Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Nghiên cứu hoạt động tạo việc làm cho người lao động tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.38 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN MINH

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TẠO VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN MINH

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TẠO VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN,
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số
: 8.34.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BÙI ĐỨC HÙNG

HÀ NỘI, năm 2019




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Tác giả

Lê Văn Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO VIỆC LÀM CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG ................................................................................................7
1.1.
Một
số
khái
niệm
......................................................................................7



bản

1.2. Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động ....................................................11
1.3. Nội dung tạo việc làm ........................................................................................12
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ...........................................................19

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN ........................................................................................25
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tạo
việc làm cho người lao động tại thị xã Điện Bàn......................................................25
2.2. Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động tại thị xã Điện Bàn giai
đoạn 2015 - 2018.......................................................................................................35
2.3. Đánh giá chung ..................................................................................................54
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VÀ GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI
THỊ XÃ ĐIỆN BÀN GIAI ĐOẠN 2019-2025 .......................................................59
3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thị xã Điện Bàn
..59
3.2. Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động thị xã Điện Bàn..................61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
CCN

: Cụm công nghiệp

CHXHCNVN

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CNKT

: Công nhân kỹ thuật


CMKT

: Chuyên môn kỹ thuật

CN – TTCN

: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

DNVVN

: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DNKN

: Doanh nghiệp khởi nghiệp

ĐVT

: Đơn vị tính

GTSX

: Giá trị sản xuất KCN

: Khu công nghiệp HKDCT

:

Hộ kinh doanh cá thể

LĐ - TB & XH

: Lao động - Thương binh và xã hội

NLĐ

: Người lao động

NSNN

: Ngân sách nhà nước

NXB

: Nhà xuất bản

PGS. TS

: Phó giáo sư, tiến sỹ

TTGTVL

: Trung tâm giới thiệu việc làm

UBND

: Ủy ban nhân dân

XKLĐ


: Xuất khẩu lao động


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
ASEAN

: Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

GDP

: Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội

ILO:

: International Labor Organization
Tổ chức lao động quốc tế

UNESCO
Organization

: United Nations Educational Scientific and Cultural
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất qua các năm và tốc độ tăng trưởng .................................26
Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế qua các năm ......................................................................27
Bảng 2.3. Thu chi ngân sách qua các năm ................................................................28

Bảng 2.4. Lao động đang làm việc phân theo thành phần và ngành kinh tế.............32
Bảng 2.5. Biến động dân số thị xã Điện Bàn giai đoạn 2015 – 2018 .......................32
Bảng 2.6. Trình độ CMKT của lao động thị xã Điện Bàn giai đoạn 2015 - 2018 ....33
Bảng 2.7. Tình trạng việc làm của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2015 – 2018 .............35
Bảng 2.8. Tỷ lệ cơ cấu lao động làm việc các nhóm ngành, nghề ............................38
Bảng 2.9. Thu nhập bình quân của NLĐ thị xã Điện Bàn ........................................39
Bảng 2.10. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thị xã Điện Bàn giai
đoạn 2015 – 2018 ......................................................................................................41
Bảng 2.11. Quy mô lao động làm việc trong khu công nghiệp thị xã Điện Bàn giai
đoạn 2015 – 2018 ......................................................................................................43


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Tình trạng việc làm của thị xã Điện Bàn qua phiếu phỏng vấn ................36
Hình 2.2. Các lý do mà người lao động chưa đi làm ................................................37
Hình 2.3. Thu nhập bình quân của NLĐ qua phỏng vấn tại Điện Bàn .....................40
Hình 2.4. Quy mô XKLĐ thị xã Điện Bàn so với cả tỉnh giai đoạn 2015 - 2018.....49
Hình 2.5. Biểu đồ đào tạo nghề cho lao động Điện Bàn giai đoạn 2015 –2018 .......50
Hình 2.6.Tình hình phát triển thị trường lao động Điện Bàn....................................52
Hình 2.7. Biểu đồ phỏng vấn sự tham gia của NLĐ qua TTDVVL .........................53


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên con đường hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, đã và đang mở ra nhiều cơ
hội mới, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho nước ta, nhất là vấn đề việc làm cho
người lao động. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có tác động không nhỏ đến thị
trường lao động và việc làm của Việt Nam. Ở góc độ thị trường, công nghệ sẽ làm
thay đổi phương thức sản xuất dẫn đến nguồn nhân lực phải có sự thay đổi để triển
khai phương thức sản xuất đó. Có những công việc mất đi nhưng cũng có những

công việc đòi hỏi phải có sự thích ứng để đáp ứng yêu cầu mới. Như vậy, cách mạng
4.0 sẽ làm cho thị trường lao động phải có sự thay đổi về cơ cấu lao động, cơ cấu
nguồn lực, cơ cấu về trình độ lao động, có những yêu cầu về kỹ năng lao động khác
nhau. Đặc biệt, người lao động phải có sự thích ứng cao hơn để đáp ứng những
công việc mới và tránh bị đào thải.
Ngoài ra, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng ảnh hưởng đến lĩnh vực đào tạo và
đào tạo lại. Với cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta sẽ thay đổi dần phương thức
đào tạo truyền thống để sang những phương thức đào tạo linh hoạt, chú trọng đào tạo
các kỹ năng, chú trọng đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn và gắn bó với văn hóa học tập
suốt đời. Việc đào tạo phải dựa vào nền tảng công nghệ để làm sao khi đào tạo lại
ứng dụng được nhiều nhất các công nghệ mới vào đổi mới phương thức đào tạo. Qua
đó giúp cho người lao động dễ dàng tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm phù hợp với
mỗi cá nhân. Thêm vào đó, cách mạng công nghiệp 4.0 đang là cơ hội vàng cho lĩnh
vực khởi nghiệp (start up) quan trọng bởi nhân lực là nguồn lực rất lớn cho phát triển
kinh tế xã hội. Tất cả những điều này cho chúng ta thấy cách mạng 4.0 vừa tạo ra cơ
hội vừa tạo ra thách thức nhưng về cơ bản cơ hội nhiều hơn thách thức.
Điện Bàn là một thị xã đồng bằng nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, gồm
13 xã và 7 phường. Trung tâm thị xã cách thành phố Tam Kỳ 45 km, cách thành
phố Đà Nẵng về phía Bắc khoảng 25 km theo quốc lộ 1A, cách đô thị cổ Hội An về
phía Đông 10 km. Tổng diện tích tự nhiên của thị xã là 216,32 km2, dân số khoảng

1


209.711 người, mật độ dân số là 969 người/km2. Ngoài tiềm năng phát triển công
nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, với vị trí là vùng kinh tế trọng điểm phía bắc tỉnh
Quảng Nam, là vùng giao thoa giữa hai đô thị Đà Nẵng và Hội An phát triển rất
năng động; trên tuyến hành lang kết nối 2 di sản thế giới được UNESCO công nhận
là Đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, thị xã Điện Bàn được xác định là một
trong 03 thị xã, thành phố trọng điểm của tỉnh Quảng Nam trong quy hoạch tổng thể

phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020. Tận dụng lợi thế đó không chỉ giúp tập
trung phát triển kinh tế theo hướng đa dạng các lĩnh vực, phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề dịch vụ; tạo thuận lợi thu hút đầu tư,
khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển trên địa bàn, từng bước chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, khai thác triệt để các tiềm năng, thế mạnh của địa phương mà còn
giúp tạo việc làm cho lao động địa phương. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động, mất cân bằng cung - cầu lao động. Vậy
vấn đề đặt ra là tạo việc làm cho lao động trên địa bàn thị xã như thế nào cho hiệu
quả, đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động, đạt được mục tiêu phát triển
kinh tế, đời sống xã hội bền vững trong thời kỳ cách mạng 4.0 là một bài toán
không dễ giải quyết. Hiện nay, chương trình “Quốc gia khởi nghiệp” được phổ biến
rộng rãi với mục đích truyền cảm hứng, động lực mạnh mẽ cho những ai có khát
vọng lập thân, lập nghiệp. Nghiên cứu chuyên sâu các hoạt động tạo việc làm, đề
xuất phương hướng và tìm ra những giải pháp hữu hiệu để sử dụng hợp lý nguồn
lao động trên địa bàn thị xã đang là một đòi hỏi cấp bách, có ý nghĩa thiết thực cả về
lý luận và thực tiễn, vì vậy, tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu hoạt động tạo việc làm cho
người lao động tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam" làm đề tài luận văn thạc sỹ
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những năm qua, có một vài tác giả đã đề cập đến các vấn đề về việc làm mà
đề tài nghiên cứu quan tâm. Trong số đó có:
- Bài viết của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hồng Thúy “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”số

2


05(60)2018 tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, Học viện Khoa học xã hội. Trong đó
tác giả đi sâu vào các vấn đề như: Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt là giải pháp tạo việc làm cho người
lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa...
- Cuốn sách “Việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trong quá trình
công nghiệp hóa, đô thị hóa ở vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ” của Tiến sỹ. Trần
Đình Chín, Thạc sỹ. Nguyễn Dũng Anh (đồng chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia
năm 2014. Nội dung cuốn sách gồm 3 chương, đề cập đến những cơ sở lý luận và
thực tiễn về việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trong
quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa; phân tích thực trạng chất lượng lao động,
việc làm và tình hình giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất ở vùng
kinh tế trọng điểm Trung Bộ với những hạn chế và một số vấn đề đặt ra.
- Cuốn sách “The Fourth Industrial Revolution” Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, được xuất bản đầu năm 2016 bằng bản tiếng Anh và bản tiếng
Việt được giới thiệu vào tháng 9 năm 2018 tại Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN
2018 diễn ra tại Việt Nam của tác giả Klaus Schwab.
- PGS.TS. Trần Việt Tiến, "Chính sách Việc làm ở Việt Nam, thực trạng và
định hướng hoàn thiện", tạp chí Kinh tế phát triển số 181 tháng 7 năm 2012. Bài
viết làm rõ thực trạng chính sách việc làm ở nước ta hiện nay, từ đó đưa ra định
hướng hoàn thiện chính sách việc làm tới năm 2020.
- Thạc sĩ Nguyễn Thúy Hà (2013): "Chính sách việc làm: Thực trạng và giải
pháp-chính sách", Trung tâm nghiên cứu khoa học - Viện nghiên cứu lập pháp. Tác
giả đi từ việc phân tích vai trò của việc làm, thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta,
những hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở bài viết đã đưa ra các giải pháp hoàn
thiện chính sách việc làm. Trong đó các tác giả đi sâu vào các vấn đề như: Kết quả
giải quyết việc làm, để tạo động lực làm việc, những mặt yếu kém và bất cập,
phương hướng giải quyết việc làm, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế...
Tuy nhiên, các phương hướng và giải pháp của các công trình trên không phù

3



hợp với tình hình của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2015-2020, vì hiện nay, Điện Bàn
đã đứng thứ ba cả tỉnh về thu hút đầu tư, Điện Bàn đang trong giai đoạn chuyển
dịch cơ cấu kinh tế mạnh, kinh tế đang tăng trưởng nóng, đồng thời thực hiện Nghị
quyết đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XVII: “Phấn đấu đến năm 2020, Điện Bàn có
thu nhập bình quân đạt 90-93 triệu đồng /người/năm.Thu ngân sách trên địa bàn
tăng bình quân hàng năm 14-16%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 910%/năm.Tỷ lệ lao động phi nông nghiêp đến năm 2020 chiếm trên 80%; tỷ lệ lao
động được đào tạo 70% trở lên.Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 còn dưới 2 %.” thì
cần phải đánh giá đúng thực trạng tạo việc làm ở thị xã, đưa ra các giải pháp nhằm
đáp ứng yêu cầu tạo việc làm cho người lao động tại thị xã Điện Bàn giai đoạn tiếp
theo. Trong số các công trình đã nghiên cứu trên chưa có công trình nào nghiên cứu
về tạo việc làm cho người lao động tại thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam với tư cách
là luận văn thạc sỹ dưới góc độ lao động việc làm. Trong luận văn này, tác giả sẽ cố
gắng nghiên cứu vấn đề một cách cơ bản và hệ thống về vấn đề tạo việc làm cho
người lao động đảm bảo với mục tiêu phát triển chung của Điện Bàn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về việc làm và tạo việc làm trong cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0; vận dụng để đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm,
định hướng và giải pháp tạo việc làm cho người lao động tại thị xã Điện Bàn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát những vấn đề cơ bản về lao động, việc làm và thất nghiệp; làm rõ
những yếu tố tác động đến tạo việc làm trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để
làm cơ sở cho việc phân tích tình hình tạo việc làm tại thị xã Điện Bàn;
- Phân tích, đánh giá thực trạng tạo việc làm tại thị xã Điện Bàn từ 2015 2018, làm rõ những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế;
- Đề xuất quan điểm, định hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc
làm cho người lao động tại thị xã Điện Bàn giai đoạn 2019-2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu


4


- Nghiên cứu vấn đề việc làm và tạo việc làm cho người lao động tại thị xã
Điện Bàn.
- Đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp tạo việc làm cho người lao
động tại thị xã Điện Bàn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn thị xã Điện
Bàn.
- Phạm vi về thời gian: Luận văn được nghiên cứu thực trạng trong phạm vi
thời gian từ năm 2015 đến năm 2018.
- Phạm vi về nội dung: tập trung nghiên cứu hoạt động tạo việc làm cho
người lao động tại thị xã Điện Bàn.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn áp dụng kết hợp cách tiếp cận vĩ mô và vi mô trong lý thuyết kinh
tế về lao động, việc làm xem xét đồng thời các yếu tố thuộc về phía cung và cầu lao
động và các kỹ thuật kinh tế lượng cũng như phân tích định tính, định lượng. Từ đó
kiểm định lý luận về hoạt động tạo việc làm cho người lao động với cơ chế 3 bên
gồm có:
- Về phía người lao động:
+ Người lao động tự tìm việc làm (tự đi xin việc làm)
+ Người lao động tự tạo việc làm (khởi nghiệp)
- Về phía người sử dụng lao động (doanh nghiệp)
- Về phía nhà nước
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu thứ cấp từ các báo
cáo kết quả, các cuộc tổng điều tra về xuất khẩu lao động, chương trình mục tiêu

quốc gia về việc làm (đề án 1956), cuộc điều tra về lao động việc làm, đào tạo nghề
cho lao động, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã từ năm 2015 đến năm
2018.
- Phương pháp phân tích thống kê số liệu: Dựa trên số liệu sơ cấp được thu
5


thập, bảng hỏi online, tác giả lập các bảng biểu sơ đồ, đưa ra nhận xét một cách
tổng thể đối với số liệu được thu thập, trích dẫn các nguồn tham khảo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về tạo việc làm cho người lao động.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá hoạt động tạo việc làm cho người lao động tại thị xã Điện Bàn,
tìm ra nguyên nhân của những hạn chế.
- Trên cơ sở đó đề xuất được những giải pháp chủ yếu có tính khả thi, phù
hợp nhằm từng bước tạo việc làm cho người lao động tại thị xã Điện Bàn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tạo việc làm cho người lao động.
Chương 2: Thực trạng tạo việc làm cho người lao động ở thị xã Điện Bàn.
Chương 3: Đề xuất quan điểm, định hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu
nhằm
tạo việc làm cho người lao động tại thị xã Điện Bàn giai đoạn 2019-2025.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO VIỆC LÀM CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Việc làm, tạo việc làm
1.1.1.1. Việc làm
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm việc làm theo các hướng
khác nhau:
* Theo Điều 9, chương II (Việc làm) của Bộ Luật lao động nước
CHXHCNVN (Luật số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012) quy định: " Việc
làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm". [3, tr.4]
Theo khái niệm trên, một hoạt động được coi là việc làm cần thỏa mãn 2 điều
kiện:
Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và
cho các thành viên trong gia đình. Việc này đã nêu ra tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu
thức tạo ra thu nhập của việc làm.
Thứ hai, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Việc này chỉ rõ tính
pháp lý của việc làm.
Hai điều kiện đó có quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện cần và đủ để
một hoạt động lao động được thừa nhận là việc làm. Nếu một hoạt động lao động tạo
ra thu nhập nhưng vi phạm pháp luật như buôn lậu, cướp giật… thì không được thừa
nhận là việc làm. Mặt khác một hoạt động dù là hợp pháp và có ích nhưng không tạo
ra thu nhập cũng không được thừa nhận là việc làm.
* Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì khái niệm việc làm chỉ đề cập đến
trong mối quan hệ với lực lượng lao động. Vì vậy, “việc làm được coi là hoạt động
có ích mà không bị pháp luật ngăn cấm có thu nhập bằng tiền (hoặc bằng hịên vật)”.
*Theo giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của Khoa Kinh tế & Quản lý nguồn
nhân lực - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, khái niệm việc làm được hiểu
là:“Việc làm là trạng thái phù hợp về số lượng và chất lượng giữa tư liệu sản xuất


với sức lao động, để tạo ra hàng hóa theo yêu cầu của thị trường”. [4]
Như vậy theo khái niệm này có thể hiểu việc làm là một phạm trù để chỉ

trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện để
sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Theo quan điểm này việc làm có
các đặc trưng sau:
Một là, việc làm là sự biểu hiện quan hệ của 2 yếu tố sức lao động (V) và tư
liệu sản xuất (C).
Hai là, mang lại lợi ích (vật chất và tinh thần) cho xã hội.
Ba là, việc làm đó là trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất
hoặc những phương tiện mà họ sử dụng để thực hiện hoạt động. Sự phù hợp được
thể hiện ở cả hai mặt số lượng và chất lượng. Trạng thái phù hợp này có thể được
biểu hiện bằng mối quan hệ tỷ lệ của hai yếu tố này theo phương trình:
Việc làm = C/V
Trong đó: C: Đơn vị tư liệu sản xuất; V: Đơn vị lao động.
Như vậy, chỉ khi ở đâu có sự phù hợp của hai yếu tố sức lao động và tư liệu
sản xuất (hoặc phương tiện sản xuất) thì ở đó có việc làm. Từ mối quan hệ này cho
thấy tỷ lệ một đơn vị sức lao động có thể vận hành bao nhiêu đơn vị tư liệu sản xuất
(thường biểu hiện ở chỉ tiêu suất đầu tư cho một chỗ làm việc). Tỷ lệ này phụ thuộc
vào từng ngành nghề, từng nơi làm việc.
1.1.1.2. Tạo việc làm
Theo PGS.TS Trần Xuân Cầu (2013), giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nhà
Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân: “Tạo việc làm là quá trình tạo điều kiện kinh tế
xã hội cần thiết để người lao động có thể kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản
xuất, nhằm tiến hành quá trình lao động, tạo ra hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu thị
trường”. “Tạo việc làm là một quá trình tạo ra môi trường hình thành các chỗ làm
việc và sắp xếp người lao động phù hợp với chỗ làm việc để có các việc làm chất
lượng, đảm bảo nhu cầu của cả người lao động và người sử dụng lao động đồng thời
phải đáp ứng được mục tiêu phát triển đất nước”. “Tạo việc làm cho người lao động
là đưa người lao động vào làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động


và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu của thị trường”[4,

tr.377] Có thể hiểu tạo việc làm là tổng hợp những hoạt động cần thiết để tạo ra
những chỗ làm việc mới, giúp người lao động chưa có việc làm có được việc làm;
tạo thêm việc làm cho những người lao động đang thiếu việc làm và giúp người lao
động tự tạo việc làm.
Cơ chế tạo việc làm là cơ chế ba bên gồm có:
- Về phía người lao động:
+ Người lao động muốn tìm việc làm phù hợp có thu nhập cao thì phải có kế
hoạch thực hiện và đầu tư phát triển sức lao động, phải tự mình hoặc dựa vào các
nguồn tài trợ từ gia đình, từ các tổ chức xã hội.....để tham gia đào tạo, phát triển,
nắm vững một nghề nghiệp nhất định.
+ Người lao động tự tạo việc làm (start up – khởi nghiệp): là một tổ chức của
con người được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện
không chắc chắn nhất. Khởi nghiệp cũng có nghĩa là tạo ra giá trị có lợi cho người
cho xã hội hoặc nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đông của công ty, cho người lao
động, cho cộng đồng và nhà nước. Khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh nghiệp
sẽ tạo tăng trưởng kinh tế và dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển
kinh tế và xã hội. Hoặc có một định nghĩa khác: Khởi nghiệp – Startup là người lao
động có ý định tự mình có một công việc kinh doanh riêng, bạn muốn tự mình làm
và quản lý tự kiếm thu nhập cho mình. Bạn cung cấp và phát triển một sản phẩm
hay dịch vụ nào đó, mua bán lại một sản phẩm hay cửa hàng đang hoạt động hoặc
hoạt động sinh lợi nào đó.[19]
- Về phía người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động bao gồm các
doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, các tổ chức kinh tế xã hội cần có thông tin về thị trường đầu vào và đầu
ra, cần có vốn để mua nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, sức lao động
để sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Ngoài ra người sử dụng lao động cần có kinh
nghiệp, sự quản lý khoa học và nghệ thuật, sự hiểu biết về các chính sách của nhà
nước nhằm vận dụng linh hoạt, mở rộng sản xuất, nâng cao sự thỏa mãn của người



lao động, khơi dậy động lực làm việc, không chỉ tạo ra chỗ làm việc mà còn duy trì
và phát triển chỗ làm việc.
- Về phía Nhà nước: Ban hành các luật, cơ chế chính sách liên quan trực tiếp
đến người lao động và người sử dụng lao động, tạo ra môi trường pháp lý kết hợp
lao động với tư liệu sản xuất. Nhà nước tạo việc làm là tổng thể các biện pháp,
chính sách kinh tế, xã hội từ vi mô đến vĩ mô tác động đến người lao động có thể có
việc làm.
1.1.2. Thất nghiệp, thiếu việc làm
1.1.2.1. Thất nghiệp
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi
một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc
làm ở mức tiền công thịnh hành” [13, tr.400]. Như vậy người thất nghiệp là những
người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động trong tuần lễ điều tra không có
việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm và có đăng ký tìm việc theo quy định. Thất
nghiệp là một khái niệm vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, nó mang
nghĩa ngược với có việc làm. Nói đến thất nghiệp là nói đến sự khó khăn cho việc
hoạch định chính sách của các quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ thất nghiệp ở
mức hợp lý là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Vì vậy cần phải giữ mức tỷ
lệ thất nghiệp sao cho hợp lý với trình độ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.
1.1.2.2. Thiếu việc làm
“Thiếu việc làm hay còn gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình là
những người làm việc ít hơn mức mà mình mong”. Thiếu việc làm là việc làm
không tạo điều kiện, không đòi hỏi người lao động sử dụng hết thời gian lao động
làm việc theo chế độ và mang lại thu nhập dưới mức tối thiểu. Người thiếu việc làm
là người trong tuần lễ điều tra có số giờ làm việc dưới mức quy định chuẩn cho
người có đủ việc làm và có nhu cầu làm thêm.
Người thiếu việc làm
Theo hướng dẫn điều tra lao động việc làm của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội thì: người thiếu việc làm gồm những người trong tuần lễ điều tra có tổng



số giờ làm việc dưới 40 giờ, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn giờ quy định và có
nhu cầu làm thêm giờ (trừ những người có số giờ làm việc dưới 8 giờ, có nhu cầu
làm việc mà không có việc làm).
Người thất nghiệp
Theo tài liệu hướng dẫn điều tra lao động - việc làm của Bộ LĐ - TB & XH
hàng năm thì khái niệm người thất nghiệp được hiểu như sau: Người thất nghiệp là
người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế, mà trong tuần lễ
điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu được làm việc.
1.2. Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động
Tạo việc làm cho người lao động là cần thiết nhằm giải quyết thất nghiệp.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động. Vì vậy,
có nghề mới, hoạt động sản xuất mới ra đời, trong khi một số nghề cũ, hoạt động
sản xuất cũ bị mất đi, thất nghiệp phát sinh. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo
ra những tác động rất lớn đến thị trường lao động [20]:
Thứ nhất, tác động đến số lượng, chất lượng việc làm thông qua sự thay thế
sức lao động bằng máy móc, rô-bốt, trí tuệ nhân tạo và ứng dụng công nghệ thông
tin đối với một số ngành, nghề đang diễn ra nhanh chóng thâm nhập nơi làm việc
trên thị trường lao động Việt Nam. Điều này cũng sẽ làm thay đổi bản chất của việc
làm, sẽ làm một số công việc biến mất nhưng đồng thời sẽ tạo ra nhiều công việc
mới.
Thứ hai, tác động đến chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ ba, với nền tảng công nghệ số, tích hợp tất cả các thông tin về công
nghệ, quy trình, phương thức sản xuất, nhu cầu về ngành, nghề, kỹ năng... và nhất
là khả năng kết nối, chia sẻ trên toàn thế giới thông qua các thiết bị công nghệ... sẽ
làm thay đổi cách thức kết nối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.
Thứ tư, tác động lớn đến công tác phân tích, dự báo thông tin thị trường lao
động.
Thứ năm, các nước trong khu vực đã có những chiến lược, chính sách, kế



hoạch hành động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu Việt Nam không
có những bước đi chính xác, cụ thể thì nguy cơ bị tụt hậu là điều rất dễ xảy ra.
Vì vậy tạo việc làm cho người lao động là cơ sở để giải quyết các vấn đề
kinh tế mà cả các vấn đề xã hội. Có việc làm sẽ giúp cho doanh nghiệp mạnh hơn,
người lao động có thu nhập góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
1.3. Nội dung tạo việc làm
1.3.1. Tạo việc làm thông qua phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh
doanh cá thể kể cả doanh nghiệp khởi nghiệp (DNVVN, HKDCT, DNKN)
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp khởi
nghiệp (DNVVN, HKDCT, DNKN) có vai trò to lớn đối với quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông thôn đã thúc đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cho công nghiệp phát triển mạnh, đồng thời thúc
đẩy các ngành thương mại - dịch vụ phát triển. Sự phát triển DNVVN, HKDCT,
DNKN cũng góp phần làm tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và làm thu hẹp dần tỷ
trọng khu vực nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Các DN VVN, HKDCT,
DNKN còn góp phần đa dạng hoá cơ cấu công nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, phát
triển DNVVN, HKDCT, DNKN đang là vấn đề được Nhà nước quan tâm đặc biệt.
Vì sự thành đạt của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các
doanh nghiệp. Mà trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì doanh nhiệp quy mô
vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nước ta là nước
đang phát triển, chúng ta đang cần nhiều vốn để đầu tư, nhà nước chỉ có khả năng
dùng ngân sách để đầu tư vào cơ sở hạ tầng là chính. Các ngành sản xuất cần được
đầu tư từ các nguồn khác, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể
chính là cách huy động thêm các nguồn vốn đầu tư của nhân dân để phát triển kinh
tế. Nước ta lại đang rất thừa lao động mà DNVVN, HKDCT, DNKN lại rất có ưu
thế trong việc tạo việc làm vì: vốn đầu tư cho mỗi chỗ làm thấp hơn, tạo ra việc làm
mới nhanh chóng hơn so với doanh nghiệp lớn, tổng vốn đầu tư không quá lớn nên
tính khả thi cao, có thể phát triển ở mọi nơi để thu hút lao động, yêu cầu về tay nghề

trình độ lao động không cao, dễ dàng áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.


Do đó, phát triển DNVVN, HKDCT, DNKN là rất thích hợp với hoàn cảnh
của Việt Nam hiện nay. Đầu tư phát triển DNVVN, HKDCT, DNKN chính là cách
để thực hiện tạo động lực cho phát triển kinh tế, chuyển dần lao động sản xuất nông
nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ có quy mô vừa và nhỏ, tự khởi nghiệp
kinh doanh được phát triển ở địa phương, tránh gây sức ép về lao động, việc làm và
các vấn đề xã hội do tình trạng di cư vào các thành phố và trung tâm tạo nên. Phát
triển DNVVN, HKDCT, DNKN tạo ra sự năng động, linh hoạt cho toàn bộ nền
kinh tế, trong việc thích nghi với những thay đổi của thị trường trong nước và quốc
tế. Các DNVVN, HKDCT, DNKN có ưu thế là năng động, dễ thay đổi cơ cấu sản
xuất, thích ứng nhanh với tình hình, đó là những yếu tố rất quan trọng trong kinh tế
thị trường để đảm bảo khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả của sản xuất kinh
doanh.
Các DNVVN, HKDCT, DNKN có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng
của nền kinh tế. chúng đóng góp phần quan trọng vào sự gia tăng thu nhập quốc dân
của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng 50% GDP ở mỗi nước, Theo
đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý trung ương, thì hiện nay DNVVN, HKDCT,
DNKN chiếm khoảng 45%-50% GDP. Tác động lớn nhất của DNVVN, HKDCT,
DNKN là giải quyết một số lượng lớn việc làm cho người lao động, làm tăng thu
nhập cho người lao động. Đặc biệt trong nhiều thời kỳ các doanh nghiệp lớn sa thải
công nhân thì khu vực DNVVN, HKDCT, DNKN lại thu hút thêm nhiều lao động
hoặc có tốc độ thu hút lao động mới cao hơn khu vực doanh nghiệp lớn. Ở Việt
Nam cũng theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung Ương, thì số
lao động của các DNVVN, HKDCT, DNKN trong lĩnh vực phi nông nghiệp có
khoảng 7,8 triệu người, chiếm tới 72,9% tổng số lao động phi nông nghiệp và chiếm
khoảng 22,5% lực lượng lao động của cả nước.
- Vào tháng 3 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2018/NĐ-CP
quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Đây

là một bước nữa trong tiến trình thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo (trong bài này gọi đơn giản là doanh nghiệp startup) từ phía Nhà


nước, nó phù hợp với mô hình chính phủ kiến tạo mà Việt Nam hướng tới.
1.3.2. Tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu,
thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội. Muốn
phát triển kinh tế trước hết phải có sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng không phải sự
tăng trưởng kinh tế nào cũng dẫn tới phát triển kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế thường tạo việc làm cho người dân nhưng mức độ còn
phụ thuộc vào mối quan hệ vốn, lao động và công nghệ. Thời gian vừa qua, đóng
góp của các yếu tố vốn và lao động vào tăng trưởng khá cao. Trong điều kiện trình
độ khoa học, công nghệ còn thấp, tăng trưởng dựa vào vốn và lao động hay tăng
trưởng theo chiều rộng là phù hợp và tạo được nhiều việc làm. Đối với các quốc gia
có trình độ công nghệ, đầu tư như Việt Nam, tăng trưởng kinh tế là nhân tố đặc biệt
quan trọng đối với vấn đề tạo việc làm. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn
thiện cơ cấu kinh tế, mà cơ cấu kinh tế của nước ta đang chuyển dịch tích cực, theo
hướng hội nhập kinh tế thế giới. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm
xuống, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời dịch chuyển lao động
từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Dịch chuyển cơ cấu kinh tế
và cơ cấu lao động tạo ra một số điều kiện tốt cho việc làm của lao động qua đào tạo
nghề.
Hơn nữa, Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, hòa mình cùng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Quá trình này vừa là cơ
hội, vừa là thách thức đối với nền kinh tế. Đặc biệt là sự cạnh tranh trên thị trường
lao động, nguồn cung lao động rất dồi dào nhưng trình độ lao động của nước ta
thấp, không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động dẫn tới tình trạng lao
động nước ta dư thừa mà lại phải nhập khẩu lao động quốc tế.
* Về phát triển công nghiệp: Để tạo ra nhiều việc làm trong ngành công

nghiệp cần phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
khu vực kinh tế, đầu tư phát triển các đô thị nhằm tạo việc làm cho người lao động.
Đây là khu vực thu hút và giải quyết việc làm chủ yếu cho người lao động địa
phương. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp chủ chốt, có lợi thế vượt trội, nhất


là các ngành công nghiệp dệt, giày da, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, chế
biến gỗ, gia công cơ khí. Cần quan tâm thu hút các dự án đầu tư thuộc các ngành
công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp không khói. Đồng thời, phát triển các
ngành công nghiệp phụ trợ gắn kết với các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp
có lợi thế vượt trội của thị xã.
* Về phát triển dịch vụ: Khi kinh tế càng phát triển thì vai trò của ngành dịch
vụ ngày càng quan trọng.
Phát triển ngành dịch vụ tác động nhằm nâng cao số lượng việc làm, đa dạng
hóa các ngành dịch vụ thu hút phần lớn lao động dôi dư của khu vực khác và
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm thiểu tình
trạng thất nghiệp. Bên cạnh đó, khu vực dịch vụ giải quyết rất nhiều việc làm cho
lao động dôi dư phát sinh từ quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp công nghiệp
trong nền kinh tế, phát triển ngành dịch vụ cũng góp phần làm tăng chất lượng việc
làm, điều này được thể hiện qua thu nhập của người lao động từ việc làm đó cũng
như trình độ năng lực của đội ngũ lao động. Gắn phát triển du lịch với phát triển
làng nghề. Đây cũng là khu vực tiềm năng về tạo việc làm. Đồng thời phát triển hệ
thống dịch vụ thương mại, xây dựng hệ thống chợ nhằm tạo việc làm cho người lao
động.
* Về phát triển nông - lâm - ngư nghiệp: Nông nghiệp là ngành cung cấp
lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho
phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. Phát triển ngành nông nghiệp đặc biệt
là nông nghiệp công nghệ cao có nghĩa là rút việc làm đi, giảm trồng trọt theo lối
truyền thống, tăng tỷ trọng chăn nuôi, hướng tới nền kinh tế phát triển theo hướng
công nghiệp công nghệ cao chỉ còn khoảng 10% lao động làm việc trong ngành

nông nghiệp. Hơn nữa, sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp kéo theo sự chuyển dịch
cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp, lao động nông thôn chuyển dịch sang
làm việc trong ngành công nghiệp, dịch vụ, có cơ hội tăng thu nhập, ổn định đời
sống xã hội. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 muốn phát triển nông nghiệp
công nghệ cao để tạo ra các chỗ việc làm tốt hơn cho người lao động cần phát


triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng
cạnh tranh, hiệu quả, ứng dụng công nghệ và tính bền vững của nền nông nghiệp;
Phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghiệp
bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ từ đó tạo thêm nhiều việc làm mới cho
người lao động. Trên cơ sở đổi mới tư duy, tiếp cận thị trường, kết hợp ứng dụng
nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất,
nước, nhân lực được đào tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường
sinh thái để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi
địa phương để phát triển ngành nông nghiệp.
* Về phát triển làng nghề truyền thống:
- Tiểu thủ công nghiệp: Phát triển các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp là một
yếu tố rất quan trọng bởi không những góp phần giải quyết việc làm cho người lao
động mà còn đáp ứng được yêu cầu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, tạo việc
làm nâng cao đời sống cho một bộ phận dân cư. Điều có ý nghĩa quan trọng hơn là
làng nghề tận dụng được các loại hình lao động mà các khu vực kinh tế khác không
nhận. Nó khắc phục được tình trạng thất nghiệp tạm thời của người dân trong thời
gian nông nhàn như nghề đúc đồng, nghề mộc, tơ tằm…Một khi làng nghề truyền
thống ở địa phương phát triển mạnh, nó sẽ tạo ra lực lượng lao động mới có tay
nghề cao. Thông qua lực lượng này để tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ
tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 áp dụng vào sản xuất, làm cho sản
phẩm có chất lượng cao, giá thành giảm, khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn.
1.3.3. Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động (XKLĐ)
Tạo việc làm thông qua XKLĐ là việc các cơ quan Nhà nước (bao gồm các

cơ quan quản lý và các tổ chức chính trị, xã hội,…có chức năng liên quan đến
XKLĐ) và các doanh nghiệp XKLĐ bằng các việc làm của mình tìm kiếm, khai
thác, thu hút, tổ chức các hoạt động, tạo ra cơ chế và chính sách,...đặt người lao
động (chủ thể cần tìm việc) vào các chỗ làm việc trống được đặt ở nước ngoài, tại
các thị trường khác nhau với đòi hỏi về yêu cầu của người lao động khác nhau, yêu
cầu về ngành nghề khác nhau, có điều kiện làm việc, mức thu nhập, chế độ đãi ngộ


khác nhau. Quá trình này gồm các bên: Bên nhập khẩu lao động và bên XKLĐ.
Theo quy định tại điều 6 của Luật số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định về
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người lao
động có thể đi XKLĐ theo 4 hình thức cụ thể như sau:
* Thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép
hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đây là hình thức phổ biến
nhất được nhiều người lao động lựa chọn, hiện nay và trong thời gian tới người lao
động đi XKLĐ theo hình thức này là chủ yếu. Ở nước ta hiện nay thông qua các Sở
LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố là các tổ chức sự nghiệp trực tiếp thực hiện việc
XKLĐ. Tổ chức sự nghiệp tham gia XKLĐ là để thực hiện các thỏa thuận hoặc
Điều ước quốc tế ký kết với phía nước tiếp nhận lao động về việc đưa người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đây là hình thức mới, tổ chức sự nghiệp
trực tiếp thực hiện việc tuyển chọn và đưa người lao động đi XKLĐ theo thỏa thuận
đã ký.
* Thông qua doanh nghiệp nhận thầu, tổ chức, cá nhân đầu tư ở nước ngoài.
Đây là hình thức mà các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Việt Nam trúng thầu ở
nước ngoài, đưa người lao động của doanh nghiệp mình đi làm việc ở các công trình
trúng thầu ở nước ngoài hoặc các tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài,
đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh do tổ
chức, cá nhân này đầu tư thành lập ở nước ngoài.
* Thông qua doanh nghiệp XKLĐ theo hình thức thực tập, nâng cao tay
nghề

Đây là hình thức XKLĐ mới được đưa vào điều chỉnh trong Luật, hình thức
này xuất hiện tương đối nhiều trong những năm qua tại các doanh nghiệp, nhất là ở
khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp XKLĐ theo hình
thức này phải có hợp đồng với cơ sở thực tập ở nước ngoài để đưa người lao động
đi làm việc theo hình thực tập, nâng cao tay nghề, có hợp đồng đưa người lao động
đi thực tập. Với hình thức này thì người lao động không mất các khoản chi phí xuất
khẩu, có điều kiện thuận lợi trong việc học tập, nâng cao tay nghề tại cơ sở thực tập


×