Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm lâm SÀNG rối LOẠN cơ THỂ HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.44 KB, 37 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN CẢNH PHONG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
RỐI LOẠN CƠ THỂ HOÁ

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II


HÀ NỘI - 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN CẢNH PHONG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
RỐI LOẠN CƠ THỂ HOÁ
Chuyên ngành : Tâm Thần
Mã số

: ….

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Kim Việt


HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................4
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................4
CHƯƠNG 1............................................................................................................................6
TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................................6
1.1. Tổng quan rối loạn cơ thể hóa.....................................................................................6
1.1.1.Lịch sử và khái niệm rối loạn cơ thể hóa..............................................................6
1.1.2. Dịch tễ học............................................................................................................8
1.1.3. Bệnh học...............................................................................................................9
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán...................................................................12
1.1.5. Điều trị................................................................................................................16
1.2. Khái niệm người cao tuổi..........................................................................................19
1.2.1. Khái niệm...........................................................................................................19
1.2.2. Đặc điểm sinh lý và tâm lý người cao tuổi.........................................................20
1.3. Đặc điểm rối loạn cơ thể hóa ở người cao tuổi.........................................................22
CHƯƠNG 2..........................................................................................................................26
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................26
2.1. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................................26
2.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................26
2.2.2. Thời gian nghiên cứu..........................................................................................27
2.2.3. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu........................................................27
2.2.4. Tiêu chuẩn loại trừ..............................................................................................28
2.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................28
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................28
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin.........................................................................28
2.3.3. Các thông số nghiên cứu....................................................................................29
2.4. Xử lý số liệu..............................................................................................................30

2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu..............................................................................31
CHƯƠNG 3..........................................................................................................................32
DỰ KIẾN KẾT QUẢ...........................................................................................................32
CHƯƠNG 4..........................................................................................................................33
BÀN LUẬN.........................................................................................................................33
DỰ KIẾN KẾT LUẬN.........................................................................................................34
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ........................................................................................................34

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xu hướng phát triển của thế giới hiện nay
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng rối loạn cơ thể hoá” với mục tiêu:
Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn cơ thể hoá.



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan rối loạn cơ thể hóa
1.1.1. Lịch sử và khái niệm rối loạn cơ thể hóa
Rối loạn cơ thể hóa là rối loạn được biểu hiện chủ yếu bằng các triệu
chứng cơ thể. Các triệu chứng này rất đa dạng, thường xuyên biến đổi, ít
nhiều chịu tác động của các yếu tố căng thẳng tâm lý. Bệnh nhân luôn tin
tưởng mình đang mắc một bệnh cơ thể thực sự, mặc dù đi khám bệnh và làm
xét nghiệm nhiều lần đã cho kết quả âm tính.
Lịch sử của thuật ngữ “rối loạn cơ thể hóa” rất phức tạp.
Rối loạn cơ thể hóa đã từng có nhiều tên gọi mà đầu tiên là hysteria hội chứng được mô tả từ thời Hippocrates. Hysteria, được đặc trưng bởi nhiều
phàn nàn cơ thể lặp đi lặp lại, thường được bệnh nhân mô tả một cách kịch
tính mà không giải thích được bởi các rối loạn lâm sàng đã biết. Đến thế kỷ
17, Thomas Syndenham đã gắn Hysteria với những rối loạn tâm lý mà lúc đó

ông gọi là “những sầu muộn trước đây” (antecedent sorrows), tức là đề cập
nguồn gốc cảm xúc của rối loạn này. Sang cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20,
Briquet, Freud và Breuer cũng bắt đầu tìm hiểu bản chất các triệu chứng cơ
thể không giải thích được và đưa ra những giả thuyết khác nhau. Với Freud,
Hysteria là một trong những bận tâm của ông trong những năm đầu phát triển
thuyết phân tâm, và sau đó dẫn tới thuật ngữ “chuyển di” mà được coi là một
cơ chế phòng vệ của bệnh nhân mắc Hysteria. Tiếp theo đó, nhiều nhà phân
tâm coi Hysteria là sự mô phỏng các bệnh lý mà xuất phát từ những xung đột
trong vô thức.
Năm 1859, Paul Briquet nhấn mạnh khía cạnh đa triệu chứng và tiến
triển kéo dài của rối loạn này. Ông thông báo 430 trường hợp ở bệnh viện


Charite – Paris, tập trung vào đặc điểm đa triệu chứng. Briquet cũng ghi nhận
rối loạn này ở đàn ông và cho rằng nguyên nhân gây bệnh là cảm xúc, cho tới
năm 1970, ghi nhận những đóng góp to lớn của P. Briquet, người ta dùng
thuật ngữ “Hội chứng Briquet” hay “Bệnh Briquet” để biểu thị rối loạn
hysteria đa triệu chứng. Tên gọi này tồn tại cho đến khi xuất bản DSM - III
(1980), kể từ đây tên gọi rối loạn cơ thể hóa ra đời [1].
Khi trở thành một nhóm riêng, rối loạn cơ thể hóa trong DSM – III yêu
cầu 14 triệu chứng đối với phụ nữ và 12 triệu chứng đối với đàn ông trong số
37 triệu chứng liệt kê thuộc hệ thống dạ dày - ruột, đau, giả thần kinh, tình
dục...[1]. DSM - III - R (1987) chỉ yêu cầu 13 trong số 35 triệu chứng cơ thể
và không phân biệt giữa phụ nữ và đàn ông [2]. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn
cơ thể hóa trong DSM – IV đòi hỏi có ít nhất 8 triệu chứng bao gồm 4 triệu
chứng đau, 2 triệu chứng dạ dày - ruột, 1 triệu chứng về hoạt động tình dục và
sinh sản và 1 triệu chứng giả thần kinh [3]. Rối loạn cơ thể hóa nằm trong
nhóm các rối loạn dạng cơ thể, bao gồm rối loạn chuyển di, rối loạn cơ thể
hóa, rối loạn nghi bệnh, rối loạn biến hình cơ thể...
Như vậy, đặc điểm cốt lõi của rối loạn cơ thể hóa là các triệu chứng cơ

thể nhiều loại, tái diễn, diễn ra nhiều năm trước khi đến với thầy thuốc tâm
thần mà không thể giải thích đầy đủ bởi các yếu tố cơ thể, thường dẫn đến sự
chú ý về bệnh cơ thể và gây suy giảm đáng kể các hoạt động chức năng của
bệnh nhân. Tuy nhiên, vẫn còn những vẫn đề với việc định nghĩa rối loạn cơ
thể hóa. Theo một số nhà nghiên cứu, tiêu chuẩn chẩn đoán đòi hỏi chặt chẽ,
tập trung vào việc đếm số lượng triệu chứng mà không đưa vào các khía cạnh
khác như nhận thức, hành vi và nhân cách đã khiến cho có rất nhiều bệnh
nhân có nhiều triệu chứng thực thể không giải thích được nhưng lại không
đáp ứng đủ tiêu chuẩn của DSM [5].


Năm 2015, khi DSM 5 được xuất bản, thuật ngữ “rối loạn cơ thể” đã
không còn được sử dụng, thay thế vào đó là rối loạn triệu chứng cơ thể
(somatic symptom disorder). Tuy nhiên, sự thay đổi này vẫn đang còn gây
nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học [6]. Trong khuôn khổ nghiên cứu này,
chúng tôi sử dụng khái niệm và tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn cơ thể hóa theo
DSM IV.
1.1.2. Dịch tễ học
1.1.2.1. Tỷ lệ mắc
Tỷ lệ rối loạn cơ thể hóa chiếm khoảng 0,5% dân số chung và chiếm 5
– 10% bệnh nhân ở các phòng khám đa khoa [5]. Theo Kaplan – Sadock, tỷ lệ
RLCTH là 0,13% dân số và chiếm 5% bệnh nhân ở cơ sở khám chữa bệnh
ban đầu [7]. Trong một nghiên cứu quốc tế được thực hiện ở 15 trung tâm
chăm sóc ban đầu (n=5438) ở 14 quốc gia, tỷ lệ rối loạn cơ thể hóa khi chiếu
theo tiêu chuẩn ICD-10 là 2,8% [8]. Đa số các tác giả đều nhận định rằng rối
loạn cơ thể hóa chiếm tỷ lệ không cao trong quần thể dân số chung nhưng lại
khá phổ biến ở các cơ sở dịch vụ y tế.
Ở Việt Nam, sau khi ICD – 10 ra đời, đã có một số đánh giá về rối loạn
cơ thể hóa như cuộc hội thảo quốc gia tâm thần học chuyên đề chương F4
(F40 – F48) – “Các rối loạn tâm căn có liên quan đến stress và rối loạn dạng

cơ thể” năm 1992, ngoài ra cũng có một số nghiên cứu như “Rối loạn nghi
bệnh” của Trần Viết Nghị, Trần Hữu Bình, Nguyễn Viết Thiêm (1992), “Rối
loạn đau dai dẳng” của Nguyễn Viết Thiêm, Trần Hữu Bình, Đồng Minh Tiệp
(1992) và “Rối loạn cơ thể hoá” của Trần Hữu Bình (1992). Năm 2006, tác
giả Trần Thị Hà An đã thực hiện một nghiên cứu trên 40 bệnh nhân mắc rối
loạn cơ thể hóa điều trị nội trú tại Viện sức khỏe tâm thần, đưa ra những đặc
điểm và một số yếu tố liên quan tới rối loạn này [9].


1.1.2.2. Tuổi
Đa số các tác giả cho rằng rối loạn cơ thể hóa thường khởi phát trước
tuổi 30 [10]. Holloway (2000) cho rằng những triệu chứng đầu tiên của rối
loạn cơ thể hóa xuất hiện từ tuổi thành niên và đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
khi 30 tuổi [11]. Theo Trần Thị Hà An, 77,5% bệnh nhân mắc rối loạn này có
tuổi khởi phát là 26 đến 30 tuổi [9]. Tuy nhiên, ICD – 10 không yêu cầu tiêu
chuẩn tuổi khởi phát mà chỉ cần các triệu chứng kéo dài ít nhất 2 năm.
1.1.2.3. Giới
Rối loạn cơ thể hóa gặp ở nữ nhiều hơn ở nam, tỷ lệ nữ/nam xấp xỉ
10/1. Nghiên cứu của Trần Thị Hà An cho biết tỷ lệ này là 7/1 [9].
Rối loạn cơ thể hóa chiếm khoảng 2% quần thể nữ giới [8]. Cloninger
và cộng sự (1986) nhận thấy 3% trong số 859 phụ nữ Thuỵ Điển mắc rối loạn
này [12].
1.1.2.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội
Theo Wool và Barsky rối loạn cơ thể hóa gặp nhiều hơn ở những người
da màu, độc thân, ở nông thôn và có trình độ văn hoá thấp [13]. Trong nghiên
cứu ECA, rối loạn cơ thể hóa gặp nhiều nhất ở phụ nữ châu Mỹ gốc Phi
(0,8%), sau đó là đàn ông châu Mỹ gốc Phi (0,4%) [14]. Một nghiên cứu của
tác giả Ritsner và cộng sự (2000) cho biết tỷ lệ mắc rối loạn cơ thể hóa ở
những người nhập cư tại Isarel là 21,9%, tức cao hơn rất nhiều so với những
quần thể khác [15].

1.1.3. Bệnh học
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của RLCTH đến nay vẫn chưa được
biết rõ nhưng có rất nhiều giả thuyết lý giải triệu chứng của rối loạn này
1.1.3.1. Giả thuyết về yếu tố di truyền và yếu tố gia đình
Rối loạn cơ thể hóa được quan sát thấy ở 10 đến 20% phụ nữ họ hàng
bậc một của bệnh nhân nữ mắc rối loạn này [16]. Nam giới có quan hệ họ


hàng với bệnh nhân nữ mắc rối loạn cơ thể hóa có nhiều khả năng mắc rối
loạn nhân cách chống đối xã hội và rối loạn liên quan đến sử dụng chất [17].
Có tác giả cho rằng rối loạn cơ thể hóa và rối loạn nhân cách chống đối xã hội
có thể có chung một nền tảng di truyền, và rối loạn này ở nữ tương ứng với
rối loạn nhân cách chống đối xã hội ở nam.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả yếu tố di truyền và yếu tố môi
trường đều có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc rối loạn nhân cách chống đối xã
hội, rối loạn liên quan sử dụng chất và rối loạn cơ thể hóa. Một người có cha
mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi mắc rối loạn nhân cách chống đối xã hội và rối loạn
liên quan sử dụng chất hay rối loạn cơ thể hóa thì khả năng mắc các rối loạn
này sẽ cao hơn [18].
Ở những trẻ em sống trong hoàn cảnh có xung đột như cha mẹ ly hôn, nghèo
đói hay lạm dụng rượu cũng thấy tăng nguy cơ mắc rối loạn cơ thể hóa [18].
1.1.3.2. Giả thuyết về các yếu tố sinh học thần kinh
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa rối loạn cơ thể hóa và
bệnh lý não. Slater, Merskey và Buhrich đã nhận thấy mối tương quan giữa rối
loạn cơ thể hóa và bệnh lý não, đặc biệt là với động kinh và xơ cứng rải rác [].
Một số tác giả nghiên cứu về tâm thần - thần kinh học cho biết khả
năng về chú ý và trí nhớ ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa giảm. Kết quả một
số nghiên cứu khác cũng cho thấy có sự giảm chức năng thuỳ trán hai bên,
đặc biệt là bán cầu không ưu thế ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa. Rối loạn
còn liên quan với nồng độ cortisol máu 24 giờ và với huyết áp tâm thu.

Tuy nhiên các tác giả này cũng nhấn mạnh rằng mối liên quan giữa rối
loạn cơ thể hóa và bệnh lý thực thể, đặc biệt là bệnh lý não là không đặc hiệu.
1.1.3.3. Giả thuyết về các yếu tố tâm lý xã hội
“Hành vi đau ốm” (Illness behaviour) là một cụm từ phù hợp cho rối
loạn cơ thể hóa. Cụm từ này được Mechanic đề cập đến từ những năm 1970


để chỉ hành vi của một người khi bị ốm như là đi nằm nghỉ, sử dụng thuốc, đi
khám bệnh hoặc tới một khoa cấp cứu (khi đó, trở thành một bệnh nhân).
Những người này tự nhận thấy mình ốm mà không ý thức được bản chất của
bệnh là dù nặng hay nhẹ, thực tổn hay tâm thần đều không phù hợp với hành
vi đau ốm mà họ thể hiện.
Thuyết tập nhiễm cho rằng hành vi học được trong suốt quá trình trải
nghiệm. Khi các hành vi này xuất hiện hoặc nặng lên thì bệnh nhân đạt được
điều mình muốn và ngược lại. Vì thế, rối loạn cơ thể hóa được coi như một
phương thức thích nghi của bệnh nhân nhằm đạt được các nhu cầu xã hội.
Một đứa trẻ khi thấy bố mẹ hay anh chị mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh
nặng và mạn tính, có thể học được hành vi đau ốm, lớn lên phát triển thành
rối loạn cơ thể hóa. Những trải nghiệm bệnh tật trước đây cũng là một yếu tố
quan trọng trong bệnh sinh. Người ta cũng thấy rằng bố của những phụ nữ rối
loạn cơ thể hóa có khả năng mắc rối loạn nhân cách chống đối xã hội cao. Sự
ảnh hưởng này là do yếu tố di truyền, yếu tố tâm lý xã hội hay do cả hai vẫn
chưa được biết rõ.
Thuyết phân tâm cổ điển cho rằng các triệu chứng cơ thể là biểu hiện
của các xung đột bản năng dồn nén bên trong. Thuyết phân tâm coi những
xung đột với cha, mẹ hoặc những khó khăn trong việc kiểm soát và điều chỉnh
thái độ công kích (aggression) và tâm trạng bất toại (frustration) đóng vai trò
quan trọng trong nhiều trường hợp rối loạn cơ thể hóa.
Thầy thuốc cũng có thể góp phần gây rối loạn cơ thể hóa. Nếu bệnh
nhân không được chăm sóc tốt và phải chịu những thủ tục khám chữa bệnh

phiền hà, phức tạp và tốn kém thì rất có thể những phàn nàn của họ sẽ trở nên
sâu đậm và bệnh lý hoá. Ở những bệnh nhân này, yếu tố y sinh có ý nghĩa lớn
trong cơ chế bệnh sinh.


Yếu tố nhân cách có ảnh hưởng tới sự phát sinh RLCTH. Những bệnh
nhân RLCTH thường có rối loạn nhân cách, đặc biệt là các loại rối loạn nhân
cách nhóm B. Những nét nhân cách lệ thuộc - thụ động (passive - dependent),
kịch tính (histrionic) và cảm tính – xâm hại (sensitive – aggressive) gặp ở
bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa cao gấp hai lần ở bệnh nhân lo âu và trầm cảm.
Tỷ lệ mắc rối loạn cơ thể hóa ở bệnh nhân rối loạn nhân cách ranh giới cũng
thấy tương đối cao. Yếu tố nhân cách còn liên quan tới bệnh sinh rối loạn cơ
thể hóa theo cách thức khác như trong khái niệm “mù đọc cảm xúc”
(Alexithymia), thuật ngữ này dựa trên quan niệm phân tâm rằng bệnh nhân cơ
thể hoá vì không thể diễn tả cảm xúc thành lời .
Các sự kiện trong cuộc sống cũng có thể thúc đẩy rối loạn cơ thể hóa.
Một số tác giả đã nghiên cứu vai trò của các sự kiện không thuận lợi và lợi lộc
thứ phát trong các rối loạn tâm thần. Họ nhận thấy các sự kiện không thuận lợi
có ở tất cả các rối loạn tâm thần nhưng lợi lộc thứ phát lại phổ biến hơn ở bệnh
nhân cơ thể hoá. Họ cũng đưa ra 3 lý do giải thích rối loạn cơ thể hóa: Một là,
sự khác biệt mang tính cá thể về khí chất và phản ứng sinh lý học. Hai là, yếu
tố xã hội, văn hoá và ngôn ngữ. Ba là, những trải nghiệm bệnh tật trước đó, khi
còn nhỏ những bệnh nhân này bị bỏ mặc và chỉ được chú ý đến khi bị ốm.
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán
1.1.4.1. Các triệu chứng lâm sàng đặc trưng
Các triệu chứng cơ thể thường gặp ở phụ nữ tuổi 30, xuất hiện ít nhiều
liên quan đến các stress, tái diễn thay đổi theo thời gian mà bệnh nhân than
phiền nhiều năm. Các triệu chứng này có thể liên quan đến mọi bộ phận, hệ
thống trong cơ thể.
- Đau:

+

Vị trí: trong quá trình phát triển bệnh, đau xuất hiện thay đổi ở

nhiều vị trí và hoạt động như đau đầu, ngực, lưng, bụng, khớp, đau khi có
kinh, đau khi giao hợp, đau khi đi tiểu...


+

Tính chất: đau thường khó mô tả rõ ràng và không nêu được chính

xác thời điểm khởi phát. Đau thường tản mạn, không khu trú và thay đổi theo
cảm xúc của bệnh nhân. Hơn nữa, đau ở đây thường ít hoặc không thay đổi
khi dùng thuốc giảm đau thông thường nhưng lại giảm hoặc mất đi khi dùng
rượu hoặc thuốc hướng thần.
- Các triệu chứng dạ dày - ruột: Hầu hết các triệu chứng chức năng ở
hệ thống dạ dày - ruột đều có thể gặp ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa: ăn
không ngon, đầy bụng khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn, nôn, táo bón, ỉa chảy...
- Các triệu chứng hệ sinh dục - tiết niệu:
+ Kinh

nguyệt không đều, mất kinh, kinh kéo dài, lãnh đạm, bất lực,

xuất tinh sớm, cường dương...
+ Đái

khó, đái dắt, đau vùng thắt lưng kéo dài...

- Các triệu chứng thần kinh:

+ Rối

loạn chức năng vận động và cảm giác: chóng mặt, rối loạn phối

hợp động tác, mất thăng bằng, liệt khu trú, khó nuốt, nuốt nghẹn, mất cảm
giác hay giác quan.
+ Rối

loạn chức năng cao cấp của hệ thần kinh: mất trí nhớ, mất ý

thức, lên đồng...
- Các triệu chứng hệ tim mạch, hô hấp:
+ Triệu

chứng rối loạn thần kinh thực vật: tim đập nhanh, tức ngực,

vã mồ hôi.
+ Khó

thở, thở nhanh, cảm giác tức nặng vùng ngực.

- Rối loạn cảm giác trên da: ngứa, bỏng rát ...
Các triệu chứng cơ thể này ảnh hưởng rõ rệt đến cuộc sống hàng ngày
và công việc nghề nghiệp của bệnh nhân. Bệnh nhân luôn tin mình có bệnh cơ
thể nên đòi hỏi phải được khám và điều trị nhiều lần tại các dịch vụ y tế ban
đầu và các chuyên khoa khác nhau. Kết quả khám cơ thể và xét nghiệm cận


lâm sàng không cắt nghĩa được đầy đủ các triệu chứng trên. Các phương pháp
điều trị, thậm chí cả phẫu thuật ít có hiệu quả nhưng thường đưa đến lạm

dụng thuốc, đôi khi nghiện thuốc.
1.1.4.2. Các rối loạn phối hợp
Các rối loạn tâm thần thường gặp nhất ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa
là rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn nhân cách.
Theo Kaplan – Sadock (1995), hơn một nửa số bệnh nhân rối loạn cơ
thể hóa trong quá trình bệnh có kèm trầm cảm [7]. Holloway (2000) cũng cho
rằng 55% bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa có trầm cảm [11].
Rối loạn lo âu thường gặp là ám ảnh, rối loạn hoảng sợ và rối loạn lo âu
lan toả. Theo Holloway, 34% bệnh nhân có kèm rối loạn lo âu, 26% kèm rối
loạn hoảng sợ [11].
Rối loạn nhân cách gặp ở 26% bệnh nhân gồm rối loạn nhân cách kịch
tính và rối loạn nhân cách chống đối xã hội [11].
Một số hành vi bất thường hay gặp ở bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa.
Đe doạ tự sát thường thấy nhưng mang tính chất điệu bộ, hình thức chứ
hiếm khi cố gắng tự sát của bệnh nhân dẫn đến tử vong hoặc suýt tử vong.
Thường xuyên đến gặp bác sỹ và thường chuyển từ bác sỹ này sang bác
sỹ khác.
Trong trường hợp điển hình, bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa có những
vấn đề trong hôn nhân như: ly dị, ly thân và tái hôn, họ luôn gặp trục trặc
trong công việc, và thường không có khả năng duy trì công việc của mình.
1.1.4.3. Đánh giá, chẩn đoán
Các trắc nghiệm tâm lý đánh giá: Không dùng để chẩn đoán rối loạn cơ
thể hóa, mà đánh giá các đặc điểm nhân cách, các vấn đề đi kèm nhằm hỗ trợ
chẩn đoán và theo dõi điều trị. Một số trắc nghiệm bao gồm:


- Thang đánh giá nhân cách nhiều pha MMPI (Minnesota Multiphasic
Personality Inventory)
- Thang đánh giá trầm cảm của Beck (Beck Depression Inventory - BDI)
- Thang tự đánh giá lo âu của Zung (Self Rating Anxiety Scale - SAS)

Tiến triển và tiên lượng
Rối loạn cơ thể hóa thường tiến triển mạn tính, dao động, tái diễn.
Chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.
Bệnh thường khởi phát từ giữa hoặc cuối tuổi thành niên nhưng cũng
có khi muộn hơn vào tuổi 30.
Trong trường hợp điển hình, bệnh nhân xuất hiện một hoặc nhiều triệu
chứng mới trong khi có sang chấn tâm lý. Chưa có bằng chứng về khoảng
thời gian diễn biến bệnh nhưng trên lâm sàng nhận thấy một giai đoạn điển
hình kéo dài 6 đến 9 tháng, cùng với những giai đoạn bệnh ổn định từ 9 tháng
đến 1 năm. Ít khi gặp bệnh nhân diễn biến hơn 1 năm mà không có sự phát
sinh một triệu chứng mới hoặc không có sự tìm kiếm điều trị mới. Sang chấn
tâm lý dường như xảy ra đồng thời với sự xuất hiện triệu chứng mới hoặc với
sự thay đổi nhu cầu điều trị
Chẩn đoán xác định
- Tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM – IV.
A. Có nhiều triệu chứng cơ thể, bắt đầu trước tuổi 30, kéo dài nhiều năm, luôn
tìm kiếm sự điều trị, ảnh hưởng rõ rệt đến làm việc và hoạt động xã hội.
B. Phải có các triệu chứng sau (xuất hiện ở một thời điểm nào đó của bệnh):
- 4 triệu chứng đau: có triệu chứng đau ở ít nhất 4 vị trí hay hoạt động
khác nhau (ví dụ đau đầu, bụng, lưng, khớp, tứ chi, ngực, trực tràng, đau khi
có kinh, đau khi giao hợp, đau khi đi tiểu)
- 2 triệu chứng dạ dày - ruột: có ít nhất 2 triệu chứng dạ dày - ruột
không phải đau (ví dụ buồn nôn, nôn, đầy bụng, tiêu chảy, kém hấp thu)


- 1 triệu chứng về hoạt động tình dục, sinh sản: ít nhất 1 triệu chứng về
hoạt động tình dục, sinh sản không phải đau (lãnh đạm, cường dương, xuất
tinh, kinh nguyệt không đều hay kéo dài, nôn nhiều khi có thai...).
- 1 triệu chứng giả các triệu chứng thần kinh: có ít nhất 1 triệu chứng
gợi ý đến bệnh lý thần kinh không phải đau

Các triệu chứng “chuyển di”: rối loạn phối hợp động tác, thăng bằng,
liệt khu trú, khó nuốt, nuốt nghẹn, mất tiếng, bí tiểu, các ảo giác, mất cảm
giác sờ hay đau, nhìn đôi, mù, điếc, co giật...
Các triệu chứng phân ly: quên, lên đồng, mất ý thức.
C. Có một trong hai biểu hiện sau:
- Khi làm xét nghiệm, các triệu chứng trên không cắt nghĩa được thoả đáng
là do các bệnh nội khoa, thần kinh hoặc hậu quả trực tiếp của rượu, ma tuý...
- Nếu có bệnh nội khoa, thần kinh nào đó có liên quan thì các triệu
chứng trên là quá mức so với đánh giá về lâm sàng và xét nghiệm
D. Các triệu chứng này không phải do bệnh nhân cố ý hay giả vờ.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD – 10.
Một chẩn đoán xác định đòi hỏi có tất cả các tiêu chuẩn sau:
A. Ít nhất 2 năm có các triệu chứng cơ thể nhiều và thay đổi mà không
tìm thấy một giải thích thoả đáng nào về mặt cơ thể
B. Dai dẳng từ chối chấp nhận lời khuyên hoặc lời trấn an của nhiều
bác sỹ rằng không cắt nghĩa được các triệu chứng về mặt cơ thể.
C. Một số mức độ tật chứng của hoạt động xã hội và gia đình có thể
quy vào bản chất của các triệu chứng và hành vi đã gây ra
1.1.5. Điều trị
Rối loạn cơ thể hóa là một rối loạn khó điều trị. Một vấn đề lớn là do
bệnh nhân thường tập trung nhiều vào các phàn nàn triệu chứng cơ thể và có
xu hướng từ chối các vấn đề tâm lý, xã hội đi kèm. Hiện nay, chưa có một


phương pháp nào điều trị triệt để rối loạn này. Đây là một rối loạn suốt đời
hơn là một tình trạng có thể chữa trị được.
Kaplan và Sadock cho rằng nguyên nhân của rối loạn cơ thể hóa còn
chưa được biết rõ và chưa có một phương pháp nào có thể chữa được nên các
thầy thuốc cần tập trung vào việc quản lý bệnh nhân hơn là việc điều trị [7].
Tuy nhiên, một số phương pháp trị liệu tâm lý và hoá dược cũng được

các tác giả cho là có hiệu quả trong điều trị rối loạn cơ thể hóa.
1.1.5.1. Nguyên tắc chung
(1) Đánh giá lâm sàng toàn diện: tiền sử, trạng thái tâm thần, khám xét
cơ thể.
(2) Phỏng vấn thành viên then chốt trong gia đình.
(3) Giảm tối thiểu số thầy thuốc tham gia. Đảm bảo một kế hoạch quản
lý đồng bộ và phù hợp.
(4) Giảm tối thiểu các thủ tục khám và điều trị.
(5) Đảm bảo các buổi gặp có kế hoạch và thường xuyên với bệnh nhân.
Tránh nhu cầu đến gặp thầy thuốc hoặc các khoa cấp cứu.
(6) Ghi nhận xác thực các triệu chứng và phản hồi chẩn đoán tới cả
bệnh nhân và người nhà. Khi thích hợp, liên hệ các triệu chứng với các sự
kiện gây sang chấn trong cuộc sống.
(7) Xác định và hạn chế các lợi lộc thứ phát.
(8) Điều trị các rối loạn tâm thần và cơ thể liên quan một cách phù hợp.
1.1.5.2. Các phương pháp điều trị đặc hiệu
Liệu pháp tâm lý
- Liệu pháp nhận thức - hành vi.
Một số tác giả cho rằng liệu pháp nhận thức – hành vi là lựa chọn hàng đầu
trong điều trị rối loạn cơ thể hóa. Các nhà tâm lý hành vi khẳng định rằng những
hành vi bất thường là hiện tượng mắc phải với cùng một phương thức của hành vi


bình thường thông qua quá trình tập nhiễm. Họ xem rối loạn tâm căn cũng xuất
hiện theo cơ chế tập nhiễm nhưng không thích ứng và kéo dài, đáp ứng bệnh lý
mang tính khái quát hoá những kích thích ban đầu – sang chấn tâm lý.
Có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp nhận thức hành vi
đối với bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa. Speckens và cộng sự (1995) trong một
nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng, sau 6 tháng điều trị 82% bệnh nhân
RLCTH và 64% nhóm đối chứng có cải thiện hoặc hồi phục và sự thay đổi

này còn duy trì sau 12 tháng điều trị [19].
- Liệu pháp nâng đỡ
Liệu pháp nâng đỡ tốt nhất nên được thực hiện bởi một thầy thuốc nội
khoa hiểu và thông cảm với những khó khăn đặc biệt của bệnh nhân và có khả
năng đáp ứng thoả đáng với cả những vấn đề về tâm lý và cơ thể. Điều này
xuất phát từ thực tế là hầu hết bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa tin rằng họ có
bệnh cơ thể chứ không phải rối loạn tâm thần nên họ dễ chấp nhận một bác sỹ
nội khoa để chữa chứng bệnh cơ thể cho họ hơn. Các buổi trị liệu phải được
lên kế hoạch và nhất quán. Thầy thuốc cung cấp sự bảo đảm và nâng đỡ bệnh
nhân nhưng không thường xuyên đến nỗi sự phụ thuộc quá mức xuất hiện.
1.1.5.3. Liệu pháp hoá dược
Stress được nhiều tác giả cho là có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của
rối loạn cơ thể hóa. Stress tác động thông qua trục dưới đồi - tuyến yên tuyến thượng thận gây ra rối loạn điều tiết catecholamin, glucocorticoid...
trong não và cơ thể nên việc dùng thuốc tác động vào quá trình này là cần
thiết. Ngoài ra, bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa có khuynh hướng chấp nhận
điều trị bằng thuốc hơn là điều trị tâm lý.
- Các thuốc chống trầm cảm
Rối loạn cơ thể hóa thường có kèm trầm cảm. Tuy nhiên, các thuốc
chống trầm cảm có tác dụng với các bệnh nhân cơ thể hoá ngay cả khi không
có rối loạn trầm cảm phối hợp.


Các thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptyline) thường được dùng
do có tác dụng yên dịu và giảm đau. Song, bệnh nhân rối loạn cơ thể hoá có
xu hướng tăng nhạy cảm với thuốc nên có nguy cơ bị nhiều tác dụng phụ. Vì
vậy, một số tác giả cho rằng nên sử dụng các thuốc chống trầm cảm ức chế tái
hấp thu chọn lọc serotonine (Selective serotonine reuptake inhibitor – SSRI)
cho bệnh nhân rối loạn cơ thể hóa. Okugawa và cộng sự (2002) nhận thấy
paroxetine có tác dụng tốt trong điều trị rối loạn cơ thể hóa [20].



Các thuốc giải lo âu
Thuốc giải lo âu hay dùng là Benzodiazepine. Do có nguy cơ gây lạm

dụng hay lệ thuộc nên chỉ dùng trong một thời gian ngắn.


Các thuốc an thần kinh
Nguyễn Kim Việt (2005) cho rằng an thần kinh từ lâu đã được coi là

thuốc chống stress, an thần kinh liều thấp được xem xét để thay
Benzodiazepine và thuốc chống trầm cảm. Dùng an thần kinh liều thấp có
hiệu quả mà ít tác dụng phụ.
Sulpiride là an thần kinh mà một số tác giả đã đề cập đến trong điều trị
rối loạn cơ thể hóa. Rouillon và cộng sự (2001) nghiên cứu về hiệu quả của
sulpiride trong điều trị rối loạn cơ thể hóa ở năm nước Châu Âu nhận thấy
58,2% bệnh nhân có đáp ứng và sulpiride là thuốc dung nạp tốt, không có một
tác dụng phụ nào trầm trọng được báo cáo [21].
1.2. Khái niệm người cao tuổi
1.2.1. Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây, người
ta thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay
“người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy
không khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “người cao tuổi” là thuật
ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng.


Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn
liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.
Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định:

Người cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.
Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên.
Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ… lại quy định người cao tuổi
là những người từ 65 tuổi trở lên.
Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có
các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước có
hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân
cũng được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn.
Vì vậy, quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau.
1.2.2. Đặc điểm sinh lý và tâm lý người cao tuổi
1.2.2.1. Đặc điểm sinh lý
Quá trình lão hóa
Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống. Lão hóa có thể đến sớm
hay muộn tùy thuộc vào cơ thể từng người. Khi tuổi già các đáp ứng kém
nhanh nhạy, khả năng tự điều chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, tất nhiên
sức khỏe về thể chất và tinh thần giảm sút.
Về thể xác trong giai đoạn này cơ thể bắt đầu có những thay đổi theo
chiều hướng đi xuống.
- Diện mạo thay đổi: Tóc bạc, da mồi, có thêm nhiều nếp nhăn. Da trở
nên khô và thô hơn, xuất hiện nhiều nếp nhăn. Các mạch máu mỏng vỡ ra, tạo
thành các chất xanh đen nhỏ dưới da
- Bộ răng yếu hơn
- Các cơ quan cảm giác: Cảm giác - nghe nhìn, nếm và khứu giác cùng
với tuổi tác ngày càng cao thường bắt đầu hoạt động kém hiệu quả.


- Các cơ quan nội tạng: Tim phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của hệ
tuần hoàn, mà có thể là nguyên nhân phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến lão
hoá. Phổi của người già thường làm việc ít hiệu quả khi hít vào và lượng ôxy
giảm. Khả năng dự phòng của tim, phổi và các cơ quan khác cùng với cũng

giảm sút.
- Khả năng tình dục giảm: Do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn
tình dục ở người cao tuổi cũng giảm rõ rệt. Ở người già xương và khớp không
còn linh hoạt, mềm dẻo, các cơ đều yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm
chạp, vụng về.
Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Người cao tuổi thường mắc các bệnh về:
- Các bệnh tim mạch và huyết áp: Cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy
tim, loạn nhịp tim…
- Các bệnh về xương khớp: Thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh gút… Các bệnh về hô hấp: Cảm sốt, viêm họng – mũi, cúm, viêm phế quản, viêm
phổi, ung thư phổi…
- Các bệnh răng miệng: Khô miệng, sâu răng, bệnh nha chu…
- Các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa, suy dinh
dưỡng…
1.2.2.2. Đặc điểm tâm lý
Trạng thái tâm lý và sức khỏe của người cao tuổi không chỉ phụ thuộc
vào nội lực của bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là
môi trường văn hóa - tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình. Khi
bước sang giai đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác,
nhưng tựu trung những thay đổi thường gặp là:
- Hướng về quá khứ Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong
cuộc sống hiện tại, người cao tuổi thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh


xưa, tham gia hội ái hữu, hội cựu chiến binh... Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết
hồi ký, tái hiện kinh nghiệm sống cũng như hướng về cội nguồn: Viếng mộ tổ
tiên, sưu tầm cổ vật…
- Chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêu cực” Khi về già
người cao tuổi phải đối mặt với bước ngoặt lớn lao về lao động và nghề
nghiệp. Đó là chuyển từ trạng thái lao động (bận rộn với công việc, bạn bè)

sang trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng thái tích cực khẩn trương sang
trạng thái tiêu cực xả hơi. Do vậy người cao tuổi sẽ phải tìm cách thích nghi
với cuộc sống mới. Người ta dễ gặp phải “hội chứng về hưu”.
Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi có thể được liệt kê như sau:
- Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn
- Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân
- Nói nhiều
- Sợ phải đối mặt với cái chết
1.3. Đặc điểm rối loạn cơ thể hóa ở người cao tuổi
Hiện nay có rất ít nghiên cứu khảo sát về rối loạn cơ thể hóa ở người
cao tuổi, chủ yếu là những nghiên cứu về tỷ lệ mắc của các rối loạn cơ thể nói
chung. Dù vậy, tỷ lệ mắc phải của các rối loại này ở quần thể người cao tuổi
là rất khác nhau giữa các nghiên cứu. Sự khác nhau được giải thích do khác
biệt về công cụ nghiên cứu và mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu của Hiller cho
biết 26,8% người từ 45 tuổi trở lên có các rối loạn dạng cơ thể [23]. Một
nghiên cứu khác của Escobar đưa ra tỷ lệ rối loạn này là 11,7% trong nhóm
người từ 50 đến 65 tuổi [24]. Theo tác giả Hilderink và cộng sự, tỷ lệ mắc rối
loạn dạng cơ thể ở người trên 65 tuổi là từ 5% đến 13%, còn tỷ lệ có những
triệu chứng không giải thích được là từ 1,5% đến 18% [1]. Như vậy có thể
thấy rằng, dường như tỷ lệ của rối loạn dạng cơ thể, trong đó có rối loạn cơ
thể hóa thấp hơn ở nhóm người có độ tuổi cao hơn. Điều này là do ở người


càng cao tuổi càng xuất hiện những triệu chứng và bệnh lý mạn tính, liên
quan tới quá trình lão hóa. Vì vậy, các triệu chứng cơ thể đa dạng, các biểu
hiện đau thường được các bác sỹ quy kết cho các bệnh lý thực thể, vì thế tỷ lệ
rối loạn dạng cơ thể bị hạ thấp. Đồng thời, bản thân bệnh nhân là người cao
tuổi cũng gặp khó khăn trong việc phân biệt các triệu chứng là các cảm giác
chủ quan của mình, mà thường có xu hướng giải thích đó là biểu hiện của
bệnh lý thực thể ở một cơ quan, hệ thống nào đó và từ chối điều trị theo

chuyên khoa tâm thần [25].
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho biết rối loạn cơ thể hóa nói riêng và rối
loạn dạng cơ thể nói chung có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với
người cao tuổi nếu không được phát hiện sớm và điều trị thích hợp. Bệnh nhân
mắc các triệu chứng cơ thể dai dẳng không giải thích được thường suy giảm chất
lượng sống, khó khăn thực hiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày, thường trải
qua nhiều cuộc khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, điều trị nội trú
không cần thiết tại các chuyên khoa khác nhau. Theo một nghiên cứu theo dõi
dọc trong 5 năm của Barsky (2005) chi phí dành cho bệnh nhân mắc rối loạn cơ
thể hóa cao gấp đôi so với những nhóm bệnh nhân mắc trầm cảm đơn thuần
[26]. Việc cần thiết quá nhiều sự chăm sóc y tế và các chi phí đi kèm thật sự là
vấn đề ở những người cao tuổi khi họ đã giảm khả năng lao động tạo thu nhập và
sống phụ thuộc vào người chăm sóc. Chính vì vậy việc phát hiện, chẩn đoán và
điều trị đúng rối loạn cơ thể hóa ở người cao tuổi thật sự cấp thiết trong thực
hành tâm thần học cũng như chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Trong một nghiên cứu tổng quan của Sheehan và cộng sự (1999), rối
loạn cơ thể hóa ít gặp ở người cao tuổi, và thường các nhà lâm sàng hay sử
dụng thuật ngữ “trầm cảm ẩn” để giải thích cho những triệu chứng thực thể đa
dạng ở người cao tuổi. Đồng thời các tác giả cũng nhấn mạnh tới việc rối loạn
cơ thể hóa có liên quan tới các rối loạn cảm xúc [27]. Theo Hillary, trầm cảm


thường không được nhận ra ở những bệnh nhân mà biểu hiện chính là các
triệu chứng cơ thể nổi bật và dai dẳng [28].
Cũng theo Sheehan, quan niệm cổ điển về cơ thể hóa ở người già trước
kia tập trung vào việc coi đó là một tình trạng trầm cảm ẩn, rằng những cảm xúc
khó chịu được thể hiện ra bên ngoài bằng triệu chứng cơ thể. Những ý tưởng này
có mối liên quan gần gũi với nền tảng phân tâm truyền thống về rối loạn phân ly
[27]. Những nghiên cứu gần đây đã gợi ý 4 cơ chế bệnh nguyên sau:
Thứ nhất, cơ thể hóa có thể là là đặc điểm suốt đời mà kéo dài cho tới

tận tuổi già. Quan điểm này được ủng hộ bởi những bằng chứng gợi ý là
không có sự khác biệt hệ thống về đặc điểm nhân khẩu học hoặc các hành vi
tìm kiếm chữa trị ở người già và người trẻ tuổi mắc rối loạn cơ thể hóa. Tuy
nhiên, điều này bị phản bác bởi 1 nghiên cứu theo dõi dọc trong 3 năm, thấy
rằng các ca theo dõi là những ca mới xuất hiện. Do vậy cần thêm những
nghiên cứu theo dõi cá nhân từ trẻ tới khi già.
Thứ hai, có mối liên quan chặt chẽ giữa cơ thể hóa và rối loạn trầm
cảm. Tuy nhiên, các mẫu tham gia nghiên cứu là những đối tượng được gửi
đến chuyên khoa và đã được tìm hiểu kỹ. Cần thêm những nghiên cứu dựa
trên quần thể người già để xem tỷ lệ của trầm cảm và cơ thể hóa như thế nào.
Trầm cảm dường như không thường gặp hơn ở người già so với người trẻ mà
được chẩn đoán rối loạn cơ thể hóa.
Thứ ba, mối liên quan với lo âu ở cả mức độ triệu chứng và mức độ rối
loạn có thể là rõ rệt. Bận tâm cơ thể là thường gặp ở lo âu nặng, và có thể lo âu
như là một con đường dẫn tới cơ thể hóa trong các rối loạn tâm thần khác nhau.
Thứ tư, ngược lại với bệnh nhân trẻ tuổi, vai trò của các yếu tố nhận
thức trong cơ thể hóa ở người già có thể quan trọng. Những người trầm cảm
lớn tuổi dường như ít có khả năng chấp thuận rằng các vấn đề tâm lý là vấn đề
thực thể. Trong một nghiên cứu cộng đồng trên nhiều độ tuổi về mối liên quan


giữa việc hiểu biết về triệu chứng với tuổi, cho thấy người già có thể quan
trọng hóa các những triệu chứng hơn so với người trẻ tuổi. Tình trạng tâm lý
bất ổn, một đặc điểm tính cách kéo dài và đo lường được, đã được nhận thấy
có liên quan chặt chẽ với cơ thể hóa, chứ không phải liên quan tới tuổi già.
Về điều trị, có ít nghiên cứu về hiệu quả của các liệu pháp điều trị trên
nhóm người cao tuổi mắc rối loạn cơ thể hóa. Trị liệu nhận thức hành vi có
thể có hiệu quả, tuy nhiên nó phù hợp hơn ở những người trẻ tuổi [27]. Do
các biểu hiện thực thể có liên quan tới rối loạn trầm cảm, nên một số tác giả
nhận thấy sau khi được điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm biểu hiện của

rối loạn cơ thể hóa cũng giảm [27].


×