Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG THÀNH HOÀNG LÀNG và HIỆN TƯỢNG KIỆU QUAY TRONG lễ rước THÀNH HOÀNG LÀNG ở xã ĐỒNG TIẾN, HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.79 MB, 99 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA VIỆT NAM HỌC
----------------

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG THÀNH HOÀNG LÀNG
VÀ HIỆN TƯỢNG KIỆU QUAY
TRONG LỄ RƯỚC THÀNH HOÀNG LÀNG
Ở XÃ ĐỒNG TIẾN, HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VIỆT NAM HỌC

Người hướng dẫn: TS. Hà Đăng Việt
Người thực hiện: Hà Thúy Hồng

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận này, trước hết em xin chân thành cảm ơn
sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong khoa Việt Nam Học , trường Đại
học Sư Phạm Hà Nội trong suốt thời gian em học tập. Đặc biệt, em xin bày tỏ lời
tri ân sâu sắc tới thầy Hà Đăng Việt, thầy đã tận tình hướng dẫn em từ việc định
hướng đề tài, lựa chọn phương pháp nghiên cứu đến tìm kiếm tài liệu và gợi mở
những nội dung quan trọng của luận văn. Sau, em xin cảm ơn sự giúp đỡ, động
viên, chia sẻ của Gia đình, Bạn bè trong suốt quá trình em nghiên cứu và hoàn
thành luận văn. Mặc dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng do trình độ, năng lực nhận
thức của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi thiếu
sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý chân thành của các Thầy,
Cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2019


Tác giả

Hà Thúy Hồng


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..............................................................................3
3. Mục đích và nghiệm vụ nghiên cứu................................................................. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................8
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỄ RƯỚC THÀNH HOÀNG LÀNG
CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU XÃ ĐỒNG TIẾN ...............12
1.1. Một số vấn đề cơ sở ....................................................................................12
1.1.1.Khái niệm lễ, nghi lễ ..................................................................................12
1.1.2.Thành Hoàng và cơ sở hình thành của thành Hoàng làng .......................13
1.2.3. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu xã Đồng Tiến .......................................21
1.3.2. Vị thế đất, hướng các ngôi đình xã Đồng Tiến .........................................35
1.3.3.Một số di vật chủ yếu trong các ngôi đình làng ở xã Đồng Tiến ...............36
1.3.4. Vai trò của những ngôi đình đối với dân làng xã Đồng Tiến ...................37
CHƯƠNG 2: LỄ RƯỚC THÀNH HOÀNG LÀNG Ở XÃ ĐỒNG TIẾN, HUYỆN
QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH .....................................................................39
2.1. Phần lễ trong lễ hội làng thờ cúng thành Hoàng làng ĐồngTiến ....................39
2.2.1. Thời gian và không gian tiến hành nghi lễ ...............................................42
2.1.2. Đối tượng thực hiện nghi lễ ......................................................................42
2.1.3. Những điều cấm kị khi thực hiện nghi lễ rước thành Hoàng làng .................43

2.1.4. Các nghi thức trong lễ rước thành Hoàng làng .......................................44
2.2. Phần hội trong lễ hội làng thờ thành Hoàng làng ở xã Đồng Tiến...............46
CHƯƠNG 3: HIỆN TƯỢNG KIỆU QUAY TRONG LỄ RƯỚC
THÀNH HOÀNG LÀNG Ở XÃ ĐỒNG TIẾN HUYỆN QUỲNH PHỤ
TỈNH THÁI BÌNH ...........................................................................................50
3.1. Giới thiệu về hiện tượng kiệu quay .............................................................50
3.1.1. Thời gian và địa điểm kiệu quay ..............................................................50
3.1.2. Hình thức kiệu quay .................................................................................51


3.2. Lý giải một số vấn đề của hiện tượng kiệu quay .........................................52
3.2.1. Hiện tượng kiệu quay trong mối quan hệ giữa người phù giá và thần linh ....52
3.2.2. Hiện tượng kiệu quay dưới góc nhìn văn hóa ..........................................54
3.3. Hiện tượng kiệu quay trong lễ rước thành Hoàng làng đối với người dân xã
Đồng Tiến ...........................................................................................................57
3.3.1. Giá trị hướng về nguồn cội ......................................................................58
3.3.2. Về giá trị cố kết cộng đồng .......................................................................60
3.3.3. Phản ánh đời sống tâm linh phong phú ...................................................61
3.3.4. Giá trị bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa ...........................................61
KẾT LUẬN .......................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................66
PHỤ LỤC ..........................................................................................................68


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn hóa làng là đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Việt Nam. Làng ở đồng
bằng Bắc Bộ Việt Nam lại tiêu biểu cho cơ cấu tổ chức xã hội nông thôn Việt
Nam suốt nhiều thế kỉ. Ở đó, làng như một xã hội thu nhỏ xét về mặt tổ chức. Về
mặt văn hóa, trong không gian làng xã nói chung, biểu hiện ra vô vàn hiện tượng

văn hóa, thể hiện sinh động qua những lề thói, tập tục, tín ngưỡng dân gian, ví
dụ như tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
làng… Nổi bật lên với những giá trị cốt lõi của tín ngưỡng của cơ tầng văn hóa
bản địa, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng gắn liền với quá trình hình thành nên
làng. Đó là quá trình quần cư của cư dân nông nghiệp định canh với phương thức
sản xuất trồng lúa nước là chủ đạo. Tín ngưỡng ấy đã trở thành một nhu cầu căn
bản của cư dân nông nghiệp nói chung, ăn sâu vào đời sống vật chất và tinh thần,
rồi trao truyền đời đời kiếp kiếp. Hiện tượng văn hóa này theo biến thiên lịch sử
và qui luật phát triển của văn hóa, dần cũng nhạt phai như nhiều hiện tượng văn
hóa khác. Hiện tượng đặc sắc này có thể nhanh chóng mất đi trong nay mai, hoặc
là biến tướng đi do nhiều lí do. Đó là một thực tế nhãn tiền.
Nằm ở vùng lõi của đồng bằng châu thổ sông Hồng, Thái Bình tuy không
phải là một vùng đất có phát tích những nền văn hóa cổ xét theo tiến trình văn
hóa Việt, nhưng ở đó lại thể hiện đặc sắc những đặc trưng của vùng văn hóa Bắc
bộ Việt Nam. Trên vùng đất ấy vẫn còn lưu giữ được kho tàng di sản văn hóa vô
cùng phong phú và đặc sắc trong đó có hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa và
sinh hoạt lễ hội truyền thống. Đó là tài sản vật chất và tinh thần vô giá cần được
giữ gìn và phát huy. Thái Bình là nơi lưu giữ những dấu ấn của triều đại nhà
Trần ( 1226 – 1400). Tính đến năm 2015, tỉnh Thái Bình có tổng cộng là 2539 di
tích lịch sử, trong đó có 2 di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt và 151 di tích
được xếp hạng cấp quốc gia. Hầu hết các xã, làng ở Thái Bình đều có đình, miếu
làng cùng với các lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm. Vì vậy, việc

1


nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng tâm linh góp phần bảo tồn các di tích
lịch sử, nâng cao đời sống văn hóa cho cộng đồng dân cư địa phương.
Xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình là một địa phương giàu
truyền thống văn hóa và đời sống tôn giáo phong phú. Bên cạnh sự tồn tại của

Phật giáo, Nho giáo và Đạo Giáo, xã Đồng Tiến còn thờ cúng một số vị thành
hoàng làng , nổi bật cho tín ngưỡng tôn giáo ở đồng bằng Bắc Bộ. Xã Đồng Tiến
gồm 6 ngôi làng thờ các vị thành hoàng Làng khác nhau: Đức Thánh Trực Công
Nhập Nội Hành Khiển Đại Vương, Tướng Lai Công, Thạch Thần Quý nhân Đại
vương, Ông ăn xin – đều thuộc nhóm nhân thần, Thần Rắn ( tiêu biểu cho hệ
nhiên thần). Lễ hội làng thờ cúng thành Hoàng làng diễn ra ở 6 ngôi làng xã
Đồng Tiến đều được tổ chức cùng một ngày, đó là ngày mùng 10 tháng 03 âm
lịch - trùng với ngày giỗ tổ Hùng Vương. Nhà và nước, nước và nhà, nước mất
thì nhà tan, nước giàu thì dân mạnh. Có thể nói ngày giỗ tổ Hùng Vương là sự
bắt rễ sâu xa từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dòng họ, từ tín
ngưỡng thờ cúng thành hoàng trong làng xã. Chính vì vậy, lễ hội làng thờ cúng
thành Hoàng ở xã Đồng Tiến trùng với ngày giỗ Tổ, không chỉ nhớ về công lao
của các vị thành Hoàng giúp dân làng khai hoang, lập ấp mà còn hướng trái tim
về với đất Tổ. Thông qua nghi lễ thờ cúng, dân làng xã Đồng Tiến nói riêng và
người Việt Nam nói chung gửi gắm tình cảm biết ơn đối với các vị thành Hoàng
làng “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước
có nguồn mới bể rộng sông sâu”. Thành Hoàng làng đã trở thành chỗ dựa tinh
thần không thể thiếu với cộng đồng dân cư xã Đồng Tiến. Vì vậy, lễ rước Thành
Hoàng làng trở thành nét tâm linh đặc sắc được tổ chức hàng năm. Hoạt động lễ
hội đã có những đóng góp tích cực đối với đời sống tính thần của nhân dân xã
Đồng Tiến nói riêng và công cuộc giữ gìn và phát huy nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc nói chung.
Trong phần lễ hội làng thờ cúng thành Hoàng làng, hiện tượng kiệu quay
được chú ý hơn cả, thu hút sự quan tâm lớn nhất của cộng đồng dân cư trong và
ngoài khu vực xã Đồng Tiến. Hiện tượng kiệu quay chính là minh chứng rõ nhất
2


cho tính thiêng của vị thần được dân làng tôn thờ cũng như di tích thờ tự. Đó là
quan niệm về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa người chết và người

sống bằng con đường hồn về chứng kiến, theo dõi hành vi của người sống, quở
trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ. Đây là hiện tượng văn hóa tâm linh đã có
từ lâu đời và đến nay rất khó để lý giải tại sao lại xảy ra hiện tượng kiệu quay.
Dân làng tin vào sự xuất hiện của thần linh và quan niệm rằng nếu kiệu quay
càng mạnh thì sẽ mang lại may mắn, hạnh phúc. Tuy nhiên, thời gian gần đây,
hiện tượng tâm linh này bị biến sắc và đặt ra yêu cầu cần được nghiên cứu, xem
xét để giúp các cấp chính quyền có những định hướng tổ chức và quản lý các
hoạt động thờ cúng thành Hoàng làng trên địa bàn xã, góp phần nâng cao tinh
thần đoàn kết, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Hiện tượng kiệu quay có thể
sẽ mất đi nếu chúng ta không bảo tồn lễ hội theo đúng nghĩa của nó.
Với những lí do nêu trên, tôi chọn đề tài “ Tín ngưỡng thờ cúng Thành
Hoàng làng và Hiện tượng kiệu quay trong lễ rước ở xã Đồng Tiến, huyện
Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình” cho khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Việt Nam
Học của mình.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tín ngưỡng Thành Hoàng làng là một chủ đề nhận được sự quan tâm đặc
biệt trong giới nghiên cứu. Cho đến nay, khá nhiều công trình nghiên cứu về đề
tài này dưới những góc nhìn và phạm vi khác nhau. Bằng lược quan của mình,
chúng tôi xin lược kê các công trình nghiên cứu về đề tài nên trên theo chủ đề
cụ thể sau đây:
Một là, những công trình nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam
có đề cập đến tục thờ Thành hoàng làng một cách khái quát nhất:
Ngô Đức Thịnh ( 2001), trong “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt
Nam” [12] đã nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng theo góc nhìn đời sống tâm
linh. Trong đó, tác giả đã đề cập tới khái niệm văn hóa tôn giáo tín ngưỡng biểu
hiện trên các hình thức khác nhau của sinh hoạt tâm linh cộng đồng như nhạc lễ,
hát thờ, múa thiêng, tranh thờ, diễn xướng nghi lễ,… Đồng thời, tác giả đi sâu
3



vào nghiên cứu một số tín ngưỡng dân gian cụ thể như thờ cúng tổ tiên của các
gia tộc, dòng họ và sự phóng đại của nó trên bình diện quốc gia – dân tộc là thờ
cúng Hùng Vương.
Vũ Ngọc Khánh ( 2007), trong “ Nghiên cứu văn hóa cổ truyền Việt Nam”
[23], đã đề cập những vấn đề chung, khái quát mang tính lý luận về văn hóa dân
gian. Đồng thời, tác giả thể hiện nó trong nghiên cứu văn hóa gia đình và văn
hóa làng. Tác giả đi sâu nghiên cứu các nhân tố chính yếu của văn hóa làng như
tín ngưỡng, lễ hội, phong tục. Nghiên cứu này trình bày về lịch sử thành Hoàng
làng, đặc điểm của các ngôi đình làng [tr.442-447]
Nguyễn Thị Thái (2011), trong “Tín ngưỡng dân gian trên địa bàn huyện
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” [27], đã nghiên cứu về Tín ngưỡng dân gian trên địa
bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh theo góc nhìn văn hóa. Trong đó, tác giả
đã trình bày về các vấn đề liên quan đến Thành hoàng làng như: điện thờ, các
hình thức thờ Thành hoàng làng, lễ hội. Đồng thời, tác giả đưa ra các giải pháp
nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những giá trị tích cực của tín
ngưỡng Thành hoàng ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Nghiên cứu này đề cập những
đặc điểm của tín ngưỡng thờ Thành Hoàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mà chưa
nghiên cứu về các nghi lễ trong lễ hội làng thờ cúng Thành hoàng.
Hai là, những công trình nghiên cứu chuyên sâu về Thành Hoàng làng
Việt Nam:
Lê Trung Vũ ( 1992), trong “Lễ hội cổ truyền” [ 1 ] đã trình bày về lễ hội
cổ truyền của người Việt ở nhiều vùng miền, nhất là khu vực Đồng bằng Bắc
Bộ. Trong đó, tác giả đã đề cập đến những lễ hội liên quan đến tín ngưỡng thờ
cúng thành Hoàng. Tuy nhiên, tác giả dừng lại ở việc trình bày khái quát chung
về lễ hội thành Hoàng mà chưa nghiên cứu về các nghi lễ tiến hành trong lễ rước
thành Hoàng, đặc biệt là hiện tượng kiệu quay.
Nguyễn Duy Hinh (1996), trong “Tín ngưỡng thành Hoàng làng Việt
Nam” [ 2 ] đã trình bày khá đẩy đủ về khái niệm, lịch sử phát triển, một số vị
thành Hoàng làng ở nước ta, chủ yếu là ở Đồng bằng Bắc Bộ. Bên cạnh đó, tác

4


giả mô tả các hình thức thờ cúng Thành Hoàng làng cũng như thần phả, sắc
phong qua các triều đại phong kiến Việt Nam [tr.291].
Nguyễn Vĩnh Phúc và Nguyễn Duy Hinh ( 2004), trong “ Thần tích Hà
Nội và tín ngưỡng thị dân” [18] đã nghiên cứu về các thần tích cũng như phong
tục thờ thành Hoàng làng của Thăng Long – Hà Nội. Thông qua nghiên cứu của
mình, tác giả cũng trình bày thần tích nhìn từ ngày nay và yếu tố thị dân trong
tín ngưỡng thành Hoàng làng.
Nguyễn Duy Hinh ( 2004), trong “Thành Hoàng và thần làng” [ 19 ]đã
đưa ra khái niệm và phân loại các vị thành Hoàng trong phạm vi tỉnh Hà Đông,
Bắc Ninh, Thanh Hóa. Thông qua nghiên cứu của mình, tác giả đã phân loại và
thống kê chi tiết các vị thành Hoàng làng mà chưa đề cập đến các nghi lễ liên
quan đến tín ngưỡng thờ thành Hoàng làng [ tr.56-63]
Nguyễn Gia Hùng (2006), trong “Tín ngưỡng thành Hoàng ở Bắc Ninh
hiện nay”, [20] đã nghiên cứu về tín ngưỡng thành Hoàng trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, tác giả đã làm rõ khái niệm, nguồn gốc,
vai trò của tín ngưỡng thành Hoàng ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng đề cập
đến vấn đề liên quan đến tín ngưỡng thành Hoàng làng như các hình thức thờ
cúng, lễ hội và ảnh hưởng của nó đến đời sống của nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Tác
giả mới trình bày sơ lược về lễ hội, chưa đi sâu vào các nghi lễ tiến hành trong lễ
rước thành Hoàng làng.
Ba là, những công trình nghiên cứu về nghi lễ kiệu quay trong lễ rước
thành Hoàng làng của người Việt Nam:
Đỗ Thúy Quỳnh (2015), trong “Đình Bền – khu di tích lịch sử văn hóa
cấp tỉnh xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình” đã nêu lên những
thông tin liên quan đến vị thành Hoàng làng ở đây để công nhận đình Bền là di
tích lịch sử văn hóa.
Thu Hiền ( 2016), trong “ Giải mã hiện tượng kiệu bay” và Nguyễn Sơn

An ( 2017), trong “ Độc đáo nghi lễ rước kiệu tại Đền Và” đã đưa ra một số lý
giải về hiện tượng kiệu bay dưới góc độ khoa học.

5


Qua sự lược kê tổng quan trên chúng ta thấy có tất cả 10 công trình đã
tùy theo yêu cầu và mục đích khác nhau của nó, đề cập đến “ tín ngưỡng thờ
cúng thành Hoàng làng” trong phạm vi rộng hẹp khác nhau. Cụ thể là:
Một là, các công trình nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam trình
bày đầy đủ về khái niệm, các loại hình và các sinh hoạt văn hóa tinh thần liên
quan đến tôn giáo tín ngưỡng. Tín ngưỡng thờ cúng thành Hoàng làng được đề
cập một cách khái quát mà chưa được đề cập một cách chuyên biệt về đặc điểm,
các nghi thức diễn ra trong lễ hội thờ thành Hoàng.
Hai là, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về tín ngưỡng thành Hoàng
ở Việt Nam đã đề cập đến khái niệm, phân loại, nơi thờ tự và các lễ hội liên quan
đến tín ngưỡng thờ cúng thành Hoàng. Tuy nhiên các nghi thức cụ thể diễn ra
trong lễ rước thành Hoàng vẫn chưa được phác họa cụ thể, rõ ràng.
Ba là, các công trình nghiên cứu về hiện tượng kiệu quay trong lễ rước
thành Hoàng làng đã bước đầu lý giải hiện tượng kì bí này dưới góc nhìn khoa
học. Ở đó có thể điểm một số nhận định của các nhà khoa học về hiện tượng
kiệu quay như sau: “Hiện tượng này có thể do yếu tố không cân xứng về trọng
lực của những người khi khiêng kiệu” [29]. GS.TS Nguyễn Văn Trị, Đại học
Bách khoa Hà Nội lý giải: “Hiện tượng kiệu quay có thể được thực hiện nhờ
Định luật bảo toàn momen động lực, trong đó 8 người khiêng đều thống nhất
với nhau. Đây là trạng thái thăng hoa cao độ của con người, gần giống như
hình ảnh những người đứng trên không trung” [29]
Qua đó, có thể thấy rằng, đề tài “ Tín ngưỡng thờ cúng Thành hoàng làng
và hiện tượng kiệu quay trong lễ rước ở xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh
Thái Bình” chưa được công trình nào đề cập với tư cách là một đối tượng

nghiên cứu chuyên sâu và chuyên biệt. Điều đó cho phép chúng tôi lựa chọn đề
tài này làm đối tượng nghiên cứu của mình như đã được trình bày trong phần Lý
do chọn đề tài.
3. Mục đích và nghiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu

6


Khóa luận này xuất phát từ thực tế những vấn đề xung quanh hiện tượng
kiệu quay trong lễ rước thờ cúng thành Hoàng ở Xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh
Phụ, tỉnh Thái Bình nhằm:
Một là, thông qua nội dung của luận văn, người đọc sẽ tìm hiểu được
những nét cơ bản về tín ngưỡng thờ thành Hoàng làng và đặc điểm của lễ rước
thành Hoàng làng tại xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đồng
thời, người đọc cũng có cái nhìn toàn diện về hiện tượng kiệu quay dưới góc độ
văn hóa. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ di
tích thờ tự cũng như lễ hội rước thành Hoàng trong xã hội công nghiệp hóa-hiện
đại hóa, hội nhập

quốc tế.

Hai là, nội dung của luận văn cũng bổ sung thêm vào kho tàng tài liệu về
các hình thức liên quan đến sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng thành Hoàng làng đặc
biệt là hiện tượng kiệu quay.
Ba là, đề tài cung cấp những tư liệu giúp các nhà chuyên môn, nhà quản
lý và các nhà nghiên cứu khác có thêm cơ sở thực tiễn trong công tác chuyên
môn, nhằm bảo lưu và phát huy các giá trị văn hóa tâm linh của nghi lễ rước
thành Hoàng làng của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ nói chung và trên địa bàn
xã Đồng Tiến nói riêng. Qua đó, hiện tượng kiệu quay được bảo tồn như giá trị

vốn có của nó trước nguy cơ bị biến chất.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi tập trung giải
quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Giải thích những vấn đề chung về tín ngưỡng thờ thành Hoàng làng và
địa bàn nghiên cứu xã Đồng Tiến.
- Trình bày những phương diện cơ bản liên quan đến tín ngưỡng thờ
Thành hoàng làng ở xã Đồng Tiến như đối tượng thờ tự, cơ sở thờ tự, các nghi
thức trong lễ rước thành Hoàng làng,…
- Lý giải hiện tượng kiệu quay dưới góc nhìn văn hóa để làm nổi bật nét
văn hóa tín ngưỡng tâm linh đặc sắc ở xã Đồng Tiến.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
7


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hiện tượng kiệu quay trong lễ rước
thành Hoàng làng dưới góc nhìn văn hóa ở xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ,
tỉnh Thái Bình .
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, đề tài nghiên cứu trong phạm vi 6 ngôi làng ở xã Đồng
Tiến, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Về thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu những đặc điểm của tín ngưỡng
thờ Thành hoàng ở địa bàn xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
trong giai đoạn hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp nghiên cứu các tài liệu lý
luận về một đề tài bằng cách phân tích các tài liệu ấy thành từng mặt để hiểu cặn
kẽ về vấn đề nghiên cứu. Từ đó, dựa trên các thông tin thu thập được để tạo ra

một hệ thống lý thuyết sâu sắc và đầy đủ về vấn đề nghiên cứu.
Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong chương 1 để tổng hợp các công
trình nghiên cứu về đề tài trước đó và tìm ra hướng tiếp cận cho đề tài nghiên cứu
của mình. Đồng thời, trong chương 2 chúng tôi vận dụng phương pháp trên để tìm
hiểu về thần tích và thần phả của các vị thành Hoàng làng ở xã Đồng Tiến.
5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong khóa luận này, phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm
mục đích tìm hiểu về đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng thành Hoàng làng, hình
thức kiệu bay và cũng như niềm tin của người dân đối với hoạt động thờ cúng
thành Hoàng làng ở xã Đồng Tiến.
Tổng số cuộc phỏng vấn sâu đã thực hiện: 12 cuộc. Trong đó, chúng tôi
phỏng vấn 2 cán bộ quản lý di tích đình làng, 6 người dân tham gia lễ rước thành
Hoàng gồm 3 nam, 2 nữ và 4 người phù giá kiệu rước thần gồm 2 nam, 2 nữ.
5.3. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
8


Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi để thu thập
những thông tin định lượng về vấn đề nghiên cứu. Bảng hỏi được thiết kế
gồm những câu hỏi liên quan đến hoạt động tín ngưỡng thờ thành Hoàng
làng, giá trị của lễ rước thành Hoàng và niềm tin tôn giáo của người trả lời.
Đối tượng phỏng vấn là cán bộ quản lý di tích, người dân sinh sống trên địa
bàn 6 thôn ở xã Đồng Tiến.
Dung lượng mẫu: 180 mẫu
Bảng cơ cấu mẫu:
Giới tính

Độ tuổi
Tình


trạng

hôn

Nam
Nữ
Dưới 30
Từ 30 đến 50
Trên 50
Đã kết hôn
Độc thân/ly hôn/góa

Tần số
103
77
64
76
40
126
54

Tỉ lệ (%)
57.2
42.8
35.5
42.2
22.3
70
30


30
30
30
30
30
30

16.6
16.6
16.6
16.6
16.6
6.6

nhân

Địa bàn khảo sát

Thôn Đông Hòe
Thôn Cao Mộc
Thôn Bất Nạo
Thôn Quan Đình Bắc
Thôn Quan Đình Nam
Thôn Bất Nạo

5.4. Phương pháp liên ngành
Khi nghiên cứu văn hóa, một sự vật phải được nhìn nhận dưới các góc nhìn
khác nhau, các phương pháp khác nhau. Do đó, khi nghiên cứu về văn hóa cần phải
nhìn nhận dưới quan điểm liên nghành. Hơn nữa, giữa các ngành ấy phải có sự liên
kết với nhau để có thể hiểu cặn kẽ và văn hóa qua từng cách tiếp cận.

Phương pháp liên ngành là tiếp cận một đối tượng bằng nhiều cách thức,
dựa trên dữ liệu của nhiều chuyên ngành. Chúng tôi sử dụng phương pháp này
trong quá trình nghiên cứu đề tài để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về hiện

9


tượng kiệu quay trong lễ rước thành Hoàng làng ở xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh
Phụ, tỉnh Thái Bình.
- Địa lý học: chúng tôi tìm hiểu đặc điểm vị trí tự nhiên xã Đồng Tiến
để đưa ra những mối liên hệ giữa địa bàn nghiên cứu và tín ngưỡng thành
Hoàng làng.
- Sử học: chúng tôi có thể xác định được niên đại của các di tích thờ tự
thành Hoàng làng ở xã Đồng Tiến. Trong giai đoạn phát triển của tín ngưỡng thờ
cúng thành Hoàng làng trên địa bàn nghiên cứu thì có những giai đoạn sinh hoạt
tín ngưỡng phát triển mãnh mẽ.
- Tâm lý học: chúng tôi nghiên cứu về sự quan tâm, tâm lý của cộng
đồng đối với hiện tượng kiệu quay trong lễ rước thành Hoàng làng. Đồng thời,
chúng tôi đưa ra những nhận định về mối quan hệ của đoàn phù giá khiêng kiệu
khi thực hiện nghi lễ rước.
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để giái quyết một cách toàn diện,
khách quan và hiệu quả nhất những vấn đề liên quan đến đề tài.
5.5. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được chúng tôi sử dụng nhằm tìm hiểu về kiến trúc
cơ sở thờ tự thành Hoàng làng cũng như các di vật liên quan. Chúng tôi đã
xuống trực tiếp lễ hội địa phương để quan sát các nghi lễ diễn ra trong lễ rước và
đặc biệt là hiện tượng kiệu quay. Đồng thời, nhờ phương pháp quan sát mà
chúng tôi nắm bắt được hành vi và thái độ của người dân đối với lễ rước thành
Hoàng làng.
Thời gian quan sát được chia làm 3 giai đoạn chính: 1) Giai đoạn điều tra

thử: quan sát diễn ra trong thời gian điều tra thực tế trước khi chọn đề tài, 2)
Giai đoạn điều tra sâu: quan sát diễn ra trong quá trình thực hiện đề tài về cơ sở
thờ tự và các di vật liên quan, 3) Quan sát trong quá trình phỏng vấn: quan sát
hành vi, thái độ của người trả lời diễn ra trong quá trình phỏng vấn.
10


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỄ RƯỚC THÀNH HOÀNG
LÀNG CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU XÃ ĐỒNG TIẾN
I.1. Một số vấn đề cơ sở
1.1.1.Khái niệm lễ, nghi lễ
Lễ là một từ Hán – Việt có nghĩa là những khuôn mẫu, phép tắc, luật lệ
cửa người xưa quy định, buộc phải tôn trọng và tuân theo. Lễ được hình thành
và củng cố theo thời gian, quy định chặt chẽ mọi mặt của con người từ đi đứng,
ăn uống,… Dưới thời phong kiến, các nhà Nho quan niệm rằng “ tiên học lễ,
hậu học văn”. Đối với họ, lễ là điều bất biến, không thể không thực hiện, là
mệnh của trời. Trong các mối quan hệ phức tạp của con người, lễ là hộ pháp giữ
gìn trật tự xã hội. Lễ ngăn ngừa những hành vi lệch lạc và quy định chặt chẽ về
thái độ và hành vi. Lễ cũng là tấm gương phản chiếu để mỗi cá nhân tự điều
chỉnh hành vi của bản thân sao cho phù hợp với xã hội. Con người ở từng lứa
tuổi vị trí, vai trò trong gia đình cũng như trong xã hội sẽ có những biểu hiện lễ
khác nhau. Lễ thể hiện sự tôn kính của con người đối với đồng loại. Lễ hình
thành và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử. có thể nói, lễ là hiện thân
của những thuần phong mỹ tục, tập quán sinh hoạt của một cộng đồng dân cư
nào đó. Nó chi phối và tạo ra sợi dây gắn kết các cá nhân trong cộng đồng.
Tác giả Lê Văn Kỳ cho rằng : “ Lễ trong lễ hội là một hệ thống các hành
vi, động tác nhằm thể hiện sự tôn kính của dân làng đối với thần linh, lực lượng
siêu nhiên nói chung, với thần thành hoàng nói riêng. Đồng thời lễ cũng phản
nguyện vọng, ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống đầy rẫy những
khó khăn mà bản thân họ chưa có khả năng cải tạo” [1,tr.67].

Lễ hay nghi lễ thờ cúng là những nghi thức được con người tiến hành theo
một quy tắc, chuẩn mực tâm linh nhất định, mang tính biểu trưng nhằm thể hiện
tấm lòng biết ơn, tôn kính đối với một nhân vật và mong muốn nhận được sự
che chở, giúp đỡ từ nhân vật được thờ cúng ấy. Có thể nói, lễ như một cây cầu
nối giữa thế giới hiện tại và thế giới của siêu nhiên, thánh thần. Dương Văn Sáu
trong cuốn “ Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” [ 18 ] cho rằng “ nghi
12


lễ là những ứng xử của tầng lớp nhân dân dành cho thần, hướng về thần trong
mối quan hệ người – thần vốn luôn tồn tại trong tâm thức và hành động của mọi
người, mọi thời đại. Nghi lễ còn là hình thức, biện pháp tiến hành trong các
hoạt động xã hội của con người nhằm đối ứng và tương thích với đối tượng thờ
cúng , với vị thế xã hội, môi trường sống của những người tổ chức tiến hành
hoạt động nghi lễ. Trong những hình thái như vậy, cần phải vượt ra ngoài
những quan niệm thông tục coi lễ chỉ là lễ bái , cúng tế mà còn phải coi lễ, nghi
lễ là rường mối kỉ cương, phép tắc, đạo lý, góp phần tôn vinh, củng cố và bảo
vệ sự tồn tại và phát triển của gia đình, xã hội”[18, tr.27].
Như vậy, có thể hiểu rằng, lễ hay nghi lễ là cách thức tiến hành theo
những quy tắc, luật tục nhất định, mang tính tượng trưng nhằm thể hiện tấm
lòng cảm tạ, tôn trọng đối với nhân vật nào đó với mong muốn nhận được sự
phù hộ, che chở của nhân vật được thờ cúng đó.
1.1.2.Thành Hoàng và cơ sở hình thành của thành Hoàng làng
Theo Nguyễn Duy Hinh trong “ Tín ngưỡng thành Hoàng Việt Nam”
(1996) cho rằng: Thành hoàng ( chữ Hán:

城城)

là một vị thần xuất hiện ở Trung


Quốc thời kì cổ đại với nghĩa gốc ban đầu là hào bao quanh thành và được thờ
cúng để bảo vệ, cai quản cho tòa thành. Thành Hoàng thường được nhà vua ban
biển miếu hoặc phong chức tước. Bất cứ nơi đâu xây dựng thành, đào hào là ở
đó xuất hiện Thành hoàng [3,tr.23]
Thành Hoàng chính thức xuất hiện ở nước ta vào năm 822, thời nhà
Đường và vị thành Hoàng đầu tiên là thần sông Tô Lịch. Lý Nguyên Gia thời
Đường thấy ngoài cửa bắc của thành có một dòng sông có địa thể khả quan, bèn
chọn một nơi hợp lý nhất để rời phủ lý đến đó, y cũng tâu lên vua để chọn thần
sống Tô Lịch làm thành Hoàng. Năm 866, Cao Biền đã phong thần sống Tô Lịch
làm đô phủ Thành Hoàng thần quân. Rồi vua Lý Thái Tổ khi rời đô lại phong
thần sông Tô Lịch thành Quốc đô Thăng Long Thành Hoàng Đại Vương vào
năm 1010. Đến thời nhà Trần, thần sông tô Lịch được phong thêm các mỹ tự
như bảo quốc, hiển linh và đinh bang. Nguyễn Duy Hinh trong “Tín ngưỡng

13


Thành hoàng Việt Nam” nhận định rằng:

“ Thành Hoàng là một phạm trù

thần linh bảo hộ thành trì của phong kiến Trung Quốc, được du nhập vào nước
ta từ thời Đường rồi tiếp tục phát triển trong các triều đại độc lập ở nước ta.
Tại kinh đô có miếu thờ Thành Hoàng của cả nước, các tỉnh có miếu thờ Thành
Hoàng. Đó đều là những vị thần linh bảo hộ một tòa thành ở trung ương hay
của tỉnh. Đó là hệ Thành Hoàng kiểu phong kiến Trung Quốc mang tính trừu
tượng, cơ bản là bảo vệ thành trì, vô nhân xưng, do vua phong”[ 3,tr.60]. Như
vậy, Thành Hoàng ở nước ta phân ra làm hai loại : Đô Thành Hoàng và Thành
Hoàng làng.
Phan Kế Bính trong “Việt Nam phong tục” ( 1999) cũng viết: “ Cứ xét cái

chủ ý lúc trước, thì mỗi phương có danh sơn, đại xuyên, triều đình lập miếu thờ
thần sơn xuyên ấy để làm chủ tể cho việc âm ti một phương mà thôi. Kế sau triều
đình tinh biểu những bậc trung thần nghĩa sĩ và những người có công lao với đất
nước, thì cũng lập đền cho dân xã ở gần đâu thờ đấy. Từ đó, dân gian bắt chước
nhau, chỗ nào cũng phải thờ một vị để làm chủ tế trong làng mình. Làng nào có
sẵn người anh hùng hào kiệt mất đi rồi thì thờ ngay người ấy, làng nào không có
thì cầu lấy một vị thần linh khác rước về nhà. Hoặc nơi thì nhân việc mộng mị,
việc bói khoa, việc tá khẩu, tin là một sự linh dị mà thờ. Hoặc nơi thì vì một sự
ngẫu nhiên, cho là thiêng liêng mà xin duê hiệu để thờ…Tổng chi là dân ta tin
rằng: đất có thổ công, sông có hà bá, cảnh thổ nào phải có thần hoàng ấy, vậy
phải thờ phụng để thần ủng hộ cho dân, vì thế mỗi ngày việc thờ thần một
thịnh”[7,tr.98].
Như vậy, có thể thấy rằng, việc thờ cúng Thành Hoàng làng ở Việt Nam
có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi tín ngưỡng ấy bén rễ vào nước ta
đã tạo nên những sự khác biệt so với tín ngưỡng thờ Thành Hoàng cổ Trung
Quốc. Từ chỗ bảo vệ thành hào của vua quan, kinh thành, Thành Hoàng đã trở
thành vị thần bảo vệ xóm làng, trở thành một tín ngưỡng chung cho cộng đồng
làng xã người Việt. Từ đó có thể hiểu: Tín ngưỡng thờ cúng Thành Hoàng là
lòng tin của một cộng đồng dân cư vào sự phù hộ, đem lại may mắn, che chở
14


của vị thần linh thường được nhà vua phong tước, thường gắn với những ngồi
đình, miếu. Vị thần này được dân làng thờ từ trước, sau đó mới được vua phong
với các chức danh Thành Hoàng và các vị thần đều có nhân xưng cụ thể. Tuy ra
đời sau và có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng Thành Hoàng làng Việt Nam vẫn
có những điểm khác biệt độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc. Nguyễn
Duy Hinh trong “ Tín ngưỡng Thành Hoàng Việt Nam” viết: “rõ ràng trong
thành Hoàng Việt Nam có hai dòng riêng biệt”. [3,tr.97]. Dòng thứ nhất là hệ
thống thành Hoàng cả nước, tỉnh huyện. Dòng thứ hai là hệ thống thành Hoàng

làng xã. Đó mới là dòng chủ thể phản ánh bản chất tư duy tôn giáo tín ngưỡng
Việt Nam.
Tín ngưỡng thành Hoàng làng du nhập vào Việt Nam và được phong các
mỹ tự tùy thuộc vào công lao với dân, với nước. Xã hội Việt Nam thời nguyên
thủy đã xuất hiện manh nha của tín ngưỡng thành Hoàng làng. Đó là việc thờ
những hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt con
người như mây, gió, sấm, chớp, núi, rừng,…Trong tư duy của con người, những
đối tượng ấy có sức mạnh siêu phàm và kì bí. Khi xã hội phát triển, xuất hiện
nhiều nhiều giai cấp phức tạp tất yếu sẽ xuất hiện những cá nhân có khả năng
tập hợp sức mạnh, chi phối cuộc sống của cộng đồng và cá nhân ấy trở thành
thần linh với sức mạnh bất biến. Do vậy, đối tượng thờ cúng của con người rất
phong phú từ thiên thần đến nhân thần và cũng sự giao thoa giữa hai loại thần
linh ấy. Việc thờ Thành hoàng làng trở nên phổ biến khi triều đình phong kiến
công nhận công lao của các bậc nghĩa sĩ, hiền tài và những bậc anh hùng bằng
việc lập đền thờ khi họ hi sinh để luôn nhớ đến công lao của họ. Dần dần, tục
này lan truyền khắp từ làng này sang làng khác, làng nào cũng mong muốn tìm
một vị thần cho làng mình.
Do điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phương thức sản xuất nên con người
hình thành nên tâm lý sợ các hiện tượng tự nhiên. Trước hết đó là nền kinh tế
nông nghiệp, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, tự cung tự cấp. Con người tin
rằng “ vạn vật hữu linh”- mọi vật đều có linh hồn. Đó chính là môi trường thuận
15


lợi cho sự xuất hiện tín ngưỡng đa thần. Con người bắt đầu nhận thức được mối
quan hệ giữa cái hữu hình và cái hữu hình, giữa sự sống và cái chết. Vẫn với
quan niệm vật linh kể trên, họ hình thành nên tâm lý thờ thần, thờ thiên nhiên
xung quanh mình để cầu mong cuộc sống yên ổn, thịnh vượng. Một đặc điểm
hết sức nổi bật song song với tâm lý sợ thiên nhiên, đó là con người đã từng đối
mặt với ngoại xâm, bành trướng, xâm lược lãnh thổ và đồng hóa văn hóa. Với sự

biết ơn những anh hùng đã hi sinh để bảo vệ cuộc sống ấm no, người Việt đã suy
tôn những vị anh hùng đó thành các vị Thành hoàng. Ở Đồng bằng Bắc Bộ, tín
ngưỡng Thành hoàng làng được phân chia thành ba nhóm lớn sau đây:
Thành Hoàng làng có nguồn gốc nhiên thần: thủy thần( thần nước), thổ
thần ( thần đất), sơn thần( thần núi),…
- Thành Hoàng sơn thần: chiếm số lượng lớn trong các vị thần, bởi lẽ trong
vũ trụ quan và nhân sinh quan thì Sơn – Thủy, Đất – Nước lả những cặp tương sinh
tương khắc tạo nên môi trường sinh sống và canh tác cho con người. Tùy theo từng
địa phương mà sơn thần có nhiều tên gọi khác nhau. Tiểu biểu nhất đó là thần Tản
Viên, Cao Các Đại Vương, Cao Sơn và Quý Minh. Khu vực thờ cúng chủ yếu của
thành Hoàng là Sơn thần chủ yếu ở Sơn Tây, Thanh Hóa, Nghệ An,…
- Thành Hoàng thủy thần: Tên của các vị thủy thần rất đa dạng ở từng địa
phương và thường được thờ ở những khu vực ven biển, ven song lớn, hồ, đầm.
Tiêu biểu nhất trong các vị thành Hoàng là thủy thần đó là: Đại Càn, Rồng, Rắn,
Hà Bá, Tam Giang Linh Lang,…
- Thành Hoàng thổ thần: Có nhiều thổ thần bị loại ra khỏi loại Thành
Hoàng có sắc phong hoặc nhập vào các thành Hoàng là nhân vật lịch sử như
thành Hoàng ở làng Trúc Đông xã Đông Trục huyện Thạch Thất ( Hà Tây) theo
Hai Bà Trưng đi đánh giặc, mang sắc phong là Giám Sát Đại Vương. Tuy nhiên,
ở một số địa phương vẫn còn giữ nguyên tên của thổ thần như ở làng Đình
Bảng: thổ thần.
- Thành Hoàng cây thần: số lượng ít , tiêu biểu như Bao Đại Vương ( Hà
Nội); Mộc Thụ Đại Vương( Mỹ Lộc),…
16


Thành Hoàng có nguồn gốc là thiên thần: Các vị thần có nguồn gốc
trên trời, đã được nhân hóa mang hình hài con người, tiêu biểu là các vị
thiên thần: Thông Lĩnh Hào Quang, Tích Lịch Hào Quang ( Hà Tây); Tứ
Pháp ( mây, mưa, sấm, chớp) thờ ở nhiều nơi; Ngũ Lôi ( Nam Định); Nam

Tào, Bắc Đẩu; Ngọc Hoàng; thánh mẫu trong Tam Phủ, Tứ phủ; tứ vị Thánh
Vương Mẫu Liêu ( Nam Định),…
Thành Hoàng có nguồn gốc là nhân thần: chiếm số lượng lớn các vị thần
và nhiều loại: vị anh hùng có công với đất nước; vị có công khai hoang lập ấp, vị
truyền dạy nghề nghiệp, người ăn xin,…Các vị thần ấy được xếp vào các giai
đoạn phát triển của lịch sử như sau:
- Giai đoạn Hai Bà Trưng: các tướng lĩnh đánh giặc thời kì này đa phần
là phụ nữ, được phong thần và thờ cúng ở nhiều nơi khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
Bên cạnh một số vị thần một số vị thần tiêu biểu như Hai Bà Trưng, Lê Chân,…
thì còn có nhiều vị thần khác không được sắc phong.
- Giai đoạn Tiền Lý: các vị thần trở thành thành Hoàng làng như Lý Phật
tử, Lý Thiên Bảo, Triệu Việt Vương, Thổ Lệnh và Thạch Khanh ( thờ ở Hà Nội).
Khá nhiều vị thần khác cũng được xác định là dưới thời Tiền lý, nhưng không
biết chính xác có phải là nhân vật lịch sử hay không mặc dù đủ lý lịch rõ ràng
[3, tr.269-270].
- Giai đoạn Ngô – Đinh – Tiền Lê: Thành Hoàng giai đoạn nhà Ngô là ba
vị: Lộ Đài, Lộ Chấu, Lộ Diện ( Hưng Yên). Thành Hoàng nhà Đinh gồm Đinh
Tiên Hoàng cùng một số nhân vật như Nguyễn Lịnh Công, ba anh em Lý Đài –
Lý Trâu – Lý Quốc, hai anh em Lê Dương – Lê Quang; Trần Lãm;…Nhà Tiền
Lê có một số vị thần thành Hoàng như Vũ Định, Long Táo [2,tr.276-277].
- Giai đoạn Lý – Trần: đáng chú ý nhất trong giai đoạn nhà Lý đó là
một số thành Hoàng là nhân vật theo Phật giáo. Ngoài ra, thời kì này xuất
hiện rất nhiều thành Hoàng là nhiên thần, đặc biệt là thủy thần đã được nhân
hóa đó là thần Linh Lang.

17


Ở triều đại nhà Trần, nhân vật được thần thánh hóa và thờ phụng như Trần
Hưng Đạo, Trần Thủ độ, Trần Quốc Chẩn, Trần Khát Chân,…[2, tr.288-290].

- Giai đoạn nhà Lê: đây là thời kì bùng nổ sắc phong thành Hoàng các
thời đại trước đó, xuất hiện khá nhiều các vị thần thành Hoàng là người có công
khai hoang lập ấp. Thành Hoàng trong giai đoạn này là Lê Lai, Phan Quốc Hoa,
…được thờ ở đình, miếu, nghè và đền.
- Giai đoạn nhà Nguyễn: tái phong các vị thành hoàng trước đó và thành
hoàng được thờ một cách ổn định theo truyền thống.
- Giai đoạn hiện nay ( sau 1945): Vũ Trường Giang trong bài “ Ba vị
thành Hoàng mới được suy tôn ở Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu Tôn Giáo, số
10/2013), đã chỉ ra có ba nhân vật nổi bật có công lao đối với đất nước, với nhân
dân và được suy tôn làm thành Hoàng.
Vị thứ nhất, đó là bác sĩ Alexandre Esmile jean Yersin ( 1863 – 1943),
sinh ra và lớn lên ở Thụy sĩ, đếm Việt Nam làm việc vào năm 1890. Ông đã phát
hiện ra Đà lạt, cố vấn cho chính phủ Pháp trồng cây cao su ở Việt nam. Đồng
thời, ông cũng là người thành lập viện Pasteur ở Việt Nam và giữ chức hiệu
trưởng của Đại học Y khoa Đông Dương. Ông đã nhập chủng và trồng thành
công cây quinquina ở Việt Nam – một loại nguyên liệu để sản xuất thuốc chữa
bệnh sốt rét.
Vị Thứ hai, đó là ông Phan Thế Phương ( 1934 -1991), Giám đốc Sở Thủy
sản tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là người vận động dân cư vùng đầm phá Tam
Giang lên đất liền định cư, giúp ngư dân toàn tỉnh Thừa Thiên Huế nuôi trồng
thủy sản đạt năng suất cao, cải thiện đời sống. Ngày 06/11/1991, ông đã qua đời
trong một vụ tan nạn trên đường công tác vào Nam. Ngư dân Thừa Thiên Huế
đã lập miếu thờ ông và suy tôn ông là “ Tổ nghề nuôi tôm” của phá Tam Giang.
Vị Thứ ba, đó là ông Nguyễn Tạo (1905 – 1994), đảm nhiệm nhiều vị trí
quan trọng trong bộ máy Đảng và Nhà nước, là người lập làng Thủy Lạc ( xã
Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình). Ông cũng là người đề nghị Chính
phủ xây dựng vườn quốc gia Cúc Phương và thành lập lực lượng kiểm lâm Việt
18



Nam. Sau khi ông mất, người dân làng Thủy Lạc đã thỉnh bát nhang, lập bài vị
và rước về đình làng Thủy Lạc thờ cúng với tư cách là thành Hoàng làng.
Xét theo công trạng mà nhà vua ban sắc phong cho các thần thành Hoàng
làng thì được phân ra làm ba nhóm:
Thượng đẳng thần (城 城 城): đó là các vị thần có nhiều công lao hiểm hách
với nước, với nhân dân như Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh,
Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,…
Trung Đẳng Thần (城 城 城): là các vị thần có công khai điền lập ấp, có khi là
các vị thần mà dân làng thờ lâu, có tên họ mà không rõ công trạng hoặc có công
trạng mà không rõ họ tên.
Hạ Đẳng Thần (城

城 城 ):

là những vị thần được dân làng thờ cúng tuy

không rõ thần tích, những cũng thuộc chính thần. Triều đình theo dân làng mà
sắc phong làm hạ đẳng thần [2, tr.38]
Tuy nhiên, không phải làng nào cũng có thần Thành Hoàng. Tác giả Toan
Ánh trong “ Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam” phân tích như sau: “Nhiều làng
hoặc vì lý do này lý do khác không có thành Hoàng. Có những làng trước đây
cũng đã có thần, nhưng theo sự tin tưởng, thần này đã được dời đi cai quản nơi
khác, hoặc được đem lên dự vào hàng Thiên thần. Lại có nhiều thần bị phế
truất, có thể do một đạo sắc của nhà vua, có thể do một vị Ác thần khác đánh
bại, rồi sau dân làng cầu khấn các vị Thượng đẳng thần khác tới trị vị Ác thần,
vị Ác thần phải bỏ đi, mà vị thần cũ chưa triệu trở lại được. Cũng có những
làng mới lập, nên chưa có thần” [2, tr.133 – 134]. Ngoài ba nguồn gốc thần
thành Hoàng làng trên ( tức Thượng, Trung, Hạ đẳng thần), nhiều làng còn thờ
cúng cả những vị thần không tốt như thần gắp phân ( làng Đông Kỵ, tỉnh Bắc
Ninh); thần ăn trộm ( Thái Bình)…Những vị thần này được thờ cúng do chết

vào các giờ thiêng làm cho dân làng sợ hãi mà thờ cúng để mong ngăn chặn
những rủi ro và che chở cuộc sống yên ổn cho dân làng. Về loại thần này, tác giả
Phan Kế Bính trong “ Việt Nam phong tục” viết: “ Ngoài ba bực thần ấy còn
nhiều nơi thờ bậy, thờ bạ: Nơi thì thờ Thần bán lợn, nơi thì thờ Thần trẻ em và
thần ăn xin, Thần chết nghẹn, Thần tà dâm…Các hạng ấy, gọi là Tà thần, Yêu
19


Thần, Đê tiện thần vì dân ngu xuẩn tin bậy mà thờ, chứ không được vào Tự
Điển, không có phong tặng gì cả”[7, tr.86].
Tóm lại, thành Hoàng ở Việt Nam có rất nhiều nguồn gốc, trong đó nhân
thần vẫn chiếm đa số. Dù là nhân thần, thiên thần hay nhiên thần thì trong tâm
thức của dân làng Việt Nam thì thành Hoàng làng luôn mang lại sự che chở, yên
ổn, may mắn cho họ.
Một số đặc điểm trong tín ngưỡng thờ cúng thành Hoàng làng tại khu
vực đồng bằng Bắc Bộ
Thứ nhất, nhân hóa và lịch sử hóa. Đặc điểm này phổ biến ở các vị nhiên
thần, nổi bật là Sơn Tinh – Tản Viên Sơn Thánh. Sơn Tinh cùng với Cao Sơn và
Quý Minh là những vị sơn thần nổi bật nhất của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ,
đặc biệt là khu vực Sơn Tây và Phú Thọ. Từ đơn thuần là một vị thần núi vô
nhân xưng trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên, Sơn Tinh đã được
nhân dân nhân hóa và lịch sử hóa. Tản Viên sơn Thánh đã có một lý lịch khá đầy
đủ và chi tiết: bố là Nguyễn Cao Hạnh, mẹ là Đinh Thị Điên sinh sống ở động
Lăng Sương, kết hôn với Mỵ Nương Ngọc Hoa ( con gái của vua Hùng). Khi đất
nước bị xâm lăng thì Tản Viên đem quân đi dẹp yên bờ cõi rồi từ bỏ ngôi báu
của vua cha để đi khắp nơi dạy nghề cho dân chúng( được ghi chép bởi Nguyễn
Bính và Nguyễn Hiền thế kỉ XVI – XVII).
Thứ hai, thần thánh hóa. Đây là đặc điểm phổ biến ở cả nhiên thần và
nhân thần và trở thành một xu hướng phổ biến ở nhiều quốc gia, dân tộc trên thế
giới. Xu hướng thần thánh hóa nhân vật lịch sử trên thế giới điển hình nhất là

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đặc biệt là những chuyện liên quan đến việc ra đời
của Ngài. Ở Việt Nam, việc thần thánh hóa nhân vật lịch sử cũng phổ biến với
các nhân vật tiêu biểu như Trần Hưng Đạo, Lê Lai, Lý Phật Tử,… bên cạnh đó,
còn có những vị nhiên thần được thần thánh hóa như Linh Lang với chi tiết liên
quan đến việc sinh và tử của thần: bà mẹ nông dân(thời Lý) ra hồ tắm bị rắn phủ
rồi có thai, sinh ra một cậu con trai thông minh và trí tuệ hơn người, có công lao
lớn giúp vui đánh thắng giặc ngoại xâm.
20


×