Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Nghiên cứu thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em tại làng nghề đông mai hưng yên và đánh giá hiệu quả can thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.93 MB, 191 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

LỖ VĂN TÙNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
NHIỄM ĐỘC CHÌ Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TRẺ EM
TẠI LÀNG NGHỀ ĐÔNG MAI - HƯNG YÊN VÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP

CHUYÊN NGÀNH: SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
MÃ SỐ: 62.72.01. 59
Người hướng dẫn 1
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

LỖ VĂN TÙNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
NHIỄM ĐỘC CHÌ Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TRẺ EM


TẠI LÀNG NGHỀ ĐÔNG MAI - HƯNG YÊN VÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP

CHUYÊN NGÀNH: SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
MÃ SỐ: 62.72.01. 59
Người hướng dẫn 1
LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. Doãn Ngọc Hải
2. PGS. TS. Tạ Thị Tuyết Bình
Người hướng dẫn 1
HÀ NỘI - 2019


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu sử dụng trong luận án thuộc đề tài nghiên
cứu khoa học do tôi là một trong những thành viên chính và đã được sự đồng
ý của các tổ chức, cá nhân tham gia đề tài. Các kết quả nghiên cứu được trình
bày trong luận án là trung thực, khách quan.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã
được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lỗ Văn Tùng



iii

LỜI CÁM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cám ơn
PGS.TS. Doãn Ngọc Hải và PGS.TS. Tạ Thị Tuyết Bình là các thầy cô đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như
thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô thuộc Viện Sức
khỏe nghề nghiệp và môi trường đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, Trung tâm Đào tạo & Quản lý
khoa học Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã cho phép, giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lời cám ơn đến GS. William Daniell, GS. Katherine Karr
(Đại học Wasington – Hoa Kỳ), TS. Bret Ericsion (Giám đốc điều hành Pure
Earth – Hoa Kỳ) đã hỗ trợ một phần kinh phí, thiết bị và kỹ thuật để thực hiện
một số nội dung trong luận án này.
Luận án này không thể thành công nếu không có sự hợp tác, giúp đỡ
của các đồng nghiệp tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Trung
tâm Môi trường và Phát triển cộng đồng, Sở Y tế và Trung tâm y tế dự phòng
tỉnh Hưng Yên, Ủy ban nhân dân và Trung tâm Y tế huyện Văn Lâm, Ủy ban
nhân dân và Trạm y tế xã Chỉ Đạo. Tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ
quý báu ấy.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và người thân đã luôn ở
bên tôi, chăm sóc, động viên về vật chất và tinh thần để tôi yên tâm học tập và
nghiên cứu. Xin chân thành cám ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích
lệ tôi hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2018
TÁC GIẢ


Lỗ Văn Tùng


iv

MỤC LỤC
Trang bìa phụ ........................................................................................ i
Lời cam đoan ........................................................................................ ii
Lời cám ơn ............................................................................................ iii
Mục lục.................................................................................................. iv
Danh mục các chữ viết tắt ..................................................................... vi
Danh mục các bảng .............................................................................. vii
Danh mục các hình ................................................................................ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Giới thiệu về chì vô cơ ........................................................................... 3
1.1.1. Hấp thu và chuyển hóa của chì trong cơ thể ................................... 4
1.1.2. Phân bố chì trong cơ thể ................................................................. 5
1.1.3. Đào thải chì ..................................................................................... 7
1.1.4. Ảnh hưởng của chì vô cơ đến sức khỏe .......................................... 8
1.1.5. Chẩn đoán nhiễm độc chì .............................................................. 18
1.1.6. Dự phòng nhiễm độc chì ............................................................... 21
1.1.7. Điều trị nhiễm độc chì................................................................... 28
1.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm độc chì ......................................... 29
1.2.1. Nguy cơ nhiễm độc chì nghề nghiệp ............................................ 29
1.2.2. Nguy cơ nhiễm độc chì ở trẻ em .................................................. 29
1.3. Tình trạng nhiễm độc chì nghề nghiệp và nhiễm độc chì ở trẻ em ..... 30
1.3.1. Nhiễm độc chì nghề nghiệp .......................................................... 30
1.3.2. Nhiễm độc chì ở trẻ em ................................................................. 36

1.4. Tình hình sản xuất tái chế chì tại thôn Đông Mai, Hưng Yên ............ 41
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 43
2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 43
2.2. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 43
2.3. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 43
2.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 43
2.4.1. Điều kiện lao động tại các cơ sở tái chế chì................................. 43
2.4.2. Đánh giá thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em. ....... 44
2.4.3. Triển khai một số biện pháp can thiệp và đánh giá hiệu quả........ 45
2.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 49


v

2.5.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 49
2.5.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ...................................................................... 49
2.5.3. Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu............................................... 52
2.6. Khống chế sai số .................................................................................. 56
2.7. Xử lý số liệu ........................................................................................ 57
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................... 57
2.9. Hạn chế của đề tài ............................................................................... 58
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 59
3.1. Điều kiện lao động ở các cơ sở tái chế chì ......................................... 59
3.1.1. Quy trình sản xuất, tái chế chì từ ắc quy....................................... 59
3.1.2. Điều kiện vệ sinh – an toàn lao động tại các cơ sở tái chế chì . 62
3.2. Thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em ........................ 63
3.2.1. Thực trạng nhiễm độc chì nghề nghiệp ....................................... 63
3.1.2.1. Thực trạng nhiễm độc chì nghề nghiệp ................................ 63
3.1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm độc chì nghề nghiệp ...... 70
3.2.2. Thực trạng nhiễm độc chì ở trẻ em và yếu tố liên quan ............... 75

3.2.2.1. Thực trạng nhiễm độc chì ở trẻ em ...................................... 75
3.2.2.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm độc chì ở trẻ em ........... 79
3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống nhiễm độc chì ................... 83
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................ 91
4.1. Điều kiện lao động ở các cơ sở tái chế chì ......................................... 91
4.2. Thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em ........................ 95
4.2.1. Thực trạng nhiễm độc chì nghề nghiệp và yếu tố liên quan ........ 95
4.1.1.1. Thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động.......................... 95
4.1.1.2. Yếu tố liên quan đến nhiễm độc chì ở người lao động ....... 101
4.2.2. Thực trạng nhiễm độc chì ở trẻ em và yếu tố liên quan ............ 107
4.1.2.1. Thực trạng nhiễm độc chì ở trẻ em ..................................... 107
4.1.2.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm độc chì ở trẻ em........... 111
4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống nhiễm độc chì ................. 113
KẾT LUẬN .................................................................................................. 120
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 125
PHỤ LỤC .................................................................................................... 143


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADN

Acid Deoxyribo Nucleic

ALAD


Aminolevuninic Acid Dehydratase

BLL

Mức chì máu Blood lead (Blood lead level)

CDC

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ
(Center of Disease Control and Prevention)

CT
GDP

Can thiệp
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GFAAS

Phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử lò Graphit

IQR

Khoảng tứ phân vị (Interquartile range Q1-Q3)

KAP

Kiến thức, thái độ, thực hành (Knowledge, Attitude, and
Practice)
Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (Mean corpuscular

volume)
Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (Mean
corpuscular hemoglobin concentration)
Số lượng

MCV
MCHC
n
NIOSH

Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Hoa
kỳ (National Institute for Occupational Safety and Health)

NLĐ
SD

Người lao động
Độ lệch chuẩn

Pb

Chì kim loại

PCR

Phản ứng chuỗi trùng hợp (Polymerase Chain Reaction)

PP

Phương pháp


RFLP

Đa hình chiều dài đoạn cắt giới hạn (Restriction fragment
length polymorphism)

TB
WHO

Trung bình
Tổ chức Y tế Thế giới (Wolrd Health Organization)

σ-ALAU

Delta ALA niệu (Aminolevuninic Acid Dehydratase
Urine)


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1. Một số nghiên cứu về nồng độ chì trong công nhân sản xuất
ắc quy ......................................................................................... 34
Bảng 2.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu ...................................................... 46

Bảng 3.1. Trang thiết bị vệ cá nhân của người lao động ........................... 63
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo giới, tuổi đời, tuổi nghề ........................ 63
Bảng 3.3. Nồng độ chì máu của người lao động theo tuổi và giới ............ 64
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp ở người lao động .................. 65
Bảng 3.5 . Phân bố đối tượng theo mức chì máu ....................................... 66
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm độc chì theo cơ sở sản xuất ................................... 67
Bảng 3.7. Nồng độ chì máu và nồng độ delta ALA niệu ........................... 67
Bảng 3.8. Tần số nhịp tim và huyết áp theo các mức chì máu .................. 68
Bảng 3.9. Một số triệu chứng bệnh lý ở người lao động ........................... 69
Bảng 3.10. Liên quan giữa công việc và nồng độ chì máu ........................ 70
Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm độc chì theo vị trí việc làm .................................. 71
Bảng 3.12. Nồng độ chì máu và thời gian làm việc tại cơ sở sản xuất ...... 72
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa nhiễm độc chì nghề nghiệp và thời gian
làm việc .................................................................................... 72
Bảng 3.14. Sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân và nồng độ chì máu ..... 73
Bảng 3.15. Nồng độ chì máu và kiểu gene ALAD .................................... 74
Bảng 3.16. Tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp theo kiểu gene ALAD ......... 75
Bảng 3.17. Kiểu gene ALAD và nồng độ delta ALA niệu ........................ 75
Bảng 3.18. Phân bố đối tượng trẻ em theo tuổi và giới ............................. 75
Bảng 3.19. Nồng độ chì máu ở trẻ em theo tuổi và giới ............................. 75
Bảng 3.20. Phân bố trẻ em theo các mức chì máu ..................................... 77
Bảng 3.21. Liên quan giữa nồng độ chì và triệu chứng đau bụng, táo
bón ............................................................................................ 78
Bảng 3.22. Liên quan giữa mức độ nhiễm độc chì với tuổi, giới .............. 78
Bảng 3.23. Liên quan giữa nồng độ chì máu và hoạt động tái chế chì ...... 79


viii

Bảng 3.24. Mối liên quan giữa nồng độ chì máu và khoảng cách từ

nhà đến cơ sở sản xuất tái chế chì............................................. 80
Bảng 3.25. Nồng độ chì máu của trẻ em và địa điểm sinh sống ................ 80
Bảng 3.26. Tỷ lệ nhiễm độc chì ở trẻ em theo địa điểm sinh sống ............ 81
Bảng 3.27. Liên quan giữa nồng độ chì máu và thời gian trẻ chơi ở
ngoài nhà .................................................................................. 81
Bảng 3.28. Nồng độ chì máu và nhận thức, thái độ của cha mẹ về
nguy cơ nhiễm độc chì đối với trẻ em ...................................... 82
Bảng 3.29. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu can thiệp ............................... 83
Bảng 3.30. Nồng độ chì máu của người lao động trước và sau can
thiệp theo tuổi ........................................................................... 84
Bảng 3.31. Nồng độ chì máu của người lao động trước và sau can
thiệp theo giới ........................................................................... 84
Bảng 3.32. Nồng độ chì máu và việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng sản phẩm
bảo vệ sức khỏe Pectin complex .................................................. 85
Bảng 3.33. Phân bố mức độ nhiễm độc ở người lao động trước và sau
can thiệp .................................................................................... 86
Bảng 3.34. Kết quả trả lời phỏng vấn về sức khỏe khi sử dụng Sản
phẩm bảo vệ sức khỏe Pectin Complex ................................... 87
Bảng 3.35. Nồng độ chì máu của trẻ em trước và sau can thiệp theo
tuổi ............................................................................................ 87
Bảng 3.36. Nồng độ chì máu trẻ em trước và sau can thiệp theo giới ........ 88
Bảng 3.37. Lượng chì máu giảm sau can thiệp theo tuổi và giới .............. 88
Bảng 3.38. Tỷ lệ trẻ em có nồng độ chì máu giảm sau can thiệp theo
tuổi và giới ............................................................................... 89
Bảng 3.39. Tỷ lệ trẻ em theo các mức chì máu trước và sau can thiệp ..... 89


ix

DANH MỤC HÌNH

Số hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1. Động độc học của chì ................................................................... 6
Hình 1.2. Liên quan giữa nồng độ chì máu và tác động sức khỏe ............... 8
Hình 1.3. Ảnh hưởng của chì đến sinh tổng hợp HEM ............................... 12
Hình 2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu ......................................................... 55
Hình 2.2. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................... 56
Hình 3.1. Liên quan giữa nồng độ chì máu và delta ALA niệu ................... 68
Hình 3.2. Phân loại sức khỏe người lao động .............................................. 70
Hình 3.3. Phân bố kiểu gene ALAD trong đối tượng nghiên cứu ............... 74
Hình 3.4. Nồng độ chì máu trẻ em theo tuổi ................................................ 76
Hình 3.5. Nồng độ chì máu trẻ em theo giới ................................................ 76
Hình 3.6. Tỷ lệ trẻ em theo các mức chì máu .............................................. 77
Hình 3.7. Thay đổi nồng độ chì máu ở người lao động trước và sau
can thiệp ...................................................................................... 85
Hình 3.8. Tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp trước và sau can thiệp ............. 86
Hình 3.9. Tỷ lệ trẻ em theo các mức chì máu trước và sau can thiệp .......... 90
DANH MỤC ẢNH
Số ảnh

Tên ảnh

Trang

Ảnh 3.1. Bể thu hồi a xít ............................................................................... 60
Ảnh 3.2. Công đoạn phá bình........................................................................ 60

Ảnh 3.3. Lò nấu chì thủ công ....................................................................... 61
Ảnh 3.4. Lò nấu chì kiểu mới ....................................................................... 61
Ảnh 3.5. Công đoạn đóng gói ....................................................................... 62
Ảnh 3.6. Công trình vệ sinh, nhà tắm ........................................................... 62
Ảnh 3.7. Người lao động nghỉ giữa giờ ........................................................ 62
Ảnh 3.8. Người lao động nghỉ giữa giờ ........................................................ 62


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chì đã được con người biết đến từ hàng ngàn năm trước và đang là một
kim loại được ứng dụng rất rộng rãi trong sản xuất cũng như đời sống [12].
Hiện nay người lao động trong hơn 100 ngành nghề có thể tiếp xúc với chì và
các hợp chất vô cơ của nó [19], do vậy số người phơi nhiễm với chì không
giảm mà có xu hướng tăng lên. Theo ước tính, thế giới hiện có tới 120 triệu
người bị phơi nhiễm chì, 80 quốc gia phát hiện có trẻ em bị nhiễm độc chì
nghiêm trọng [1], mỗi năm ghi nhận thêm mới khoảng 600.000 trẻ em bị ảnh
hưởng trí tuệ và 143.000 trường hợp tử vong do tiếp xúc chì, đặc biệt ở các
nước đang phát triển [127]. Nhiễm độc chì chiếm 0,6% tổng gánh nặng bệnh
tật toàn cầu [135]. Tổn thất kinh tế đối với các nước có thu nhập trung bình và
thấp vào khoảng 977 tỷ đô la, trong đó châu Phi tổn thất 134,7 tỷ USD, chiếm
4,03% GDP, Châu Mỹ La tinh - Caribe: 142,3 tỷ USD, chiếm 2,04% GDP,
Châu Á: 699,9 tỷ USD, chiếm 1,88% GDP [122].
Chì có thể tác động, gây tổn thương đa dạng và phức tạp lên hầu hết các
cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể như hệ thống tạo máu, thận tiết niệu, tiêu
hóa, tim mạch, xương khớp, sinh sản [12]. Không có một ngưỡng an toàn
trong tiếp xúc với chì [24]. Những biểu hiện nhiễm độc cấp tính nhẹ ở liều
lượng thấp thường ít quan sát được. Các biểu hiện của nhiễm độc chì cấp tính
ở liều lượng cao bao gồm rối loạn tiêu hóa, bồn chồn, khó chịu, giảm khả

năng tập trung, đau đầu, tổn thương thận, gan, tăng huyết áp, ảo giác và bệnh
lý não [37, [52], [53].
Ở các nước đang phát triển, vấn đề phơi nhiễm chì nghề nghiệp chưa
được kiểm soát và giám sát chặt chẽ. Nguy cơ nhiễm độc chì vẫn được ghi
nhận cả trong quá trình khai thác, tinh luyện chì và tái chế phế thải chứa chì
[89]. Trong hoạt động tái chế phế thải chứa chì, ngoài người lao động, thì trẻ
em cũng có nguy cơ phơi nhiễm với chì do hoạt động sản xuất ở trong hoặc


2

gần khu vực dân cư, người lao động mang theo chì về nhà trên quần áo, giày
dép, chì có thể truyền từ mẹ sang con. Vì vậy vấn đề phơi nhiễm chì nghề
nghiệp đã trở thành vấn đề cộng đồng [129].
Làng nghề Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên làm
nghề tái chế chì từ những năm 1980. Trước đây, các cơ sở tái chế chì nằm
ngay tại khu dân cư, nên đã gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng, ảnh
hưởng đến sức khỏe của người lao động và của người dân, đặc biệt là trẻ em.
Nghiên cứu của Lỗ Văn Tùng (2012) cho thấy 100% trẻ em dưới 10 tuổi được

xét nghiệm sàng lọc có nồng độ chì máu cao hơn 10 µg/dL [14]. Khảo sát của
Takako N. và cs. (2011) trên 93 đối tượng, trong đó có 70 người lớn cũng cho
kết quả tương tự. Toàn bộ các đối tượng đều có nồng độ chì máu trên 10
µg/dL, thậm chí có đối tượng với mức chì máu trên 100µg/dL [78]. Các kết
quả trên cho thấy, hoạt động sản xuất của làng nghề đã ảnh hưởng đến sức
khỏe không chỉ những người lao động tiếp xúc với chì mà cả với cộng đồng
dân cư trên địa bàn, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến sự phát
triển thể lực và trí tuệ nhiều thế hệ trẻ em. Do vậy nghiên cứu đánh giá thực
trạng nhiễm độc chì tại làng nghề tái chế chì, thử nghiệm giải pháp can thiệp
là hết sức cấp thiết, giúp cho người dân vừa duy trì và phát triển sản xuất vừa

giảm tối đa những tác động bất lợi đến sức khỏe người lao động và trẻ em.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu được tiến hành với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em tại làng
nghề Đông Mai - Hưng Yên năm 2013-2015.
2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống nhiễm
độc chì cho người lao động và trẻ em làng nghề Đông Mai – Hưng Yên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Giới thiệu về nhiễm độc chì vô cơ
Chì (Pb) là một kim loại nặng có màu xám, dẻo và đàn hồi. Nhiệt độ

nóng chảy 327oC, nhiệt độ sôi 1740oC. Bắt đầu bay hơi ở nhiệt độ 400-500oC.
Chì được sử dụng để chế tạo các thiết bị hoá học, ắc quy, màu, tetraetyl,
để bọc cáp điện, chế tạo đồng thau, màn chống tia gamma... Trong điều kiện
sản xuất, không chỉ chì nguyên chất mà cả các hợp chất của nó như PbO,
Pb2O, Pb3O, Pb(N3)4...cũng rất nguy hiểm [146].
Các ngành nghề người lao động tiếp xúc với chì gồm khai thác chế biến
quặng chì, phế liệu chứa chì; luyện, lọc, đục, giát mỏng chì và hợp kim chì;
hàn mạ bằng hợp kim chì, đánh bóng các vật liệu chì và hợp kim chì; chế tạo,
sửa chữa ắc quy chì; pha chế sơn, véc ni, mực in, mattit có sử dụng vật liệu
chì; chế tạo và sử dụng các loại men, phẩm màu có chì trong công nghiệp
gốm, thủy tinh, gạch trang trí…
Tiêu thụ chì trên thế giới tăng đều đặn từ năm 1965 đến năm 1990, và

đạt khoảng 5,6 triệu tấn. Từ năm 80 - 90 tiêu thụ chì trong các nước phát triển
tăng nhẹ, từ năm 79 - 90 tại các nước đang phát triển tiêu thụ chì tăng từ 315
ngàn tấn lên 844 ngàn tấn mỗi năm [111]. Năm 2010 toàn thế giới tiêu thụ
khoảng 10 triệu tấn, khoảng 50% sản lượng chì toàn cầu là từ nguồn tái chế.
Ngành chế tạo ắc quy là ngành sử dụng nhiều chì nhất, chiếm 80% tổng sản
lượng [89]. Nguy cơ ô nhiễm chì trong môi trường đất, nước, không khí toàn
cầu do hoạt động của con người vẫn còn cao [111].
Chì tồn tại lâu dài trong nước và đất. Các hạt chì trong không khí có thời
gian tồn tại là 10 ngày. Phần lớn chì trong môi trường là nguồn độc hại đối
với con người. Con người nhiễm độc chì chủ yếu từ khẩu phần ăn hàng ngày,
không khí, nước uống, bụi và các mẩu sơn nhiễm chì [60].


4

1.1.1. Xâm nhập, hấp thu và chuyển hóa của chì trong cơ thể
Sự hấp thu chì phụ thuộc vào tình trạng vật lý và hóa học của kim loại,
và chịu ảnh hưởng của tuổi, tình trạng sinh lý, dinh dưỡng và các yếu tố di
truyền [50]. Trong cộng đồng, thấm nhiễm chì xảy ra chủ yếu thông qua
đường ăn uống và một phần qua đường hô hấp. Ngược lại, trong sản xuất,
người lao động thấm nhiễm chì qua đường hô hấp là chính do hít phải chì ở
dạng khói, sương, bụi và hơi chứa chì. Tuy nhiên những ảnh hưởng của chì
đối với cơ thể không phụ thuộc vào con đường thâm nhập [19].
Hấp thu chì ở đường tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi các đặc tính lý hóa của
các hạt chì và các yếu tố sinh lý bao gồm tuổi, chế độ ăn, lượng sắt và can xi
trong khẩu phần ăn, phụ nữ mang thai [37]. Đối với người lớn và trẻ em
không tiếp xúc nghề nghiệp với chì, chì thâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua
đường tiêu hóa thông qua thực phẩm, đồ uống, đất, bụi bị nhiễm chì. Người
lớn hấp thu khoảng 5-15% lượng chì trong ruột, trẻ em và trẻ sơ sinh có thể
hấp thu đến 40% [52], [53]. Chế độ ăn thiếu can xi, sắt, đồng, kẽm, selen hoặc

phosphate có thể làm tăng sự hấp thu chì [50], [53], [37].
Hấp thu chì qua đường hô hấp vào máu liên quan đến sự lắng đọng của
các hạt bụi chứa chì trong đường hô hấp [50]. Nó phụ thuộc vào kích thước
của các hạt bụi chứa chì được hít vào, lượng hạt bụi đọng lại trong phổi và
dung tích cũng như tốc độ thông khí của phổi. Khoảng 35-50% số hạt chứa
chì có kích thước dưới 1µm được lưu lại trong đường hô hấp dưới, chủ yếu là
trong phế nang, và 50-70% lượng chì trong đó được hấp thu vào máu, lượng
chì trong các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn có thể được hấp thu hoàn toàn
(>90%) [50], [52], [53]. Sự tồn đọng các hạt bụi chứa chì ở trong đường hô
hấp của trẻ em cao hơn người lớn từ 1,6-2,7 lần [60]. Các hạt bụi có kích
thước lớn lắng đọng lại nhiều hơn, nhưng chủ yếu ở đường hô hấp trên và
việc hấp thu chủ yếu xảy ra ở đường tiêu hóa do con người nuốt đờm, dịch có
chứa các hạt bụi chì [50].


5

Lượng chì và các hợp chất vô cơ của chì hấp thu qua da khá thấp. Khi sử
dụng các vật dụng chứa chì, lượng chì hấp thu qua da ước tính chiếm khoảng
0,06% [37]. Một nghiên cứu đã báo cáo rằng sau khi tiếp xúc với chì vô cơ
qua da, mức chì trong nước bọt và mồ hôi tăng. Điều đó chứng tỏ rằng khi chì
vô cơ được hấp thụ qua da, nó sẽ được vận chuyển trong huyết tương và
chuyển đến mồ hôi và nước bọt, còn hồng cầu thì hấp thu một lượng không
đáng kể [53].
Chuyển hóa của chì chủ yếu trong các phản ứng hình thành các phức hợp
axit amin và thiol không phải protein hoặc gắn vào các axit amin khác nhau.
Chì trong các hợp chất hữu cơ được chuyển hóa thành chì vô cơ [55].
1.1.2. Phân bố chì trong cơ thể
Chì có thể thâm nhập vào tất cả các mô trong cơ thể, nhưng não, thận,
gan là cơ quan đích của chì. Chì sử dụng kênh điện tích của Ca++ hoặc hệ

thống vận chuyển tích cực (như Ca2+, Mg2+ , ATPase) để đi qua màng tế bào
[30]. Chì được phân bố chủ yếu ở xương (95%), mô mềm (4%) và máu (1%).
Trong máu, phần lớn (99%) lượng chì được kết hợp với hồng cầu, 50% lượng
chì trong hồng cầu liên kết với hemoglobin. Chu kỳ bán phân hủy sinh học
của chì máu là 25 - 28 ngày, sau đó chì máu sẽ cân bằng với các thành phần
khác. Có một phần nhỏ chì trong huyết tương, lượng chì này cân bằng với
lượng chì trong mô mềm [60].
Sau khi được hấp thu vào máu, chì được phân phối chủ yếu theo 2
hướng, hướng luân chuyển nhanh tích lũy trong mô mềm như gan, phổi, lá
lách và hướng luân chuyển chậm được tích lũy trong xương. Trong mô mềm,
gan là cơ quan tích lũy chì nhiều nhất (chiếm 33% chì mô mềm), sau đó đến
thận, tụy, buồng trứng, lách, tuyến tiền liệt, tuyến thượng thận, não, mỡ, tinh
hoàn, tim và cơ. Mức chì trong mô mềm tương đối ổn định trong cuộc đời,
mặc dù tỷ lệ luân chuyển khá cao [25].
Chì có thể thâm nhập vào não bằng cách vượt qua hàng rào máu não


6

thông qua kênh can xi hoặc tăng tính thẩm thấu của hàng rào máu não do
giảm sự liên kết bền vững với các protein [118]. Do hàng rào máu não ở trẻ
em chưa phát triển như người lớn, hệ thần kinh của trẻ em đang trong giai
đoạn phát triển mạnh nên chì dễ tích lũy trong não và độc tính thần kinh của
chì cũng cao hơn [24].

Hình 1.1. Động độc học của chì (Bert et al., 1989)

Một số lượng lớn chì được giữ lại trong xương, chiếm khoảng 95% tổng
lượng chì trong cơ thể người lớn, 73% tổng lượng chì trong cơ thể trẻ em
[60]. Chì vào trong xương sẽ chiếm chỗ của canxi. Nó được tích luỹ ở xương

một cách tạm thời, bộ xương như là “con thuyền” bảo vệ các cơ quan khác
khi sự tích luỹ chì mãn tính. Đồng thời nó là nguồn tái phục hồi và tiếp tục
gây nhiễm độc sau khi kết thúc phơi nhiễm với chì [57].
Do chì chậm đào thải từ xương nên lượng chì trong xương sẽ tăng dần
theo tuổi. Hàm lượng chì trung bình trong xương chày của trẻ vị thành niên
vào khoảng 3mg/g, ở người 30-50 tuổi là 17mg/g và ở người trên 75 tuổi là
30mg/g [138]. Sự tích lũy chì trong các vị trí khác nhau của xương cũng phụ
thuộc vào tuổi. Khi còn nhỏ, chì chủ yếu tập trung ở bè xương bởi vì sợi
xương đang trong giai đoạn tái tạo mạnh. Ở người lớn, chì tập trung ở cả bè
xương và vỏ xương [23]. Mặc dù ở người trưởng thành, chì chủ yếu được lưu


7

trữ ở vỏ xương và răng, lượng chì trong các bè xương không ổn định, nó được
giải phóng trở lại máu và mô mềm bằng cách khuyếch tán cũng như tái hấp
thu [93].
1.1.3. Đào thải chì
Chì vô cơ chủ yếu được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu và phân.
Ngoài ra có thể đào thải qua mồ hôi, tóc và móng. Khoảng 75% chì hấp thụ
vào cơ thể được đào thải ra ngoài qua nước tiểu, 25% đào thải qua phân. Nhìn
chung, chì được đào thải ra ngoài cơ thể chậm, nên cơ thể dễ bị tích luỹ chì
[60], [100].
Lượng chì bài tiết qua nước tiểu chủ yếu là lượng chì trong huyết tương.
Do vậy chì niệu có liên quan chặt chẽ với chì huyết tương hơn là chì máu toàn
phần bởi vì phần lớn chì trong máu được liên kết với protein trong hồng cầu.
Vì vậy chỉ số chì niệu không phản ánh đầy đủ mức độ phơi nhiễm [24].
Khi phơi nhiễm giảm đáng kể, lượng chì từ xương vào máu được xác
định bằng tỷ lệ tái hấp thu, giải phóng và đào thải ra ngoài [80]. Ở trẻ em, thể
tích chứa chì ở trong xương nhỏ hơn và xương được hình thành nhanh hơn

nên chì liên tục xâm nhập và giải phóng khỏi xương. Điều này làm cho nồng
độ chì trong máu không ổn định, tăng giảm nhanh [72]. Khoảng thời gian cần
thiết để giảm một nửa nồng độ chì máu cực đại (thời gian bán thải) phụ thuộc
vào mức chì trong xương cũng như độ tuổi và tổng lượng chì trong cơ thể ở
từng cá nhân.
Mặc dù thời gian bán phân hủy thường thấy của chì trong máu là khoảng
30 ngày đối với người lớn sau khi hết phơi nhiễm, còn đối với trẻ khoảng 30
ngày đến vài năm. Manton cùng cộng sự đã phát hiện rằng trẻ em tiếp xúc
mãn tính với chì do sửa chữa nhà cửa, chu kỳ bán phân hủy của chì máu là 811 tháng. Tuy nhiên, họ cũng xác định được rằng sự tiếp xúc mạn tính kéo dài
dẫn đến thời gian bán phân hủy lên tới 20 đến 38 tháng [66].


8

1.1.4. Ảnh hưởng của chì vô cơ đến sức khỏe
1.1.4.1. Độc tính chung của chì
Tổng lượng chì hấp thu từ các nguồn khác nhau (không khí, nước, đất,
thực phẩm) đóng góp vào tổng gánh nặng chì của cơ thể. Nồng độ chì trong
máu được sử dụng như là một chỉ số tiếp xúc. Do đó ảnh hưởng của chì
không được đánh giá bằng con đường thâm nhập mà là nồng độ chì trong máu
[96].
Những biểu hiện nhiễm độc cấp tính nhẹ ở liều lượng thấp thường ít
quan sát được. Các biểu hiện của nhiễm độc chì cấp tính ở liều lượng cao bao
gồm rối loạn tiêu hóa, trạng thái lờ đờ, bồn chồn, khó chịu, giảm khả năng tập
trung, đau đầu, tổn thương thận, gan, tăng huyết áp, ảo giác và bệnh lý não
[37, [52], [53].

Hình 1.2. Liên quan giữa mức chì máu với các tác động sức khoẻ [26]



9

1.1.4.2. Độc tính thần kinh
Nhiễm độc cấp tính
Ở trẻ em, biểu hiện bệnh lý não do ảnh hưởng của chì có thể xuất hiện
khi mức chì máu từ 80-100 µg/dL [19], [73]. Ở người lớn, bệnh não có thể
xuất hiện ở mức chì máu từ 100 - 120 µg/dL [9]. Các triệu chứng bệnh não do
chì bao gồm kích thích, kích động, khả năng tập trung kém, đau đầu, hay
quên, buồn ngủ, co giật và hôn mê [51], [73].
Nhiễm độc mạn tính
Nhiễm độc chì mạn tính có thể dẫn đến chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn
giấc ngủ, nhức đầu, khó chịu, thờ ơ, nói lắp và co giật khi nồng độ chì máu từ
40 - 120 µg/dL [19]. Ngoài ra, các biểu hiện như yếu cơ, rối loạn cảm giác,
mất điều hòa, run và liệt cơ cũng có thể xảy ra [19], [51].
Các rối loạn về hành vi có thể quan sát thấy ở công nhân có nồng độ chì
máu từ 40 - 80 µg/dL, bao gồm rối loạn thời gian phản xạ, rối loạn cơ quan
vận động thị giác, cử động không chính xác, giảm chỉ số IQ và khả năng nhận
thức, hay lo lắng…[19], [132].
Những xem xét gần đây đã kết luận rằng có mối liên quan giữa chì máu
và chức năng nhận thức. Nghiên cứu trên những công nhân đang tiếp xúc với
chì (tuổi trung bình là 40,4 tuổi) cho thấy nếu chì máu tăng lên 5 µg/dL thì
chức năng nhận thức giảm tương đương với tăng 1,05 năm tuổi [104]. Giảm
tốc độ dẫn truyền thần kinh quan sát được ở mức chì máu dưới 30 µg/dL
[108]. Do chì và các kim loại nặng giải phóng khỏi não chậm, nên các tác
động đến hệ thần kinh trung ương có thể vẫn còn sau khi chì máu giảm. Các
tác động này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và an toàn trong công việc.
Một số nghiên cứu được thực hiện để đánh giá mối liên quan giữa hành
vi và chỉ số IQ của trẻ em bị tiếp xúc với chì. Nhìn chung các nghiên cứu đã
nhận thấy có mối liên quan nghịch giữa mức chì máu và chỉ số IQ ở trẻ em.



10

Mức chì máu thấp nhất là 2 µg/dL đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ
thần kinh trẻ em [37].
Ủy ban Độc chất học thực phẩm, Sản phẩm tiêu dùng và Môi trường
(The Committee on Toxicity of Chemicals in Food, Consumer Products and
the Environment - COT) kết luận rằng không có một ngưỡng xác định cho sự
liên quan giữa tiếp xúc với chì và chỉ số IQ [34].
Các chuyên gia của FAO/WHO về phụ gia thực phẩm cũng kết luận rằng
không thể thiết lập được một ngưỡng giới hạn đối với tác động của chì lên hệ
thần kinh trẻ em. Phân tích về liều đáp ứng, các chuyên gia kết luận rằng mức
tiếp xúc 0,3 µg/kg/ngày sẽ làm giảm 0,5 điểm số IQ, tiếp xúc 1,9 µg/kg/ngày
làm giảm chỉ số IQ của quần thể xuống 3,0 điểm [55]. Cơ quan an toàn thực
phẩm châu Âu cũng có kết luận rằng không có ngưỡng giới hạn đối với tác
động của chì lên hệ thần kinh trẻ em. Liều tiếp xúc 0,5 µg/kg/ngày có thể làm
giảm 1 điểm IQ. Đây là một hậu quả sức khỏe rất lớn do tiếp xúc với chì ở
mức độ cộng đồng [37].
1.1.4.3. Độc tính đối với thận
Nhiễm độc chì cấp tính có thể gây ra rối loạn chức năng ống lượn gần,
dẫn đến tăng protein niệu, đường niệu, nhiễm toan ống thận [51], [73]. Thể
vùi có thể quan sát thấy trong tế bào ống lượn gần khi nồng độ chì máu ở mức
40 - 80 µg/dL [134]. Các tổn thương thận do nhiễm độc chì cấp có thể được
phục hồi [7]. Viêm cầu thận cấp tính cũng đã được báo cáo ở bệnh nhân có
nồng độ chì máu từ 40 - 80 µg/dL [50].
Tổn thương thận sớm do nhiễm độc chì rất khó phát hiện. Tuy nhiên, nếu
chì máu cứ tăng thêm 10 µg/dL thì thanh thải creatinine trong nước tiểu giảm
tương đương với 10,4 ml/phút [87]. Nghiên cứu trên nam giới lớn tuổi có
mức chì máu trung bình là 8,6 µg/dL (từ 0,2 - 54,1 µg/dL) thấy rằng nếu chì
máu tăng lên 10 lần thì nồng độ creatinine niệu tăng 0,08mg/L, tương đương

với 20 năm tuổi đời [58].


11

Phơi nhiễm mạn tính với chì có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiễm độc
cầu thận với các đặc trưng là xơ cứng cầu thận, xơ hóa mô kẽ và tổn thương
ống lượn gần [19]. Khả năng lọc của thận giảm quan sát thấy ở mức chì máu>
20 µg/dL [19], [37]. Enzym và protein niệu thường quan sát thấy ở mức chì
máu > 30 µg/dL. Sự suy giảm nghiêm trọng chức năng thận và thay đổi bệnh
lý có liên quan đến mức chì máu > 50 µg/dL [19]. Tỷ lệ tử vong do mắc bệnh
thận mạn tính có thể xảy ra ở nồng độ chì máu > 60 µg/dL [132]. Không có
một ngưỡng giới hạn cho những tác động của phơi nhiễm chì mạn tính đối với
thận, người ta ước tính rằng mức hấp thu chì 0,63 µg/kg/ngày có thể làm tăng
10% tỷ lệ bệnh thận mạn tính ở người lớn [37].
1.1.4.4. Độc tính đối với hệ tim mạch
Một số nghiên cứu dịch tễ học và lâm sàng cho thấy có mối liên quan
giữa phơi nhiễm chì mạn tính với tăng huyết áp. Nhiễm độc chì cấp tính với
nồng độ chì máu 48 - 120 µg/dL có thể gây tăng huyết áp [52], [53]. Phân tích
dịch tễ học cho thấy có mối liên quan giữa mức chì máu và huyết áp, khi nồng
độ chì máu tăng gấp đôi thì huyết áp tâm thu tăng 1mmHg và không có một
ngưỡng giới hạn xác định [19], [37]. Chì làm tăng huyết áp ở người trung
niên nhiều hơn so với người trẻ tuổi [19]. Liều tiếp xúc 3,0 µg/kg/ngày có thể
làm tăng huyết áp tâm thu của quần thể lên 2 mmHg, dẫn đến tăng nguy cơ
thiếu máu tim cục bộ và đột quỵ [55].
Ngoài ra, một số nghiên cứu cộng đồng cũng cho thấy có sự liên kết giữa
nhiễm độc chì với các tổn thương hệ tim mạch khác như thiếu máu cục bộ
mạch vành, các sự cố về mạch máu não và bệnh máu ngoại vi [128].
Phơi nhiễm chì mạn tính có liên quan đến những thay đổi dẫn truyền và
nhịp tim như tăng khoảng QT và QRS, loạn nhịp thất [51].

1.1.4.5. Độc tính đối với hệ tiêu hóa
Sau khi thấm nhiễm chì, các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, tiêu
chảy, phân có màu đen, nôn và chán ăn thường được quan sát thấy ở người


12

lớn khi nồng độ chì máu trong khoảng từ 100 - 400 µg/dL, nhiều khi quan sát
được khi nồng độ chì máu chỉ ở mức 40 - 60 µg/dL. Ở trẻ em, rối loạn tiêu
hóa bao gồm đau bụng, táo bón, buồn nôn, nôn, chán ăn và giảm cân khi mức
chì máu trong khoảng 60 -100 µg/dL [19], [53], [96]. Một số trường hợp có
thể xuất hiện đường viền chì Burton trên lợi.
Tổn thương gan trong nhiễm độc chì cấp tính đã được báo cáo, nhưng ở
nồng độ chì máu cụ thể ở mức nào thì chưa rõ [51], [52], [53]. Những ảnh
hưởng của chì lên tổng hợp HEM có thể làm thay đổi chức năng của enzym
cytochrome P450 trong gan. Ở trẻ em, enzym cytochrome P450 trong gan bị
ức chế khi chì được bài tiết qua nước tiểu ở mức 500 µg/24 giờ [19], [50].
1.1.4.6. Độc tính đối với hệ thống tạo máu và tế bào máu

Hình 1.3. Ảnh hưởng của chì đến sinh tổng hợp HEM [12]


13

Thấm nhiễm chì có thể dẫn đến thiếu máu do giảm tổng hợp hemoglobin
và giảm tuổi thọ của hồng cầu. Giảm tổng hợp hemoglobin có thể xảy ra khi
mức chì máu là 50 µg/dL đối với người lớn và 40 µg/dL đối với trẻ em.
Chì tác động mạnh đến quá trình sinh tổng hợp hemoglobin vì nó ức chế
hoạt tính của axit δ-aminolevulinic dehydrogenase (ALAD), do đó làm giảm
tổng hợp HEM, dẫn đến sự gia tăng axit δ-aminolevulinic synthase. Hoạt tính

của ALAD có thể bị ức chế khi nồng độ chì máu thấp (từ 3 - 34 µg/dL),
nhưng chưa phát hiện được một ngưỡng rõ ràng. Hoạt tính của ALAD có liên
quan nghịch với toàn bộ phạm vi liều tác động của chì[19], [96].
1.1.4.7. Độc tính đối với hệ sinh dục
Nhiễm độc chì mạn tính tác động nghiêm trọng đến chức năng sinh dục
ở cả nam và nữ. Người mẹ tiếp xúc nghề nghiệp có nồng độ chì máu ≥ 10
µg/dL sẽ tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và sinh con nhẹ cân. Có những bằng
chứng cho thấy nguy cơ sẩy thai tự nhiên có thể tăng lên ở mức chì máu thấp
hơn. Nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ sẩy thai tăng gấp đôi ở những phụ nữ có
mức chì máu từ 5 - 9 µg/dL [55], [124]. Nghiên cứu trên 668 phụ nữ có thai ở
thành phố Mexico cho thấy tỷ suất chênh sẩy thai của các nhóm có chì máu là
5-9 µg/dL, 10-14 µg/dL và >15 µg/dL tương ứng là 2,3; 5,4 và 12,2 so với
những phụ nữ có chì máu <5 µg/dL [28].
Những người tiếp xúc nghề nghiệp với chì có mức chì máu > 40 µg/dL
có thể bị giảm ham muốn tình dục, giảm thể tích tinh dịch, giảm số lượng tinh
trùng, giảm khả năng vận động của tinh trùng, tăng số lượng tinh trùng có
hình thái bất thường, từ đó giảm chức năng sinh sản [19], [50]. Khả năng sinh
con của các cặp vợ chồng giảm nếu chồng có nồng độ chì máu > 40 µg/dL
hoặc chì máu cao trên 25 µg/dL trong nhiều năm [55].
1.1.4.8. Độc tính đối với vật chất di truyền
Bằng chứng về độc tính của chì đối với vật chất di truyền (bao gồm sai
lệch nhiễm sắc thể, trao đổi nhiễm sắc thể ở tế bào máu ngoại vi) đã được báo


14

cáo ở những người tiếp xúc nghề nghiệp với chì [19], [37], [50]. Tuy nhiên,
nghiên cứu này thường liên quan đến tiếp xúc không chỉ với chì mà còn có
mặt của các hợp chất khác. Do đó, chì không tác động một cách đơn lẻ tới
gene [49].

Những tổn thương vật chất di truyền do phơi nhiễm chì gây ra đang được
nghiên cứu nhiều nhất là đứt gãy sợi đôi AND, giảm chiều dài Telomere
[140], xuất hiện vi nhân và gây những biến đổi bất thường ở nhiễm sắc thể đã
trở thành những dấu chuẩn sinh học tiềm năng trong việc đánh giá các nguy
cơ, chẩn đoán rút ngắn khoảng thời gian giữa thời điểm phơi nhiễm và thời
điểm phát hiện ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe con người [79].
1.1.4.9. Độc tính gây ung thư
Để đánh giá khả năng gây ung thư của chì, nhóm chuyên gia của Cơ
quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (IARC) đã xem xét các bằng chứng về
dịch tễ học từ các nghiên cứu ở những người lao động tiếp xúc với chì. Các
loại ung thư được nghiên cứu là ung thư phổi, dạ dày, thận, não và thần kinh.
Dựa trên các dữ liệu sẵn có họ đi đến kết luận rằng có một số bằng chứng về
khả năng xuất hiện ung thư sau khi tiếp xúc với các hợp chất vô cơ của chì.
Nhóm nghiên cứu cho rằng hợp chất vô cơ của chì có thể là chất gây ung thư
cho con người (Nhóm 2A) [49].
1.1.4.10. Tác động đến sự phát triển ở trẻ em
Những tác động quan trọng nhất đối với trẻ em là tiếp xúc với chì trong
thời kỳ bào thai hoặc trong thời gian sau khi sinh [132]. Bằng chứng từ các
nghiên cứu cho thấy chì máu của mẹ càng cao thì nguy cơ tác động đến sự
phát triển của hệ thần kinh của trẻ càng lớn. Ngay cả những bà mẹ có mức chì
máu dưới 10 µg/dL thì trí tuệ của con cũng giảm đáng kể [124].
Các tổn thương do tác động của chì lên trẻ em thường xuất hiện khi mức
chì máu thấp hơn so với người lớn do trẻ em nhạy cảm với độc tính của chì
hơn [117].


15

Các triệu chứng bệnh não và tử vong có thể xảy ra ở mức chì máu ≥100
µg/dL. Các triệu chứng của hệ thần kinh trung ương có thể nhận thấy khi

nồng độ chì máu ở mức 40 - 60 µg/dL, rối loạn chức năng thần kinh, giảm tốc
độc dẫn truyền thần kinh có thể xảy ra khi nồng độ chì máu từ 30 - 50 µg/dL.
Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy có rối loạn hành vi ở cả những trẻ
em có mức chì máu dưới 10 µg/dL [19], [37].
Ngay cả hàm lượng chì có trong môi trường tự nhiên, chì vô cơ đã ảnh
hưởng đến sức khoẻ trẻ em. Tác động của chì có thể dẫn đến những rối loạn
về phát triển trí tuệ và thể lực, các rối loạn về thần kinh tâm lý, giảm tổng hợp
HEM và thiếu máu, tăng ngưỡng tiếp nhận âm thanh và giảm mức vitamin D
trong máu. Các tác động thần kinh của chì lên cơ thể trẻ em được đặc biệt chú
ý vì rối loạn về trí tuệ ở trẻ vẫn tiếp tục diễn ra sau khi mức chì trong máu đã
giảm [149].
Một số nghiên cứu được thiết kế để điều tra những ảnh hưởng của mức
tiếp xúc với chì liều “thấp” (chì máu dưới 40 µg/dL) khi chưa có những triệu
chứng lâm sàng rõ rệt đã quan tâm đến các ảnh hưởng về trí tuệ và hành vi
của trẻ em [114]. Người ta nhận thấy những thay đổi (có ý nghĩa) về tốc độ
dẫn truyền thần kinh tối đa ở trẻ 5 - 9 tuổi sống gần lò nấu kim loại khi nồng
độ chì máu 20µg/dL. Tốc độ dẫn truyền thần kinh vẫn tiếp tục giảm 2% mỗi
khi mức chì máu tăng lên 10µg/dL [106].
Trong một số báo cáo về giảm sức nghe của trẻ em, thần kinh thính giác
cũng được đề cập như một điểm đích gây độc của chì [98]. Phân tích kết quả
Điều tra Dinh dưỡng và Bệnh tật lần thứ II ở Mỹ, người ta nhận thấy chì máu
có mối tương quan có ý nghĩa với sức nghe tại tất cả các mức từ 5 tới 45
µg/dL ở trẻ 4 -19 tuổi. Trong đó ngưỡng nghe của những em có mức chì máu
là 20 µg/dL tăng từ 10 - 20% so với những em có mức chì máu là 4 µg/dL
[107].
Các nghiên cứu ở trẻ em cho thấy chỉ số IQ giảm khoảng 5 điểm ở mức


×