Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

THỰC TRẠNG rối LOẠN tâm THẦN ở NGƯỜI BỆNH sử DỤNG ATSVÀ một số yếu tố LIÊN QUAN đến CHĂM sóc tại BỆNH VIỆN tâm THẦN hà nội năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.62 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---------------------------------------

LÊ QUỐC DÂN

THỰC TRẠNG RỐI LOẠN TÂM THẦN
Ở NGƯỜI BỆNH SỬ DỤNG ATS VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHĂM SÓC TẠI
BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI NĂM 2019

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---------------------------------------

LÊ QUỐC DÂN

THỰC TRẠNG RỐI LOẠN TÂM THẦN
Ở NGƯỜI BỆNH SỬ DỤNG ATS VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHĂM SÓC TẠI
BỆNH VIỆN TÂM THẦN HÀ NỘI NĂM 2019
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 60720501

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS.Lê Thị Bình

HÀ NỘI - 2018


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATS:

Amphetamine type Stimulants – Ma túy tổng hợp

RLTT:

Rối loạn tâm thẩn


MỤC LỤC

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghiện ma túy là một vấn đềảnh hưởng lớn đến sức khỏe bản thân người
nghiện và cộng đồng, hiện nay ngày càng có nhiều loại ma túy xuất hiện, đặc biệt là
ma túytổng hợp. Số lượng người nghiện ngày càng tăng, chủ yếu là độ tuổi thanh
thiếu niên. Nghiện ma túy ảnh hưởng xấu đến tương lai của nhiều thế hệ, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, kinh tế gia đình, an ninh xã hội.
Thêm vào đó, nguy cơ người nghiện mắc phải nhiều bệnh nguy hiểm như
HIV/AIDS, rối loạn tâm thần... Theo báo cáo vừa được cơ quan phòng chống ma
túy và tội phạm của Liên hợp Hợp Quốc (UNODC) công bố trên thế giới năm 2016
số người sử dụng chất ma túy khoảng 275 triệu người chiếm 5,6% dân số toàn cầu ở
độ tuổi từ 15 đến 64.
Ở Việt Nam theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội
năm 2017 cả nước có trên 222.000 nghìn người nghiện có hồ sơ quản lý, trong đó
gần 50% sử dụng ma túy tổng hợp (ATS) và chất hướng thần.
Tại Bệnh viện Tâm thần Hà nội, mỗi năm có hàng trăm người bệnh rối loạn
tâm thẩn (RLTT) do sử dụng ma túy phải nhập viện, trong đó phần lớn là nghiện ma
tuy chất dạng Amphetamine “ma túy đá”.
Việc sử dụng rộng rãi và ngày càng nhiều các chất ma túy như: Cocain, Cần
sa, “Cỏ Mỹ”, nhóm ATS (Amphetamine type Stimulants)... là những chất ma túy có
tác dụng kích thích mạnh, nhất thời lên hệ thống thần kinh trung ương gây cảm giác
hưng phấn, rối loạn tri giác (ảo thanh, ảo thị...), mất kiểm soát được hành vi, phá
hoại tâm sinh lý con người. Nó còn làm suy sụp tinh thần và đạo đức người
nghiện.Các tệ nạn xã hội, tội ác luôn đi kèm với tình trạng nghiện ma túy. Chính vì
vậy điều trị cai nghiện ma túy là một vấn đề bức thiết hiện nay của toàn xã hội,
trong đó ngành y tế đóng vai trò hết sức quan trọng. Để điều trị và chăm sóc cho
người bệnh đạt được kết quả cao đòi hỏi người điều dưỡng đóng vai trò quan trong
việc chăm sóc hàng ngày, tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào đưa ra về chăm
sóc người bệnh cai nghiện ma túy có rối loạn tâm thần, đó là lý do đề tài “Thực


8


trạng rối loạn tâm thần ở người bệnh sử dụng ATS (Amphetamine type
Stimulants) và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc tại Bệnh viện Tâm thần
Hà Nội, năm 2019” được thực hiện nhằm mục tiêu sau:
Mục tiêu:
1. Mô tả các đặc điểm người bệnh rối loạn tâm thần do sử dụng ATS tại

Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, năm 2019.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến công tác chăm sóc người bệnh rối loạn

tâm thần do nghiện ma túy tại Bệnh viện


9

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Khái niệm chất ma túy và nghiện ma túy [8, 9]
- Chất ma túy là những chất tự nhiên (như nhựa thuốc phiện, lá Coca …) bán
tổng hợp (như heroin) hay tổng hợp như ATS (amphetamin, và các chất đồng
dạng)tác động đặc biệt vào hệ thần kinh trung ương và nếu dùng lặp lại nhiều lần xẽ
gây ra trạng thái gọi là nghiện ma túy.

Hình 1.1: Amphetamine « ma túy đá »
- Nghiện ma túy là một trạng thái nhiễm độc chất ma túy, nhiễm độc mãn tính
hay chu kỳ với những đặc điểm:
+ Có nhu cầu không cưỡng được phải tiếp tục dùng chất ma túy.
+ Liều lượng chất ma túy có khuynh hướng tăng dần lên mới thỏa mãn được
nhu cầu về chất ma túy của cơ thể (hiện tượng dung nạp).

+ Người nghiện biết tác hại của chất ma túy đến cá nhân và xã hội mà vẫn
tiếp tục dùng.
- Ba trạng thái cơ bản trong nghiện ma túy là trạng thái dung nạp, trạng thái lệ
thuộc về mặt cơ thể và trạng thái lệ thuộc về mặt tâm thần.
+ Trạng thái dung nạp: Tác dụng của chất ma túy sẽ giảm bớt nếu dung nạp
lặp lại, muốn đạt được tác dụng của những lần trước phải tăng liều và cứ thế cơ thể
dần dần dung nạp được một liều chất ma túy rất cao. Liều này nếu dùng cho một
người không nghiện thì không thể dung nạp được và có thể gây tử vong.


10

+ Hội chứng cai hay trạng thái lệ thuộc về mặt cơ thể: Bao gồm nhiều triệu
chứng cơ thể và tâm thần xuất hiện khi người nghiện ngừng sử dụng chất ma túy
hoặc dùng liều thấp không đáp ứng được nhu cầu chất ma túy của cơ thể.
Hội chứng cai làm cho người nghiện lệ thuộc vào chất ma túy về mặt cơ thể,
người nghiện không chịu đựng được phải tim mọi cách để có được chất ma túy dẫn
đến các hành vi phạm pháp.
Hội chứng cai là một tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán xác định trạng thái
nghiện ma túy, nếu đột ngột cắt chất ma túy mà không thấy xuất hiện hội chứng cai
thì có thể xem như người ấy chưa nghiện.
Hội chứng cai sẽ tự mất đi sau từ 1 đến 2 tuần không cần dùng đến một loại
thuốc nào. Bằng chứng cho thấy ở những phạm nhân nghiện ma túy khi vào trại
giam, hội chứng cai nhanh chóng tự mất đi không cần đến thuốc điều trị.
+ Trạng thái lệ thuộc về mặt tâm thần (hay thèm ma túy):thì tồn tại rất dai dẳng, ở
một số người xem như tồn tại suốt đời. Đó là trạng thái thèm chất ma túy trường
diễn, thèm mãnh liệt như người đói lâu ngày thèm ăn.
1.2. Cơ chế tác dụng
1.2.1. Dược động học
ATS thường được sử dụng qua đường hít, hút, uống hoặc tiêm (có tác dụng

tức thì), ngoài ra có thể được sử dụng qua đường đặt hậu môn, âm đạo.
ATS tan trong mỡ, hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa vào máu rồi phân bố khắp
cơ thể, qua hàng rào máu não và có tác dụng một giờ sau khi uống. Chất được tích
lũy trong mô mỡ, tập trung nhiều ở não, qua màng rau thai dễ dàng.
ATS được chuyển hóa chủ yếu ở gan, nhưng phần lớn thuốc được dùng qua
đường uống thì được đào thải nguyên chất qua nước tiểu, bằng phương pháp miễn
dịch huỳnh quang, xác định được ATS trong nước tiểu.
Thời gian bán hủy được rút ngắn đáng kể khi nước tiểu có tính axit và phụ
thuộc vào dạng thuốc, liều lượng, đường dùng và cách dùng. Thời gian bán hủy
của ATS là 8 - 10 giờ [13],[14].


11

1.2.2. Dược lực học
ATS gây ra cảm giác hưng phấn, giúp cải thiện sự tập trung, giảm thèm ăn và
giảm nhu cầu ngủ. Chất này có thể gây ra ảo tưởng, ảo giác, hoang tưởng và các
triệu chứng loạn thần khác rất khó phân biệt với các triệu chứng dương tính của tâm
thần phân liệt [2].
ATS giúp tự tin và dễ hòa đồng, giúp tăng cường khả năng tình dục, những
người sử dụng chất này cho biết có tăng tần xuất hoạt động tình dục và thích quan
hệ tình dục với nhiều bạn tình hơn những người sử dụng heroin.
Phần lớn những người sử dụng ATS điều trị cho biết nhu cầu ngày càng tăng
lên để đạt được hiệu quả điều trị như trước. Sự dung nạp ATS tăng có thể gây nên
các ảnh hưởng về tim mạch.

Hình 1.2: Tim bình thường và tim NB nghiện ma túy đá
Thử nghiệm trên động vật cho thấy: sử dụng ATS kéo dài cũng gây nhu cầu
tăng liều để đạt được hiệu quả như giai đoạn đầu. Giả thuyết cho sự tăng dung nạp
của thuốc là do sự kích thích các thụ thể khác nhau trong hệ thần kinh trung ương.

Trong các nghiên cứu, lúc đầu dùng với liều thấp và sau vẫn dùng với liều thấp thì
phải nhắc lại nhiều lần mới đạt tác dụng mong muốn [11].
1.2.3. Tác dụng dược lý
1.2.3.1. Cơ chế tác dụng
ATS làm tăng cả hoạt tính catecholamin và serotonin. Serotonin được coi là
chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò chủ yếu gây ra ảo giác, gây ra cảm giác phiêu
diêu, huyền ảo, say đắm.


12

Các cơ chế tác động:
 Tăng giải phóng các monoamin vào khe synap.
 Ức chế tái hấp thu các monoamin.
 Ức chế phá hủy monoamin bởi MAO.

1.2.3.2. Biểu hiện lâm sàng
Một người chưa từng dùng amphetamin bao giờ thì chỉ cần liều 5mg cũng
có thể gây ra cảm giác “phê”, khoái cảm, tăng khí sắc, thân thiện với mọi người. Liều
nhỏ hơn thường có tác dụng làm tăng cường sự chú ý, tăng cường hiệu suất công việc
(trong nói, viết và một số nhiệm vụ khác). Thuốc còn có thể làm giảm mệt mỏi, gây
chán ăn, làm tăng ngưỡng kích thích đau, tăng hoạt động tình dục, tăng năng lượng…
ATS còn có tác dụng làm cho người nghiện xuất hiện các ảo giác, có thể gây
rối loạn định hướng và các lệch lạc, méo mó về tri giác, cảm giác say đắm, thấy
những ánh hào quang rực rỡ… Do vậy còn được gọi là các chất gây ảo giác và các
chất ma túy thực sự.
1.2.3.3. Các tác dụng phụ
Với liều cao kéo dài: các triệu chứng của rối loạn lo âu lan toả, rối loạn
hoảng sợ, rối loạn giấc ngủ, giảm tình dục. Có thể xuất hiện hội chứng paranoid với
các ý tưởng liên hệ, hoang tưởng bị theo dõi, ảo giác (thị giác, thính giác…) cũng

thường xuất hiện trên lâm sàng. Ngoài ra còn có các tác dụng phụ khác như cứng
hàm, nghiến răng, khô miệng, tăng sự cảnh tỉnh, thấy các đồ vật có ánh hào quang
rực rỡ, toát mồ hôi, mất ngủ, chóng mặt, tăng cảm giác lạnh, những cơn bốc nóng…
Muộn hơn là các triệu chứng ngủ gà ngủ gật, đau cơ, mệt mỏi, trầm cảm, đau đầu,
khô miệng, lo âu, sợ hãi…
1.3. Một số ma túy thường gặp tại Việt Nam.
1.3.1. Các chất dạng thuốc phiện (Les opiaces) [23, 24].
Gây dung nạp, phụ thuộc về mặt cơ thể và tâm thần mạnh. Là loại ma túy


13

mạnh và bị cấm sử dụng.
- Thuốc phiện (opium) là nhựa của quả cây thuốc phiện được cô lại, thường
hút với bàn đèn và sái thuốc phiện được đun lên với nước để trích (ở Việt Nam)
hoặc uống để chữa trị đi rửa.
- Codeine: Alcaloide của thuốc phiện được bào chế dưới dạng viên uống
dùng chữa ho.
- Morphine là Alcaloide của thuốc phiện được bào chế dưới dạng tiêm bắp,
tĩnh mạch.
- Heroin: Chế phẩm của morphine tồn tại dưới dạng bột hoặc hạt màu trắng,
màu be hoặc màu hồng mùi rất chua, thường được sử dụng dưới dạng hít, hút, tiêm
tĩnh mạch.
1.3.2. Cần sa (canabis).
+ Là loại ma túy nhẹ, bị cấm sử dụng.
+ Hoạt tính chính THC (Tetrahydrocanabinol).
+ Không gây dung nạp và không gây phụ thuộc về mặt cơ thể.
+ Gây phụ thuộc về mặt tâm thần và gây độc tâm thần.
+ Được sử dụng như hút thuốc lá hoặc thuốc lào, cũng có thể ăn hoặc uống
(trộn lẫn).

- Được chia làm 3 loại.
+ Marijuana: là sản phẩm lá và hoa khô.
+ Le Hascchich: triết xuất từ dễ cây cái mạnh gấp 10 lần marijuna.
+ Dầu: sền sệt, nhựa đen, lồng độ THC rất cao.
1.3.3. Amphetamine và các chế phẩm.
+ Amphetamine là một sản phẩm tổng hợp được tìm ra vào năm 1927 để
chữa một số bệnh tâm thần. Được đóng viên hoặc bột trắng, dễ hòa tan trong nước
nên dễ bị lạm dụng đường tiêm trích.
+ Gây dung nạp, phụ thuộc tâm thần, nhiễm độc tâm thần mạnh.
1.3.4. Cocaine và Crack.
+ Sản phẩm từ hoa và lá khô của cây coca
+ Crack là chế phẩm của cocaine nhưng hiệu quả mạnh hơn.


14

+ Không gây dung nạp và không gây phụ thuộc về mặt cơ thể.
1.3.5. Các thuốc giải lo âu, gây ngủ.
+ Các thuốc Benzodiazepinc và Barbiturique: Là thuốc hướng thần để điều
trị chứng mất ngủ và lo âu nhưng bị nhiều người lạm dụng.
+ Thường sử dụng dưới dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch với liều cao hơn rất
nhiều liều điều trị.
+ Gây dung nạp, gây phụ thuộc cơ thể và tâm thần.
1.3.6. Các dung môi hữu cơ.
+ Đó là hồ keo, essence, gaz bật lửa, ethez, benzen, dung môi hòa tan, các
chất tẩy.
+ Thường bị trẻ em lạm dụng. Hít trực tiếp hoặc đổ vào túi nilon áp vào mặt hít.
+ Dung nạp chậm, phụ thuộc cơ thể nhẹ, phụ thuộc tâm thần và gây độc tâm thần.
1.3.7. Các chất gây ảo giác.
+ Mescaline, psilocybine, LSD 25 gây dung nạp, phụ thuộc tâm thần, gây

độc tâm thần. Không phụ thuộc cơ thể, sử dụng uống hoặc tiêm.
1.4. Ảnh hưởng và tác hại của nghiện ma túy ATS [25. 38.39, 40].
Khi NB sử dụng ATS đem lại cảm giác ngay lập tức - chỉ sau từ 3-5 phút
nhưng công dụng kéo dài tới 6 - 8 tiếng [94].
Ma túy khi vào cơ thể sẽ trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương của con người,
giải phóng lượng dopamine cao gấp 15 lần so với bình thường. Hệ quả là trong thời
gian ngắn, người dùng trở nên rất tỉnh táo, tự tin, thông minh hơn hay thậm chí
làkích động hoặc có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại thân thể...
Chất này còn khiến não tiết ra nhiều adrenaline - hormone tạo ra sự phấn
khích, dẫn tới ảo giác, khiến NB không cảm thấy đói và cực kì hứng thú.


15

Hình 1.3: Não bộ của người bình thường và của NB nghiện ma túy đá

Nếu dùng trong thời gian dài, các tế bào não sẽ tổn thương và dần dần chết.
Khác với cocaine, ATS khiến não tiết ra enzyme phá hủy cấu trúc dopamine
sau khi được sử dụng. Do đó, dùng ATS quá nhiều sẽ hủy hoại hoàn toàn cơ chế tiết
dopaminecủa não bộ. Việc sử dụng ATS không đưa đến cái chết tức khắc nhưng dần
dẫn đến các bệnh tâm thần, từ lo sợ vô cớ, trầm cảm đến rối loạn thần kinh thật sự.
Methamphetamine sẽ làm tăng nhịp tim một cách bất thường cũng như nhiệt độ cơ
thể. Nếu nhiệt độ vượt quá mức cho phép, NB có nguy cơ bị đột quỵ, tổn thương
não bất thường và dẫn tới cái chết ngay lập tức.
- Người bệnh có thời kỳ đứng ngồi không yên kích thích vận động, có người
bệnh thay đổi hẳn nhân cách.
- Người nghiên ma túy có su hướng ngày càng tăng liều, dễ bị ngộ độc cấp khi
dùng liều cao có thể dẫn đến tử vong.
- Sức khỏe ăn uống kém, gây sút, nhiễm khuẩn do tiêm trích mất vệ sinh, lây
lây truyền các bệnh viêm gan B, C, HIV/AIDS, bộ nhiễm lao, sốc…

- Nhân cách thay đổi: Thiếu tình cảm với người thân, lối sống buông thả, tính
tình trở nên cáu gắt, dễ bị kích thích, hung hãn liều lĩnh, chểnh mảng, không tập
trung công việc, không tôn trọng giờ giấc, thức đêm ngủ ngày. Thay đổi thái độ, ăn
trộm, ăn cắp, nói dối, phần lớn thời gian dành cho việc tìm kiếm và sử dụng ma túy.


16

- Rối loạn về mặt tâm thần: Rối loạn tri giác (trầm cảm, lo âu, hoang tưởng bị
theo dõi, bị hại, ảo thanh, ảo thị…). Rối loạn hành vi tác phong (leo trèo, nhảy múa,
lột bỏ quần áo…).
- Mối quan hệ gia đình bị giảm sút nặng nề, thường xẩy ra xung đột do nghi kỵ
đổ lỗi trách nhiệm cho nhau. Kinh tế gia đình giảm sút dẫn đến tình trạng ly hôn, ly
thân, con cái không nơi nương tựa…
1.5. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý [11, 12,13,14].
1.5.1. Nguyên nhân tâm lý
- Do tính tò mò và mạo hiểm của lứa tuổi thanh thiếu liên, muốn thử trải
nghiệm những điều ngăn cấm, muốn tự khẳng định mình, tự cho mình đẵ trưởng
thành, có thể có hành vi độc lập tùy thích.
- Có những thanh thiếu niên có những vấn đề bất toại với gia đình và xã hội
tìm đến ma túy hoặc muốn thoát ly khỏi các stress (như mâu thuẫn giữa các thế hệ,
cha mẹ bất hòa, ly thân, ly hôn, cái chết của người gắn bó nhất…).
- Thường gặp nhất do ảnh hưởng và áp lực của bạn bè nghiện ma túy trong
cùng băng nhóm.
- Một số do các trạng thái bênh lý tâm thần nhất thời hay trường diễn như lo
âu, trầm cảm, hay nhân cách bệnh.
1.5.2. Nguyên nhân gia đình.
- Gia đình lơ là giáo dục, chăm sóc, quản lý con cái.
- Gia đình có người nghiện ma túy, hoặc giầu có cho con em mình tiền tự
tiêu sài không kiểm soát hoặc gia đình thường xuyrên có xung đột nội bộ dễ đẩy

đến con đường nghiện ma túy.
1.5.3. Nguyên nhân xã hội.
- Côngtác quản lý ở các trường học không chặt chẽ, thiếu cảnh giác với sự
xâm nhập chất ma túy vào các trường từ tiểu học đến đại học.
- Thái độ của cộng đồng chưa phát hiện, tố giác, lên án mạnh mẽ các hành vi
buôn lậu, chứa chấp và lạm dụng các chất ma túy.
- Chính quyền và các cơ quan hữu quan thiếu các biện pháp hữu hiệu, cương


17

quyết và thường xuyên để phòng chống nghiện ma túy trong địa bàn phụ trách.
1.6. Các dấu hiệu của nghiện ma túy.
- Dấu hiệu chung.
+ Xa cách từ chối tiếp xúc.
+ Mất quan tâm vẻ ngoài ăn mặc.
+ Thay đổi bạn.
+ Biến đổi cảm xúc lớn (mất hứng thú, trầm cảm, hung bạo…).
+ Thay đổi tính cách.
+ Cười bất thường.
+ Hành vi nói dối.
+ Mùi khó chịu, có vết bẩn trên người, quần áo…
- Ở Trường.
+ Đóng góp trường học giảm.
+ Không thích thú học tập.
+ Bỏ học, ăn cắp.
+ Ở lớp kém tập trung, thờ ơ.
+ Thay đổi thái độ sau khi giải lao hoặc sau khi vào nhà vệ sinh ra.
- Ở nhà.
+ Ăn kém.

+ Không tôn trọng giờ giấc, về nhà muộn.
+ Thay đổi thái độ.
1.7. Các rối loạn tâm thần do sử dụng ATS
Trong thực hành lâm sàng, chúng ta thường gặp các rối loạn về tâm thần do sử
dụng ATS như sau [10]:
- Nhiễm độc cấp
- Lạm dụng chất
- Hội chứng nghiện
- Hội chứng cai
- Rối loạn loạn thần


18

- Rối loạn cảm xúc
- Rối loạn chức năng tình dục
- Rối loạn giấc ngủ

1.7.1. Nhiễm độc cấp
Nhiễm độc ATS có thể xảy ra bằng một liều đơn độc ở người không dung nạp
nhưng thường thấy hơn ở những người lạm dụng hoặc lệ thuộc. Các triệu chứng
nhiễm độc ATS hầu như thoái triển sau 24 giờ và thoái triển hoàn toàn sau 48 giờ.
Chẩn đoán nhiễm độc ATS theo DSM IV [10]:
 Các triệu chứng này xuất hiện trong khi sử dụng hay một thời gian ngắn

sau khi sử dụng ATS.
 Có 2 hoặc nhiều các triệu chứng sau:


Tăng hay giảm nhịp tim.




Kích động hay ức chế tâm thần vận động.



Giãn đồng tử.



Mệt mỏi, đau ngực, ức chế hô hấp.



Tăng hoặc giảm huyết áp.



Lú lẫn hay hôn mê.



Toát mồ hôi hay rét run.



Co giật, loạn trương lực cơ.




Sút cân.



Buồn nôn hay nôn.

 Các triệu chứng này không phải là do một bệnh cơ thể nào khác gây ra và

không ghép được vào một rối loạn tâm thần nào khác.
1.7.2. Lạm dụng chất.
Tiêu chuẩn chẩn đoán lạm dụng ATS là tiêu chuẩn đoán lạm dụng chất nói
chung của ICD-10 và DSM-IV [15],[10]:
A. Có bằng chứng rõ ràng về việc sử dụng chất gây ra (hoặc đóng góp phần
nào vào) các tổn hại về tâm thần và cơ thể, bao gồm: rối loạn sự xét đoán hoặc rối


19

loạn hành vi chức năng, có thể dẫn tới sự mất khả năng hoặc hậu quả có hại với mối
quan hệ giữa các cá nhân.
B. Bản chất tồn tại được xác định rõ ràng.
C. Phương thức sử dụng kéo dài trong vòng ít nhất hoặc lặp đi lặp lại trong
khoảng thời gian 12 tháng.
D. Rối loạn này không đáp ứng các tiêu chuẩn đối với bất kỳ rối loạn hành
vihoặc rối loạn tâm thần khác liên quan tới loại ma túy và thời gian sử dụng loại ma
túy đó (ngoại trừ nhiễm độc cấp).
1.7.3. Hội chứng nghiện ATS
Là tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma túy chung theo tiêu chuẩn chẩn đoán của
ICD-10 và DMS-IV. Song đối với ATS người nghiện không có sự lệ thuộc nghiêm

trọng về mặt cơ thể, cho nên có thể có những giai đoạn vài ngày hay vài tuần gián
đoạn không cần sử dụng.
Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng nghiện ATS theo ICD-10 [16],[15]:
1. Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng ATS.
2. Khó khăn trong việc kiểm tra tập tính sử dụng ATS (về thời gian, mức độ,
cách sử dụng).
3. Có hội chứng cai khi ngừng uống hay giảm sử dụng ATS.
4. Có bằng chứng về hiện tượng dung nạp chất ma túy đang sử dụng.
5. Xao nhãng các thú vui, thích thú trước đây để dành thời gian tìm kiếm hay
sử dụng cũng như hồi phục sau tác động của ATS.
6. Tiếp tục sử dụng mặc dù có các bằng chứng rõ ràng về hậu quả tai hại do
sử dụng ATS.
Chẩn đoán nghiện khi có ít nhất 3 trong 6 tiêu chuẩn nghiện chất đã mô tả
trên xảy ra cùng nhau trong vòng ít nhất 1 tháng.Nếu 3 tiêu chuẩn đó tồn tại ít hơn 1
tháng thì cần lặp đi lặp lại cùng nhau trong thời gian 12 tháng.
1.7.4. Hội chứng cai ATS


Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng cai theo ICD- 10 nghiên cứu[15]
A. Các tiêu chuẩn chung đối với trạng thái cai phải được đáp ứng:


20

• Phải có bằng chứng rõ ràng về việc mới ngừng hoặc giảm sử dụng ATS,

sau khi đã sử dụng chất đó lặp đi lặp lại, thường với liều cao và thời gian
kéo dài.
• Các triệu chứng và dấu hiệu tương ứng với các đặc điểm đã biết của trạng


thái cai ATS.
• Các triệu chứng và dấu hiệu không thể quy cho một bệnh nội khoa không

liên quan đến việc sử dụng ATS, và không thể quy cho một rối loạn tâm
thần hoặc một rối loạn hành vi khác.
B. Có rối loạn khí sắc (buồn hoặc mất khoái cảm).
C. Hai trong số các dấu hiệu sau phải có mặt:
• Mệt mỏi.
• Chậm chạp hoặc kích động tâm thần vận động.
• Cảm giác thèm khát đối với một thuốc kích thích.
• Tăng khẩu vị.
• Mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
• Có các giấc mơ khó chịu hoặc kỳ quặc.


Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM- IV[10]:
A. Hội chứng xảy ra do ngừng hay giảm sử dụng ATS ở người nghiện (đã

dùng liều cao và kéo dài...).
B. Có rối loạn khí sắc và có 2 hoặc nhiều hơn các rối loạn sau đây (xuất hiện
sau khi ngừng sử dụng ATS một vài giờ hay một vài ngày).
• Mệt mỏi
• Có những giấc mơ đáng sợ.
• Mất ngủ hay ngủ nhiều.
• Tăng cảm giác ngon miệng.
• Kích thích hoặc ức chế tâm thần vận động.

C. Các triệu chứng này thể hiện rõ rệt và gây rối loạn các hoạt động xã hội, lao động.
D. Các triệu chứng này không phải do một bệnh lý cơ thể hay rối loạn thần



21

khác gây ra.
1.7.5. Rối loạn loạn thần
Nhiều ảo thị (sinh động, nhiều màu sắc, cấp diễn) và ảo thanh.
Ảo thanh gồm có loại ảo thanh như nghe tiếng chuông, tiếng còi, tiếng máy nổ,
tiếng súng... và ảo thanh điển hình: nghe tiếng nói, tiếng chuyện trò, tiếng nói có thể
to hay nhỏ hoặc bình thường. Nội dung của ảo thanh có thể là chế nhạo, cảnh cáo,
đe doạ, báo trước một điềm chẳng lành hay là phê bình, chửi rủa... Ảo thanh có thể
xảy ra liên tục hoặc từng lúc. Ảo thanh ảnh hưởng đến cảm xúc làm người bệnh lo
lắng, buồn rầu, giận dữ, vui vẻ phấn khởi... Tuỳ nội dung ảo thanh mà người bệnh
có thể phản ứng bằng cách bịt tai, khóc, cười, có hành vi chạy trốn, tự sát hay tấn
công người khác[15].
Ảo thị cũng thường gặp và thường kết hợp với ảo thanh. Nội dung ảo thị rất
đa dạng như thấy một ngọn lửa, thấy đom đóm, thấy khói, sương mù, thấy hình ảnh
cảnh vật mờ mờ hay rõ rệt. Ảo thị có thể sinh động, một đám đông, một bầy sâu bọ,
một đàn thú dữ.
Các hoang tưởng thường gặp là: hoang tưởng liên hệ, bị truy hại, đôi khi có
cả hoang tưởng bị kiểm tra.
Các hoang tưởng, ảo giác sinh động làm người bệnh tăng hoạt động hoặc rối
loạn hành vi theo ảo giác, hoang tưởng chi phối.
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn loạn thần[2]:
• Khởi phát của các triệu chứng loạn thần xảy ra trong khi sử dụng hoặc

trong vòng 2 tuần cósử dụng chất.
• Các triệu chứng phải tồn tại hơn 48 giờ.
• Các triệu chứng này kéo dài không quá 6 tháng.

1.7.6. Rối loạn cảm xúc

Khởi đầu của rối loạn cảm xúc có thể xảy ra trong quá trình nhiễm độc hoặc
hội chứng cai. Nói chung, nhiễm độc đi kèm với tính chất cảm xúc thất thường,
trong khi hội chứng cai thường gây ra trầm cảm. Các triệu chứng cảm xúc thất
thường hoặc hưng phấn nhẹ thường thấy trong dùngATS. Trong những tình huống


22

này nên xem xét đến chẩn đoán rối loạn cảm xúc do ATS. Tuy nhiên, thường thì khó
phân biệt rối loạn cảm xúc do các chất này với rối loạn cảm xúc nguyên phát đặc
biệt ở những bệnh nhân có tiền sử trầm cảm trước khi sử dụng ATS. Việc sử dụng
chất này có thể làm trầm trọng hơn những rối loại trầm cảm nguyên phát[2],[17].
Khởi đầu của rối loạn lo âu do ATS có thể xảy ra trong nhiễm độc hoặc sau
cai. Giống như cocain, có thể gây ra các triệu chứng giống như thấy trong rối loạn
ám ảnh nghi thức với các hành vi nhắc lại, rập khuôn. Tuy nhiên, những triệu chứng
này không kéo dài sau giai đoạn ngộ độc. ATS cũng có thể gây ra các cơn hoảng sợ
ở những cá nhân chưa có tiền sử hoảng sợ [18].
1.7.7. Rối loạn nhân cách
Thường là nhân cách chống đối xã hội: Chống lại những chuẩn mực xã hội,
những nội quy, phản ứng mang tính bùng nổ dữ dội.
1.8. Điều trị
Rối loạn tâm thần có thể có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Điều trị
nhiềuphương pháp khác nhau như hóa dược, liệu pháp sốc điện, kích thích từ xuyên
sọ, liệu pháp tâm lý... Tuy nhiên tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta ưu tiên
và sử dụng phương pháp điều trị và phối kết hợp điều trị hợp lý.
Điều trị rối loạn tâm thần trong sử dụng ATS và lệ thuộc ATS là một vấn đề
[31]. Điều trị hành vi cần được chú ý trong điều trị lệ thuộc ATSvàđiều trị hóa dược
dường như hiệu quả trong nghiện ATS. Trong thực tế, bệnh nhân sử dụng ATS vào
viện phần lớn là do rối loạn loạn thần (hoang tưởng, ảo giác, kích động) ảnh hưởng
tối cảm xúc và hành vi của bệnh nhân.

Hướng điều trị:
+ Thuốc giải lo âu (Diazepam, Seduxen) uống, tiêm.
+ Thuốc an thần kinh (Haloperidol, Tisercin) uống, tiêm.
+ Thuốc giảm đau (paracetamol).
+ Thuốc chống tiêu chảy và mất nước (uống dung dịch ORS, truyền dung dịch).
+ Các thuốc an thần kinh thế hệ mới (Seroquel, Omed...).
1.9. Một số quy trình hướng dẫn chăm sóc người bệnh nghiện ma túy.
1.9.1. Quy trình hướng dẫn chăm sóc người bệnh cai nghiện


23

ma túy của Bộ y tế [2].
1.9.1.1. Mục đích
- Giúp người bệnh vượt qua giai đoạn cai đỡ đau đớn vật vã, khó chịu.
- Nâng đỡ thể trạng trong quá trình cai.
- Tạo cho người bệnh ý chí để khi ra viện có phương pháp, nghị lực chống tái nghiện.
1.9.1.2. Các bước chăm sóc
+ Phải có phòng tiếp đón riêng biệt, kiểm tra kỹ tư trang, thay toàn bộ quần áo,
dép guốc, đồ dùng cá nhân để loại trừ ma túy.
+ Hướng dẫn nội quy của khoa phòng, Bệnh viện.
+ Ký vào đơn xin cai nghiện ma túy tự nguyện trong Hồ sơ bệnh án.
+ Giúp người bệnh lấy nước tiểu tìm chất gây nghiện.
+ Đưa người bệnh đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng: Xét nghiệm máu, HIV,
X quang, điện não đồ, test tâm lý...
+ Quản lý không để người bệnh tiếp xúc với bên ngoài đề phòng tiếp tế chất
gây nghiện.
Hầu hết người bệnh khi thiếu thuốc (ma túy) đều chống đối điều trị: Bỏ chạy,
lẩn trốn, phá phách, đánh lại nhân viên, gây hấn...
+ Kiên trì giải thích động viên, thông cảm với cơn đau đớn của người bệnh,

không xa lánh NB, luôn phải tiếp cận người bệnh, xoa bóp cho NB.
+ Nếu có tình trạng nguy kịch phải báo cáo bác sĩ kịp thời xử trí.
+ Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, tăng cường hoa quả, chất
dinh dưỡng.
+ Nhân viên trực theo dõi sát người bệnh uống thuốc, các hội chứng cai, theo
dõi chức năng sống theo chỉ định.
+ Phát hiện những hành vi của người bệnh, quan hệ xung quanh, người thân
đến thăm có những khả nghi mang ma túy vào cho người bệnh.
+ Trường hợp người bệnh chống đối không chấp nhận cai báo bác sĩ giải quyết
kịp thời.
+ Ghi nhận xét diễn biến bất thường, hội chứng cai vào phiếu theo dõi, phiếu


24

chăm sóc điều dưỡng.
1.10. Các nghiên cứu về đặc điểm ở bệnh nhân sử dụng ATS
1.10.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về các rối loạn tâm thần do sử dụng ATS,
trong đó rối loạn trầm cảm là một trong các rối loạn tâm thần được các tác giả đề
cập đến nhiều.
 Tại Mỹ

Angrist (1978) phỏng vấn 74 người nghiện ATS, nhận thấy các triệu chứng
tâm thần hay gặp là căng thẳng, kích động và lo âu thường hay gặp và đã nhấn
mạnh tới sự xuất hiện của trầm cảm, tăng cảm giác thèm ăn, ngủ nhiều, chậm chạp
tâm thần vận động khi bệnh nhân ngùng sử dụng ATS [35].
Nghiên cứu của Zweben và cộng sự (năm 2004) đã tiến hành điều tra tình
trạng tâm thần trong số 1016 người sử dụng methamphetamin tại Mỹ, mức độ cao
của triệu chứng tâm thần đặc biệt là trầm cảm (34% nữ và 24% nam) và tự tử (28%

nữ và 13% nam), lo lắng và các triệu chứng loạn thần [4].
Đơn vị dịch tễ học quốc gia nghiên cứu về rượu và các tình trạng liên quan
tại Mỹ (2008) cho thấy tỷ lệ mắc cả đời trầm cảm ở những người sử dụng
methamphetamin là 42%, so với cocain là 36%[36].
 Tại Úc

Hando và Hall (1992) nghiên cứu trên 231 người sử dụng amphetamin tại
Sydney, Australia thấy những vấn đề tâm thần thường gặp nhất là thay đổi tâm trạng
(80%), lo âu (72%), trầm cảm (71%) và hoang tưởng (71%). Và năm 1997, hai tác
giả này cũng đã tiến hành một cuộc khảo sát 200 người dùng amphetamin ở New
South Wales thấy rằng sự lo lắng chiếm 63%, biểu hiện trầm cảm (64%), hoang
tưởng (47%), ảo giác (28%), cơn hoảng sợ (21%) và ý tưởng tự sát (19%) [3].
Tại Nam Úc, một nghiên cứu năm1998 nhận thấy trong những người sử


25

dụng methamphetamin không điều trị thì 2/3 báo cáo có các triệu chứng lo âu và
trầm cảm, hơn một nửa báo cáo có cảm xúc dao động và kích thích, hơn 1/3 có cơn
hoảng sợ, paranoia[37].
Drevets W.C, Gautier C., Price J.C (2001) đưa ra nhận xét: rối loạn khí sắc là
tiêu chuẩn cần thiết cho chẩn đoán cai ATS. Khí sắc trầm thường xuất hiện trên
những bệnh nhân điều trị nghiện, đặc biệt là nghiện ATS. Hơn thế nữa, một số bệnh
nhân nghiện ATS có rối loạn khí sắc kéo dài nhiều năm sau điều trị ngay cả khi đã
ngừng hoặc giảm sử dụng chất[38].
Trong nghiên cứu của Dyer và cộng sự (năm 2005) tại Úc thấy sau khi ngừng
sử dụng amphetamin các đối tượng có biểu hiện lo âu chiếm tỷ lệ 63%, triệu chứng
trầm cảm trong cai chiếm 64%, ý tưởng tự sát chiếm 19% [17].
Nghiên cứu của McKetin và cộng sự (2011) tại Úc thấy những người sử
dụng methamphetamin vào viện có 44% là trầm cảm do chất[5].

 Tại một số quốc gia khác

Kết quả nghiên cứu hồi cứu ở 50 bệnh nhân nghiện ATS tại Anh, Cantwell B.
và McBride A.J (năm 1998) đã chỉ ra phần lớn (86%) bệnh nhân trải qua triệu chứng
cai khi ngừng sử dụng, chủ yếu với các biểu hiện như: cảm giác khó chịu, đau nhức
và triệu chứng trầm cảm[18].
Các triệu chứng của lo âu và trầm cảm đều có mối liên quan đến sử dụng
ATS. Theo Morgan 2000, sử dụng thường xuyên ATS liên quan đến rối loạn giấc
ngủ, giảm khí sắc, lo âu dai dẳng và những người sử dụng ATS có thang điểm đánh
giá trầm cảm, lo âu cao hơn so với người không sử dụng. Theo Nutting và cộng sự
có 85% người sử dụng ATS có triệu chứng trầm cảm và lo âu so với 7% có tình
trạng loạn thần [27].
1.10.2. Các nghiên cứu trong nước.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu trong lĩnh vực y học về các rối loạn tâm thần do
sử dụng ATS còn hạn chế. Tuy nhiên có một vài nghiên cứu có đề cập tới tỷ lệ rối


×