Tải bản đầy đủ (.doc) (275 trang)

Văn hóa ứng xử với người đã mất trong đời sống gia đình ở thành phố hồ chí minh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 275 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN VĂN HUẤN

VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI NGƢỜI ĐÃ MẤT
TRONG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
Ngành: Xã hội học
Mã số: 931 0301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS, TS. Mai Văn Hai
2. TS. Trƣơng Xuân Trƣờng

Hà Nội, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong Luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng được công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Trần Văn Huấn


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận
tình của Quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:
Quý thầy cô đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Phòng Đào tạo, Khoa Xã hội học và Học viện Khoa học Xã hội đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án này.
Ủy ban nhân dân Phường Phường 14, Quận 4 và xã Trung An, huyện Củ
Chi, TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập thông tin trên địa bàn.
Các đồng nghiệp, anh chị và bạn bè đã giúp đỡ về mặt chuyên môn cũng như
luôn hỗ trợ, ủng hộ tôi trong suốt quá trình làm luận án.
Xin cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện, động lực và niềm tin để tôi thực hiện
công trình nghiên cứu này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng tri ân đối với PGS, TS. Mai Văn Hai và TS.
Trương Xuân Trường đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án

Trần Văn Huấn


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nội dung chữ viết tắt




Cao đẳng

CNH

Công nghiệp hóa

ĐH

Đại học

ĐTH

Đô thị hóa

HĐH

Hiện đại hóa

HNQT

Hội nhập quốc tế

KTTT

Kinh tế thị trường

TCH

Toàn cầu hóa


TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... . 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........ 15
1.1. Nhìn lại các kết quả nghiên cứu đã công bố ............................................... 15
1.1.1. Về khái niệm và các quan điểm lý thuyết ................................................ 15
1.1.2. Nguồn gốc của văn hóa ứng xử với người đã mất ................................... 16
1.1.3. Các thành tố cơ bản trong văn hóa ứng xử với người đã mất ................... 21
1.1.4. Tác động xã hội và những vấn đề đặt ra .................................................. 27
1.2. Nhận xét sơ bộ về nội dung và phương pháp của các công trình đã công bố
.........32
1.3. Việc kế thừa và định hướng nghiên cứu của đề tài ..................................... 35
Tiểu kết Chương 1 ........................................................................................... . 36
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .................... 38
2.1. Định nghĩa và giải thích các khái niệm làm việc ........................................ 38
2.1.1. Đời sống gia đình .................................................................................. . 38
2.1.2. Văn hóa ứng xử ..................................................................................... . 39
2.1.3. Văn hóa ứng xử với người đã mất ........................................................... 41

2.1.4. Văn hóa ứng xử với người đã mất trong đời sống gia đình Việt Nam ...... 42
2.2. Thao tác hóa khái niệm ............................................................................. . 44
2.2.1. Việc tang ma.......................................................................................... . 44
2.2.2. Việc chôn cất và xây đắp mồ mả ............................................................. 46
2.2.3. Việc thờ phụng và cúng giỗ .................................................................... 47
2.3. Cách tiếp cận lý thuyết của đề tài............................................................... 48
2.3.1. Tiếp cận theo lý thuyết lựa chọn hợp lý .................................................. 49
2.3.2. Tiếp cận theo lý thuyết tiểu văn hóa........................................................ 50
2.3.3. Tiếp cận theo lý thuyết hiện đại hóa........................................................ 52
2.4. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu .................................................................... 53
2.4.1. Đôi nét về Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 53
2.4.2. Về xã Trung An, huyện Củ Chi và Phường 14, Quận 4 ........................... 56
2.5. Bối cảnh lịch sử và lược đồ phân tích ........................................................ 58
Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................... . 62


Chƣơng 3: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI NGƢỜI ĐÃ MẤT QUA CÁC VIỆC
TANG MA...................................................................................................... . 63
3.1. Đôi nét về việc tang ma ở Việt Nam trong lịch sử ...................................... 63
3.2. Việc tang ma hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh ..................................... 69
3.2.1. Nghi thức và tang phục của tang lễ ......................................................... 69
3.2.2. Người chịu tang, đồ phúng điếu và thời gian làm tang ma ...................... 73
3.2.3. Các nghi lễ sau chôn cất ......................................................................... 76
3.2.4. Việc cỗ bàn và đốt vàng mã .................................................................... 77
3.2.5. Chi phí cho đám tang ............................................................................. . 79
3.2.6. Vai trò của các cơ quan chức năng .......................................................... 81
3.3. Vấn đề tang ma hiện nay dưới góc nhìn của người dân .............................. 83
3.3.1. Quan niệm của người dân về tầm quan trọng của nghi lễ tang ma ........... 83
3.3.2. Thái độ của người dân về việc tang ma hiện nay ..................................... 85
3.3.3. Tâm tư, nguyện vọng của người dân ....................................................... 87

Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ . 88
Chƣơng 4: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI NGƢỜI ĐÃ MẤT QUA VIỆC XÂY
CẤT, CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ MỘ PHẦN ................................................. 91
4.1. Đôi nét về việc mồ mả ở Việt Nam trong lịch sử ....................................... 91
4.2. Việc xây cất, chăm sóc và bảo vệ mộ phần ở Thành phố Hồ Chí Minh ............
96
4.2.1. Về nơi đặt mộ ........................................................................................ . 96
4.2.2. Về loại hình mộ ..................................................................................... . 99
4.2.3. Chi phí xây cất mộ phần của gia đình ................................................... 101
4.2.4. Chôn cất một lần - nét đặc trưng của Nam Bộ ....................................... 102
4.2.5. Mộ phần thân nhân là liệt sỹ ................................................................. 103
4.2.6. Về thời điểm thăm viếng mộ phần ........................................................ 106
4.3. Vấn đề mồ mả hiện nay dưới góc nhìn của người dân .............................. 108
4.3.1. Niềm tin và cách ứng xử của người dân đối với chuyện mồ mả ............ 108
4.3.2. Nhận định của người dân về việc cải táng và xây cất lại mồ mả ............ 110
4.3.3. Những khó khăn mà người dân đang gặp phải ...................................... 112
4.3.4. Về tâm tư, nguyện vọng của người dân ................................................. 114
Tiểu kết Chương 4 ......................................................................................... . 116


Chƣơng 5: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI NGƢỜI ĐÃ MẤT QUA VIỆC THỜ
PHỤNG, CÚNG GIỖ................................................................................... . 117
5.1. Đôi nét về tục thờ cúng người đã mất ở Việt Nam trong lịch sử ............... 117
5.2. Việc thờ cúng người đã mất hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh............. 123
5.2.1. Nơi thờ tự và đồ khí tự (đồ thờ) ............................................................ 124
5.2.2. Về đối tượng thờ cúng ......................................................................... . 125
5.2.3. Hình thức cúng tế ................................................................................ . 128
5.2.4. Người đảm trách việc thờ cúng ............................................................. 130
5.2.5. Số lần cúng giỗ và mức độ chi phí ........................................................ 131
5.2.6. Thời gian thực hành đám giỗ và các thành phần xã hội tham dự ........... 133

5.2.7. Lễ vật cúng tế: sự giao thoa giữa xưa và nay ........................................ 135
5.3. Vấn đề thờ cúng người đã mất từ góc nhìn của người dân........................ 137
5.3.1. Nhận định của người dân về tục thờ cúng ............................................. 137
5.3.2. Người dân tự đánh giá về tục thờ cúng.................................................. 138
5.3.3. Tâm tư và nguyện vọng của người dân về tục thờ cúng......................... 141
Tiểu kết Chương 5 ......................................................................................... . 143
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 145
1. KẾT LUẬN .............................................................................................. . 145
2. KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................... . 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 149
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......................... 160
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thực hành nghi thức tang lễ ............................................................... 69
Bảng 3.2: Tang phục trong đám tang .................................................................. 72
Bảng 3.3: Quan niệm về người thân phải về trong đám tang ................................ 73
Bảng 3.4: Thực hành các nghi lễ sau chôn cất ..................................................... 76
Bảng 3.5: Lý do đốt vàng mã trong đám tang theo học vấn .................................. 78
Bảng 3.6: Biết qui định của Nhà nước về tang ma qua các kênh theo nhóm tuổi ... 81
Bảng 3.7: Ý nghĩa việc thực hiện lễ tang ma theo địa bàn sinh sống ..................... 83
Bảng 3.8: Các thành phần xã hội tham dự đám tang ............................................ 85
Bảng 3.9: Đánh giá của người dân về tang ma hiện nay theo nhóm tuổi ........... 86
Bảng 3.10: Tâm tư, nguyện vọng của người dân về việc tang ma ......................... 87
Bảng 4.1: Nơi đặt mộ thổ táng theo địa bàn sinh sống ......................................... 97
Bảng 4.2: Nơi đặt bình tro cốt hỏa táng với địa bàn sinh sống.............................. 98
Bảng 4.3: Các kiểu mộ theo mức sống ............................................................ 100
Bảng 4.4: Về tập tục chôn cất người chết theo địa bàn sinh sống........................ 102
Bảng 4.5: Đối tượng là liệt sỹ trong gia đình ..................................................... 103

Bảng 4.6: Tình trạng mồ mả các liệt sỹ ............................................................. 104
Bảng 4.7: Hướng giải quyết khi chưa tìm được hài cốt liệt sỹ......................... 105
Bảng 4.8: Thời điểm thăm viếng mộ phần người thân trong năm theo mức sống 106
Bảng 4.9: Cách ứng xử của người dân về chuyện “động mồ động mả” theo giới tính
.... 109
Bảng 4.10: Thái độ của người dân về cải táng mồ mả ..................................... 110
Bảng 4.11: Những khó khăn trong việc xây cất mồ mả với địa bàn sinh sống ..... 112
Bảng 4.12: Nguyện vọng người dân về việc chôn cất người chết theo nơi sống
.........114
Bảng 5.1: Bàn thờ và đồ thờ của các gia đình theo mức sống ............................. 124
Bảng 5.2: Đối tượng thờ phụng theo gia đình gốc (của cha) với mức sống ......... 126
Bảng 5.3: Đối tượng bên được thờ phụng theo quan hệ họ hàng theo địa bàn sinh
sống........127
Bảng 5.4: Hình thức cúng tế người đã mất theo địa bàn sinh sống...................... 129
Bảng 5.5: Người đảm trách việc thờ cúng trong gia đình ................................... 130
Bảng 5.6: Chi phí mỗi lần làm giỗ .................................................................... 132
Bảng 5.7: Cách thức làm cỗ cúng ................................................................... 135
Bảng 5.8: Nhận định của người dân về tục thờ cúng ....................................... 137
Bảng 5.9: Ý nghĩa xã hội của tục thờ cúng người đã mất ................................... 139
Bảng 5.10: Những bất cập của tục thờ cúng người đã mất ................................. 140
Bảng 5.11: Tâm tư và nguyện vọng của người dân về tục thờ cúng .................... 141


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Khái niệm đời sống gia đình ............................................................ 39
Sơ đồ 2.2: Thao tác hóa khái niệm .................................................................... 44
Sơ đồ 2.3: Việc tang ma trong đời sống gia đình người Việt ............................. 45
Sơ đồ 2.4: Việc chôn cất và xây đắp mộ phần của người Việt ........................... 46
Sơ đồ 2.5: Việc thờ cúng người thân đã mất trong gia đình người Việt ............. 47

Sơ đồ 2.6: Phân tích sự vận hành của văn hóa ứng xử với người đã mất trong đời
sống gia đình hiện nay ..................................................................................... . 61
Sơ đồ 5.1: Quan hệ gia đình theo cửu tộc (xét theo trực hệ) ............................ 118
Sơ đồ 5.2: Sắp xếp bát hương trên bàn thờ gia đình ........................................ 119

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Các hình thức phúng điếu trong đám tang........................................ 74
Biểu đồ 3.2: Thời gian thực hành đám tang ......................................................... 75
Biểu đồ 3.3: Số mâm cỗ trong đám tang ............................................................. 77
Biểu đồ 3.4: Mức chi phí cho đám tang .............................................................. 80
Biểu đồ 4.1: Về chi phí xây cất mộ phần xét theo địa bàn sinh sống ............... 101
Biểu đồ 4.2: Niềm tin vào chuyện “động mồ động mả” theo giới tính ............ 108
Biểu đồ 4.3: Thái độ của người dân về việc xây cất lại mồ mả ....................... 111
Biểu đồ 5.1: Số đám giỗ người thân trong năm theo địa bàn sinh sống ........... 131
Biểu đồ 5.2: Thành phần tham dự cúng giỗ ....................................................... 134
Biểu đồ 5.3: Cảm nhận của người dân về cúng và đốt vàng mã ...................... 136


DANH MỤC HỘP
Hộp 2.1: Cách giải thích về văn hóa và tổ chức xã hội theo lịch sử................... 60
Hộp 3.1: Di chúc của Nguyễn Khuyến nhắc nhở con cháu khi làm đám tang .... 66
Hộp 3.2: Đám tang xưa qua ca dao ................................................................... 68
Hộp 4.1: Về mồ mả của các chiến sĩ vô danh .................................................... 94
Hộp 4.2: Lý giải của người dân về việc đặt mộ trong vườn nhà ........................ 96
Hộp 4.3: Tâm trạng về đất nghĩa địa của người dân Thành phố ...................... 113
Hộp 5.1: Quan hệ họ hàng thời Cải cách ruộng đất ......................................... 122
Hộp 5.2: Quan niệm về bình đẳng nam nữ trong việc thờ cúng ....................... 128


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống gia đình Việt Nam, việc ứng xử với nhau theo một khuôn mẫu
nào đấy không chỉ giới hạn trong quan hệ của những người đang sống - như giữa vợ
và chồng, cha mẹ và con cái, hay giữa các anh chị em với nhau - mà còn có cả trong
mối quan hệ giữa người sống với những người đã mất. Ứng xử với người đã mất,
mà các thành tố cơ bản của nó là tang ma, mồ mả và thờ cúng, được hình thành và
tồn tại từ lâu trong lịch sử, dù trải qua những thăng trầm khác nhau, song nhìn
chung dòng chảy ấy chưa bao giờ ngừng nghỉ.
Từ ngày Đổi mới (1986) đến nay, cùng với những thành tựu đã đạt được về
kinh tế, đời sống tinh thần của người dân, trong đó có việc ứng xử với người đã
mất, cũng có những bước phát triển mới. Nhận định về điều này, học giả Vũ Khiêu
viết rằng: “Từ hoà bình lập lại, ở khắp mọi nơi trên đất nước, nhất là trong những
năm tháng gần đây, vấn đề dòng họ được đặc biệt quan tâm. Hầu như mỗi nhà đều
đặt lại bát hương thờ cúng Tổ tiên, nhà thờ, mồ mả được sửa sang. Gia phả được
tìm lại, ghi chép và phổ biến. Nhu cầu tình cảm đã khiến mọi người trong dòng họ
năng đi lại thăm viếng nhau hơn. Những ngày họp họ hay giỗ Tổ đều thu hút được
nhiều người” [79, tr. 8]. Những ứng xử văn hoá như vậy đương nhiên đã mang lại
những tác động tích cực mà mỗi chúng ta đều dễ dàng nhận thấy. Báo cáo Tổng
kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (1998 - 2013), Đảng ta
nhấn mạnh: việc xây dựng môi trường văn hóa, đặc biệt là phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động xây dựng “Gia đình văn
hóa” đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, cả nước có 70,8 % gia đình được công nhận
gia đình văn hóa [28].
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, việc ứng xử với người đã mất trong gia đình
những năm gần đây cũng có không ít những biểu hiện quá đà hoặc lệch lạc. Xu thế
toàn cầu hóa (TCH) và hội nhập quốc tế (HNQT) cũng như mặt trái của nền kinh tế
thị trường (KTTT) đã làm xuất hiện nhiều hành vi tiêu cực, lệch chuẩn. Chẳng hạn,
1



trong tang ma đó là sự lạm dụng nhạc ngoại, nhạc trẻ thay cho cổ nhạc, nhạc lễ;
hiện tượng “khóc thuê”, “đám ma vui”, hay việc đốt vàng mã quá nhiều, nặng hình
thức phô trương bày vẽ. Trong việc thờ cúng tổ tiên không ít gia đình “tổ chức giỗ
chiếu lệ hay coi như là dịp để khoe khoang trong một hậu ý nào đó. Chuyện khoe
khoang hay chiếu lệ đã làm mất đi ý nghĩa sâu kín trong tinh thần gia phong, và
không gây ý thức đúng đắn cho các thế hệ sau, khiến nhiều bạn trẻ thời nay lầm
tưởng rằng chuyện giỗ quẩy là cơ hội ăn nhậu hay là chuyện làm bực mình, khó
khăn trong việc làm” [119, tr. 144]. Rõ ràng là trong đời sống thực tiễn, việc ứng xử
với người đã mất nói riêng, cũng như việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá
nói chung đang đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
Nằm trong bối cảnh chung của cả nước, việc ứng xử với người đã mất ở Thành
phố (TP) Hồ Chí Minh không là ngoại lệ. Qua hơn 30 năm Đổi mới, dưới tác động
của tiến trình công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), TCH, HNQT và nền
KTTT, văn hóa cổ truyền nói chung, trong đó có việc ứng xử với người đã mất trong
đời sống gia đình của người dân Thành phố cũng đang biến đổi, trong đó có những
biểu hiện lệch lạc, xa rời thuần phong mỹ tục. Hiện tượng đám ma đàn hát thâu đêm,
việc tổ chức tang lễ dài ngày, trong cúng giỗ thì ăn nhậu thâu đêm, đánh bài, thậm
chí ẩu đả lẫn nhau, … không phải là hiếm. Thực tế này đang đòi hỏi phải được tìm
hiểu một cách thấu đáo bằng các phương pháp khoa học, làm cơ sở cho việc đề ra
các chính sách quản lý và phát triển xã hội một cách bền vững, phù hợp với thời đại.
Trong khi đó, trên bình diện khoa học, nghiên cứu về việc ứng xử với người đã
mất lại chưa theo kịp những gì đang diễn ra từ cuộc sống. Đúng như nhà nghiên cứu
Nhật Bản là Michio Suenari đã viết: “Về thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam, phần lớn luận
bàn cho đến nay là ở trên cấp độ tư tưởng, bởi thế mà thiếu thông tin cho chúng ta
biết rõ trên thực tế Tổ tiên đang được thờ phụng như thế nào” [120, tr. 103]. Thực
ra, những năm gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng, người ta cũng
đã nói đến những bất cập của văn hoá gia đình, trong đó có văn hóa ứng xử với
người đã mất. Tuy nhiên, phần lớn những bài viết này đều là những cảm nhận riêng
tư, phản ánh từng vụ việc cụ thể, chưa kể chúng lại được đăng tải trên nhiều sách


2


báo, ở nhiều thời điểm cách xa nhau, do đó người đọc chỉ có thể cảm nhận một cách
tản mạn, thiếu tính hệ thống. Suy cho cùng, đấy là những thông tin nặng về truyền
thông báo chí và dư luận xã hội hơn là các công trình mang tính học thuật với các
khái niệm được định nghĩa rõ ràng, các cách tiếp cận lý thuyết phù hợp và nhất là
những nguồn dữ liệu được điều tra dựa trên các phương pháp khoa học vừa cập
nhật, vừa có độ tin cậy cao.
Xuất phát từ tình hình trên, người viết đã lựa chọn đề tài Văn hoá ứng xử với
người đã mất trong đời sống gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, với hy
vọng mang lại một sự hiểu biết trên cơ sở khoa học, qua đó góp phần giải quyết
những vấn đề đang đặt ra trong đời sống thực tiễn hiện nay.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mang lại một sự hiểu biết tương đối toàn diện và có hệ thống về văn hóa ứng
xử với người đã mất trong đời sống gia đình tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay. Qua đó,
góp phần làm sáng tỏ thêm về hiện tượng xã hội này trên cả hai phương diện lý luận
và thực tiễn, làm phong phú bức tranh về đời sống văn hóa gia đình đã được định
hình từ trước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Về mặt lý luận: Cố gắng hệ thống hóa cả ba thứ tập tục là tang ma, mồ mả và
thờ cúng thành một khái niệm chung là “Văn hoá ứng xử với người đã mất” trong
đời sống gia đình. Với kết quả nghiên cứu này, mảng văn hoá ứng xử trong gia đình
sẽ trở nên trọn vẹn và mang tính hệ thống hơn - đó là ứng xử giữa vợ và chồng, giữa
cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau và sau cùng là ứng xử giữa người sống
đối với người chết, với tư cách là một nét thuần phong mỹ tục của văn hóa dân tộc.
Về mặt thực tiễn: Góp phần nhận thức, lý giải sự vận hành và biến đổi của
khuôn mẫu ứng xử với người đã mất trong gia đình ở TP. Hồ Chí Minh, qua đó góp

phần nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa hóa gia đình, đồng thời cung
cấp các luận cứ khoa học cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong việc
xây dựng “nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” nói chung,
cũng như giải quyết các vấn đề đang đặt ra trên địa bàn khảo sát nói riêng.
3


2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể
như sau:
- Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu đã có (cả về khái niệm, cách
tiếp cận, nội dung và phương pháp), đề tài đã cố gắng kế thừa các bài học kinh
nghiệm, nhất là phát hiện các khoảng trống để thấy rõ hướng nghiên cứu mới của
mình.
- Mặc dù xung quanh việc ứng xử với người đã mất có nhiều tác giả trong
nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu như về tang ma, mồ mả, thờ cúng - song
cho đến nay các khía cạnh này vẫn được nghiên cứu một cách riêng rẽ. Vì vậy, về
mặt lý luận, nhiệm vụ trung tâm của nghiên cứu này là góp phần xây dựng một khái
niệm chung có khả năng bao chứa tất cả các khía cạnh riêng rẽ ấy. Khái niệm chung
đó là “Văn hóa ứng xử với người đã mất”.
- Dựa vào các cơ sở lý luận và phương pháp luận như vừa nêu, về nghiên
cứu thực nghiệm, trên cơ sở của các nguồn tư liệu có được, tác giả đã tiến hành
phân tích, đánh giá việc thực hành văn hóa ứng xử với người đã mất ở cả 03
thành tố: tang ma, mồ mả, thờ cúng trong đời sống gia đình ở TP. Hồ Chí Minh
hiện nay. Điều cần nhấn mạnh ở đây là không dừng lại ở nguồn số liệu thống kê
tần suất, mà xuất phát từ đặc trưng của bộ môn xã hội học, tác giả còn đi sâu tìm
hiểu sự khác biệt giữa các nhóm xã hội qua số liệu xử lý tương quan, để thấy
được tính đa dạng và phức tạp trong hành vi ứng xử với người đã mất ở các cộng
đồng dân cư được khảo sát.
- Sau cùng, nhiệm vụ của cuộc nghiên cứu là khái quát hóa kết quả phân

tích để có cơ sở đề xuất và khuyến nghị nhằm giải quyết những tồn tại, vấn đề
đặt ra trong thực hành văn hóa ứng xử với người đã mất sao cho phù hợp với tiến
trình CNH, HĐH, TCH đang diễn ra ở nước ta hiện nay.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là văn hóa ứng xử với người đã mất trong đời sống gia đình ở TP. Hồ Chí
Minh hiện nay. Trong đó, bao gồm cả việc mô tả sự vận hành và biến đổi của đối
tượng, cũng như việc lý giải sự vận hành và biến đổi ấy.
4


3.2. Khách thể nghiên cứu
Việc ứng xử với người đã mất là nét văn hóa bao trùm ở hầu hết các gia đình
Việt Nam, nên khách thể nghiên cứu của đề tài này là các hộ gia đình.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Do những khó khăn về thời gian và nguồn lực, cuộc nghiên
cứu của chúng tôi chỉ điều tra, khảo sát tại 2 địa bàn, cụ thể là Phường 14, Quận 4
(đại diện cho nội thành) và xã Trung An, huyện Củ Chi (đại diện cho ngoại thành)
của TP. Hồ Chí Minh.
- Về thời gian: Từ “hiện nay” trong tên luận án được hiểu là trong 5 năm trở lại
đây, nghĩa là khoảng thời gian mà người được phỏng vấn có thể nhớ được khá chi
tiết những gì được phỏng vấn. Ngoài ra, việc lựa chọn khoảng thời gian như vậy
còn đảm bảo số lượng hộ đủ lớn để nghiên cứu và các mặt về kinh tế - xã hội của
địa phương biến thiên không qua lớn. Còn việc điều tra, khảo sát được tiến hành
trong 2 đợt: Đợt 1 là tháng 01/2018; đợt 2 diễn ra trong tháng 3/2018.
- Về vấn đề nghiên cứu: Có thể nói, văn hóa ứng xử với người đã mất đang có
sự khác biệt rất nhiều ở các tộc người, tôn giáo, vùng miền khác nhau. Nhưng do
giới hạn về số trang của luận án nên vấn đề nghiên cứu được đề cập trên đây, tác giả
chỉ dừng lại ở phạm vi gia đình người Việt, không theo tôn giáo. Nguồn tư liệu thu
được ngoài phạm vi này sẽ được sử dụng trong các dịp khác.

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Văn hóa ứng xử với người đã mất trong gia đình (bao gồm cả tang ma, mồ
mả và thờ cúng) ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay đang diễn ra như thế nào? So với các
giai đoạn trước thì việc thực hành loại hình văn hóa ứng xử này có điều gì mới mẻ
không?
- Nếu có sự phát triển mới hơn so với trước đó thì những lý do xã hội nào đã
dẫn đến sự biến đổi đó?

5


- Sự vận hành, biến đổi đó là ngẫu nhiên, tức thời hay mang tính quy luật và
điều này có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của gia đình, cộng đồng và xã hội?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- So với trước đây, văn hóa ứng xử với người đã mất ở TP. Hồ Chí Minh hiện
nay đã và đang có sự thay đổi rất lớn trên cả ba phương diện là tang ma, mồ mả và
thờ cúng. Điều này thể hiện ở chỗ người ta vừa tái cấu trúc mô hình cũ, vừa bổ sung
thêm những nét mới của thời đại mà trước đây chưa hề có.
- Sự biến đổi này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau - đó là do đời
sống kinh tế của người dân đã được nâng lên; tiến trình CNH, HĐH, nền KTTT, xu
thế TCH và HNQT; chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ở một mức độ
nào đó là sự tổ chức, quản lý của chính quyền và tập quán địa phương.
- Sự vận hành và biến đổi như trên không phải ngẫu nhiên hay tức thời, mà
mang tính quy luật. Đó là sản phẩm tất yếu của xã hội Việt Nam đang chuyển đổi từ
nền văn minh nông nghiệp cổ truyền sang văn minh công nghiệp và hiện đại, từ cơ
chế bao cấp sang cơ chế thị trường, với sự chi phối của xu thế TCH và HNQT.
4.3. Phương pháp luận
Theo Từ điển Triết học do M. M. Rodentan chủ biên, phương pháp luận có 2
nghĩa: 1) Đó là học thuyết về phương pháp và 2) Đó là tổng thể các phương pháp

trong nghiên cứu. Theo nghĩa thứ nhất, trong nghiên cứu này, tác giả chọn chủ
nghĩa Mác - Lênin mà cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm
cơ sở phương pháp luận, tập trung ở mấy luận điểm cơ bản sau đây [113]:
Trước hết, về mặt bản thể, triết học Mác - Lênin quan niệm về đối tượng
nghiên cứu, mà cụ thể ở đây là văn hóa ứng xử với người đã mất, phải được xem xét
như cái mà chúng tồn tại trong thực tế, chứ không phải như cái mà chúng ta mong
muốn. Điều này có nghĩa là trong điều tra, khảo sát, cũng như trong việc phân tích
để rút ra các kết luận khái quát, cần phải tôn trọng thực tế khách quan, không được
tô hồng, cũng không được bôi đen vấn đề nghiên cứu. Muốn thế, nhà nghiên cứu

6


cần hướng tới những vấn đề bản chất, được lặp đi lặp lại nhiều lần, chứ không phải
những gì là ngẫu nhiên, tức thời hay dị biệt.
Thứ hai, về nhận thức luận, chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
cho rằng thực tế khách quan tồn tại và vận hành có quy luật, do đó có thể nhận thức
được và con đường nhận thức phải đi từ “trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng”, rồi lại “từ tư duy trừu tượng trở về kiểm chứng chúng trong đời sống thực
tiễn”. Ý nghĩa của luận điểm này là ở chỗ, trong công việc nghiên cứu của mình, nhà
khoa học không dừng lại ở việc mô tả, phân loại các sự kiện quan sát được, mà cần
tiếp tục đi xa hơn, sâu hơn vào bản chất của đối tượng và chỉ ra tính quy luật để tạo
ra các lý thuyết hoặc các giả thuyết nghiên cứu mới. Con đường nhận thức này đòi
hỏi phải đặt đối tượng nghiên cứu của mình vào bối cảnh lịch sử cụ thể, không được
tách rời đối tượng ra khỏi các điều kiện kinh tế - xã hội mà nó đang tồn tại trong đó.
Thứ ba, về quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội: Chủ nghĩa Mác Lênin chỉ ra rằng trong mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội thì tồn tại
xã hội quyết định ý thức xã hội, chứ không phải ngược lại. Nhưng ý thức xã hội với
tính độc lập tương đối, cũng luôn tác động trở lại đối với tồn tại xã hội thông qua các
khâu trung gian như nhà nước, các mối quan hệ về pháp lý và chính trị, … Đúng như
Từ điển Triết học đã viết: “Học thuyết Mác-xít về tồn tại xã hội và ý thức xã hội có

một ý nghĩa phương pháp luận to lớn, nó giúp cho việc đặt ra một cách khoa học và
giải quyết một cách thực tiễn những vấn đề của đời sống xã hội” [113, tr.591].
Vận dụng học thuyết Mác - Lênin vào nghiên cứu này, chúng ta có một cơ sở
khoa học quan trọng để thấu hiểu và giải thích hành vi ứng xử với người đã mất
trong cộng đồng và xã hội, cũng như trong từng nhóm xã hội nói riêng. Cụ thể ở
đây là, chính tồn tại của xã hội của Việt Nam sau hơn 30 năm Đổi mới quyết định
quan niệm và hành vi ứng xử với người đã mất của các chủ thể, chứ không phải
ngược lại. Còn đối với mỗi nhóm xã hội khác nhau thì chính những điều kiện khách
quan riêng của mỗi nhóm giữ vai trò quyết định, chứ không phải ý chí chủ quan của
họ, và đương nhiên là hành vi ứng xử của mỗi nhóm như thế ít nhiều đều có ảnh
hưởng ngược trở lại đối với cộng đồng và xã hội.
7


Còn theo nghĩa thứ hai, phương pháp luận được hiểu là tổng thể các phương
pháp trong nghiên cứu. Điều này sẽ được đề cập ở mục 4.4 tiếp theo dưới đây.
4.4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiếp cận đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp cụ
thể sau đây:
- Nghiên cứu tài liệu
Là việc phân tích và tổng hợp các khái niệm làm việc, các cách tiếp cận lý
thuyết, các nội dung và phương pháp của các công trình có liên quan ở trong nước
và nước ngoài, cũng như các nguồn số liệu thống kê mà địa phương cung cấp. Trong
đó, bao gồm:
(1). Các sách, báo in, báo mạng, tạp chí khoa học và công trình nghiên cứu tại
các hội thảo quốc gia, quốc tế;
(2). Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh,
các văn bản pháp luật có liên quan đến đối tượng nghiên cứu;
(3). Báo cáo kinh tế - xã hội, Báo cáo tổng kết thực hiện phong trào toàn dân
xây dựng đời sống văn hóa của Ban Chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa của Thành

phố, cũng như của xã Trung An, huyện Củ Chi và Phường 14, Quận 4.
- Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi
Cuộc nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng kết hợp với phương pháp
định tính. Trong luận án này tác giả chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống 600 hộ trong
tổng số hộ gia đình người Việt, không tôn giáo, có tang ma được tổ chức tại TP. Hồ
Chí Minh trong 5 năm tính từ thời điểm bắt đầu cuộc khảo sát tại địa bàn nghiên
cứu trở về trước. Việc lựa chọn các đặc điểm của hộ gia đình để khảo sát như trên
dựa trên một số tiên đề sau:
Thứ nhất, văn hóa ứng xử với người đã mất là một khái niệm khá phức tạp,
cho nên khi điều tra chúng tôi chọn người đại diện hộ gia đình là người hiểu biết và
giữ vai trò quyết định việc thực hành văn hóa ứng xử với người đã mất trong gia

8


đình. Việc lựa chọn đối tượng như vậy là nhằm đảm bảo mức độ chính xác cho các
vấn đề được điều tra.
Thứ hai, các tộc người, tôn giáo khác nhau có văn hóa ứng xử khác nhau đối
với người đã mất. Do vậy, trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ giới hạn
nghiên cứu đối với người Việt, không tôn giáo.
Thứ ba, thời gian 5 năm như đã lí giải ở trên để có một qui mô đủ lớn cho việc
chọn mẫu hộ gia đình, nhưng ít xảy ra những biến đổi kinh tế - văn hóa - xã hội lớn
và người được phỏng vấn cũng còn nhiều ký ức và nhớ rõ các sự kiện trọng đại này
của gia đình họ.
(1). Về quy trình chọn mẫu: Do đối tượng nghiên cứu tương đối đặc biệt nên
tác giả phải xác định trước số hộ gia đình đáp ứng yêu cầu cuộc nghiên cứu đặt ra.
Trước hết, tác giả liên hệ với bộ phận tư pháp - hộ tịch của 2 địa phương nhằm xác
định được danh sách những hộ gia đình người Việt, không tôn giáo, có tang ma tổ
chức tại TP. Hồ Chí Minh gồm: 912 hộ (Trung An có 485 hộ, Phường 14 có 427
hộ). Từ danh sách này tác giả chọn ra 600 hộ được phân đều cho 2 địa bàn là : 300

hộ thuộc xã Trung An và 300 hộ thuộc Phường 14. Dựa trên công thức bước nhảy
K = N/n, trong đó K là hệ số bước nhảy, N là tổng thể và n là cỡ mẫu, và đã tìm ra
hệ số K có bước nhảy lần lượt là 1,6 ở xã Trung An và 1,4 ở Phường 14. Tính đại
diện của mẫu nghiên cứu tại hai địa bàn là gần ngang nhau vì sự khác biệt về bước
nhảy là không đáng kể. Trên thực tế, chúng tôi chọn xen kẽ một bước nhảy bằng 2 và
một bước nhảy tiếp theo bằng 1 và cứ như vậy cho đến khi đạt được số mẫu cần
thiết.
Do một số gia đình từ chối trả lời hoặc không tiếp xúc được nên qui mô mẫu
thực tế là 575 hộ gia đình, trong đó có 283 hộ ở xã Trung An và 292 hộ ở Phường
14. (2). Về thiết kế, bảng hỏi gồm 4 phần: (i) thông tin đặc điểm người trả lời; (ii)
thông tin về thờ phụng, cúng giỗ, (iii) thông tin về xây cất, chăm sóc và bảo vệ mộ
phần; (iv) thông tin về tang ma. Các nội dung này được sắp xếp theo kết cấu chi tiết
của luận án, theo mức độ từ khái quát đến chi tiết, có lưu ý đến tâm lí của người trả
lời.

9


(3). Về đối tượng trả lời bảng hỏi: Để đảm bảo sự chính xác của thông tin, số
người trả lời này phải là những người có vai trò quyết định trong thực hành việc
tang ma, mồ mả và thờ cúng người thân đã mất trong gia đình.

10


(4). Về cách thức triển khai cuộc khảo sát: Tác giả xin giấy giới thiệu của
chính quyền, đồng thời nhờ cán bộ phường/ xã và trưởng ấp/ trưởng ban điều hành
khu phố hỗ trợ tiếp cận trực tiếp các đối tượng khảo sát. Lực lượng triển khai khảo
sát gồm 8 người, được tập huấn đầy đủ về nội dung của luận án, am hiểu và có kinh
nghiệm về điều tra xã hội học, chia làm 2 đợt làm việc tại 2 địa bàn. Quá trình thu

thập thông tin luôn có sự giám sát của tác giả để hạn chế tối đa những sai sót. Do
khó khăn trong tiếp cận khách thể nghiên cứu, cuộc điều tra kéo dài đến 8 ngày,
trong đó 4 ngày dành thu thập thông tin tại Phường 14 và 4 ngày tại xã Trung An.
(5). Về xử lí kết quả điều tra: Sau điều tra, các bảng hỏi được kiểm tra, mã
hóa, làm sạch dữ liệu và nhập liệu, xử lí theo yêu cầu của luận án trên phần mềm
SPSS phiên bản 20.0.
(6). Về đặc điểm của đối tượng trả lời được phân tổ sau khi khảo sát theo năm
nhóm xã hội dưới đây:

N
1a
. N
Gữ
N
2 ôn
. Đ
Đ ôH

3H
. ộ
H
Mộ
ứD
ướ
4T
. ừ
Tr
T ên
u Ti
ểu

5 Tr
. un
C
H
ao


S T
ố ỷ

3
7
6
2
4
9
5
0
2
9
4
8
2
2
4
0
4
3
1
6

1
6
5
7
2
6

11


- Quan sát
Đó là những cảm nhận trực tiếp của tác giả ở cả hai địa bàn nghiên cứu, cụ thể
là: (1). Những quan sát và ghi ảnh diễn biến của tang lễ ở 02 gia đình tổ
chức
cho người thân đã mất; quan sát và ghi ảnh một số đám giỗ mà tác giả được mời
ở cả 2 địa bàn.
(2). Ghi ảnh về các loại mộ phần, địa điểm đặt mộ người đã mất. Tại huyện Củ
Chi, tác giả quan sát, ghi hình tại nghĩa địa xã Trung An, nghĩa trang chùa Pháp
Bửu, ấp Thạnh An và một số mộ phần được chôn cất xung quanh nhà ở của người
dân. Riêng tại Quận 4, tác giả đã ghi hình nghi lễ mai táng một trường hợp tại cơ sở
cung cấp dịch vụ hỏa táng và nơi đặt tro người đã mất trên địa bàn Phường 14 tại
chùa Vạn Hạnh.
- Phỏng vấn sâu
Tiến hành 30 cuộc phỏng vấn sâu (mỗi địa bàn 15 cuộc) về chủ đề nghiên cứu,
trong đó có tính đến các yếu tố như giới tính, tuổi tác, mức sống, học vấn, địa bàn
cư trú hiện nay, …. Ngoài ra, còn phỏng vấn thêm 10 cán bộ lãnh đạo ở phường và
xã (chia đều cho mỗi địa bàn), nhất là các cán bộ phụ trách văn hóa - xã hội.
Các câu hỏi phỏng vấn sâu tập trung vào những vấn đề, nội dung chưa được
lượng hóa ở bảng hỏi, nhất là những kiến giải của người dân về sự biến đổi trong
văn hóa ứng xử với người đã mất hiện nay trên địa bàn Thành phố.

- Thảo luận nhóm tập trung
Tổ chức 02 cuộc thảo luận nhóm, mỗi nhóm có 08 người tham dự (mỗi địa bàn
một cuộc). Thành phần của nhóm cũng bao gồm cả nam và nữ, giàu và nghèo, già
và trẻ, học vấn cao và học vấn thấp. Nội dung của các cuộc thảo luận tập trung vào
nhận thức, thái độ, cách kiến giải, cũng như tâm tư nguyện vọng của người dân về
các chủ đề nghiên cứu.
Trong mỗi cuộc thảo luận, người chủ tọa dẫn dắt thông qua các câu hỏi được
chuẩn bị sẵn để những người được mời tự do trình bày, chia sẻ và phát biểu chính
12


kiến, quan niệm cũng như trải nghiệm của chính họ. Thư ký có nhiệm vụ tốc ký các
phát biểu, ghi chép các nội dung đã được thảo luận. Sau phần thảo luận, chủ tọa dựa

13


vào những vấn đề đã được nhất trí để xác định khuynh hướng, điểm chung về nhận
thức, thái độ và nguyện vọng của người dân. Nguồn dữ liệu này được tận dụng để
phân tích và lý giải các vấn đề nghiên cứu đã được mô tả qua các số liệu định lượng.
- Các phương pháp khác
Ngoài các phương pháp thu thập thông tin ban đầu, trong nghiên cứu này tác
giả còn sử dụng hàng loạt các phương pháp chung trong nghiên cứu khoa học như:
phân tích và tổng hợp, diễn dịch và qui nạp, trừu tượng hóa và khái quát hóa, logic
và lịch sử, lịch sử và so sánh,… Chẳng hạn, sử dụng phương pháp diễn dịch để thao
tác hóa khái niệm “Văn hóa ứng xử với người đã mất” với tư cách là một khái niệm
trừu tượng, mang tính lý thuyết thành các chỉ báo thực nghiệm, có thể quan sát được
trong đời sống thực tiễn. Cũng tương tự, việc sử dụng các phương pháp lịch sử và
logic đã giúp rất nhiều cho việc tổ chức các chương 3, chương 4 và chương 5, làm
cho người đọc vừa dễ dàng cảm nhận được mối quan hệ nội tại trong việc tang ma,

mồ mả và thờ cúng, vừa thấy được quá trình biến đổi mang tính lịch sử của chúng.
Còn sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp là để đi sâu vào các khía cạnh
vi mô của đối tượng nghiên cứu để từ đó rút ra các nhận xét chung về sự vận hành
của chúng; sử dụng các phương pháp trừu tượng hóa và khái quát hóa để đi đến các
kết luận, các nhận định chung mà cuộc nghiên cứu đang hướng đến.
5. Đóng góp mới và hạn chế của luận án
5.1. Đóng góp mới
Cái mới của luận án này thể hiện ở chỗ đối tượng nghiên cứu được nhìn nhận,
đánh giá thông qua một khái niệm chung là “văn hóa ứng xử với người đã mất” thay
vì nghiên cứu nó một cách riêng lẻ ở từng thành tố là tang ma, mồ mả và thờ cúng
mà hầu hết các nghiên cứu trước đây đã làm.
Thông qua việc phân tích hành vi ứng xử với người đã mất trong đời sống gia
đình tại TP. Hồ Chí Minh, luận án đã chỉ ra sự biến đổi, những tác động xã hội của
đối tượng nghiên cứu chứ không chỉ dừng lại ở những gì đã định hình và tồn tại một
cách tĩnh tại như người ta vẫn quen nghĩ về nó.

14


Mặc dù cùng có chung đối tượng nghiên cứu, nhưng mỗi ngành khoa học đều có
cách tiếp cận riêng của mình. Chẳng hạn, để lý giải cho tính đa dạng trong hành vi
của con người, nếu như Tâm lý học xoay quanh trục nhân cách, Nhân học cầu viện
vào sự đa dạng của văn hóa, thì Xã hội học dựa vào cơ cấu xã hội. Nghiên cứu này
đã dựa trên nhãn quan xã hội học để chỉ ra sự khác biệt trong thực hành văn hóa ứng
xử với người đã mất theo các tương quan về giới tính, độ tuổi, học vấn, mức sống
hay địa bàn cư trú, … Theo chúng tôi, đây cũng là một đóng góp mới của luận án.
5.2. Hạn chế của nghiên cứu
Cuộc điều tra chỉ chọn mẫu nghiên cứu ở 02 địa bàn là Phường 14, Quận 4 và
xã Trung An, huyện Củ Chi nên những kết luận mang tính khái quát của luận án chỉ
được rút ra tại hai địa bàn này. Còn kết luận chung cho TP. Hồ Chí Minh cố nhiên

vẫn cần có thêm ở những nghiên cứu tiếp theo ở nhiều xã, phường khác nữa.
Cũng như vậy, do hạn chế về thời gian, khả năng và kinh phí, tác giả chỉ tập
trung phân tích sự khác biệt trong việc thực hành văn hóa ứng xử với người đã mất
ở 05 lát cắt cơ bản - đó là theo nhóm tuổi, giới tính, học vấn, mức sống và địa bàn
cư trú. Các nhóm xã hội khác vẫn rất cần được đi sâu tìm hiểu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
6.1. Ý nghĩa lý luận
Ở nghiên cứu này có bốn khái niệm chính là “Đời sống gia đình”, “Văn hóa ứng
xử”, “Văn hóa ứng xử với người đã mất”, và “Ứng xử với người đã mất trong gia
đình” đã được định nghĩa, giải thích khá rõ ràng, riêng khái niệm thứ tư đã thao tác
hóa đến các chỉ báo thực nghiệm. Công việc này đã làm sáng tỏ hơn nội hàm và
ngoại diên của các khái niệm đó, qua đó mài sắc thêm các công cụ để phân tích về
văn hóa gia đình, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực xây dựng gia đình văn
hóa tại các khu dân cư hiện nay.
Bên cạnh đó, đề tài còn vận dụng ba lý thuyết là: lý thuyết lựa chọn hợp lý, lý
thuyết tiểu văn hóa và lý thuyết HĐH. Việc vận dụng lý thuyết và kiểm chứng
chúng qua các nguồn dữ liệu thực nghiệm của luận án cũng góp phần khẳng định
tính đúng đắn, mức độ chính xác của chúng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam
hiện nay.
15


×