Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em tại làng nghề đông mai hưng yên và đánh giá hiệu quả can thiệp tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.77 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

VÀ MÔI TRƯỜNG

LỖ VĂN TÙNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM ĐỘC CHÌ Ở
NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TRẺ EM TẠI LÀNG NGHỀ
ĐÔNG MAI – HƯNG YÊN VÀ ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ CAN THIỆP

Chuyên ngành: Sức khỏe nghề nghiệp
Mã số: 62.72.01.59
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
VIỆN SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Doãn Ngọc Hải
2. PGS. TS. Tạ Thị Tuyết Bình
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Ngà
Phản biện 2: PGS. TS. Lương Mai Anh
Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Hoàng Thanh



Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp
Viện tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Vào hồi ….. giờ, ngày .. tháng …. năm 20…

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm độc chì là một vấn đề sức khỏe ở hầu hết các nước trên thế
giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Nhiễm độc chì chiếm 0,6% tổng gánh nặng bệnh tật toàn cầu và gây
tổn thất rất lớn về kinh tế cho các nước có thu nhập trung bình và thu
nhập thấp (chiếm từ 2,04 đến 4,03% GDP).
Nhiễm độc chì nghề nghiệp thường gặp ở người lao động tiếp xúc
với chì như khai thác, tinh luyện chì, sản xuất sản phẩm và tái chế phế
liệu chứa chì. Bên cạnh đó, trẻ em có nguy cơ bị nhiễm độc chì do
sống cùng người thân tiếp xúc với chì, chì truyền từ mẹ sang con, môi
trường sống bị ô nhiễm do hoạt động khai khoáng, sản xuất.
Thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
làm nghề tái chế chì từ ắc quy phế thải từ những năm 1980. Công
nghệ thủ công, lạc hậu, cơ sở sản xuất nằm xen kẽ khu dân cư đã gây
ô nhiễm môi trường trên diện rộng, nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe
không chỉ đối với người lao động, mà còn đối với cộng đồng dân cư,
đặc biệt là trẻ em, đối tượng rất nhạy cảm trước tác động của chì.
Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu

thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em tại làng nghề
Đông Mai – Hưng Yên và đánh giá hiệu quả can thiệp”
Mục tiêu đề tài:
1. Mô tả thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em
tại làng nghề Đông Mai - Hưng Yên năm 2013-2015.
2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống
nhiễm độc chì cho người lao động và trẻ em làng nghề Đông Mai –
Hưng Yên.


2

* Những đóng góp mới của luận án
1. Đã xác định rõ nguy cơ phát tán chì gây ô nhiễm môi trường và
nguy cơ nhiễm độc chì đối với người lao động trong quy trình tái chế
ắc quy tại làng nghề Đông Mai, Hưng Yên.
2. Đã xác định được tình trạng và mức độ nhiễm độc chì nghề
nghiệp ở người lao động tái chế ắc quy: 22,4% bị nhiễm độc chì nghề
nghiệp, chủ yếu là nhiễm độc nhẹ; Yếu tố liên quan có ý nghĩa đến
nhiễm độc chì ở người lao động là vị trí việc làm (công việc nấu,
luyện chì có tỷ lệ nhiễm độc cao nhất là 50%), thời gian làm việc (làm
việc trên 10 giờ/ngày có tỷ lệ nhiễm độc chì cao nhất là 58,3%);
3. Đã xác định được tình trạng và mức độ nhiễm độc chì ở trẻ em
làng nghề Đông Mai: hơn 99% trẻ em bị nhiễm độc, trong đó có hơn
40% nhiễm độc ở mức trung bình trở lên; Tình trạng nhiễm độc chì ở
trẻ em liên quan có ý nghĩa với hoạt động tái chế chì tại nhà, trẻ em
sống cùng người thân tham gia tái chế chì và thời gian trẻ vui chơi ở
ngoài trời.
4. Các biện pháp can thiệp đã mang lại hiệu quả tích cực. Nồng
độ chì máu của người lao động giảm được 26,9% sau 8 tuần can thiệp

bằng truyền thông và sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Pectin
complex; nồng độ chì máu của trẻ em giảm được 36,9% sau 6 tháng
can thiệp bằng truyền thông và cải thiện môi trường.
* Bố cục của luận án
Luận án bao gồm 123 trang với các phần và 4 chương
- Đặt vấn đề: 02 trang
- Chương 1: Tổng quan: 40 trang
- Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 16 trang
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu: 32 trang
- Chương 4: Bàn luận: 30 trang
- Kết luận: 02 trang
- Kiến nghị: 01 trang.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về nhiễm độc chì vô cơ
1.1.1. Đường thâm nhập, hấp thu, chuyển hóa và đào thải chì
Chì có thể thâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp, qua
da và có thể truyền từ mẹ sang con qua sữa và qua nhau thai.
Người lớn có thể hấp thu từ 5-15% lượng chì trong đường tiêu
hóa, trẻ em hấp thu khoảng 40-50%. Chế độ ăn thiếu can xi, sắt, đồng,
kẽm, selen hoặc phosphate có thể làm tăng sự hấp thu chì. Khoảng 5070% lượng chì trong đó được hấp thu vào máu. Lượng chì và các hợp
chất vô cơ của chì hấp thu qua da khá thấp.
Chì được phân bố chủ yếu ở xương (95%), mô mềm (4%) và máu
(1%). Trong máu, phần lớn (99%) lượng chì được kết hợp với hồng
cầu, 50% lượng chì trong hồng cầu liên kết với hemoglobin. Chu kỳ
bán phân hủy sinh học của chì máu là 25 - 28 ngày.

Chì vô cơ chủ yếu được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu,
phân. Khoảng 75% chì hấp thụ vào cơ thể được đào thải ra ngoài qua
nước tiểu, 25% đào thải qua phân. Ngoài ra có thể đào thải qua mồ
hôi, lông, tóc và móng.
1.1.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Chì có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan và hệ cơ quan
trong cơ thể. Đối với hệ thống tạo máu, chì ảnh hưởng đến quá trình
sinh tổng hợp hemoglobin do nó ức chế hoạt tính của axit δaminolevulinic dehydrogenase, làm giảm thời gian sống của hồng cầu,
dẫn đến thiếu máu. Đối với hệ thần kinh, chì gây ra bệnh lý não, rối
loạn hành vi, giảm chỉ số IQ. Chì gây ra các tổn thương ở thận. Chì
gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, táo bón, buồn
nôn, nôn, chán ăn và gây tổn thương gan. Nhiễm độc chì cấp tính với
nồng độc chì máu 48 - 120 µg/dL có thể gây tăng huyết áp. Có sự liên


4

kết giữa nhiễm độc chì với các tổn thương hệ tim mạch khác như
thiếu máu cục bộ mạch vành, các sự cố về mạch máu não và bệnh máu
ngoại vi. Chì làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ
cân. Chì có thể ảnh hưởng đến vật chất di truyền, tạo gốc tự do, gây
ung thư cho con người (Nhóm 2A).
1.1.3. Chẩn đoán, điều trị nhiễm độc chì
Chẩn đoán: Hiện nay chẩn đoán nhiễm độc chì nghề nghiệp cũng như
chẩn đoán nhiễm độc chì ở trẻ em đều dựa vào kết quả xét nghiệm
nồng độ chì trong máu.
- Chẩn đoán nhiễm độc chì nghề nghiệp: quy định tại Thông tư
15/2016/TT-BYT ngày 15/5/2016:
Giới hạn tiếp xúc xúc tối thiểu xác định bằng 2 trong 3 tiêu chí
sau: 1) tiếp xúc với chì trong môi trường lao động; 2) nồng độ chì

trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc cho
phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành; 3) có nồng độ chì máu
trên 10 µg/dL.
Cận lâm sàng: Nồng độ chì máu ≥40 µg/dL; Delta-ALA niệu > 10
mg/L (lấy nước tiểu 24 giờ)
- Chẩn đoán nhiễm độc chì đối với trẻ em: Theo Quyết định số
1548/QĐ – BYT ngày 10/5/2012
+ Chẩn đoán xác định
Có tiếp xúc với các nguồn có chì, hoặc có triệu chứng gợi ý.
Nồng độ chì máu > 10 µg/dL (tiêu chuẩn bắt buộc).
+ Chẩn đoán mức độ ngộ độc chì ở trẻ em
a) Mức độ nặng: Nồng độ chì máu >70 µg /dL.
b) Mức độ trung bình (tiền bệnh lý não): Nồng độ chì máu từ 45 –
70 µg/dL.
c) Mức độ nhẹ: Nồng độ chì máu < 45µg /dL.


5

Điều trị
+ Người lớn: có nồng độ chì máu >70 µg/dL.
+ Trẻ em: có chì máu ≥45 µg/dL. Đối với mức chì máu từ 20-44
µg/dL không chỉ định điều trị gắp chì thường quy. Điều trị cho trẻ em
có chì máu từ 35 - 44 µg/dL nếu sau 2 tháng ngừng phơi nhiễm chì
máu không giảm hoặc trẻ em dưới 2 tuổi có chì máu từ 20-44 µg/dL
có triệu chứng gợi ý.
1.2. Tình hình nhiễm độc chì nghề nghiệp và nhiễm độc chì ở trẻ em
1.2.1. Trên thế giới
Nhiếm độc chì nghề nghiệp
Nhiễm độc chì nghề nghiệp ở một số nước phát triển đã giảm

nhiều so với trước kia. Tại Mỹ, tỷ lệ người lao động có chì máu ≥25
µg/dL giảm từ 14,0/100.000 năm 1994 xuống còn 6,3 /100.000 người
(2009). Tại Anh năm 2003/2004 chỉ có 5% người lao động sản xuất ắc
quy có BLLs ≥ 50 µg/dL và dưới 1% có BLLs ≥ 60 µg/dL.
Tại một số nước đang phát triển, nồng độ chì máu ở công nhân
phơi nhiễm với chì rất cao. Theo thống kê của Perry Gottesfeld and
Amod K. Pokhre (2011), nồng độ chì máu trung bình của công nhân
Trung Quốc 63,5 µg/dL (Jiang và cs.,2008), 42,5 µg/dL (Gao và cs.,
2010), Nigeria là 112,5 µg/dL (Peter, 2009), Ấn Độ là 81,1 µg/dL
(Raviraja và cs.,2008), Brazil là 59,4 µg/dL (Minozzo và cs., 2008).
Nhiễm độc chì ở trẻ em
Ở Mỹ, từ năm 1976 đến 1991 mức chì máu trung bình của người
dân tuổi từ 1-74 giảm 78% (từ 12,8 µg/dL xuống 2,8 µg/dL). Chì máu
trung bình của trẻ em 1-5 tuổi giảm 77% (từ 13,7 xuống 3,2 µg/dL). Ở
Australia, năm 1995-1996 (7,3%) trẻ em có mức chì máu ≥10 µg/dL.
Chỉ có 27 trẻ em (1,7%) có chì máu ≥15 µg/dL. Ở Ấn Độ, tỷ lệ trẻ em
có nồng độ chì máu >10 µg/dL dao động từ 40% (ở Bangalore) đến
62% (ở Mumbai). Ở Mexico, 44% trẻ em dưới 18 tháng tuổi có chì


6

máu >10 µg/dL. 35% trẻ em từ 6-12 tuổi ở Jakarta – Indonesia có mức
chì máu >10 µg/dL, trong đó có 2,4% có mức chì máu ≥20µg/dL.
Theo kết quả nghiên cứu tại thành phố tái chế chất thải điện tử Guiyu,
Trung Quốc (2008), 70,8% trẻ em có chì máu >10µg/dL.
1.2.2. Ỏ Việt Nam
Nhiễm độc chì nghề nghiệp
Theo một tổng kết của Viện Y học lao động Việt Nam năm 1992
tỷ lệ thâm nhiễm chì của ngành hóa chất là 12%, ngành in là 8,7%.

Theo Hoàng Văn Bính, ở miền Nam của Việt Nam tỷ lệ thâm nhiễm
chì ở ngành in là 52%, ở các cơ sở in nhỏ lẻ tỷ lệ này lên tới 83%.
Khảo sát của Noguchi T. và cs. (2011) trên 93 đối tượng, trong đó có
70, Toàn bộ các đối tượng đều có nồng độ chì máu trên 10 µg/dL, có 1
người lớn có mức chì máu trên 100µg/dL (nhiễm độc nặng).
Nhiễm độc chì ở trẻ em
Nghiên cứu của Đặng Anh Ngọc tại xã Chỉ Đạo - Hưng yên
(2008) cho thấy tỷ lệ học sinh có hàm lượng delta – ALA niệu trên
10mg/l chiếm 45,0%. Tại làng nghề Đông Mai – Hưng Yên, 100% trẻ
em dưới 10 tuổi có nồng độ chì máu > 10 µg/dL. Tại thành phố Hồ
Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Bà Rịa – Vũng
Tàu 7,1% trẻ em có mức chì máu ≥10µg/dL và có 2,9% (9 trẻ em) có
chì máu >20µg/dL, có 0,96% (3 trẻ em) có chì máu > 35µg/dL.
1.3. Hiệu quả một số biện pháp phòngchống nhiễm độc chì
Nghiên cứu trường hợp của Tsa Yang trên 1 công nhân đóng tàu
bị nhiễm độc chì nghề nghiệp với chì máu là 54,1 µg/dL. Sau khi
chuyển sang làm công việc khác sau 5 tháng chì máu giảm xuống còn
36,7 µg/dL, sau 6 tháng giảm còn 32,0 µg/dL. Can thiệp bằng pectin
trên 10 công nhân sau 6 tuần, nồng độc chì máu của các đối tượng
giảm từ 76 µg/dL xuống còn 53 µg/dL (giảm được 30%) (Peter A.
William, 2011).


7

Nghiên cứu của Niemuth cộng sự (2001) trên trẻ em cho thấy sau
1 năm can thiệp bằng biện pháp xử lý môi trường và giáo dục sức
khỏe, nồng độ chì máu giảm được 25%. Nghiên cứu trên nhóm trẻ
được can thiệp bằng biện pháp giáo dục sức khỏe cho người chăm sóc
trẻ, sau 6 tháng chì máu giảm được 21%, trong khi đó ở nhóm chứng,

nồng độ chì máu giảm 6% (Schultz Brad và cộng sự, 1999). Theo
nghiên cứu của Galke và cộng sự, chì máu trẻ em sau 6 tháng can
thiệp bằng biện pháp kiểm soát nguy cơ phơi nhiễm chì tại nhà, nồng
độ chì máu giảm được 26% (Galke Warren và cộng sự, 2011),

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
* Địa điểm nghiên cứu
Thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12 / 2013 đến tháng 12 / 2016
* Đối tượng nghiên cứu
- Người lao động thôn Đông Mai.
- Trẻ em dưới 6 tuổi sống tại làng Đông Mai.
- Cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ em trong diện nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng:
- Người lao động: Là những người trực tiếp tham gia hoạt động
sản xuất, tái chế chì.
- Trẻ em dưới 6 tuổi (từ 0 đến dưới 72 tháng tuổi).
- Các đối tượng người lớn tự nguyện ký thỏa thuận tham gia
nghiên cứu; trẻ em tham gia nghiên cứu phải được sự đồng ý của bố,
mẹ hoặc người giám hộ, tự nguyện ký thỏa thuận tham gia nghiên cứu.


8

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp cộng đồng.
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

* Nghiên cứu mô tả
- Người lao động phơi nhiễm với chì: 107 đối tượng
- Trẻ em dưới 6 tuổi: 232 đối tượng
* Nghiên cứu can thiệp cộng đồng
- Người lao động: 44 đối tượng
- Trẻ em: 204 đối tượng
2.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu
2.3.1. Khảo sát điều kiện lao động tại các cơ sở sản xuất
2.3.2. Mô tả thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em
2.3.2.1. Thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động
- Khám sức khỏe cho người lao động.
- Xét nghiệm nồng độ chì máu, nồng độ delta – ALA niệu cho
người lao động bằng phương pháp Quang phổ hấp phụ nguyên tử lò
graphit (GFAAS).
- Xét nghệm nồng đô Creatinine niệu bằng thiết bị sinh hóa tự
động Hitachi- Nhật Bản.
- Phân tích đa hình gen bằng phương pháp PCR-RFLP.
- Phỏng vấn người lao động về tình trạng sức khỏe, yếu tố nghề
nghiệp, yếu tố hành vi.
2.3.2.2. Thực trạng nhiễm độc chì ở trẻ em
- Xét nghiệm nồng độ chì máu trẻ em tại hiện trường bằng thiết bị
phát hiện nhanh LeadCare II.
- Phỏng vấn người nuôi dưỡng trẻ về tình trạng sức khỏe, bệnh
tật, yếu tố liên quan đến nhiễm độc chì, KAP của người chăm sóc trẻ
về phòng chống nhiễm độc chì cho trẻ em.


9

2.3.3. Triển khai can thiệp và đánh giá hiệu quả can thiệp

2.3.3.1. Can thiệp phòng chống nhiễm độc chì cho người lao động
a) Thời gian can thiệp: Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2016
b) Biện pháp can thiệp
- Truyền thông nâng cao nhận thức về phòng chống nhiễm độc
chì nghề nghiệp.
- Phát miễn phí sản phẩm bảo vệ sức khỏe pectin complex cho
người lao động sử dụng trong thời gian 8 tuần (từ 3/7/2016 đến
27/8/2016).
Liều dùng, cách dùng (theo hướng dẫn của nhà sản xuất): 3
lần/ngày, mỗi lần 4 viên. Uống sau bữa ăn.
c) Đánh giá hiệu quả can thiệp
Đánh giá hiệu quả can thiệp thông qua sự thay đổi nồng độ chì
máu trước và sau khi triển khai các biện pháp can thiệp (sau thời gian
8 tuần, tương đương 56 ngày).
- Xét nghiệm nồng độ chì máu (bằng phương pháp GFAAS)
+ Xét nghiệm nồng độ chì máu trước can thiệp ngày 3/7/2016.
+ Xét nghiệm nồng độ chì máu sau can thiệp ngày 27/8/2016.
- Phỏng vấn người lao động về việc sử dụng sản phẩm pectin
complex và tình trạng sức khỏe.
2.3.3.2. Can thiệp phòng chống nhiễm độc chì cho trẻ em
a) Thời gian can thiệp: Từ tháng 12/2013 đến tháng 3/2014
b) Biện pháp can thiệp
+ Truyền thông giáo dục sức khỏe cho cha mẹ/người giám hộ trẻ.
+ Cải thiện môi trường tại làng nghề: Tiến hành che phủ đất ở các
khu vực bị ô nhiễm bằng đất phù sa sạch; vệ sinh nhà cửa, đồ dùng
sinh hoạt; vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
c) Đánh giá hiệu quả can thiệp: sau 6 tháng (9/2014).
+ Xét nghiệm nồng độ chì máu (bằng thiết bị LeadCare II).



10

Chương 3 - KẾT QUẢ
3.1. Điều kiện lao động tại các cơ sở tái chế chì
3.1.1. Quy trình sản xuất, tái chế chì từ ắc quy

Hình 3.1. Quy trình sản xuất tái chế ắc quy tại làng nghề
Đông Mai
Quy trình sản xuất tái chế chì (Hình 3.1) bao gồm các công đoạn
sau:
1) Thu hồi a - xít từ bình ắc quy cũ.
2) Phá dỡ bình ắc quy.
3) Nấu chì và đúc khuôn.
4) Đóng gói thành phẩm và lưu kho.
3.1.2. Điều kiện vệ sinh lao động
Kết quả khảo sát tại Công ty Ngọc Thiên cho thấy, khu vực nghỉ
ngơi, nhà vệ sinh và nhà tắm được xây dựng khá khang trang ở bên
cạnh xưởng. Nhưng hệ thống cung cấp nước vẫn chưa hoàn thiện nên


11

chưa đưa vào sử dụng. Vì vậy, người lao động nghỉ giữa giờ, uống
nước ngay tại nơi làm việc.
Bảng 3.1. Trang thiết bị bảo vệ cá nhân của người lao động
Trang thiết bị
bảo hộ lao động
Có trang bị bảo vệ cá nhân
Ủng
Găng tay

Khẩu trang
Quần áo
Không trả lời

Có sử dụng

n

n
98
87
88
89
87
-

98
98
98
98
98
9

%
100
88,8
89,8
90,8
88,8
-


100% người lao động đều tự trang bị các thiết bị bảo vệ cá nhân
như ủng, găng tay, khẩu trang, quần áo. Tỷ lệ người có sử dụng những
thiết bị này từ 88,8 – 90,8%.
3.2. Thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em
3.2.1. Thực trạng nhiễm độc chì nghề nghiệp và yếu tố liên quan
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp ở người lao động
Đặc điểm
Tuổi đời
< 40
40-49
≥50
Tuổi nghề
≤10
11 - 20
>20
Giới
Nam
Nữ
Chung

Không nhiễm độc
Nhiễm độc
Tổng
(BLL<40 µg/dL) (BLL≥40µg/dL)
số
n
%
n
%


Giá trị
p

18
32
33

72,0
84,2
75,0

7
6
11

28,0
15,8
25,0

25
38
44

p>0,05

41
15
27


80,4
68,2
79,4

10
7
7

19,6
31,8
20,6

51
22
34

p>0,05

29
54
83

65,9
85,7
77,6

15
9
24


34,1
14,3
22,4

44 χ2 = 5,84
63 p<0,05
107


12

Tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp chiếm 22,4%. Không có sự khác
nhau về tỷ lệ nhiễm độc giữa các nhóm tuổi đời, giữa các nhóm tuổi
nghề. Tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp ở nam cao hơn ở nữ (ở nam,
34,1%, ở nữ là 14,3% (p<0,05).
Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm độc chì theo vị trí việc làm
Công việc

Nhiễm độc
Không
Giá trị
(PbB ≤ 40µg/dL) (PbB>40µg/dL) Tổng
p
n
%
n
%

Phá dỡ bình (1)


50

89,3

6

10,7

56

Nấu, luyện chì (2)

11

50,0

11

50,0

22

Đóng gói, bốc vác,
vận chuyển (3)

11

68,8

5


31,3

16

Rung bụi (4)

4

80,0

1

20,0

5 <0,01*

Chủ, quản lý, kinh
doanh, vận hành
máy, bảo vệ, kho (5)

7

87,5

1

12,5

8


83

77,6

24

22,4

107

Chung

- p1,2 < 0,001; OR=8,33; (2,21-32,91)**
So sánh giữa nhóm
- p 1,3 < 0,05; OR= 3,79 (0,81-17,89)**
1, 2 và 3
- p2,3 > 0,05**
*Fisher’s Exact test
** χ2 test
Kết quả cho thấy có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm độc chì giữa các
nhóm người lao động (p<0,01). Tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp cao
nhất ở nhóm công nhân nấu, luyện chì (50,0%); sau đó đến nhóm
đóng gói, bốc vác (31,3%), thấp nhất ở nhóm người lao động phá dỡ
bình ắc quy (10,7%).


13

Bảng 3.13. Tỷ lệ nhiễm độc chì liên quan đến thời gian làm việc

trong ngày
Không nhiễm
Nhiễm độc
Giá trị
độc chì
chì
Tổng
p
n
%
n
%
Dưới 8 giờ/ngày1
17
85,0
3
15,0
20
2
8-10 giờ/ngày
54
81,8
12
18,2
66
<0,01*
3
>10 giờ/ngày
5
41,7

7
58,3
12
Không trả lời
7
77,8
2
22,2
9
Chung
83
77,6
24
22,4 107
1,2
1,3
So sánh các
p >0,05*; p <0,05; OR = 7,93 (1,16-62,82)*
nhóm
p2,3 <0,01; OR=6,3 (1,45-28,51)**
*Fisher’s Exact test
** χ2test
Thời gian ca làm việc càng kéo dài thì tỷ lệ nhiễm độc chì nghề
nghiệp càng cao. Tỷ lệ người lao động bị nhiễm độc chì nghề nghiệp
chiếm 15% ở những người làm việc dưới 8 giờ/ngày; 18,2% ở những
Thời gian làm
việc

người làm việc từ 8-10 giờ/ngày; 58,3% ở những người làm việc trên
10 giờ/ngày (p<0,01).

3.2.2. Thực trạng nhiễm độc chì ở trẻ em và yếu tố liên quan

Hình 3.6. Tỷ lệ trẻ em theo các mức chì máu


14

Tỷ lệ trẻ em bị nhiễm độc chiếm 99,1%, trong đó chủ yếu là nhiễm
độc ở mức độ nhẹ là 59,1%, tỷ lệ trẻ em bị nhiễm độc ở mức trung
bình trở lên (Chì máu ≥45 µg/dL) là 40,1%.
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa chì máu và hoạt động tái chế chì
Nồng độ chì máu (µg/dL)
Yếu tố nguy cơ

< 45
n

≥45
%

n

%

Tái chế chì tại nhà hiện nay

Không
Không trả lời

p, OR


5

31,3

11

68,8

120

60,0

80

40,0

14

87,5

2

12,5

p< 0,05;
OR=3,3
200 (1,01-11,38)
16
122


Người nhà tham gia tái chế chì


48

39,3

74

60,7

Không

76

81,7

17

18,3

Không trả lời

15

88,2

2


11,8

Tổng

Tổng

139

59,9

93

40,1

16

p< 0,001;
OR= 6,89
93
(3,48-13,78)
17

232

Những gia đình có hoạt động tái chế chì ở nhà thì tỷ lệ trẻ em có
mức chì máu ≥45µg/dL là 68,8%, cao hơn so với những gia đình
không sản xuất tái chế ở nhà (40,0%) (p<0,001).
Những trẻ em sống cùng người thân tham gia tái chế chì thì tỷ lệ
có mắc chì máu ≥45µg/dL là 60,7%, cao hơn so với những trẻ em
sống với người thân không tham gia tái chế chì (18,3%). Sự khác biệt

có ý nghĩa thống kê với p< 0,001; OR= 6,89 (3,48-13,78).


15

Bảng 3.27. Liên quan giữa nồng độ chì máu và thời gian trẻ chơi ở
bên ngoài nhà.
Thời gian trẻ
chơi ở ngoài nhà
<1h
1-3h
4-6h
>6h
Không trả lời
Tổng

Nồng độ chì máu (µg/dL)
<45
≥45
n
%
n
%
6 60,0
4
40,0
48 64,0
27
36,0
57 61,3

36
38,7
7 28,0
18
72,0
21 72,4
8
27,6
139 59,9
93
40,1

Tổng

p

10
75
<0,05
93
25
29
232

Tỷ lệ trẻ em có mức chì máu ≥45µg/dL gặp nhiều ở những trẻ
em có thời gian chơi ở ngoài nhà nhiều hơn. Đối với trẻ có thời gian
chơi ở ngoài nhà từ 1-3 giờ/ngày, tỷ lệ này là 36,0%, từ 4-6 giờ là
38,7%, trên 6 giờ/ngày là 72,0%.
3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống nhiễm độc chì
3.3.1. Hiệu quả can thiệp đối với người lao động

Bảng 30. Nồng độ chì máu của người lao động trước và sau can thiệp
Nồng độ chì máu (µg/dL)
Nhóm tuổi

n

Trước CT
(3/7/2016)

TB
SD
<40
8
41,6
21,6
40 - 49
17
40,8
27,7
≥ 50
19
45,9
19,4
Chung
44
43,2
22,9
So sánh trước và sau can thiệp

Sau CT

(27/8/2016)
TB
31,8
30,5
32,4
31,6

Lượng
giảm trung
bình
(µg/dL)

SD
18,1
20,3
14,5
17,2
p < 0,001

9,8
10,3
13,5
11,6

Tại thời điểm trước can thiệp, nồng độ chì máu trung bình là
43,2 µg/dL. Sau 8 tuần can thiệp, chì máu của các đối tượng này giảm
xuống còn 31,6 µg/dL, lượng giảm 11,6 µg/dL, tương đương 26,9%.


16


Hình 3.8. Tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp trước và sau can thiệp
Trước can thiệp, tỷ lệ người lao động bị nhiễm độc chì nghề
nghiệp chiếm 54,5%, sau can thiệp, tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp
giảm xuống còn 20,5% (p < 0,001).
3.3.2. Hiệu quả can thiệp đối với trẻ em
Bảng 3.35. 3.36. Nồng độ chì máu của trẻ em trước và sau can thiệp
Nồng độ chì máu (µg/dL)
Đặc điểm
đối tượng

n

Trước can thiệp
Trung
vị

IQR

Sau can thiệp
Trung
vị

IQR

p
trước
sau

Tỷ lệ

giảm
(%)

Tuổi

<2 tuổi
60
39,0 29,9-52,8
2-3 tuổi
69
47,5 31,7-65,0
4-5 tuổi
75
36,4 26,6-53,4
Giới
Nam
109
39,0 29,9-63,3
Nữ
95
41,4 30,2-59,1
Mức chì máu trước can thiệp
<10
2
7,9
6,9-7,9
10-44
120
32,0 23,4-37,9
45-65

33
50,5 48,9-53,8
> 65
49
65,0
65,0
Chung 204
40,4 30,0-59,3

26,6
27,4
22,6

20,7-38,2 <0,001 31,7
19,1-43,3 <0,001 42,3
17,3-31,0 <0,001 37,9

26,2
25,2

19,1-38,2 <0,001 32,8
18,4-32,6 <0,001 39,1

8,0
21,1
31,0
39,2
25,4

6,4 - 8,0

17,4-26,4
18,8-44,2
33,6-53,3
19,0-36,9

>0,05
<0,001
<0,001
<0.001
<0,001

-1,3
34,0
38,6
39,7
36,9


17

Nồng độ chì máu của trẻ em sau can thiệp đã giảm đáng kể so với
trước can thiệp (từ 40,4 µg/dL xuống 25,4 µg/dL, tức là giảm 36,9%
so với trước can thiệp). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.

Hình 3.9. Tỷ lệ trẻ em theo các mức chì máu trước và sau can thiệp
Tỷ lệ trẻ em có mức chì máu ≤10 µg/dL tăng từ 1,0% lên 2,5
(với p>0,5); Tỷ lệ trẻ em có mức chì máu từ 11-44 tăng từ 58,8% lên
81,9% (với p<0,001); Tỷ lệ trẻ em có mức chì máu 45-65 đã giảm từ
16,2% xuống 10,3% (với p>0,05); Tỷ lệ trẻ em có mức chì máu >65
µg/dL giảm từ 24% xuống 5,4% (p<0,001).

Chương 4 - BÀN LUẬN
4.1. Điều kiện lao động tại các cơ sở tái chế chì
Khảo sát quy trình tái chế chì từ ắc quy ở làng nghề Đông Mai,
chúng tôi nhận thấy nguy cơ phơi nhiễm chì đối với người lao động và
ô nhiễm môi trường bắt gặp ở tất cả các công đoạn tái chế chì. Ở công
đoạn thu hồi a xít, mặc dù bình ắc quy chưa bị mở ra, nhưng người lao
động có thể tiếp xúc với chì của các điện cực và chì hòa tan trong
dung dịch a xít. Ở công đoạn phá dỡ bình ắc quy, máy cắt không được


18

cách ly và che chắn cho nên bụi chứa chì có thể phát tán vào không
khí, lắng đọng xuống nền nhà, dính vào các thiết bị bảo vệ cá nhân
của người lao động. Ở công đoạn nấu và đúc chì thành phẩm, một
lượng khói bụi rất lớn phát sinh phía trên lò. Đối với những lò nấu chì
thủ công tại khu vực dân cư, do không có hệ thống thu gom khói bụi,
nên chì dễ dàng phát tán ra môi trường xung quanh, dẫn đến ô nhiễm
trên diện rộng, ảnh hưởng tới sức khỏe cả người lao động và cộng
đồng xung quanh khu vực nấu chì. Công việc đóng gói được tiến hành
thủ công, khu vực lưu trữ chì thành phẩm không được cách ly cũng có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở khu vực sản xuất và khu vực xung
quanh.
Kết quả điều tra (Bảng 3.1) cho thấy, người lao động đều có
trang bị thiết bị bảo vệ cá nhân như mũ, khẩu trang, quần áo lao động,
ủng cao su. Quan sát cho thấy mũ, khẩu trang, quần áo đều là những
vật dụng thông thường dùng cho mục đích sinh hoạt, không đảm bảo
các yêu cầu kỹ thuật. Những dụng cụ này dễ dàng bám bụi. Do vậy,
nếu chúng không được thay hoặc vệ sinh thường xuyên sẽ tiềm ẩn các
nguy cơ nhiễm chì cho người lao động.

4.2. Thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em
4.2.1. Thực trạng nhiễm độc chì nghề nghiệp và yếu tố liên quan
Nghiên cứu trên 107 người lao động tái chế chì tại làng nghề
Đông Mai cho thấy tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp là 22,4%. Tỷ lệ
nhiễm độc chì ở người lao động trong nghiên cứu này cao hơn so với
người lao động tiếp xúc với chì ở các nước tiên tiến do ở đó điều kiện
làm việc, ý thức thực hành vệ sinh của người lao động luôn được cải
thiện như ở Calofornia, tỷ lệ công nhân ngành sản xuất ắc quy có nồng
độ chì máu ≥40µg/dL chỉ chiếm 1,2% hoặc ở Anh chỉ có 5% công
nhân có chì máu ≥ 50 mg/dL. Theo báo cáo của Wang J.D. và cộng sự
(1998) điều tra về tình trạng nhiễm độc chì ở nhà máy tái chế ắc quy


19

cho thấy có 31/64 công nhân (chiếm 48,4%) bị nhiễm độc chì và một
số nghiên cứu ở các nước đang phát triển trong công nhân tái chế hoặc
sửa chữa ắc quy thì tỷ lệ người lao động bị nhiễm độc chì nghề nghiệp
trong nghiên cứu này thấp hơn.
Không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm độc chì giữa các nhóm
tuổi đời, giữa các nhóm tuổi nghề. Tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp ở
nam cao hơn ở nữ (ở nam, 34,1%, ở nữ là 14,3%. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê, với p<0,05.
Tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp cao nhất ở nhóm người lao
động nấu, luyện chì (50,0%), thấp nhất ở nhóm người lao động làm
công việc phá bình (10,7%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê,
p<0,001; OR=8,33, (2,21-2,9). Tỷ lệ người làm công việc đóng gói,
bốc vác, vận chuyển bị nhiễm độc chì chiếm 31,3%, cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với người làm công việc phá bình (p<0,05) (Bảng
3.11). Các bằng chứng trên cho thấy, dù làm bất kỳ công việc nào

trong quy trình tái chế chì ắc quy, thì nguy cơ nhiễm độc chì cũng rất
cao. Trong phơi nhiễm chì nghề nghiệp, người lao động thâm nhiễm
chì do hít phải chì ở dạng khói, sương, bụi và hơi là con đường chính.
Do tính chất lao động làng nghề, người lao động thường tranh
thủ thời gian rảnh rỗi để tham gia lao động tăng thu nhập, việc quản lý
thời gian làm việc không được kiểm soát chặt chẽ, dẫn thời gian làm
việc trong ngày kéo dài. Thời gian ca làm việc càng kéo dài thì tỷ lệ
nhiễm độc chì nghề nghiệp càng cao. Tỷ lệ người lao động bị nhiễm
độc chì nghề nghiệp chiếm 15% ở những người làm việc dưới 8
giờ/ngày; 18,2% ở những người làm việc từ 8-10 giờ/ngày; 58,3% ở
những người làm việc trên 10 giờ/ngày. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê, với p<0,01 (Bảng 3.13). Kết quả nghiên cứu này cho thấy cần phải
truyên truyền, kiểm soát thời gian làm việc/ngày đối với những đối
tượng lao động trong môi trường độc hại tại các làng nghề.


20

4.2.2. Thực trạng nhiễm độc chì ở trẻ em và yếu tố liên quan
Tổng số trẻ em tham gia nghiên cứu là 232 trẻ, nam là 127 và nữ
là 105, trong đó 69 trẻ dưới 2 tuổi, 82 trẻ từ 2-3 tuổi và 81 trẻ từ 4-5
tuổi. Tuổi trung bình của trẻ em là 2,66±1,6. Không có sự khác nhau
có ý nghĩa về tuổi trung bình giữa nam và nữ (p>0,05).
Tỷ lệ trẻ em bị nhiễm độc chiếm 99,1%, trong đó chủ yếu là
nhiễm độc ở mức độ nhẹ (59,1%). Tỷ lệ trẻ em bị nhiễm độc ở mức
trung bình trở lên chiếm 40,1%, trong đó nồng độ chì máu từ 45-64
µg/dL là 14,4%, trên 65 µg/dL là 23,7%.
Những gia đình có hoạt động tái chế chì ở nhà thì tỷ lệ trẻ em có
mức chì máu ≥45µg/dL là 68,8%, cao hơn so với những gia đình
không sản xuất tái chế ở nhà (40,0%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê, với p<0,001
Tỷ lệ nhiễm độc chì liên quan chặt chẽ với các hoạt động tái chế
chì tại nhà. Kết quả bảng 3.24 cho thấy, những gia đình có hoạt động
tái chế chì ở nhà thì tỷ lệ trẻ em có mức chì máu ≥45µg/dL là 68,8%,
cao hơn so với những gia đình không sản xuất tái chế ở nhà (40,0%)
với p<0,05; OR=3,3 (1,01 - 11,38). Hoạt động sản xuất tại Đông Mai
mang tính chất nhỏ lẻ, cơ sở sản xuất nằm ngay tại khu dân cư, người
lao động có thể mang theo chì trên quần áo, giày dép về nhà, chì có
thể truyền từ mẹ sang con, dẫn đến nên nguy cơ phơi nhiễm chì ở trẻ
em là rất cao.
Những gia đình có người tham gia tái chế chì thì tỷ lệ trẻ em có
chì máu ≥45µg/dL là 60,7%, cao hơn so với những gia đình không có
người tham gia tái chế chì (18,3%) với p<0,001; OR=6,89; (3,4813,78).
Mức độ nhiễm độc chì cũng liên quan đến thời gian trẻ chơi ở
bên ngoài nhà. Tỷ lệ có mức chì máu ≥45µg/dL gặp nhiều ở những trẻ
em có thời gian chơi ở ngoài nhà nhiều. Chơi ở ngoài nhà từ 1-3 giờ,


21

tỷ lệ nhiễm độc chì là 36,0%, từ 4-6 giờ là 38,7%, trên 6 giờ là 72,0%
(bảng 3.27).
4.3. Hiệu quả can thiệp phòng chống nhiễm độc chì
4.3.1. Hiệu quả can thiệp đối với người lao động
Tổng số đối tượng người lao động tham gia nghiên cứu can thiệp
là 44 người, trong đó nam chiếm 36,4%, nữ chiếm 63,6%. Nhóm tuổi
< 40 chiếm 18,2%, 40-49 tuổi chiếm 38,6%, ≥ 50 tuổi chiếm 43,2%.
Kết quả can thiệp được phản ánh trong bảng 3.30. Trước can
thiệp, nồng độ chì máu của 44 người lao động là 43,2±22,9 µg/dL, sau
can thiệp nồng độ chì máu giảm xuống còn 31,6 ±17,2 µg/dL, tức là

giảm được 11,6 µg/dL, tương đương với 26,9%. Nồng độ chì máu
giảm có ý nghĩa thống kê, với p<0,001. Điều này cho thấy các biện
pháp can thiệp gồm truyền thông, nâng cao nhận thức cho người lao
động về phòng chống nhiễm độc chì và sử dụng sản phẩm bảo vệ sức
khỏe Pectin đã mang lại hiệu quả tích cực.
Ở tất cả các nhóm tuổi, chì máu đều giảm sau can thiệp, giảm từ
9,8 đến 13,5 µg/dL, nhưng không có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi
(p<0,05).
Hiệu quả can thiệp còn thể hiện ở tỷ lệ người lao động bị nhiễm
chì nghề nghiệp giảm xuống sau thời gian can thiệp. Kết quả hình 3.8
và bảng 3.33 cho thấy, trước can thiệp, tỷ lệ người lao động nhễm độc
chì nghề nghiệp chiếm 54,5%, sau can thiệp, tỷ lệ nhiễm độc chì nghề
nghiệp chỉ còn 20,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,001.
3.3.2. Hiệu quả can thiệp đối với trẻ em
Kết quả bảng 3.35, 3.36 cho thấy, nồng độ chì máu (trung vị)
của trẻ em đã giảm từ 40,4 µg/dL xuống 25,4 µg/dL, tức là giảm
36,9% so với trước can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với


22

p<0,001. So sánh với các nghiên cứu can thiệp của các tác giả trên thế
giới như Taha và cộng sự, Niemuth và cộng sự thì thấy rằng mức độ
chì máu giảm nhiều hơn rõ rệt.
Ở tất cả các nhóm tuổi, nồng độ chì sau can thiệp đều giảm so
với trước can thiệp với p<0,001. Trẻ em từ 2-3 tuổi có tỷ lệ giảm
nhiều nhất so với các nhóm tuổi khác (42,3%).
Nồng độ chì máu ở trẻ em nữ trước can thiệp cao hơn nồng độ
chì máu của trẻ em nam (41,4 và 39,0µg/dL). Tỷ lệ giảm nồng độ chì
máu ở nữ cao hơn ở nam (39,1 và 32,8%).

Tỷ lệ trẻ em có mức chì máu cao từ trên 45,0 µg/dL đã giảm đi rõ
rệt. Trước can thiệp, 24,0% trẻ em có chì máu > 65,0 µg/dL; 16,2% trẻ
em có chì máu từ 45-64 µg/dL, sau can thiệp đã giảm xuống tương
đương là 5,4 và 10,3%. Ngược lài, trẻ em nhiễm độc chì mức nhẹ (chì
máu từ 11,0 đến 44 µg/dL) tăng từ 58,8% (trước can thiệp) lên 81,9%
(sau can thiệp). Số trẻ em có mức chì máu dưới 10 µg/dL từ 1,0% đã
tăng lên 2,5% (hình 3.9).
4.4. Hạn chế của đề tài
- Trong quá trình triển khai nghiên cứu, nhóm nghiên cứu không
tiến hành đo đạc các yếu tố môi trường lao động tại nơi sản xuất nên
không đưa ra được khuyến cáo để cải thiện môi trường lao động đối
với chủ doanh nghiệp cũng như người lao động.
- Nghiên cứu can thiệp không thiết kế nhóm chứng nên không
định lượng được hiệu quả tác động của từng biện pháp can thiệp riêng
biệt là truyền thông giáo dục sức khỏe và sử dụng sản phẩm bảo vệ
sức khỏe Pectin complex.


23

KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu về tình trạng nhiễm độc chì ở người lao
động và trẻ em và hiệu quả can thiệp ở làng nghề tái chế chì Đông
Mai, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Thực trạng nhiễm độc chì ở người lao động và trẻ em.
1.1. Thực trạng nhiễm độc chì nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan
ở người lao động.
- Tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp ở người lao động chiếm 22,4%,
trong đó nhiễm độc chì mức nhẹ chiếm tỷ lệ 19,6%, nhiễm độc chì
mức trung bình chiếm 2,8%.

- Tỷ lệ nhiễm độc chì nghề nghiệp tăng theo số giờ làm việc/ngày:
15% ở những người làm việc dưới 8 giờ/ngày; 18,2% ở những người
làm việc từ 8-10 giờ/ngày; 58,3% ở những người làm việc trên 10
giờ/ngày (p<0,01).
1.2. Thực trạng nhiễm độc chì và một số yếu tố liên quan ở trẻ em
- Tỷ lệ trẻ em bị nhiễm độc chì (nồng độ chì máu >10µg/dL)
chiếm 99,1%, trong đó nhiễm độc chì mức nhẹ (chì máu từ 11- 44
µg/dL) chiếm 59,1%, nhiễm độc chì mức trung bình trở lên (nồng độ
chì máu ≥45µg/dL) chiếm 40,1%.
- Có mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm độc chì mức trung bình trở lên
với hoạt động tái chế chì tại nhà (p<0,05), người thân trong gia đình
tham gia sản xuất tái chế chì (p<0,001), thời gian trẻ em vui chơi ở
ngoài nhà (p<0,05).
2. Hiệu quả can thiệp phòng chống nhiễm độc chì
2.1. Hiệu quả can thiệp đối với người lao động
Hoạt động can thiệp bằng biện pháp truyền thông và sử dụng sản
phẩm bảo vệ sức khỏe Pectin complex đã mang lại hiệu quả tích cực
đối với người lao động, cụ thể:
- Nồng độ chì máu trung bình của người lao động giảm từ


×