Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA gây tê TỦY SỐNG TRONG mổ lấy THAI ở SẢN PHỤ KHÔNG HOẶC CÓ BỆNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 25 trang )

BÁO CÁO ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II

SO SÁNH HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA
GÂY TÊ TỦY SỐNG TRONG MỔ LẤY THAI
Ở SẢN PHỤ KHÔNG HOẶC CÓ BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KY
Học viên:
Trần Văn Sơn
Thầy hướng dẫn khoa học:
1. TS. Cao Thị Anh Đào
2. TS. Nguyễn Thế Lộc

1


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

2

TỔNG QUAN

3

ĐỐI TƯỢNG VÀ PPNC

4

DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


5

DỰ KIẾN KẾT LUẬN


ĐẶT VẤN ĐỀ
 ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa đang có tốc độ phát
triển nhanh trong thời gian gần đây
 ĐTĐTK là một thể đặc biệt, 1-14% ở sản phụ, thường
xuất hiện sau tuần 24 của thai kỳ.
 Rối loạn dung nạp glucoza ở bất kì mức độ nào, khởi
phát hoặc được phát hiện lần đầu trong lúc mang thai
 Có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với sức
khỏe, tính mạng của bà mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh


ĐTĐTK được kiểm soát tốt bằng nhiều biện pháp: chế
độ ăn uống, luyện tập, thuốc…


ĐẶT VẤN ĐỀ
 Vô cảm trong mổ lấy thai là vấn đề hết sức khó
khăn và phức tạp, đặc biệt với sản phụ có ĐTĐTK
 Hiện nay phương pháp gây tê tủy sống được ưa
chuộng vì nhiều ưu điểm
 Thực tế lâm sàng ở nước ta chưa có nhiều nghiên
cứu về vấn đề này


MỤC TIÊU

So sánh hiệu quả giảm đau của gây tê tủy sống
trong mổ lấy thai ở Sản phụ không hoặc có
bệnh Đái tháo đường thai ky

1. Đánh giá hiệu quả
giảm đau của gây tê
tủy sống trong mổ lấy
thai ở sản phụ không
hoặc có bệnh đái tháo
đường thai ky

2. Đánh giá các tác
dụng không mong
muốn trên mẹ và thai
nhi của gây tê tủy
sống ở sản phụ không
hoặc có bệnh đái tháo
đường thai ky.


TỔNG QUAN
THAY ĐỔI GIẢI PHẪU, SINH LÝ KHI MANG THAI
LIÊN QUAN GMHS

CỘT SỐNG
Khi mang thai, cột sống
cong ưỡn ra trước
DỊCH NÃO TỦY
Hệ thống tĩnh mạch
quanh màng nhện

bị giãn do ứ máu


TỔNG QUAN
THAY ĐỔI GIẢI PHẪU, SINH LÝ KHI MANG THAI
LIÊN QUAN GMHS

TỦY SỐNG
Phải gây tê cao hơn mức T10 > ảnh hưởng hô hấp, tuần
hoàn
THÔNG KHÍ VÀ TRAO ĐỔI KHÍ
Cơ hoành lên cao hơn 4cm, thể tích khí lưu thông tăng 40%,
tăng thông khí…
TUẦN HOÀN VÀ HUYẾT ĐỘNG
Tăng tần số tim, thể tích tuần hoàn, tăng lưu lượng tim, ảnh
hưởng thông qua tuần hoàn tử cung - rau


TỔNG QUAN
SINH LÝ CẢM GIÁC ĐAU TRONG CHUYỂN DẠ

 Đau là một cảm nhận thuộc về giác quan và xúc cảm do
tổn thương đang tồn tại hoặc tiềm tàng ở các mô gây
nên và phụ thuộc vào từng mức độ nặng nhẹ của tổn
thương ấy.
 Nguyên nhân đau: đa dạng (hóa học, cơ học, vật lý…)
 Là cung phản xạ hoàn chỉnh: cơ quan thụ cảm, đường
truyền về, cơ quan phân tích, đường truyền ra, cơ quan
đáp ứng.
 Lượng giá đau: thang điểm VAS, VNRS, CRS



TỔNG QUAN
SINH LÝ CẢM GIÁC ĐAU TRONG CHUYỂN DẠ


TỔNG QUAN
SINH LÝ CẢM GIÁC ĐAU TRONG CHUYỂN DẠ


TỔNG QUAN
PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ TỦY SỐNG
Gây tê tủy sống là phương pháp vô cảm được tiến
hành bằng cách đưa thuốc vào khoang dưới nhện,
thuốc được hòa vào dịch não tủy, từ đó thuốc ngấm
trực tiếp vào các tổ chức thần knh, cắt đứt tạm thời các
đường dẫn truyền hướng tâm (dẫn truyền cảm giác),
dẫn truyền ly tâm (dẫn truyền vân động) và thần kinh
thực vật ngang mức đốt sống tủy tương ứng.


TỔNG QUAN
DƯỢC LÝ HỌC CỦA ROPIVACAIN VÀ
FENTANYL BUPIVACAIN

BUPIVACAIN
Hấp thu: hoàn toàn theo 2 pha từ KNMC
 Phân bố: liên kết với anpha1- acid glycoprotein
Chuyển hóa: chủ yếu qua gan
Thải trừ: chủ yếu qua thận

 Chống chỉ định: không gây tê TM, BN tụt HA, shock,
bệnh tim mạch
 Độc tính: phong bế tủy sống, TK trung ương, tim mạch


TỔNG QUAN
DƯỢC LÝ HỌC CỦA ROPIVACAIN VÀ
FENTANYL BUPIVACAIN

FENTANYL
 Hấp thu: dễ dàng từ nhiều đường
 Phân bố: rất tan trong mỡ
Chuyển hóa: chủ yếu qua gan
Thải trừ: chủ yếu qua thận
Độc tính: giảm nhu động ruột, táo bón, có thể gây
suy hô hấp thai nhi, ức chế hô hấp.


TỔNG QUAN
DƯỢC LÝ HỌC CỦA ROPIVACAIN VÀ
FENTANYL BUPIVACAIN

FENTANYL
 Hấp thu: dễ dàng từ nhiều đường
Phân bố: rất tan trong mỡ
Chuyển hóa: chủ yếu qua gan
Thải trừ: chủ yếu qua thận
Độc tính: giảm nhu động ruột, táo bón, có thể gây
suy hô hấp thai nhi, ức chế hô hấp.



TỔNG QUAN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KY
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Ngưỡng giá trị chẩn đoán
Thời điểm lấy mẫu

NPDNG 75g

NPDNG 100g

Lúc đói

5,3mmol/L

5,3 mmol/L

1 giờ

10,0mmol/L

10,0mmol/L

2 giờ

8,6mmol/L

8,6mmol/L

3 giờ


7,8mmol/L

7,8mmol/L


TỔNG QUAN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KY
Nguy cơ và thời điểm sàng lọc
Nguy cơ

Thời điểm sàng lọc
Sàng lọc từ lần đầu tiên đến khám thai. Nếu

Nguy cơ cao

Nguy cơ trung bình
Nguy cơ thấp

không bị ĐTĐTK thì nhắc lại vào tuần thứ 24
– 28 của thai kỳ.
Trong thời từ tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ
Không cần sàng lọc


TỔNG QUAN
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KY
Yếu tố nguy cơ
Nguy cơ


Nguy cơ cao

Nguy cơ trung bình

Nguy cơ thấp

Đặc điểm
Có một hoặc nhiều hơn các yếu tố sau:
-Thừa cân, béo phì trước khi mang thai.
-Trong gia đình có người bị đái tháo đường.
-Tiền sử ĐTĐTK.
-Tiền sử đẻ con to ≥ 4000g.
-Glucose niệu dương tính.
Không có các đặc điểm của nhóm nguy cơ cao và nguy cơ thấp.
Có tất cả các đặc điểm sau:
-Thuộc chủng tộc mà tỷ lệ ĐTĐTK rất thấp: người da đen, thổ dân
châu Mỹ, dân đảo Thái Bình Dương.
-Trong gia đình không có ai bị đái tháo đường.
-Tuổi dưới 25.
-Cân nặng trước mang thai và tăng cân trong quá trình mang thai là
bình thường (9-12kg).
-Không có tiền sử ĐTĐTK.
-Không có tiền sử sản khoa xấu.


TỔNG QUAN
BIẾN CHỨNG ĐỐI VỚI MẸ
Trong thời gian mang thai: sản giật, tiền sản giật, thai
lưu, sảy thai, biến chứng nhiễm trùng, đẻ non, đa ối…
Lâu dài: tăng nguy cơ mắc ĐTĐ, mắc ĐTĐTK lần mang

thai sau
BIẾN CHỨNG ĐỐI VỚI THAI NHI VÀ TRẺ SƠ SINH
 Rối loạn phát triển thai
 Dị tật bẩm sinh
 Tăng tỷ lệ suy hô hấp, tử vong,
 Lâu dài: béo phì, đái tháo đường


ĐỐI TƯỢNG VÀ PP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các sản phụ có chỉ định gây tê tủy sống để mổ lấy thai tại
Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 10/2017 đến tháng
06/2018

Tiêu chuẩn lựa chọn

Tiêu chuẩn loại trừ



Có chỉ định mổ lấy thai



BN có dị dạng cột sống



Được chẩn đoán ĐTĐTK theo
tiêu chuẩn Hội nghị quốc tế 1998






Trong độ tuổi từ 20 – 40 đạt tiêu
chuẩn ASA I-II

Bệnh nhân bị nhiễm trùng
vùng da chỗ định chọc và
nhiễm trùng toàn thân



BN đang mắc các bệnh khác:
shock, rối loạn đông máu…



Tự nguyện tham gia nghiên cứu



Không đồng ý tham gia NC


ĐỐI TƯỢNG VÀ PP NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thử nghiệm lâm sàng tiến cứu can thiệp so sánh


CỠ MẪU NGHIÊN CỨU
Lấy ngẫu nhiên 60 bệnh nhân và chia thành 2 nhóm
• Nhóm 1: Gây tê tủy sống nhóm sản phụ ĐTĐTK bupivacain
liều 7mg + fentanyl 0,03mg + morphin 100mcg.
• Nhóm 2: Gây tê tủy sống nhóm sản phụ không bệnh lý
bupivacain liều 7mg + fentanyl 0,03mg + morphin 100mcg.


ĐỐI TƯỢNG VÀ PP NGHIÊN CỨU
THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Toàn bộ kết quả được ghi lại theo mẫu bệnh án nghiên
cứu.
Số liệu thu được được xử lý bằng phần mềm thống kê
y học SPSS 16.0 với các thuật toán tần suất, giá trị
trung bình, phương sai, so sánh.
ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Thực hiện nghiên cứu này đúng các quy định của Bộ
Y tế, Trường Đại học Y Hà Nội, Hội đồng khoa học Bệnh
viên Phụ sản Trung Ương


DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
 Đặc điểm chung của 2 nhóm nghiên cứu
 Phân bố tuổi, chiều cao, cân nặng, đường huyết
 Thời gian phẫu thuật
 Đánh giá tác dụng vô cảm và giảm đau
 Thời gian khởi phát mất cảm giác đau
 Thời gian vô cảm
 Mức độ giảm đau cho phẫu thuật
 Thời gian ức chế vận động



DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Đánh giá tác dụng không mong muốn
 Tần số thở
 Bão hòa O2, tần số tim, ha tối đa, ha tối thiểu, ha tb
 Tỷ lệ sản phụ bị tụt huyết áp
 Tác dụng phụ nôn, buồn nôn
 Tác động lên tình trạng con sau đẻ


DỰ KIẾN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Theo mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá hiệu quả giảm đau của gây tê tủy sống
trong mổ lấy thai ở sản phụ không hoặc có bệnh
đái tháo đường thai kỳ.
2. Đánh giá các tác dụng không mong muốn trên mẹ
và thai nhi của gây tê tủy sống ở sản phụ không
hoặc có bệnh đái tháo đường thai kỳ.


XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !


×