Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Công nghiệp văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Qua khảo sát một số lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5 MB, 219 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

C¤NG NGHIÖP V¡N HãA ë
THµNH PHè Hå CHÝMINH HIÖN NAY
(Qua khảo sát một số lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI – 2015


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

C¤NG NGHIÖP V¡N HãA ë
THµNH PHè Hå CHÝMINH HIÖN NAY
(Qua khảo sát một số lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 62 31 06 40

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG
PGS.TS. NGUYỄN TOÀN THẮNG

HÀ NỘI - 2015




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Kim Liên


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

1
8

ĐỀ TÀI

1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU CÔNG NGHIỆP

8

19
28
31

VĂN HÓA VÀ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

2.1. Một số khái niệm công cụ
2.2. Đặc điểm và vai trò của nghệ thuật biểu diễn
2.3. Những nhân tố tác động đến nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay

31

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN Ở

61

42
53

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

3.1. Thực trạng hoạt động sáng tạo/sản xuất nghệ thuật biểu diễn ở
Thành phố Hồ Chí Minh
3.2. Thực trạng công nghệ tổ chức biểu diễn và doanh thu
3.3. Thực trạng phân khúc thị trường và vấn đề bản quyền
3.4. Đánh giá chung
Chƣơng 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN


63
76
83
92
118

NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

4.1. Những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

118

4.2. Dự báo xu hướng vận động, phát triển công nghiệp văn hóa và
nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng
4.3. Khuyến nghị về các giải pháp phát triển lĩnh vực nghệ thuật biểu
diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh

128

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

146
150


133

151
164


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

ASEAN

: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

CLB

: Câu lạc bộ

CNVH

: Công nghiệp văn hóa

FTA

: Hiệp định Thương mại tự do



: Giám đốc

NCS


: Nghiên cứu sinh

NTBD

: Nghệ thuật biểu diễn

NSND

: Nghệ sĩ nhân dân

NSUT

: Nghệ sĩ ưu tú

PGS.TS

: Phó Giáo sư, Tiến sĩ

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TPP

: Đối tác Xuyên Thái Bình Dương

TS

: Tiến sĩ


Tp

: Thành phố

UNESCO

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

UNCTAD

: Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc

VH, TT & DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch
VCPMC

: Trung tâm Bảo vệ quyền tác phẩm âm nhạc Việt Nam

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

WTO

: Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1:Tỷ lệ tăng doanh thu của sân khấu Hồng Vân giai đoạn 2009 – 2013


81

Biểu đồ 3.2: So sánh tỷ lệ tăng doanh thu của sân khấu Hồng Vân và một
số sân khấu khác trong giai đoạn 2009 – 2013

81

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ cơ cấu các yếu tố góp phần tăng doanh thu của sân khấu
Hồng Vân giai đoạn 2009 – 2013
Biểu đồ 3.4: So sánh tỷ lệ đóng góp vào việc tăng doanh thu từ các dòng
sản phẩm của sân khấu kịch Hồng Vân giai đoạn 2009 – 2013
Biểu 3.5: Đánh giá về giá vé tại sân khấu
Biểu 3.6: Đánh giá về chất lượng ca sĩ
Biểu 3.7: Mức độ hài lòng của khán giả đối với chất lượng chương trình
Biểu 3.8: Đánh giá về chất lượng diễn viên chính
Biểu 3.9: Đánh giá về chất lượng diễn viên phụ
Biểu 3.10: Mức độ hài lòng của khán giả đối với chất lượng nội dung các
vở diễn
Biểu 3.11: Thông tin về các chương trình ca nhạc ở sân khấu này qua các
kênh truyền thông
Biểu 3.12: Thông tin về các vở diễn của các sân khấu qua các kênh truyền
thông
Biểu 4.1: Mức độ hài lòng của khán giả đối với chất lượng nội dung các vở
diễn
Biểu 4.2: Đánh giá của cán bộ quản lý sân khấu về thuật ngữ CNVH
Biểu 4.3: Đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước về thuật ngữ CNVH
Biểu 4.4: Các vấn đề đặt ra hiện nay đối với sự phát triển của CNNTBD
Biểu 4.5: Định hướng giá trị của các đơn vị nghệ thuật


82
83
86
96
97
98
98
99
106
107
120
122
123
126
144

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Chính sách nhà nước cần ưu tiên để tạo động lực phát triển CNVH

139

Bảng 4.2: Giải pháp cần ưu tiên phát triển công nghiệp văn hóa

143


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới, công nghiệp văn hóa (CNVH) đang
đóng vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế tri thức, có
khả năng to lớn trong việc truyền bá, bảo vệ, phát huy bản sắc giá trị văn hóa dân
tộc. Ở Việt Nam, vào những năm 90 của thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện nhận thức
mới về lao động sáng tạo văn hóa – nghệ thuật, coi đó là một loại lao động đặc
biệt và tìm tòi nhiều phương thức nhằm phát triển văn hóa – nghệ thuật trong điều
kiện nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên cho đến nay, cả về lý luận và thực tiễn phát
triển công nghiệp văn hóa chỉ mới ở giai đoạn đầu, có nhiều vấn đề đang đặt ra cần
phải tiếp tục nghiên cứu.
Việt Nam đang ở thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa (XHCN), phát triển công nghiệp văn hóa là tất yếu khách quan.
Trong định hướng phát triển văn hoá của Đảng và Chiến lược phát triển văn hóa
từ nay đến năm 2020, vấn đề phát triển công nghiệp văn hoá đã được đặt ra.
Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển văn hóa nói
chung, phát triển công nghiệp văn hóa nói riêng. Có thể nói, Nghị quyết Hội
nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII) được coi như Nghị quyết có ý nghĩa đột phá chỉ rõ vai
trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế: “Văn hóa là kết quả của kinh tế,
đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết
chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh
tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương… biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất
của phát triển” [19, tr.55]. Trong phần giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa,
chính sách kinh tế trong văn hóa đã được Đảng ta xác định là một trong những
chính sách quan trọng tạo điều kiện nhiều hơn để phát triển sự nghiệp văn hóa.
Trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 (2009), lần đầu tiên ở Việt
Nam, khái niệm “công nghiệp văn hóa” đã xuất hiện và khẳng định: “Phát triển


2
“công nghiệp văn hoá” đang là xu thế lớn và quan trọng trong chính sách văn

hoá của các nước trên thế giới” [70, tr.11]. Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị
(2009) về phát triển văn học, nghệ thuật thời kỳ mới đã khẳng định về sự hình
thành một thị trường hàng hóa và dịch vụ các sản phẩm văn học, nghệ thuật.
Nghị quyết số 22-NQ/TW về Hội nhập quốc tế (2013), trong đó việc xây dựng
Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được xem là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ. Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI (Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI)
(2014), đề ra nhiệm vụ xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát
triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam; phát triển
công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa.... Tuy
nhiên, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa ban hành được Chiến lược phát triển công
nghiệp văn hóa. Điều này sẽ hạn chế việc cụ thể hóa những quan điểm đổi mới của
Đảng về phát triển văn hóa, phát huy sức mạnh nội sinh của dân tộc trong giai đoạn
đổi mới, hội nhập hiện nay. Vì vậy, thực hiện đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần
triển khai đường lối của Đảng về phát triển văn hóa nói chung và công nghiệp văn
hóa nói riêng.
Công nghiệp văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, nghệ
thuật biểu diễn là một trong những lĩnh vực quan trọng có tính đặc thù. Nghiên
cứu công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh
hiện nay là vấn đề hết sức bức thiết. Bởi lẽ, Tp. Hồ Chí Minh là một thành phố
công nghiệp trẻ, năng động và phát triển, có nhiều điểm giải trí về văn hóa nghệ
thuật nhất trong cả nước. Cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống của người
dân được nâng cao, hoạt động vui chơi giải trí ngày càng được quan tâm hơn để
đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của xã hội. Sự phát triển về du lịch nảy sinh
yêu cầu phục vụ du khách cũng đã góp phần làm phong phú thêm lĩnh vực dịch
vụ này. Trong những năm đổi mới gần đây, do tác động của cơ chế thị trường và
ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa, hoạt động nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí
Minh đã có những chuyển biến rõ rệt. Nhiều yếu tố của nghệ thuật biểu diễn



3
được các đơn vị chú trọng, như phát triển thị trường khán giả, phân đoạn thị
trường, chọn thị trường mục tiêu, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo, mở rộng
địa điểm biểu diễn, nâng cao chất lượng chương trình… Tuy nhiên, sự phát triển
lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn còn nhiều vấn đề đặt ra. Đó là hiện tượng sự phát
triển thị trường nghệ thuật còn mang tính tự phát, cạnh tranh không lành mạnh.
Nhiều mâu thuẫn xuất hiện như: mâu thuẫn giữa nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật biểu
diễn và khả năng đáp ứng; mâu thuẫn giữa tính cấp bách phải phát triển lĩnh vực
nghệ thuật biểu diễn với nhận thức lạc hậu về tổ chức, quản lý tổ chức; mâu thuẫn
giữa bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của nghệ thuật biểu diễn với mở rộng
giao lưu, hợp tác quốc tế… chưa được giải quyết.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề
tài: Công nghiệp văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Qua khảo sát
một số lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn) để viết luận án tiến sĩ văn hóa học. Hy
vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực
tiễn của phát triển ngành công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở
Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận nghiên cứu
công nghiệp văn hóa, lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh; trên cơ
sở đó khảo sát thực trạng công nghiệp văn hoá qua một số lĩnh vực nghệ thuật
biểu diễn; khuyến nghị một số giải pháp phát triển lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn
ở Tp. Hồ Chí Minh thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án
2. Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp văn hóa và lĩnh vực
nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế.
3. Khảo sát, đánh giá thực trạng lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ
Chí Minh hiện nay.



4
4. Dự báo xu hướng vận động, phát triển của công nghiệp văn hóa ở Việt
Nam nói chung, nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng trong thời
gian tới; khuyến nghị một số giải pháp nhằm phát triển lĩnh vực nghệ thuật biểu
diễn ở Tp. Hồ Chí Minh trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật biểu diễn bao gồm nhiều lĩnh vực
khác nhau. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát ba lĩnh vực: Âm nhạc,
Sân khấu Kịch nói và Múa ở một số đơn vị công lập và ngoài công lập trên địa
bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Sở dĩ luận án chọn lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn tại Tp. Hồ Chí Minh vì
đây là lĩnh vực nghệ thuật khá nổi bật trong phát triển công nghiệp văn hóa cả
trên thế giới và trong nước. Khi bàn đến cơ cấu của công nghiệp văn hóa, các
nước châu Á, châu Âu, UNESCO cũng đều đề cập loại hình này trong cách phân
loại công nghiệp văn hóa. Trong loại hình nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí
Minh thì lĩnh vực kịch nói, ca - múa - nhạc phát triển khá sôi nổi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận án khảo sát từ năm 2010 đến 2015, vì đây
là khoảng thời gian các loại hình nghệ thuật biểu diễn như Kịch nói, Âm nhạc và
Múa ở Tp. Hồ Chí Minh phát triển khá rầm rộ, chứa đựng tính đại diện và điển
hình cho sự phát triển công nghiệp văn hóa thông qua các loại hình nghệ thuật
này ở Tp. Hồ Chí Minh.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Công nghiệp văn hóa có thể được nghiên cứu từ nhiều ngành khoa học
chuyên biệt như kinh tế học, xã hội học, văn hóa học, lịch sử văn hóa…Tuy
nhiên, để phù hợp với mã số chuyên ngành văn hóa học, luận án chú trọng
phương pháp tiếp cận văn hóa học đối với nghệ thuật biểu diễn, đặc biệt chú ý
đến giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật và ảnh hưởng của nghệ thuật biểu diễn, tiềm

năng phát triển của nó trong giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay. Với cách tiếp
cận như vậy, để giải quyết được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, tác giả luận án chủ
yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:


5
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận mác xít và quan
điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mối quan hệ giữa phát triển văn
hoá và kinh tế trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp lịch sử - logic: Phương pháp lịch sử - logic giúp tác giả
luận án đi sâu tìm hiểu quá trình vận động và phát triển của công nghiệp văn hóa
ở Tp. Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới gắn với quá trình phát triển nhận thức lý
luận cũng như quá trình đổi mới kinh tế - xã hội của thành phố. Đồng thời, giúp
cho tác giả luận án khái quát logic của sự vận động này theo những nội dung vấn
đề cần quan tâm nghiên cứu phục vụ cho triển khai thực hiện của luận án.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: Luận án tập trung nghiên cứu phân
tích các tài liệu, các số liệu, các kết quả điều tra, các kết quả nghiên cứu đã có để
có thể khái quát hóa, tổng hợp hóa, đưa ra các nhận định khoa học của luận án,
đảm bảo tính khoa học của các nhận định về công nghiệp văn hóa ở Tp. Hồ Chí
Minh hiện nay.
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Phương pháp nghiên cứu trường
hợp hay còn gọi là phương pháp điển hình thực chất là sự phân tích một hay một
số trường hợp điển hình cụ thể nhằm mục đích nghiên cứu nào đó. Công nghiệp
văn hóa bao gồm rất nhiều các loại hình khác nhau, đó là: nghệ thuật biểu diễn,
thiết kế mỹ thuật, thời trang, mỹ thuật, nhiếp ảnh và galeres, bảo tàng, di sản văn
hóa, báo chí, in ấn – xuất bản, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, phần mềm có
nội dung văn hóa, thủ công mỹ nghệ và các dịch vụ văn hóa sáng tạo... Tác giả

luận án chọn một số loại hình nghệ thuật biểu diễn để khảo sát, đánh giá dưới
góc nhìn công nghiệp văn hóa.
+ Phương pháp phân tích SWOT (Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội Thách thức): Phương pháp này giúp tác giả luận án chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu,
thời cơ, thách thức, triển vọng để phát triển công nghiệp văn hóa ở Tp. Hồ Chí
Minh; từ đó đề xuất giải pháp để giải quyết những vấn đề đang được đặt ra.


6
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Chúng tôi thực hiện phương pháp
này bằng quy trình sau:
Giai đoạn 1: Chọn mẫu. Chúng tôi chọn 200 khán giả của Sân khấu kịch
Idecaf, Sân khấu kịch Hồng Vân, Nhà hát Nhạc – Vũ kịch Tp. Hồ Chí Minh,
Nhà hát Kịch sân khấu nhỏ 5B, Sân khấu ca nhạc 126, Sân khấu ca nhạc Trống
Đồng, cách chọn mẫu thuận tiện – phi xác suất - nghĩa là chọn những khán giả
dễ tiếp cận nhất để khảo sát. Ngoài ra, khảo sát 100 cán bộ quản lý ở Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh (Sở VH, TT & DL Tp. Hồ Chí Minh)
cán bộ/ nhân viên ở một số sân khấu kịch, ca nhạc nói trên.
Giai đoạn 2: Soạn câu hỏi khảo sát: dựa trên dữ liệu nghiên cứu của đề
tài; xây dựng bảng hỏi theo tiêu chí phát hiện: nhận thức, thái độ, hành vi của
các nhóm chủ thể khác nhau đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí
Minh hiện nay; khảo sát thử và điều chỉnh để hoàn thiện bảng hỏi.
Giai đoạn 3: Xây dựng và tập huấn khảo sát viên (khảo sát viên là tác giả
luận án, đồng nghiệp và một số sinh viên).
Giai đoạn 4: Khảo sát đại trà khán giả tại các sân khấu và tại các cơ quan
quản lý nhà nước về văn hóa.
Giai đoạn 5: Xử lý kết quả khảo sát bằng phần mềm SPSS 16.0 và lên
bảng biểu, sơ đồ, rút ra kết luận sơ bộ.
Chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn sâu một số nhà quản lý văn hóa, các
doanh nghiệp văn hóa, các công ty tổ chức sự kiện…tìm ra những thuận lợi, khó
khăn cũng như những thành tựu và hạn chế, những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực

nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
+ Phương pháp thống kê – so sánh: Luận án sử dụng các số liệu thống kê
để phân tích và so sánh, đánh giá thực trạng về công nghiệp văn hóa trong lĩnh
vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian qua.
+ Phương pháp dự báo: Luận án kết hợp giữa phương pháp định tính và
phương pháp định lượng để dự báo về xu hướng phát triển của công nghiệp văn
hóa ở Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian tới.


7
- Giả thuyết nghiên cứu
+ Công nghiệp văn hóa ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng đang phát triển bùng nổ
gắn với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có nhiều cơ hội và thách thức.
+ Công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí
Minh đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu
cầu tinh thần phong phú, sôi động của người dân thành phố. Phát triển công
nghiệp văn hóa sẽ góp phần giải quyết hài hoà giá trị kinh tế và văn hoá trong
quá trình phát triển.
+ Công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí
Minh cần có nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực để tạo động lực, tháo gỡ khó
khăn tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
5. Đóng góp mới của luận án
- Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến công nghiệp văn hóa và
lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ
Chí Minh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và
hội nhập quốc tế hiện nay. Từ đó dự báo xu hướng phát triển công nghiệp văn
hóa ở Việt Nam nói chung và ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các trường đại
học, cao đẳng, các nhà nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách

xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận án kết cấu thành 4 chương, 13 tiết. Cụ thể:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận tiếp cận nghiên cứu công nghiệp văn hoá và nghệ thuật
biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Thực trạng lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay
Chương 4: Những vấn đề đặt ra đối với phát triển nghệ thuật biểu diễn ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và một số khuyến nghị


8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1. Những nghiên cứu lý thuyết về công nghiệp văn hóa và nghệ
thuật biểu diễn
Hiện nay, ngành công nghiệp văn hoá nói chung và nghệ thuật biểu diễn
nói riêng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Vì vậy, công
nghiệp văn hóa (CNVH) đã trở thành đối tượng quan tâm của các nhà khoa học
và quản lý. Có thể nêu ra những công trình nghiên cứu lý luận (về khái niệm,
phân loại, cấu trúc, đặc trưng, quy luật tác động… của công nghiệp văn hóa và
nghệ thuật biểu diễn) tiêu biểu sau:
Trong cuốn sách nổi tiếng Dialectic of Enlightenment (Biện chứng của
Khai sáng) xuất bản năm 1947 của Adorno và Horkheimer, lần đầu tiên cụm từ
công nghiệp văn hóa (cultural industry) đã được sử dụng.
Theodor Adorno trong cuốn sách khác: Culture Industry Reconsidered đã

dùng khái niệm công nghiệp văn hóa thay vì khái niệm văn hóa đại chúng để
diễn đạt thực trạng văn hóa bị biến thành hàng hóa trao đổi. Adorno còn cho
rằng trong hiện tượng công nghiệp văn hóa có một khía cạnh chính trị nhất định:
đảm bảo duy trì kéo dài sự phục tùng của đại chúng vào lợi ích thị trường
[Dẫn theo 67, tr.33].
Ở hướng nghiên cứu về kinh tế học văn hóa, giáo sư Throsby David - một
nhà kinh tế của nước Úc, trong tác phẩm: Economics and Culture -Kinh tế học
và Văn hóa (Cambridge University Press, 2001) đã phân tích khía cạnh kinh tế
của các hoạt động văn hóa, công nghiệp sáng tạo, các dịch vụ văn hóa và bối
cảnh văn hóa của kinh tế. Đồng thời, ông nhấn mạnh: Các sản phẩm văn hóa với
tư cách là một loại hàng hóa có giá trị cả về kinh tế và văn hóa: Sản phẩm văn
hóa có điểm giống với sản phẩm vật chất như có giá trị và giá trị trao đổi. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, sản phẩm văn hóa còn mang các giá trị khác như giá trị thẩm


9
mỹ, tinh thần, xã hội, lịch sử, giá trị biểu tượng [109, tr.208]. Tác giả dành nhiều
trang viết để phân tích vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế, các ngành
công nghiệp văn hóa và chính sách văn hóa, giới thiệu các khái niệm về vốn văn
hóa với phát triển bền vững, xem xét mối quan hệ giữa kinh tế và bản sắc văn
hóa trong thế giới toàn cầu hóa. Ngoài ra, Throsby David còn quan tâm đến các vấn
đề: nghệ thuật biểu diễn, vai trò kinh tế của các nghệ sĩ, kinh tế và sự can thiệp trực
tiếp trên thị trường nghệ thuật, phát triển văn hóa, chính sách văn hóa, vấn đề di sản
và tính bền vững của quá trình văn hóa. Ông nhận định: bản thân mỗi loại hình
nghệ thuật đều có thể coi là một ngành công nghiệp văn hóa [109, tr.208].
Harold L. Vogel1 (2001), Entertainment Industry Economics - A Guide for
Financial Analysis- Hướng dẫn phân tích tài chính cho nền công nghiệp giải trí,
Cambridge University Press. Tác giả của công trình đã phân tích và chứng minh
ngành công nghiệp giải trí là một trong những ngành lớn nhất của nền kinh tế
Mỹ và trong thực tế đã trở thành một trong những ngành kinh tế nổi bậc nhất

trên phạm vi toàn cầu với các sản phẩm: phim, âm nhạc, chương trình truyền
hình, phát thanh, quảng cáo, nghệ thuật biểu diễn, thể thao... Bên cạnh đó, công
trình cũng là tài liệu tham khảo hữu ích về các vấn đề về kinh tế, tài chính, sản
xuất, tiếp thị và vui chơi giải trí ở Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới đối với
các nhà đầu tư, quản trị kinh doanh, kế toán, luật sư, nhà quản lý nghệ thuật và
độc giả nói chung.
Throsby David and Glenn A. Withers: The Economics of the Performing
Arts - Kinh tế học về Nghệ thuật biểu diễn (edition 1993), Edward Arnold
(Australia). Ở công trình này, các tác giả đã đề cập đến các vấn đề chung về
nghệ thuật biểu diễn và hệ thống lý thuyết trong kinh tế của nghệ thuật biểu diễn.
Ngoài ra, một số nước châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Ấn Độ... đã và đang đặt ra mục tiêu trở thành cường quốc về “công
nghiệp văn hóa”. Khái niệm công nghiệp văn hóa được dùng phổ biến.
Ở Hồng Kông, tư tưởng về công nghiệp văn hóa lần đầu tiên được nêu lên
do một số tổ chức phi chính phủ về văn hóa vào khoảng năm 1999 – 2000.


10
Trong bản báo cáo năm 2003, định nghĩa các ngành công nghiệp văn hóa được
nêu rõ: “một nhóm các hoạt động kinh tế khai thác và triển khai tính sáng tạo, kỹ
năng và tài sản trí tuệ để sản xuất và phân phối các sản phẩm và dịch vụ có ý
nghĩa văn hóa và xã hội, một hệ thống sản xuất thông qua đó tiềm năng tạo ra giàu
có và sáng tạo nghề nghiệp được thực hiện”. Danh sách các ngành công nghiệp
văn hóa được liệt kê bao gồm: quảng cáo, kiến trúc, nghệ thuật, cổ vật và đồ thủ
công, thiết kế, giải trí kỹ thuật số, phim và video, âm nhạc, nghệ thuật trình diễn,
xuất bản và in ấn, phần mềm và kỹ thuật máy tính, phát thanh truyền hình.
Hiện nay, Hàn Quốc là một trong năm nước có ngành công nghiệp văn
hóa mạnh nhất thế giới. Có được điều này là vì Chính phủ Hàn Quốc khẳng định
văn hóa là một lĩnh vực kinh tế năng động, đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào
sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc. Luật Phát triển Nghệ thuật và Văn hóa

của Hàn Quốc định nghĩa sản phẩm văn hóa, nghệ thuật và sáng tạo, được sản
xuất, biểu diễn, trưng bày, mua bán và phân phối sản phẩm của các ngành công
nghiệp văn hóa. Luật Xúc tiến công nghiệp văn hóa năm 1999, nêu rõ phạm vi
công nghiệp văn hóa bao gồm nghệ thuật nghe nhìn, game, âm nhạc, phát thanh
truyền hình, quảng cáo, xuất bản, thiết kế, nghề thủ công, phim đặc tả nhân vật,
mỹ thuật, video, phim, hoạt hình, các nội dung số hóa. Phòng Chính sách văn
hóa và du lịch Hàn Quốc cũng định nghĩa công nghiệp văn hóa là “công nghiệp
dịch vụ có liên quan đến phát triển, sản xuất, chế tác, phân phối và tiêu thụ các
nội dung văn hóa”. Các ngành công nghiệp đó có tính tri thức cao, dựa trên sự sử
dụng công nghệ văn hóa cho các mục đích thực tế.
Ở Trung Quốc, năm 2003, Bộ Văn hóa Trung Quốc đã coi công nghiệp
văn hóa là ngành nghề mang tính chất kinh doanh, sản xuất sản phẩm văn hóa và
cung cấp dịch vụ văn hóa. Công nghiệp văn hóa là khái niệm đối ứng với sự
nghiệp văn hóa. Hai khái niệm đó đều là bộ phận hợp thành quan trọng của xây
dựng văn hóa XHCN. CNVH là sản phẩm tất yếu của phát triển sức sản xuất xã
hội, là sản nghiệp mới trỗi dậy, được hoàn thiện dần cùng với nền kinh tế thị
trường và phát triển mạnh mẽ cùng với sự tiến bộ không ngừng của phương thức


11
sản xuất hiện đại. Về phạm vi công nghiệp văn hóa, Bộ Văn hóa Trung quốc đã
đưa ra 9 loại ngành nghề lớn như ngành trình diễn, ngành tivi điện ảnh, ngành
video, ngành vui chơi giải trí văn hóa, ngành du lịch văn hóa, ngành văn hóa
mạng, ngành báo chí xuất bản, ngành cổ vật và tác phẩm văn nghệ, ngành đào
tạo, bồi dưỡng nghệ thuật vào phạm vi quản lý của công nghiệp văn hóa [58,
tr.85-86]. Đại hội đại biểu lần thứ XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa
ra khái niệm công nghiệp văn hóa và coi đó là sự đột phá quan trọng về lý luận
văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nghiên cứu về công nghiệp văn hóa không thể không kể đến những quan
tâm nghiên cứu của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc

(UNESCO). Cùng với những vấn đề nảy sinh trong phát triển xã hội đương đại,
với tư cách là một cơ quan văn hóa của Liên hợp quốc, UNESCO ngày càng có
những quan tâm đặc biệt đến vấn đề này, cả về phương diện lý luận lẫn phương
diện thực tiễn. Từ những nhận thức mới về vai trò của văn hóa đối với sự phát
triển của các quốc gia và nhân loại nói chung, UNESCO đã đề cập đến vai trò
của văn hóa trong những lĩnh vực cụ thể, trong đó có công nghiệp văn hóa.
Trong công trình: Các ngành công nghiệp văn hóa – Tâm điểm của văn
hóa trong tương lai [116], UNESCO đã định nghĩa: “Các ngành công nghiệp kết
hợp sự sáng tạo, sản xuất và khai thác các nội dung có bản chất phi vật thể và
văn hóa. Các nội dung này thường được bảo vệ bởi luật bản quyền và thể hiện
dưới dạng các sản phẩm hay dịch vụ”. Các ngành công nghiệp văn hóa bao gồm
ngành in ấn, xuất bản, đa phương tiện, nghe nhìn, ghi âm, điện ảnh, thủ công và
thiết kế. Đối với một số nước, các ngành công nghiệp văn hóa còn bao hàm kiến
trúc, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật thị giác, thể thao, sản xuất nhạc cụ, quảng
cáo và du lịch văn hóa. Như vậy, phạm vi của các ngành công nghiệp văn hóa
khá rộng, từ những ngành mang tính truyền thống như văn hóa dân gian, thủ
công, lễ hội, văn học, nghệ thuật biểu diễn đến các ngành mang nặng tính công
nghệ như điện ảnh, truyền thông, phim hoạt hình kỹ thuật số, trò chơi điện tử và
các ngành thiên về dịch vụ như kiến trúc và quảng cáo.


12
Các ngành công nghiệp văn hóa có sự kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa, nghệ
thuật, kinh tế và công nghệ. Các ngành này đều sáng tạo, sản xuất và phân phối
các sản phẩm và dịch vụ sử dụng nguồn lực trí tuệ của con người như những
nguyên liệu đầu vào then chốt.
Vai trò quan trọng của văn hóa đã được thể hiện qua bốn mục tiêu cuộc
vận động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa: (1) Với khẩu hiệu “Văn hóa vì
phát triển” đã khẳng định vị trí quan trọng của văn hóa trong phát triển, tìm mọi
phương thức có thể cho sự phù hợp giữa sản xuất và sáng tạo, để kinh tế có thể

bắt rễ trong văn hóa; (2) Tôn trọng tất cả các nền văn hóa của các dân tộc, tuân
thủ nguyên tắc bình đẳng và khuyến khích sự tự khẳng định, tự làm phong phú
bản sắc văn hóa dân tộc trong sự thống nhất với tinh hoa văn hóa và văn minh
nhân loại; (3) Đảm bảo sự tham gia của mọi lực lượng vào đời sống văn hóa, tạo
ra càng nhiều cơ hội và điều kiện để từng cá nhân và mỗi cộng đồng tự do hưởng
thụ và sáng tạo văn hóa; (4) Đẩy mạnh hợp tác văn hóa quốc tế với luận điểm
quan trọng: “Nhận thức về vị trí và vai trò của văn hóa trong phát triển, chúng ta
cần vượt lên cách tiếp cận kinh tế học thuần túy và tìm ra hàng trăm phương
thức có thể được để cho tính công nghiệp và tính sáng tạo có thể gắn bó, móc nối
với nhau và để cho kinh tế có thể bắt rễ trong văn hóa”.
Theo UNESCO, sản phẩm văn hóa là kết quả của hoạt động sáng tạo, sản
xuất, khai thác giá trị văn hóa trong ngành công nghiệp văn hóa. Sản phẩm văn
hóa được lưu thông, buôn bán trên thị trường nên còn được gọi là hàng hóa văn
hóa. UNESCO cho rằng: hàng hóa văn hóa là “các sản phẩm tiêu dùng chứa
đựng ý tưởng, biểu tượng và lối sống. Chúng có chức năng thông báo hoặc giải
trí, đóng góp cho việc xây dựng bản sắc văn hóa cộng đồng và ảnh hưởng đến
các tập quán văn hóa”. Sản phẩm văn hóa mang tính phi vật thể. Điều này có thể
thấy rõ trong các sản phẩm văn hóa nghệ thuật thuộc loại hình nghệ thuật biểu
diễn. Các sản phẩm văn hóa khác như tác phẩm hội họa, điêu khắc, trưng bày
sắp đặt tuy có vỏ vật chất để biểu hiện nhưng phần quan trọng vẫn là nội dung, ý
tưởng sáng tạo, hình tượng nghệ thuật mang tính biểu cảm và phi vật thể.


13
1.1.2. Những nghiên cứu về thực tiễn công nghiệp văn hóa và nghệ
thuật biểu diễn
Ngoài nghiên cứu về lý luận, các nhà khoa học còn quan tâm đến thực
tiễn. Đó là chính sách phát triển, thực tiễn phát triển, kinh nghiệm quản lý, giải
pháp phát triển CNVH và nghệ thuật biểu diễn… Có thể kể ra một số công trình
tiêu biểu sau:

James Heilbrun and Charles M.Gray (1993), The Economics of Art and
Culture - An American Perspective - Kinh tế học về Nghệ thuật và Văn hóa –
Một triển vọng ở Mỹ, Cambridge University Press. Các vấn đề được bàn đến
trong công trình này là: Vấn đề tài chính, kinh tế của mỹ thuật và nghệ thuật biểu
diễn ở Hoa Kỳ; chính sách công và vai trò của nó đối với các loại hình văn hóa
nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn; một số khái niệm, lý thuyết liên quan
đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật; vấn đề sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nghệ
thuật biểu diễn; vấn đề tài chính và thị trường nghệ thuật trong xã hội đương đại; dự
báo tương lai phát triển nghệ thuật biểu diễn tại Hoa Kỳ.
Throsby David and Glenn A. Withers: The Economics of the Performing
Arts - Kinh tế học về Nghệ thuật biểu diễn (edition 1993), Edward Arnold
(Australia). Ở công trình này, ngoài nghiên cứu về lý luận kể trên, các tác giả
còn phân tích một số kinh nghiệm về chính sách công của nghệ thuật biểu diễn
và các quan điểm về chính sách công. Phát triển các lý thuyết cơ bản về hành vi của
các tổ chức nghệ thuật, người tiêu dùng và khách hàng trung thành; kiểm chứng
tính đúng đắn của những lý thuyết này với thực tiễn. Công trình đã trở thành một
trong những tài liệu tham khảo quan trọng trong lĩnh vực kinh tế văn hóa.
Cùng với Throsby David, giáo sư Victor A. Ginsburgh - một nhà kinh tế
học người Bỉ, gốc Áo, chuyên nghiên cứu các lý thuyết về kinh tế vi mô, văn hóa
kinh tế đã cho ra đời tác phẩm: Handbook of the Economics of Art and Culture Sổ tay Kinh tế học Văn hóa và Nghệ thuật. Công trình gồm 05 phần với các nội
dung chuyên sâu như: Giá trị và việc xác định giá trị trong nghệ thuật và văn
hóa; cung, cầu; tiêu dùng và đầu tư; đổi mới và thay đổi công nghệ, thương mại,
phát triển đa dạng văn hóa và các vấn đề văn hóa rộng hơn.


14
Ruth Towse là giáo sư đầu ngành của lĩnh vực kinh tế và công nghiệp văn
hóa, bà đã tham gia giảng dạy ở rất nhiều trường đại học nổi tiếng ở trên thế giới
về những lĩnh vực này vừa xuất bản cuốn sách: A Handbook of Cultural
Economic: Sổ tay kinh tế học văn hóa (2011). Ở công trình này, giáo sư đã tập

trung phân tích những thay đổi trong lĩnh vực kinh tế văn hóa trong xã hội
đương đại; Phân tích những tác động của công nghệ mới đối với ngành công
nghiệp sáng tạo. Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích những tính chất kinh tế của
hoạt động văn hóa, nghệ thuật như: vấn đề đấu giá sản phẩm, thị trường tiêu thụ
sản phẩm văn hóa nghệ thuật, giá cả, thị trường lao động của các nghệ sĩ, sáng
tạo và sáng tạo kinh tế, giá trị văn hóa, toàn cầu hóa và thương mại quốc tế,
internet, phương tiện truyền thông kinh tế, bảo tàng, các tổ chức phi lợi nhuận,
biểu diễn nghệ thuật, xuất bản, kinh tế phúc lợi. Đây là cuốn sách thực sự có giá
trị đối với những người nghiên cứu về lĩnh vực công nghiệp văn hóa và những
vấn đề liên quan đến kinh tế văn hóa.
Harry Hillman, Joni M.Cherbo2 and Margaret J. Wyszomirski3 (2000) The
Public Life of the Arts in America - Đời sống công cộng của nghệ thuật ở Mỹ,
(Nxb Rutgers University Press, New York). Công trình gồm 2 phần: Phần
I:“Exploring a changing landscape”, Phần II: “The public and the arts”.Công
trình này đã có những đóng góp quan trọng trong hệ thống tài liệu về nghệ thuật
ở Mỹ. Công trình đã cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị như: 96% người
dân Mỹ liên quan đến hoạt động nghệ thuật dưới nhiều hình thức trực tiếp hay
gián tiếp: là khán giả, là những người có sở thích, hoặc thông qua truyền hình, ghi
âm, video, Internet... Công trình cũng cho thấy nền công nghiệp văn hóa đã đóng
góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Mỹ. Bên cạnh đó, nền công
nghiệp văn hóa Mỹ cũng đang tìm cách để ngày càng phục vụ những lợi ích
công ngày càng tốt hơn. Các tác giả công trình cũng cho rằng các chính sách
công của chính phủ sẽ tác động đến nghệ thuật và văn hóa Mỹ. Vì vậy, theo họ,
Mỹ nên tiếp tục hỗ trợ nghệ thuật để lĩnh vực này không ngừng phát triển. Điều
này hỗ trợ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, duy trì sự


15
sáng tạo của các nghệ sĩ và các tổ chức nghệ thuật ở Mỹ. Công trình đã khẳng
định: một ngành công nghiệp liên quan đến hai yếu tố cơ bản là bên cung (sản

xuất) và bên cầu (tiêu thụ) trong cán cân kinh tế. Các ngành công nghiệp được
tạo nên do nhu cầu của xã hội và cung ứng cho thị trường sản phẩm, dịch vụ để
đáp ứng nhu cầu đó. Tương tự như vậy, ngành công nghiệp văn hóa ra đời do
nhu cầu văn hóa, tinh thần của xã hội.
Với cách tiếp cận văn hóa là một ngành công nghiệp, Richard E. Caves chuyên gia đầu ngành của Đại học Harvard về lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa, công nghiệp văn hóa đã xuất bản cuốn sách: Creative Industries: Contracts
Between Art and Commerce, Ngành công nghiệp sáng tạo: khế ước giữa nghệ
thuật và thương mại, Harvard University Press (2000). Nghiên cứu này phân tích
vấn đề tổ chức của các ngành công nghiệp sáng tạo bao gồm nghệ thuật thị giác và
biểu diễn, phim, nhà hát, xuất bản sách... Ông cho rằng, việc tổ chức kinh doanh
của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo cũng được
thực hiện theo một logic, quy trình giống như các lĩnh vực kinh doanh khác.
Công trình cung cấp một cách toàn diện các vấn đề cốt lõi trong quản lý
nghệ thuật biểu diễn là: Theatre Management: Producing and Managing the
Performing Arts - Quản lý Nhà hát: Sản xuất và quản lý nghệ thuật biểu diễn của
David M. Conte4and Stephen Langley, xuất bản năm 2007. Theo các tác giả này,
vấn đề cốt lõi trong quản lý nghệ thuật biểu diễn là sản xuất giới thiệu các sản
phẩm nghệ thuật đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phù hợp với tiềm lực của
đơn vị nghệ thuật; vấn đề tìm kiếm và phát triển thị trường khán giả, tài chính,
ngân sách, quan hệ công chúng, tính sáng tạo và xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực
của đơn vị nghệ thuật; những nhiệm vụ, tổ chức và cơ cấu pháp lý, địa điểm thực
hiện những dự án nghệ thuật biểu diễn, phòng vé và công tác bán vé; vấn đề gây
quỹ, tiếp thị, quảng cáo… Trong việc cập nhật một cách cẩn thận, kỹ lưỡng những
thông tin từ các nhà quản lý nhà hát, quản lý nghệ thuật biểu diễn tại Mỹ, công
trình giải quyết nhu cầu và mối quan tâm đối đầu với các nhà quản lý nghệ thuật
trong thế kỷ XXI. Đây là một tài liệu tham khảo không thể thiếu cho tất cả các nhà
quản lý nghệ thuật và việc phát triển công nghiệp nghệ thuật biểu diễn.


16

Một công trình khác nghiên cứu về thị trường và chiến lược phát triển
khán giả: “Who is my maket? Aguide to researching audience and visitors in the
ats” (Ai là thị trường của tôi? Hướng dẫn nghiên cứu tác giả và du khách trong
các tổ chức nghệ thuật) của Helen Close và Robert Dovovan, xuất bản năm
1998. Đây là công trình đầu tiên về nghiên cứu thị trường khán giả tại các tổ
chức văn hóa nghệ thuật. Công trình này gồm 4 phần. Ở phần đầu, các tác giả
đưa ra khái niệm phát triển khán giả và phân tích sự cần thiết nghiên cứu phát
triển thị trường khán giả. Trong phần hai, các tác giả trình bày các nguyên tắc cơ
bản của quá trình nghiên cứu thị trường như: phương pháp và loại hình nghiên
cứu, cách xây dựng, thiết kế bảng hỏi nghiên cứu định lượng, phân tích các dữ
liệu thu thập được và trình bày kết quả nghiên cứu. Phần tiếp theo là một số vấn
đề trong quá trình thực hiện nghiên cứu thị trường; nghiên cứu lợi thế cạnh
tranh, gây quỹ và tài trợ, lập hồ sơ dữ liệu khách hành và các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định mua hàng của khán giả ở Australia…
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn đề cập đến một số quan điểm và chính
sách văn hóa liên quan đến công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa của một số
nước trên thế giới. Tiêu biểu như ở nước Anh – một trong những quốc gia đi đầu
trong phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo và văn hóa trên thế giới. Chính
phủ Anh đã có nhiều chính sách hỗ trợ tích cực cho phát triển các ngành công
nghiệp sáng tạo, điều tra nhu cầu, khảo sát hiện trạng, từ đó hoạch định chính
sách và phối hợp giữa nhiều ngành, nhiều lực lượng xã hội trong đầu tư, hỗ trợ
các doanh nghiệp ở tầm vĩ mô của Nhà nước. Bên cạnh đó, còn khuyến khích sự
năng động, chủ động của các doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp hình thành và hoạt động một cách tự chủ và linh hoạt. Ở Pháp, chính phủ
Pháp đã phát huy tích cực vai trò của nhà nước trong phát triển các ngành công
nghiệp văn hóa. Với các chính sách về tài chính như chính sách thuế, chính sách
đầu tư cho văn hóa, các ngành công nghiệp văn hóa Pháp có thêm nhiều nguồn
lực để phát triển. Tuy nhiên, Pháp luôn nhấn mạnh bản chất đặc biệt của sản
phẩm văn hóa và có chủ trương đối xử với sản phẩm văn hóa như một loại văn



17
hóa đặc biệt khác với các hàng hóa thông thường. Khác với Pháp, Mỹ quan niệm
văn hóa là một loại sản phẩm hàng hóa, tập trung đầu tư phát triển công nghiệp
văn hóa, đặc biệt là điện ảnh và âm nhạc. Mỹ không có chính sách văn hóa giống
như các nước Châu Âu. Tổng thống hay Quốc hội, chính quyền Trung ương
không trực tiếp can thiệp vào chính sách văn hóa cụ thể. Nhà nước chỉ thông qua
Luật công pháp quy định thành lập Quỹ quốc gia về văn hóa và nhân văn, hỗ trợ
vật chất, tạo môi trường khuyến khích tự do trong sáng tạo... Hay như ở Hàn
Quốc, đặc điểm nổi bật nhất hiện nay trong chính sách văn hóa của Hàn Quốc là
sự dịch chuyển từ chỗ quá trình hoạch định chính sách văn hóa hoàn toàn tập
trung trong tay cơ quan quản lý nhà nước trung ương sang phân cấp, phân quyền
cho các chính quyền địa phương với sự tham gia tích cực của xã hội dân sự, bao
gồm các đơn vị, tổ chức văn hóa – nghệ thuật, các nhà nghiên cứu văn hóa, các
tổ chức phi chính phủ và giới văn nghệ sĩ trong quá trình nghiên cứu, hình thành,
xây dựng và triển khai thực hiện chính sách văn hóa.
Đánh giá chung:
Có thể thấy, cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã có khá nhiều
các công trình nghiên cứu về công nghiệp văn hóa cũng như nghệ thuật biểu
diễn. Các vấn đề được các học giả nghiên cứu tập trung ở một số mặt:
Về nghiên cứu lý thuyết: Xuất phát từ các góc độ tiếp cận cũng như điều
kiện lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa khác nhau nên các nhà nghiên cứu về công
nghiệp văn hóa đều đưa ra những cách hiểu khác nhau về quan niệm cũng như
cách phân loại lĩnh vực này. Vẫn còn nhiều tranh luận xoay quanh tên gọi: công
nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo, công nghiệp văn hóa và sáng tạo, công
nghiệp nghệ thuật, công nghiệp bản quyền, công nghiệp giải trí... Mặc dầu tên
gọi khác nhau nhưng tất cả các quốc gia đều nhìn nhận công nghiệp văn hóa là
một ngành công nghiệp. Nghĩa là, công nghiệp văn hóa cũng bao gồm các hoạt
động sản xuất, khai thác, phân phối và tiêu thụ sản phẩm như các ngành công
nghiệp khác. Chỉ khác là đối tượng của quá trình sáng tạo, sản xuất và khai thác

ở đây không phải là sản phẩm vật chất thông thường mà là sản phẩm văn hóa.


18
Sở dĩ, UNESCO và các nước như Phần Lan, Tây Ban Nha, Đức, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... sử dụng khái niệm “các ngành công nghiệp văn
hóa” (Cultural Industries) vì quan niệm đây là ngành công nghiệp kết hợp sự
sáng tạo, sản xuất và khai thác các nội dung có bản chất phi vật thể và văn hóa;
những sản phẩm và dịch vụ này có ý nghĩa văn hóa xã hội cao. Anh, Australia,
NewZealand, Singapore sử dụng khái niệm “các ngành công nghiệp sáng tạo”
(Creative Industries) bởi họ quan niệm đây là những hoạt động bắt nguồn từ sự
sáng tạo, kỹ năng và năng khiếu của cá nhân, có tiềm năng tạo ra của cải qua quá
trình khai thác quyền sở hữu trí tuệ nên gọi là “công nghiệp sáng tạo”. Ngoài ra,
các nước này còn sử dụng khái niệm “công nghiệp văn hóa và sáng tạo”
(Cultural and Creative Industries), “nền kinh tế sáng tạo và văn hóa” để nhằm
nhấn mạnh yếu tố sáng tạo trong sản xuất văn hóa, nghệ thuật. Một số nhà
nghiên cứu Mỹ và Canađa thì dùng khái niệm "công nghiệp nghệ thuật” (Arts
Industries) vì cho rằng đây là ngành sử dụng và tạo ra sản phẩm nghệ thuật; sáng
tạo, sản xuất và sử dụng các sản phẩm nghệ thuật nhằm mục đích phục vụ giải trí
cao. Công nghiệp nghệ thuật có thể coi là bộ phận trung tâm của công nghiệp
văn hóa. Với cách tiếp cận ở góc độ sở hữu trí tuệ, trong đó nhấn mạnh trọng
tâm là các nội dung bản quyền – kiểu mẫu – nhãn hiệu thương mại - thiết kế...
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới và Hồng Kông lại quan niệm đây là “ngành
công nghiệp bản quyền” (Copyright Industries). Theo quan điểm này, các ngành
công nghiệp bản quyền được hiểu là tất cả các ngành công nghiệp sáng tạo ra sản
phẩm bản quyền hoặc sản phẩm liên quan như những sản phẩm cơ bản, cốt lõi
của ngành. Quan điểm này cũng phù hợp với quan điểm của UNESCO: khi đề
cập đến công nghiệp văn hóa không thể không nói đến luật bản quyền trong sử
dụng và bảo hộ các sản phẩm văn hóa.
Ngoài những tác phẩm đề cập đến khái niệm khác nhau liên quan đến công

nghiệp văn hóa, các học giả còn khẳng định vai trò của ngành công nghiệp văn hóa
và phân loại các ngành công nghiệp văn hóa. Với tư cách là một cơ quan văn hóa
của Liên Hợp Quốc, UNESCO đã đưa ra những quan điểm, chủ trương, chính sách
cũng như khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp văn hóa.


19
Riêng về khái niệm công nghiệp nghệ thuật biểu diễn, cho đến nay chưa
thấy đề cập ở công trình nghiên cứu nào. Tuy nhiên, tiếp cận ở quy trình hoạt
động loại hình nghệ thuật biểu diễn như các ngành công nghiệp văn hóa cụ thể
thì đã có rất nhiều tác giả đề cập tới. Cũng như các nhà nghiên cứu đã bàn nhiều
đến những vấn đề chung của nghệ thuật biểu diễn và hệ thống lý thuyết trong
kinh tế của nghệ thuật biểu diễn; vai trò của nghệ thuật biểu diễn.
Về nghiên cứu thực tiễn: Các công trình nghiên cứu đã phân tích chính
sách công của chính phủ trong việc tác động đến lĩnh vực công nghiệp văn hóa,
lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn nhằm đáp ứng các nhu cầu văn hóa, tinh thần của
người dân trong xã hội, nhấn mạnh khía cạnh kinh tế của các hoạt động văn hóa,
mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, tính đặc thù của các sản phẩm hàng hoá
văn hóa, thị trường văn hoá phẩm. Vấn đề chi phí, ngân sách, thị trường, tổ chức
hoạt động, xây dựng thương hiệu, tiếp thị và phát triển khán giả…trong công
nghiệp văn hóa, đặc biệt là lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đều được các tác giả
quan tâm. Ngoài ra, các nhà khoa học còn phân tích các quan điểm về chính sách
công, về thực tiễn phát triển, quản lý phát triển hoạt động nghệ thuật biểu diễn
và một số kinh nghiệm ở các nước về lĩnh vực này.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC

Ở Việt Nam, công nghiệp văn hóa và nghệ thuật biểu diễn nhìn nhận dưới
góc độ công nghiệp văn hóa đến nay vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều.
Để có cách nhìn hệ thống, tác giả luận án bước đầu tổng quan về những công
trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề lý thuyết và những vấn đề thực tiễn về

công nghiệp văn hóa và nghệ thuật biểu diễn trong thời gian qua.

1.2.1. Những nghiên cứu lý thuyết về công nghiệp văn hóa và nghệ
thuật biểu diễn
Có khá nhiều nghiên cứu góp phần làm rõ hơn khái niệm, đặc trưng, cấu
trúc và vai trò... của công nghiệp văn hóa và nghệ thuật biểu diễn gắn với đặc thù
của Việt Nam, như: đề tài khoa học, sách, hội thảo khoa học và các bài viết:


×