Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

THỰC TRẠNG THIẾU máu DINH DƯỠNG ở TRẺ dưới 5 TUỔI tại BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ THU CÚC

THùC TR¹NG THIÕU M¸U DINH D¦ìNG
ë TRÎ D¦íI 5 TUæI T¹I BÖNH VIÖN NHI TRUNG
¦¥NG

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ THU CÚC

THùC TR¹NG THIÕU M¸U DINH D¦ìNG
ë TRÎ D¦íI 5 TUæI T¹I BÖNH VIÖN NHI TRUNG
¦¥NG
Chuyên ngành: Nhi Khoa
Mã số: 60720135

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lưu Thị Mỹ Thục


HÀ NỘI - 2017
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CC/T

: Chiều cao/tuổi

CN/CC

: Cân nặng/chiều cao

CN/T

: Cân nặng/tuổi

FAO

: (Food and Agriculture Organization of the United Nations)
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

Hb

: (Hemoglobine) Huyết sắc tố

HC


: Hồng cầu

IDA

: (Iron-deficiency anemia) Thiếu máu thiếu sắt

IQ

: (intelligence quotient) Chỉ số thông minh

MCH

: (Mean Corpuscular Hemoglobine)
Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu

MCHC

: (Mean Corpuscular Hemoglobine concentration)
Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu

MCV

: (Mean Corpuscular Volum) Thể tích trung bình hồng cầu

SDD

: Suy dinh dưỡng

TTDD


: Tình trạng dinh dưỡng

WHO

: (World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN.................................................................................................3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THIẾU MÁU............................................................3
1.1.1. Định nghĩa thiếu máu......................................................................3
1.1.2. Phân loại thiếu máu [5]...................................................................4
1.1.3. Hậu quả của thiếu máu....................................................................5
1.1.4. Chẩn đoán thiếu máu.......................................................................6
1.1.5. Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng................................................7
1.2. THIẾU MÁU DINH DƯỠNG...............................................................9
1.2.1. Các chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình tạo máu.....................9
1.2.2. Thực trạng thiếu máu dinh dưỡng.................................................17
1.3. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY THIẾU MÁU DINH DƯỠNG VÀ
SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC PHẨM...........................................................20
Chương 2........................................................................................................25
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................25
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................25
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nghiên cứu...........................25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.........................................................................25
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU......................................26

2.2.1. Địa điểm: Phòng khám Khoa dinh dưỡng, Bệnh Viện Nhi Trung
Ương........................................................................................................26
2.2.2. Thời gian: Từ 10/2017 – 6/2018....................................................26
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................26
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu...............................................26
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu.................................................................27
2.3.4. Mô tả các bước tiến hành nghiên cứu............................................27
2.3.5. Phương pháp thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá...................28
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU.................................................................................34
2.5. CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ..........................................34
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..................................................................34
Chương 3........................................................................................................36


DỰ KIẾN KẾT QUẢ....................................................................................36
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................36
3.1.1. Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi................................................36
3.1.2. Phân bố đối tượng theo giới tính...................................................36
3.1.3. Đặc điểm về nơi cư trú..................................................................37
3.1.4 Thứ tự con trong gia đình...............................................................37
3.1.6. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu.........................37
3.2. CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM...................38
3.2.1. Các triệu chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu....................38
3.2.2. Mức độ thiếu máu của đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi.......39
3.2.3. Đánh giá kích thước hồng cầu.......................................................39
3.2.5. Mức độ thiếu vi chất của đối tượng nghiên cứu............................40
3.2.6. So sánh huyết sắc tố và các vi chất trung bình giữa các nhóm đối
tượng theo tình trạng dinh dưỡng............................................................40
3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THIẾU MÁU DINH DƯỠNG.....41

3.3.1. Tiền sử sản khoa............................................................................41
3.3.2. Liên quan với thời gian ăn sam.....................................................41
3.3.3. Tần suất tiêu thụ thực phẩm..........................................................42
Chương 4........................................................................................................43
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................43
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Giá trị của hồng cầu theo tuổi [6].........................................3
Bảng 1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt tới phát triển
não bộ..................................................................................................13
Bảng 2.1: Giá trị một số chỉ số hồng cầu............................................31
Bảng 2.2. Phân loại mức độ thiếu máu dựa trên xét nghiệm huyết học
.............................................................................................................31
Bảng 2.3. Chỉ số xét nghiệm...............................................................31
Bảng 2.4. Các chỉ số, biến số nghiên cứu............................................31
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng theo nhóm tuổi......................................36
Bảng 3.2: Thứ tự con trong gia đình...................................................37
Bảng 3.3: Trình độ học vấn của người nuôi dưỡng trẻ........................37


Bảng 3.4. Các triệu chứng lâm sàng của đối tượng nghiên cứu..........38
Bảng 3.4. Kích thước hồng cầu...........................................................39
Bảng 3.5. Mức độ thiếu vi chất của đối tượng nghiên cứu.................40
Bảng 3.6. Huyết sắc tố và các vi chất trung bình giữa các nhóm đối
tượng theo tình trạng dinh dưỡng........................................................40
Bảng 3.7. Tiền sử sản khoa..................................................................41
Bảng 3.8. Liên quan tần xuất tiêu thụ nhóm thực phẩm giàu sắt với

mức độ thiếu máu................................................................................42
Bảng 3.9. Liên quan tần xuất tiêu thụ nhóm thực phẩm cản trở hấp thu
sắt với mức độ thiếu máu....................................................................42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu có ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng - phát triển của trẻ,
tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong. Thiếu máu dinh dưỡng là một trong bốn
nhóm bệnh thiếu dinh dưỡng phổ biến nhất có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng
quan trọng trên thế giới hiện nay nói chung và đặc biệt ở các nước đang phát
triển (trong đó có Việt Nam), đó là: thiếu dinh dưỡng protein – năng lượng,
thiếu Vitamin A, thiếu máu dinh dưỡng và thiếu Iot.
Thiếu máu dinh dưỡng là bệnh lý gây ra bởi nhiều nguyên nhân gồm cả
nguyên nhân dinh dưỡng (thiếu hụt dinh dưỡng và vitamin) và nguyên nhân
không phải dinh dưỡng (nhiễm trùng), hai nguyên nhân này thường đi cùng với
nhau. Thiếu máu dinh dưỡng là do chế độ ăn thiếu hụt chất dinh dưỡng
(protein, các vitamin B12, B6, C...axit folic, các muối khoáng như đồng, kẽm,
coban...và đặc biệt là sắt), đó là những chất tham gia vào vai trò, thành phần
cấu tạo và chức năng hồng cầu. Những chất dinh dưỡng này ngoài tham gia
vào vai trò tạo máu, chúng còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng
trưởng của trẻ. Thiếu máu dinh dưỡng là hậu quả của thiếu hụt dinh dưỡng gây
ra bởi ăn uống kém, giảm hấp thu từ ruột hoặc cơ thể sử dụng kém.
Theo WHO (2000), thiếu máu ảnh hưởng tới gần 2 tỉ người trên thế giới
trong đó trẻ em dưới 5 tuổi 39%, khu vực Châu Á và Ấn Độ có tỷ lệ thiếu máu
rất cao ở trẻ nhỏ > 70% [1]. Việt Nam (2015), do có nhiều chính sách hỗ trợ của
chương trình phòng chống thiếu máu và thiếu vi chất dinh dưỡng nên tỷ lệ thiếu
máu ở trẻ em đã giảm xuống đáng kể so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ thiếu
máu ở trẻ <5 tuổi trên toàn quốc là 27,8% và tỷ lệ thiếu máu giảm dần theo lứa

tuổi, trong đó trẻ <12 tháng (45%), từ 12-23 tháng (42,7%), 2-3 tuổi (23%) và từ
3-5 tuổi (33,1%). Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em <5 tuổi là 50,3%. (Điều tra
quốc gia về Vi chất dinh dưỡng năm 2015 - Viện Dinh dưỡng).


2

Tổn thương do thiếu máu dinh dưỡng đặc biệt là thiếu máu thiếu sắt
gây ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng, phát triển của trẻ cũng như nhiều tổn
thương không thể phục hồi như ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của
não bộ, hành vi và khả năng học tập, đồng thời làm giảm khả năng miễn dịch
của trẻ. Do bệnh tiến triển thầm lặng nhưng để lại hậu quả không tốt đến sức
khỏe của trẻ, nên thiếu máu dinh dưỡng cần phải được kiểm soát trong thời kỳ
xã hội đã phát triển và đó cũng là mục tiêu thiên niên kỷ của các quốc gia
đang phát triển.
Chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ
em dưới 5 tuổi tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng thiếu máu do thiếu dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5
tuổi tại phòng khám dinh dưỡng Bệnh Viện Nhi Trung Ương.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu máu dinh dưỡng.
Đề tài nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá tình trạng dinh
dưỡng tổng thể của bệnh nhân, bao gồm việc tiêu hóa vi lượng thông qua thói
quen và tần suất tiêu thụ thức ăn, điều này đặc biệt quan trọng ở trẻ em, vì
tính nhạy cảm của trẻ đối với thiếu máu cao hơn và ảnh hưởng cũng nặng nề
hơn so với trẻ lớn và người lớn. Từ đó đề xuất giải pháp hữu hiệu cho việc
kiểm soát thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em, đặc biệt là khuyến khích các biện
pháp nhằm ngăn ngừa và kiểm soát bệnh thiếu máu, bao gồm việc tăng cường
các chương trình bổ sung và củng cố.



3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THIẾU MÁU
1.1.1. Định nghĩa thiếu máu
Thiếu máu được định nghĩa là sự giảm nồng độ hemoglobin (Hb) lưu
hành dưới mức bình thường (< -2SD) so với người cùng tuổi và giới và cùng
trong môi trường sống [2,3].
Mặc dù việc định lượng Hb là một trong những xét nghiệm lâu đời nhất
và cũng là một trong những định lượng có độ chính xác cao hiện nay, nhưng
lượng Hb chưa phản ánh thực sự tình trạng thiếu máu của cơ thể vì Hb bỏ sót
rất nhiều trường hợp thiếu máu nhẹ và sớm nhất là các trường hợp do thiếu
máu dinh dưỡng, ngoài ra những cơ chế sinh lý kiểm soát Hb ở máu ngoại vi
cũng phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thay đổi về lối sống, thể
chất, địa dư (vùng núi cao) cũng ảnh hưởng đến Hb. Do nồng độ Hb thay đổi
theo độ tuổi và độ chuẩn, giá trị tham chiếu khác nhau tại mỗi labo. Do đó Hb
bắt buộc phải so sánh với cùng độ tuổi.
Bảng 1.1. Giá trị của hồng cầu theo tuổi [6]
Tuổi
1 tháng
2 tháng
6 tháng
6th-2 tuổi
2-6 tuổi

Hb (g/dl)
Mean
<-2SD
13,9

10,7
11,2
9,4
12,6
11,1
12
10,5
12,5
11,5

Ht (%)
Mean
<-2SD
44
33
35
28
36
31
36
33
37
34

MCV(fl)
mean
<-2SD
101
91
95

84
76
68
78
70
81
75

Trong thực hành lâm sàng, WHO đã đưa ra ngưỡng hemoglobin dưới
đây để xác định thiếu máu [4].
• Trẻ từ 6 tháng đến <5 tuổi: 11 g / dL.


4

• Trẻ em từ 5 đến 12 tuổi: 11,5 g / dL.
• Trẻ em từ 12 đến <15 tuổi: 12 g / dL.
• Phụ nữ không mang thai: 12 g / dL.
• Phụ nữ mang thai: 11 g / dL
• Đàn ông ≥15 tuổi: 13 g / d.
1.1.2. Phân loại thiếu máu [5]
Về mặt huyết học, thiếu máu được phân loại theo hình thái, mức độ, sinh
lý và nguyên nhân.
Hình thái: phân loại dựa trên kích thước của hồng cầu và được đo bằng
Het (l / l )

thể tích trung bình hồng cầu (MCV) MCV ( fl ) = SLHC (T / L)
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ: MCV <80fl
- Thiếu máu hồng cầu trung bình: MCV 80 →100 fL
- Thiếu máu hồng cầu to: MCV> 100 fL

Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC)
MCHC ( g / l ) =

Hb( g / l )
.100 .Giá trị MCHC bình thường: 320-380g/l
Het (l / l )

- Hồng cầu nhược sắc khi MCHC <320 g/l
- Hồng cầu ưu sắc khi MCHC >380g/l
Mức độ thiếu máu
Mức độ thiếu máu được chia theo mức giảm Hb vì nó quyết định các
biểu hiện lâm sàng. Hb > 100g/l: các triệu chứng chỉ xuất hiện khi nhu cầu
oxy của cơ thể tăng (VD: sốt, gắng sức…)
Hb trong khoảng 80 →100 g/l: các triệu chứng xuất hiện lúc nghỉ ngơi
đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ nhưng mức độ nhẹ
Hb <80g/l: Các triệu chứng xuất hiện lúc nghỉ và rõ ràng hơn. Do vậy,
người ta chia thiếu máu thành các loại sau:


5

∗Thiếu máu nhược sắc
Thiếu máu nhược sắc là thiếu máu với đặc điểm hồng cầu nhỏ, huyết cầu
tố giảm nhiều hơn số lượng hồng cầu, nguyên nhân thường gặp là do thiếu
máu thiếu sắt.
• Nồng độ hemoglobin hồng cầu (MCHC) < 320g/l
• Hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH) < 27 pg
MCH ( pg ) =

Hb( g / l )

SLHC (T / L)

• Thể tích trung bình hồng cầu (MCV) < 80 fl
∗ Thiếu máu đẳng sắc
Là thiếu máu khi huyết cầu tố giảm tương ứng với số lượng hồng cầu
- Nồng độ hemoglobin hồng cầu (MCHC): 320-380g/l
- Hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH): 27-32 pg
∗ Thiếu máu ưu sắc
- Nồng độ hemoglobin hồng cầu (MCHC)>380 g/l
- Hemoglobin trung bình hồng cầu (MCH)>32 pg
1.1.3. Hậu quả của thiếu máu
Trong cơ thể bình thường, việc cung cấp oxy đến tổ chức phụ thuộc vào
lượng Hb, độ bão hòa oxy trong máu động mạch và cung lượng tim. Khi thiếu
hụt Hb sẽ làm giảm cung cấp oxy đến tổ chức, khi đó cơ thể bù trù bằng cách
tăng hoạt động hô hấp và tuần hoàn. Trên lâm sàng có thể nhận thấy các triệu
chứng tùy theo mức độ thiếu máu như: da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh,
đau ngực, thổi tâm thu …Việc giảm oxy đến tổ chức làm giảm chuyển hóa
hiếu khí thay vào đó là chuyển hóa yếm khí gây toan hóa trong cơ thể. Tuy
nhiên, sự thích nghi với tình trạng Hb thấp còn tùy thuộc vào từng cá thể. Trẻ
em, là giai đoạn cơ thể tăng trưởng và phát triển nên thiếu máu ảnh hưởng rất
nhiều đến sự phát triển thể chất và tâm thần. Ở một số nhỏ trẻ thiếu máu nặng


6

(Hb trong khoảng 24 → 37g/l), thấy có tổn thương não thầm lặng và được
phát hiện trên MRI [7]. Thiếu máu còn ảnh hưởng tới hành vi, khả năng nhận
thức cũng như hoạt động của hệ thần kinh. Hậu quả lâu dài của những tổn
thương về chức năng thần kinh của trẻ khó được hồi phục sau này mặc dù sau
này tình trạng thiếu máu được giải quyết [8].

1.1.4. Chẩn đoán thiếu máu
Lâm sàng:
Khi trẻ bị thiếu máu thường có biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt. Trẻ
thiếu máu thiếu thiếu sắt thường mệt mỏi, ít hoạt động, kém ăn, ngừng phát triển
cân nặng, hay rối loạn tiêu hóa, dễ bị nhiễm khuẩn. Ở trẻ lớn, hay có các biểu
hiện đau đầu, chóng mặt, người mệt mỏi. Thiếu máu lâu ngày có thể thấy ngón
tay dùi trống, móng tay bẹt có khía dễ gẫy, tóc thưa dễ rụng, lỳ gai lưỡi và hay bị
viêm, có thể có biến chứng hẹp đoạn trên thực quản, hẹp dạ dày, giảm độ toan,
dễ gây viêm, teo niêm mạc đường tiêu hóa…Do thiếu oxy lâu ngày vì thiếu máu
nên tim đập nhanh, tim có thể to, nghe có thể có tiếng thổi tâm thu.
Cận lâm sàng:
Các xét nghiệm thường dùng trong chẩn đoán thiếu máu bao gồm:
Ferritin: phản ánh sắt dự trữ. Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ <5 tuổi là:
Ferritin <12 micrograms /l và Hemoglobin <11g/dL nếu những kết quả xét
nghiệm này không phải do nguyên nhân khác [18].
Transferrin: khả năng gắn sắt nhằm để phản ánh khả năng vận chuyển
sắt cho hồng cầu sử dụng để sản xuất Hb
Hemoglobin: lượng Hb chưa phản ánh thực sự tình trạng thiếu máu của
cơ thể vì Hb bỏ sót rất nhiều trường hợp thiếu máu nhẹ và sớm do đời sống
hồng cầu phản ánh lượng sắt ở trong tủy xương trước đó đến 120 ngày. Hơn
nữa, rất nhiều trẻ thiếu máu không phải do thiếu sắt do vậy nếu chỉ sử dụng


7

một mình thông số Hb để chẩn đoán thiếu máu và ra quyết định điều trị nhiều
khi chưa chính xác.
Thể tích hồng cầu: đo thể tích hồng cầu đặc biệt là huyết cầu tố hồng cầu
MCH cũng góp phần hạn chế những thếu sót do lượng Hb chưa phản ánh thực
sự tình trạng thiếu máu. Ullrich (2005) nghiên cứu trên trẻ từ 9-12 tháng thấy

Hb <11g/dl chỉ có độ nhạy 26% trong việc chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt
nhưng lượng huyết cầu tố hồng cầu MCH <27,5pg có độ nhạy 83% phát hiện
được các trường hợp thiếu máu thiếu sắt [17]
1.1.5. Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng
Khác với đa số các bệnh khác, thiếu máu dinh dưỡng là một bệnh ít có
biểu hiện lâm sàng, tiến triển kín đáo, tăng dần làm tình trạng thiếu máu ngày
một nặng nề mà ít được chú ý. Vấn đề phát hiện thiếu máu dinh dưỡng chỉ là
tình cờ do bệnh nhân đi khám vì bệnh lý gì đó. Việc điều trị bệnh thiếu máu
dinh dưỡng chỉ là giai đoạn cuối của quá trình bệnh lý. Đặc điểm này của thiếu
máu dinh dưỡng làm cho tỷ lệ người bị thiếu máu dinh dưỡng là rất cao. Công
tác phòng chống thiếu máu dinh dưỡng là một vấn đề được đặt ra mang tính
chất xã hội. Để phòng những hậu quả do thiếu máu thiếu sắt, nhiều nước trên
thế giới đã tuân thủ hai nguyên tắc được đưa ra bởi nhóm tư vấn thiếu máu
dinh dưỡng quốc tế (INACG: Internationnal Nutrition Anaemia Consultative
Group) và WHO [19]:
• Khuyến khích sử dụng các thức ăn giàu sắt, tăng lượng sắt có nguồn
gốc động vật như thịt, cá và sử dụng các sản phẩm giàu vitamin c trong bữa
ăn. Tăng cường sắt trong các công thức bột bổ sung của trẻ và một số thực
phẩm cho các đối tượng có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao.
• Thường xuyên bổ sung sắt cho các bà mẹ mang thai trong ba tháng
cuối, trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ thấp cân và thiếu tháng, là biện pháp ngắn hạn,
nhằm giảm nhanh tỷ lệ thiếu máu cao ở những đối tượng này


8

Hai nguyên tắc này được triển khai rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới.
Ở nước ta, trong chiến lược phòng chống thiếu máu dinh dưỡng và sức khỏe
cộng đồng dựa trên hai nguyên tắc trên đã đề xuất 4 biện pháp chính:
• Bổ sung viên sắt: Viên sắt có tác dụng cải thiện nhanh tình trạng thiếu

máu ở bệnh nhân, theo WHO việc dùng sắt điều trị thiếu máu có thể dùng
trong 2-3 tháng liền, nồng độ sắt sẽ trở lại bình thường.
• Cải thiện chế độ ăn: Ăn đầy đủ năng lượng và thực phâm giàu sắt như
đạm động vật, đậu đỗ, thủy hải sản. Ăn nhiều rau quả có chứa nhiều vitamin
C. Đặc biệt quan tâm tới đối tượng trẻ em và phụ nữ có thai, đây là những đối
tượng trên thực tế có tỷ lệ thiếu máu rất cao.
• Giám sát và điều trị tích cực các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng:
Gắn liền với giáo dục truyền thông, tuyên truyền kiến thức nuôi con khỏe,
giáo dục học đường, phổ biến cách chế biến thực phẩm vệ sinh khoa học, giáo
dục sức khỏe, vệ sinh và phòng bệnh, vệ sinh môi trường…
• Chiến lược phòng chống thiếu hụt dinh dưỡng tại Việt Nam:
Chiến lược của phòng chống thiếu hụt vi chất dinh dưỡng là chống lại thiếu
hụt vi chất “tiềm ẩn”, tức là chưa biểu hiện trên lâm sàng và xét nghiệm, để
ngăn ngừa ảnh hưởng của thiếu hụt lên khả năng lao động, học tập, trí tuệ và
đem lại sức khỏe toàn diện. Phòng chống thiếu hụt vi chất dinh dưỡng là mục
tiêu của Việt nam từ 2011-2020. Phòng chống thiếu hụt vi chất “tiềm ẩn” là
phát hiện đối tượng có nguy cơ cao thiếu hụt. Chiến lược phòng chống là phối
hợp nhiều giải pháp, trong đó bổ sung đa vi chất là rất quan trọng và cần thiết
để giải quyết tức thời tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng. Tăng cương vi
chất trong bữa ăn là biện pháp lâu dài và bền vững có thể được thực hiện dưới
dạng đa dạng hóa bữa ăn hoặc tăng cường vi chất vào thực phẩm. Ước tính,
nếu tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng không được giải quyết trong 10 năm tới,
thì thế giới sẽ tiêu 180-250 tỷ đô la để giải quyết hậu quả do giảm trí tuệ,


9

giảm miễn dịch, giảm sức lao động và tỷ lệ tử vong trẻ và bà mẹ tăng cao,
gánh nặng bệnh tật gia tăng. Tuy nhiên, để giải quyết thiếu hụt thì thế giới
phải đầu tư 4-5 tỷ đô la.

1.2. THIẾU MÁU DINH DƯỠNG
1.2.1. Các chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình tạo máu
Theo WHO, thiếu máu dinh dưỡng là một tình trạng xảy ra khi nồng độ
hemoglobin trong máu giảm xuống dưới mức bình thường do thiếu một hoặc
nhiều dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu, bất kể nguyên nhân của
chúng là gì. Như vậy, thiếu máu xảy ra khi cơ thể không có đủ tế bào hồng
cầu khỏe mạnh hoặc Hb trong đó. Hb là một protein có chứa sắt trong các tế
bào hồng cầu có vai trò trong vận chuyển oxy cho cơ thể. Khi thiếu hụt hồng
cầu hoặc Hb sẽ gây ra thiếu oxy trong các cơ quan và tế bào. Các triệu chứng
mệt mỏi, chóng mặt, chuột rút v..v là hậu quả của thiếu oxy tổ chức.
Để sản xuất Hb và hồng cầu, cơ thể cần sắt, vitamin B12, acid Folic và
các chất dinh dưỡng khác từ nguồn thực phẩm ăn vào. Bình thường đời sống
hồng cầu 120 ngày. Khi sản xuất hồng cầu suy giảm hoặc các hồng cầu bị phá
hủy nhanh hơn lượng hồng cầu sản xuất ra để thay thế, thiếu máu xuất hiện.
Thiếu máu dinh dưỡng thường gặp là do thiếu các chất dinh dưỡng sau:
 Sắt
Sắt chứa trong thực phẩm là sắt hem và sắt không hem. Sắt hem chỉ có
trong thức ăn có nguồn gốc động vật, sắt không hem có trong thực phẩm nguồn
gốc động vật và thực vật. Những hợp chất chứa hem (hemoglobin, myoglobin)
được chuyển nguyên vẹn đến tế bào ruột, vì hem được bảo vệ nhờ vòng
tetrapirronie. Sắt được phóng thích ở đây và đi thẳng vào trong tế bào ruột, sau
đó sắt đi qua thanh mạc vào máu. Khoảng 20-30% sắt hem được hấp thu không
phụ thuộc vào cân bằng sắt cũng như không bị ảnh hưởng bởi các thành phần
khác trong thức ăn. Sự hấp thu sắt không hem lại phụ thuộc vào cân bằng sắt
của từng người và bị ảnh hưởng bởi các chất ức chế như: phytate, tanin…


10

Thiếu máu là giai đoạn cuối của thiếu sắt tương đối kéo dài với nhiều

ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe. Một số người thiếu sắt nhưng chưa biểu
hiện thiếu máu. Người ta ước tính số người biểu hiện thiếu máu trên lâm sàng
chỉ bằng một nửa số người thiếu sắt trong thực tế. Ở Hoa Kỳ, trẻ từ 1 đến 3
tuổi có tỷ lệ thiếu sắt là 9% nhưng chỉ có 2% có chẩn đoán là thiếu máu thiếu
sắt (IDA), tỷ lệ này giảm dần sau tuổi đó và tăng trở lại ở tuổi vị thành niên
(16% trẻ gái bị thiếu sắt và 3% có IDA) [8][9][10]. Như vậy, định lượng
hemoglobin (hoặc hematocrit) không phải là cách tối ưu để chẩn đoán thiếu
máu thiếu sắt vì có bệnh nhân thiếu sắt nhưng không bị thiếu máu. Hậu quả
của thiếu sắt ảnh hưởng lớn đến tâm thần, hành vi và ảnh hưởng lâu dài đến
sự phát triển của trẻ. Phát hiện sớm trẻ có nguy cơ thiếu sắt rất quan trọng nên
viện hàn lâm Hoa Kỳ (AAP: American Academy of Pediatrics) đã nhấn mạnh
và đề nghị sàng lọc thiếu máu thiếu sắt vì sự phổ biến cũng như ý nghĩa sức
khỏe cộng đồng cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ < 6 tuổi do thiếu máu thiếu sắt
trong giai đoạn này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đáng kể và tác động của nó kéo
dài đối với sự phát triển thể chất, não bộ và hành vi.
Sàng lọc thiếu máu nhằm 2 mục đích:
∗Sàng lọc và phát hiện bệnh nhân thiếu sắt dinh dưỡng
∗Chẩn đoán bệnh hemoglobin và các rối loạn liên quan.
Khi nói đến thiếu máu dinh dưỡng, người ta thường nghĩ đến thiếu máu
thiếu sắt, bởi vì sắt có vai trò quan trọng trong cấu trúc và chức năng của
hồng cầu
Vai trò của sắt trong cấu trúc và chức năng của hồng cầu.
Trong quá trình sản sinh và biệt hóa hồng cầu trong tủy xương, có hai
hiện tượng xảy ra song song và đồng bộ, đó là sự tổng hợp AND của nhân,
giúp cho quá trình phân bào của các nguyên bào hồng cầu và sự tổng hợp
hemoglobin ở bào tương giúp cho quá trình biệt hóa và trưởng thành của hồng


11


cầu. Sau khi trưởng thành, hemoglobin là thành phần quyết định chức năng
hồng cầu trong máu ngoại vi. Để tham gia vào thành phần cấu tạo và thực
hiện chức năng của hemoglobin, thì sắt là một yếu tố hết sức quan trọng.
Trong tủy xương sự tổng hợp hemoglobin bắt đầu từ nguyên hồng cầu. Sự
tổng hợp này tăng dần lên, cùng với sự trưởng thành của hồng cầu, làm cho bào
tương ngày cành trở nên ưa axit, nhân và các bào quan dần dần biến mất. Đến
giai đoạn hồng cầu mạng lưới, thì bào tương chỉ còn là một vài hạt riboxom,
mitochondri… Khi trở thành hồng cầu trưởng thành, bào tương chỉ còn
hemoglobin. Quá trình tổng hợp hemoglobin cần đến sắt ở dạng hóa trị II, nếu
thiếu sắt, quá trình tổng hợp sẽ chậm lại, hồng cầu không trưởng thành được do
hàm lượng hemoglobin không đạt được độ bão hòa, làm cho sự phân bào phải
tăng thêm, cuối cùng tạo ra hồng cầu nhỏ nhược sắc (microcytose). Trong máu
ngoại vi, chức năng hồng cầu được thực hiện bởi hemoglobin, hemoglobin vận
chuyển oxy từ phổi tới các tổ chức. Mỗi phân tử hemoglobin cố định 4 phân tử
oxy trên 4 nguyên tử sắt hóa trị II theo phản ứng thuận nghịch: Hb + O 2 ↔
HbO2. Chiều của phản ứng tùy thuộc vào phân áp riêng của oxy, pH, phân áp
CO2, nhiệt độ… tại tổ chức, chúng giúp cho quá trình phân ly oxy hemoglobin,
giải phóng oxy cho tổ chức. Ngoài chức năng quan trọng nhất là vận chuyển oxy,
hemoglobin còn đóng vai trò quan trọng vận chuyển khí cacbonic và trong điều
hòa axit base của máu (pH máu). Nếu thiếu sắt, quá trình tổng hợp hemoglobin
trong hồng cầu giảm, nồng độ hemoglobin thấp sẽ ảnh hưởng tới chức năng của
hồng cầu. Chính vì vậy mà sắt được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng trong thành
phần cấu tạo và quyết định chức năng hồng cầu.
Sự phân bố và chuyển hóa sắt trong cơ thể
Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu. Khoảng 75% sắt chứa trong trong
các hemoglobin và myoglobin. Phần còn lại chứa trong các protein dự trữ,
ferritin và hemosiderin, và một phần nhỏ (3%) bị ràng buộc trong các hệ


12


enzyme quan trọng, như catalase và cytochromes [11]. Ở những người bình
thường, chỉ một lượng nhỏ sắt vào và ra khỏi cơ thể hàng ngày. Hầu hết sắt
được tái sử dụng từ sự phân hủy các tế bào hồng cầu cũ bởi các đại thực bào
của hệ thống võng nội mô.
• Sắt hem gồm:
- Sắt ở hemoglobin 65-70%
- Myoglobin (ở trong cơ) 4%
- Một số enzym (cytocrome, peroxydase, myoglobin, catalase…) 3%


Sắt không hem:
- Sắt vận chuyển 0,1% gắn với transferin hay siderophylin.
- Sắt dự trữ chiếm 25-30% như ferritin, hemosiderin ở trong gan, tủy

xương và lách
Quá trình chuyển hóa sắt: trong cơ thể là một chu trình khép kín. Cân
bằng sắt đạt được chủ yếu bởi các cơ chế ảnh hưởng đến hấp thu và vận
chuyển ruột, chứ không phải là bài tiết qua nước tiểu hay phân. Ở người lớn,
5% nhu cầu sắt hàng ngày đến từ các nguồn thực phẩm và bằng sự mất sắt mà
chủ yếu xảy ra từ đường tiêu hóa; 95% còn lại được đáp ứng bởi sự phân hủy
các tế bào hồng cầu cũ, như được mô tả ở trên. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ, 30% nhu cầu sắt hàng ngày phải đến từ chế độ ăn uống vì tốc độ tăng
trưởng tăng và tăng khối lượng cơ thể nhanh ở thời kỳ này. Nếu cơ thể bị mất
máu cấp, hay hồng cầu bị phá vỡ làm cho lượng sắt bị đào thải theo
hemoglobin tăng lên, sẽ hạn chế tái sử dụng sắt, hoặc do cung cấp sắt thiếu
lâu ngày, đều làm cho lượng sắt trong cơ thể giảm, sắt trong kho dự trữ bị sử
dụng cạn kiệt, gây nên thiếu máu do thiếu sắt.
Nguyên nhân gây thiếu sắt
Khi sinh, trẻ đủ tháng có lượng sắt dự trữ khoảng 75 mg / kg (2/3 trong

số đó có liên quan đến hemoglobin), và nồng độ hemoglobin trung bình từ 15


13

đến 17g/dL, những trẻ sơ sinh này thường bị đầy đủ chất sắt trong 5 đến 6
tháng đầu đời [12].
Các nguyên nhân gây thiếu sắt bao gồm
- Mẹ thiếu sắt trong thai kỳ
- Trẻ sinh non tháng
- Cung cấp sắt không đầy đủ, các nguồn thực phẩm kém chất sắt…
- Thiếu sắt do tăng nhu cầu
- Các thực phẩm làm hạn chế hấp thu sắt như trà, các loại hạt, ngũ cốc..
- Trẻ bị bệnh đường tiêu hóa làm giảm hấp thu sắt: ruột ngắn, bệnh
Crohn, viêm đại tràng, viêm ruột, chảy máu đường tiêu hóa…
- Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng đặc biệt nhiễm các loại giun như giun
móc, giun đũa, giun kim…
Hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt:
Ngay từ đầu những năm 1919, nhiều nghiên cứu đã phát hiện có mối
liên quan rõ rệt giữa việc giảm nồng độ Hb với khả năng nhận thức và học hỏi
của trẻ lứa tuổi học đường.
Bảng 1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt
tới phát triển não bộ
Tác giả

Cỡ mẫu và thiết kế nghiên cứu
61 trẻ đủ tháng (29 trẻ được tiêm sắt ở

Kết quả
Nhóm thiếu máu: có thị lực


giai đoạn sơ sinh) và nhóm này không

giảm, IQ giảm (92 so với

Cantwell

bị thiếu máu về sau, 32 trẻ bị thiếu

98)

1974 USA

máu thiếu sắt mức độ vừa ở giai đoạn
6-18 tháng. Trẻ được theo dõi từ 0-7

Lozoff 2000,
Costa Rica

tuổi.
191 trẻ

Trẻ có thiếu máu: giảm khả

- Nhóm trẻ thiếu máu

năng viết, toán và khả năng

- Nhóm không thiếu máu nhưng có thiếu


nhớ, giảm khả năng tập


14

sắt

trung chú ý, vận động tinh

- Nhóm không thiếu máu và không

cũng kém, rối loạn hành vi,

thiếu sắt. Đánh giá lúc trẻ 11-14 tuổi

xử lý xã hội và khả năng
thích ứng kém nhất trong 3
nhóm và nhóm thiếu sắt
nhưng không có thiếu máu
thì biểu hiện các rối loạn

Palti, 1983

Kiểm tra Hb, sắt định kỳ lúc 9 tháng,

không rõ.
Nhóm được bổ sung sắt lúc

2,3,5 tuổi và trẻ được theo dõi đến 5


9 tháng không thấy sự khác

tuổi. Trẻ thiếu máu được bổ sung sắt

biệt về IQ lúc 2 tuổi, nhưng

lúc 9 tháng và trong thời gian 3 tháng

lúc 5 tuổi thấy có IQ bị

Israe

giảm tuy nhiên ở nhóm
không thiếu máu IQ cao
hơn 1,75 điểm so với nhóm

Palti 1985
Israel

Dommergues
1989, France

Thiếu máu thiếu sắt lúc 9 tháng tuổi và

vẫn còn thiếu máu.
Nhóm thiếu máu thiếu sắt

nhóm chứng. Những trẻ này được dõi

khả năng học kém,


cho đến khi trẻ lên cấp II
147 trẻ (gồm trẻ thiếu máu thiếu sắt lúc

Lúc 10 tháng thiếu máu

9,10 tháng, nhóm thiếu máu xuất hiện

không có liên quan đến sắt

lúc 2 tuổi và nhóm chứng. Đánh giá tại

huyết thanh lúc 2 tuổi

thời điểm 0 tháng tuổi và 4 tuổi

nhưng MCHC giảm có liên
quan rõ đến chỉ số IQ, vận
động thô và khả năng xã hội
lúc 4 tuổi.
MCHC giảm lúc 2 tuổi
cũng gây giảm IQ lúc 4 tuổi

Axit folic


15

Axit folic là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển
hóa axit amin base purin, pyrimidin của AND trong nhân. Axit folic chỉ có tác

dụng dưới dạng hoạt động là axit tetrahydrofolic (FH4) để cung cấp nhóm
methyl cần thiết cho axit thimedinic của AND. Nếu thiếu axit folic thì quá
trình phân chia tế bào sẽ chậm lại đặc biệt là những tế bào có tần suất đổi mới
cao như hồng cầu.
Cơ thể không tự tổng hợp được axit folic do đó phải được cung cấp
thường xuyên từ thức ăn. Hấp thu axit folic ở niêm mạc ruột đặc biệt là ở tá
tràng và hỗng tràng. Axit folic từ thức ăn dưới dạng hấp thu được là axit
pteroic, nó kết hợp với axit glutamic dưới dạng polyglutamat, sự thủy phân
hợp chất này ở ruột non nhờ enzym phân giải folat có sự xúc tác của ion kẽm.
Sau khi hấp thu, axit folic được khử thành axit tetrahydrofolic. Axit folic có
nhiều trong rau xanh, gan, trứng…Nhu cầu axit folic theo FAO/WHO đề nghị
như sau [13]:
• Trẻ dưới 1 tuổi: 60mcg/ ngày.
• Trẻ lớn 1-12 tuổi: 100mcg/ ngày.
• Người lớn: 200mcg/ ngày.
• Phụ nữ có thai: 400mcg/ ngày.


Vitamin B12
Giống như axit folic, vitamin B12 đóng một vai trò hết sức quan trọng

trong một số enzym tham gia vận chuyển nhóm methy cho sự tổng hợp một
số axit amin thành phần của AND trong nhân. Khi thiếu vitamin B12 thì quá
trình phân chia tế bào bị chậm lại và dẫn đến hậu quả tương tự như thiếu axit
folic. Cơ thể được cung cấp vitamin B12 từ thức ăn, việc hấp thu vitamin B12
chủ yếu xẩy ra ở ruột non sau khi nó được gắn với yếu tố nội (instrinsic
factor) của dạ dầy thành hợp chất không bị phân hủy bởi các yếu tố trong dạ
dày – ruột, phức hợp này được vận chuyển đến hồi tràng và được hấp thu ở



16

đó. Tại bào tương niêm mạc hồi tràng, vitamin B12 tách khỏi yếu tố nội và
được gắn với một chất vận chuyển là transcobalamin ở dạng α globulin hoặc
β globulin và tới cơ, thận, gan để dự trữ tại đó. Nhu cầu vitamin B12 đối với
cơ thể rất thấp, theo WHO [13] :


Trẻ dưới 3 tuổi: 1mcg/ ngày.



Trẻ lớn hơn: 2mcg/ ngày.



Phụ nữ có thai: 4mcg/ ngày.

Thiếu vitamin B12 thường do cung cấp thiếu hoặc kém hấp thu do teo
niêm mạc dạ dầy, giảm tiết dịch vị và yếu tố nội hoặc các bệnh đường tiêu hóa
như tiêu chảy kéo dài, suy tụy ngoại...Tuy nhiên, thiếu máu do thiếu vitamin
B12 là rất hiếm gặp vì nhu cầu thì rất thấp mà dự trữ lại khá cao đủ cung cấp
cho nhu cầu sử dụng trong nhiều năm.
Tóm lại thiếu máu dinh dưỡng do thiếu axit folic và vitamin B12 rất
hiếm gặp, nó chỉ xẩy ra khi 2 yếu tố này thiếu kéo dài đến rối loạn tổng hợp
AND và do đó ảnh hưởng đến quá trình tạo máu với đặc điểm thiếu máu hồng
cầu to, với những tính chất và chức năng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
không bình thường trong máu và tủy xương.
Ngoài thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt, axit folic, vitamin B12, còn
có thiếu máu dinh dưỡng do các yếu tố vi lượng khác như đồng, kẽm, coban,

molibden... nhưng rất hiếm xảy ra.
Kẽm
Kẽm là vi chất thiết yếu của cơ thể vì có vai trò quan trọng của chuyển
hóa trong tế bào, trong chức năng miễn dịch, tăng trưởng và phát triển cơ thể
[14]. Kẽm tham gia vào thành phần trên 300 enzym. Vai trò tổng hợp protenin
của kẽm là nguyên nhân kích thích tăng trưởng ở những trẻ được bổ sung kẽm
[15]. Kẽm tác động đến tăng trưởng thông qua hormone IGF-I. Tác động
được biết đến rõ nhất của IGF-I là kích thích tổng hợp protein, giảm dị hóa


17

protein. IGF-I có vai trò tăng cường chuyển hóa, cải thiện tình trạng chán ăn,
tăng cường hồng cầu và làm lành vết thương. Hàm lượng IGF-I thấp trong
máu ở những trẻ bị suy dinh dưỡng.
Kẽm và sắt: tỷ lệ thiếu máu cũng là chỉ điểm của thiếu kẽm vì kẽm và
sắt có sự phân bố tương tự trong thực phẩm, thức ăn giàu sắt cũng giàu kẽm,
các yếu tố ảnh hưởng tới hấp thu sắt kẽm, các nguyên nhân gây thiếu sắt kẽm
hầu như giống nhau.
Kẽm và acid folic: sự thủy phân folat trong khẩu phần thành dạng
monoglutamate đòi hỏi men phụ thuộc kẽm (Zn- dependent enzyme)
pteroylglutamate hydrolase.
Nhu cầu khuyến nghị: nhu cầu kẽm thay đổi theo tuổi, giới, tình trạng bệnh
lý khi mang thai hay cho con bú. Nhu cầu kẽm ở trẻ em là 5-15mg/ngày, và
20-30mg/ngày đối với tuổi vị thành niên, phụ nữ có thai, cho con bú [16].
1.2.2. Thực trạng thiếu máu dinh dưỡng
Cơ thể con người rất cần nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh
dưỡng khác với số lượng tuy nhỏ nhưng rất cần thiết để có thể phát triển. Hầu
hết những chất này cơ thể không tự tổng hợp được mà phải được cung cấp từ
nguồn thức ăn đưa vào và chúng được gọi là vi chất dinh dưỡng. Thiếu hụt vi

chất dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, phát triển thể chất và não
bộ nhưng con người khó để nhận biết ra điều đó. Vì vậy sự thiếu hụt các chất
dinh dưỡng thường được biết “thiếu hụt không dấu vết” và các vi chất dinh
dưỡng thường được gọi là “vi chất lãng quên” do nhiều vai trò của nó bị lãng
quên và chỉ thực sự biết đến chúng khi mà sự thiếu hụt trầm trạng trong cơ thể
gây ra các biểu hiện lâm sàng và sinh hóa đặc trưng của thiếu hụt chất dinh
dưỡng và đó cũng là lúc để lại hậu quả đến sức khỏe, thể lực, hơn thế nữa
nhiều tổn thương không thể phục hồi dù thiếu hụt đã được kiểm soát.
1.2.2.1. Tình hình thiếu máu dinh dưỡng trên thế giới


18

Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ (%) thiếu máu của trẻ dưới 5 tuổi trên thế giới
Thiếu máu dinh dưỡng thấy ở tất cả các nước giàu và nghèo. Ở các nước
đang phát triển tỷ lệ này là 36%, ở các nước phát triển là 8%, cao nhất là châu
Phi, châu Mỹ Latin. Thiếu máu ở các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ cao:
phụ nữ chiếm 51%, trẻ em 43%, học sinh 37% [20]. Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) ước tính rằng thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến một phần tư dân số thế giới
và tập trung ở trẻ em và phụ nữ ở độ tuổi đi học mẫu giáo; Đa số thiếu máu là
do thiếu chất sắt. Sắt thiếu là một vấn đề đặc biệt khó khăn đối với các nước
đang phát triển như châu Á và châu Phi[21]
1.2.2.2. Thiếu máu dinh dưỡng ở Việt Nam
Việt Nam, bệnh lý do thiếu hụt dinh dưỡng đã được ghi nhận trong các
báo cáo diễn ra trong một thời gian dài. Những năm gần đây, các chương trình
phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng bao gồm uống bổ sung vi chất, tăng
cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm và đa dạng hóa bữa ăn đã đem
những thành tựu đáng kể. Các giải pháp đã tiến hành ở Việt Nam như giải
pháp ngắn hạn (uống viên sắt, bổ sung đa vi chất …), trung hạn (tăng cường
vi chất vào thực phẩm như bánh đa vi chất, bổ sung acid folic vào bột mỳ),

dài hạn (cải thiện bữa ăn cho người Việt nam). Tuy nhiên, theo đánh giá của
WHO thì tỷ lệ thiếu hụt chất dinh dưỡng tiền lâm sàng ở Việt Nam vẫn còn


19

cao như thiếu máu, thiếu kẽm, sắt và đây chính là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe
cộng đồng. Trong số các thiếu hụt chất dinh dưỡng thì thiếu máu, thiếu sắt,
kẽm, canxi là vẫn còn cao đặc biệt các khu vực miền núi và nông thôn.
Thiếu máu do thiếu sắt là vấn đề phổ biến nhất trong các loại thiếu máu
do dinh dưỡng đặc biệt là ở trẻ em <5 tuổi, có thể thiếu máu thiếu sắt đơn thuần
hay kết hợp với thiếu acid folic. Thiếu máu là giai đoạn cuối cùng của một thời
gian dài thiếu chất dinh dưỡng, thiếu sắt, do vậy những hậu quả của thiếu hụt
sắt cũng như các chất dinh dưỡng khác trong một thời gian dài đã gây ảnh
hưởng bất lợi cho sức khỏe, đặc biệt trẻ nhỏ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
thể chất và não bộ và nhiều khi những tổn thương này không thể phục hồi dù
vấn đề thiếu máu đã được kiểm soát sau này. Do thiếu máu chỉ là biểu hiện sau
cùng của thiếu hụt dinh dưỡng nên tỷ lệ thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu sắt thực sự
cao hơn rất nhiều so với số liệu thống kê thực sự tỷ lệ thiếu máu. Thiếu máu
dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam là vấn đề y tế rất quan tâm vì nó làm tăng nguy
cơ tử vong. Tại Việt Nam dựa vào kết quả một số cuộc điều tra, một số tác giả
đã ước tính tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 30-50% tùy theo từng vùng
và thiếu sắt là chủ yếu. Nguyễn Xuân Ninh (2006) điều tra trên 1775 trẻ em
dưới 5 tuổi tại 6 tỉnh thành đại diện của Việt Nam, kết quả tỷ lệ thiếu máu trung
bình ở trẻ em là 36,7%, tỷ lệ thiếu máu nhiều nhất trong nhóm tuổi 6-12 tháng
tuổi (56,9%) và có xu hướng giảm dần khi tuổi tăng lên: 45% ở nhóm 12-24
tháng, 38% ở nhóm 24-36 tháng, 29% ở nhóm 36-48 tháng, 19,9% ở nhóm 4859 tháng. Vùng nội thành thiếu máu thấp hơn ngoại thành [22,23]. Nguyễn Văn
Nhiên (2006) cho thấy tỷ lệ trẻ em ở miền núi phía bắc thiếu kẽm là 86,9%,
thiếu Vitamin A tiền lâm sàng là 14,2%, thiếu máu là 36,7% và 80% trẻ có
thiếu từ hai vi chất trở lên [24]. Trần Thị Thúy Nga (2014) cho thấy có 38,6%

trẻ dưới 5 tuổi của 5 xã thuộc huyện Lạc Sơn Hòa Bình bị thiếu máu [25].
Thống kê của Viện Dinh Dưỡng (2014-2015) tỷ lệ thiếu máu trẻ em dưới 5 tuổi
chung toàn quốc là 27,8%, tỷ lệ này cao hơn ở miền núi 31,2%, nông thôn


×