Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

CHUYÊN ðề cặp NHẬT TÌNH HÌNH sâu RÃNG ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.92 KB, 26 trang )

TRÝỜNG ÐẠI HỌC Y - DÝỢC THÁI NGUYÊN
BỘ MÔN RÃNG HÀM MẶT
------***------

CHUYÊN ÐỀ
CẶP NHẬT TÌNH HÌNH
SÂU RÃNG Ở TRẺ EM
Học viên thực hiện: Lô Thị Hồng Lê
Lớp CKI – K21 Tai Mũi Họng

Thái Nguyên, nãm 2018

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG CHUYÊN ĐỀ

1


CDC

Centrers for Disease control and prevention (Trung tâm
kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh)

AAP

Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ (American Academy of
Pedodontics)

ECC

Sâu răng sớm ở trẻ nhỏ (Early Childhood Caries)


DMFT

Chỉ số ghi nhận tổng số mặt răng vĩnh viễn sâu, mặt răng
mất, mặt răng trám (Decayed missing filler teeth)

ICDAS

Hệ thống đánh giá và phát hiện sâu răng quốc tế (Internation
Caries Detection and Assessment System)

SKRM

Sức khỏe răng miệng

SMTr

Sâu mất trám răng

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

2


MỤC LỤC

3



DANH MỤC HÌNH

4


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu răng là tổn thương tại chỗ, xảy ra sau khi răng mọc, quá trình bệnh lý
do các yếu tố căn nguyên bên ngoài dẫn đến sự mục xương tổ chức cứng của
răng dẫn đến hình thành một lỗ sâu.
Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học, định nghĩa về sâu răng cũng có sự thay đổi:
Sâu răng là một quá trình bệnh lý, xuất hiện sau khi răng đã mọc, là bệnh
nhiễm khuẩn của tổ chức cứng của răng được đặc trưng bởi sự hủy khoáng của
thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ tiến tới hình thành lỗ sâu. Tổn
thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hóa lý liên quan đến sự di
chuyển các ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng đồng thời là quá trình sinh
học giữa các vi khuẩn có trong mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ [2].
Ở trẻ em, cấu trúc răng hoàn thiện, chưa tự ý thức được vấn đề chăm sóc
sức khỏe răng miệng, do đó tỷ lệ sâu răng, viêm lợi, mất răng sữa sớm ở lứa tuổi
này còn cao. Việc mất răng sữa sớm, làm trẻ ăn nhai kém, phát âm không chuẩn,
hàm răng vĩnh viễn dễ bị xô lệch ảnh hưởng đến sự phát triển thẩm mỹ và thể
chất trong giai đoạn sau này [5].
Sâu răng ở trẻ em vẫn còn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng
ở các công nghiệp hóa và cả các nước đang phát triển. Tại Mỹ, Trung tâm kiểm
soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC - Centers for Disease control and
prevention) cho biết khoảng 44% trẻ em 5 tuổi bị sâu răng đã tạo thành xoang
mặc dù đây được coi là bệnh có thể phòng ngừa. Tại Việt Nam, năm 2010 Viện
Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Hà Nội khuyến cáo 81,6% trẻ em từ
4 - 8 tuổi sâu răng sữa, là hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh về cách
chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 1999 - 2000 của

Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội, hơn 50% trẻ em trên 8 tuổi bị cao răng, 60 - 80% trẻ bị
sâu răng sữa, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn tăng theo tuổi, tới 69% ở lứa tuổi 15 - 17 [3].
5


Tại hội nghị sức khỏe răng miệng thế giới lần thứ 60, các nước thành viên
của Tổ chức Y tế Thế giới đã thông qua nghị quyết, đưa xúc tiến và phòng ngừa
bệnh sâu răng vào quy hoạch phòng ngừa và điều trị tổng hợp bệnh mạn tính. Hiện
nay, sức khỏe răng miệng là một trong 10 tiêu chuẩn lớn về sức khỏe theo sự xác
định của Tổ chức Y tế Thế giới. Vì vậy, việc chăm sóc răng miệng và dự phòng
bệnh sâu răng là một vấn đề lớn được chính phủ các nước quan tâm.
Để tìm hiểu thêm về tình hình bệnh sâu răng ở trẻ em, em làm chuyên đề
này với các mục tiêu sau:
1. Cặp nhật một số tình hình sâu răng ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam.
2. Chẩn đoán và điều trị bệnh sâu răng ở trẻ em.
3. Nhận thức việc chăm sóc răng miệng và dự phòng sâu răng đối với trẻ em là rất
quan trọng.

6


NỘI DUNG
1. Tình hình sâu răng ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam
1.1.Tình hình sâu răng sớm ở trẻ nhỏ
Các nghiên cứu dịch tễ học đã thống kê thực trạng báo động của sức khỏe
răng miệng toàn cầu, ảnh hưởng đến trẻ em cũng như người lớn, răng sữa cũng
như răng vĩnh viễn. Điều này đòi hỏi sự cấp bách của chiến lược y tế công cộng,
chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng ở trường học, dùng chỉ nha khoa,
chế độ ăn uống thích hợp và khám răng định kỳ.
Năm 1978 Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ (American Academy of

Pedodontics - AAP) đã sử dụng thuật ngữ Sâu răng do bú bình (Nursing Bottle
Caries) để miêu tả mối liên quan giữa sâu răng với việc cho trẻ bú bình trong
chăm sóc. Khuyến cáo đầu tiên được đưa ra là hạn chế, chấm dứt thói quen
trong nuôi dưỡng. Tuy nhiên hơn 20 năm tiếp theo đó, người ta nhận thấy sự
khác biệt với khuyến cáo này, sâu răng không phải luôn luôn gắn liền với thực
hành nuôi dưỡng kém, mà sâu răng là một bệnh truyền nhiễm, AAP nhận thấy
việc sử dụng thuật ngữ Sâu răng sớm ở trẻ nhỏ (Early Childhood Caries - ECC)
(1994) phản ánh tốt hơn về các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh.
ECC vẫn là vấn đề sức khỏe đối với trẻ nhỏ và trẻ trước tuổi đến trường
trên toàn cầu. Theo thống kê của Hakan Çolak (2013) tỷ lệ sâu răng ở trẻ em tại
các nước phương Tây có xu hướng giảm, tuy nhiên sâu răng ở trẻ em trước tuổi
đến trường vẫn còn là một vấn đề ở cả các nước phát triển và đang phát triển.
Một đánh giá toàn diện về sự xuất hiện của sâu răng trên răng trước hàm trên ở
trẻ em, trong đó có rất nhiều nghiên cứu từ châu Âu, châu Phi, châu Á, Trung
Đông, và Bắc Mỹ, đã tìm thấy tỷ lệ sâu răng cao nhất ở châu Phi và Đông Nam
Á, có thể lên đến 70%. Tỷ lệ ECC được ước tính khoảng 1-12% ở trẻ từ các
nước phát triển [2], [9] .

7


Ở một số quốc gia ở Châu Âu (Anh, Thụy Điển và Phần Lan) tỷ lệ mắc
ECC không cao, trong khoảng 1% đến 32%. Tuy nhiên, con số này đang tăng
lên ở một số nước Đông Âu, có thể đến 56%.
Ở Mỹ, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) báo cáo: Ở trẻ
2 - 5 tuổi, tỷ lệ ECC khoảng 24,2% trong khoảng 1984 - 1994 và 27,9% trong
khoảng 1999 - 2004 (trong đó có khoảng 72% bề mặt tổn thương chưa được
điều trị). ECC đã được xem xét tỷ lệ dịch bệnh ở các nước đang phát triển. Các
nghiên cứu được tiến hành ở Trung Đông đã chỉ ra rằng tỷ lệ sâu răng ở trẻ 3
tuổi là 22% - 61% và ở Châu Phi là 38% - 45%. Tỷ lệ mắc này trong một nghiên

cứu tại Ấn Độ là 44% đối với trẻ 8 đến 48 tháng tuổi. Tại Đông Nam Á các
nghiên cứu được công bố cho thấy tỷ lệ nhiễm ECC ở trẻ 3 tuổi cao hơn, khoảng
36-85%. Nghiên cứu của Olatosi O và cộng sự tại Lào (2015) cho thấy tỷ lệ mắc
ECC trong nhóm 6 - 71 tháng tuổi là 21,2% [10], [11], [12].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu qua các năm gần đây cho thấy tình trạng
báo động về độ trầm trọng của sâu răng sữa ở trẻ nhỏ, có thể lên đến trên 80%.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hằng và cộng sự (2009) trên 882 trẻ 5 tuổi tại
vùng có fluor hóa nước máy ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ sâu răng là
51,6% với DMFT là 2,8 ± 4,16. Nguyễn Thúc Quỳnh Hoa nghiên cứu trên 941
trẻ 3-5 tuổi năm học 2002 - 2003 cho thấy tỷ lệ sâu răng là 83,74% với DMFT là
5,56 ± 4,33, trong đó 11,6% trẻ bị mất răng và chủ yếu ở nhóm 5 tuổi.
Nghiên cứu của Trương Mạnh Dũng (2010) tại 5 tỉnh thành của Việt Nam
cho thấy 81,6% trẻ từ 4 - 8 tuổi có sâu răng sữa với chỉ số DMFT là 4,7 và
95,3% trong số đó là không được điều trị; riêng nhóm 5 tuổi chỉ số DMFT ở
mức độ trầm trọng hơn (DMFT = 5,4). Trong các nghiên cứu này, việc chẩn
đoán sâu răng được thực hiện dựa theo phân loại của WHO, việc sử dụng tiêu
chuẩn ICDAS đặc biệt là có sự hỗ trợ của ánh sáng huỳnh quang không được đề
cập đến, có lẽ một phần là do đặc điểm tâm lý, khả năng hợp tác của nhóm đối
tượng này [3].

8


Viện Răng – Hàm – Mặt Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu và thống
kê SKRM Australia tiến hành điều tra bệnh răng miệng ở Việt Nam trong 3 năm
1999-2001 thu được các kết quả: Trẻ từ 6-8 tuổi chiếm 84,9% sâu răng sữa,
25,4% sâu răng vĩnh viễn (smtr: 5,4; SMTr: 0,48), 9-11 tuổi là 56,3% và 54,6%
(smtr: 1,96; SMTr: 1,19).
Theo Trịnh Đình Hải (2000) ở các vùng Duyên hải Trung bộ cho thấy tỷ
lệ sâu răng sữa ở trẻ từ 6-8 tuổi khá cao, từ 83,7% - 91,6%. Tỷ lệ sâu răng vĩnh

viễn ở trẻ gia tăng theo nhóm tuổi. Trịnh Đình Hải (2005), đánh giá thực trạng
sâu răng cho thấy, tỷ lệ sâu răng sữa rất cao 73,2% ở trẻ 6 tuổi, 72,3% ở trẻ 6-8
tuổi, 53,2% ở trẻ 9-11 tuổi. Chỉ số smtr lần lượt là 2,49; 3,45; 1,69.
Vũ Mạnh Tuấn, Trần Văn Trường (2011), cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh
viễn của học sinh Trường Tiểu học Đông Ngạc A, Hà Nội là 57,1%.
Nghiên cứu của Đỗ Văn Ước (2011) tại thị trấn Thuận Nam, tỉnh Bình
Thuận cho thấy tỷ lệ sâu răng ở học sinh tiểu học là 65,23%, trong đó vùng ven
có tỷ lệ sâu răng là 80,48%. Trương Mạnh Dũng và cs (2011) nghiên cứu cắt
ngang 7.775 trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành Việt Nam ghi nhận 81,4 % sâu răng sữa
(SMTr là 4,7), 16,3% sâu răng vĩnh viễn (SMTr là 0,3), 90,6% có cặn bám,
81,1% có cao răng, 11,9% chảy máu lợi.
Nghiên cứu của Vũ Thị Định (2012) cho thấy tỷ lệ bệnh răng miệng của
học sinh tiểu học Hà Nội là 59,78%, SMTr là 1,77 và 0,127; Tỷ lệ răng sâu có
biến chứng là 35,4%, tỷ lệ học sinh được khám và điều trị thấp.
Khảo sát của Đại học Y Hà Nội trên hơn 2.000 học sinh 6-8 tuổi ở Hà Nội
và Lạng Sơn, đại diện cho hai khu vực miền núi và đô thị ở Việt Nam, được
công bố tại Hội nghị khoa học và đào tạo Răng Hàm Mặt lần thứ 4 tổ chức ở Hà
Nội từ ngày 26 đến 28-11-2013. Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ sâu răng chung của
học sinh là trên 91%, trong đó học sinh tại Lạng Sơn có tỷ lệ sâu răng sữa 93%,
sâu răng vĩnh viễn là 10,1%, học sinh cùng độ tuổi tại Hà Nội có tỷ lệ sâu răng
sữa trên 87%, sâu răng vĩnh viễn lên đến 19,3% [1], [3], [4].

9


1.2. Tình hình sâu răng ở trẻ 12 tuổi
Trẻ 12 tuổi là độ tuổi đặc biệt quan trọng vì nó thường là độ tuổi mà trẻ
em rời khỏi trường tiểu học. Tại nhiều quốc gia, đây là độ tuổi cuối cùng mà một
mẫu đáng tin cậy có thể thu được một cách dễ dàng thông qua hệ thống trường
học. Ngoài ra đây cũng là độ tuổi mà tất cả các răng vĩnh viễn (trừ răng vĩnh

viễn hàm lớn thứ ba) có thể đã mọc. Chính vì vậy, tình trạng răng miệng của trẻ
12 được chọn để so sánh và giám sát bệnh trên toàn cầu. Chỉ số sâu mất trám
răng cũng được WHO xây dựng và các nghiên cứu sử dụng để đánh giá, so sánh
tình trạng sâu răng trên thế giới [6].
Tại hội nghị Alma Ata năm 1978, WHO công bố có hơn 90% dân số thế giới
mắc bệnh sâu răng và phát động chương trình hành động “Vì sức khỏe răng miệng
cho con người đến năm 2000” đồng thời có chương trình giúp đỡ cho tất cả các nước
trên thế giới triển khai chương trình này. Song do việc triển khai chương trình phòng
chống bệnh răng miệng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội riêng của
mỗi vùng, mỗi nước, nên kết quả thực hiện chương trình này ở các nước trên thế giới
còn ở nhiều mức độ khác nhau [10].
Bệnh răng miệng trên thế giới có hai khuynh hướng rõ rệt:
Ở các nước phát triển: Từ những năm 1940 đến 1960, tình hình sâu răng rất
nghiêm trọng, trung bình mỗi trẻ em 12 tuổi có từ 8-10 răng sâu hoặc răng bị mất
do sâu. Chỉ số DMF ở trẻ 12 tuổi tại các nước này đã giảm xuống mức 2,0 - 4,0
và tới năm 1993 thì chỉ số DMF tuổi 12 ở hầu hết các nước công nghiệp hóa đã
giảm xuống mức thấp, từ 1,2 - 2,6. Như vậy, từ những năm cuối của thập kỷ 70
tới nay, tình hình sâu răng tại các nước phát triển có xu hướng giảm dần, chỉ số
DMF tại hầu hết các nước này ở mức độ thấp và rất thấp.
Ở các nước đang phát triển: Vào những năm của thập kỷ 60, tình hình sâu
răng ở các nước này thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Chỉ số DMF ở trẻ
12 tuổi là 1,0-3,0, thậm chí một số nước dưới mức 1,0 như Thái Lan, Kenya, Iraq,
thập kỷ 70 và 80 chỉ số này lại tăng lên ở mức 3,0 đến 6,0 và một số nước còn cao

10


hơn như Việt Nam là 6,3; French Polynesia là 7.5. Nhìn chung, tình trạng sâu răng
của các nước đang phát triển có xu hướng gia tăng.
Thống kê của WHO năm 2015 trên toàn cầu nhận thấy: Tình trạng sâu răng

của trẻ em 12 tuổi trên toàn thế giới có xu hướng gia tăng. Tính riêng theo từng
châu lục: Tình trạng sâu răng có xu hướng giảm ở khu vực Châu Âu, Tây Thái
Bình Dương, Trung Á; ổn định ở khu vực Châu Phi, Trung Đông và gia tăng
mạnh ở khu vực Đông Nam Á [10].
- Ở Việt Nam:
Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ hai sau 10 năm
Trần Văn Trường và Trịnh Đình Hải (2001) cho thấy tình hình sâu răng ở Việt Nam
có xu hướng tăng dần theo tuổi về tỷ lệ sâu răng, chỉ số DMFT và không đồng đều
giữa các vùng miền trong cả nước. Cụ thể:
Tuổi 5 - 6 (răng sữa): Tỷ lệ sâu răng: 83,7%,

DMFT

: 6,15

Tuổi 12 (răng vĩnh viễn):
Việt Nam: Sâu răng: 56,60 %,

DMFT

: 1,87

Vùng núi phía Bắc: Sâu răng: 58,1%, DMFT: 1,58
Hạ lưu sông Mêkong: Sâu răng: 64%, DMFT: 2,69.
Hiện nay, sau điều tra lần thứ hai 15 năm, Việt Nam đang tiến hành điều tra
sức khỏe răng miệng toàn quốc lần thứ ba, kết quả điều tra sức khỏe răng miệng
chưa có. Tuy nhiên qua các điều tra độc lập thực hiện sau năm 2001 của các tác
giả trên cả nước cho thấy: Tỷ lệ sâu răng ở trẻ 12 tuổi không có xu hướng giảm.
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về tỷ lệ sâu răng ở trẻ 12 tuổi trên cả
nước cũng cho thấy tình trạng sâu răng không có xu hướng giảm.

Tại miền Bắc, tỷ lệ sâu răng trẻ 12 tuổi là 79,29% với DMFT = 1,95 tại Hà
Nội. Tại miền Trung, tỷ lệ sâu răng là 62,7 với DMFT = 1,74 [32]. Tại miền Nam tỷ
lệ sâu răng trẻ 12 tuổi cao tương đương: 68,5% với DMFT = 1,99 ở Cần Thơ.
Trịnh Thị Thái Hà nghiên cứu trên 1765 trẻ em trên 7 vùng lãnh thổ của Việt
Nam nhận thấy tỷ lệ sâu răng của trẻ 12 tuổi là 51,2% với DMFT= 1,49 [1], [3].
11


2. Nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến sâu răng
Răng hàm lớn là răng có cấu trúc hố rãnh phức tạp, có nguy cơ sâu răng
cao nhất là trong giai đoạn mới mọc, men răng chưa được ngấm khoáng đầy đủ.
Trước đây, người ta cho rằng sâu răng bắt nguồn từ đáy hố rãnh, nơi sâu nhất
trước khi lan rộng ra thành bên và sườn múi. Nhưng các nghiên cứu gần đây cho
thấy các thành bên của hố rãnh mới là nơi bắt đầu tiến trình sâu răng. Đầu tiên tổn
thương sâu răng xuất hiện ở miệng rãnh thường dưới dạng tổn thương kép, độc lập
nhau ở hai bên sườn nghiêng. Sau đó các tổn thương này sẽ lan rộng theo chiều sâu
của rãnh, to dần và hợp lại thành một tổn thương khi chúng gặp nhau ở đáy rãnh.
Bề dày men ở đáy rãnh giảm đáng kể so với những nơi khác làm cho sâu răng dễ
lấn sâu vào ngà do vậy trên lâm sàng tổn thương sâu vào đến ngà nhưng vẫn thấy
men răng mặt nhai còn nguyên vẹn. Mặt khác do ngà mềm hơn men nên khi tổn
thương đã lan tới ngà thường tiến triển nhanh hơn.
Theo một số tác giả, sự hình thành sâu răng trên bề mặt các rãnh phụ thuộc
chủ yếu vào độ hẹp của rãnh, ngoài ra các nút chặn hữu cơ trong rãnh giữ vai trò
làm vùng đệm chống lại các sản phẩm acid của mảng bám, do đó sự tấn công của
acid sẽ giảm đi ở đáy rãnh trong suốt giai đoạn khởi đầu của sâu răng.
Tại Việt Nam, các tác giả nghiên cứu về tình trạng sâu hố rãnh răng cho
thấy: Nguyễn Văn Hiệp và cộng sự nghiên cứu trên trẻ em 6 – 12 tuổi nhận thấy tỷ
lệ sâu hố rãnh răng hàm lớn thứ nhất là 39,32%. Trần Ngọc Thành nghiên cứu ở
trẻ 6 – 12 tuổi cho kết quả: 15% sâu hố rãnh răng hàm lớn trong đó 14,2% sâu
hố rãnh răng hàm lớn thứ nhất (răng số 6), 0,8% sâu hố rãnh răng hàm lớn thứ

hai (răng số 7), sâu hố rãnh hàm dưới nhiều hơn ở hàm trên đối với cả hai răng
hàm lớn [11].

12


Hình 1. Một số vị trí hay gặp sâu răng [9]

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học, người ta biết rằng sâu răng chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố liên quan với nhau: Đặc tính sinh học, hoàn cảnh xã
hội, hành vi, tâm lý và mức sống của đối tượng. Càng ngày, càng có nhiều yếu
tố nguy cơ được biết liên quan đến sâu răng.
Sâu răng xảy ra khi có sự kết hợp của các yếu tố: Răng nhạy cảm, vi khuẩn
trong mảng bám răng, thói quen ăn uống có hại và thời gian tác dụng của các yếu tố
này lên răng.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu răng như nước bọt (khả
năng đệm, thành phần, lưu lượng), sự xuất hiện của đường, pH ở mảng bám răng,
thói quen nhai kẹo cao su, sử dụng các biện pháp bổ sung Fluor, trám bít hố rãnh
phòng ngừa sâu răng, kháng khuẩn. Một số yếu tố về nhân chủng cũng ảnh hưởng
đến sâu răng như nhân chủng - xã hội học, thu nhập, bảo hiểm nha khoa, kiến thức,
thái độ, hiểu biết về sức khỏe răng miệng, các hành vi liên quan đến sức khỏe răng
miệng, trình độ học vấn và địa vị xã hội [8], [9], [11].

13


Hình 2. Sơ đồ nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến sâu răng [9]
- Răng: Sâu răng xảy ra ở trên răng đã mọc lên trong miệng, phụ thuộc
vào cấu trúc và sức đề kháng của răng. Một số yếu tố làm tăng tính nhạy cảm
của răng với sâu răng như: Mặt nhai các răng hàm có nhiều hố rãnh phức tạp

có nguy cơ sâu răng cao hơn những răng có hố rãnh đơn giản; các mặt tiếp giáp
có nguy cơ sâu răng cao hơn so với các mặt ngoài và mặt trong; những răng đã
được ngấm khoáng đầy đủ có nguy cơ sâu răng thấp hơn răng mới mọc.
- Chế độ ăn: Vi khuẩn gây sâu răng sau khi nhiễm vào môi trường miệng,
tự nó sẽ không sâu răng được. Có sự liên quan rõ ràng giữa sâu răng và sự lên
men đường. Trẻ em mắc sâu răng sớm có tiền sử tiêu thụ thường xuyên và kéo
dài đường từ đồ uống. Các loại đường gây sâu răng như sucrose, glucose và
fructose chứa trong các loại nước ép trái cây, sữa công thức chế biến sẵn cho trẻ
sơ sinh, trẻ nhỏ dễ dàng được chuyển hóa bởi Streptococcus mutansvà
Lactobacilli tạo thành acid hữu cơ gây hủy khoáng men và ngà răng.
Với sâu răng, độ đậm đặc, độ dính, cách thức và tần suất ăn đường quan
trọng hơn tổng lượng đường tiêu thụ. Việc cho trẻ ăn sữa, nước ngọt bằng bình
hoặc bằng cốc tập uống trong nuôi dưỡng trẻ làm tăng tần suất tiếp xúc, tăng
14


nguy cơ gây sâu răng đặc biệt là khi ngủ vì khi đó các cử động miệng, tốc độ
dòng chảy nước bọt giảm. Chế độ ăn có đường, nước ngọt chế biến sẵn giữa các
bữa chính cũng làm răng nguy cơ gây sâu răng.
- Vi khuẩn trong mảng bám răng: Các vi khuẩn liên quan đến sâu răng có 2
loại là vi khuẩn sinh acid làm hủy khoáng bề mặt men răng và vi khuẩn phân
giải protein làm tiêu tổ chức hữu cơ của men, ngà răng sau khi bị hủy khoáng.
Các loài vi khuẩn đặc hiệu gây sâu răng là: Lactobacillus acidophillus,
Streptococcus mutans, Actinomyces là những loại vi khuẩn gây sâu răng. Việc
kiểm soát vi khuẩn trong miệng thông qua vệ sinh răng miệng là cần thiết. Richa
G nghiên cứu nhận thấy trẻ chải răng một lần/ ngày có nguy cơ sâu răng cao hơn
gần 3 lần so với trẻ chải răng 2 lần/ ngày (OR = 2.6; 95%CI: 1,3-5,5; p = 0.042)
[5], [6], [7].
Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng S. mutans không được phát hiện trong
miệng trẻ chưa mọc răng nhưng thường xuyên xuất hiện trong khoang miệng

của trẻ sau khi các răng cửa bắt đầu xuất hiện. S.mutans truyền từ người này đến
người khác. Các trường hợp lây nhiễm này xảy ra theo chiều dọc, thường từ mẹ
sang con. Điều này được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng: Chủng S.mutans
phân lập từ các bà mẹ và con của họ là tương tự hoặc giống hệt nhau. Sự hiện
diện của S. mutans ở trẻ 1 năm tuổi là những yếu tố dự báo hiệu quả nhất của
sâu răng ở mức 3,5 tuổi (Grindefjord M, 1995).
Hiệp hội nha khoa Mỹ năm 2006, đã xếp việc đếm số lượng vi khuẩn
Streptococcus mutans trong nước bọt của bệnh nhân là một trong các tiêu chí khi
đánh giá yếu tố nguy cơ gây sâu răng [10], [13].
- Thời gian: Sâu răng chỉ phát triển khi phản ứng sinh acid kéo dài và lặp đi
lặp lại trong một khoảng thời gian, thời gian tiếp xúc giữa acid và men răng càng
dài thì hủy khoáng càng nhiều và gây sâu răng.
- Nước bọt là chất lỏng, quánh chứa các thành phần chính: Amylase, chất
nhây, các ion (Na+, K+, Ca2+, Cl-, HCO3-...). Ngoài ra nước bọt còn chứa bạch
15


cầu và kháng thể nên còn có tác dụng chống nhiễm trùng.Yếu tố chống lại sự
thay đổi pH của nước bọt là hệ thống phosphate và acid carbonic/ bicarbonate.
Cơ chế cho khả năng đệm của phosphate vô cơ trong nước bọt có pH 6-8
dựa vào khả năng của HPO42- kết hợp với H+ tạo thành H2PO4-.
Hệ thống đệm quan trọng nhất của nước bọt là acid carbonic/bicarbonate.
Nồng độ acid ion bicarbonate dao động từ 1 mµ khi không bị kích thích đến 60 mµ
khi tốc độ dòng chảy ở mức cao. Khả năng đệm của bicarbonate có thể được diễn
giải là:
CO2 + H2O  H2CO3  HCO3- + H+
Ngày nay, dựa trên y học bằng chứng việc kiểm tra lưu lượng nước bọt cũng
đã được ADA đưa vào tiêu chí khi đánh giá nguy cơ sâu răng cho bệnh nhân.
- Fluoride giữ vai trò lớn rõ rệt trong tiến trình hủy khoáng và tái khoáng,
đặc biệt là nó thúc đẩy quá trình tái khoáng hóa xảy ra.

Khi pH trong màng sinh học giảm, do vi khuẩn sản xuất axit từ việc biến
dýỡng ðýờng, men rãng bị hủy khoáng. Tuy nhiên, nếu F- có mặt trong dịch
màng sinh học và ðộ pH không thấp hõn 4.5, hydroxyapatite (HA) ðýợc hòa tan
cùng một lúc mà fluorapatite (FA) ðýợc hình thành (do F- ứng mạnh với các ion
tự do Ca2+ và ion PO43- tạo thành tinh thể fluoroapatite - Ca10(PO4)6(OH.F)2) kết
tinh các cấu trúc trên vị trí thýõng tổn. Sự kết tinh lại bề mặt tạo ra fluorapatite ít tan hơn hydroxyapatite nguyên chất bởi các cụm thứ cấp của nó chắc chắn hơn
- có khả năng bảo vệ răng khỏi sự tấn công của acid tốt hơn rất nhiều lần so với
cấu trúc ban đầu của răng.
Đường được chuyển hóa thành acid trong màng sinh học. Khi pH giảm
xuống dưới 5,5, dưới ngưỡng bão hòa của hydroxyapatid (HA), HA phân hủy đi
ra màng sinh học, kết quả gây mất khoáng men răng. Tuy nhiên nếu pH lớn hơn
4,5 và có mặt F-, màng sinh học sẽ vượt qua nồng độ bão hòa của fluorapatite
(FA) và FA sẽ được hình thành kết tủa men răng. Và kết quả làm giảm hủy
khoáng.
16


Sau khi sự tiếp xúc với đường kết thúc, acids trong màng sinh học bị rửa trôi bởi
nước bọt và chuyển hóa thành muối. Kết quả làm tăng pH, khi pH lớn hơn hoặc
bằng 5,5, màng sinh học vượt qua nồng độ bão hòa với cả HA và FA. Vì vậy, Ca
và P bị mất trên bề mặt men răng có thể được bù đắp có hiệu quả hơn nếu có mặt
F trong màng sinh học [5], [7], [11].
3. Bệnh sinh sâu răng
Bệnh sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hóa được đặc
trưng bởi sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ
của mô cứng.
Tổn thương sâu răng là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hóa lý liên
quan đến sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và môi trường miệng, là quá trình
sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ [9].
Hiện nay, người ta cho rằng trên bề mặt men răng bình thường luôn tồn

tại quá trình cân bằng động giữa hủy khoáng và tái khoáng, khi pH trên bề mặt
men răng thấp thì hủy khoáng sẽ chiếm ưu thế và hình thành các tổn thương
sâu răng đầu tiên. Vi khuẩn trong mảng bám răng sản sinh ra các acid như sản
phẩm phụ của quá trình biến dưỡng carbohydrate, làm cho độ pH giảm xuống
tới mức gây ra sự hủy khoáng ở tổ chức cứng của răng, các ion calcium,
phosphate, và carbonate khuếch tán ra ngoài răng. Khi tổ chức vô cơ của men
răng tiêu nhiều chỉ còn lại khung protein hữu cơ, những vi khuẩn phân giải
protein sẽ phân hủy và tiêu tổ chức hữu cơ và hình thành lỗ sâu răng [9], [13].

17


Sâu răng = Huỷ khoáng > Tái khoáng
Các yếu tố gây mất ổn định
* Mảng bám vi khuẩn
* Chế độ ăn nhiều đường nhiều lần
* Thiếu nước bọt hay nước bọt axit
* Axit từ dạ dày tràn lên miệng
* pH môi trường miệng < 5

Các yếu tố bảo vệ
* Nước bọt
* Khả năng kháng axit của men
răng
* Fluor có ở bề mặt men răng
* Sự trám bít hố rãnh
* Nồng độ Ca++, NPO4 quanh răng
* pH> 5,5

Hình 3. Sơ đồ tóm tắt cơ chế bệnh sinh bệnh sâu răng [9]

4. Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị bệnh sâu răng

Giai đoạn hình thành lỗ sâu là giai đoạn muộn của bệnh sâu răng, để
điều trị chúng ta cần phải khoan và hàn răng, không thể điều trị tái khoáng
được. Do vậy việc chẩn đoán các tổn thương men sớm là rất quan trọng.
4.1. Sâu men
Các tổn thương sâu men ở giai đoạn sớm không có triệu chứng cơ
năng và toàn thân.
- Thăm khám tại chỗ: Thổi khô bề mặt răng tổn thương thấy các vết
trắng, mất độ nhẵn bóng. Các vết trắng chỉ có thể nhìn thấy sau khi thổi
khô là những tổn thương có khả năng hồi phục cao bằng cách điều trị tái
khoáng hóa mà không cần phải mài răng, ngược lại những vết trắng có thể
nhìn thấy ngay ở trạng thái ướt không cần phải làm khô răng thì khả năng
hồi phục sẽ thấp hơn.

18


- X quang: Có thể thấy hình ảnh mất cản quang ở mặt bên hoặc mặt
nhai của răng. Hình ảnh này chỉ có thể cho phép chẩn đoán là có sự hủy
khoáng chứ không chẩn đoán được sự phá hủy bề mặt và sự hình thành lỗ
sâu, trừ khi tổn thương bị phá hủy rộng.
- Cần chẩn đoán phân biệt với:
+ Bệnh nhiễm Fluorose: Các chấm thường nhẵn, nhiều ở mặt ngoài,
có đều ở các răng đối xứng.
+ Thiểu sản men: Tổn thương lan theo chiều rộng hơn, vị trí thường
gặp ở mặt ngoài răng, tổn thương thường gặp ở cả nhóm răng có cùng thời
gian hình thành.

Hình 4: Sâu men răng [11]

4.2. Sâu ngà
- Bệnh nhân không ê buốt hoặc chỉ ê buốt khi có kích thích ngừng
kích thích thì hết ê buốt.
- Nhìn: Lỗ sâu đổi màu, màu sắc thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn
tiến triển của tổn thương.
- Khám bằng thám châm thấy đáy lỗ sâu gồ ghề, cứng hoặc có nhiều
ngà mềm, ngà mủn, đôi khi chỉ thấy được dấu hiệu mắc thám châm. Chỉ
dùng thám châm khi thực sự có lỗ sâu và lỗ sâu không liên quan đến tủy.
19


- Sự khác biệt giữa sâu ngà nông và sâu là chiều sâu của lỗ sâu. Nếu
tổn thương sâu dưới 2mm là sâu ngà nông. Nếu tổn thương có chiều sâu từ
2mm trở lên chưa hở tuỷ là sâu ngà sâu.
- Trong thời kỳ ổn định, đáy lỗ sâu màu đen, cứng, ít ngà mềm, ngà
mủn, ê buốt ít hoặc không ê buốt khi thăm khám.
- Thử tủy: Dương tính.
- X quang: Thấy tổ thương tổ chức cứng, chưa đến tủy.
- Chẩn đoán phân biệt:
+ Với răng sữa: Cần phân biệt với sún răng. Sún răng hay gặp ở răng
cửa trên. Tổn thương bắt đầu ở mặt ngoài răng cửa, ăn sang hai bên, tổn
thương có nhiều sắc tố đen, trẻ thường không thấy buốt gì.
+ Thiểu sản răng: Tổn thương gây mất men ngà tạo thành rãnh, ngấn
ở mặt ngoài các răng cửa hoặc mặt nhai các răng hàm.
+ Lõm hình chêm: Vị trí thường ở cổ răng, đáy tổn thương hình nhị
diện, rất cứng, nhẵn và bóng [7], [9].
4.3. Điều trị sâu răng :

- Nếu phất hiện thấy các tổn thương sâu men chỉ cần bôi gel Fluor
10% liên tục trong 5-6 tháng, tổn thương được hồi phục hoàn toàn.

- Hàn theo dõi hay chụp tuỷ (hàn kiểm soát sâu răng).
- Trám kiểm soát sâu răng là lấy bỏ toàn bộ các cấu trúc răng bị phá hủy
không hồi phục và các tổ chức răng nhiễm khuẩn, sau đó sử dụng các vật liệu
trám có sẵn để làm ngừng tiến triển của bệnh. Phương pháp điều trị này luôn
phải kèm theo các biện pháp dự phòng, giảm sự phát triển của các yếu tố bệnh
nguyên. Các răng sau khi được hàn kiểm soát sẽ được theo dõi và đánh giá trước
khi được hàn vĩnh viễn.
* Chỉ định:
- Sâu răng cấp tính trên nhiều răng, ngà mềm, lỗ sâu lan rộng ít nhất là 1/2
chiều dày của ngà răng.
20


- Các tổn thương sâu răng lớn có thể bất lợi cho sức khỏe của tủy.
- Các tổn thương sâu răng lớn có nghi ngờ bệnh lý tủy.
- Hàn phục hồi (hay vĩnh viễn) [5], [7].
5. Biện pháp dự phòng sâu rãng
5.1. Mục tiêu dự phòng sâu răng
Mục tiêu toàn cầu dự phòng sâu răng cho trẻ em đến năm 2020 là tăng tỷ lệ
trẻ 6 tuổi không sâu răng, giảm chỉ số DMF-R đặc biệt là sâu răng (thành phần
S-R) ở trẻ 12 tuổi, đặc biệt chú ý đến nhóm có nguy cơ cao trong cộng đồng,
giảm số lượng răng bị nhổ do sâu ở các độ tuôỉ 18, 35 - 44 và 65 – 74.
Ở Việt Nam, chương trình dự phòng sâu răng cho trẻ chủ yếu được thực
hiện thông qua Chương trình Nha học đường quốc gia. Trong những năm qua,
chương trình đã được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên để đạt được mục
tiêu toàn cầu về dự phòng sâu răng nói chung và cho trẻ 12 tuổi nói riêng, cần
phải tích cực, nỗ lực nhiều hơn nữa [7], [9], [12] .
5.2. Các biện pháp dự phòng sâu răng
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra các biện pháp phòng bệnh sâu răng như sau:
5.2.1. Sử dụng fluor

- Fluor hóa nguồn cung cấp nước công cộng, t 0,7 đến 1,2 mgF/lít nước.
- Đưa fluor vào muối ăn với 250 mg F/ kg muối, muối fluor không thích
hợp ở những nơi có hàm lượng fluor trong nước cao.
- Sử dụng viên fluor ở những nơi không có fluor trong nguồn nước cung
cấp, có thể sử dụng cho trẻ từ 6 tháng đến 13-15 tuổi.
- Súc miệng với dung dịch fluor pha loãng: Súc miệng hàng ngày với
dung dịch fluor 0,05% hoặc mỗi tuần 1 lần với dung dịch fluor 0,2%.
- Dùng kem đánh răng có fluor, dùng gel fluor [5], [12].
5.2.2. Trám bít hố rãnh
Trường hợp mặt răng có hố rãnh, đặc biệt là mặt nhai răng sau, là những
nơi sâu răng thường xuất hiện. Tuy nhiên, ngay cả khi chải răng, dùng chỉ nha
khoa, thuốc súc miệng kỹ thì nhiều khi không thể làm sạch ở những hố rãnh sâu
21


và nhỏ, là những nơi rất dễ đọng thức ăn. Như vậy, để khắc phục tình trạng này,
cân trám bít hố rãnh bằng Sealant [12].
5.2.3. Chế độ ăn hợp lý
Kiểm soát thức ăn và đồ uống có đường bao gồm: kiểm soát các thực
phẩm có đường ở trường học, giảm số lần ăn các thực phẩm có đường, chỉ ăn
đường dưới 500gr/người/tháng sẽ giảm đáng kể nguy cơ sâu răng.
Sử dụng chất ngọt thay thế đường loại ngọt đậm và xylitol không gây sâu
răng. Thuốc dùng cho trẻ em với các chất ngọt thay thế đường sẽ giảm tỷ lệ sâu 30
răng cho trẻ. Không nên cho trẻ uống nước hoa quả bằng bình vì sẽ kéo dài thời
gian răng tiếp xúc với đường và acid từ hoa quả, không uống nước ngọt có ga.
5.2.4. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng đúng cách rất quan trọng trong kiểm soát và dự phòng
sâu răng.
- Chải răng:
+ Lựa chọn bàn chải: Sử dụng bàn chải dùng cho trẻ em, thay bàn chải

mới theo định kỳ 3 tháng 1 lần hoặc khi lông bàn chải bị xơ cứng.
+ Số lần chải răng: Một ngày nên chải răng ít nhất hai lần (sau khi ăn sáng
và trước khi đi ngủ). Tốt nhất là chải răng 3 lần sau các bữa ăn sáng, trưa, tối.
+ Kem đánh răng: Chọn loại có công thức không đường, có fluor để
chống sâu răng.
- Làm sạch kẽ răng: Dùng chỉ tơ nha khoa, cần tập cho trẻ em có thói
quen dùng chỉ tơ nha khoa càng sớm càng tốt. Chỉ tơ nha khoa thích hợp và tốt
phải là loại chỉ dễ sử dụng, không gây chấn thương lên lợi răng.
- Các biện pháp khác:
+ Sử dụng nước fluor và các dung dịch súc miệng khác, không thể dùng
nước súc miệng thay kem đánh răng. Để đạt hiệu quả, nhất thiết phải đánh răng
trước khi sử dụng nước súc miệng.
+ Không ăn hay uống ngay sau khi dùng nước súc miệng. Tốt hơn nên đợi
30 phút sau khi sử dụng nước súc miệng hay ăn hay uống.
22


- Dinh dưỡng cân bằng hợp lý và đủ chất.
- Khám định kỳ để kịp thời điều trị các bệnh lý răng miệng.
- Tuyên truyền phòng bệnh cho trẻ và cho bố mẹ, những người trực tiếp
chăm sóc cho trẻ [12].

23


KẾT LUẬN
Sâu răng được Tổ chức Y tế Thế giới xem là một trong ba mối nguy cho
sức khỏe con người sau bệnh tim mạch và ung thư, hậu quả của sâu răng có mối
liên quan chặt chẽ với các vấn đề về sức khỏe răng miệng và kinh tế xã hội.
Sâu răng ở giai đoạn sớm thường không gây khó chịu cho người bệnh nên

khó phát hiện ra. Khi xuất hiện những tổn thương có thể nhìn thấy bằng mắt
thường bệnh nhân thường than phiền về việc dắt thức ăn và những cơn đau nhức
khiến họ ăn ngủ không ngon. Bệnh sâu răng nếu không được điều trị sẽ tiến triển
dẫn đến gây viêm tủy và những bệnh lý vùng quanh chóp, viêm tổ chức liên kết,
viêm xương hàm...
Đối với trẻ em, bệnh sâu răng lại có những tác động tiêu cực không chỉ
trong một thời gian ngắn mà còn kéo dài đến khi trẻ trưởng thành. Bệnh sâu răng
khiến trẻ trở nên thụ động, ngại tiếp súc với bạn bè, học hành giảm sút. Do đó
cần phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị sâu răng cho trẻ. Ngoài ra hướng dẫn
cách chăm sóc răng miệng, tuyên truyền cho các bậc phụ huynh và trẻ em về sức
khỏe răng miệng ngay từ khi trẻ còn ở lứa tuổi nhỏ là rất cần thiết.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Cẩn, Ngô Đồng Khanh (2007), “Phân tích dịch tễ bệnh sâu răng và
nha chu ở Việt Nam”, Y Học thành phố Hồ Chí Minh, 11(3), tr. 1-6.

2. Trần Văn Dũng (2012), Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm nha chu

trong nhân dân thành phố Huế năm 2011, Luận Án chuyên khoa cấp II, Đại
Học Y Dược Huế, tr.25-55.
3.

Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn (2011), “Thực trạng bệnh răng miệng
và một số yếu tố liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm
2010”, Y Học Thực Hành, 797 (12), tr.56-59.


4.

Vũ Thị Định (2012), “Xác định tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu học thành
phố Hà Nội”, Y Học TP Hồ Chí Minh, Tập 16, phụ bản của Số 4, tr. 98-111.

5. Trịnh Thị Thái Hà (2013), “Chữa răng và nội nha”, Bệnh sâu răng, Tập 1,
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 27 – 30.
6.

Hoàng Trọng Hùng, Trần Đức Thành, Đào Thị Hồng Quân, Hoàng Tử Hùng
(2007), “Tỷ lệ và độ trầm trọng của tình trạng răng nhiễm fluor ở trẻ 12 và
15 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh”, Y Học TP. Hồ Chí Minh , Tập 11, Phụ
Bản Số 2, tr. 141-150.

7.

Hoàng Tử Hùng (1996), “Chẩn đoán sâu răng và lượng giá nguy cơ: xem xét
lại các chiến lược dự phòng và xử trí”, Thông tin mới Răng Hàm Mặt, tập 2,
tr.38-49.

8. Nguyễn Văn Hiệp, Tống Minh Sơn (2014), “Nhận xét tình hình sâu hố rãnh
răng hàm lớn thứ nhất ở trẻ em 6 - 12 tuổi tại làng trẻ mồ côi Birla - Hà
Nội”. Tạp chí y học thực hành, Tập 907, tr. 74 - 76.
9. Khoa Răng hàm mặt (2018), “Các bệnh răng miệng thường gặp và cách xử trí”,
Giáo trình răng hàm mặt, trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, tr 24-27.
10. Lâm Nhật Tân (2010), “Tình trạng sức khỏe răng miệng trẻ em lứa tuổi 12
và 15 tại thành phố Cần Thơ năm 2010”. Luận văn thạc sĩ y học, Trường
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.


25


×