Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

chuyên đề dị vật THỰC QUẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.62 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN
BỘ MÔN TAI MŨI HỌNG
------***------

CHUYÊN ĐỀ
DỊ VẬT THỰC QUẢN
(Học phần: Bệnh học họng - Thanh quản)

Giảng viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN TOÀN THẮNG
Học viên
: LÙNG CHÚNG VINH
Lớp
: CKI K21 – TAI MŨI HỌNG

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................................................................................. 1
NỘI DUNG..................................................................................................................................................................................................... 3
1. Sơ lược giải phẫu và sinh lý thực quản.................................................................................................................3
1.1 Giải phẫu.................................................................................................................................................................................................. 3
1.1.1. Giới hạn: Chiều dài và đường kính thực quản..................................................................................3
1.1.2. Các điêm hẹp thực quản................................................................................................................................................ 4
1.1.3. Các đoạn thực quản và liên quan giải phẫu.........................................................................................4
1.1.4. Cấu tạo mô học thành thực quản.......................................................................................................................5
1.1.5. Cung cấp máu động mạch......................................................................................................................................... 6
1.2. Sinh lý thực quản......................................................................................................................................................................... 7
1.3. Vị trí............................................................................................................................................................................................................ 7
2. Nguyên nhân........................................................................................................................................................................................... 8
3. Chẩn đoán dị vật thực quản.................................................................................................................................................. 8


3.1. Giai đoạn đầu: Triệu chứng cơ năng là chính..........................................................................................8
3.2. Giai đoạn thứ hai: Viêm nhiễm.................................................................................................................................. 9
4. Các thể lâm sàng............................................................................................................................................................................. 10
4.1. Dị vật thực quản ngực........................................................................................................................................................ 10
4.2. Dị vật không cản quang.................................................................................................................................................... 11
4.3. Dị vật dẹt............................................................................................................................................................................................. 11
4.4. Dị vật đã trôi đi........................................................................................................................................................................... 12
5. Biến chứng............................................................................................................................................................................................. 12
5.1. Viêm tấy mô liên kết lỏng lẻo ở cổ.................................................................................................................... 12
5.2. Viêm trung thất............................................................................................................................................................................ 12
5.3. Thể viêm ngay tức khắc................................................................................................................................................... 12
5.4. Viêm màng phổi......................................................................................................................................................................... 13
5.5. Thủng động mạch lớn......................................................................................................................................................... 13
6. Chẩn đoán................................................................................................................................................................................................ 13


6.1. Chẩn đoán xác định............................................................................................................................................................... 13
6.2. Chẩn đoán phân biệt............................................................................................................................................................. 13
7. Xử trí.............................................................................................................................................................................................................. 14
7.1. Soi thực quản vừa là phương pháp vừa chẩn đoán vừa là phương pháp điều trị.....14
7.2. Mở thực quản................................................................................................................................................................................ 15
8. Điều trị......................................................................................................................................................................................................... 16
8.1. Nguyên tắc điều trị:............................................................................................................................................................... 16
8.2. Điều trị biến chứng................................................................................................................................................................ 16
8.3. Điều trị cụ thể:............................................................................................................................................................................. 16
9. Phòng bệnh............................................................................................................................................................................................ 16
KẾT LUẬN................................................................................................................................................................................................ 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................................... 18



DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Giải phẫu thực quản ..................................................................................................................................................... 3
Hình 2. Hình ảnh giải phẫu thực quản và liên quan ..................................................................................6
Hình 3: Hình ảnh dị vật thực quản ngực trên phim x quan ngực thẳng...........................11
Hình 4: Hình ảnh di vật dẹt trên phim xquan ngực thẳng.................................................................11
Hình 5. Dụng cụ soi gắp dị vật thực quản.............................................................................................................15


ĐẶT VẤN ĐỀ
Dị vật đường ăn là một tai nạn rất thường gặp trong lĩnh vực tai mũi họng dị
vật đường ăn bao gồm dị vật họng, thực quản. Dị vật thường xảy ra trong sinh hoạt
Vì đường vào là đường miệng. Đa số là dị vật nhỏ: xương cá, đầu tâm…
Xay ra nuốt phải và cắm lại ở họng. Dị vật thực quản ở sâu trong cổ, trong ngực
thường phức tạp hơn đặc biệt nguy hiểm hơn, gặp nhiều hơn, khó khăn hơn trong
chẩn đoán và sử trí vì chuyên đề này tôi xin tập chung vào dị vật thực quản.
Dị vật thực quản là một cấp cứu trong tai mũi họng, có thể gặp bất cứ lứa
tuổi nào, không phân biệt nam,nữ. nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, sẽ
gây các biến chứng nguy hiểm, dễ tử vong.
Sau khi bị hóc xương người bệnh thấy nuốt đau và khó nuốt, không ăn
uống được nữa.
Tại viện tai mũi họng trung ương từ năm 1981 đến năm 1985 có 509 ca dị
vật đường ăn, tại bệnh viện tai mũi họng thành phố Hồ Chí Minh từ năm 19911997 có 3249 trường hợp dị vật đường ăn đến khám và điều trị [7].
Ở Mỹ cứ trên 1000.000 người dân có 120 mắc bệnh lý hóc dị vật đường
ăn và có khoảng 1500 trường hợp tử vong mỗi năm trên toàn nước Mỹ [8].
Gây ra ápxe cạnh cổ, apxe trung thất do thủng thực quản thậm chí gây ra
thủng động mạch chủ dẫn đến tử vong. Dị vật thực quản hay gặp nhất trong các
dịp tết hội hè, Người lớn bị nhiều hơn trẻ em [2].
Dị vật đường ăn nói chung, dị vật thực quản ngày càng đa dạng và phổ
biến cùng với sự phát triển kinh tê, mức sống được nâng cao. Dị vật đường ăn
còn phụ thuộc vùng miền thường sử dụng thực phẩm có xương đặc biệt là cá

trong bữa ăn hàng ngày.
Tuy vậy những hiểu biết về điều trị khi hóc dị vật đường ăn vẫn còn hạn
chế chẳng hạn: Nhiều người sau khi hóc ăn thêm miếng rau, miếng cơm, cúng
bái... Đó là nguyên nhân khiến bệnh nhân phải đến bệnh viện quá muộn đôi khi
biến chứng nặng nề như viêm tấy, áp xe amiđan, quanh amiđan, thành sau họng,
1


áp xe quanh thực quản, áp xe trung thất, biến chứng phổi, dò khí thực quản,
thủng mạch máu lớn. . . Lúc này cần phải điều trị lâu dài, tốn kém tiền của, ảnh
hưởng sức khoẻ của người dân, có khi nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Hoàn cảnh xẩy ra dị vật thực quản là do sự lơ đáng trong khi ăn uống.
Do đó trong chuyên đề này, tôi muốn đề cập đến để tìm hiểu về nguyên
nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách xử trí dị vật thực quản. Để xác định nội
dung, mẫu chốt của chuyên đề tôi xác định 3 mục tiêu như sau:
MỤC TIÊU
1. Vận dụng được kiến thức giải phẫu sinh lý, thực quản và nguyên nhân
dị vật thực quản.
2. Chẩn đoán xử trí và điều trị được dị vật thực quản.
3. Nhận thức được dị vật thực quản là một cấp cứu trong tai, mũi, họng
cần phải xử trí xớm, để giảm các biến chứng, giảm chi phí cho xã hội và tuyên
truyền các biện pháp phòng dị vật thực quản.

2


NỘI DUNG
1. Sơ lược giải phẫu và sinh lý thực quản
1.1 Giải phẫu
Thực quản là một ống cơ – niêm mạc nối hạ họng ở phía trên với dạ dạy ở

phía dưới.
1.1.1. Giới hạn: Chiều dài và đường kính thực quản
Ở trẻ mới sinh thực quản dài khoảng 8 - 10cm, nhưng khi trẻ tròn 1 tuổi
thì thực quản dài 12cm, đến 5 tuổi thực quản có thể dài 16cm, đến năm 15 tuổi
thì thực quản dài 19cm. Ở người trưởng thành thực quản dài trung bình ở phụ nữ
là 23cm, đàn ông là 25cm. Đường kính thực quản ở trẻ sơ sinh khoảng 5mm,
nhưng đường kính này tăng gần gấp đôi khi trẻ 1 tuổi và ở trẻ 5 tuổi có đường
kính là 15mm, ở người trưởng thành đường kính khoảng 20mm nhưng nó có thể
nở ra đến 30mm [1].

Hình 1. Giải phẫu thực quản [8]

3


1.1.2. Các điêm hẹp thực quản
Điểm hẹp miệng thực quản: đây là nơi hẹp nhất của thực quản nên dị vật
thường hay mắc lại.
Điểm hẹp quai động mạch chủ: do quai động mạch chủ đè vào bờ trái
thực quản.
Điểm hẹp phế quản gốc trái: do phế quản gốc trái bắt chéo mặt nước thực quản.
Điểm hẹp cơ hoành: chỗ thực quản chui qua cơ hoành.
Điểm hẹp tâm vị.
Theo Jackson C và Jackson CL khoảng cách nội soi từ cung răng trên
(CRT) đến các vị trí hẹp tự nhiên của thực quản như sau [9].
Bảng 1. Các vị trí hẹp của thực quản theo lứa tuổi
Tuổi

Miệng


Quai động

Phế quản

thực quản mạch chủ
gốc trái
Sơ sinh
7cm
12cm
13cm
1
9cm
14cm
15cm
3
10cm
15cm
16cm
6
11cm
16cm
18cm
10
12cm
17cm
20cm
14
14cm
21cm
24cm

Người lớn
16cm
23cm
27cm
1.1.3. Các đoạn thực quản và liên quan giải phẫu

Lỗ cơ

Tâm vị

hoành
19cm
21cm
23cm
24cm
25cm
31cm
36cm

21cm
23cm
25cm
26cm
27cm
34cm
40cm

1.1.3.1. Đoạn thực quản cổ: Dài 5 - 6cm.
Giới hạn: trên từ miệng thực quản (ngang C6), ở dưới đến bờ dưới của D2.
Liên quan: phía trước thực quản là khí quản với ở giữa là tổ chức liên kết

lỏng lẻo, phía sau thực quản liên quan với cột sống cổ thông qua lớp mô tế bào
lỏng lẻo và cân trước sống. Ở hai bên có dây thần kinh quạt ngược, tuyến giáp
và bó mạch thần kinh cảnh.
1.1.3.2. Đoạn thực quản ngực: Dài 16 -18cm.
Giới hạn: từ D2 đến D10 lúc đầu thực quản đi qua trung thất trên rồi sau
đó qua trung thất sau, ở ngang mức D5 thì rời xa cột sống đi ra trước và sang trái
để tới lỗ thực quản của cơ hoành.

4


Liên quan: phía trước với khí quản, chỗ phân đôi của khí quản và phế quản
gốc trái. Phía sau cổ các đốt sống ngực, ống ngực, tĩnh mạch đơn cùng nhánh.
Bên trái: quai động mạch chủ bắt chéo thực quản ngang mức D4, dây thần
kinh thanh quản quặc ngược trái, động mạch dưới đòn traí, ống ngực và màng
phổi trái.
Bên phải: có màng phổi và quai tĩnh mạch đơn bắt chéo ngang mức D4.
Ở các cuống phổi các dây thần kinh lang thang tạo nên một đám rối trên
bề mặt thực quản, thần kinh lang thang trái nằm trước, thần kinh lang thang phải
nằm sau [6], [12].
1.1.3.3. Đoạn thực quản bụng: Dài 2 - 3cm
Nối với dạ dày qua lỗ tâm vị, tương ứng với D11. Thực quản nằm trong
rãnh thực quản ở mặt sau thùy trái của gan và được phúc mạc che phủ ở mặt
trước phía sau thực quản là trụ trái của cơ hoành. Được coi là điểm tận cùng của
thực quản.
1.1.4. Cấu tạo mô học thành thực quản.
Thành thực quản dày 3mm. Được cấu tạo bởi các lớp
- Lớp cơ: Dày và được cấu tạo bởi các bó sợi cơ vân bao quanh họng ở
1/4 trên của thực quản, các bó sợi này lẫn với các sợi cơ trơn, xuống dưới các
sợi cơ trơn tăng dần lên và tạo nên toàn bộ lớp cơ của thực quản ở 3/4 dưới. Ở

tâm vị, các sợi cơ vân lại xuất hiện hình thành cơ thắt tâm vị.
- Lớp dưới niêm mạc: là mô liên kết chun lỏng lẻo, có các mạch máu và
thần kinh đi qua để vào lớp niêm mạc. Do đó giữa các lớp cơ và lớp niêm mạc
dễ trượt lên nhau nên có thể lỗ thủng niêm mạc không trùng với lỗ thủng cơ khi
soi thực quản.
- Lớp niêm mạc: được cấu tạo bởi nhiều lớp: lớp biểu mô, lớp đệm, lớp cơ
niêm và các tuyến.
+ Lớp biểu mô: thuộc loại lát tầng, tù ngay cơ hoành trở xuống là biểu mô
trụ kiểu dạ dày.

5


+ Lớp đệm: dày đặc và có các nhú trồi ra đọc theo các nếp dọc của niêm
mạc. Gồm các sợi liên kết chun có hướng dọc theo lòng thực quản, xen kẽ có
các đám tổ chức lymphô.
+ Cơ niêm: gồm các sợi cơ trơn, có cả cơ vòng và cơ dọc.
+ Các tuyến: có hai loại: tuyến ống thực quản có nhiều ở hai thành bên và
thành sau, tuyến tâm vị là kiểu tuyến ống của dạ dày [4].

Hình 2. Hình ảnh giải phẫu thực quản và liên quan [10].
Chú thích: 1 khí quản; 2 quai động mạch chủ; 3, 4 thực quản; 5 cơ hoành.
1.1.5. Cung cấp máu động mạch
- Thực quản cổ: Được cấp máu từ các nhánh thực quản của động mạch
giáp dưới
- Thực quản ngực: Đoạn gần được cấp máu từ các nhánh thực quản của
động mạch phế quản, đoạn xa được cung cấp máu từ nhánh thực quản của động
mạch chủ ngực
6



- Thực quản bụng : Mặt trước và bên được cấp máu từ nhánh thực quản
của động mạch vị trái xuất phát từ động mạch thân tạng và nhánh động mạch
hoành dưới, mặt sau được cấp máu từ động mạch lách
1.2. Sinh lý thực quản
Thực quản là một cơ quan quá cảnh: thức ăn, chất uống chỉ đi ngang qua
đó để vào dạ dày, nó có vai trò quan trọng trong động tác nuốt. Nuốt là động tác
đưa thức ăn từ miệng xuống thực quản, cơ chế gồm ba giai đoạn kế tiếp nhau.
Giai đoạn miệng: miệng đóng lại, thức ăn đã được nhai và tẩm nước bọt,
sẽ được lưỡi ép lên vòm khẩu cái và được tống tới eo họng. Thì này hoàn toàn
theo ý muốn điều khiển.
Giai đoạn hầu: sau khi thức ăn qua eo họng, lưỡi đẩy từng đợt cho thức ăn
vào hầu. Thức ăn chạm vào thành sau họng sẽ gây phản xạ nuốt. Các cơ nâng
thanh quản kéo thanh quản và hạ họng lên làm cho thanh thiệt đẩy xuống thanh
quản, cơ siết họng co lại và bóp đẩy viên thức ăn xuống, miệng thực quản mở ra
và thức ăn rơi vào thực quản. Thì này không phụ thuộc vào ý muốn của người
nuốt [5].
1.3. Vị trí
- Có 5 điểm hẹp tự nhiên và dị vật có thể mắc lại vị trí này
- Miệng thực quản hay éo hẹp nhẫn – hầu là nơi hẹp nhất, cách cung răng
trên khoảng 14 – 15cm.
- Eo hẹp quai động mạch chủ: do quai động mạch chủ đè vào sườn trái
của thực quản, cách cung răng trên khoảng 22 – 24cm.
- Eo hẹp phế quản gốc trái: nơi phế quản gốc trái bắt chéo phái trước thực
quản, cách cung răng trên khoảng 27 – 29cm.
- Eo hẹp cơ hoành: nơi thực quản chu qua cơ hoành, cách cung răng trên
khoảng 34 – 36 cm.
- Tâm vị là chỗ thực quản nối tiếp với dạ dày, với cơ thắt tâm vị cách cung
răng trên khoảng 40cm.


7


Đó là những mốc giải phẩu quan trọng cần lưu ý trong khi soi hay nong
thực quản [11].
2. Nguyên nhân
- Do tập quán ăn uống: Ăn các món ăn đều được chặt thành miếng thịt lẫn
xương sẽ dễ gây hóc khi ăn vội vàng, ăn không nhai kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện
đặc biệt chú ý với người già mất răng, người có rang giả
- Trẻ em có thói quen ngậm đồ chơi vào miệng, người lớn dùng miệng
ngậm dụng cụ khi làm việc.
- Do thực quản co bóp bất thường: Có những khối u bất thường trong
hoặc ngoài thực quản làm thực quản hẹp lại, thức ăn sẽ mắc lại ở đoạn hẹp, ví dụ
như: u trung thất đè vào thực quản, ung thư hoặc do co thắt thực quản.
- Do các đoạn hẹp sinh lý của thực quản: Thực quản có 5 đoạn hẹp sinh
lý, và đây chính là chỗ thức ăn hay mắc lại. Dị vật thường mắc lại nhiều nhất ở
vùng cổ 74% đoạn ngực là: 22% còn đoạn dưới ngực là: 4% [12].
3. Chẩn đoán dị vật thực quản
Thể điển hình dị vật thực quản cổ:
Tùy thuộc vào bản chất của dị vật, vị trí mắc dị vật và thời gian đến viện
sớm hay muộn mà biểu hiện các triệu chứng khác nhau [4].
3.1. Giai đoạn đầu: Triệu chứng cơ năng là chính
Ngay sau khi nuốt phải mảnh xương, bệnh nhân có cảm giác vướng họng,
khó nuốt và đau. Có người bỏ dở bữa cơm không ăn được nữa, nhưng cũng có
người cố nuốt vài viên cơm nếp với ky vọng rằng những viên cơm này sẽ lôi
cuốn xương xuống dạ dày.
Bệnh nhân có cảm giác tưng tức cổ, sau xương ức. Có người kêu đau nhói
trong ngực, đau ra giữa hai bả vai.
Nước bọt chảy ra nhiều
Nói chung, khi dị vật vào thực quản nó không gây ra những triệu chứng

rầm rộ như trong dị vật đường hô hấp.

8


Trong trường hợp nuốt vật to, chúng ta thấy có những triệu chứng: ồ ạt
như ngột thở, tím người, nôn ọe… Nhưng đây không phải là dị vật thực quản
mà là dị vật hạ họng: Thí dụ nuốt quả trứng luộc quá to, nó không chui vào
miệng thực quản được, nó dừng lại hạ họng, rơi vào tiền đình thanh quản và gây
phản xạ co thắt thanh quản.
Ở trẻ em hóc những dị vật tròn và mỏng (đồng xu), không gây ra khó nuốt
mà chỉ gây ra cảm giác tức nặng ở cổ, sau hố thượng ức, trong ngực. Vị trí của
những cảm giác này ít khi ăn khớp với vị trí của dị vật
Ở trẻ em có một số triệu chứng làm ta lưu ý đó là trẻ nôn hoặc trớ do dị
vật cản trở nuốt hay ho do dị vật đè ấn vào khí quản chụp X quang cổ nghiêng,
ngực thẳng có thể xác định đươc kích cớ, vị trí nếu dị vật cản quang [7].
3.2. Giai đoạn thứ hai: Viêm nhiễm
Các triệu chứng viêm nhiễm xuất hiện sau 24 - 48 giờ, bệnh nhân sốt, khoảng
38-39oC, bạch cầu tăng, có bộ mặt nhiễm khuẩn. Nuốt rất đau, thường không ăn
được mà chỉ uống nước. Nước bọt chảy ra nhiều, có khi lẫn mủ. Hơi thở có mùi hôi.
Soi thanh quản thấy có nước bọt đọng lại hai xoang lê.
Máng cảnh, thường là bên trái, bị đầy.
Khi ấn vào bờ trước cơ ức đòn chũm, ngang tầm sụn nhẫn bệnh nhân kêu đau.
Tiếng lọc cọc thanh quản cột sống mất.
Chụp X quang theo tư thế nghiêng cho thấy khoảng cách giữa thanh-khíquản và cột sống dày gấp ba bình thường. Hiện tượng này nói lên rằng thực
quản cổ bị sưng hoặc có áp xe dưới niêm mạc.
Chúng ta có thể thấy được dị vật nếu có cản quang. Dị vật thường ngang
tầm đốt cổ VI (nhưng không nên nhầm với bóng mờ của sụn phễu bị vôi hóa).
Cột sống cổ thẳng đờ chứ không cong về phía sau như thường lệ.
Soi thực quản cho thấy dị vật bị nghẽn vùng dưới miệng thực quản, niêm

mạc đỏ, phù nề, căng phồng, có nhiều mủ thối lẫn thức ăn chung quanh dị vật. Nếu
dị vật đã nhiều ngày trong thực quản, niêm mạc chung quanh dị vật có thể sùi lên
hoặc bị giả mạc che phủ. Có khi nhìn thấy được lỗ vỡ của áp xe rỉ mủ [2].
9


3.3. Giai đoạn thứ ba: Biến chứng Có túi mủ ngoài thực quản
Nếu không được điều trị, dị vật sẽ làm thủng thực quản. Quá trình viêm
lan rộng ra ngoài thực quản và gây ra viêm tấy chung quanh thực quản cổ.
Bệnh nhân sốt cao, mạch nhanh, thở khó, nói khan liệt dây hồi quy và phù
nề thanh quản, không ăn uống được, quay cổ khó khăn.
Nhìn bên ngoài thấy cổ sung cả hai bên, nhất là bờ trước cơ ức đòn chũm.
Khi ấn vào, bệnh nhân kêu đau và ngón tay thầy thuốc có cảm giác tức sờ vào
khối đóng bánh.
Phim Xquang cho thấy túi mủ trước cột sống có (khoảng Henke) to bằng
quả trứng, có mức nước.
Soi thực quản trong giai đoạn này rất nguy hiểm: nó gây ra vỡ áp xe trong
trung thất hoặc ngột thở. Soi thanh quản gián tiếp bằng gương thấy thành sau
của hạ họng phồng lên, hai xoang lê đóng kín.
Để tự nhiên, túi mủ có thể vỡ vào thực quản làm cho bệnh nhân nôn hoặc
khạc ra mủ. Khả năng này dễ làm cho người bệnh bớt đau nhưng lại ít xảy ra.
Trong đa số trường hợp, túi mủ đổ vào trung thất hoặc xâm nhập vào mô lỏng
lẻo ở cổ gây ra biến chứng chết người [5] [9].
4. Các thể lâm sàng
4.1. Dị vật thực quản ngực
Bệnh nhân không có những triệu chứng cổ như: Đau máng cảnh, sưng
mảng cảnh, mất tiếng lọc cọc thanh quản cột sống mà thấy nuốt vướng, có cảm
nghẹn và đau tức sau xương ức. Nếu là dị vật sắc bén, nó sẽ làm thủng thực
quản và bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như: sốt nặng (bộ mặt tái xanh,
mạch nhanh và nhỏ, thở nông và nhanh, huyết áp tụt), đau sau xương ức, đau

giữa hai bả vai, co cơ bụng (bệnh nhân đi lom khom), tràn khí thượng ức thượng
đòn, và tràn khí trung thất. Phim X quang trong tư thế nghiêng cho thấy khoảng
sáng bất thường trước cột sống lưng. Thủng thực quản ngực sẽ nhanh chóng đưa
đến viêm trung thất.

10


Hình 3: Hình ảnh dị vật thực quản ngực trên phim x quan ngực thẳng [4]
4.2. Dị vật không cản quang
Dị vật không cản quang cũng gây ra những thương tổn thực quản như là
những dị vật cản quang. Chỉ có điểm khác là quang tuyến không phát hiện ra
được dị vật mà chỉ cho thấy những thương tổn do dị vật gây ra: sung thực quản,
túi mủ, tràn khí… Gặp trường hợp này, chúng ta nên cho bệnh nhân uống baryt
rồi chụp. Phim X quang cho thấy thuốc cản quang dừng lại chỗ sưng tấy và làm
nổi bật lên hình ảnh của dị vật.
4.3. Dị vật dẹt
Những dị vật dẹt như đồng xu thường hay đứng lại ở ngang tầm hố thượng
ức và dán mình vào thành sau thực quản,không gây ra trở ngại cho sự ăn uống.
Dị vật có thể trong thực quản hàng tháng mà không gây ra tai biến
Chẩn đoán bệnh dựa vào X quang, soi thực quản ít khi thấy được dị vật
khi đẩy ống đi tới nhưng sẽ thấy dị vật khi chúng ta rút ống soi từ từ.

Hình 4: Hình ảnh di vật dẹt trên phim X quang ngực thẳng [5]
4.4. Dị vật đã trôi đi
11


Dị vật nhỏ và nhọn như xương cá diếc có thể cắm vào thành thực quản
trong một thời gian ngắn rồi rụng đi và chỉ để lại trên niêm mạc vết sây sát nóng.

Bệnh nhân có cảm tức vướng họng, nuốt đau, nhưng chụp và soi thực quản,
không thấy dị vật, chỉ thấy loét trợt niêm mạc.
Trong đa số trường hợp, cảm giác đau và vướng sẽ hết trong một vài hôm.
Trong một vài trường hợp riêng lẻ, vết xước mở đường cho vi khuẩn vào niêm
mạc, gây ra viêm thực quản hoặc apxe dưới niêm mạc.
5. Biến chứng
5.1. Viêm tấy mô liên kết lỏng lẻo ở cổ
Dị vật làm thủng thực quản cổ. Qua lỗ thủng này vi khuẩn thoát ra khỏi
thực quản, gây ra viêm tấy chung quanh và viêm tấy tổ chức liên kết cổ. Cổ sung
to lên đến cằm. Các nếp gấp mất hết. Da phù nề và đỏ. Ngón tay ấn vào chỗ cảm
giac căng và làm cho bệnh nhân đau. Bệnh nhân không nuốt được
Người bệnh thở nhanh và nông, nhiệt độ cao: cổ không quay được và
cũng không cúi được. Tiếng nói có thể bị khan do liệt dây hồi quy.
Túi mủ sẽ ăn thủng da và đổ ra ngoài [3].
5.2. Viêm trung thất
Trung thất có thể bị viêm một cách từ từ hoặc viêm ngay tức khắc.
Viêm tấy chung quanh thực quản cổ tràn lan xuống trung thất. Sự tràn lan
này được báo hiệu bằng hiện tượng thuyên giảm gia hiệu các triệu chứng chức
năng: bớt đau, nuốt chất lỏng được, cổ bớt căng… vì mủ đã thoát xuống trung
thất, không chèn ép thực quản cổ nữa
5.3. Thể viêm ngay tức khắc
Ở những bệnh nhân mà sức đề kháng giảm sút, độc tính của vi khuẩn ao,
hoặc trong thủng thực quản ngực, chúng ta thấy trung thất bị viêm ngay trực tiếp
không qua giai đoan viêm tấy cổ. Đây là hiện tượng viêm mô liên kết lỏng lẻo
tỏa lan trung thất, biển diễn hết sức nhanh chóng.

12


Triệu chứng nhiễm độc toàn thân rất nặng, mạch nhanh và yếu, tức ngực,

thở khó khăn, da tím tái, nhiệt độ có khi tụt xuống 36 0C, nước tiểu rất ít, sẫm
màu và có nhiều anbumin, bộ mặt lo âu, rầu rĩ. Cổ sung bệnh vì tràn khí dưới da.
Chụp X quang không thấy túi mủ, bệnh nhân tử vong trong vòng vài ba
ngày.
5.4. Viêm màng phổi
Viêm trung thất có thể đưa đến viêm phế mạc mủ
Trong trường hợp viêm trung thất biến diễn vài ba tuần, chúng ta thấy phế
mạc bị viêm mủ do thủng cùng đồ liên tĩnh mạch đơn thực quản bên phải hoặc
cùng đồ liên động mạch chủ - thực quản bên trái. Bệnh nhân có hội chứng tràn
dịch màng phổi (gõ đục, mất rì rào phế nang, tiếng dê, tiếng ngực thầm, tiếng
đồng xu…)
Phim X quang cho chúng ta thấy màng phổi có mức nước. Chọc dò có mủ [1].
5.5. Thủng động mạch lớn
Xương nhọn, sau khi làm thủng thực quản và gây viêm tấy chung quanh
thực quản, có thể tiếp tục làm thủng những động mạch lớn như: động mạch cảnh
gốc, thân động mạch cánh tay-đầu phải, quai động mạch chủ… gây ra chảy máu
khủng khiếp vào thực quản.
Biến chứng này thường xuất hiện muộn (sau một tuần) và đột ngột: bệnh
nhân nôn ộc ra máu tươi rồi chết. Ít khi chúng ta thấy có triệu chứng báo hiệu
như khạc ra mủ lẫn máu một vài ngày trước.
6. Chẩn đoán
6.1. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán quyết định dựa vào lời khai của bệnh nhân có hóc xương.
Dựa vào triệu chứng lâm sàng nuốt đâu không ăn được sau hóc.
Dựa vào Xquang có thể thấy dị vật nếu cản quang.
Dựa vào soi thực quản là phương pháp vừa chẩn đoán vừa điều trị.
6.2. Chẩn đoán phân biệt

13



* Hoc xương giả: Loạn cảm họng bệnh nhân cảm giác nuốt vướng nuốt
đau như có dị vật, nhưng khi ăn uống hoàn toàn bình thường.
- Hội chứng trào ngược dạ dày ngoài thực quản
- Viêm amydal, viêm xoang mạn tính.
- Hội chứng cổ, tâm thần, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, x quang, nội soi
không có dị vật
- Ung thư thực quản, hạ họng – thanh quảng giai đoạn đầu [6].
7. Xử trí
Khi dị vật đã mắc thực quản, chúng ta phải lấy nó ra. Tuyệt đối không nên
dùng những phương pháp thô bạo như: Móc họng cho nôn ra, dùng que (ống đu
đủ) tọng di vật xuống dạ dày. Có hai phương pháp để lấy dị vật: soi thực quản và
mở thực quản.
7.1. Soi thực quản vừa là phương pháp vừa chẩn đoán vừa là phương pháp
điều trị
Soi thực quản là phương pháp tốt nhất và phổ cập để lấy dị vật
Nếu bệnh nhân còn khỏe mạnh, chúng ta có thể soi ngay, bằng không,
chúng ta phải hồi sức (tiêm vào tĩnh mạch dung dịch mặn ngọt) và tiêm kháng
sinh trong 12 giờ trước rồi hãy soi sau. Chúng ta đã nói đến dụng cụ và kỹ thuật
soi thực quản nên chúng tôi không nhắc lại Cocain-adrenalin chấm vào niêm
mạc có tác dụng rất tốt trong hốc dị vật: nó làm co niêm mạc và giải phóng dị
vật phù nề vài hôm.
Khi thấy dị vật rồi, chúng ta dùng kìm gắp nó ra. Nếu dị vật trong vị trí
bất lợi (nằm ngang hoặc mắc vào thành thực quản), chúng ta phải xoay chiều dị
vật cho nó nằm trước khi gắp. Riêng trong trường hợp kim băng bật mũi xoay
nhọn lên trên, chúng ta phải đẩy nó xuống dạ dày chứ không nên kéo lên. Vì làm
như vậy mũi kim sẽ bị lôi ngược và xé rách thực quản. Sau đó chúng ta sẽ kéo
xuôi kim từ dạ dày lên.

14



Trong trường hợp có apxe dưới niêm mạc, chúng ta chỉ cần gắp dị vật ra
để cho mủ tự chảy vào long thực quản, và tiêm kháng sinh cho đến khi hết đau,
hết sốt.

Hình 5. Dụng cụ soi gắp dị vật thực quản [7]
7.2. Mở thực quản
Chúng ta mở thực quản để lấy dị vật trong trường hợp không gắp dị vật ra
bằng đường tự nhiên được hoặc trong trường hợp thực quản đã bị thủng và có
viêm tấy. Chúng ta có thể mở thực quản cổ hoặc thực quản ngực tùy theo vị trí
của dị vật.
Sau khi mổ phải cho bệnh nhân ăn, bằng ống song dạ dày.
Kháng sinh có tác dụng tốt sau khi đã lẫy dị vật ra. Phải dùng phối hợp
nhiều loại (Cephotaxim+ metronidarol) và dùng liều lượng cao [6] [10].

15


8. Điều trị
8.1. Nguyên tắc điều trị:
- Phải lấy được dị vật
- Điều trị nội khoa: hồi sức tích cực
8.2. Điều trị biến chứng
Tùy từng biến chứng mà có điều trị cụ thể
- Viêm tấy, áp xe tổ chức lỏng lẻo quanh thực quản cổ: Chọc dò, nếu có áp
xe, mở cạnh cổ dẫn lưu mủ.Nếu có ổ áp xe thì gắp bỏ dị vật, nếu không thấy dị
vật phải soi thực quản gắp dị vật.
- Áp xe trung thất: Mở trung thất dẫn lưu mủ.
- Viêm màng phổi mủ: Bơm rửa màng phổi, đồng thời với các phẫu thuật,

thu thuật trên, cần phải:
8.3. Điều trị cụ thể:
- Chống nhiễm trùng: bằng kháng sinh liều cao và kết hợp
- Chống nhiễm độc: Bằng Corticoid.
- Hồi sức tích cực và nâng cao thể trạng: Bồi phụ nước và điện giải,
truyền đạm, sinh tố…Nếu cần thiết có thể cho ăn qua sonde dạ dày
9. Phòng bệnh
Dị vật đường tiêu hóa là một tai nạn mà chúng ta có thể đề phòng được
Nên ăn chậm, nhai kỹ và chỉ nuốt khi nào không thấy xương trong miệng
Nên cải tiến lại cách làm thức ăn: không ăn thịt gà, thịt vịt trừng mảnh
nhỏ lẫn xương mà phải để nguyên miếng lớn hoặc gỡ thịt ra khỏi xương, không
nên đạp nát vụn xương bò, xương lợn để nấu canh, nên kho nấu cá thật kỹ cho
đến khi nhừ xương
Đối với trẻ nhỏ, khi cho ăn thịt, ăn cá phải gỡ hết xương
Tuyệt đối không cho trẻ em chơi hoặc để gần tay chúng những vật mà nó
có thể nuốt được như đồng xu, huy hiệu, kim băng….
Khi bị hóc dị vật phải đến cơ sở y tế ngay [3] [5].

16


KẾT LUẬN
Dị vật thực quản là một cấp cứu trong tai mũi họng, có thể gặp bất cứ lứa
tuổi nào, không phân biệt nam,nữ. nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, sẽ
gây các biến chứng nguy hiểm, dễ tử vong. Khác với dị vật đường thở, rất ít dị
vật thực quản bị bỏ qua.
- Các triệu chứng chính: Sau khi bị hóc xương người bệnh thấy nuốt đau
và khó nuốt, không ăn uống được nữa.
- Nội soi thấy hạ họng ứ động nhiều dịch vùng xoang lê
- Chụp xquang cổ nghiêng thấy hình ảnh cản quang tùy từng vị trí, có thể

không thấy hình ảnh cản quang
- Điều trị soi thực quản bằng ống cứng gay mê gắp dị vật nếu trường hợp
đến sớm (đã có hình ảnh xquang hoặc Ct.scane giúp chẩn đoán, vị trí dị vật mắc)
mức độ tổn thương.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục sước cức khỏe cho nhân dân
Nhằm nâng cao nhận thức về những nguy hiểm của dị vất đường ăn và
biến chứng của nó tránh các nguy cơ có thể dẫn đến dị vật đường ăn.
Bỏ những thói quyen ăn uống không tốt: Ăn nhanh, nuốt vội, ngậm đồ
chơi trong miệng… Tập quán chế biến thứ ăn để cả xương lẫn thịt.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Bộ môn tai mũi họng. Trường đại học y dược Thái Nguyên (2013), (dị vạt
thực quản), bài giảng họng- thanh quản, tr73-80.
2. Ngô ngọc liễn (2014), (dị vật thực quản), bệnh học tai-mũi-họng, Nhà
xuất bản y học Hà Nội, tr. 114 – 120.
3. Ngô ngọc liễn (2016), (dị vật thực quản), bệnh học tai-mũi-họng, Nhà
xuất bản y học Hà Nội, tr. 402 – 412.
4. Lê văn lợi (2001), (di vật thực quản), Cấp cứu tai mũi họng, Nhà xuất
bản y học Hà Nội, tr.429 – 438.
5. Nhan trừng Sơn quyển 2 (2011), (di vật thực quản), bệnh học tai-mũihọng, Nhà xuất bản y học chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr.389 -398.
6. Võ Tấn (1993), (di vật thực quản), tai mũi họng thực hành , Nhà xuất bản
y học chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 227- 235.
7. Phạm thị hoài thanh, chulan Anh, Nguyễn thị ngọc Dung (1999), tình hình
dị vật đường ăn tại trung tâm tai mũi họng từ 1/1999- 12/1997 (tài liệu lưu
hành nội bộ), nội san Đại hội lần thứ X hội tai mũi họng Việt Nam , Đà
nẵng tr. 269-274.

Tiếng anh
8. Al-Qudah A, Daradken S, Abu-khalaf M (1998) Éophageal fỏegn bodies
Ẻuopean Joumal of cardio-thioraccic Surgery, 13,pp.494-499.
9. Bernard R. marsh – Foreign Bodies in the air and food passagesAdvances inotolaryngology – Head and Neck Surgery Vol. 6. Mosby –
Year Book Inc 1992. P. 115 – 145.
10. Gabriel F Tuccker Jr- Foreign bodies in the air and food passages –
Padiatric. Otolaryngology Vol 2. W. B. Saunders Company – Philadenphia
– London-Toronto 1972, P. 1234 – 1270.

18


11. James N. Thompsn and J. Dale Browne – Caustic Ingestion and forign
Bodiesin the aerodigestive trct. Head neck surgery – Otolagery.
Lippencort Comp. philadenphia – 1993p. 725 – 736.
12. Stenson K., Gruber B. (1993). Ingestion of caustic cosmetic Products.
Otolaryngol Oto 101: 1211.

19



×