Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

HƯỚNG dẫn THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ sản XUẤT dược PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.1 KB, 34 trang )

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DƯỢC PHẨM
1. Sinh viên phải đọc kỹ bài thực tập, nghiên cứu những phần lý thuyết liên quan đã
học. Yêu cầu phải học thuộc và giải thích được quy trình sản xuất.
2. Sinh viên phải chuẩn bị trước ở nhà từ mục 1 đến mục 4 của bản báo cáo theo mẫu,
phần 5,6,7 sẽ hoàn thiện trong quá trình thực hành.
3. Phải nắm vững mục an toàn lao động và công việc mình sắp làm, trước khi thực
hành. Giảng viên sẽ kiểm tra: An toàn lao động, lý thuyết liên quan, quá trình tiến
hành làm thực tập.
4. Phải tuân thủ mọi quy định và các bước tiến hành của quy trình thực tập, không được
tự ý thay đổi. Lắp ráp và sử dụng dụng cụ, thiết bị phải theo nguyên tắc đã quy định
hoặc theo sự chỉ dẫn của giáo viên.
5. Phải tuyệt đối chấp hành những quy định trong nội quy an toàn lao động. Khi vỡ
hỏng dụng cụ phải báo cáo ngay với giáo viên hướng dẫn. Nếu đánh vỡ hỏng dụng
cụ không báo cáo mà bị phát hiện thì bài thực tập đó coi như không đạt kết quả.
6. Sinh viên phải ghi chép đầy đủ các số liệu, công việc tiến hành thực hiện và cách
tính toán, nhận xét trong khi thực tập vào bản báo cáo.
7. Phải tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy thực tập, không tự ý bỏ đi nơi
khác ngoài phạm vi thực tập, khi cần đi đâu phải được sự đồng ý của giảng viên
hướng dẫn.
8. Sau khi làm xong mỗi bài thực tập, các nhóm sinh viên phải nộp hết sản phẩm, báo
cáo kết quả cho giáo viên và phải ký tên vào sổ theo dõi sản phẩm. Mỗi sinh viên
phải nộp báo cáo thực tập ngay sau khi kết thúc bài thực tập. Sinh viên nào thực tập
không đạt yêu cầu, không nộp báo cáo thực tập phải thực tập lại.
9. Kết quả học tập của từng sinh viên được giáo viên hướng dẫn đánh giá thông qua:
- Kiểm tra các kiến thức liên quan trước và sau khi thực tập.
- Ý thức chấp hành nội quy, ý thức tổ chức kỷ luật và giữ gìn trật tự, vệ sinh.
- Kỹ thuật, kỹ năng thao tác và kết quả sản phẩm thu được của bài thực tập.
- Báo cáo thực tập.
10. Sau mỗi ngày thực tập tổ trưởng phải có trách nhiệm phân công trực nhật vệ sinh
phòng thực tập, tắt điện, nước, quạt….



QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
1


1. Đối với các dung môi dễ cháy nổi phải hết sức cẩn thận, các bình, lọ đựng dung môi
dễ cháy nổ phải được đậy kín và để cách xa nguồn nhiệt.
2. Đối với các dụng cụ và thiết bị khi sử dụng cần chú ý:
- Sử dụng các dụng cụ thủy tinh đun nóng phải nhẹ nhàng, tránh nóng lạnh đột ngột
dễ gây nứt vỡ
- Khi đun nóng các thiết bị chiết nóng và nồi đun cách thủy phải thường xuyên kiểm
tra lượng nước trong nồi đun, khi thiếu phải bổ xung thêm nước, nếu cạn sẽ gây
cháy dụng cụ
- Khi đun nóng các chai lọ có chứa dung môi dễ bay hơi, không được đậy kín, tránh
không hướng miệng chai, lọ về phía có người.
- Khi lắc các dụng cụ thủy tinh (bình gạn, chai lọ..) có chứa dung môi nóng, thỉnh
thoảng phải mở nút để hơi dung môi thoát ra ngoài (tránh nổ vỡ). Khi mở nút phải
hướng miệng chai lọ về phía không có người.
3. Đối với các hóa chất khi sử dụng phải hết sức thận trọng:
- Tránh không để rơi hóa chất ra người hay quần áo sẽ gây bỏng da, ăn da, cháy…
- Khi pha loãng các dung dịch acid hay kiềm đặc, yêu cầu phải rót từ từ các dung dịch
này vào nước và khuấy đều, tuyệt đối không được làm ngược lại, không được cầm
dung dịch đang pha trên tay vì sẽ tỏa nhiệt mạnh.
- Tuyệt đối không được dùng miệng hút các dung dịch kiềm đặc, acid đặc, các chất
độc dễ bay hơi.
- Mở nút chai lọ để lấy hóa chất, khi dùng xong phải đậy nút lại ngay.
- Khi khuấy trộn các dung môi dễ bay hơi hoặc dung môi hữu cơ không được cúi mặt
vào dung môi đặc biệt đối với các dung môi trong quá trình chiết nóng, để tránh
dung môi không bốc thẳng vào mặt gây mệt mỏi khó chịu.


Phần 1: KỸ THUẬT TỔNG HỢP HÓA DƯỢC
2


Bài 1: TỔNG HỢP ASPIRIN
Mục tiêu
1. Trình bày được nguyên tắc phản ứng acyl hoá và nguyên lý phản ứng tổng hợp aspirin
2. Tiến hành được các bước tổng hợp aspirin theo đúng qui trình
3. Tổng hợp được aspirin đạt hiệu suất yêu cầu.
4. Trình bày và giải thích được quy trình sản xuất.

KIẾN THỨC CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC
- Aspirin, acid salicylic: công thức, tính chất lý hóa, tác dụng dược lý.
- Phản ứng acyl hóa: nguyên tắc
- Tổng hợp aspirin từ acid salicylic bằng phản ứng acyl hóa: nguyên tắc, cách tiến hành.
- Tiêu chuẩn thành phẩm theo DĐVN IV.

THỰC HÀNH
1. Nguyên tắc chung
Phản ứng tổng hợp aspirin là phản ứng acyl hóa, nhóm alcol từ salicylic acid phản
ứng với anhydrid acetic để tạo nên một ester.
Sơ đồ phản ứng:
O

O

OH

+
Acid salicylic


H3C

O

O

O

OH

OH

O

CH3

O
CH3

O

Anhydrid acetic

Aspirin

+

H3C


Acid acetic

2. Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị, dụng cụ

Nguyên liệu, hóa chất
Acid salicylic khan DD
Anhydrid acetic
Acid sulfuric đặc
Ethanol 960
Nước cất

Số lượng
10,00g
14 ml
5 giọt
30 ml
75ml

Thiết bị, dụng cụ
Bình nón 100ml
Nhiệt kế 1000
Nồi cách thủy
Bộ lọc hút Buchner
Tủ sấy

3. Qui trình tổng hợp
Tổng hợp:
- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ.
- Cân đong nguyên liệu, hóa chất, dung môi.


3

CH3

Số lượng
1 chiếc
1 chiếc
1 chiếc
1 bộ
1 chiếc


- Cõn chớnh xỏc khong 10,00g acid salicylic khan (mi sy) v ong 14 ml anhydrid
acetic cho vo 1 bỡnh nún 100ml, thờm 5 git acid sulfuric c vo, lc k. un cỏch thy
50 - 600C, khuy 45 phỳt n khi acid salicylic tan ht.
- hn hp phn ng ngui n nhit phũng, thnh thong khuy.
- Thờm t t 150 ml nc ct, khuy k, aspirin s ta. Lc qua phu Buchner
ly ta.
Tinh ch:
- Hũa tan ta aspirin thụ thu c trong 30 ml ethanol núng, sau ú t t dung
dch ny vo 75ml nc núng (nu aspirin kt ta li thỡ un núng cho tan ht).
- dung dch ngui n nhit phũng, aspirin s kt tinh di dng tinh th. Lc
v hỳt kit, thu c tinh th hỡnh kim.
- Sy khụ 500C trong 24gi.
- Cõn v tớnh hiu sut.
4. Tiờu chun nguyờn liu
Bt kt tinh trng, v chua, tan trong 300 phn nc, tan trong cn, ete, cloroform,
dung dch kim, khụng cho phn ng vi FeCl3. T trng 1,40 g/cm. Nhit núng chy
132-136C.


Kiểm nghiệm ASpirin
1. Định tính aspirin
1.1. Tính acid của aspirin.
- Đặt vài tinh thể aspirin lên giấy quì xanh, thêm vào đó vài giọt
nớc. Phần giấy quì có aspirin và nớc sẽ chuyển sang màu đỏ.
1.2. Xác định acid salicylic và acid acetic
- Đun sôi khoảng 0,2 g chế phẩm với 4ml dung dịch NaOH 10%
trong 3 phút.
- Để nguội và thêm 5ml H2SO4 10% khuấy đều.
- Lọc lấy tủa và đồng thời giữ lại phần dịch lọc
- Xác định acid salicylic:
+ Rửa tủa bằng nớc cất
+ Cho tủa vào ống nghiệm, thêm 1ml ethanol 96 0 lắc cho
tan.
+ Thêm 3ml nớc cất, lắc đều.
+ Thêm từ từ dung dịch FeCl3 5% sẽ có màu tím.
- Xác định acid acetic
+ Thêm quá thừa bột CaCO3 vào dịch lọc, lắc kỹ cho hết sủi
bọt, lọc.
4


+ Thêm vào dịch lọc vài giọt dung dịch FeCl 3 5% sẽ xuất hiện
màu hồng.
2. Định lợng aspirin
- Trung tính hoá ethanol dùng chỉ thị phenolphtalein.
- Nhỏ 1 - 2 giọt chỉ thị phenolphtalein vào 10ml dung dịch
ethanol 960. Quan sát màu của dung dịch (Nếu làm 2 bình trung tính
khoảng hơn 20ml).
- Nếu không màu, thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1N cho đến khi

dung dịch có màu hồng nhạt.
- Cân chính xác khoảng 0,3000g chế phẩm cho vào bình nón
m1, m2.
- Thêm 10ml ethanol đã trung tính hoá chuẩn bị ở trên lắc cho
tan.
- Làm lạnh dung dịch xuống 8 - 100C
- Thêm 0,2ml chỉ thị phenolphtalein. Chuẩn độ bằng dung dịch
NaOH 0,1N cho đến khi dung dịch có màu hồng bền vững.
- Ghi thể tích NaOH 0,1N đã dùng
- Tính hàm lợng aspirin trong aspirin dợc dụng.
Chế phẩm aspirin dợc dụng phải có hàm lợng từ 99,5 - 100,5%.
0,01802. KNaOH . VNaOH
P% =

. 100
mcp

5


Bài 2: TỔNG HỢP DIETHYLPHTALAT
Mục tiêu
1. Trình bày được nguyên tắc phản ứng ester hoá và nguyên lý phản ứng tổng hợp
diethylphtalat
2. Tiến hành được các bước tổng hợp diethylphtalat theo đúng qui trình
3. Tổng hợp được diethylphtalat đạt hiệu suất yêu cầu và viết được báo cáo bài thực tập.

KIẾN THỨC CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC
- Diethylphtalat, anhydrid phthalic: công thức, tính chất lý hóa, tác dụng dược lý.
- Phản ứng ester hóa: nguyên tắc

- Tổng hợp diethylphtalat: nguyên tắc, cách tiến hành.
- Tiêu chuẩn thành phẩm theo DĐVN IV

THỰC HÀNH
1. Nguyên tắc chung
Phản ứng tổng hợp diethylphtalat là phản ứng ester hóa xảy ra qua hai giai đoạn: giai
đoạn đầu ethanol cộng hợp vào anhydrid phthalic tạo thành monoester. Sau đó ester hoá
monoester này thành diethylphtalat.
Sơ đồ phản ứng:

2. Nguyên liệu, hóa chất và thiết bị, dụng cụ

Nguyên liệu, hóa chất

Số lượng

Thiết bị, dụng cụ

Số lượng

Anhydrid phtalic

45,55g

Bình đáy tròn 500ml, 1000ml

1 chiếc

Natri carbonat bão hòa


Vừa đủ

Bình gạn 100ml, 500ml

1 chiếc

6


Acid sulfuric đặc

16,5ml

Bình nón 100ml

1 chiếc

Ethanol 960

45,5ml

Nhiệt kế 1000

1 chiếc

Natri sulfat khan

3,3g

Nồi cách thủy


1 chiếc

Than hoạt

0,4g

Chỉ thị pH

Nước cất

75ml

Cốc mỏ

1 bộ
1 chiếc

3. Quy trình tổng hợp
Tổng hợp:
- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ.
- Cân đong nguyên liệu, hóa chất, dung môi.
- Cho 45,55g (0,3 mol) anhydrid phtalic và 45,5ml (0,8mol) ethanol vào trong bình
đáy tròn 500ml. Lắc kỹ, rồi thêm từ từ 16,5ml (d=1,83; 0,3mol) acid sulfuric đặc, lắc kỹ
trong khoảng 10 - 15 phút.
- Lắp sinh hàn và đun cách dầu ở 1000C, thỉnh thoảng lắc. Sau khi tan hết, đun tiếp 2
giờ nữa (nếu đun cách thủy thì đun 6giờ).
- Để nguội đến nhiệt độ phòng.
Tinh chế:
- Đổ vào bình gạn, rửa 3 lần, mỗi lần bằng 20ml nước, gạn lấy lớp dầu.

- Gộp nước rửa của 3 lần lại, sau đó pha loãng với nước, lắc nhẹ. Gạn lấy lớp DEP
lắng xuống dưới.
- Thêm dần dung dịch Na2CO3 bão hòa cho đến pH=8, lắc mạnh rồi để lắng, gạn lấy
lớp dầu là diethylphtalat. Lớp nước chứa muối natri của monoester phtalat.
- Rửa lớp dầu với nước cất đến pH=7
- Gạn lớp dầu vào bình nón khô, thêm 3,3g Na2SO4 khan và 0,4g than hoạt.
- Đun ở 900C trong 10 phút. Lọc loại cặn.
- Cân, tính hiệu suất.
4. Tiêu chuẩn nguyên liệu
Chất lỏng, trong suốt, không màu hoặc màu hơi ngà vàng, sánh như dầu, có mùi
thơm nhẹ. Tỷ trọng d20 =1,123 - 1,125, độ sôi 2950C. Không tan trong nước, dễ tan trong
ethanol và ether.
5. An toàn lao động
Anhydrid phtalic: độc, dễ bay hơi, kích ứng niêm mạc.
Acid sulfuric: ăn da, gây bỏng.
7


8


KIỂM NGHIỆM DIETHYLPHTALAT
- Sản phẩm được kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn của DĐVN IV.
1. Giới hạn acid
Hoà tan 20,0 g chế phẩm trong 50ml ethanol 96% (TT) đã được trung hoà với dung dịch
phenolphtalein (CT). Nhỏ dung dịch natri nitrit 0,1N tới khi xuất hiện màu hồng bền vững
trong 30 giây. Lượng dung dịch natri hydroxyd 0,1N tiêu thụ không được quá 0,1ml.
2. Định lượng
Cân 0,750g chế phẩm vào bình thuỷ tinh trung tính 250ml. Thêm 25,0ml dung dịch kali
hydroxyd 0,5M trong ethanol và vài viên đá bọt. Đun sôi trên cách thuỷ dưới sinh hàn

ngược trong 1 giờ, Thêm 1ml dung dịch phenolphtalein và chuẩn độ ngay bằng dung dich
acid hydrocloric 0,5M. Song song làm mẫu trắng.1ml dung dịch KOH 0,5M trong ethanol
tương đương với 55,56mg diethylphtalat.

9


Bài 3: TỔNG HỢP PARACETAMOL
Mục tiêu
1. Trình bày được nguyên tắc phản ứng nitro hoá, khử hoá, acyl hoá và nguyên lý
phản ứng tổng hợp paracetamol từ phenol.
2. Tiến hành được các bước tổng hợp paracetamol theo đúng qui trình.
3. Tổng hợp được paracetamol đạt hiệu suất yêu cầu.
4. Trình bày và giải thích được quy trình sản xuất.

KIẾN THỨC CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC
- Paracetamol: công thức, tính chất lý hóa, tác dụng dược lý.
- Phản ứng nitro hoá, khử hoá, acyl hoá: nguyên tắc
- Tổng hợp paracetamol: nguyên tắc, cách tiến hành.
- Tiêu chuẩn thành phẩm theo DĐVN IV.

THỰC HÀNH
Nguyên tắc:
Paracetamol là thuốc hạ nhiệt giảm đau, được tổng hợp từ phenol. Quá trình điều chế
qua 3 giai đoạn sau:
1- Nitrozo hoá phenol bằng tác nhân nitrozoni (tạo ra từ acid sulfuric và natri nitrit)
thu được hỗn hợp hai đồng phân o–nitrosophenol và p-nitrosophenol. Tách riêng hai đồng
phân này bằng phương pháp cất kéo hơi nước.
2- Khử hoá p-nitrosophenol bằng Fe/HCl hoặc Na2S/NaOH thu được p-aminophenol.
3- Acyl hoá p-aminophenol bằng Ac2O được paracetamol.

Giai đoạn 1: Tổng hợp para – nitrosophenol
Nguyên lý phản ứng:

H 2S O

OH

+

4

+ 2N aNO

HNO2

Nguyên liệu, hóa chất

ON

2HN O

2

Số lượng

OH

2

+ N a 2S O


+

H 2O

4

Thiết bị, dụng cụ

Số lượng

Phenol kỹ thuật

50ml

Cốc inox 1000ml

1 cái

Natri nitrit

50g

Máy khuấy từ, khuấy cơ

1 cái

Acid sulfuric 22%

170ml


Nhiệt kế 1000

1 cái

Đá làm lạnh

1 khay

Bình nhỏ giọt 100ml

1 cái

Bộ lọc hút Buchner

1 bộ

10


Cách tiến hành
Cho vào cốc inox 1lit, 100ml nước cất và 50ml phenol, khuấy kỹ đến khi phenol
phân tán đều trong nước. Sau đó vừa khuấy vừa cho thêm 240g đá đã đập nhỏ vào khối
phản ứng. Sau khi đá nhỏ tan hết, tiến hành làm lạnh ngoài bằng nước đá, khuấy 10 phút để
nhiệt độ hạ xuống khoảng 0 - 50C.
Cho tiếp vào hỗn hợp trên 50g natri nitrit vào, khuấy cho natri nitrit phân tán đều.
Sau đó vừa khuấy vừa nhỏ giọt từ từ từng giọt một 170ml dung dịch acid sulfuric 22%
xuống tận đáy, (trong suốt quá trình đó phải duy trì nhiệt độ của bình dưới 10 0C), thời gian
nhỏ giọt là 45 phút, khi cho hết acid tiếp tục khuấy 15 phút.
Lọc lấy tủa qua phễu Buchner. Rửa lại tủa bằng nước cất lạnh đến pH 4-5 (3-4

lần30ml/lần). Hút kiệt nước, thu được khoảng 90g bột màu nâu là p-nitrosophenol.
Lấy 1g bột thô trên đem sấy khô (ở nhiệt độ 70 - 80 0C) để xác định nhiệt độ nóng
chảy và tính hiệu suất.
Tiêu chuẩn thành phẩm: para-nitrosophenol bột tinh thể màu nâu, nhiệt độ nóng chảy
136-1400C, hiệu suất khoảng 84%.
Giai đoạn 2: Tổng hợp para - amino phenol
Nguyên lý phản ứng:
+
HO

NO

+

N a 2S .9 H 2O

HO

NH2 +
+

4S + 6N aO H

Nguyên liệu, hóa chất
p-nitrosophenol (đã sấy khô)
Bột lưu huỳnh
NaOH
Nước cất
Dung dịch H2SO4 10%


9 H 2O

Số lượng
54g
28g
60g
130g

2 N a 2S .9 H 2O + N a 2 S 2O

Thiết bị, dụng cụ
Cốc inox 500ml
Máy khuấy từ
Nhiệt kế 1000
Bình nhỏ giọt 100ml
Phễu lọc Buchner

3

N a2S 2O

3

N aO H
H 2O

+ H 2O

Số lượng
1 cái

1 cái
1 cái
1 cái
1 cái

Cách tiến hành
- Cho vào cốc INOX 130ml nước cất, 60g NaOH viên và khuấy cho tan hết. Cho 28g
lưu huỳnh bột vào, đun nóng và khuấy cho tan hoàn toàn. Tiếp tục đun sôi 40 - 50 phút nữa.
(Chú ý: Trong quá trình đun sôi, nước sẽ bốc hơi, cần bổ xung thêm nước để đảm bảo thể
tích hỗn hợp phản ứng sau khi đun xong đạt khoảng 150-170ml).
- Để dung dịch Na2S mới tạo này nguội xuống 55-600C.
11


- Vừa khuấy vừa cho từ từ từng lượng nhỏ bột para-nitrosophenol vào dung dịch
natri sulfit với tốc độ sao cho nhiệt độ phản ứng nằm trong khoảng 55-65 0C, thời gian cho
vào thực hiện trong khoảng 30- 45 phút. Sau khi cho hết bột p- nitrosophenol, tiếp tục
khuấy và giữ ở 55-650C trong 15 phút nữa.
- Làm lạnh hỗn hợp phản ứng xuống dưới 20 0C bằng nước lạnh ngoài và dùng dung
dịch H2SO4 10% để trung hòa hỗn hợp phản ứng đến pH 7 (có thể dùng dd HCl 20-30% để
trung hòa). Quá trình trung hòa này phải thận trọng vì có H 2S bay lên (làm trong tủ hút hơi
độc). Khi cho acid phải cho từ từ để tránh H 2S tạo thành nhiều sẽ đẩy khối phản ứng trào ra
ngoài.
- Để yên hỗn hợp khoảng 12 giờ.
- Lọc tủa qua phễu Buchner. Rửa lại tủa 3 lần bằng nước cất (330ml). Hút thật kiệt
nước lần cuối (nếu không thì phản ứng acetyl hóa sẽ không có kết quả).
Lấy 1g sấy khô ở nhiệt độ 70 - 800C để xác định nhiệt độ nóng chảy và tính hiệu suất.
Tiêu chuẩn thành phẩm: p-aminophenol: tinh thể màu nâu đen, nhiệt độ nóng chảy 180
-1820C, hiệu suất 90%.
Giai đoạn 3: Tổng hợp paracetamol

Nguyên lý phản ứng:

Nguyên liệu, thiết bị, dụng cụ
Para-aminophenol
Anhydrid acetic
Than hoạt
Nước cất
Phễu lọc hút Buchner
Nhiệt kế 1000
Nồi đun cách thủy
Bình nón

Số lượng
45g
43,0ml
5,0g
200ml
1 cái
1 cái
1 cái
1 cái

Cách tiến hành
- Chuẩn bị sẵn nồi đun cách thủy đến trạng thái sôi.
- Cho tất cả lượng p-aminophenol đã hút kiệt nước ở trên vào bình nón khô (hoặc
bình cầu 1 cổ), đun cách thủy đến khi nhiệt độ trong bình đạt 50 -550C.

12



- Sau đó cho 43ml alhydrid acetic vào, khuấy nhẹ, (phản ứng tỏa nhiệt mạnh), nhiệt
độ phản ứng tăng lên đến nhiệt độ sôi (>1100C). Tiếp tục đun cách thủy hỗn hợp này trong 30 phút
- Làm lạnh (bằng nước lạnh) và gãi cho kết tinh.
- Hỗn hợp chứa tinh thể được để lạnh qua đêm hoặc để trong nước đá 2-3giờ cho kết
tinh hết.
- Lọc hút kiệt acid acetic, rửa nhanh bằng một lượng rất ít nước để loại bớt acid acetic.
- Tinh thể thô được kết tinh lại trong cốc thép không rỉ với 4 phần nước sôi và 4g
than hoạt, đun sôi, ngâm nóng 30 phút để tẩy màu. Lọc nóng dịch tẩy màu qua phễu
Buchner, dịch lọc được làm lạnh bằng nước đá cho kết tinh hết paracetamol. Lọc lấy tinh
thể, đem sấy và đo nhiệt độ nóng chảy.
- Nếu sản phẩm không đạt nhiệt độ nóng chảy 169-172 0C thì kết tinh lại một lần nữa
như trên. Thu được 30g, hiệu suất 50-55%.
- Gạn lấy nước cái của dịch kết tinh cho vào cốc và cho bã than hoạt lẫn paracetamol
ở phễu lọc nóng vào, tiếp tục đun khoảng 15 phút để hòa tan rồi lọc nóng, dịch lọc kết tinh
sẽ thu hồi thêm được paracetamol đã kết tinh lẫn trong bã than hoạt.
Tiêu chuẩn thành phẩm: Paracetamol là chất bột, hoặc tinh thể có màu trắng hoặc màu hơi
hồng, óng ánh, không mùi, nhiệt độ nóng chảy 169 -172 0C, tan trong 70 phần nước ở 80 0C,
tan trong 7 phần nước sôi hoặc cồn 95 0, trong 40 phần glycerin, trong 15 phần aceton, dễ
tan trong dung dịch cồn, không tan trong ether.

KIỂM NGHIỆM PARACETAMOL
1. Định tính:
Phản ứng màu của nhóm OH phenol: Dung dịch chế phẩm trong nước thêm thuốc
thử sắt (III) clorid 5%: xuất hiện màu xanh tím.
Phản ứng oxy hoá: Đun sôi khoảng 0,1g chế phẩm với 1 ml dung dịch acid
hydrocloric 10% trong 3 phút, thêm 10ml nước, làm lạnh, không có tủa tạo thành. Thêm 1
giọt thuốc thử kalibicromat xuất hiện màu tím và không chuyển sang màu đỏ.
Phản ứng diazo hoá: Đun sôi 0,1g chế phẩm với 1ml ạcid hydrocloric 10% trong 3
phút. Thêm 10ml nước, làm lạnh. Thêm 5 giọt dung dịch natri nitrit 10% rồi thêm dung dịch
-naphtol trong dung dịch natri hydroxyd 10%, sẽ xuất hiện màu đỏ hoặc tủa đỏ.

2. Định lượng: Phương pháp đo độ hấp thụ tử ngoại
Nguyên tắc: Dùng dung môi hoà tan là dung dịch kiềm. Đo độ hấp thụ của dung dịch
chế phẩm ở cực đại 257nm và tính hàm lượng paracetamol dựa vào độ hấp thụ riêng.

13


Tiến hành: Cân chính xác khoảng 40mg chế phẩm, hoà tan bằng 50ml dung dịch
natri hydroxyd 0,4% trong 1 bình định mức dung tích 250ml. Thêm nước tới vạch và trộn
đều. Lấy chính xác 5ml dung dịch trên cho vào một bình định mức 100ml. Thêm 10ml dung
dịch natri hydroxyd 0,4%, thêm nước tới vạch. Trộn đều, đo độ hấp thụ của dung dịch này ở
bước sóng 257nm. Tính hàm lượng paracetamol biết A (1%, 1cm) ở 257nm là 715.
Phương pháp đo nitrit:
Nguyên tắc: Thuỷ phân paracetamol bằng cách đun sôi với acid, sau đó làm lạnh và
định lượng amin thơm bậc nhất được giải phóng bằng dung dịch natri nitrit 0,1N. Dùng
KBr làm xúc tác, chỉ thị nội Tropeolin 00. Kết thúc chuẩn độ khi dung dịch chuyển sang
màu vàng nhạt.
Tiến hành: Cân chính xác khoảng 0,1g chế phẩm cho vào bình nón 100ml, thêm
40ml H2SO4 10%. Đun cách thuỷ 1 giờ, làm lạnh, thêm 1g KBr, 0,1ml chỉ thị Tropeolin 00.
Định lượng bằng dung dịch NaNO 2 đến màu vàng nhạt bền vững. Ghi thể tích NaNO 2
0,1M. Tính hàm lượng % paracetamol biết 1ml dung dịch NaNO 2 tương đương 0,01512g
paracetamol.

MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP
Mẫu số 1 (Mẫu báo cáo thực tập phần tổng hợp hóa dược`)
TÊN BÀI THỰC TẬP
Ngày, tháng, năm làm:
Họ và tên sinh viên:
1. Phương trình phản ứng:
A+ B  C+ D

Trọng lượng phân tử (tính ra và viết ngay dưới phân tử trong phương trình phản ứng trên)
14


2. Bảng nguyên liệu:

Tên

g

ml

Mol

Độ

nguyên

Độ sôi

chảy

liệu

Tỷ

Khả

trọng


năng hòa

Ghi chú

tan

3. Tóm tắt các chú ý về an toàn lao động
4. Sơ đồ mắc thiết bị, dụng cụ
5. Ghi chép cách tiến hành (cách làm, tính kết quả)
6. Bảng tóm tắt kết quả

Hiệu suất

g

%

Thử theo tiêu chuẩn
Dược điển

Theo lý thuyết
Bản thân đạt được
7. Nhận xét và kết luận:
………., Ngày

tháng

năm

Sinh viên ký tên


Phần 2: CHIẾT XUẤT DƯỢC LIỆU
Bài 4: CHIẾT STRYCHNIN TỪ HẠT MÃ TIỀN
Mục tiêu
1. Trình bày được đặc điểm của nguyên liệu hạt mã tiền và sản phẩm strychnin
2. Thực hiện các kỹ thuật: chuẩn bị nguyên liệu, chiết xuất, tinh chế, thu được sản
phẩm cuối cùng là strychnin sulfat.
3. Trình bày và giải thích được qui trình sản xuất.
15


Strychnin là một alcaloid chính có trong hạt của cây mã tiền (strychnos nux vomica
L.) hoặc của các loài Strychnos khác thuộc họ mã tiền (str.loganniaceae), mọc nhiều ở Việt
Nam. Thường mọc hoang nhiều ở các vùng núi miền Nam: Quảng nam, Đà nẵng... Ở miền
Bắc thường mọc hoang ở các tỉnh Thanh Hóa, Lào Cai...
Strychnin được dùng làm thuốc dưới dạng muối sulfat hay nitrat.

1. SẢN PHẨM VÀ MỘT SỐ CHẤT TRUNG GIAN
1.1. Strychnin
-

Công thức: C21H22N2O2

Tính chất: kết tinh thành tinh thể hình lăng trụ trong cồn, vị rất đắng, nhiệt độ nóng
chảy mp=268-2900C, dung dịch bão hòa có pH = 9,5.
Độ tan: 1 g tan trong 6400ml nước, 3100ml nước sôi, 150ml ethanol, 35ml ethanol sôi.
Độc tính: mã tiền và trychnin rất độc. Với liều 60-90mg strychnin có thể gây chết
người do liệt hô hấp. Khi bị ngộ độc có hiện tượng: ngáp, tăng tiết nước bọt, nôn mửa, sợ
ánh sáng, mạch nhanh và yếu, chân tay cứng đờ, co giật nhẹ rồi đột ngột có triệu chứng như
uốn ván nặng với hiện tượng co cứng hàm, lồi mắt, đồng tử mở rộng, bắp thịt co thắt gây

khó thở, sau chết vì liệt hô hấp.
Điều trị ngộ độc mã tiền: phòng tránh co giật và trợ giúp hô hấp. Nhiều thuốc có thể
dùng để chống co giật như hít cloroform, uống cloralhydrat, tiêm tĩnh mạch thuốc loại
barbituric như phenobarbital. Đồng thời tiến hành hô hấp nhân tạo hoặc thở oxy. Rửa dạ
dày bằng dung dịch KMnO4 0,01% hoặc dung dịch acid tanic 2% hoặc nước chè đặc.
1.2. Strychnin nitrat
-

Công thức: C21H22N2O2.HNO3
Tính chất: là tinh thể hình kim không màu hay bột kết tinh trắng, không mùi, vị

đắng, rất độc.
Độ tan: 1 g tan trong 42ml nước, 10ml nước sôi, 150ml cồn, 80ml cồn ở 600C, không
tan trong ether. pH của dung dịch chế phẩm khoảng 5,7
16


Bảo quản: Độc bảng A, tránh ánh sáng.
1.3. Strychnin sulfat (Sản phẩm)
Công thức: C42H46N4O8S
Thường kết tinh ở dạng (C21H22N2O2)2. H2SO4. 5H2O
Tính chất: thường kết tinh ở dạng tinh thể hình kim, không màu hay bột kết tinh
trắng, không mùi, vị rất đắng, rất độc. Bị mất nước kết tinh ở 100 0C. Độ chảy khi khan
khoảng 2000C (bị phân hủy).
Độ tan: 1g tan trong 35ml nước, 7ml nước sôi, 81ml ethanol, 26ml ethanol ở 60 0C,
không tan trong ether. Dung dịch 1% có pH = 5,5.
Dạng dùng: Strychnin được dùng làm thuốc dưới dạng muối sulfat hay nitrat.
Bảo quản: Thuốc có độc tính mạnh, đựng trong lọ nút kín, tránh ánh sáng.
1.4. Brucin
Công thức: C23H26N2O4

Tính chất: kết tinh thành tinh thể hình kim trong hỗn hợp ethanol và nước. Độ chảy
1780C, vị rất đắng, rất độc, trở nên khan ở 1000C.
Độ tan: 1g tan trong 1320ml nước, 750ml nước sôi, 1,3ml cồn, 0,8ml methanol.
pH của dung dịch nước bão hòa là 9,5.
1.5. Brucin nitrat dihydrat
-

Công thức: C23H26N2O4.HNO3. 2H2O

-

Tính chất: Tinh thể hình lăng trụ, phân hủy ở 2300C. Dễ tan trong nước hoặc ethanol.

1.6. Brucin sulfat heptahydrat
-

Công thức: (C23H26N2O4)2.H2SO4. 7H2O

-

Tính chất: thường kết tinh nhỏ, vị đắng

-

Độ tan: 1g tan trong 75ml nước lạnh, khoảng 10ml nước sôi, 105ml cồn.

2. THỰC HÀNH
2.1.

Chuẩn bị


Nguyên liệu:
Hạt mã tiền đã được chọn lọc, loại bỏ các hạt đã bị hỏng, tỷ lệ strychnin trong hạt
phải chiếm khoảng 0,8 - 1,5% tùy theo nguồn gốc nguyên liệu. Hoạt chất trong hạt mã tiền
Strychnos nux vomica L. là alcaloid (khoảng 2-5%), trong đó gần 50% là strychnin, phần
còn lại là brucin, còn khoảng 2-3% là các alcaloid phụ khác như -colubrin, -colubrin,
vomicin, novacin, pseudostrychnin..
17


Strychnin là alcaloid chính có trong hạt của cây mã tiền (Strychnos nux vomica L.)
hoặc loài Strychnos khác thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae), là cây gỗ thân đứng hoặc leo,
mọc hoang nhiều ở Việt Nam.
Cây mã tiền Strychnos nux vomica L. thường mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi
miền Nam: Quảng Nam, Đà Nẵng… Các loài mã tiền khác được phân bố hầu khắp các tỉnh
vùng núi nước ta, ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa
Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, …
Dung môi: Dầu hỏa.
Hóa chất, thiết bị, dụng cụ:
NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT
Sữa vôi
Cloroform
Dung dịch Na2CO3 bão hòa
Amoniac đặc
Dung dịch H2SO4 3%
Acid acetic khan
Dung dịch HNO33%
Anhydrid acetic
HNO3 đặc
Acid percloric 0,1N

Than hoạt
Chỉ thị xanh malachit
Giấy đo pH
Giấy lọc
2.2. Sơ đồ qui trình chiết xuất

18

THIẾT BỊ, DỤNG CỤ
Hệ thống thiết bị chiết nóng
Máy xay
Tủ sấy
Phễu lọc Buchner
Bình gạn 500ml
Khay men
Cốc đun 400, 250, 100ml


Hạt mã tiền
sấy,xay, cân
Bột hạt mã tiền

Kiềm hóa 24h

Sữa vôi

Đảo tơi
Bột hạt mã tiền
đã kiềm hóa, ẩm
Bã dược liệu


Dung môi

Lọc
Dịch chiết

Dung môi
thu hồi

Chiết nóng

Để phân lớp
Gạn
Pha nước acid

pH=2

H2SO4 3%

lắc kỹ 10’
pH=11

Na2CO3 bh

Khuấy trộn
Nước cái

Để kết tinh
Lọc
Tủa alcaloid toàn phần


Nước cái
(brucin)

Để kết tinh
Lọc
Tinh thể strychnin.NO3

Cách thủy
pH=4,5
Khuấy trộn
Cách thủy
Hòa tan
Khuấy trộn

Dd strychnin.NO3
Lọc nóng

Bã than hoạt

Tẩy mầu,
Cách thủy

Lọc
Để kết tinh

Nước cái

Tủa strychnin
Lọc

Để kết tinh

Nước cái

Tinh thể strychnin.SO4
Kiểm nghiệm

Sấy, cân
Sản phẩm strychnin.SO4

19

Nước cất

Than hoạt

khuấy 10’
pH=11

Dịch lọc

HNO33%

Na2CO3 bh

Khuấy trộn

Cách thủy,
pH=4,5
Khuấy trộn


H2SO4 3%


2.3. Qui trình chiết xuất
a. Chuẩn bị nguyên liệu
Hạt mã tiền sau khi chọn được loại tốt (hàm lượng > 1%), đem ngâm cho mềm, thái
mỏng (khoảng 1mm), sấy khô ở 60-800C trong 48 giờ, xay thành bột thô. Cân bột hạt mã
tiền (300g/nhóm).
b. Kiềm hóa
Bột mã tiền được cho vào khay men, trộn đều với nước sữa vôi (khoảng 300ml), đảo
kỹ cho đến khi thành dạng bột nhão, vun thành đống, ủ khoảng 24h. Sau đó làm tơi và làm
khô trong khay men. (Sau khi kết thúc giai đoạn kiềm hóa phải ngâm rửa khay men ngay).
c. Chiết xuất
Nguyên tắc chiết: Chiết bằng phương pháp ngâm nóng, số lần chiết khoảng 3 lần.
Thời gian chiết khoảng 1,5-2giờ/lần (tùy theo điều kiện cụ thể). Lượng dung môi khoảng
1000ml/lần đầu.
Tiến hành: Lắp lưới và lót bông vào bình chiết, cho bột dược liệu đã kiềm hóa vào,
đổ dung môi, khuấy trộn để dung môi tiếp xúc tốt với dược liệu. Sau mỗi mẻ chiết, mở van
cho dịch chiết chảy vào bình thủy tinh nút mài 1 lít. Sau đó lại đổ dung môi mới vào bình
chiết để chiết mẻ sau.
d. Tinh chế
-

Tạo muối sulfat tan trong nước của các alcaloid:
Cho khoảng 300ml dung dịch H2SO4 3% vào 2 bình chứa dịch chiết của mẻ đầu, lắc thật

kỹ trong khoảng 10 phút. Để yên cho phân lớp (cho tới khi 2 lớp trong lại và giữa 2 lớp có
bề mặt phân chia pha). Sau đó gạn dung môi vào xô nhựa (đem thu hồi để chiết cho mẻ
sau). Trong bình thủy tinh sẽ còn lại lớp nước acid của mẻ đầu, dịch chiết của mẻ sau được

cho vào lắc với lớp nước acid của mẻ trước, sau đó lại để phân lớp và gạn riêng dung môi…
Cứ làm như thế cho tới mẻ cuối cùng (chú ý: chỉ đổ 1 lần acid vào dịch chiết của mẻ đầu,
những mẻ sau phải thử pH của lớp nước acid, pH khoảng 1-2 là được, nếu chưa đủ độ acid
thì phải bổ xung thêm). Cuối cùng đổ lớp nước acid vào cốc đun 400ml, đem đun nóng
trong nồi cách thủy, khuấy kỹ, lọc nóng (không cần rửa) lấy dịch lọc. Sau đó, gạn nóng
trong bình gạn, loại bỏ hết dung môi. Hứng lấy lớp nước acid vào cốc đun 250ml (là dung
dịch muối sulfat của các alcaloid).
-

Tạo tủa alcaloid toàn phần:
Kiềm hóa lớp nước acid trên bằng dung dịch Na 2CO3 bão hòa, vừa nhỏ kiềm vừa khuấy

đều cho đến khi dung dịch hết sủi bọt, điều chỉnh về pH = 10-11, để nguội cho kết tủa hết
(khoảng 20 phút) sẽ có tủa alcaloid toàn phần dạng base. Lọc hút chân không qua phễu
20


Buchner. Sau khi hút hết nước cái, tiến hành rửa tủa ngay trên phễu bằng nước cất, rửa 3 lần
mỗi lần lượng nước cất bằng khoảng thể tích của tủa. Loại bỏ nước cái và nước rửa. Chuyển
tủa sang cốc đun bé loại 100ml.
-

Tạo muối nitrat của các alcaloid (loại brucin):
Nguyên tắc loại brucin: dựa vào độ tan khác nhau của các muối, tạo muối nitrat của các

alcaloid tại pH = 4 - 4,5, tạo dung dịch quá bão hòa sao cho strychnin nitrat kết tinh được,
còn brucin tan được trong nước cái.
Thử brucin: Nhỏ 1 giọt dd HNO3 đặc vào 1 vài hạt tinh thể, nếu có brucin sẽ thấy xuất
hiện màu đỏ hoặc hồng.
Tiến hành: Cho 1 lượng nước sao cho vừa đủ ngập tủa alcaloid toàn phần, đun trong nồi

cách thủy, vừa khuấy vừa nhỏ dần dd HNO 3 3% cho đến khi tủa tan hết và pH = 4-4,5 (chú
ý: nếu đủ pH mà tủa vẫn chưa tan hết thì phải bổ sung thêm nước cho đến khi tan hết, nếu
dung dịch bị loãng thì phải cô bớt để tạo dung dịch bão hòa). Để kết tinh qua đêm sẽ tạo
được tinh thể hình kim, thường kết thành chùm. Lọc qua phễu Buchner nhỏ. Rửa tinh thể 3
lần bằng nước cất. Loại bỏ nước cái. Chuyển tinh thể sang cốc đun 100ml.
-

Tẩy màu bằng than hoạt:
Trước tiên phải hòa tan nóng tinh thể vào một lượng nước vừa đủ, đun trong nồi cách

thủy, khuấy cho tan hết. Thêm khoảng 0,5g than hoạt, khuấy 10 phút, lọc nóng (các dụng cụ
phải tráng hoặc nhúng nước nóng), rửa bã bằng nước cất sôi (nước rửa đồng thời là nước
tráng cốc). Loại bã than hoạt. Chuyển dịch lọc vào cốc 100ml đã rửa sạch.
-

Tạo sản phẩm là strychnin sulfat:
+ Chuyển từ dạng muối sang dạng base: Muốn chuyển alcaloid từ dạng muối nitrat

sang dạng muối sulfat, trước tiên ta phải chuyển sang dạng base. Kiềm hóa dịch lọc bằng dd
Na2CO3 bão hòa, vừa nhỏ vừa khuấy cho đến khi hết sủi bọt và chỉnh pH= 10-11. Để nguội
cho tủa hết (khoảng 20 phút). Lọc lấy tủa base, rửa tủa bằng nước cất, loại bỏ nước cái và
nước rửa.
+ Chuyển strychnin base sang dạng muối sulfat: Cho một lượng nước vào tủa trên sao
cho vừa đủ ngập tủa, đun trong nồi cách thủy, vừa khuấy vừa nhỏ dd H 2SO4 3% cho đến khi
tủa tan hết và chỉnh về pH = 4 - 4,5. Để kết tinh qua đêm. Lọc lấy tinh thể, hút hết nước cái
rồi mới rửa bằng nước cất. Rửa tủa 2 lần, mỗi lần lượng nước bằng khoảng lượng tủa. Sau
khi rửa chú ý hút kiệt nước để sấy cho nhanh. Rải đều tinh thể trên đĩa petri. Sấy ở 60-70 0C
đến khô (khoảng 60-90 phút).

21



+ Thu hồi nước cái: Nước cái chứa dạng muối sulfat sau khi lọc của các nhóm gộp lại
vào một cốc 100ml, cô đến dung dịch bão hòa, để kết tinh, lọc, rửa, sấy khô, cân, sản phẩm
thu hồi chia đều cho các nhóm.
Cân riêng sản phẩm của từng nhóm, ghi kết quả vào sổ, ký tên và nộp sản phẩm.
e. Đóng gói: lọ kín, để nơi khô ráo, tránh ánh sáng.
f. Kiểm nghiệm:
- Định lượng strychnin trong sản phẩm:Theo DĐVN IV, NXB Y học, HN,2009, trang 579.

Bài 5: CHIẾT RUTIN TỪ NỤ HOA HÒE
Mục tiêu
1. Trình bày được đặc điểm của nguyên liệu và sản phẩm.
2. Thực hiện được kỹ thuật chiết xuất, tinh chế.
3. Trình bày và giải thích được qui trình sản xuất.
I. RUTIN
- Công thức cấu tạo:

- Tên khoa học: 3,3’,4’,5,7 - pentahydroxyflavon 3- rutinosid.
- Tính chất: Rutin là bột kết tinh màu vàng hay hơi vàng ánh xanh, không mùi, bay
hơi có mùi đặc trưng, để ngoài ánh sáng màu hơi sẫm lại. Tinh thể ngậm 3 phân tử, chuyển
sang dạng khan khi sấy 12 giờ ở 110 0C dưới áp suất giảm (10 mmHg). Điểm chảy: khoảng
2100C kèm theo phân hủy.
Độ tan: 1g rutin tan trong khoảng 8000ml nước, 200ml nước sôi, 650ml ethanol,
60ml ethanol sôi, … Rutin dễ tan trong pyridin, tan được trong methanol và trong các dung
dịch kiềm loãng. Thực tế không tan trong aceton, cloroform, ether, benzen và carbon disulfit.
Do cấu trúc là một glycosid nên rutin rất dễ bị thủy phân bởi enzym có sẵn trong
dược liệu hoặc bởi acid. Rutin rất ít bị ảnh hưởng bởi dung dịch kiềm mà chỉ bị ảnh hưởng
22



khi dung dịch kiềm đậm đặc và ở nhiệt độ cao. Rutin khi thủy phân sẽ cho quercetin,
glucose và rhamnose.
Phản ứng thủy phân: Rutin  Quercetin + Glucose + Rhamnose
- Công dụng: Rutin có tác dụng làm bền vững và làm giảm tính thấm mao mạch. Rutin
được sử dụng để phòng và chữa các trường hợp xuất huyết ở người bị xơ vữa động mạch và
huyết áp cao…
2. THỰC HÀNH
2.1. Nguyên liệu: hoa hòe đã sấy khô, độ ẩm nhỏ hơn 10%, tỷ lệ rutin trong hoa hòe phải
chiếm khoảng 20  28%.
Hoa hòe (Sophora japonica L. Fabaceae). Cây hoa hòe cao từ 5-7m, lá kép hình lông
chim, mọc so le. Ở Việt Nam, được trồng ở nhiều nơi, trong đó được trồng khá tập trung ở
Thái Bình, Nghệ An, Hà Nam. Nhân dân phân biệt hòe nếp và hòe tẻ. Hòe nếp là loại có
nhiều hoa, hoa to đều, nở thành nhiều đợt, có màu sẫm hơn, cuống dài, cây vồng cao, phân
ít cành. Hòe nếp có năng suất nụ hoa cao hơn so với hòe tẻ. Trong cây hòe, rutin có ở các
bộ phận của cây nhưng hàm lượng rutin ở hoa là cao hơn cả và ở nụ thì có hàm lượng cao
hơn là khi nụ đã trở thành hoa. Do đó người ta dùng nụ hoa hòe để chiết lấy rutin.
Dung môi: dung dịch kiềm loãng (dung dịch natri borat 3 4%).
Hóa chất

Natri borat
Na2CO3 bột
HCl đậm đặc
Ethanol 960
Diethyl ether
Rutin chuẩn

Methanol
Dung dịch natri nitrit 5% (TT)
Dung dịch nhôm nitrat 10% (TT)

Dung dịch NaOH 10% (TT)
Ether (TT)
Dung dịch acid acetic 0,02N (TT)

Thiết bị, dụng cụ

Bình chiết
Bộ cất cồn, bình Soxhlet
Bơm chân không
Phễu lọc Buchner
Phễu thủy tinh xốp G4

Nồi đun cách thủy
Tủ sấy
Bộ bình cầu có sinh hàn hồi lưu
Cân kỹ thuật
Cốc đun các loại 400, 250, 100ml

2.2. Sơ đồ qui trình chiết xuất

23


DƯỢC LIỆU

Dược liệu đã diệt men

Diệt men

Rửa


dd HCl 0,5%

Lọc

Nước rửa

Dược liệu đã xử lý

Chiết xuất
Na2CO3 3%

Lọc

Bã dược liệu

Dịch chiết
Để kết tinh
Lọc

Nước cái

Tủa Rutin thô

Tạp

pH=3 (4)

Hòa tan
Cách thủy


HCl 10%

Cồn 960
(1g/7ml )MeOH
Nước 1g/25ml

Lọc
Dịch lọc

Cồn thu hồi

Cô cất
Dd bão hòa
Để kết tinh
Lọc
Sấy

Nước cái

SẢN PHẨM RUTIN

2.3. Mô tả các giai đoạn chiết xuất
a. Chuẩn bị nguyên liệu
- Hoa hòe đã được chọn, đạt hàm lượng theo tiêu chuẩn ( 20%).
- Phơi hoặc sấy khô hoa hòe, độ ẩm nhỏ hơn 10%, cân nguyên liệu (300g).
- Rửa dược liệu bằng nước acid HCl 0,5% bằng cách đổ ngập dược liệu, khuấy trộn, ngâm 5
phút thì rút bỏ nước acid. Rửa 3 lần bằng nước acid. Cuối cùng lại rửa cho hết nước acid
bằng nước đến pH = 7.
b. Chiết xuất

24


Nguyên tắc chiết: Chiết bằng phương pháp ngâm nguội, dung môi chiết là dung dịch
Na2CO3 3  4%. Lượng nguyên liệu là 300g/mẻ. Số lần chiết là 3 lần/mẻ. Thời gian chiết
34 h/lần chiết (tùy theo điều kiện cụ thể). Lượng dung môi: 1200ml/mẻ.
Tiến hành: lắp lưới và lót bông vào bình chiết, cho bột dược liệu đã xử lý vào, đổ
dung môi, khuấy trộn để dung môi tiếp xúc tốt với dược liệu. Sau mỗi mẻ chiết, mở van cho
dịch chiết chảy vào bình chứa thủy tinh 1 lít. Sau đó lại đổ dung môi mới vào bình chiết để chiết mẻ sau.
c. Tinh chế
- Tạo tủa thô: dùng dung dịch acid HCl 10% cho vào dịch chiết, khuấy trộn, chỉnh
đến pH=3. Để kết tinh qua đêm ở nhiệt độ phòng. Lọc lấy tủa bằng phễu Buchner. Rửa tủa
cho hết acid bằng nước cất đến pH= 67. Hút kiệt thu được tủa rutin thô.
- Tinh chế bằng cách cho kết tinh lại trong cồn: hòa tan tủa thô bằng cồn trên nồi đun
cách thủy trong bình cầu có lắp sinh hàn hồi lưu. Lọc nóng bằng phễu Buchner để loại tạp.
Dịch lọc thu được đem cô cất cồn để tạo dung dịch bão hòa. Cồn cất được đem thu hồi. Để
kết tinh rutin qua đêm ở nhiệt độ phòng. Lọc lấy tủa rutin, rửa tủa bằng nước cất. Sấy tủa
đến khô ở 60 700C, thu được sản phẩm là rutin tinh chế.
d. Kiểm nghiệm
Định lượng rutin trong sản phẩm: Theo DĐVN III, NXB Y học, HN, 2002, trang 252.
e. Bảo quản: Trong bao bì kín, tránh ánh sáng và để nơi khô mát.

25


×