schwartz: (K x L)/Pcr
Trong đó:

L: chiều cao (cm)

Pcr: Creatinine máu
K: hệ số tính theo tuổi

+ Sơ sinh đẻ non: K= 29.7
+ Sơ sinh đủ tháng: K =39.7
+ Trẻ 1 tháng – 2 tuổi: K = 39.7
+ Trẻ gái (2-21 tuổi): K=48.6
+ Trẻ trai (2-13 tuổi): K= 48.6
+ Trẻ trai (13-21 tuổi): K= 61.7


×